Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Mô hình Mundell Fleming với thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.38 KB, 23 trang )

1
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá đang là xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới, một nền kinh tế
đóng không còn phù hợp với xu hướng hội nhập và nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các nước giao lưu trao đổi hàng hoá, tạo
nên một nền kinh tế mở. Trong ngắn hạn, những chính sách của chính phủ về tài chính,
tiền tệ, thương mại sẽ tác động đến sản lượng của quốc gia, và hơn thế nữa là đời sống của
người dân. Để tìm hiểu tác động của những chính sách đó đối với nền kinh tế, nhóm sẽ
trình bày về mô hình Mundell Fleming - là một dạng mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở,
với hai hệ thống tỷ giá cơ bản trên thế giới là hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và hệ thống
tỷ giá cố định. Trong hai hệ thống tỷ giá này, những chính sách của chính phủ sẽ cho kết
quả khác nhau, và tác động khác nhau đối với nền kinh tế. Tuỳ theo nền kinh tế đang theo
đuổi hệ thống tỷ giá nào mà quốc gia đó áp dụng các chính sách tài chính, tiền tệ, thương
mại cho phù hợp.
3
1. Tổng quát mô hình Mundell-Fleming
1.1. Mô hình Mundell-Fleming
Mô hình Mundell-Fleming là mô hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus
Fleming phát triển một cách độc lập trong những năm 1960. Đây là một mô hình kinh tế
học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ
mô được thực hiện trong một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, nó cho thấy mối quan hệ giữa sản
lượng với tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn.
Cả hai mô hình IS-LM và Mundell-Fleming đều nhấn mạnh tác động qua lại giữa thị
trường hàng hóa và thị trường tiền tệ trong giả định giá cả cố định, đồng thời phân tích
những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong sản lượng, tổng thu nhập. Sự khác nhau cơ
bản là mô hình IS-LM giả định trong nền kinh tế đóng trong khi mô hình Mundell-Fleming
chính là mô hình IS-LM được giả định trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa. Nền kinh tế mở
cửa ở đây được hiểu là một nền kinh tế trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới:
có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt động vay và cho vay trên thị trường tài chính thế


giới. Mô hình Mundell-Fleming cho thấy nền kinh tế mở cửa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá
hối đoái mà nó đang áp dụng.
1.2 Các thành tố của mô hình Mundell-Fleming:
Mô hình Mundell-Fleming được mô tả một cách đầy đủ bởi ba phương trình thành tố
gồm: IS: Y = C(Y - T) + I(r) + G + NX(e)
LM: M/P = L(r,Y)
r = r
*
Mô hình Mundell-Fleming được hình thành trong điều kiện lãi suất ở mức lãi suất của
thế giới (r*). Do đó, các phương trình thành tố ứng với lãi suất thế giới sẽ được viết lại
thành:
IS*: Y = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(e) (1)
LM*: M/P = L(r*,Y) (2)
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế chính là ngay tại giao điểm của đường IS* và
đường LM*.
1.2.1 Thị trường hàng hóa và đường cong IS*
4
- Phương trình (1) mô tả thị trường hàng hóa và phản ánh tổng thu nhập Y là tổng của
tiêu dùng C, đầu tư I, mua hàng hóa của chính phủ G và xuất khẩu ròng NX. Tiêu dùng tỷ
lệ thuận với thu nhập khả dụng Y-T; đầu tư tỷ lệ nghịch với lãi suất r*; xuất khẩu ròng tỷ lệ
nghịch với tỷ giá hối đoái e. Mặt khác, trong mô hình Mundell-Fleming, không có sự phân
biệt giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực, tỷ giá hối đoái ở đây được hiểu
là số đơn vị ngoại tệ tính trên một đơn vị nội tệ .Vì trong mô hình này, giá cả được giả định
là cố định nên sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực tỷ lệ thuận với sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái danh nghĩa.Tức là khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng, hàng ngoại sẽ trở nên rẻ hơn so
với hàng nội dẫn đến khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu.
Ví dụ: Đối với công dân nước Mỹ, khi tỷ giá tăng từ 21.340 VND lên 22.000 VND
trên 1 USD, giả sử giá cả hàng hóa không thay đổi, hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn
một cách tương đối so với hàng hóa Mỹ. Điều này làm kích thích nhập khẩu, giảm xuất
khẩu.

