Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÁO CÁO QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG HUYỆN BÌNH CHÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 17 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG
I- TỔNG QUAN
II- TÌNH HÌNH GIAO THÔNG
III- NGUYÊN NHÂN
IV- GIẢI PHÁP




I – TỔNG QUAN

Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại
thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm
phía Tây Nam thành phố. Diện tích:
252,69 km² - Dân số: 421.996
(1/4/2009) - Mật độ: 1.670 ng/km².
•Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.
•Phía Nam giáp H.Bến Lức và H.Cần
Giuộc–Long An.
•Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An.
•Phía Đông giáp Q.Bình Tân, Q.7, Q.8
và H.Nhà Bè.
•Huyện bao gồm thị trấn Tân Túc và 15
xã: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn
Hai, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt,
Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân
Quý Tây, Long Hưng, Quy Đức, Đa
Phước, Phong Phú, Bình Hưng.
II – GIAO THÔNG



1- Đường bộ


a. Điểm đen tai nạn giao thông: H.Bình Chánh là huyện có số vụ TNGT
cao nhất TP, đặc biệt là tỉnh lộ 10, quốc lộ 50, quốc lộ1A. Thời gian xảy ra
tai nạn nhiều nhất là khoảng từ 18–24h.

b. Hầm chui Tân Tạo: Cách ngã
tư đường Liên tỉnh lộ 10 - QL1A
khoảng 500m là KCN Tân Tạo và
Công ty Pouchen có hơn 100.000
công nhân làm việc. Hầm chui xây
dựng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại
của công nhân băng qua quốc lộ,
nhưng 80% công nhân lại băng dải
phân cách để qua đường, gây ùn
tắc và tai nạn giao thông.

c. Tuyến đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương: dài 62 km, các tuyến
đường nối gồm: Tân Tạo - Chợ Đệm (9,6 km), đường nối Bình Thuận -
Chợ Đệm (3,7 km) và đường nối nút giao Thân Cửu Nghĩa (8,8 km). Tổng
vốn đầu tư 9.800 tỷ đồng. Hiện trạng:
• Xuất hiện các vết nứt, lún trên đoạn nối Tân Tạo - Chợ Đệm dẫn vào
đường cao tốc, đoạn từ nút giao Trần Đại Nghĩa đến cầu Kênh 7, đoạn
giữa cầu kênh 10 và ngã tư Nguyễn Cửu Phú (Tân Nhựt, Bình Chánh).…
Các vết nứt ngày càng lan rộng kéo dài hàng trăm mét có thể nứt rộng
hơn khi gặp những cơn mưa.
• Tại km25, km27, km28, km37 có nhiều vị trí mặt đường bị lún tạo ổ gà
với kích thước khoảng 30cm x 20cm. Một số chỗ đã được chủ đầu tư

dặm vá lại nhưng mặt đường tiếp tục bị võng xuống tạo ổ gà. Không ít
trường hợp tài xế bị bể bánh do vấp phải những hố này khi đang chạy với
tốc độ cao.
• Vào làn đường cao tốc TP HCM - Trung Lương, trừ xe tuần tra của Trung
tâm quản lý tuyến đường, còn hầu hết lái xe nhấn hết ga, nhiều ôtô lao
quá nhanh đến nổ lốp, vỡ ống nước. Có hiện tượng đua tốc độ.+ Tình
trạng đỗ xe sai quy định, xe máy chạy vào đường cao tốc, người dân vô
tư băng ngang đường, lấn chiếm hàng lang an toàn, xẻ hàng rào mở lối
vào đường dẫn cao tốc, thậm chí họp chợ bán dạo… vẫn xảy ra. Và trở
thành nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông.

d
• Tình trạng họp chợ, lấn chiếm, xả rác trên đường: Ngã ba
đường Vĩnh Lộc giao với Quách Điêu, đường Phạm Văn Sáng
(Vĩnh Lộc A), đường tỉnh lộ 10 (ấp 1, xã Phạm Văn Hai),
đường Hưng Nhơn (x.Tân Kiên), đường Nguyễn Hữu Trí (thị
trấn Tân Túc)…
e
• Đường và cầu vênh nhau: Đường liên ấp 1 và ấp 2, xã Bình
Lợi chạy dọc kênh Xáng, dài gần chục km, mặt đường rộng.
Nhưng dọc con đường này là hơn 20 cây cầu xi măng rộng 1-
2m, vừa vặn cho 2 xe máy tránh nhau, có cây cầu chỉ vừa cho
1 xe máy, lại không có tay vịn. Một số khác xuống cấp, xiêu
vẹo, gây nguy hiểm.Ngoài hai cây cầu kênh Tám Đại và kênh
Bà Tư Điểu mới làm lại thì hầu hết đều xuống cấp, có 8 cây
cầu cần sửa chữa và làm mới theo hiện trạng.
f
• Đoạn đường Nguyễn Cửu Phú, Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc A), Dương
Đình Cúc (Tân Kiên), Nguyễn Thị Tú (Vĩnh Lộc B) đầy đất,
đá, không có hệ thống thoát nước, có nhiều ổ gà, ổ voi gây

