Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.78 KB, 51 trang )

TÓM LƯỢC
Sự trao đổi hàng hóa, mua bán hàng hóa đã có từ rất lâu và đó là quy luật tự
nhiên khi thặng dư xã hội dư thừa. Các thương nhân, nhà kinh doanh luôn nỗ lực tìm
kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm của mình đến khắp nơi nhằm thu được lợi nhuận
cao nhất. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
các cá nhân, tổ chức được phép tự do kinh doanh, buôn bán, việc giao thương buôn
bán trong nước và quốc tế được đẩy mạnh giúp cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh những thuận lợi do chính sách mở cửa của Nhà nước đem lại thì một số đối
tượng xấu đã lợi dụng những chính sách đó để thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận
thương mại của mình. Để điều chỉnh và đảm bảo các hoạt động thương mại diễn ra
công bằng, hướng dẫn các cơ quan chức năng thực hiện đúng nhiệm vụ chống buôn
lậu và gian lận thương mại thì pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại đã
ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện theo pháp luật về chống buôn lậu và gian
lận thương mại đã nảy sinh những vẫn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Qua quá trình thực tập tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn em đã có cơ hội
tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, quản lý các hoạt động thương mại
diễn ra trên thị trường. Do đó, em muốn áp dụng những kiến thức mình đã được học
trên giảng đường vào thực tiễn áp dụng pháp luật tại Chi cục, bài khóa luận “ Pháp
luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn” dưới đây trình bày một cách khái quát về tình hình áp dụng pháp luật
trong việc áp dụng pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn, và cụ thể là tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.
1
MỤC LỤC
2
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XNK : Xuất nhập khẩu
GTGT : Gía trị gia tăng
UBND : Uỷ ban nhân dân
QLTT : Quản lý thị trường


3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong
lịch sử phát triển của văn minh nhân loại khi con người đã phải trải qua sự thống trị
của kinh tế tự nhiên luôn làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh
tế chỉ huy làm mất động lực kinh tế, triệt tiêu tính năng động và sang tạo của con
người. Cho đến nay, chúng ta chưa thể tìm ra được một kiểu tổ chức kinh tế nào có
hiệu quả hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối
với sự nhạy bén và sang tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh… Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì cơ chế thị trường cũng có rất nhiều mặt tiêu
cực mà người ta hay gọi nó là “mặt trái của cơ chế thị trường”. Một trong những tiêu
cực đó là nạn gian lận thương mại và buôn lậu
Gian lận thương mại và buôn lậu là mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó ảnh
hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Hiện nay, nạn gian lận
thương mại và buôn lậu diễn ra với nhiều hình thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Chính điều này đã làm cho sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, làm
thất thu ngân sách Nhà nước, mất kỷ cương trong hoạt động thương mại.
Thực tế những hậu quả do gian lận thương mại và buôn lậu gây ra là hết sức
nghiêm trọng, do đó để đất nước ngày càng đi lên đồng nghĩa với việc phải chấm dứt
các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường. Nhất là khu vực các tỉnh
biên giới và đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn. Để làm được việc đó tác giả đã mạnh dạn chọn
đề tài : “Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại – Thực tiễn áp dụng
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.”
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giải
quyết buôn lậu và gian lận thương mại là rất nhiều. Các công trình này đã tiếp cận vấn
đề nghiên cứu dưới nhiều góc độ với những quy mô khác nhau và đạt được một số
thành tựu nhất định được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Phạm Quốc Việt (2003), Hải quan Hà Nội trong công tác chống buôn lậu và

gian lận thương mại, Luận văn thạc sĩ.
4
- Nguyễn Công Luận (2005), Thực trạng pháp luật về vấn đề buôn lậu và gian
lận thương mại ở một số quốc gia trên thế giới, Luận văn tiến sĩ Luật học.
- Nguyễn Thị Ngọc (2008), Hiện trạng và giải pháp chống buôn lậu thương mại
trong điều kiện hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Nguyễn Hải Hà (2010), Pháp luật hiện hành trong công tác đấu tranh chống
buôn lậu, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội
Các bài viết đăng trên tạp chí :
- Pháp luật về buôn lậu và gian lận thương mại,Nguyễn Ngọc Khánh – nghiên
cứu Lập pháp, 2007/số 3, 42-44.
- Buôn lậu và hiểm họa việc buôn lậu trên thị trường, Hoàng Thảo Trà- Tạp chí
Kinh tế và dự báo, 2000/số 2.
- Hiện trạng buôn lậu trên tuyến biên giới phía Bắc hiện nay, Đặng Thế Mạnh-
Tạp chí chuyên ngành Luật, 2006/số 45.
- Một số nhức nhối về pháp luật trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương
mại tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Phạm Văn An- Tạp chí Luật học, 2010/số 34.
- Bài nghiên cứu “ Hoàn thiện pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả” của TS. Nguyễn An Hiếu đăng tại tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004)
Các công trình nghiên cứu điển hình ở trên, vấn đề pháp luật về buôn lậu và
gian lận thương mại cũng xuất hiện trên nhiều bài báo cáo, phát biểu và được đăng tải
trên nhiều website khác nhau.
Đề tài bảo vệ đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dưới những
khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề pháp luật về buôn lậu của
TS. Nguyễn An Hiếu, hay việc tiếp cận đề tài này bằng phương pháp so sánh với pháp
luật nước ngoài của tác giả Nguyễn Công Luận , để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương
mại. Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những thời điểm
khác nhau, hầu hết tác giả đã chỉ rõ những bất cập của các quy định pháp luật trong

vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại và đã đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này.
Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả nhận thấy cần phải
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị
5
khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong
mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt
Nam trong vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại dưới cả góc độ lý luận và
thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập
nhật từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp
lý trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại.
3. Xác lập và tuyên bố đề tài khóa luận
Trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế - xã hội của đất
nước; việc nghiên cứu vấn đề này là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để
thích nghi và phát triển trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn với việc
nghiên cứu về việc thực thi pháp luật tại chi cục và tìm hiểu việc quản lý các hoạt
động thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh thì tác giả đã chú trọng tìm hiểu việc thực
thi pháp luật tại chi cục và phát hiện những bất cập về pháp luật trong công tác chống
buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh và quyết định lựa chọn đề tài “
Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại- Thực tiễn áp dụng trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.”
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhận trên mọi góc cạnh của pháp luật về
chống buôn lậu và gian lận thương mại. Khóa luận còn có ý trong việc cung cấp các
kiến thức pháp lý cơ bản về buôn lậu và gian lận thương mại, hiện nay đang được rất
nhiều người quan tâm và là vấn đề nóng bỏng của xã hội. Do đó, đây là một nguồn tài
liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các kiến thức pháp lý cho những học giả quan tâm,
nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là các thương nhân cũng như các cơ quan chức
năng có thẩm quyền liên quan đến vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại này trong
việc trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình một cách tốt hơn cũng như biết áp
dụng các văn bản pháp luật một cách đúng đắn nhất.

4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong Khóa luận là các quy định của Pháp luật Việt Nam
trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, mà chủ đạo là các quy định của
Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Luật Hải quan, Luật xử lý vi phạm hành
6
chính và các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này cùng các văn bản hướng dẫn…
và thực tiễn về vấn đề này tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài tập trung chủ yếu vào các quy định, pháp
luật về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại. Mục tiêu của đề tài tập trung
vào các vấn đề cần giải quyết sau:
- Về mặt lý luận: Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật quy định và chỉ ra các vấn
đề pháp luật chưa rõ ràng trong pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng
như phân tích các quy định về pháp luật trong việc xử lý hành chính các vi phạm về
pháp luật trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại.
- Về thực tiễn: Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu về hoạt động buôn lậu và gian
lận thương mại cùng với việc đã thực tập thực tế tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
Lạng Sơn để thấy được trong thực tế cơ quan đã áp dụng và thực hiện các điều luật
như thế nào để thực hiện trong công cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương
mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Qua đó cũng tìm ra được những khó khăn bất cập khi
áp dụng luật của Chi cục từ đó có những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về chống
buôn lậu và gian lận thương mại.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Bài khóa luận này chỉ đề cập đến những
phân tích về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại trong phạm vi nhỏ là
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, từ đó đánh giá tổng quát hoạt động của Chi
cục đã áp dụng các văn bản luật pháp như thế nào trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh, có gặp trở ngại gì trong việc áp dụng thực thi
pháp luật hay không để từ đó tìm ra giải pháp.

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: “ Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận
thương mại – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là một đề tài nghiên cứu
đề cập đến pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại trong khoảng thời gian từ năm
2010-2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập các tài liệu, luận văn, các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để hệ thống hóa các vấn đề lý
7
luận cơ bản về chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đây là bước đầu tìm kiếm dữ
liệu thông tin liên quan tới Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn và pháp luật liên
quan đến vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh, số liệu, cùng
một số tài liệu liên quan đến việc nghiên cứu của khóa luận. Sau khi thu thập đầy đủ
dữ liệu tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích các dữ liệu đã thu thập được để có
những kết luận nhất định cho vấn đề đang được tìm hiểu.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất
trong quá trình thực tập tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, thông qua việc
quan sát các hoạt động kiểm tra phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Chi
cục cũng như việc xử lý vi phạm tại đây sẽ là những cơ sở khoa học cho việc đề xuất
một số giải pháp giúp Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát triển bền vững và
thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Khóa luận sẽ bắt đầu nghiên cứu những quy định của pháp luật về vấn đề
chống buôn lậu và gian lận thương mại, các quy định về pháp luật trong việc xử lý vi
phạm hành chính liên quan đến vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại cụ thể tị một số
luật như: Luật hình sự, Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật xử lý vi phạm hành chính cùng
một số văn bản dưới luật khác…
+ Tiếp theo đó, nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu của những
người đi trước, đọc và tìm hiểu về những sách báo liên quan đến công tác phòng chống
buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn các tỉnh thành phố trên cả nước, tìm hiểu
các đơn vị trên cả nước khi thực hiện công tác phòng chống buôn lậu và gian lận

