Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.8 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
NGÀNH MỸ PHẨM
GVHD : PGS.TS LÊ THANH HẢI
Lớp : QLMT 2012
Nhóm thực hiện : Trần Lê Nhật Giang. MSHV: 1280100037
Trần Thị Khánh Hòa MSHV: 201210017
Võ Châu Duy Bảo MSHV: 1280100030
TP. Hoà Chí Minh, thaùng 12 naêm 2013
MỤC LỤC
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
MỞ ĐẦU
Mục tiêu của tiểu luận
(1) Mục tiêu chung
Xác định được chất thải phát sinh của ngành sản xuất mỹ phẩm và biện pháp quản
lý/xử lý phù hợp.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Lập cơ sở lý thuyết về dòng vật chất đi vào và công nghệ sản xuất của ngành sản
xuất mỹ phẩm; cơ sở xác định, phân loại và xử lý/quản lý chất thải;
- Xác định tính chất chung, các loại chất thải phát sinh và phân loại CTR – CTNH
theo dòng vật chất đầu ra;
- Thực hiện xác định chất thải, phân loại và đề xuất biện pháp quản lý/xử lý phù
hợp theo điển hình Công ty TNHH Mỹ phẩm ARIA Việt Nam;
Trang 3
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM CHẤT THẢI NGUY HẠI


1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại
Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất
hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều
quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa
học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có
nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật
về môi trường. Chẳng hạn như:
- Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính,
có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật (định nghĩa của Philipine).
- Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả
năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu
cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó (định nghĩa
của Canada).
- Ngòai chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng
rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc
các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người
hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác
(theo UNEP, 1985).
- Trong Đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act – 1976: Đạo
luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên) của Mỹ: chất thải (ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn, và
các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi:
• Nằm trong danh mục chất thải chất thải nguy hại do Cục Bảo Vệ Môi Trường
Hoa Kỳ (EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách).
• Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn,
phản ứng và độc tính. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA qui định.
• Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là chất thải nguy hại.
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở
liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tễ trên con
Trang 4
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM

người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính
của chúng lên con người.
Tại Việt Nam, chất thải nguy hại được xác định như sau: (1)
Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng
với một mã CTNH) trong Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
(gọi tắt là Danh mục CTNH), được chia thành hai loại sau:
a) Là CTNH trong mọi trường hợp (có ký hiệu ** trong Danh mục CTNH);
b) Có khả năng là CTNH (có ký hiệu * trong Danh mục CTNH) có ít nhất một tính
chất nguy hại hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH.
Ngày 14/4/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT quy định về Quản lý chất thải nguy hại, nội dung Thông tư nêu rõ
các đặc tính của CTNH, danh mục các chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản
xuất.
1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại (2)
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu
dùng, các họat động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy
hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công
nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ
theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể
chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng
dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung
môi là toluene hay xylene…).
- Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc
hại).
- Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản
xuất hay hàng quá hạn sử dụng…).
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu
khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, acqui các lọai…).

Trang 5
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất
thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp (bảng 1.1). So
với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn
định nhất. Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều,
lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của
người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng
rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực.
1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách như
sau:
- Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản)
- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật
Theo đặc tính
• Tính cháy (Ignitability)
Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện
của chất thải có những tính chất như sau:
1. Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể tích) hay có điểm
chớp cháy (plash point) nhỏ hơn 60
o
C (140
o
F).
2. Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp
phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng)
tạo ra hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
3. Là khí nén
4. Là chất oxy hóa

• Tính ăn mòn (Corrosivity)
pH là thông số thông dụng dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên
thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất
thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có
tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:
Trang 6
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
1. Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5.
2. Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt
độ thí nghiệm là 55
oC
(130
oF
).
• Tính phản ứng (Reactivity)
Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này
thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:
1. Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ
2. Phản ứng mãnh liệt với nước
3. Ở dạng khi trộn với nước có khả năng nổ
4. Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể
gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
5. Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra
khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi
trường.
6. Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh
hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
7. Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ
và áp suất chuẩn.
8. Là chất nổ bị cấm theo Luật định.

• Đặc tính độc (Toxicity)
Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê
danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật của mỗi nước, hiện nay còn phổ
biến việc sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ
(Toxicity Charateristic Leaching Procedure-TCLP) để xác định. Kết quả của các thành
phần trong thí nghiệm được so sánh với giá trị được cho phép trong QCVN
07:2009/BTNMT, nếu nồng độ lớn hơn giá trị trong bảng thì có thể kết luận chất thải đó
là chất thải nguy hại.
1.3. Các phương pháp xử lý CTNH (2)
Trang 7
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
1.3.1. Các phương pháp hoá học và vật lý
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy hại ra khỏi
chất thải bằng các phương pháp tách pha.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hoá học nhằm thay đổi tính chất hoá
học của chất thải để chuyển nó về dạng không nguy hại.
- Lọc: lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi qua môi trường xốp.
Các hạt rắn được giữ lại ở vật liệu lọc. Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chệnh
lệch áp suất gây bởi trọng lực, lực li tâm, áp suất chân không, áp suất dư.
- Kết tủa: là quá trình chuyển chất hoà tan thành dạng không tan bằng các phản ứng
hoá học tạo tủa hay thay đổi thành phần hoá chất trong dung dịch, thay đổi điều
kiện vật lý của môi trường để giảm độ hoà tan của hoá chất, phần không tan sẽ kết
tinh.
Phương pháp kết tủa thường dùng kết hợp với các phương pháp tách chất rắn như
lắng cặn, li tâm và lọc.
- Oxy hoá khử: phản ứng oxy hoá khử là phản ứng trong đó trạng thái oxy hoá của
một chất phản ứng tăng lên trong khi trạng thái oxy hoá cuả một chất khác giảm
xuống.
- Bay hơi: bay hơi là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp
cấp nhiệt để hoá hơi chất lỏng. Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử

lý sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lý cuối cùng.
- Đóng rắn và ổn định chất thải: đóng rắn là làm cố định hoá học, triệt tiêu tính lưu
động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp võ bền vững tạo thành một khối
nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao. Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động
của chất nguy hại trong môi trường.
1.3.2. Các phương pháp sinh học
Chất thải nguy hại cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếu
khí và yếm khí như chất thải thông thường. Tuy nhiên, bổ sung chủng loại vi sinh phải
thích hợp và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Trang 8
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
- Quá trình hiếu khí: quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình hoạt động của vi
sinh vật chuyển chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ (quá trình khoáng hoá) trong
điều kiện có oxy. Sản phẩm của quá trình là CO
2
, H
2
O.
- Quá trình yếm khí: quá trình xử lý sinh học yếm khí là quá trình khoáng hoá, nhờ
vi sinh vật ở điều kiện không có oxy. Công nghệ xử lý sinh học yếm khí tạo thành
sản phẩm khí sinh học CH
4
chiếm phần lớn, CO
2
và H
2
, N
2
, H
2

S, NH
3
.
1.3.3. Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải)
Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác và áp dụng cho các
chất thải có khả năng cháy được, cả chất thải nguy hại rắn, lỏng, khí…
Tuỳ theo các thành phần của chất thải mà khí thải sinh ra có thành phần khác và
nhờ vào sự oxy hoá và phân huỷ nhiệt độ, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá
vỡ cấu trúc, các sản phẩm cháy thông thường được tạo ra là bụi, CO
2
, CO, SO
x
, NO
x
. Tuy
nhiên việc thiêu đốt chất thải nguy hại thường tạo ra tỉ lệ % không nhỏ các khí: HCl, HS,
Cl
2
và một số khí độc hại khác như dioxin và furan. Như vậy xử lý bằng phương pháp đốt
có các ưu điểm: phân huỷ hầu như hoàn toàn chất hữu cơ, nhiệt độ đốt lớn hơn >1500
0
C
thì tỷ lệ phân huỷ chất hữu cơ đạt đến 99,9999%, thời gian xử lý nhanh, diện tích công
trình nhỏ, gọn.
Bên cạnh đó phương pháp này có một số nhược điểm: đó là tạo ra khí dioxin và
furan nhất là điều kiện đốt không được giám sát chặt chẽ.
Để hạn chế dioxin và furan trong quá trình đốt chất thải nguy hại, chất thải rắn thì
chúng ta khống chế nhiệt độ cho lò đốt ở hai cấp nhiệt đố nguồn sơ cấp: 700 – 1000
0
C,

nhiệt độ nguồn thứ cấp > 1200
0
C. Sau đó khí thải lò đốt sẽ được giảm nhiệt nhiệt độ ngay
lập tức trước khí cho qua hệ thốngxử lý khí thải. Thông thường nhiệt độ giảm từ 120 –
200
0
C
Thông thường để nâng cao nhiệt độ thứ cấp tức nâng cao hiệu suất đốt và hiệu suất
xử lý thành phần nguy hại thì cần chú ý đến các yếu tố sau:
+ Độ kín của bồn
+ Thể tích của bồn
+ Chế độ của quá trình cháy (tỷ lệ oxy vào) có thể đốt điện
+ Việc xáo trộn rác
+ Hiệu ứng xoáy của bồn đất.
Trang 9
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
1.3.4. Phương pháp chôn lấp an tòan chất thải nguy hại
Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống Quản lý Chất thải
nguy hại. Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nhằm làm giảm độc tính, giảm
thiểu khả năng phát tán chất thải vào Môi trường.
Các chất thải nguy hại được phép chôn lấp vào Bãi chôn lấp cần đáp ứng các tiêu
chuẩn sau:
+ Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ)
+ Tiềm năng nước rỉ thấp
+ Không có chất lỏng
+ Không có chất nổ
+ Không có chất phóng xạ
+ Không có lốp xe
+ Không có chất thải lây nhiễm
Thông thường các Chất thải nguy hại được chôn lấp bao gồm:

+ Chất thải kim loại có chứa chì
+ Chất thải có chứa thành phần Thuỷ ngân
+ Bùn xi mạ và bùn kim loại
+ Chất thải amiăng
+ Chất thải rắn có Xyanua
+ Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại
+ Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải
Trong quá trình chôn lấp cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự
tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau, các chất khí sinh ra và
nước rò rỉ từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh.
Khi vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải thực hiện các biện pháp quan
trắc Môi tường, công việc này cũng phải thực hiện sau khi đã đóng bãi. Sau khi đóng bãi,
việc bảo trì bãi cũng rất quan trọng. Do đó công tác quan trắc bãi chôn lấp trong thời gian
hạot động và sau khi đóng cửa bãi chôn lấp cần phải thực hiện nghiêm túc.
Muốn việc vận hành và quan trắc Bãi chôn lấp có hiệu quả cần phải tuân thủ một
số nguyên tắc khi lựa chọn, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp Chất thải nguy hại.
Trang 10
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN NGÀNH MỸ PHẨM
2.1. Phân loại mỹ phẩm
Mỹ phẩm có tên tiếng Pháp là Cosmétiques, tiếng Anh là Cosmetics có nguồn gốc
từ tiếng Hy Lạp Kosmein có nghĩa là làm đẹp.
Vài mươi năm trước, mỹ phẩm được bào chế theo cách thủ công và sử dụng theo
kinh nghiệm của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Người sáng lập ra công ty mỹ phẩm nổi
tiếng thế giới đã từng pha chế mỹ phẩm trong “nhà bếp” với những dụng cụ pha chế như
dụng cụ nấu bếp. Ngày nay, công nghiệp mỹ phẩm được thực hiện trong những phòng thí
nghiệm tối tân, quy tụ các chuyên viên của nhiều ngành (hóa học, sinh học, y học, vật lý
học, dược học …) và được trang bị những máy mọc hịện đại nhất: máy phân tích hình
ảnh, máy siêu âm, máy cộng hưởng từ hạt nhân. Việc nuôi cấy được da người trong

phòng thí nghiệm (da nhân tạo sống) đã góp phần quan trong vào sự tiến triển của ngành
mỹ phẩm: mỹ phẩm thử nghiệm sẽ được bôi lên da nhân tạo rồi sẽ được khảo sát nhanh
chóng tác dụng trên da, tính thấm, tính độc hại, mà không cần phải thử nghiệm trên da
người bình thường mất nhiều thời gian.
Tại Việt Nam, việc quản lý các sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo Hiệp định
hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm giữa các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN) tại thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 (3). Trong đó,
các sản phẩm mỹ phẩm được định nghĩa như sau:
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những
bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và
cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm
sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc
giữ cơ thể trong điều kiện tốt
Việc phân loại mỹ phẩm tại Việt Nam được thực hiện theo thông tư số
06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011, bao gồm các loại:
 Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)
 Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
 Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
 Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,…
Trang 11
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
 Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,…
 Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….
 Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,…)
 Sản phẩm tẩy lông
 Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
 Sản phẩm chăm sóc tóc
- Nhuộm và tẩy màu tóc
- Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
- Các sản phẩm định dạng tóc

- Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)
- Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu),
- Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
 Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa, )
 Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
 Sản phẩm dùng cho môi
 Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
 Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân
 Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài
 Sản phẩm chống nắng
 Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng
 Sản phẩm làm trắng da
 Sản phẩm chống nhăn da
 Sản phẩm khác (đề nghị ghi rõ)
2.2. Công nghệ sản xuất (4)
Các dòng mỹ phẩm khác nhau đều có những công nghệ sản xuất và nguyên liệu
đầu vào riêng biệt. Tuy nhiên, quy trình công nghệ sản xuất mỹ phẩm tổng quát có thể
được thể hiện trong hình 2.1.
Trang 12
Sản phẩm
Cặn hóa chất
Giẻ lau dính hóa chất
Sản phẩm rơi vãi
Vật liệu hấp phụ, hấp thụ của HTXL chất thải
Chiết – Rót – Định hình
Đóng gói – Vô chai
Bao bì kim loại
Bao bì giấy
Nhãn mác
Sản phẩm hỏng

Điện, nước, dung môi, hóa chất nguyên liệu
Kiểm tra
Nghiền - Phối trộn - Hòa trộn
Phế phẩm nguyên vật liệu
Vật liệu hấp phụ, hấp thụ của HTXL chất thải
Bao bì nguyên vật liệu
Chuẩn bị
nguyên liệu
Sản phẩm hư hỏng
Qui trình
Chất thải
Sản phẩm thu hồi, hết hạn sử dụng
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
Hình 2.1. Quy trình sản xuất của ngành mỹ phẩm
Mỗi ngành hàng có sản phẩm đầu ra khác nhau, tuy nhiên vẫn có chung quá trình
sản xuất tổng quát cơ bản như trên.
Chuẩn bị nguyên liệu: các nguyên liệu dạng rắn (phẩm màu, bột) được nghiền, dầu
khoáng và nước trộn riêng và sau đó phối trộn với tất cả các thành phần nguyên liệu với
thời gian và nhiệt độ thích hợp, để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Ứng với mỗi sản phẩm
sẽ có bồn hòa trộn riêng và quá trình cơ học thích hợp để phối trộn.
Thành phẩm có thể được lọc trước khi chiết rót vào chai, lo hoặc bình xịt đối với
các sản phẩm dạng lỏng, dạng kem hoăc định hình đối với các sản phẩm dạng rắn.
Trang 13
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
Điểm khác biệt của công nghệ sản xuất các dòng mỹ phẩm chủ yếu ở khâu phối
trộn nguyên liệu và chiết rót thành phẩm. Qua đó, các thành phần chất thải phát sinh cũng
khác nhau tùy theo dòng mỹ phẫm:
Hình 1.2. Phân loại chất thải đặc trưng từ các dòng sản phẩm
2.3. Nguyên vật liệu sử dụng
Theo Hiệp định hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm giữa các thành viên Hiệp hội các

