Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT THẢI SINH HOẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT
THẢI NGUY HẠI
ĐỀ TÀI:
“QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT
THẢI SINH HOẠT”
GVHD: PGS.TS Lê Thanh Hải
SVTH: Ngô Thị Tố Ly
Nguyễn Lê Uyển Như
Nguyễn Thị Hoài Trang
Phạm Phương Đông
Lớp: Quản lý môi trường
Khóa: 2012
TP.HCM, 12/2013
MỤC LỤC
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
MỞ ĐẦU
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang phát triển không
ngừng cả về tốc độ lẫn qui mô, về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực,
những tiến bộ vượt bậc nói trên vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà
không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày
càng bị ô nhiễm cụ thể đó là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên
thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác
cần được giải quyết. Hiện nay, đối với các thành phố trọng điểm thì vấn đề này càng trở
nên trầm trọng hơn, đòi hỏi cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách
nghiêm túc, triệt để.
• Lý do chọn đề tài


Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động trên ngày càng tăng, đa dạng về thành phần
và nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn.Một trong những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là chất thải
rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh tế và sinh hoạt hằng ngày.
Chúng ta đều nhận thấy rác là một phần của cuộc sống, bất kỳ hoạt động nào của con
người cũng đều phát sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, lượng rác thải phát sinh
ngày càng lớn. và dần trở thành mối đe doạ của cuộc sống. Trong khối lượng rác thải
phát sinh trong sinh hoạt của của chúng ta có không ít các thành phần độc hại, gây tác hại
đến không chỉ môi trường xung quanh, môi trường sống của chúng ta mà còn chính sức
khoẻ của con người.
Chọn đề tài “Quảng lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt” nhằm có cái nhìn
tổng quan về rác sinh hoạt và các chất thải nguy hại trong sinh hoạt hướng đến mục tiêu
xây dựng ý thức cộng đồng trong thu gom các loại rác thải độc hại để bảo vệ không chỉ
môi trường mà còn chính sức khoẻ của cộng đồng.
• Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thu thập số liệu
• Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận dạng các thành phần của chất thải sinh hoạt.
- Nhận biết các chất thải nguy hại trong rác thải sinh hoạt.
Đề xuất các giải pháp về quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại trong sinh hoạt.
Nhóm 16 Trang 3
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt các nhân, hộ gia đình, nơi công cộng như
văn phòng, khách sạn, siêu thị, trường học… được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
1.1.2. Chất thải nguy hại

Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất
hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều
quốc gia khác.Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa
học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có
nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật
về môi trường. Chẳng hạn như:
- Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính, có thể
cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật (định nghĩa của Philipine).
- Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây
nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ
thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó (định nghĩa của
Canada).
- Ngòai chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng,
bán rắn, và các bình chứa khí) do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc
tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi
trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác (theo
UNEP, 1985).
- Trong Đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act – 1976: Đạo luật về
thu hồi và bảo tồn tài nguyên) của Mỹ: chất thải (ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các
bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
+ Nằm trong danh mục chất thải chất thải nguy hại do Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ
(EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách).
+ Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng
và độc tính. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA qui định.
Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 thì chất thải nguy hại (CTNH) là
chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc đặc tính khác:
Nhóm 16 Trang 4
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
“Chất thải nguy hại sinh hoạt” (domestic hazardous waste) là nói đến những việc

thải bỏ những thứ đã qua sử dụng bởi các hoạt động sinh hoạt như cọ rửa, tẩy trùng, làm
vườn, , sơn quét, diệt côn trùng, bảo dưỡng, xe cộ, sàn nhà…, nó có thể bao gồm một số
dược phẩm và một số sản phẩm phục vụ cá nhân. Thuật ngữ nguy hại trong trường hợp
này là nói đến sự có mặt của những thành phần có thể có các đăc tính như ăn mòn, dễ
cháy, dễ tác dụng với các chất khác hoặc độc hại đối với sức khỏe con người và môi
trường.
1.2. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH
1.2.1. Nguồn phát sinh CTR SH
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTRSH bao gồm:
- Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn.
- Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại
- Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng.
- Rác từ các dịch vụ đô thị.
- Rác từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.
- Rác từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp ngoài khu công nghiệp, các làng nghề.
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.Có rất nhiều
thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh.Vì vây, mà việc
nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần thiết.Từ đó, ta có cơ sở
để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế.
Bảng 1: Định nghĩa thành phần của CTRSH
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy được
Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy.
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh…
Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…

Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm
Cọng rau, vỏ quả, thân cây,
lõi ngô…
Cỏ, gỗ củi, rơm rạ Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ gỗ, tre, rơm…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế, đồ chơi, vỏ dừa…
Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các đầu
vòi, dây điện…
Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví, băng cao
su…
Nhóm 16 Trang 5
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
2. Các chất không
cháy
Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao, nắp lọ…
Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam
châm hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
đựng…

Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằng thủy
tinh, bóng đèn…
Đá và sành sứ Bất kỳ các loại vật liệu không
cháy khác ngoài kim loại và
thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
đá, gốm…
3. Các chất hỗn hợp Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chia thành hai phần:
kích thước lớn hơn 5mm và loại
nhỏ hơn 5mm
Đá cuội, cát, đất, tóc…
Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng
nguồn thải.Bảng 2: Thành phần CTRSH phát sinh từ các nguồn thải
STT Nguồn thải Thành phần chất thải
1 Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao
su, rác vườn, gỗ, nhôm, kim loại chứa sắt và các
loại khác (tã lót, khăn vệ sinh…)
2 Chất thải đặc biệt Chất thải có thể tích lớn (bàn, tủ, tivi hư hỏng…),
đồ điện gia dụng, hàng hóa, rác vườn thu gom
riêng, pin, dầu, lốp xe, chất thải nguy hại
3 Chất thải từ viện nghiên
cứu, công sở
Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân
cư và thương mại, ngoài ra còn có thể chứa dầu
mỡ, phóng xạ, vi sinh, hóa chất có độc tính cao
4 Chất thải từ dịch vụ Vệ sinh đường và hẻm phố: rác, đất, cát, sỏi, xác

động vật, thiết bị nặng. Cỏ, mẫu cây thừa, gốc cây,
các ống kim loại và nhựa cũ. Chất thải thực phẩm,
giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, vải, giẻ rách,

1.3. Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách như sau:
- Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản)
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật
Nhóm 16 Trang 6
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
1.3.1. Theo đặc tính
 Tính cháy (Ignitability)
Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại
diện của chất thải có những tính chất như sau:
- Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể tích) hay có điểm chớp
cháy (plash point) nhỏ hơn 60
0
C (140
o
F).
- Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ độ
ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng) tạo ra
hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
- Là khí nén
- Là chất oxy hóa
 Tính ăn mòn (Corrosivity)
pH là thông số thông dụng dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên
thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất
thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có
tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:

- Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5.
- Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí
nghiệm là 55
oC
(130
oF
).
 Tính phản ứng (Reactivity)
Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này
thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:
- Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ
- Phản ứng mãnh liệt với nước
- Ở dạng khi trộn với nước có khả năng nổ
- Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gây
nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
- Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí
độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi
trường.
- Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc
nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
- Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp
suất chuẩn.
- Là chất nổ bị cấm theo Luật định.
 Đặc tính độc (Toxicity)
Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê
danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật của mỗi nước, hiện nay còn phổ
Nhóm 16 Trang 7
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
biến việc sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ
(Toxicity Charateristic Leaching Procedure-TCLP) để xác định. Kết quả của các thành

phần trong thí nghiệm được so sánh với giá trị được cho trong Bảng 1.2 (gồm 25 chất hữu
cơ, 8 kim loại và 6 thuốc trừ sâu), nếu nồng độ lớn hơn giá trị trong bảng thì có thể kết
luận chất thải đó là chất thải nguy hại.
Bảng 3: Nồng độ tối đa chất ô nhiễm đối với độc tính
Nhóm
CTNH
theo
EPA
Chất ô nhiễm Nồng
độ
tối đa
(mg/l)
Nhóm
CTNH
theo
EPA
Chất ô nhiễm Nồng
độ
tối đa
(mg/l)
D004 Arsenic
a
5.0 D036 Hexachloro-1,3-
butadiene
0.5
D005 Barium
a
100.0 D037 Hexachloroethane 3.0
D019 Benzene 0.5 D008 Leada 5.0
D006 Cadmium

a
1.0 D013 Lidanea 0.4
D022 Carbon
tetrachloride
0.5 D009 Mercurya 0.2
D023 Chlordane 0.03 D014 Methoxychlor
a
10.0
D024 Chlorobenzene 100.0 D040 Methyl ethyl ketone 200.0
D025 Chloroform 6.0 D041 Nitrobenzene 2.0
D007 Chlorium 5.0 D042 Pentachlorophenol 100.0
D026 o-Cresol 200.0 D044 Pyridine 5.0
D027 m-Cresol 200.0 D010 Selenium 1.0
D028 p-Cresol 200.0 D011 Silver
a
5.0
D016 2,4-Da 10.0 D047 Tetrachloroethylene 0.7
D030 1,4
Dichlorobenzene
7.5 D015 Toxaphenea 0.5
D031 1,2-Dichloroethane 0.5 D052 Trichloroethylene 0.5
Nhóm 16 Trang 8
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
D032 1,1-
Dichloroethylene
0.7 D053 2,4,5
trichlorophenol
400.0
D033 2,4-Dinitrotoluene 0.13 D054 2,4,6
trichlorophenol

2.0
D012 Endrina 0.02 D017 2,4,5-TP (Silvex)
a
1.0
D034 Heptachlor (va
hydroxide của nó)
0.008 D055 Vinyl chloride 0.2
D035 Hexachlorobenzen
e
0.13
a
: Thành phần ô nhiễm độc tính theo EP trước đây
Nguồn: RCRA (Mỹ), điều 40, phần 261.24
Ngoài ra, việc phân loại theo đặc tính của chất thải nguy hại cũng được thể hiện
trên quan điểm những mối nguy hại tiềm tàng và các tính chất chung của chúng được chia
ra thành 9 nhóm như sau:
- Nhóm 1: chất gây nổ
- Nhóm 2: các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có ép.
- Nhóm 3: chất lỏng dễ gây cháy
- Nhóm 4: các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi gặp nước
sẽ sinh ra khí dễ cháy
- Nhóm 5: những tác nhân oxy hóa và các peoxit hữu cơ
- Nhóm 6: chất gây độc và chất gây nhiễm bệnh
- Nhóm 7: những chất phóng xạ
- Nhóm 8: những chất ăn mịn
- Nhóm 9: Những chất nguy hại khác
1.3.2. Theo luật định
Ở Việt Nam, để xác định chất thải có phải là chất thải nguy hại hay không có thể
tham khảo loại chất thải như được quy định trong quy chế được ban hành theo quyết định
155/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT quy