thương mại đã có những thành tựu và khó khăn gì để từ đó học tập và đúc rút kinh
nghiệm lại để áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
+ Sau đó, nghiên cứu các tài liệu của cơ quan nơi thực tập: nghiên cứu các bài
báo cáo thành tích cuối năm của chi cục, xem trong năm qua chi cục đã đạt được thành
tựu như nào trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời Chi cục
đã gặp phải những khó khăn gì trong việc áp dụng các văn bản pháp luật. Qua đó có
được các con số cụ thể đưa vào bài khóa luận.
8
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Sau khi đã thu thập được số liệu thực tế cũng
như tình hình thực thi pháp luật của chi cục, phân tích những dữ liệu thu thập được để
có thế đưa ra những nhận xét, đánh giá cho vấn đề đang nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống: Sau khi đã phân tích được dữ liệu thì cần phải trình
bày như thế nào để mọi người khi đọc bài khóa luận của mình có thể dễ hiểu.Việc sử
dụng phương pháp hệ thống giúp làm sáng tỏ được nội dung lý luận của hệ thống pháp
luật liên quan đến vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Chi cục Quản lý
thị trường tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian 2010-2013 và từ đó đưa ra một số đề
xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về buôn lậu và
gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần tổng quan nghiên cứu, danh mục viết tắt, kết luận, tài liệu tham
khảo thì nội dung bài nghiên cứu gồm 3 chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chống buôn lậu và gian
lận thương mại
Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương
mại tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống buôn lậu và gian
lận thương mại
9
CHƯƠNG I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG

BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm chung về buôn lậu và gian lận thương mại
1.1.1. Khái niệm về buôn lậu
Thuật ngữ buôn lậu hiện nay chúng ta đang sử dụng có rất nhiều ý nghĩa khác
nhau. Ở mỗi một góc độ nó được hiểu khác nhau:
- Xét từ góc độ khoa học về ngôn ngữ thì cụm từ “buôn lậu” có nghĩa là buôn
bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm (theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản
Khoa học, Hà Nội 2008). Đây là một quan niệm kế thừa những hiểu biết của ông cha
từ xưa đến nay và phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Do vậy theo nghĩa này
nó được sử dụng một cách khá phổ biến và rộng dãi.
- Xét từ góc độ khoa học của pháp lý thì thuật ngữ “buôn lậu” được hiểu phức
tạp hơn nó không bao hàm hay phản ánh một thông tin nào rành mạch rõ ràng mà phải
đặt vào tình huống hay ngữ cảnh cụ thể nhất định thì nó mới được hiểu một cách xác
định và tương đối đầy đủ phù hợp với ngữ cảnh đó.
Từ năm 1985 Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu: “Người nào buôn bán trái phép hoặc vận
chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí
hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá thì bị phạt ” Tuy nhiên, khái niệm này
còn bộc lộ nhiều hạn chế như: ghép chung 2 hành vi có tính chất độc lập tương đối với
nhau, chủ thể tham gia khác nhau và những dấu hiệu pháp lý khác nhau trong điều luật
là buôn bán trái phép và “vận chuyển trái phép”. Việc xác định tang vật là hàng hoá,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, thì vô hình chung đã xếp cái tổng thể với bộ phận hàng hoá
buôn bán, vận chuyển trái phép rất nhiều khó có thể liệt kê hết được và cùng với thời
gian thì tính chất pháp lý sẽ có những thay đổi, qui định khác nhau, có thể xuất hiện
thêm hàng hoá khác hoặc mất đi tuỳ thuộc yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Do đó
mà làm cho khái niệm sẽ trở nên vừa thừa vừa thiếu.
Song song tồn tại bên cạnh Điều 97 (Bộ luật hình sự) về tội buôn lậu còn có
những điều luật khác mà các yếu tố cấu thành của nó tương tự như tội buôn lậu, sự
khác nhau mong manh chỉ là ở chỗ vị trí địa lý, buôn bán trong nội địa hay qua biên
giới như Điều 96 về tội mua bán chất nổ, cháy, độc, phóng xạ; Điều 99 về tội mua bán