- Đường IS* được rút ra từ đường xuất khẩu ròng và giao điểm Keynes và có dạng dốc
xuống vì theo đồ thị đường xuất khẩu ròng khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm giảm xuất khẩu
ròng.
5
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.359
Hình 1.1: Đường IS*
Nhìn vào hình (a), (b), (c) ta thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái e và thu nhập Y. Đồ
thị đường xuất khẩu ròng cho ta thấy việc tỷ giá tăng từ e
1
đến e
2
(đồng nghĩa với việc tăng
nhập khẩu, giảm xuất khẩu) làm xuất khẩu ròng giảm từ NX(e
1
) xuống còn NX(e
2
). Đồ thị
giao điểm Keynes cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa chi tiêu dự kiến và thu nhập, sản
lượng. Khi xuất khẩu ròng giảm từ NX(e
1
) xuống còn NX(e
2
), thu nhập giảm từ Y
1
xuống
Y
2
. Đồ thị đường IS* đã biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ giá hối đoái và thu
nhập, sản lượng. Khi tỷ giá hối đoái tăng, mức thu nhập càng thấp và ngược lại.

6
1.2.2 Phương trình lãi suất:
Phương trình lãi suất thể hiện lãi suất thế giới quyết định lãi suất trong nước. Điều này
đúng trong điều kiện chúng ta đang xem xét một nền kinh tế nhỏ và mở cửa: So với nền
kinh tế thế giới thì nền kinh tế trong nước nhỏ đến mức nó có thể đi vay hoặc cho vay trên
thị trường tài chính thế giới nhiều như nó muốn mà không gây ra ảnh hưởng đối với lãi
suất thế giới.
1.2.3 Thị trường tiền tệ và đường cong LM*:
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.360
7
Hình 1.2: Đường LM*
- Phương trình đường cong LM mô tả thị trường tiền tệ và phản ánh cung về số dư tiền
tệ thực tế M/P bằng cầu số dư tiền tệ thực tế L(r,Y). Cầu về số dư thực tế tỷ lệ nghịch với
lãi suất và tỷ lệ thuận với thu nhập. M và P là các biến ngoại sinh.
Nếu biểu diễn trong mối tương quan giữa lãi suất (tương ứng với lãi suất thế giới r*)
và thu nhập, sản lượng Y, đường LM được biểu diễn như hình (a).
Với lãi suất thế giới cho trước, phương trình LM
*
quyết định tổng thu nhập ở bất kì tỷ
giá hối đoái nào. Đường LM
*
thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập trong nước với tỷ giá hối
đoái. Mặt khác, do không chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá nên khi xét trong hệ tọa độ Y-e thì
đường LM
*
là một đường thẳng đứng song song với trục tung biểu thị tỷ giá hối đoái giữa
đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Đường LM
*
đi qua điểm giao nhau giữa đường LM chuẩn