nước Đông Nam Á và các quy định hiện hành của Châu Âu và Hòa Kỳ, các nguyên vật
liệu được phép sử dụng, bị cấm hoặc sử dụng có giới hạn trong ngành mỹ phẩm như sau:
- Các hóa chất cấm sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm: có 1373 danh mục hóa chất bị
cấm sử dụng (5), (6);
- Các hóa chất được sử dụng có giới hạn: có 252 hóa chất/nhóm hóa chất chỉ được
phép sử dụng với nồng độ giới hạn (5);
- Các thành tố tạo màu được sử dụng hoặc sử dụng có giới hạn: có 155 hóa chất/nhóm
hóa chất (5);
Trang 14
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
- Các chất bảo quản được sử dụng hoặc sử dụng có giới hạn: có 59 hóa chất/nhóm
hóa chất (5);
- Các chất được phép sử dụng hoặc sử dụng có giới hạn trong sản phẩm chống tia
UV: có 35 hóa chất/nhóm hóa chất (5);
Thành phần nguyên vật liệu sử dụng trong mỹ phẩm rất đa dạng và có thể được
chia thành những nhóm chính như sau (7):
a.
Phthalates
Phthalates là một nhóm các nội tiết gây ảnh hưởng hóa chất được tìm thấy trong
mỹ phẩm như sơn móng tay và trong tổng hợp hương thơm cả nước hoa và các thành
phần hương thơm trong các sản phẩm mỹ phẩm khác. Phthalate tiếp xúc có liên quan đến
tuổi dậy thì sớm ở bé gái, một yếu tố nguy cơ ung thư vú. Một số phthalates cũng hoạt
động như estrogen yếu trong hệ thống nuôi cấy tế bào
Phthalate thường được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa, sơn nhằm làm thay
đổi tính chất cơ bản của vật liệu. Nó có thể làm cho nhựa cứng hơn, dẻo hơn, trong suốt
hơn hoặc làm cho sơn cứng hơn tùy theo loại Phthalate.
Hiện tại, có một số loại Phthalate đang bị cấm sử dụng ở thị trường Mỹ gồm:
• Butyl benzyl phthalate (BBP)
• Dibutyl phthalate (DBP)
• Di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) hay còn gọi là Dioctyl phthalate

• Di-n-octyl phthalate (DNOP)
• Di-iso-nonyl phthalate (DINP)
Trang 15
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
• Di-iso-decyl phthalate (DIDP)
• Dihexyl phthalate (DnHP)
Bảng 2.1. Các loại Phthalate thông dụng
Tên Viết tắt Công thức hóa học Số CAS
Dimethyl phthalate DMP C
6
H
4
(COOCH
3
)
2
131-11-3
Diethyl phthalate DEP C
6
H
4
(COOC
2
H
5
)
2
84-66-2
Diallyl phthalate DAP C
6

H
4
(COOCH
2
CH=CH
2
)
2
131-17-9
Di-n-propyl
phthalate
DPP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
2
CH
3
]
2
131-16-8
Di-n-butyl
phthalate
DBP C
6
H
4

[COO(CH
2
)
3
CH
3
]
2
84-74-2
Diisobutyl
phthalate
DIBP C
6
H
4
[COOCH
2
CH(CH
3
)
2
]
2
84-69-5
Butyl cyclohexyl
phthalate
BCP CH
3
(CH
2

)
3
OOCC
6
H
4
COOC
6
H
11
84-64-0
Di-n-pentyl
phthalate
DNPP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
4
CH
3
]
2
131-18-0
Dicyclohexyl
phthalate
DCP C
6

H
4
[COOC
6
H
11
]
2
84-61-7
Butyl benzyl
phthalate
BBP CH
3
(CH
2
)
3
OOCC
6
H
4
COOCH
2
C
6
H
5
85-68-7
Di-n-hexyl
phthalate

DNHP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
5
CH
3
]
2
84-75-3
Diisohexyl
phthalate
DIHxP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
3
CH(CH
3
)
2
]
2
146-50-9

Diisoheptyl
phthalate
DIHpP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
4
CH(CH
3
)
2
]
2
41451-28-9
Butyl decyl
phthalate
BDP
CH
3
(CH
2
)
3
OOCC
6
H
4

COO(CH
2
)
9
CH
3
89-19-0
Trang 16
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
Tên Viết tắt Công thức hóa học Số CAS
Di(2-ethylhexyl)
phthalate
DEHP, DOP
C
6
H
4
[COOCH
2
CH(C
2
H
5
)
(CH
2
)
3
CH
3

]
2
117-81-7
Di(n-octyl)
phthalate
DNOP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
7
CH
3
]
2
117-84-0
Diisooctyl
phthalate
DIOP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
5
CH(CH
3

)
2
]
2
27554-26-3
n-Octyl n-decyl
phthalate
ODP
CH
3
(CH
2
)
7
OOCC
6
H
4
COO(CH
2
)
9
CH
3
119-07-3
Diisononyl
phthalate
DINP C
6
H

4
[COO(CH
2
)
6
CH(CH
3
)
2
]
2
28553-12-0
Di(2-Propyl
Heptyl) phthalate
DPHP
C
6
H
4
[COOCH
2
CH(CH
2
CH
2
CH
3
)
(CH
2