10
văn hoá phẩm đồi truỵ, Điều 166 về buôn bán hàng cấm Trên thực tế xét xử đều theo
các điều luật tương ứng với các vụ vi phạm về hàng hoá đặc trưng trên chứ không theo
Điều 97 để truy tố. Điều này gây ra sự sai lệch giữa các cơ quan chuyên môn với nhau
về thống kê, đánh giá, tạo sự trùng lắp, khi phát sinh trách nhiệm lại đổ lẫn cho nhau,
không có sự phân định một cách rõ ràng chức năng quyền hạn giữa các cơ quan, bộ
phận liên quan.
Ví dụ:
+ Khi nói đến khởi tố bị can buôn lậu thì thuật ngữ buôn lậu được hiểu như là
một hành vi gắn với đối tượng tham gia vào hoạt động buôn lậu.
+ Khi nói tới chống tham nhũng và buôn lậu thì thuật ngữ được hiểu như là một
hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực nó không chỉ bao hàm tội danh buôn lậu và hành vi
buôn lậu mà còn bao gồm cả các đối tượng khác gắn với hành vi khác như tham
nhũng, tham ô hối lộ, chiếm đoạt tài sản XHCN hay nói khác đi đặt vào ngữ cảnh này
thì thuật ngữ “buôn lậu” bao gồm nhiều tội danh với nhiều hành vi khác nhau như
buôn bán ma tuý, buôn bán vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới, buôn
bán văn hoá phẩm đồi truỵ…
Thông thường người ta hay sử dụng khái niệm sau: “Buôn lậu là một hiện
tượng kinh tế - xã hội tiêu cực xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với
sự ra đời của hàng rào thuế quan”. Mỗi quốc gia khác nhau có hàng rào thuế quan khác
nhau do vậy mà có những mặt hàng buôn lậu khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự giống
nhau về một số mặt hàng và thủ đoạn của bọn gian thương và các nước có thể học hỏi
kinh nghiệm của nhau, liên kết với nhau để chống buôn lậu một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2. Khái niệm về gian lận thương mại
Theo từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội 2008) gian lận thương
mại “dối trá, lừa lọc” trong hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương
mại gọi là gian thương tức là người có nhiều mưu mô lừa lọc, kẻ buôn bán gian lận và
trái phép. Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ,
hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa
người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ “Buôn gian,

bán lận” và dùng để chỉ những thủ đoạn, mánh khoé lừa lọc khách hàng hoặc người
khác để thu lời bất chính.
11
Hành vi buôn gian bán lận trong dân gian được hiểu bao gồm một số hành vi,
thủ đoạn đơn giản như hàng tốt nói xấu, hàng ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo đong đếm
sai (điêu), buôn bán hàng cấm, lén lút trốn lậu thuế,
Các hình thức gian lận thương mại.
Tại Hội nghị các tổ chức hải quan quốc tế về chống gian lận thương mại được
tổ chức từ ngày 9 đến ngày 13-10-2007 ở Brucxen (Bỉ) đã thống nhất phân chia các
hình thức gian lận thương mại thành 16 loại:
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của hải quan
(buôn bán động vật quý hiếm, sản vật văn hoá, )
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá.
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá.
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá (thí dụ: Nhà nước ta có chính sách
ưu đãi về thuế đối với hàng hoá của các nước ASEAN).
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hàng hoá được
miễn thuế XNK nhưng đã sử dụng sai mục đích, ).
7. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép XNK (như các loại giấy phép theo nhu
cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, y tế, văn hoá, )
8. Lợi dụng chế độ qúa cảnh đem dùng trong nước (thí dụ: hàng của Lào, Trung
Quốc vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam).
9. Khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng chế độ, mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoá được ưu
đãi về thuế nhập khẩu cho những đối tượng sử dụng nhất định. Thí dụ: hàng cho đồng
bào bị lũ lụt, cho các cơ quan ngoại giao, cho đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi
để xoá đói giảm nghèo,
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng.
12. Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.

13. Buôn bán hàng không có sổ sách.
14. Làm giả, làm khống việc hoàn hay trung hoàn thuế hải quan. Thí dụ: làm
giả chứng từ về hàng đã xuất,
15. Kinh doanh “ma” để hưởng tín dụng thuế trái phép.
12
16. Thanh lý, phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế như: công ty
đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phá sản,
Thái độ ứng xử đối với 16 hành vi này là thống nhất với nhau ở 2 cung bậc, tuỳ
thuộc vào mức độ tác hại của hành vi đó mang lại cho xã hội mà xử lý hành chính hay
xử lý hình sự. Đối với một số nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Bên cạnh việc áp dụng các
công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo Luật hải quan còn quy định trong Luật
hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với những hành vi đó. Đối với nước ta thái độ
ứng xử này với các hành vi diễn ra theo 3 trường hợp.
+ Hành vi có tính chất không nghiêm trọng, giá trị tài sản buôn bán sai phạm
không lớn thì xử lý hành chính theo pháp lệnh hải quan và các nghị định của Chính
phủ về quản lý XNK.
+ Một số hành vi trong số đó chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam nên
không xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng không bị xử lý như hành vi vi phạm đạo luật về
diễn giải thương mại,
+ Tất cả các hành vi có tính chất nghiêm trọng, hậu quả lớn đều bị xử lý dưới tội
danh chung của điều 97 (Bộ Luật hình sự nước công hoà XHCN Việt Nam) là buôn lậu.
1.1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với
tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta
Thứ nhất, gây tác động tới nền kinh tế
Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại xâm hại đến chế độ chính sách quản lý
xuất nhập khẩu hàng hoá, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh trong nước,
quyền lợi người tiêu dùng, sản xuất trong nước đồng thời nó cũng gây thất thu cho ngân
sách Nhà nước. Buôn lậu và gian lận thương mại qua hành vi trốn tránh thuế nhập khẩu
gây điêu đứng, thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chấn chỉnh. Đối với
sản xuất trong nước việc hàng ngoại được nhập lậu tràn lan, tiêu thụ trên thị trường nội