và đường lãi suất thế giới nằm ngang r
*
và hai đường này quyết định mức thu nhập cho dù
tỷ giá hối đoái là bao nhiêu.
1.3 Mô hình Mundell Fleming biểu diễn trên đồ thị Y-e
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.361
8
Hình 1.3: Mô hình Mundell-Fleming
Hình trên chính là mô hình Mundell-Fleming mô tả điều kiện cân bằng IS* của thị
trường hàng hóa và điều kiện cân bằng LM* của thị trường tiền tệ trong điều kiện giả định
giá cả hàng hóa cố định và lãi suất bằng với mức lãi suất thế giới. Mô hình chỉ ra mức thu
nhập cân bằng và tỷ giá hối đoái cân bằng đối với nền kinh tế nhỏ và mở cửa.
2. Ảnh hưởng của các chính sách khác nhau trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố
định.
2.1 Nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi.
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái được phép biến động tự do khi
có những thay đổi trong điều kiện kinh tế.
2.1.1 Chính sách tài chính.
Khi chính phủ thực hiện chính sách tài chính mở rộng bằng cách tăng chi tiêu chính
phủ hoặc cắt giảm thuế, sẽ làm đường IS dịch chuyển sang phải (như hình 2.1). Điều này
sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái trong khi đó thu nhập Y vẫn không đổi.
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.362
Hình 2.1: Sự mở rộng tài chính trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
9
Tác động của chính sách tài chính đối với nền kinh tế nhỏ và mở cửa hoàn toàn trái
ngược với nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế đóng, một chính sách tài chính mở rộng sẽ
làm tăng thu nhập Y, trong khi nền kinh tế nhỏ và mở cửa với hệ thống tỷ giá hối đoái thả
nổi lại không có tác dụng làm tăng Y.

Điều này có thể được giải thích như sau: Khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng
trong nền kinh tế mở cửa, lãi suất trong nước sẽ tăng lên giống như trong nền kinh tế đóng,
khi đó dòng vốn sẽ nhanh chóng chảy vào trong nước do các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào nơi
có suất sinh lợi cao hơn, giúp cân bằng lại lãi suất r. Đồng thời nó cũng tạo nên một hiệu
ứng khác, đó là, vì nhà đầu tư nước ngoài cần mua nội tệ để đầu tư vào thị trường nội địa,
nên dòng vốn đó sẽ làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối, làm tăng giá nội tệ hay tỷ
giá sẽ tăng, tỷ giá tăng sẽ làm cho giá hàng hóa trong nước mắc hơn so với giá hàng hóa
nước ngoài, xuất khẩu sẽ giảm và nhập khẩu sẽ tăng, làm cho xuất khẩu ròng trong nước
giảm.
Sự sụt giảm trong xuất khẩu ròng sẽ bù lại chính xác mức tăng của thu nhập do sự mở
rộng chính sách tài chính tạo ra. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá hối đoái làm mất ảnh
hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ. Câu hỏi là tại sao sự
sụt giảm trong xuất khẩu ròng lại làm cho chính sách tài chính mở rộng bị vô hiệu trong
tác động đến thu nhập Y? Để trả lời, hãy xem xét phương trình mô tả thị trường tiền tệ sau:
M/P = L(r,Y)
Trong cả hai nền kinh tế mở và đóng, cung về số dư tiền thực tế M/P được cố định bởi
ngân hàng trung ương (M) với giả định giá cả là cố định (P). Khối lượng cầu (được xác
định bởi r và Y) phải bằng với mức cung trên. Trong nền kinh tế đóng, một chính sách tài
chính mở rộng làm lãi suất cân bằng tăng, đi kèm với sự tăng lên trong sản lượng cân
bằng, hai tác động này giúp tạo nên cân bằng trong thị trường tiền tệ. Nhưng trong một nền
kinh tế nhỏ và mở cửa, r được cố định ở r
*
, vì thế chỉ có một mức thu nhập duy nhất có thể
thỏa mãn được phương trình trên và mức thu nhập này không đổi khi chính sách tài chính
thay đổi.
Như vậy, khi chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, sự lên giá của đồng nội tệ và sự
sụt giảm trong xuất khẩu ròng phải đủ lớn để bù đắp hoàn toàn hiệu ứng mở rộng của
chính sách mở rộng này lên thu nhập.
2.1.2 Chính sách tiền tệ.
10

