Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT.H.PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON VÀM XÁNG Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc

Nhơn Nghĩa, ngày 18 tháng 2 năm 2013
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2012-2013
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CƠ SỞ VẬT CHẤT
-Họ và tên: NGUYỄN THỊ MINH TRANG
-Đơn vị: Trường mầm non Vàm Xáng
-Chức vụ: Hiệu trưởng
I.Đặt vấn đề:
Nhiệm vụ của trường mầm non là: "Tiếp nhận, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0-6
tuổi". Các bé khi đến trường còn chưa biết đi, chưa biết nói, mọi sinh hoạt ban đầu hoàn
toàn nhờ vào cô giáo. Nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường còn vô cùng lo lắng,
không biết các cô giáo mầm non có chăm sóc con mình được chu đáo được hay không.
Đặc biệt là với các cháu bị suy dinh dưỡng, các bé biếng ăn các bậc cha mẹ không tránh
khỏi những băn khoăn trăn trở, đang giờ làm việc cũng tranh thủ đến xem con có khóc
không, ăn có được nhiều không? Tôi chỉ ước mong làm sao nuôi cho các bé khoẻ, dạy
cho các bé ngoan, các bé thoải mái tìm tòi và khám phá, tạo cho các bé có sân chơi để
các bé có dịp trải nghiệm những gì bé được cô dạy ở trường và cả những gì bé tự khám
phá được. Những gì các bé làm được là một món quà quý giá mà các bé tặng cho chúng
tôi.
Tâm huyết là thế nhưng trên thực tế trường mầm non Vàm Xáng gặp muôn vàn
khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trường có 349 cháu / 12
nhóm lớp, các lớp được phân bố ở các ấp trong xã, trường có 5 điểm, phòng lớp chật
hẹp, ẩm thấp, nhà bếp tạm bợ, nhà vệ sinh xuống cấp, trang thiết bị bên trong hầu như
không có gì, thiếu cây xanh trong phòng học, chưa tạo môi trường lớp, chưa tạo hứng
thú cho trẻ đến trường, phụ huynh cũng chưa quan tâm đến cho con em đi học, vì chưa
đảm bảo được cơ sở vất chất tốt.
Trong khi đó nhu cầu gửi trẻ đến trường mầm non lại rất lớn. vì vậy nhà trường đã
từng bước khắc phục những khó khăn đó, tu sửa phòng lớp, bếp ăn và các công trình vệ


sinh, mua sắm và làm thêm một số đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ dạy và học
cho các điểm lớp.
Đứng trước thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn như vậy, tôi
rất băn khoăn trăn trở: Làm thế nào để đảm bảo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị
làm thêm một số đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp để các cháu có được chỗ ăn chỗ
học, có đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, để các cô dạy tốt hơn, các cháu học tốt
hơn. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi chọn được những khó khăn về cơ sở vật chất trước mắt
mà nhà trường cần giải quyết. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện
pháp đảm bảo cơ sở vật chất trong trường".
II.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
*Trước đây khi tôi tu sửa cơ sở vật chất, tôi chỉ làm thế nào lớp sạch, có đủ bàn
ghế cho các cháu vào học, chưa quan tâm nhiều về cơ sở vật chất và môi trường lớp;
-Chưa có kế hoạch cụ thể cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tu sửa phòng
lớp và bổ sung đồ dùng trang thiết bị;
-Chưa phân công cho giáo viên tạo môi trường lớp;
-Chưa đầu tư vào cảnh quan môi trường;
-Chưa quan tâm đến các điểm lẻ
*Vì vậy, năm học 2012-2013 tôi có những biện pháp như sau:
-Trước khi vào đầu năm học, nghỉ hè tôi đi xuống các điểm lớp để nắm tình hình
về cơ sở vật chất, xem giáo viên cần bổ sung đồ dùng trang thiết bị gì?
- Mời Ban đại diện CMHS họp khảo sát về cơ sở vật chất, để tôi có kế hoạch cụ
thể chuẩn bị tốt cho cơ sở vật chất; Qua đó tôi xây dựng kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất
và thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong nhà trường để có ý kiến đóng góp bổ
sung cho kế hoạch được hoàn chỉnh;
-Từ kế hoạch đã xây dựng tôi từng bước tu sửa và bổ sung đồ dùng dạy học trang
thiết bị cho nhà trường như:
+Nâng cấp lại nền các phòng học được lát gạch men ở các điểm lớp
+Làm hàng rào cho từng điểm lớp, mỗi điểm lớp đều có biển trường;
+Xây dựng lại cảnh quan môi trường như mỗi điểm trường đều có trồng hoa
kiểng, cây xanh để gây bóng mát, mỗi hành lang phòng học đều có hoa kiểng treo trước