)
4
CH
3
]
2
53306-54-0
Diisodecyl
phthalate
DIDP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
7
CH(CH
3
)
2
]
2
26761-40-0
Diundecyl
phthalate
DUP C
6
H
4

[COO(CH
2
)
10
CH
3
]
2
3648-20-2
Diisoundecyl
phthalate
DIUP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
8
CH(CH
3
)
2
]
2
85507-79-5
Ditridecyl
phthalate
DTDP C
6

H
4
[COO(CH
2
)
12
CH
3
]
2
119-06-2
Diisotridecyl
phthalate
DIUP C
6
H
4
[COO(CH
2
)
10
CH(CH
3
)
2
]
2
68515-47-9
b.
Triclosan

Triclosan được sử dụng trong xà phòng kháng khuẩn, chất khử mùi và kem đánh
răng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Loại hóa chất được phân loại như
một loại thuốc trừ sâu, có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể, đặc biệt là hệ thống
kích thích tố tuyến giáp, trong đó quy định sự trao đổi chất và có thể phá vỡ sự phát triển
vú bình thường. Sử dụng rộng rãi triclosan cũng có thể đóng góp cho vi khuẩn kháng với
các kháng sinh
Trang 17
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
C
12
H
7
Cl
3
O
2
Triclosan là một chất kháng khuẩn và kháng nấm. Nó là một phenoxy polychloro
phenol . Mặc dù nhiều sản phẩm tiêu dùng chứa triclosan, theo Cục Quản lý Thực phẩm
và Dược phẩm (FDA) ở thời điểm hiện tại không có bằng chứng cho thấy triclosan trong
các sản phẩm chăm sóc cá nhân cung cấp một lợi ích khác cho sức khỏe ngoài tác dụng
chống viêm lợi của nó trong kem đánh răng.
[ 1 ]
Các FDA không khuyến cáo sử dụng thay
đổi của người tiêu dùng các sản phẩm có chứa triclosan cách này hay cách khác do bằng
chứng an toàn hiện nay không đủ.
Đây là một dạng bột màu trắng rắn với thơm / phenolic mùi nhẹ. Nó là
một clo hợp chất thơm có nhóm chức năng đại diện của cả hai ete và phenol . Phenol
thường có tính kháng khuẩn. Triclosan chỉ hòa tan nhẹ trong nước, nhưng hòa tan
trong ethanol , methanol . Triclosan có thể được tổng hợp từ 2,4-dichlorophenol .
Một số tạp chất phổ biến là: 2,4-dichlorophenol, 3 chlorophenol, 4 chlorophenol,

2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-furan, 2,8
-dichlorobenzo-furan, 2,8-dichlorobenzo-p-dioxin, 1,3,7-trichlorodibenzo-p-dioxin và
2,4,8-trichlorodibenzo-furan
Triclosan là một hợp chất thơm khử trùng bằng clo với kháng khuẩn, kháng nấm
và kháng vi rút (được bán dưới nhiều tên thương mại, bao gồm cả UltraFresh, Amicor, và
BioFresh). Triclosan cũng là một thành phần trong một số thuốc trừ sâu, nệm, vật liệu
cách nhiệt, và sàn, bao gồm gỗ, gỗ chế, và thảm với mục đích làm chậm hoặc ngăn chặn
sự phát triển của vi khuẩn, nấm , và nấm mốc. Triclosan thẩm thấu qua da khi tiếp xúc
và đi vào máu. Rủi ro hiện tại của mối quan tâm cho sức khỏe con người, bao gồm dị
ứng, ung thư, sinh sản, nội tiết và các hiệu ứng độc thần kinh
c.
1,4-dioxane
1,4-dioxan không được liệt kê trên nhãn thành phần. Nó là một chất gây ô nhiễm
có nguồn gốc từ dầu mỏ được hình thành trong quá trình sản xuất dầu gội, sữa tắm, các
sản phẩm tắm của trẻ em và mỹ phẩm sudsing khác. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung
thư (IARC) đã xếp nó như là một chất có thể gây ung thư, và Chương trình chất độc quốc
gia (NTP) đã xác định nó như là một chất dự đoán gây ung thư
Trang 18
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
C
4
H
8
O
2
1,4-dioxane , thường được gọi là dioxan vì 1,2 và 1,3 đồng phân của dioxane là rất
hiếm, là một dị vòng hợp chất hữu cơ . Nó là một chất lỏng không màu ngọt ngào mờ
nhạt mùi tương tự như của diethyl ether . Nó được phân loại như một ether . Dioxan được
sử dụng chủ yếu làm chất ổn định cho các dung môi trichloroethane . Nó thỉnh thoảng
được sử dụng là một dung môi cho một loạt các ứng dụng thực tế cũng như trong phòng