định Danh mục CTNH theo 19 nhóm nguồn/dòng thải, thông qua danh mục này các chất
thải được tra cứu nhanh theo các nhóm dòng thải tương ứng. Các nhóm nguồn/dòng thải
này bao gồm:
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than.
2. Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ.
3. Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ.
4. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác.
Nhóm 16 Trang 9
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
5. Chất thải từ ngành luyện kim.
6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh.
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ
(sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và
công nghiệp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt
động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và
chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất khác.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10
÷ 16 % mỗi năm.Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 -
70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%).
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 đã cho thấy, lượng CTR đô thị phát
sinh chủyếu tập trung ởhai đô thị đặc biệt là HàNội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm tới
45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cảcác đô thị tương ứng khoảng 8.000
tấn/ngày (2,92 triệu tấn/năm). Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tổng lượng và chỉsố
Nhóm 16 Trang 10
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
phát sinh CTR đô thị của đô thị đặc biệt vàđô thị loại 1 hiện nay đã tăng lên rất nhiều.
Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Thủđô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính thì lượng CTR đô thị phát sinh đã lên đến 6.500 tấn/ngày (con số của năm 2007 là
2.600 tấn/ngày), bên cạnh đó, số đô thị loại 1 đã tăng lên 10 đô thị (trong khi năm 2007 là
4 đô thị loại 1).
Bảng 4: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị Việt Nam năm 2007
STT Loại đô
thị
Chỉ số CTR sinh hoạt
bình quân đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTR đô thị phát
sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0.96 8.000 2.920.000
2 Loại 1 0.84 1.885 688.025
3 Loại 2 0.72 3.433 1.253.045
4 Loại 3 0.73 3.738 1.364.370
5 Loại 4 0.65 626 228.490
Tổng cộng 17.682 6.453.930
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các Sở TN&MT

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng
Đông Nam Bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94%
tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị
vùng Đồng Bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm
(chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh CTRSH đô
thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các vùng.
Trong đó, đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TPHCM (7.081 tấn/ngày), Hà Nội
(6.500 tấn/ngày).
STT Đơn vị hành chính Lượng CTRSH bình
quân đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị
phát sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đồng bằng sông Hồng 0,81 4.444 1.622.060
2 Đông Bắc 0,76 1.164 424.860
3 Tây Bắc 0,75 190 69.350
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755 275.575
5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,85 1.640 598.600
6 Tây Nguyên 0,59 650 237.250
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713 2.450.245
8 Đồng Bằng sông Cửu Long 0,61 2.136 779.640
Tổng cộng 0.73 17.692 6.457.580
Nhóm 16 Trang 11
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh
CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so
với các nước phát triển trên thế giới. Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào
khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.

Kết quả điều tra cho thấy lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính:
sự phát triển của nền kinh tế và dân số. Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang
phát triển trung bình là 0,3 kg/người/ ngày. Tại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày
mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác. Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân
số. Rác tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ thuộc vào yếu tố như: địa hình, thời
tiết, hoạt động của người thu gom… Rất khó xác định thành phần CTR đô thị, vì trước
khi tập trung đến bãi rác đã được thu gom sơ bộ. Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khác
nhau nhưng đều có chung 2 đặc điểm:
- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân huỷ, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình
chiếm khoảng 30 - 60 %, đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR thành phân
hữu cơ.
- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bình chiếm khoảng
20 - 40%.
Bên cạnh đó, thành phần và khối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố sau đây: điều
kiện kinh tế - xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội, quản lý và chế
biến trong sản xuất, chính sách của nhà nước về chất thải.
Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg
lên 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/người ngày tại các đô thị
nhỏ. Trong khi đó, tỷ lệ thu gom CTR ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các
vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20%.
2.2. Đặc tính chất thải nguy hại hộ gia đình
Theo thống kê, CTNH còn bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt mang đến bãi chôn
lấp là 0,02 ÷ 0,82%. CTNH trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy
ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng
tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ,
các bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,
Pin thải và ắc-quy thải: theo điều tra của đề tài rác thải pin-ắcquy ở Hà Nội năm
2004 cho thấy: Mức tiêu thu pin R6 Zn-C ở khu vực nội thành là 5÷8 cái/người/năm, khu
vực ngoại thành là 3÷5 cái/người/năm. Ước tính lượng pin thải R6 Zn-C ở Hà Nội năm
2004 là 200÷350 tấn/năm (con số tương ứng năm 2010 có thể đạt tới 750 tấn). Ắc-quy