địa sẽ có giá cả cạnh tranh hơn so với hàng nội hay hàng nhập khẩu hợp pháp, chưa kể
hàng ngoại thường có chất lượng cũng như mẫu mã, hình thức hấp dẫn hơn so với hàng
nội được sản xuất với công nghệ và trình độ còn hạn chế. Chính điều này càng làm cho
nền sản xuất trong nước chịu sức ép cạnh tranh càng lớn gây nên nhiều khó khăn, đặc biệt
là các ngành công nghiệp non trẻ, sản phẩm nội địa khó tiêu thụ được ngay trong nước
ảnh hưởng xấu đến việc làm và thu nhập của người lao động.
13
Buôn lậu và gian lận thương mại là hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh. Hiện tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả,
kém chất lượng cũng như vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhãn mác hàng hoá gây
rối loạn thị trường, làm giảm uy tín của các doanh nghiệp sản xuất chân chính, gây tâm
lý e ngại cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài
muốn đầu tư vào Việt Nam song do môi trường kinh doanh xấu do vấn đề buôn lậu và
gian lận thương mại cũng là nguyên nhân khiến họ ngập ngừng hoặc rút lui. Bên cạnh
đó hiện tượng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người và cả
mùa màng, môi sinh. Buôn lậu và gian lận thương mại đã kích thích tạo tâm lý và thị
hiếu tiêu dùng hàng ngoại, sa sỉ nhiều khi gây lãng phí trong tiêu dùng đối lập với hiện
trạng kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn cần phải cần kiệm để xây dựng và phát
triển. Hơn nữa, cũng làm thất thoát nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất nhập
khẩu làm ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vốn của Nhà nước để tiến hành cân đối thu
chi ngân sách và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, gây tác động đến chính trị, văn hóa, xã hội
Sự xuất hiện của buôn lậu và gian lận thương mại gây rối loạn và xáo trộn về
trật tự an ninh,ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục đích của các đối
tượng buôn lậu và gian lận thương mại là làm thế nào để thu được nhiều lợi nhuận bất
chính mà nếu làm ăn chân chính họ không thể có được, từ đó làm giảm giá trị va lu mờ
truyền thống đạo đức: đói cho sạch, rách cho thơm, mình vì mọi người thay vào đó
là chạy theo lối sống vật chất, vì đồng tiền làm tha hoá đạo đức con người, từ người
dân lương thiện đến các cán bộ có chức có quyền, kể cả những người đáng ra phải có
trách nhiệm được giao là chống lại hiện tượng này thì cũng bị các đối tượng xấu lôi

kéo một bộ phận cán bộ Nhà nước tham gia hoạt động buôn lậu và gian lận thương
mại làm suy đồi tư tưởng, tư cách đạo đức, gây mất lòng tin của nhân dân. Buôn lậu và
gian lận thương mại cùng với tham nhũng, hối lộ như là một quốc nạn đe doạ sự ổn
định và vững mạnh của chế độ, ảnh hưởng an ninh quốc gia, ảnh hưởng uy tín của
Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước.
Nạn buôn lậu và gian lận thương mại lôi kéo mọi đối tượng tham gia, lợi dụng
sự thiếu hiểu biết, nghèo đói của một bộ phận lớn dân cư khu vực biên giới cửa khẩu,
tha hoá biến chất của một số cán bộ chức năng để thực hiện các hành vi buôn lậu và
14
gian lận thương mại làm cho tình hình biên giới bất ổn, phức tạp, khó kiểm soát. Các
thế lực phản động lợi dụng để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” tuyên truyền
phẩn động, lôi kéo chống lại chính quyền, chế độ Nhà nước làm cho trật tự xã hội bị
đảo lộn, an ninh khu vực biên giới bị đe doạ nghiêm trọng. Một số mặt hàng mà pháp
luật cấm như thuốc phiện, thuốc nổ, văn hoá phẩm đồi truỵ, độc hại đã được các đối
tượng xấu đưa vào gây tác hại rất lớn trên nhiều mặt đời sống xã hội, đạo đức, văn hoá
truyền thống, an ninh và trật tự xã hội
Thứ ba, gây tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng
Trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất trong nước
còn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, giá
thành và chi phí sản xuất cao, các sản phẩm trong nước khó hoặc không thể cạnh
tranh được với hàng lậu và gian lận cùng loại, nhiều doanh nghiệp sản xuất phải
đứng trước nguy cơ đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm. Một số hàng có khả
năng thay thế do buôn lậu và gian lận thuế được bán với giá thấp và chất lượng cao
hơn do được sản xuất với công nghệ hiện đại chi phí cho sản phẩm thấp, đã chiếm
lĩnh thị trường làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng và không bảo vệ được kế hoạch
sản xuất kinh doanh của mình. Một số mặt hàng buôn lậu và gian lận có chất lượng
kém nhưng mẫu mã đẹp giá thấp hơn nhiều so với giá của sản phẩm trong nước, làm
cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong
cạnh tranh, tiêu thụ và cải tiến chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động.