thí nghiệm.
Dioxan có LD
50
của 5170 mg / kg. hợp chất này gây kích thích mắt và đường hô
hấp. . Tiếp xúc có thể gây thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, gan và thận, do tai
nạn lao động tiếp xúc với 1,4-dioxan đã dẫn đến một số trường hợp tử vong. dioxan
được phân loại bởi IARC như một Nhóm 2B chất gây ung thư : có thể gây ung thư cho
con người vì nó là một chất gây ung thư được biết đến trong các động vật khác. Các Cơ
quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ phân loại dioxan như một chất có thể xảy ra chất gây
ung thư. Như một số ete khác, dioxan kết hợp với oxy trong không khí khi tiếp xúc kéo
dài với không khí để hình thành khả năng gây nổ peroxit . chưng cất của dioxanes tập
trung những peroxit tăng sự nguy hiểm.
Dioxan đã ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm ở một số khu vực. Dioxan ở cấp độ 1
mg /l đã được phát hiện tại nhiều địa điểm ở M. Nó cũng có độc tính thấp với cuộc sống
dưới nước và có thể được phân hủy qua một số con đường. Những vấn đề đang trở nên
trầm trọng kể từ khi dioxan hòa tan cao trong nước, không dễ dàng liên kết với đất, và dễ
dàng bị tan vào nước ngầm. Nó cũng có khả năng kháng tự nhiên xảy ra quá trình phân
hủy sinh học. Do các đặc tính này, một chùm dioxan thường lớn hơn nhiều so với chùm
dung môi có liên quan.
Như một sản phẩm phụ của quá trình ethoxylation , một số thành phần có trong
sản phẩm làm sạch và giữ ẩm, và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như chất khử mùi, dầu
gội, kem đánh răng và nước súc miệng. Quá trình ethoxylation làm cho sạch, chẳng hạn
như sodium lauryl sulfate, ít mài mòn và cung cấp tăng cường tính tạo bọt. 1,4-dioxane
được tìm thấy với số lượng nhỏ trong một số mỹ phẩm, một chất chưa được kiểm soát sử
dụng trong mỹ phẩm ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ
d.
Parabens
Parabens là một nhóm các hợp chất được sử dụng rộng rãi như một tác nhân kháng
nấm, kháng khuẩn và chất bảo quản trong các loại kem, thuốc nước, thuốc mỡ và các mỹ
Trang 19

CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
phẩm khác, bao gồm cả nách khử mùi. Chúng được hấp thu qua da và đã được xác định
trong mẫu sinh thiết các khối u vú
Parabens là một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi như chất bảo quản bởi mỹ
phẩm và dược phẩm các ngành công nghiệp. Paraben là chất bảo quản có hiệu quả trong
nhiều loại công thức. Các hợp chất và muối của chúng, được sử dụng chủ yếu cho diệt
khuẩn và diệt nấm thuộc tính.Chúng có thể được tìm thấy trong dầu gội , thương mại chất
dưỡng ẩm , gel cạo râu , dầu bôi trơn cá nhân , dược phẩm, giải pháp phun thuộc
da, trang điểm , và kem đánh răng . Họ cũng được sử dụng làm phụ gia thực phẩm .
Hiệu quả của họ như chất bảo quản, kết hợp với chi phí của họ thấp, có thể giải
thích tại sao paraben rất phổ biến. Nó đang trở nên ngày càng gây tranh cãi, bởi vì đã
được tìm thấy trong ung thư vú khối u (trung bình 20 nanogram / g mô. Parabens cũng đã
thể hiện khả năng bắt chước một chút estrogen (một hormone được biết đến với vai trò
trong sự phát triển của bệnh ung thư vú). Không có liên kết trực tiếp hiệu quả giữa
paraben và ung thư đã được thành lập, tuy nhiên. mối quan tâm khác là estrogen bắt
chước khía cạnh của paraben có thể là một yếu tố trong sự phổ biến ngày càng tăng của
tuổi dậy thì sớm trong cô gái
e.
Ethylene Oxide
Ethylene oxide được tìm thấy trong nước hoa và thường được sử dụng để sản xuất
các thương hiệu phổ biến của dầu gội đầu. Nó được phân loại là chất gây ung thư được
biết đến và là một trong 48 những hóa chất Chương trình chất độc quốc gia (NTP) xác
định là chất gây ung thư vú ở động vật
C
2
H
4
O
Ethylene oxide, còn được gọi là oxirane , là các hợp chất hữu cơ với công
thức C 2 H 4 O . Nó là một ête vòng. (. Một ête vòng bao gồm một ankan với một nguyên

