Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO CÁO QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG HUYỆN BÌNH THẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 22 trang )

A. Giới thiệu chung về quận Bình Thạnh
B. Tình hình giao thông hiện nay
1- Đường bộ
2 - Đường thủy
3 - Đường sắt
C. Nguyên nhân
D.Giải pháp & Bài học kinh nghiệm
1- Giải pháp
2- Bài học kinh nghiệm
3- Học tập nước ngoài

NỘI DUNG CHÍNH
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẬN
BÌNH THẠNH

 Diện tích : 2076 ha
 Dân số : 464397 người (1/4/2009)

- Phía Nam giáp quận 1, phía tây giáp các quận 3, quận Phú
Nhuận, quận Gò Vấp, phía đông giáp sông Sài Gòn (bên
kia sông là quận Thủ Đức).


A- Khái quát chung quận Bình Thạnh- TP. HCM :
- Cùng với sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc còn có các
kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố
Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng
lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp
địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.
- Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng


của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối
gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con
tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và
lại có Bến xe khách Miền Đông.

A- Khái quát chung quận Bình Thạnh- TP. HCM :

Quận Bình Thạnh
1- Đường bộ:

- Tình trạng hố tử thần, kẹt xe, ngập nước xảy ra tại nhiều
điểm trên địa bàn quận như:
+ Khu vực vòng xoay Hàng Xanh, Xô Viết Nghệ
Tĩnh hướng ra cầu Bình Triệu, ngã tư Đinh Bộ Lĩnh -
Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, cầu Thị Nghè, bến xe Miền
Đông, cầu Bình Triệu, cầu Bình Lợi…
+ Ngã ba Nơ Trang Long giao với Phan Đăng Lưu,
do gần bệnh viện Gia Định, Ung Bướu, lại là hướng đi
bến xe Miền Đông của nhiều tuyến xe bus nên lượng xe
nhiều, lại không có đèn giao thông nên rất lộn lộn…

B. TÌNH HÌNH GIAO THÔNG HIỆN
NAY
B- Tình hình giao thông hiện nay
+ Cầu Đỏ bắc qua rạch Lăng, đường Nguyễn Xí là một cây cầu
nhỏ, yếu, xe lớn chỉ lưu thông được theo một chiều nên các xe
thường phải đợi, vì thế thường xuyên xảy ra kẹt xe giờ cao điểm.
+ Sụt lún tại cầu Văn Thánh 1, đường dẫn lên cầu Văn Thánh 2,
nhánh N1 cầu Thủ Thiêm.
+ Quá tải trên cầu Sài Gòn.

- Bán đảo Thanh Đa bị bao bọc bởi sông Sài Gòn nên kết nối giao
thông với các khu vực khác khó khăn. Hiện bán đảo được nối với
trung tâm thành phố bằng duy nhất một cây cầu kinh Thanh Đa,
xây dựng từ trước năm 1975, dài 85m, rộng 10,5m.
- Hầm chui M1 cầu Văn Thánh 2 bị bỏ hoang, một phần trở thành
nơi chứa tang vật của chính quyền địa phương, một phần để chứa
máy móc, thiết bị của nhà thầu. Hầm chui Thị Nghè 2 trở thành
bãi rác và là nơi phóng uế.

B- Tình hình giao thông hiện nay
- Tình trạng lấn chiếm tại các chợ tự phát - khu vực Cây Quéo
(P5, 6), đường Trần Văn Kỷ (P14), chợ Hồ Xuân Hương (P14),
Cây Điệp (P12), lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, chạy lấn
tuyến, leo lề, không chấp hành đèn giao thông, vượt sai quy
định vẫn còn tiếp diễn. Một số phường quan tâm thực hiện kẻ
vạch sơn để xe tự quản đối với vỉa hè rộng, nhưng chưa chủ
động trong việc quản lý sử dụng vỉa hè, lề đường, chưa có giải
pháp chấn chỉnh kịp thời hoặc xử lý kiên quyết các hành vi
chiếm dụng lòng lề đường trái phép ở khu vực dịch vụ nhà
hàng, quán ăn
- Ngoài ra, số thanh thiếu niên chạy xe với tốc độ cao thường
xuyên tụ tập về đêm lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công
cộng ngày càng tăng.