chạy xe gắn máy chủ yếu là loại ắc-quy chì-axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng
Nhóm 16 Trang 12
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
lượng 2,5 kg/ắc-quy. Ước tính lượng ắc-quy xe máy chì-axit vào năm 2004 ở Hà Nội là
580 tấn/ năm (con số tương ứng cho năm 2010 có thể đạt trên 1.200 tấn).
Bên cạnh đó, lượng chất thải điện tử và điện dân dụng thải ra từ các đô thị như tivi,
tủ lạnh, quạt điện, máy tính, đồ dân dụng, ngày càng tăng. Các chất thải điện tử được thải
ra sẽ được những người thu mua tiến hành một trong các hoạt động sau: (1) Các thiết bị
còn sửa chữa được sẽ được các cửa hàng sửa chữa và thời gian hoạt động của các thiết bị
này sẽ được kéo dài. Các chi tiết hỏng sẽ được thải cùng với chất thải sinh hoạt; (2) Các
đồ dùng đã hỏng sẽ tháo rời thành các bộ phận bán cho cơ sở sửa chữa để tận dụng thiết
bị như tụ, bản mạch, Các chất thải điện tử được tháo rời và tái chế thu hồi kim loại (Cu,
Pb, Al, Au, Ag, ), nhựa, dây đồng, phần không bán được sẽ thải cùng với rác sinh hoạt.
Ngoài các đồ điện, điện tử dân dụng thải ra, Việt Nam còn có 52 doanh nghiệp sản xuất
đồ điện và điện tử, Các doanh nghiệp này khi sản xuất các mạch in, đèn hình, lắp ráp đồ
điện tử như ti-vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, sẽ thải ra chất thải là các chi tiết
hỏng, bao bì, Với cách thức thải và xử lý đồ điện tử như trên, đây sẽ là một vấn nạn cho
nước ta khi lượng chất thải điện tử ngày càng tăng.
Theo dự báo thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020
tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với
công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới. Thành phần CTR cũng thay đổi đáng kể
do mức độ tiêu dùng tăng cao, hàng hóa ngày càng đa dạng. Chất lượng cuộc sống tăng
cao kéo theo CTNH cũng tăng, trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Ngoài
ra, thông tin về CTNH cũng như các sản phẩm chứa chất độc hại trong gia đình chưa
được phổ biến đầy đủ đến người dân.
Trên thực tế, CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị
thải lẫn với CTR sinh hoạt để đưa đến bãi chôn lấp. Việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây
ra nhiều tác hại cho những người tiếp xúc trực tiếp với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân
hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác. Hiện nay, trong báo cáo của các cơ
quan quản lý chưa quan tâm đúng mức và chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả CTNH

HGĐ.
Một số CTNHSH trong gia đình thường được thu gom hiện nay ở Việt Nam
- Sản phẩm bảo dưỡng xe (dầu xe đã sử dụng, dầu phanh, bộ tải nhiệt, bộ tảm nhiệt, xi
sáp…)
- Sản phẩm dùng trong công việc làm vườn (hộp đựng, thuốc phun diệt côn trùng, chất
diệt nấm, cỏ, các loại thuốc trừ sâu)
- Sản phẩm dùng sơn (dung môi, chất pha loãng, nhựa thông, keo dính, chất đánh bóng,
chất để làm bong sơn cũ). Đối với sơn nước nên dùng hết nếu có thể, hoặc trộn với sơn
khác để tái sử dụng.Phần còn lại để khô cho rắn lại rồi bỏ vào chỗ để thải loại.Tái chế sơn
cũ nếu có thể.
- Sản phẩm dùng để bảo dưỡng nhà sàn (chổi cạo sơn, máy hút bụi, đánh bóng…)
Nhóm 16 Trang 13
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
- Sản phẩm ở kho (dụng cụ gỉ sắt, chất tẩy,…)
- Dung môi (xăng dầu, diesen, dầu hỏa, dung môi pha nhựa thông, chất đánh bóng đồ
dùng)
- Sản phẩm dùng cọ rửa (chất tẩy rửa nhà vệ sinh, tẩy rửa lò sấy, thuốc tẩy…)
- Các chất tẩy trùng.
- Sản phẩm bảo dưỡng bể bơi (clo nước, clo hạt, axit…)
- Sản phẩm dùng diệt côn trùng (thuốc diệt chuột, bình phun dán, mối)
- Pin dùng trong nhà (pin sạc và pin thường)
- Các hóa chất thải ra từ các công việc sở thích riêng (có thể có dung môi) ví dụ như làm
ảnh (có thể chứa bạc)
- Các sản phẩm phục vụ cá nhân (việc chăm sóc tóc, dụng cụ cắt tóc, dụng cụ cạo sơn
móng tay móng chân)
- Thuốc thú y và thuốc cho người
- Các thứ linh tinh khác (thủy ngân từ nhiệt kế, chất thải lây nhiễm và chất thải phóng xạ
trong gia đình chứ không phải trong công nghiệp)
- Những thứ không xác định được (không có nhãn)
- Bình phun và bình có khí áp…

2.3. Thành phần và số lượng
Với dân số hơn 9 triệu người, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa
bàn TP.HCM khoảng 7.500 – 8.000 tấn/ngày. Trong khi đó, tổng khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt thu gom và vận chuyển đến các khu xử lý khoảng 6.500 – 6.700 tấn/ngày. Tỉ lệ
thu gom có xu hướng tăng dần theo thời gian, từ 75% lên gần 85%.
Bảng 5: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom từ năm 2008 – 2010
Năm
Khối lượng thu gom
Tỉ lệ tăng hàng năm (%)
Tấn / năm Tấn / ngày
2008 2.021.593 5.538 2,5
2009 2.121.819 5.813 4,9
2010 2.372.500 6.500 7,4
Nguồn: Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn
năm 2030 hướng đến hệ thống quản lý xanh, 2011
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau khá đa
dạng.Thực phẩm là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 6: Thành phần chất thải rắn tại hộ gia đình, trường, nhà hàng khách sạn
TT Thành phần
Hộ gia đình
(% trọng
lượng ướt)
Trường học (%
trọng lượng
ướt)
Nhà hàng và khách
sạn (% trọng lượng
ướt)
1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 23,5 – 75,8 79,5 – 100
Nhóm 16 Trang 14

Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
2 Ni lông KĐK – 13,0 85,0 – 34,4 KĐK – 5,3
3 Nhựa 0,5 – 10,0 3,5 – 18,9 KĐK – 6,0
4 Vải 1,0 – 5,1 1,0 – 3,1 -
5 Cao su mềm KĐK – 0,3 - -
6 Cao su cứng KĐK – 2,8 - -
7 Gỗ 0,7 – 3,1 - -
8 Mốp xốp KĐK – 1,3 1,0 – 2,0 KĐK – 2,1
9 Giấy 0,7 – 14,2 1,5 – 27,5 KĐK – 2,8
10 Thủy tinh 1,6 – 4,0 KĐK – 2,5 KĐK – 1,0
11 Kim loại 0,9 – 3,3 - -
12 Da - KĐK – 4,2 -
13 Xà bần, đất KĐK – 10,5 - -
14 Sành sứ KĐK – 3,6 - -
15 Carton KĐK – 0,6 - KĐK – 0,5
16 Lon đồ hộp 0,9 – 0,2 - -
17 Pin - - -
18 Bông gòn KĐK – 2,0 - -
19 Tr, rơm rạ, lá cây 1,0 – 2,0 - -
20
Vỏ sò, xương
động vật
KĐK – 9,0 - -
Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn tại TP.HCM, 2010
Các thành phần có khả năng tái chế với giá trị kinh tế cao giảm đáng kể tại các bãi
chôn lấp như: ni lông, nhựa, giấy, kim loại.
Bảng 7: Thành phần chất thải rắn tại các bãi chôn lấp
TT Thành phần
Bãi Phước Hiệp
(% trọng lượng ướt)

Bãi Đa Phước
(% trọng lượng ướt)
1 Thực phẩm 83,0 – 86,3 83,1 – 88,9
2 Vỏ sò, ốc, cua KĐK – 0,2 1,1 – 1,2
3 Tre, rơm, rạ 0,3 – 1,3 1,3 – 1,8
4 Giấy 3,6 – 4,0 2,0 – 4,0
5 Carton 0,5 – 1,5 0,5 – 0,8
6 Ni lông 2,2 – 3,0 1,4 – 2,2
7 Nhựa KĐK – 0,1 0,1 – 0,2
8 Vải 0,2 – 1,8 0,9 – 1,8
9 Da KĐK – 0,02 -
10 Gỗ 0,2 – 0,4 0,2 – 0,4
11 Cao su mềm 0,1 – 0,4 0,1 – 0,3
12 Cao su cứng - -
13 Thủy tinh 0,4 – 0,5 0,4 – 0,5
14 Lon đồ hộp - 0,2 – 0,3
Nhóm 16 Trang 15
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
15 Kim loại màu 0,1 – 0,2 0,1 – 0,2
16 Sành sứ 0,1 – 0,3 0,1 – 0,2
17 Xà bần 1,2 – 4,5 1,0 – 4,5
18 Tro KĐK – 1,2 -
19 Mốp xốp KĐK – 0,3 0,2 – 0,3
20 Bông băng, tả giấy 0,9 – 1,1 0,5 – 0,9
21
Chất thải nguy hại (giẻ lau
dính dầu, bóng đèn huỳnh
quang)
0,1 – 0,2 0,1 – 0,2
22 Độ ẩm 52,5 – 53,7 52,6 – 53,7

23 VS (% trọng lượng khô) 81,7 – 82,4 81,7 – 82,4
Nguồn: Báo cáo cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn tại TP.HCM, 2010
Nhóm 16 Trang 16
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI CÓ TRONG CHẤT
THẢI SINH HOẠT
3.1. Phân loại chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
Các khu đô thị chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn
chất thải mỗi năm gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước. Nguyên nhân chính là
do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ
đô thị hóa cao. Chất thải đô thị thường có những thành phần nguy hại lớn như các loại
pin, dung môi sử dụng trong gia đình và chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và
thủy tinh. Bên cạnh đó, nguồn thải trên diện rộng và ý thức của người dân chưa cao trong
việc phân loại rác tại nguồn cho nên các chất thải nguy hại lẩn trong rác thải sinh hoạt
thông thường nên rất khó quản lý. Đã có nhiều văn bản pháp lý về quản lý chất thải nguy
hại được ban hành trong đó hai văn bản hết sức quan trọng đối với chất thải nguy hại hộ
gia đình như thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại và
QCVN07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, một
số rác thải nguy hại trong chất thải sinh hoạt đã được áp mã.
Trong thông tư 12/2011/TT-BTNMT đối với chất thải nguy hại có nguồn gốc từ hộ
gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác chủ yếu nằm ở vị trí nhóm mã 16.Tuy
nhiên trong thông tư chỉ đưa ra nhóm chất thải chứ vẫn chưa cụ thể là sản phẩm gì. Do đó
việc áp mã CTNH cho các chất thải cụ thể là rất cần thiết và thuận tiện trong quá trình
quản lý và xử lý.
Bảng 8: Danh mục chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

sốCTNH
Tên chất thải Mã EC

Basell

(A/B)