phòng học để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp;
+Đầu năm cung cấp đồ dùng trang thiết bị cho giáo viên để tạo môi trường lớp,
trang trí lớp để gây sự hứng thú cho các cháu;
+Phân công giáo viên mỗi tháng phải có tự làm đồ dùng đồ chơi bổ sung vào góc
chơi;
+Cải tạo lại nhà bếp xây bếp lát gạch men để đảm bảo vệ sinh, sắp xếp lại nhà bếp
ngăn nắp gọn gàng;
+Bổ sung đồ dùng dụng cụ nhà bếp đủ để phục vụ nấu ăn;
+Nhà vệ sinh phân công nhân viên tạp vụ hàng ngày quét dọn làm vệ sinh sạch sẽ,
không được để có mùi hôi;
+Tăng cường đèn đến các lớp để đủ sánh sáng cho các cháu học tập;
+Bổ sung quạt cho các lớp và nhà ăn của các cháu;
-Nhà trường thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất các lớp để kịp thời tu sửa và bổ
sung đồ dùng trang thiết bị;
-Ngoài ra nhà trường phải vận động phụ huynh tham gia đóng góp đủ các loại quỹ
và hỗ trợ thêm một số đồ vật khác như các chậu hoa kiểng, quạt treo tường…
* Từ những giải pháp trên nhà trường có sự chuyển biến đảm bảo được cơ sở vật
chất tốt, môi trường được xanh sạch đẹp đủ điều kiện để các cháu học tập, phụ huynh
thấy được bộ mặt của nhà trường sáng, xanh, sạch đẹp, từ đó phụ huynh cũng đưa con
em đến học càng ngày một đông.
*Qua các giải pháp trường có những kết quả thực nghiệm và kiểm chứng như sau:
-Các phòng học được lát gạch men 70%, 90% được tạo môi trường góc, trang trí
lớp sáng đẹp, 100% được trang bị đủ đèn, quạt trong phòng;
-70% các phòng học trước hành lang đều có hoa kiểng treo trước lớp, mỗi lớp đều
có góc thiên nhiên, trong lớp đều có các chậu treo dây trầu bà để tạo môi trường xanh.
-100% các góc chơi đều có đồ dùng để cho trẻ chơi;
-100% Nhà vệ sinh được tăng cường thêm hoa kiểng phía trước tạo vẽ mỹ quan,
luôn luôn sạch chống mùi hôi.
-Đảm bảo được bếp đủ đồ dùng và ngăn nắp gọn gàng
*Kết quả so với năm học qua nhà trường từng bước được nâng lên thấy rõ:

Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013
-Có 3 phòng học được lát gạch men
-Có 1 điểm chính có biển trường
-60 % phòng lớp có tạo cảnh quan môi
trường
-70% các lớp có đồ dùng đồ chơi trang
thiết bị.
-80% các lớp đều có hoa kiểng trong
phòng học.
-40% các lớp có hoa kiếng treo trước
hành lang lớp học
-Có 6 phòng học được lát gạch men
-Có thêm 2 điểm lẻ có biển trường
-90% phòng lớp tạo cảnh quan môi trường
tốt
-100% các lớp có đồ dùng đồ chơi trang
thiết bị đủ cho trẻ hoạt động.
-100% các lớp đều có hoa kiểng trong
phòng học
-70% các lớp có hoa kiếng treo trước hành
lang lớp học
III.KIỂM NGHIỆM LẠI KINH NGHIỆM:
* Qua các biện pháp trên đã nêu năm học này trường đã đạt được những kết quả
sau:
-Các phòng học được lát gạch men, được tạo môi trường góc, trang trí lớp sáng
đẹp, được trang bị đủ đèn, quạt trong phòng;
-Các phòng học trước hành lang đều có hoa kiểng treo trước lớp, mỗi lớp đều có
góc thiên nhiên, trong lớp đều có các chậu treo dây trầu bà để tạo môi trường xanh.
-Các góc chơi đều có đồ dùng để cho trẻ chơi;
-Nhà vệ sinh được tăng cường thêm hoa kiểng phía trước tạo vẽ mỹ quan, luôn

luôn sạch chống mùi hôi.
-Đảm bảo được bếp đủ đồ dùng và ngăn nắp gọn gàng
-Tạo được cảnh quan môi trường xanh, sạch từ điểm chính cho đến phụ.
IV.KẾT LUẬN:
Từ những kết quả đã đạt được như trên bản thân tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường như sau:
Người cán bộ quản lý nhất là người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu.
Có làm tốt công tác tham mưu thì nhà trường mới đón nhận được sự quan tâm của cấp
uỷ Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật
chất nhà trường.
Cần phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Để đạt được điều đó đòi
hỏi phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động tới toàn thể các bậc phụ huynh để họ
nhận thức đúng dắn về ngành học mà xác định được vai trò, trách nhiệm của gia đình
đối với việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể cho việc tu sửa cơ sở vật chất từng năm học.
Từ đó, tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sự quan tâm của các cấp, các ngành
cùng với sự nỗ lực của phòng GD&ĐT huyện Phong Điền nói riêng sẽ tháo gỡ được
những khó khăn hiện nay trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mầm non Vàm
Xáng, mở rộng quy mô giáo dục mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
Xác nhận của thủ trưởng cơ quan Người viết
Nguyễn Thị Minh Trang

×