B- Tình hình giao thông hiện nay
Kẹt xe giờ cao điểm tại cầu Bình Triệu 2
B- Tình hình giao thông hiện nay
Container nối đuôi nhau trên cầu Sài Gòn
B- Tình hình giao thông hiện nay

Kẹt xe, ngập nước trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
B- Tình hình giao thông hiện nay
2- Đường thủy: - Giao thông thủy qua cầu Bình Lợi:

- Tĩnh không thông thuyền của cầu Bình lợi quá thấp khiến tàu,
ghe, sà lan đi lại rất khó khăn, thường xảy ra các vụ kẹt sà lan.
Những tháng cuối năm, lúc triều cường đạt đỉnh, tĩnh không
thông thuyền của cầu Bình Lợi chỉ còn hơn 1 mét. Bình thường
lúc thủy triều xuống thấp, tĩnh không thông thuyền của cầu
Bình Lợi cũng chỉ đạt 2 mét nên cây cầu Bình Lợi bắc qua
sông Sài Gòn trở thành chướng ngại nằm chắn ngang dòng
sông Sài gây hạn chế lưu thông đường thủy.
Sà lan kẹt dưới cầu
Bình Lợi
B- Tình hình giao thông hiện nay
3-Đường sắt (cầu Bình Lợi):

+Cầu Bình Lợi hiện do Cục Đường sắt Việt Nam quản lý. Cây
cầu này được thiết kế chủ yếu dành cho xe lửa, và chỉ dành cho
làn đường xe máy rất hẹp (khoảng 1,5m) lưu thông hai chiều.
+ Nhiều người đi bộ thường đi vào lòng đường dành cho xe
lửa. Mỗi khi xe lửa chạy tới, những người này nhốn nháo nhảy
sang hai bên, bám vào các trụ cầu, cực kỳ nguy hiểm.
+Vào giờ cao điểm, khu vực hai bên cầu thường kẹt xe trầm
trọng.
+Suốt dọc chiều dài phần đường dành cho xe máy, hai bên lan
can cầu chỉ được thiết kế sơ sài với mấy thanh sắt, và có những
khoảng trống rất lớn, không an toàn cho người qua cầu, dễ bị té
xuống sông nếu xảy ra va quẹt.
B- Tình hình giao thông hiện nay


B- Tình hình giao thông hiện nay

Kẹt xe trên cầu Bình Lợi

Người đi bộ đi vào đường ray xe lửa

C. NGUYÊN NHÂN
- Lưu lượng xe tham gia lưu thông và tại bến bãi đông, có tình trạng
quá tải.
-Xe bus nhiều, nhiều tuyến chạy loạn xạ, tập trung nhiều tuyến trên
một con đường như Nơ Trang Long.
-Chủ đầu tư các dự án thiếu trách nhiệm, phạm vi quản lý không rõ
ràng, hời hợt trong việc sửa chữa công trình bị hỏng…
-Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao.
-Hệ thống thoát nước chưa hợp lý hoặc xuống cấp, ảnh hưởng bởi
triều cường, bêtông hóa nhiều.
-Quản lý giao thông chưa chặt chẽ.
D. GIẢI PHÁP & BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
1-Giải pháp:
- Điều chỉnh mạng lưới xe bus.
- Tăng cường công tác lập lại trật tự lòng lề đường, kiểm tra xử lý
trường hợp kinh doanh mua bán lấn chiếm, gây mất trật tự và vẻ
mỹ quan. Kiểm soát các đối tượng bất hảo (lạng lách, đua xe…
gây tai nạn và ùn tắc giao thông). Tuyên truyền nâng cao ý thức
người dân. Thực hiện tốt tháng an toàn giao thông.
- Tu sửa hệ thống đèn giao thông.
- Kiểm tra thường xuyên các đơn vị thi công: đúng tiến độ, chất
lượng, bảo dưỡng, tu sửa công trình…