Giả sử ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
nới lỏng, điều này làm cho đường LM
*
dịch chuyển sang phải như hình 2.2, làm tăng thu
nhập Y và giảm tỷ giá hối đoái.
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.364
Hình 2.2: Sự mở rộng tiền tệ trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi
Cơ chế tác động tiền tệ trong nền kinh tế mở khác với trong nền kinh tế đóng. Trong
nền kinh tế đóng, khi tăng cung ứng tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất và thúc đẩy đầu tư làm
tăng thu nhập Y, còn trong nền kinh tế nhỏ mở cửa, kênh truyền dẫn tác động của chính
sách tiền tệ là lãi suất không có hiệu lực do lãi suất được cố định ở mức r = r
*
.
Vậy làm thế nào mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến thu nhập Y? Câu trả lời là: ngay
khi có sự gia tăng cung tiền tệ sẽ tạo áp lực giảm lãi suất trong nước, luồng vốn sẽ chảy ra
do xu hướng đầu tư vào nơi có suất sinh lời cao hơn, dòng vốn này sẽ ngăn lãi suất trong
nước giảm xuống dưới mức lãi suất thế giới. Đồng thời, nó cũng tạo nên một hiệu ứng
khác: bởi vì đầu tư nước ngoài yêu cầu chuyển đổi đồng nội tệ sang ngoại tệ, nên dòng vốn
ra sẽ làm tăng cung nội tệ trên thị trường ngoại hối, làm nội tệ giảm giá hay làm tỷ giá hối
11
đoái giảm, điều này làm xuất khẩu ròng tăng lên do kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu, và dẫn đến thu nhập Y tăng lên.
Như vậy, trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, chính sách tiền tệ tác động đến thu nhập
thông qua việc làm thay đổi tỷ giá hối đoái chứ không phải lãi suất như nền kinh tế đóng.
2.1.3 Chính sách thương mại.
Khi chính phủ giảm nhu cầu hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu
hoặc thuế quan, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và tỷ giá hối đoái hay không? Câu trả
lời được thể hiện thông qua các hình biểu diễn sau:
Hình 2.3: Chính sách hạn chế thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

12
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.365
Hình 2.4: Sự dịch chuyển đường xuất khẩu ròng
Khi giảm nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu ròng sẽ tăng lên, điều này cũng làm cho
đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển ra ngoài như hình 2.4, sự dịch chuyển của đường
NX này làm cho đường IS dịch chuyển sang phải như hình 2.3. Khi dịch chuyển từ IS
*
1
lên
IS
*
2
, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên, trong khi đó, thu nhập Y vẫn không đổi, ảnh hưởng của
chính sách này đối với nền kinh tế tương tự như trường hợp sử dụng chính sách tài chính
mở rộng.
Như vậy, chính sách hạn chế thương mại tuy nhằm mục đích là để tăng NX, tuy nhiên,
việc tăng NX cũng làm cho đường IS dịch chuyển theo, làm tỷ giá hối đoái tăng, điều này
lại làm cho NX giảm đúng bằng một lượng như thế, cho nên chính sách này không làm ảnh
hưởng đến cán cân thương mại, nên không làm tăng thu nhập, chính sách này chỉ làm cho
tỷ giá hối đoái tăng lên.
2.2 Nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định.
Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương công bố trước một mức tỷ
giá và sẵn sàng mua hoặc bán nội tệ để giữ cho tỷ giá ổn định ở mức đã công bố.
2.2.1 Chính sách tài khóa
13
Giả định rằng chính phủ kích cầu nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu chính phủ hoặc
giảm thuế. Chính sách này làm dịch chuyển đường IS* sang phải, tạo áp lực tăng tỷ giá.
Nhưng vì ngân hàng trung ương đã cam kết giữ mức tỷ giá cố định và luôn sẵn sàng mua
hoặc bán nội tệ ở mức tỷ giá cố định đó, còn nhà đầu cơ tìm cơ hội hưởng chênh lệch giá