Buôn lậu và gian lận thương mại không chỉ tác động đến sản xuất trong nước
mà còn tác động rất lớn đến người tiêu dùng trong nước. Một số khách hàng thích và
ưu tin dùng hàng ngoại hàng rẻ dễ bị lừa gạt vì trong số đó có những mặt hàng đã qua
sử dụng được mông má lại hoặc chất lượng kém, Một số mặt hàng như dược phẩm
thuốc bảo vệ thực vật, không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn gây thiệt hại cả về
sức khoẻ, tính mạng cho cả người và động vật, thực vật, thiệt hại cả về ngắn hạn lẫn
lâu dài do hàng hoá chất lượng kém, quá hạn sử dụng, hàng giả, không đảm bảo an
toàn cho người tiêu dùng. Một số mặt hàng như ma tuý, chất kích thích, khác không
chỉ tác động đến sức khoẻ mà còn tác động đến đạo đức lối sống của người tiêu dùng,
làm suy đồi tư tưởng đạo đức và gây ra các tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp giật, giết
15
người, Các mặt hàng như thuốc nổ, thuốc súng tác động đến tính mạng, an ninh
chính trị quốc gia, gây đảo lộn trật tự an toàn xã hội, làm cho lưu thông hàng hoá bị rối
loạn, trật tự thị trường bị đảo lộn và không được thiết lập gây lên các cơn sốt về hàng
hoá và giá cả gây khó khăn cho công tác quản lý thị trường, quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu.
1.2. Pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay
1.2.1. Khái niệm về pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại và sự cần thiết phải
ban hành pháp luật trong lĩnh vực này
Bàn về khái niệm pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong phạm
vi nghiên cứu của khóa luận này, người viết muốn đề cập tới tổng thể các quy phạm
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các cơ quan nhà nước có chức năng chống buôn lậu và gian lận thương
mại với các chủ thể khác có liên quan trong quá trình xác định, truy tố và xử lý các
hành vi buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra trên thị trường. Hệ thống các quy
phạm pháp luật về vấn đề này được ban hành trong rất nhiều các văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau gồm các luật, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị… của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Trong số các văn bản quy phạm pháp luật đó phải kể
đến các quy định trong bộ luật hình sự về các tội danh liên quan đến tội buôn lậu và

các hành vi lừa đảo, cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế và các tội phạm kinh
tế khác. Các quy định pháp luật về vấn đề này không chỉ dừng lại ở mức độ pháp luật
hình sự mà còn có thể liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về kinh tế,
các hành vi kinh tế thương mại, dân sự… Vì thế ngoài bộ luật hình sự, rất nhiều các
văn bản pháp luật khác có chứa đựng các quy định pháp luật về xử lý các hành vi vi
phạm trật tự quản lý nhà nước về kinh tế có liên quan đến chống buôn lậu và gian lận
thương mại như: Luật thương mại, luật xử lý vi phạm hành chính, Luật hải quan và các
văn bản dưới luật khác…
Có thể thấy rằng, các quy định pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại
không những chỉ liệt kê, xác định các loại hành vi bị coi là buôn lậu và gian lận
thương mại, chúng còn bao hàm các quy phạm pháp luật nêu ra chức năng, nhiệm vụ
và mối quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực phát
16
hiện, truy tố, xử lý buôn lậu và gian lận thương mại… Chẳng hạn các quy định trong
Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2014 Quyết định thành lập ban chỉ
đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hay Quyết định số
65/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của thủ tướng chính phủ về ban hành
quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà
nước trong công tac đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương
mại … sẽ giúp cho chúng ta xác định được cơ quan chỉ đạo quốc gia trong công tác
phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, cùng hệ thống các cơ quan hữu quan và
mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn trong lĩnh vực chống buôn lậu và gian lận thương mại.
1.2.2. Sự cần thiết ban hành luật pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại
Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa
các quốc gia phát triển mạnh mẽ thì việc ban hành pháp luật về chống buôn lậu và gian
lận thương mại là điều rất cần thiết. Pháp luật quy định tác động đến hoạt động thương
mại trên các khía cạnh:

- Điều chỉnh các hoạt động thương mại, giao thương buôn bán trên thị trường, giúp
ngăn chặn các hành vi hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường.
- Đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, các thương nhân thực hiện
việc kinh doanh trên thị trường và công bằng xã hội giúp nền kinh tế đất nước phát
triển mạnh mẽ.
- Hướng dẫn các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong công tác chống buôn
lậu và gian lận thương mại thực hiện tốt công tác phòng chống của mình.
Việc cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong
tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy
nền kinh tế trong nước phát triển. Từ đó đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của nhân dân trong cả nước, tự do giao thương buôn bán các loại mặt
hàng. Nhưng cũng chính vì thế đã làm cho tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại diễn
ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Tình hình này
ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp.
17
Như vậy, việc ban hành pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại là
điều tất yếu của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng mạnh mẽ, các đối tượng xấu thực hiện hành vi buôn lậu và gian lận thương mại
ngày càng một tinh vi và xảo quyệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và
đoàn thể các cấp cùng đấu tranh chống hành vi buôn lậu và gian lận thương mại này
đem lại sự công bằng cho các nhà kinh doanh cũng như thương nhân trên thị trường,
giúp cho nền kinh tế đất nước không bị ảnh hưởng suy sụp vì hành vi này. Chính vì
thế, pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại càng chứng tỏ được vai trò
quan trọng của mình trong việc hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, các ban ngành trong
việc chống, ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trên cả
nước, giúp cho nhân dân có cái nhìn khác về buôn lậu và gian lận thương mại để từ đó
có cái nhìn khác và tránh được những hậu quả nghiêm trọng do hành vi buôn lậu và
gian lận thương mại gây ra.
1.2.3. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến công tác chống buôn
lậu và gian lận thương mại ở nước ta