nguy hiểm cho người đi đường. Sạt lở tại đường Thế Lữ (Tân
Nhựt) do nền đường yếu.
g
• Đường Phạm Hùng nối dài có nhiều hố ga mất
nắp, hư hỏng, các công trình đang thi công
nhưng không được che chắn là nguyên nhân gây
ra các vụ tai nạn. Đại lộ Võ Văn Kiệt có 3 cầu
vượt bộ hành ở khu vực H.Bình Chánh có hiện
tượng lún đất quanh các chân cầu.
h
• Bến xe miền Tây mới nằm tại xã Tân Quý Tây,
huyện Bình Chánh hiện đang được xúc tiến thực
hiện.
Vết nứt dài trên đường dẫn vào
đường cao tốc TP HCM - Trung
Lương.
Đoạn từ đường Nguyễn Cửu Phú đầy đất,
đá, bụi bay mù mịt mỗi khi có xe lớn chạy
qua.
Có biển cấm vẫn tụ tập buôn bán - đường Hưng
Nhơn, xã Tân Kiên
2- Đường thủy

- Sạt lở các nhà ven sông Xóm Củi tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh do
sà lan chở cát thường xuyên hoành hành trên tuyến sông này.
- Xóm Gò- xã Phong Phú- H.Bình Chánh: Bao xung quanh là mạng lưới
kênh rạch chằng chịt, xóm Gò nổi lên như một ốc đảo. Giao thông đi lại khó
khăn khiến cuộc sống của người dân đã khó còn khó hơn.
- Xã Bình Lợi: Tại ấp 1 và ấp 2, do Công trình thủy lợi khu B chưa triển
khai nên người dân phải sống chung với lũ. Hệ thống kênh rạch chằng chịt,

có 26 kênh cắt ngang đường liên ấp, chỉ có con đường duy nhất cặp kênh
Thầy Thuốc, còn lại đều phải đi xuồng.
- Hai tuyến đường thủy nội địa cấp quốc gia: Kênh Đôi - Kênh Tẻ - sông
Chợ Đệm – Bến Lức (21,5km, nằm trên tuyến đường thủy từ TP.HCM về
Đồng Tháp Mười – tứ giác Long Xuyên) và Rạch Ông Lớn – kênh Cây Khô
(8,5km, từ TP.HCM đi Cà Mau, Kiên Giang) được khai thác tốt, dọc hai
tuyến này hiện có 53 cảng, bến tiếp nhận tàu thuyền do TP quản lý.
Đường cặp kênh duy nhất tại kênh Thầy Thuốc
cũng chỉ vừa một chiếc xe chạy qua.

Phương tiện đi học của học sinh

III – NGUYÊN NHÂN

Do người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu,
không đội mũ bảo hiểm, không làm chủ tay lái, tránh vượt
không đúng quy định, lưu thông ngược chiều…Ý thức
người dân kém (băng qua dải phân cách, lấn chiếm và đi
vào đường cao tốc, xả rác ra đường…).
Hiện tượng nhiều “ổ gà” xuất hiện trên trục đường
thẳng song song với mặt đường là do kết cấu mặt đường
có vấn đề. Theo đó, kết cấu mặt đường thường gồm 2
lớp bê tông nhựa nóng và các lớp đá dăm. Trong quá
trình đổ đá dăm, lu lèn mặt đường không kỹ gây hiện
tượng bong tróc lớp mặt nhựa. Dần dần tạo thành các
vết lõm, thủng nhỏ và sau đó tạo thành “ổ gà”. Ngoài ra,
theo chủ đầu tư dự án, do yêu cầu thông xe sớm nhằm
giải tỏa áp lực giao thông cho QL1A nên đường nối cao
tốc dài 2,2km chưa đủ thời gian gia tải.
Nhiều tài xế không quan tâm đến việc xem xe mình như thế

nào, có đủ các điều kiện để chạy hết tốc độ trên đường cao tốc
hay không mà thường đổ lỗi cho mặt đường đã làm xe họ bể
bánh. Thực chất, độ nhám của đường cao tốc TP HCM - Trung
Lương được thiết kế là để tăng ma sát, mặt đường có nhiều lỗ
nhỏ giúp khi trời mưa, nước tạt ra khi xe chạy qua chứ không
nằm trên bề mặt đường.
Đối với tình trạng họp chợ: do đa số đối tượng vi phạm là người
nhập cư, chưa kể có khu vực giáp ranh giữa 2 xã (Vĩnh Lộc A –
Vĩnh Lộc B) nên khi có lực lượng đến thì họ bỏ chạy sang xã
khác nên khó giải quyết triệt để.
Nhiều xã chưa có vốn để làm đường, làm cầu: Tân Kiên, Vĩnh
Lộc A, Bình Lợi…
IV- GIẢI PHÁP