D- Giải pháp & bài học kinh nghiệm

- Phân luồng giao thông hợp lý, mở rộng đường, hướng dẫn lưu
thông giờ cao điểm, tách các luồng xe ra các đường khác, tránh
tập trung tại một nút giao thông quá nhiều phương tiện. Tập
trung phối hợp liên ngành giữa lực lượng Công an và Dân quân
trong công tác chốt giữ điều hòa giao thông để kịp thời giải tỏa
khi xảy ra ùn tắc.
- San lấp các hố tử thần, sửa chữa sụt lún tại các đoạn đường hư
hỏng (ngã tư Đinh Bộ Lĩnh – Bạch Đằng, cầu Văn Thánh…)
- Dự án quy hoạch khu bờ Tây sông Sài Gòn: dọc sông Sài Gòn
đến cầu Tân Thuận, quận 4 và quận Bình Thạnh.
- Mở rộng vòng xoay Hàng Xanh, xây thêm cầu mới cho bản đảo
Thanh Đa, xây mới cầu Đỏ.


D- Giải pháp & bài học kinh nghiệm

- Di dời bến xe Miền Đông: hiện tại xung quanh BXMĐ bốn mặt
là đường và nhà dân nên không thể mở rộng. TP.HCM đã có kế
hoạch di chuyển BXMĐ ra gần khu vực Suối Tiên (quận 9). Tại
đây, BXMĐ sẽ được xây dựng trên một diện tích đất 20ha. Tuy
nhiên, phải đến năm 2015 BXMĐ mới hoàn thành và đưa vào sử
dụng vì hiện tại dự án đang được thành phố triển khai ở giai
đoạn xúc tiến thiết kế quy hoạch.

- Cầu đường sắt Bình Lợi: lập hai trạm điều tiết giao thông, trang
bị hai tàu kéo để kịp thời ứng cứu khi có tai nạn xảy ra.

- Cầu Sài Gòn: sử dụng trạm cân tại Tân Cảng để kiểm tra trọng

lượng các xe lớn trước khi cho lưu thông qua cầu (≤ 25 tấn)
D- Giải pháp & bài học kinh nghiệm

2-Bài học kinh nghiệm:
-Phải có tầm nhìn rộng khi làm quy hoạch, tổ chức giao thông
hợp lý ngay từ trên bản vẽ quy hoạch, lường trước được các tình
huống thực tế sẽ xảy ra sau khi quy hoạch xong để có biện pháp
xử lý.
-Các công trình phải đảm bảo chất lượng và công năng ngay từ
đầu để tránh công trình sau khi xây xong bị xuống cấp hoặc bỏ
hoang không sử dụng.
-Kiểm soát chặt chẽ tình hình giao thông và xử lý kịp thời.
-Giao trách nhiệm rõ ràng ngay từ đầu cho các đơn vị có trách
nhiệm để tránh tình trạng đùn đẩy hoặc không xử lý tới nơi tới
chốn.
D- Giải pháp & bài học kinh nghiệm

3-Học tập nước ngoài: - New York

- Có hệ thống giao thông công cộng hoạt động rất hiệu quả (xe
điện ngầm hoạt động 24h mỗi ngày với đường ray đạt chuẩn
quốc tế).
- Lắp đặt nhiều camera giám sát tại các ngã tư.
- Chủ yếu là đường một chiều, có nhiều lane, trong đó lane giữa
là lane khẩn cấp.
- Nhiều tuyến đường không cho xe chở hàng chạy qua.

×