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, bên cạnh việc tạo điều
kiện thuận lợi để lưu thông, trao đổi hàng hóa thì các thương nhân, nhà kinh doanh
trên thị trường đã dựa vào các kẽ hở của nhà nước để thực hiện các hành vi buôn lậu
và gian lận thương mại của mình. Chính vì thế, trong những năm gần đây, nhà nước ta
đã có sự chú trọng nhất định cho vấn đề chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tuy
nhiên, vấn đề làm thế nào để chống được hành vi buôn lậu và gian lận thương mại là
công cuộc phải làm trong lâu dài và liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan mới mong thực hiện tốt. Chính vì thế, pháp luật
về chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm một tập hợp các quy phạm pháp
luật trong đó các văn bản pháp luật có liên quan bao gồm: Bộ luật Hình sự năm 1999,
Luật Hải quan năm 2014, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Luật thuế, Luật
thương mại năm 2005. Ngoài ra còn có hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành pháp
luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại như sau:
- Quyết định số 254/2006/QĐ- TTg ngày 07/11/2006 V/v quản lý hoạt động
thương mại Biên giới với các nước có chung Biên giới
18
- Thông tư 24/2009/TT-BCTvề công tác quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị
trường do Bộ Công thương ban hành.
- Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi
phạm hành chính.
- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
- Thông tư 93/2010/TT-BTC hướng dẫn xác định các hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Nghị định số 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải
quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới.
- Thông tư của Bộ Thương mại số 09/2001/TT-BTM ngày 13 tháng 4 năm 2001
hướng dẫn về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
- Thông tư số 09/1998/TT-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ
chống buôn lậu do Bộ Tài chính ban hành.
- Quy chế cố 02/QLTT-BCHBĐBP; Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh
chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và hàng lậu qua biên giới.
- Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối
hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống
buôn lậu, hàng hóa và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Quyết định số 19/2009/QĐ- TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức của cục quản lý thị trường.
19
- Quyết định số 20/2008/QĐ- BCT; Ban hành quy chế kiểm tra nội bộ về chấp
hành pháp luật của quản lý thị trường.
- Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
- Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử
phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt,
buôn lậu và gian lận thương mại.
- Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Trên đây là một số các thông tư, nghị định, quyết định và các văn bản dưới luật
nhằm định hướng cho cơ quan nhà nước, các lực lượng chức năng có thể nhận thức
được rõ tầm quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương
mại từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, còn hướng dẫn thi hành thực thi

các nhiệm vụ theo đúng pháp luật để thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động thương mại trên thị trường.
1.2.4. Một số nội dung cơ bản của pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại hiện
nay
1.2.4.1. Nội dung pháp luật hình sự về chống buôn lậu và gian lận thương mại
Pháp luật hình sự về chống buôn lậu và gian lận thương mại bao gồm các nội
dung liên quan đến vấn đề xác định các loại tội phạm, hướng dẫn các cơ quan Nhà
nước thi hành áp dụng các loại hình phạt với các đối tượng có hành vi xấu nhằm xử
phạt đúng người đúng tội. Luật hình sự đã có những quy định trong việc xử lý hình sự
về các vấn đề liên quan đến buôn lậu và gian lận thương mại. Trong bộ luật này,vấn đề
pháp luật về chống buôn lậu và gian lận thương mại được quy định tại chương XVI –
Các tội phạm quản lý trật tự kinh tế. Nó đưa ra những quy định xác định đối tượng vi
phạm pháp luật để kết án một cách công bằng và khách quan nhất cho các chủ thể.
Theo đó, Bộ luật hình sự đã quy định trong Điều 153 – Tội buôn lậu quy định
từng loại tội phạm buôn lậu, buôn bán trái phép qua biên giới sẽ có mức áp dụng xử
20
phạt khác nhau. Cũng theo đó, theo điều 154 quy định xử phạt hình sự về tội vi phạm
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, Điều 155 quy định về tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, Điều 156 quy định tội phạm về tội sản
xuất hàng giả…
Ví dụ như: theo điều 153 bộ luật Hình sự quy định về tội buôn lậu:
• Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm:
a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu
đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều
154,155,156,157,158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong
các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại các điều 193 , 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá.
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều
này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233,
236 và 238 của Bộ luật này
• Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy
năm:
a) Có tổ chức
b) Có tính chất chuyên nghiệp
c) Tái phạm nguy hiểm
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng
e) Hàng cấm có số lượng rất lớn
f) Thu lợi bất chính lớn
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
21
j) ) Phạm tội nhiều lần
k) Gây hậu quả nghiêm trọng
• Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười
lăm năm
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn
c) Thu lợi bất chính rất lớn
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
• Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
• Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trên đây cho thấy Bộ luật hình sự của Việt Nam được quy định chặt chẽ từng
loại tội phạm được gắn liền với từng tội danh nào. Các tội danh được quy định công
khai giúp các cơ quan thi hành pháp luật thực thi đúng và công bằng đối với các tội
danh tội phạm. Việc làm rõ mục đích phạm tội giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đánh
giá, xác định đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và mức độ nguy hiểm của
người phạm tội, tạo cơ sở cho việc định tội và hình phạt được quy định trong các điều
luật của Bộ luật hình sự. Các tội phạm có tổ chức và tính chất chuyên nghiệp thường
phải trả giá cho những hành vi vi phạm của mình để từ đó xã hội sẽ giảm bớt phần nào
tội phạm trên xã hội.
1.2.4.2.Nội dung pháp luật hành chính về chống buôn lậu và gian lận thương mại
Do các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hiện nay càng ngày càng tinh vi
và thủ đoạn nên việc xử phạt vi phạm về hành chính cần được thực hiện nghiêm túc và
công khai. Nội dung pháp luật chống buôn lậu và gian lận thương mại về mặt hành
chính bao gồm các quy tắc, các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể trong vấn đề xử
22
phạt các vi phạm hành chính, thẩm quyền được xử phạt, kiểm tra của các cơ quan
thẩm quyền có chức năng trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, nghị định này quy định về hành vi
vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả,
thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
Ngoài ra, thông tư số 59/2008/TT-BTC Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn
thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại,