bằng cách bán ngoại tệ cho ngân hàng trung ương, dẫn tới việc cung tiền tự động tăng.
Việc cung tiền tăng làm dịch chuyển đường LM* sang phải. Từ đó cho thấy dưới chế độ tỷ
giá cố định, chính sách tài khóa mở rộng làm tăng tổng thu nhập của nền kinh tế.
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.367
Hình 2.5: Chính sách tài khóa mở rộng dưới chế độ tỷ giá cố định
2.2.2 Chính sách tiền tệ
Giả sử Ngân hàng trung ương hoạt động với chế độ tỷ giá cố định và đang cố gắng mở
rộng cung tiền, ví dụ như bằng cách mua trái phiếu từ công chúng. Ảnh hưởng trước tiên
của động thái này là làm cho đường LM* dịch chuyển sang phải, làm giảm tỷ giá. Nhưng
vì ngân hàng trung ương đã cam kết mua bán ngoại tệ và nội tệ ở mức tỷ giá cố định nên
các nhà đầu cơ tìm thấy cơ hội kinh doanh bằng cách bán nội tệ cho ngân hàng trung ương,
14
làm cho cung tiền giảm và đường LM* trở lại vị trí ban đầu. Từ đây có thể thấy, chính sách
tiền tệ không tạo được ảnh hưởng lên tổng thu nhập ở chế độ tỷ giá cố định.
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.369
Hình 2.6: Chính sách tiền tệ mở rộng dưới chế độ tỷ giá cố định
Một quốc gia với chế độ tỷ giá cố định có thể thi hành chính sách tiền tệ theo hướng
thay đổi mức tỷ giá cố định. Nếu ngân hàng trung ương quyết định giảm giá trị nội tệ thì
đó là hành động định giá thấp, và việc tăng giá trị chính thức của nội tệ được gọi là nâng
giá nội tệ. Trong mô hình Mundell-Fleming, việc đánh sụt giá đồng nội tệ làm dịch chuyển
đường LM* sang phải, hành động này giống như việc tăng cung tiền ở chế độ tỷ giá thả
nổi. Do việc định giá thấp đồng nội tệ làm tăng xuất khẩu ròng và làm tăng tổng thu nhập
(Y). Ngược lại, việc nâng giá đồng nội tệ làm đường LM* dịch chuyển sang trái, làm giảm
xuất khẩu ròng và vì thế tổng thu nhập sẽ thấp hơn.
2.2.3 Chính sách thương mại
Giả sử chính phủ muốn giảm nhập khẩu băng cách dựng thêm những hạn ngạch nhập
khẩu và hàng rào thuế quan. Chính sách này làm dịch chuyển xuất khẩu ròng sang phải và
vì thế làm dịch chuyển đường IS* sang phải. Khi đường IS* dich chuyển sang phải tạo áp

15
lực tăng tỷ giá. Để giữ cho tỷ giá ổn định, ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm
đường LM* dịch chuyển sang phải.
Nguồn: Trích dẫn lại từ Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers,
chapter 13, p.371
Hình 2.7: Hàng rào thương mại trong chế độ tỷ giá cố định
Kết quả của hàng rào thương mại dưới chế độ tỷ giá cố định khác với chế độ tỷ giá thả
nổi.trong cả hai trường hợp, hàng rào thương mại làm dịch chuyển xuất khẩu ròng dự tính
sang phải, nhưng chỉ có chế độ tỷ giá cố định là thực sự làm tăng xuất khẩu ròng. Nguyên
nhân là do hàng rào thương mại dưới chế độ tỷ giá cố định làm cho tăng cung tiền hơn là
tăng giá trị nội tệ. và cung tiền tăng làm cho tổng thu nhập (Y) tăng. Và khi thu nhập tăng
thì tiêt kiệm cũng tăng. NX= S – I
3. Tóm tắt mô hình Mundell-Fleming:
Hiệu quả của các chính sách kinh tế với nền kinh tế nhỏ và mở cửa trong chế độ tỷ giá
cố định hay thả nổi có thể được tóm tắt bằng bảng sau:
Chính sách Chế độ tỷ giá
16
Thả nổi Cố định
Y C NX Y C NX
Mở rộng tài chính 0
  