tử oxy liên kết với hai nguyên tử carbon của ankan, tạo thành một vòng) Ethylene oxide
Trang 20
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
là một chất khí không màu, dễ cháy ở nhiệt độ phòng, có mùi thoang thoảng ngọt ngào,
nó là đơn giản epoxide : một ba vòng thành bao gồm một nguyên tử oxy và hai nguyên tử
carbon. Vì cấu trúc phân tử đặc biệt của nó, ethylene oxide dễ dàng tham gia phản ứng
cộng , ví dụ như, mở vòng của nó và do đó dễ dàng trùng hợp . Ethylene oxide là đồng
phân với acetaldehyde và với rượu vinyl .
Mặc dù nó là một nguyên liệu quan trọng với các ứng dụng đa dạng, bao gồm sản
xuất các sản phẩm như polysorbate 20 và polyethylene glycol được thường có hiệu quả
hơn và ít độc hại hơn so với vật liệu thay thế, ethylene oxide chính nó là một chất rất độc
hại: ở nhiệt độ phòng nó là một chất dễ cháy , gây ung thư, gây đột biến , khí khó chịu, và
gây mê với hương thơm sai lạc dễ chịu.
Mặc dù quá nguy hiểm đối với hộ gia đình sử dụng trực tiếp và thường không
quen thuộc với người tiêu dùng, ethylene oxide được sử dụng trong công nghiệp để làm
nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng như các hóa chất không tiêu dùng và trung gian. Ethylene
oxide rất quan trọng để sản xuất chất tẩy rửa, chất làm đặc, dung môi, chất dẻo và hóa
chất hữu cơ khác nhau như ethylene glycol , ethanolamines, glycol đơn giản và phức tạp,
ete polyglycol và các hợp chất khác. Như một loại khí độc không để lại dư lượng trên các
mặt hàng nó liên lạc, ethylene oxide tinh khiết là một chất khử trùng được sử dụng rộng
rãi trong các bệnh viện và các ngành công nghiệp thiết bị y tế để thay thế hơi trong việc
khử trùng các công cụ nhạy cảm với nhiệt và thiết bị, chẳng hạn như ống tiêm nhựa dùng
một lần.
Ethylene oxide là vô cùng dễ cháy nổ và được sử dụng như một thành phần chính
của vũ khí thermobaric ; do đó, nó thường được xử lý và vận chuyển như một chất lỏng
làm lạnh
f.
1,3-butadiene
Kem cạo râu, kem chống nắng và phương pháp điều trị chống nấm có chứa các
isobutene có thể bị nhiễm các chất gây ung thư 1,3-butadien. Phơi nhiễm xảy ra chủ yếu

thông qua đường hô hấp. Hóa chất này đã được tìm thấy làm tăng khối u vú ở loài gặm
nhấm.
C
4
H
6
Đây là một hóa chất công nghiệp quan trọng được sử dụng như
một monomer trong sản xuất cao su tổng hợp . Khi từ butadien được sử dụng, hầu hết
thời gian nó đề cập đến 1,3-butadien.
Trang 21
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
Kết quả phơi nhiễm cấp tính trong kích thích niêm mạc, mức độ cao hơn có thể
gây ra hậu quả thần kinh như mờ mắt, mệt mỏi, nhức đầu và chóng mặt. Tiếp xúc với da
có thể dẫn đến tê cóng.
Tiếp xúc lâu dài có liên quan đến bệnh tim mạch, có một liên kết phù hợp với
bệnh bạch cầu, và liên kết yếu với bệnh ung thư khác. 1,3 butadien được liệt kê như là
một tiếng chất gây ung thư , các Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (NRDC) liệt kê
một số cụm bệnh bị nghi ngờ có liên quan đến hóa chất này
1,3-butadien cũng là một chất bị nghi ngờ gây quái thai . tiếp xúc kéo dài và quá
mức có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cơ thể con người, máu, não, mắt, tim,
thận, phổi, mũi và cổ họng có tất cả được hiển thị để phản ứng với sự hiện diện của quá
1,3-butadien. Ngoài ra còn có một thiếu số liệu cho các tác động của butadien trên sinh
sản và phát triển cho thấy xảy ra ở chuột, nhưng các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy
thở butadien trong khi mang thai có thể tăng số lượng các dị tật bẩm sinh, và con người
có hệ thống hormone tương tự như động vật. Lưu trữ của butadien như một, khí nén hoá
lỏng mang một nguy hiểm cụ thể và khác thường.
g.
Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs)
Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) là một nhóm các hóa chất có trong tự nhiên
như than đá, dầu thô và xăng. Một trong những PAHs phổ biến hơn là naphthalene. Một

số mỹ phẩm và dầu gội đầu được thực hiện với nhựa than đá và do đó có thể chứa PAHs.
Họ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Polycyclic aromatic hydrocarbons ( PAH s), còn được gọi là hydrocarbon nhiều
thơm hoặc các hydrocacbon thơm đa vòng , là chất gây ô nhiễm không khí mạnh đó bao
gồm hợp nhất thơm nhẫn và không chứa các nguyên tử khác hoặc mang nhóm thế .
Naphthalene là một ví dụ đơn giản nhất của một PAH . PAH xảy ra trong dầu , than đá ,
và nhựa tiền gửi, và được sản xuất như sản phẩm phụ của việc đốt nhiên liệu (cho dù là
nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối).
Như một chất gây ô nhiễm, họ được quan tâm bởi vì một số hợp chất đã được xác
định là chất gây ung thư , gây đột biếnvà gây quái thai . PAHs cũng được tìm thấy trong
các loại thực phẩm đã nấu chín. Nghiên cứu cho thấy mức độ cao của PAHs được tìm
thấy, ví dụ, trong thịt nấu chín ở nhiệt độ cao như nướng hoặc nướng, và trong cá hun
khói.
h.
Chiết xuất từ nhau thai
Chiết xuất từ nhau thai có nguồn gốc từ nhau thai người, động vật và được sử
dụng trong cân bằng tóc, dầu gội và các loại chăm sóc tóc khác, đặc biệt là những thị
trường cho phụ nữ da màu. Chương trình chất độc quốc gia (NTP) đã xác định
Trang 22
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
progesterone, chất gây ô nhiễm hormone quan trọng trong chiết xuất nhau thai, như một
chất gây ung thư dự đoán hợp lý.
i.
Chì
Chì (Pb) có thể là một chất gây ô nhiễm trong hơn 650 sản phẩm mỹ phẩm, bao
gồm cả kem chống nắng, kem nền, sơn móng, son môi và kem đánh răng làm trắng,. Chì
là một chất độc thần kinh đã được chứng minh, liên quan đến học tập, ngôn ngữ và các
vấn đề về hành vi. Nó cũng liên quan đến sẩy thai, giảm khả năng sinh sản ở nam giới và
phụ nữ, và sự chậm trễ trong khởi đầu tuổi dậy thì ở các bé gái
j.