hàng giả thì thông tư này áp dụng trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại,
hàng giả của các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ( sau đây
gọi chung là cơ quan, đơn vị chống buôn lậu) bao gồm: công an, bộ đội biên phòng,
quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, thuế, hải quan và các lực lượng chức năng
khác (của Trung ương và địa phương) được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về
buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.
Dựa trên pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì các cơ quan chức năng đã
có những quy định cụ thể về việc xử lý vi phạm vấn đề buôn lậu và gian lận thương
mại. Cụ thể, Nghị định số 107/2008/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính các hành vi
đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương
mại căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm, theo đó tại chương III
– Thẩm quyền và thủ tục xử phạt quy định:
• Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm
quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính các hành
vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp
23
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành chính các hành vi
vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
• Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 37
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có quyền xử phạt hành chính các hành
vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình và các hành vi

vi phạm hành chính về giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo Nghị định của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
• Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng,
Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành
a) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản
lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt hành
chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh
vực quản lý của ngành theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều
31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
b) Người có thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt hành
chính các hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của
ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2008.
c) Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có quyền xử
phạt hành chính các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo quy
định tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
năm 2008.
24
Ngoài ra, còn một số các thông tư khác như Thông tư liên tịch của Bộ tài chính-
Bộ tư pháp số 1/TTLT hướng dẫn thi hành nghị định 46-HĐBT quy định xử lý bằng
biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép.
1.2.4.3. Nội dung pháp luật kinh tế về chống buôn lậu và gian lận thương mại
Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại là một vấn đề nóng bỏng. Sự xuất hiện
của nó làm kìm hãm đến sự phát triển kinh tế đất nước cũng như sự công bằng giữa

các nhà kinh doanh. Chính vì thế, cần phải ngăn chặn một cách kịp thời. Theo đó, các
quy định về tài chính, luật thuế, luật thương mại đến vấn đề chống buôn lậu và gian
lận thương mại được đặt lên hàng đầu liên quan đến kinh tế. Pháp luật buôn lậu và
gian lận thương mại về mặt kinh tế bao gồm một tập hợp các quy phạm pháp luật trong
đó những quy định có liên quan đến tài chính, , luật thương mại, luật cạnh tranh có vai
trò trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Cụ thể, nó bao gồm tập hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh đến vấn đề buôn
lậu và gian lận thương mại, trong đó ngày 28/6/2010, Thứ trưởng Bộ tài chính đã ban
hành Thông tư số 93/2010/TT-BTC hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ,
trong đó, quy định cụ thể 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải
quan; 20 hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí; 20 hành vi
gian lận thương mại trong lĩnh vực giá; 34 hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực
kế toán; 55 hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực bảo hiểm và 5 hành vi gian lận
thương mại trong việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn. Thông tư này áp
dụng đối với các lực lượng có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả trong trong lĩnh vực tài chính.
Các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh tế thường xuất
hiện dưới nội dung: lợi dụng kinh doanh tạm nhập – tái xuất, lợi dụng chính sách hoàn
thuế giá trị gia tăng; mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể,
khung giá, giá giới hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; tăng giá bán hàng,
phí dịch vụ so với mức giá đã kê khai nhằm thu lợi bất chính; giả mạo, khai man các
chứng từ kế toán, không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số
lượng, thuế suất của các mặt hàng nhằm trốn thuế với nhà nước.
25

×