0 0
Mở rộng tiền tệ
  
0 0 0
Hạn chế nhập khẩu 0

0

0


Nguồn: Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers, chapter
13, p.372
Bảng 3.1: Mô hình Mundell Fleming - Bảng tóm tắt hiệu quả chính sách.
4. Liên hệ mô hình Mundell-Fleming với thực tiễn việt nam
4.1 Tình hình quản lý tỷ giá tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang điều hành tỷ giá linh hoạt theo quan hệ
cung cầu ngoại tệ trên thị trường dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Đây là chế độ tỷ
giá phổ biến trên thế giới. Trên thực tế hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều sử dụng tỷ
giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của Chính phủ, điểm khác nhau giữa các nước là mức độ
can thiệp vào tỷ giá như thế nào. Tỷ giá mà các Ngân hàng thương mại áp dụng trong chế
độ tỷ giá này tại Việt Nam là tỷ giá được xác định dựa vào tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường liên ngân hàng ngày hôm trước do Ngân hàng nhà nước công bố xoay quanh
biên độ do NHNN đặt ra trong từng thời kỳ. Chế độ tỷ giá này có ưu điểm là đảm bảo ổn
định tỷ giá, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, phục vụ được các mục tiêu kinh tế lớn từng thời kỳ.
Trước tháng 2/1999, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra một mức tỷ giá chính thức,
các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá xoay quanh biên độ Ngân hàng nhà nước đưa ra
từng thời kỳ.
Tháng 2/1999, bãi bỏ tỳ giá chính thức, đưa ra tỷ ra bình quân liên ngân hàng ngày
giao dịch trước đó và các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá không quá +0,1%.
Sau đó có các đợt điều chỉnh biên độ tỷ giá như sau:
Ngày hiệu lực Biên độ điều chỉnh
10/03/2008 ±1.00%
27/06/2008 ±2,00%
17
07/11/2008 ±3,00%
24/03/2009 ±5,00%
25/11/2009 ±3,00%
11/02/2011 ±1,00%

28/06/2013 ±1,00%
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ website Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Bảng 4.1: Các đợt điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2008-2013.
Trong khi đó diễn biến tỷ giá của Việt Nam từ 2008 đến 2014 có thể được biểu diễn
bằng đồ thị dưới đây:
Nguồn : Ngân hàng nhà nước Việt Nam
/>state=1a39xzpu1e_4&_afrLoop=78239739216200
Đồ thị 4.1: Diễn biến tỷ giá Việt Nam từ năm 2008-2014
Lý do tỷ giá năm 2011 có biến động mạnh là do tháng 02/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố điều chỉnh tỷ giá từ 18.932 VND lên 20.693 VND/USD (tăng 9,3%) và thu
hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%. Nguyên nhân của đợt tăng tỷ giá này nhằm
đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về tỷ giá
18
giao dịch đồng USD giữa thị trường chính thức và thị trường “chợ đen”. (Trung tâm thông
tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia 2011).
Năm 2014, NHNN đã đề ra mục tiêu là tiếp tục ổn định tỉ giá với biên độ tăng không
quá 2% trong năm 2014 nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VND.
Sáng ngày 16/7/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng giá mua đô la Mỹ lên
21.200 đồng (tăng 100 đồng so với trước đó), cao hơn giá mua đô lacủa các ngân hàng
thương mại từ 20-50 đồng/đô la. Lý do mà NHNN đưa ra cho đợt nâng giá lần này là để hỗ
trợ xuất khẩu.
4.2 Liên hệ mô hình Mundell – Fleming với thực tiễn Việt Nam:
Chế độ tỷ giá Việt Nam được điều hành dưới hình thức tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết
của nhà nước. Tuy nhiên theo hệ thống phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng kết
lại cơ chế điều hành tỷ giá Việt Nam áp dụng kể từ 1989 tới nay như sau:
Thời gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế (de facto)
Trước 1989 Cơ chế nhiều tỷ giá
- Ba tỷ giá chính thức.
- Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với
các tỷ giá của nhà nước.