Nâng cấp và mở rộng các trục giao thông đối ngoại gồm : Quốc
lộ 1A, Nguyễn Văn Linh, Trịnh Quốc Nghị, Quốc lộ 50. Nâng
cấp và mở rộng các trục giao thông đối nội gồm Tỉnh lộ 10, Trần
Đại Nghĩa, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Cẩn Phú, Đinh Đức Thiện,
Hương lộ 11, Đoàn Nguyễn Tuân,…Xây dựng bến bãi tại các
cữa ngõ thành phố trên địa bàn huyện.
Làm rào chắn cao hơn đầu người trên con lươn đoạn hầm chui
Tân Tạo để ngăn công nhân vượt dải phân cách. Tuyên truyền an
toàn giao thông đúng đối tượng.
Sửa chữa các đoạn đường hư hỏng, tăng lực lượng cứu hộ, cảnh
sát giao thông. Có biện pháp hạn chế tốc độ xe, tổ chức bắn tốc
độ đối với ôtô "đua" trên đường cao tốc. Xử lý nặng các trường
hợp vi phạm trên đường cao tốc.
Xây dựng bờ kè chống sạt lở, kiểm soát hoạt động của các sà
lan, xây dựng cầu mới.
Sắp xếp chỗ cho các hộ buôn bán, mở rộng chợ (Bờ Ngựa),

thường xuyên thanh tra giám sát, xử phạt các trường hợp lấn
chiếm lòng lề đường.
Thực hiện các dự án:

Hình thành tuyến vành đai giao thông thủy theo tuyến kênh Xáng, kênh
An Hạ, kênh Lý Văn Mạnh.
Đường sắt quốc gia Sài Gòn - Mỹ Tho theo trục Bắc – Nam: nằm
song song đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương qua
các xã của Bình Chánh là Tân Kiên, Tân Nhựt và thị trấn Tân Túc.
Đường sắt đô thị: đi qua địa bàn huyện có đoạn nhánh cuối tuyến
Metro tại xã Tân Kiên và hình thành ga đường sắt đầu mối tại đây.
Dự án xây dựng tuyến tàu điện một ray (monorail) số 2,3 và tuyến
metro số 4: Dự kiến khởi công năm 2012, nhằm hạn chế tình trạng kẹt
xe tại TP.HCM, trong đó, tuyến số 2 dài 13,75km từ ngã tư đại lộ Đông
Tây và trục đường khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) - sông Sài Gòn -
Nguyễn Văn Linh - ga xã Bình Hưng (Bình Chánh).
Dự án bến xe miền Tây kết nối với xe điện mặt đất:

• Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ đã ký bản ghi nhớ với Sở Giao
thông công chính TP.HCM xây dựng tuyến xe điện mặt đất Sài Gòn -
bến xe miền Tây. Theo đó, tuyến xe điện mặt đất bắt đầu đi từ bến
Bạch Đằng - dọc theo đại lộ đông - tây, điểm cuối là bến xe miền Tây
hiện hữu và sẽ đưa vào hoạt động năm 2012. Do đó, việc di dời bến xe
miền Tây về vị trí mới ở xã Tân Quý Tây (H.Bình Chánh) đòi hỏi phải
hoàn thành trước năm 2012. Nhưng có lẽ phải tới giai đoạn 2015 –
2020 thì bến xe miền Tây mới mới xây dựng xong vì dự án vẫn đang
trong giai đoạn ý tưởng thiết kế.
• Việc xây dựng bến xe mới nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân
vì bến xe được kết nối với các tuyến metro và xe điện mặt đất đưa hành
khách từ các tỉnh vào trung tâm TP. Trong khi đó, các bến xe hiện hữu

nằm trong khu vực nội thành dễ gây ùn tắc giao thông, nhất là vào
những ngày lễ, tết có lượng khách đi lại tăng gấp 2-3 lần so với ngày
thường. Do đó, khi đã có bến xe mới, các bến xe hiện hữu sẽ được
chuyển thành các đầu mối nhà ga xe buýt nội thành và xe bus đến các
tỉnh liền kề.


Kinh Nghiệm từ TP. Đà Nẵng:
• Đà Nẵng có được những đại lộ trải dài khắp TP, ngày càng nhiều khu
đô thị là do đã tận dụng được nguồn lợi từ việc khai thác quỹ đất. Cụ
thể, Đà Nẵng đã thực hiện đầu tư 280 dự án khai thác quỹ đất và khu
đất chuyển quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ
tầng để khai thác đất ở, đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
du lịch. Tổng số tiền khai thác quỹ đất thu vào ngân sách, Đà Nẵng đã
sử dụng toàn bộ để đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của từng dự án và
một số công trình khác như chi vào việc xây cầu, làm đường,… Bên
cạnh đó, Đà Nẵng còn xóa những khu dân cư ổ chuột, xây mới hàng
loạt các khu dân cư và đô thị hiện đại; đồng thời tạo được nhiều khu
dân cư, khu tái định cư, bảo đảm nhu cầu về chỗ ở cho các trường hợp
bị giải tỏa, vừa giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.

×