Basel
(Y)
Tính
chất
nguy
hại
Trạng
thái
(thể) tồn
tại
thông
thường
Ngưỡng
CTNH
16
CHẤT THẢI HỘ GIA ĐÌNH VÀ CHẤT THẢI SINH HOẠT TỪ CÁC
NGUỒN KHÁC
1601 Các thành phần chất thải đã 20 01
Nhóm 16 Trang 17
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
được thu gom, phân loại (trừ
các loại nêu phân nhóm mã 18
01)
160101
Dung môi thải 20 01 13 A3140
A3150
Y41
Y42

Đ,
ĐS,
C
Lỏng **
16 01 02 Axit thải 20 01 14 A4090 Y34 AM,
Đ,
ĐS
Lỏng **
16 01 03 Kiềm thải 20 01 15 A4090 Y35 AM,
Đ,
ĐS
Rắn/lỏng **
16 01 04 Chất quang hoá thải 20 01 17 Y16 Đ,
ĐS
Rắn/lỏng **
16 01 05 Thuốc diệt trừ các loài gây hại
thải
20 01 19 A4030 Y4 Đ,
ĐS
Rắn/lỏng **
16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang và các
loại thuỷ tinh hoạt tính thải
20 01 21 A1030 Y29 Đ,
ĐS
Rắn **
16 01 07 Các thiết bị thải bỏ có CFC 20 01 23 Y45 Đ,
ĐS
Rắn **
16 01 08 Các loại dầu mỡ thải 20 01 26 A3020 Y8 Đ,
ĐS,

C
Rắn/lỏng **
16 01 09 Sơn, mực, chất kết dính và nhựa
thải có các thành phần nguy hại
20 01 27 A3050
A4070
Y12
Y13
Đ,
ĐS,
C
Rắn/lỏng *
16 01 10 Chất tẩy rửa thải có các thành
phần nguy hại
20 01 29 AM,
Đ,
ĐS
Lỏng *
16 01 11 Các loại dược phẩm gây độc tế
bào (cytotoxic và cytostatic) thải
20 01 31 A4010 Y3 Đ Rắn/lỏng **
16 01 12 Pin, ắc quy thải 20 01 33 A1160
A1170
Y26
Y29
Y31
Đ,
ĐS,
AM
Rắn **

16 01 13 Các thiết bị, linh kiện điện tử
thải hoặc các thiết bị điện (khác
với các loại nêu tại mã 16 01 06,
16 01 07, 16 01 12) có các linh
20 01 35 A1180
A2011
Y26
Y29
Y31
Đ,
ĐS
Rắn **
Nhóm 16 Trang 18
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
kiện điện tử (trừ bản mạch điện
tử không chứa các chi tiết có các
thành phần nguy hại vượt
ngưỡng CTNH)
16 01 14 Gỗ thải có các thành phần nguy
hại
20 01 37 Y5 Đ,
ĐS
Rắn *
Bảng 9: Danh mục thành phần nguy hại chính và nguồn phát sinh của CTRSH

CHẤT
THẢI
TÊN
CHẤT
THẢI

THÀNH PHẦN NGUY
HẠI CHÍNH
NGUỒN
PHÁT
SINH
TÍNH
CHẤT
NGUY
HẠI
NGƯỠNG
CHẤT
THẢI
NGUY
HẠI
16 01 01
Dung dịch
rửa móng
tay
Acetone
Hộgia
đình,tiệm
trang
điểm và
các thẩm
mỹ viện
Đ, ĐS
**
Sơn móng
tay
Nitrocellulose

Dibutyl phthalate
Ethylemethalcrylate
Methylmethalcrylate
TosylamidFormaldehit(nhự
a thông)
Toluene
Đ, ĐS, C
Thuốc
nhuộm
P-phenylenedamine (PPD),
toluene-diaminesulphate
(TDS), aminoazobenzene,
xylidine và aminophenol
Đ, ĐS
Các loại mỹ
phẩm (gel
vuốt tóc,
kem, phấn )
Kim loại nặng chủ yếu là
chì
Chất hữu cơ bay hơi.
Đ, ĐS
*
16 01 05 Thuốc xịt
côn trùng
có hại
Tetramethrin.
Deltamethrin
Propoxur thuộc nhóm
Hộ gia

đình, nhà
hàng,
N, Đ,
ĐS
**
Nhóm 16 Trang 19
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
(muỗi,
kiến, gián,
…)
carbamate
khách sạn16 01 06
Bóng đèn
thải
Các loại
dụng đo
nhiệt kế,
khí áp
Thuỷ ngân.
Bột huỳnh quang
(Ca
5
(PO
4
)
3
X (X = F, Cl)
Đ, ĐS **
16 01 07
Tủ lạnh,