1989-1990
Neo tỷ giá với biên
độ được điều chỉnh
(crawling bands)
- Tỷ giá chính thức (OER) được thống nhất.
- OER được NHNN điều chỉnh dựa trên các tín hiệu
lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán và tỷ giá thị
trường tự do.
- Các ngân hàng thương mại được phép thiết lập tỷ
giá giao dịch trong biên độ +/-5%.
- Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ.
1991-1993 Neo tỷ giá trong biên
độ (pegged exchange
rate within
horizontal bands)
- Kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ chặt chẽ hơn; hạn
chế mang tiền ra khỏi biên giới.
- Thành lập quĩ dự trữ ngoại tệ chính thức để ổn định
tỷ giá.
- Thành lập 2 sàn giao dịch ngoại tệ ở TP. HCM và
Hà Nội.
19
- OER được hình thành dựa trên các tỷ giá đấu thầu
tại hai sàn; NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên
hai sàn.
- Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại dao động thấp
hơn 0,5% OER công bố.
1994-1996
Cơ chế tỷ giá neo cố
định

(conventional fixed
peg arrangement)
- Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình
thành thay thế cho 2 sàn giao dịch tỷ giá; NHNN tiếp
tục can thiệp mạnh vào giao dịch trên thị trường này.
- OER được hình thành và công bố dựa trên tỷ giá
liên ngân hàng.
- Tỷ giá tại các NHTM dao động trong biên độ +/-
0,5% OER công bố. Đến cuối 1996, biên độ được nới
rộng từ thấp hơn +/-0,5% lên +/-1% (11/1996).
- OER được giữ ổn định ở mức 11.100VND/USD.
1997-1998
Neo tỷ giá với biên
độ được điều chỉnh
(crawling bands)
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại so với
OER được nới rộng từ +/-1% lên +/-5% (02/97)và từ
+/-5% lên +/-10% (13/10/97) và sau đó được điều
chỉnh xuống không quá 7% (7/8/98).
- OER được điều chỉnh lên 11.800VND/USD
(16/02/98) và 12.998 VND/USD (07/08/98).
1999-2000
Cơ chế tỷ giá neo cố
định
(conventional fixed
peg arrangement)
- OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình
ngày làm việc hôm trước (28/2/99)
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm
xuống không quá 0,1%.

- OER được giữ ổnđịnh ở mức 14.000VND/USD.
2001-2007
Cơ chế neo tỷgiá có
điều chỉnh
(crawling peg)
- OER được điều chỉnh dần từ mức 14.000VND/USD
năm 2001 lên 16.100 VND/USD năm 2007.
- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh lên
mức +/-0,25% (từ1/7/02 đến 31/12/06) và +/-0,5%
năm 2007.
20
2008-2011
Neo tỷ giá với biên
độ được điều chỉnh
(crawling bands)
- OER được điều chỉnh dần từ mức khoảng
16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500
VND/USD (06/08 đến 12/08), lên 17.000 VND/
USD (01/09 đến 11/09), lên 17.940 VND/USD (12/09
đến 01/10), lên 18.544 VND/USD (từ 02/10 đến
08/2010), lên 18.932 VND/USD (từ08/10 đến 02/11),
vàsau đólên 20.693 (từ02/2011) và điều chỉnh tăng
dần đến 20.828 vào cuối năm 2012.
- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được điều chỉnh
nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/07 đến
09/03/08), +/-1% (10/03/08 đến 25/06/08), +/-2%
(26/05/08 đến 05/11/08), +/-3% (06/11/08 đến
23/03/09), +/-5% (24/03/09 đến 25/11/09), và +/-
3% (26/11/09 đến 11/02/2011), vàsau đóđược thu hẹp
xuống +/-1% (từ11/02/2011).