Nhôm
Nhôm (Al) được tìm thấy trong một số chất chống mồ hôi dưới cánh tay . Như
cadmium , nhôm là một kim loại bắt chước estrogen và cũng có thể gây ra thiệt hại trực
tiếp đến DNA . Các nghiên cứu đã không thể hiện một liên kết trực tiếp quan hệ nhân quả
với nguy cơ ung thư vú, nhưng các mô vú đã được chứng minh sự tập trung nhôm ở cùng
khu vực có tỷ lệ cao nhất của ung thư vú được chẩn đoán ban đầu .
k.
Chất chống nắng
Nhiều loại kem chống nắng có chứa hóa chất gây tác hoạt động estrogen đáng kể ,
được đo bằng sự gia tăng trong tỷ lệ gia tăng của các tế bào ung thư vú trong ống nghiệm.
Nghiên cứu cho thấy các hóa chất này được tích lũy trong động vật hoang dã và con người
Trang 23
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
CHƯƠNG III
CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ NGÀNH MỸ PHẨM
3.1. Các loại CTNH phát sinh
Cơ sở xác định chất thải nguy hại từ ngành mỹ phẩm
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của BTNMT quy định về Quản lý chất
thải nguy hại, nội dung Thông tư nêu rõ các đặc tính của CTNH (8);
- Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng Chất thải
nguy hại;
Bảng 3.1. Các loại CTNH phát sinh trong ngành mỹ phẩm theo Thông tư 12/2011/TT-
BTNMT ngày 14/4/2011
STT Tên chất thải Mã số
QL
CTNH
Tính
chất
nguy hại
Trạng

thái
tồn tại
Ngưỡng
CTNH
1.
Dịch cái thải và dung dịch tẩy rửa
thải có gốc nước
03 06 01 Đ, C Lỏng **
2.
Dịch cái thải, dung dịch tẩy rửa và
dung môi có gốc halogen hữu cơ
03 06 02 Đ, ĐS, C Lỏng **
3.
Các loại dịch cái thải, dung dịch tẩy
rửa và dung môi hữu cơ thải khác
03 06 03 Đ, ĐS, C Lỏng **
4.
Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng
cất có chứa các hợp chất halogen
03 06 04 Đ, ĐS
Rắn
/Lỏng
**
5.
Các loại cặn phản ứng và cặn đáy
tháp chưng cất khác
03 06 05 Đ, ĐS
Rắn
/Lỏng
**

6.
Chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc
có chứa các hợp chất halogen
03 06 06 Đ, ĐS Rắn **
7.
Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng
và bã lọc khác
03 06 07 Đ, ĐS Rắn **
8.
Bùn thải có chứa các thành phần nguy
hại từ quá trình xử lý nước thải
03 06 08 Đ, ĐS Bùn *
Các sản phẩm chưa qua sử dụng bị
loại bỏ từ quá trình sản xuất
19 03
Trang 24
CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM
STT Tên chất thải Mã số
QL
CTNH
Tính
chất
nguy hại
Trạng
thái
tồn tại
Ngưỡng
CTNH
9.
Hóa mỹ phẩm bị hư/quá hạn sử dụng

(vô cơ)
19 03 01 Đ, ĐS Lỏng **
10.
Hóa mỹ phẩm bị hư/quá hạn sử dụng
(hữu cơ)
19 03 02 Đ, ĐS Lỏng **
Bao bì thải 18 01
11. Bao bì mềm thải 18 01 01 Đ, ĐS *
12.
Bao bì cứng thải bằng kim loại bao
gồm cả bình chứa áp suất bảo đảm
rỗng hoàn toàn
18 01 02 Đ, ĐS *
13.
Bao bì cứng thải bằng nhựa có
chứa/bị nhiễm các thành phần nguy
hại
18 01 03 Đ, ĐS Rắn *
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau
và vải bảo vệ thải
18 02
14.
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả
vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã
khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị
nhiễm các thành phần nguy hại
18 02 01 Đ, ĐS Rắn *
Các bình chứa áp suất và hoá chất
thải
19 05

15.
Hóa chất và hỗn hợp hóa chất thải từ
PTN
19 05 02 Đ, ĐS Lỏng *
Bảng 3.2. Các thành phần nguy hại phát sinh trong ngành mỹ phẩm theo USEPA (9)
STT LOẠI CHẤT
THẢI
KÍ HIỆU/TÊN GỌI
KHÁC
ĐỘC TÍNH CHỈ SỐ
UN/NA
CHẤT THẢI AXIT/KIỀM MẠNH
1 Amoni Hydroxit Amoni Hydroxit,
NH4OH, Amoniac
Chất ăn mòn NA2672
2 Axit Bromhydric HBr Chất ăn mòn UN1788
3 Axit Clohydric HCl, axit muriatic Chất ăn mòn NA1789
Trang 25

×