Máy lạnh
CFC
Đ,ĐS **
16 01 08
Dầu nhớt
xe máy
Dầu sau sử dụng có thể
nhiễm đồng, kẽm hay kim
loại nặng trong động cơ.
Hộ gia
đình đặc
biệt là tài
các cửa
hàng sửa
xe
C, Đ, ĐS **
16 01 09
Sơn, mực
in, nước
đánh bóng
đồ nội thất
Kim loại nặng như Cd, Pb
Các CHC bay hơi( VOCs)
Naphthalene, Toluen,
Xylen.
Phụ gia: formaldehit,
Hộ gia
đình và
các cửa
hàng làm

mộc
C, Đ, ĐS *
16 01 10
Thuốc giặt
tẩy
Bột giặt
Nước rửa
chén
Sodium hypochlorite.
Chlorine.
Sodium hydroxide.
Potassium hydroxide.
Hộ gia
đình, nhà
hàng, xí
nghiệp
nhà máy
Đ, ĐS *
16 01 11
Thuốc và
các loại
thuốc chữa
bệnh quá
hạn sử
dụng.
Tuỳ thuộc vào từng loại
thuốc*
Hộ gia
đình, cửa
hàng bán

tân dược
Đ, ĐS **
16 01 12 Pin, Chì. Hộ gia Đ, ĐS **
Nhóm 16 Trang 20
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
accquy.
Dung dịch acid sulfuaric
đình,
tiệm sửa
xe
16 01 13
Tụ điện,
bản mạch
điện tử
Cadmium
Thủy ngân
Chì
Crom
Hộ gia
đình,
tiệm sửa
chữa điện
tử.
Đ, ĐS **
16 01 14
Bàn ghế gỗ
có chất bảo
quản.
Chlorpyrifos.
Carbendazim

Formaldehit
Pentachlorophenol
Hộ gia
đình, cửa
hàng làm
mộc
Đ, ĐS *
3.2. Cấu tạo hóa học của CTNH sinh hoạt:
3.2.1. Thuốc nhuộm:
+ p-Phenylenediamin(PPD): C
6
H
4
(NH
2
)
2
là một hợp chất hữu cơ với công thức C
6
H
4
(NH
2
)
2
. Dẫn xuất của
anilin này là một chất rắn màu trắng, nhưng mẫu có thể tối do quá trình oxy hóa không
khí. Nó chủ yếu được sử dụng như một thành phần của polyme kỹ thuật và vật liệu tổng
hợp.Nó cũng là một thành phần trong thuốc nhuộm tóc.
+ aminoazobenzene: C

12
H
11
N
3
Amin (còn được viết là amine) là hợp chất hữu cơ có nguyên tử
gốc là nitơ (đạm khí) trong nhóm chức. Những amin có cấu hình tương
tự amoniac (ammonia), nhưng trong đó một (hay một số) nguyên tử hyđrô được thay bằng
nhóm alkyl hay loại nhóm chức khác chứa cacbon (nhóm R).
Bậc của amin chính là số nguyên tử hyđrô được thay thế.Thay thế 1, 2 hoặc 3 nguyên tử
hyđrô, lần lượt ta có amin bậc 1 (primary amine), amin bậc 2 (secondary amine) và amin
bậc 3 (tertiary amine).
Amoniac: Amin bậc 1:Amin bậc 2:Amin bậc 3:
Nhóm 16 Trang 21
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
Khi một hợp chất có nhiều nhóm amin, nó được gọi là diamin, triamin, tetraamin
Còn nếu nhóm amin liên kết với vòng benzen, chúng ta có hợp chất amin thơm. Hợp chất
đơn giản nhất của dãy amin thơm là anilin
+ Xylidine: C
8
H
11
N, hoặc (CH
3
)
2
C
6
H
3

NH
2
- Xylidine là một trong sáu đồng phân của xylen amin, hoặc bất kỳ hỗn hợp của
chúng. Tất cả các đồng phân có mùi độc hại.
- Tính chất vật lý: ổn định và dễ cháy và phản ứng với các tác nhân oxy hóa mạnh
mẽ, nhạy cảm ánh sáng. Thường là chất lỏng màu vàng (trừ 3,4-xylidine đó là rắn)
trở nên tối màu khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng. Có thể trộn với ethanol và
diethyl ether và ít tan trong nước.
- Xylidines được sử dụng chủ yếu trong sản xuất bột màu và thuốc nhuộm, và cũng
có nhiều chất chống oxy hóa, hóa chất nông nghiệp, dược phẩm, và nhiều hóa chất
hữu cơ khác. Ngoài ra, Xylidines cũng được sử dụng như một thành phần của
nhiên liệu tên lửa Tonka.
+ toluene-diaminesulphate (TDS)
3.2.2. Dung dịch rửa móng tay:
+ Aceton: (CH
3
)
2
CO hoặc C
3
H
6
O
Nhóm 16 Trang 22
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
Acetone là thành phần chính trong dung môi pha sơn, một hợp chất
hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng lỏng, không màu, dễ cháy (nhiệt độ tự bốc cháy: 465
0
C),
tan vô hạn trong nước, có mùi thơm đặc trưng nên còn được gọi là “xăng thơm”.