2012 -2013
Cơ chế tỷ giá neo cố
định
(conventional fixed
peg arrangement)
- OER giữ nguyên ở 20.828 VND/USD từ tháng
1/2012 đến 28/6/2013, tăng lên 21.036 VND/USD
- Biên độ giao dịch được giữ cố định +/-1%
Nguồn: Ủy ban kinh tế Quốc hội (2014) – Báo cáo kinh tế Vĩ mô năm 2014
1
Bảng 4.2: cơ chế điều hành tỷ giá Việt Nam áp dụng kể từ 1989 tới nay theo hệ thống phân
loại của IMF.
Theo như mô hình Mundell-Fleming,đối với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và theo đuổi
chế độ tỷ giá neo cố định như Việt Nam những năm gần đây (từ 2012) thì chính sách tiền
tệ chỉ làm tăng sản lượng trong ngắn hạn, trong dài hạn chính sách tiền tệ không những
không làm tăng sản lượng mà còn gây nên lạm phát.
Trong khi đó đối với chính sách tài khóa: Khi Chính phủ gia tăng chi tiêu trong nước
(tăng chi NS hoặc giảm thuế). Việc làm này làm gia tăng tổng chi tiêu dự kiến và làm
đường IS dịch sang phải, tạo áp lực đẩy giá đồng bản tệ lên. Dưới chế độ neo tỷ giá,
NHNN phải can thiệp bằng cách mua ngoại tệ vào, do vậy, lượng tiền bản tệ sẽ tăng lên
1 Tác giả cập nhật từ Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm
Văn Hà (2010), và NHNN.
21
(cung tiền tăng) đẩy đường LM sang phải. Theo đó, tổng cầu (AD) và thu nhập (Y) sẽ tăng
lên.
4.3 Giải pháp cho điều hành chế độ tỷ giá Việt Nam:
Điều hành tỷ giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không chỉ dựa vào quan hệ cung cầu
ngoại tệ mà còn phải dựa vào những yếu tố khác, trong đó có việc giá trị thực của tiền
đồng so với ngoại tệ và ảnh hưởng của nó đến cán cân thương mại.
Việt Nam cần một chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt sao cho tỷ giá luôn phản ánh sát

thực nhất có thể quan hệ cung cầu ngoại tệ và chênh lệch lạm phát giữa nước ngoài và Việt
Nam.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất trong chủ trương, mục tiêu cũng như
hành động thực tế của mình để tạo lòng tin cho công chúng.
KẾT LUẬN
Mô hình Mundell – Fleming đã chỉ ra phương thức tác động của chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa đối với tổng thu nhập trong nền kinh tế mở.Một trong những bài học
được rút ra từ việc phân tích mô hình Mudell – Fleming chính là biểu hiện của nền kinh tế
phụ thuộc vào chính sách tỷ giá hối đoái mà nền kinh tế đó đang áp dụng. Mô hình này tuy
chỉ gói gọn trong việc phân tích nền kinh tế nhỏ và mở cửa hoạt động như thế nào trong
ngắn hạn, khi giá cả cứng nhắc, nhưng nó lại đặt nền móng cơ sở lý thuyết cho việc phân
tích những nền kinh tế đặc thù khác trên thế giới như: nền kinh tế lớn mở cửa, những nền
kinh tế không phải nền kinh tế đóng mà cũng không phải nền kinh tế nhỏ và mở cửa, nó
nằm đâu đó giữa hai loại này.
22
Từ việc tìm hiểu và phân tích mô hình trên, nhóm đã liên hệ với thực tiễn nền kinh tế Việt
Nam, với chính sách tỷ giá hối đoái mà Việt Nam đang áp dụng để đưa ra những giải pháp
trong chính sách điều hành tỷ giá, điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để đạt
được những mục tiêu đã đặt ra.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Mankiw N.G. (1996), Kinh tế học vĩ mô (bản dịch), Nhà xuất bản Thống kê và
Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Ủy ban kinh tế của Quốc hội – Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (2014),
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 – Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ
cấu, TP.HCM: Nhà xuất bản Tri Thức.
Tiếng anh:
3. Mankiw, N.G. (2013), Macroeconomics, Worth Publishers.
Website:

4. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Tài liệu lấy từ Internet:
5. Chính sách tỉ giá của Việt Nam: Từ góc nhìn của các chuyên gia tài chính nước
ngoài (2011), truy cập ngày 20/11/2014.
/>6. TS Phan Minh Ngọc (2014), Điều chỉnh tỷ giá có gây bất ổn vĩ mô, truy cập
ngày 17/11/2014
/>23

×