-Dung môi này có khả năng ăn mòn nhựa (plastic) và cao su nên rất nguy hiểm nếu sử
dụng các dụng cụ chứa không đúng tiêu chuẩn. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường,
Acetone có khả năng bay hơi rất mạnh. Nếu dụng cụ chứa bị rò rỉ vì một nguyên nhân
nào đó, Acetone sẽ nhanh chóng hóa hơi và bay là là dưới mặt đất do khối lượng riêng
của nó nặng hơn không khí.
-Với đặc điểm như vậy, hơi Acetone sẽ tập trung ở những chổ trũng, khuất gió và kết
hợp với Oxy trong không khí để trở thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ khi đạt đến một
tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này còn được gọi là khoảng giới hạn nồng độ bắt cháy. Hỗn hợp
này có nhiệt độ bắt cháy rất thấp, nên một khi nó đã được sinh ra thì chỉ cần tiếp xúc với
một tia lửa rất nhỏ cũng đủ để gây cháy, nổ.
3.2.3. Sơn móng tay
+ Toluen:C
7
H
8
hoặc C
6
H
5
CH
3
-Còn gọi là mêtylbenzen hay phenylmêtan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan
trong nước. Toluen là một hyđrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi trong
công nghiệp.
-Là một hyđrocacbon thơm, toluene có khả năng tham gia phản ứng thế ái điện tử. Nhờ có
nhóm mêtyl mà độ hoạt động hóa học của toluene trong phản ứng này lớn gấp 25 lần so
với benzen. Vì vòng thơm khá bền nên cần áp suất cao khi tiến hành phản ứng hyđro
hóa toluen thành mêtylcyclohexan
-Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại
nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính, Nếu tiếp

xúc với toluene trong thời gian đủ dài, có thể bị bệnh ung thư.Người ta thường điều chế
bằng cách tách ra từ sản phẩm chưng cất một số nhựa cây thông, than đá.
+ Nitrocellulose: C
20
H
16
N
4
Nhóm 16 Trang 23
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
a) Tính chất của màng nitrocellulose
Các đặc tính của màng nitrocellulose
· Tốc độ khô cao
· Dễ sử dụng
· Bay hơi dung môi cao
· Tạo màng tốt
· Bóng
· Không dẻo nhiệt
b) Tính chất hoà tan của nitrocellulose
- Một trong những tính chất quan trọng nhất của nitrocellulose là khả năng hoà tan tốt
trong nhiều loại dung môi (ester, ketone, glycoll ether,alcohol…)
- Nitrocellulose hoà tan tạo ra dạng gel nhớt.Dung dịch thu được trong mờ và ít có
màu. Độ nhớt của dung dịch khác nhau do độ dài của chuỗi phân tử.
c) Dung môi của nitrocellulose
- Nitrocellulose hoà tan trong acetic esters(ethyl, isopropyl và butyl acetate : được
dùng thường nhất), ketones( acetone,MEK, MIBK) và vài glycol ethers.
- Cồn không là dung môi thật sự của nitrocellulose,nhưng chúng tạo ra tính tan khi
dùng kết hợp với dung môi thực sự, chúng là dung môi sau cùng.
- Thường sử dụng kết hợp dung môi thực sự, dung môi sau cùng và chất pha loãng
Vd: ethyl acetate/isopropanol/toluene.

c) Quá trình làm khô màng nitrocellulose
- Màng cellulose khô do sự bay hơi của dung môi thật sự. Nitrocellulose tạo màng
khô nhanh. Tốc độ khô có thể được điều khiển bằng cách chọn lựa dung môi có tốc độ
bay hơi khác nhau.
- Một hỗn hợp dung môi có thành phần thích hợp sẽ bay hơi nhanh và tạo một màng
đồng nhất.
+ Dibutyl phthalate: C
16
H
22
O
4
Nhóm 16 Trang 24
Quản lý chất thải nguy hại có trong chất thải sinh hoạt
Dibutyl phthalate (DBP) là một chất làm dẻo thường được sử dụng.Nó cũng được sử dụng
như một phụ gia cho chất kết dính hoặc mực in. Nó hòa tan trong các dung môi hữu cơ
khác nhau, ví dụ trong rượu, ether và benzene. Chất DBP cũng được sử dụng như một
ectoparasiticide.
+ Ethylemethalcrylate: C
6
H
10
O
2
+ Methyl methacrylate: CH
2
=C(CH
3
)COOCH
3

hoặc C
5
H
8
O
2
- Chất lỏng không màu này, methyl este của axit metacrylic (MAA) là một monomer sản
xuất trên quy mô lớn để sản xuất poly (methyl methacrylate) (PMMA).
- PMMA cũng được tìm thấy trong sơn . PMMA không hòa tan trong nước, do đó phân
tán PMMA trong nước đòi hỏi chúng ta sử dụng polymer khác để làm cho nước và
PMMA tương thích với nhau
3.2.4. Các hợp chất dễ bay hơi VOCs (Volatile organic compounds):
+ Nguồn gốc: tự nhiên và nhân tạo.
• Trong tự nhiên, đa số các VOCs có nguồn gốc từ thực vật có trong rễ, lá, hoa, quả;
điển hình là tecpen và isoprene - trong đó isoprene có thành phần hydrocacbon
được thực vật thải ra với số lượng lớn.
• Trong nhân tạo, bao gồm nhóm độc chất: hydrocacbons (methan, ethane, propane,
butane)- các chất tẩy quần áo, chất màu, chất thơm, dầu nhờn,…; hydrocacbon
halogen hóa – chất làm lạnh, chất tẩy dầu mỡ,…;hydrocacbon thơm – sơn, vecni,
chất tẩy rửa gia dụng, chất tẩy mùi tolet,…; ancol – chất lau kính, sơn cửa sổ,
dung môi, chất kết dính,…; xeton andehit – chất sát trùng gia dụng, mỹ phẩm, các
đồ đạc bằng gỗ dán, chất tạo vị
+ Những đặc tính của VOCs: tính chất lý hóa, hoạt tính hóa học, sinh học. Ví dụ:
Nhóm 16 Trang 25

×