Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.3 KB, 49 trang )

MỎ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Sự chuyển
tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình thường của nó, ảnh hưởng của công cuộc
đổi mới tư duy mà Đảng khởi xướng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu
chiến và một độ lùi thời gian tương đối thích hợp là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những
thay đổi quan trọng của văn học. Cùng với sự đổi mới của Đảng, các phương tiện đời sống văn học
như tác giả, tác phấm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình đều có sự chuyển biến tích cực.
Có thể khẳng định đây là giai đoạn văn học phát triến sôi động nhất - một giai đoạn đang phát triển
và chưa hoàn thành.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đến nay, truyện ngắn là
một trong những thể loại gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cún đã
nhận ra xu hướng vận động mói - xu hướng của những tìm tòi sáng tạo, của những lối viết hoàn
toàn mới mẻ, người nghệ sĩ đã được “cởi trói” trong sáng tạo. Hòa vào dòng chảy ấy, ta thấy xuất
hiện một nữ văn sỹ có cá tính sáng tạo độc đáo - nhà văn Võ Thị Hảo.
- Võ Thị Hảo xuất hiện trên văn đàn vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX với sáng tác ở thể
loại thơ và truyện ngắn. Trong những năm gần đây chị còn thể nghiệm ngòi bút ở cả tiểu thuyết và
kịch bản phim. Truyện ngắn là lĩnh vực mà nhà văn nữ này đã có nhiều thành công, được độc giả
hào hứng đón nhận. Nghiên cứu truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trẻ hiện nay rất được chú trọng
nhưng cho đến nay truyện ngắn của Võ Thị Hảo vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách
có hệ thống. Đây vẫn là một “mảnh đất trống” cần được khai phá.
Cùng với những tên tuổi như Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ
Duy Anh , Võ Thị Hảo là nhà văn góp phần tạo ra xu hướng cách tân trong nền Văn xuôi Việt
Nam đương đại. Các nhà văn này đã mang vào văn học hơi thở của cuộc sống và con người hiện
đại. Đe làm được điều đó, trước hết họ phải tự làm mới chính mình. Cùng với một quan niệm mới
mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo, đối mới trong nghệ thuật thể hiện.
- Nhà văn Võ Thị Hảo, “người kể chuyện cổ tích hiện đại”, đã cho ra mắt độc giả yêu thích văn
chương những tác phẩm đi cùng năm tháng. Trong các tác phẩm, chị có lối kể chuyện cuốn hút, có
duyên với văn phong sắc sảo, vừa quen vừa lạ, ảo thực lẫn lộn. Tuy nhiên, đến nay các công trình
nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo chưa nhiều. Đặc biệt là nghiên cứu về nghệ
thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào.


1
Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác
của Võ Thị Hảo, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo”.
Nghiên cún thành công vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của Võ
Thị Hảo trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện ngắn kỳ ảo hiện đang rất thu hút độc giả mọi nơi và mọi lứa tuổi. Những sáng tác kỳ
ảo của Võ Thị Hảo dường như luôn được đón đợi nồng nhiệt. Ngắn gọn, súc tích, nhũng câu chuyện
mang đậm không khí cổ tích của chị không những kích thích trí tưởng tượng người đọc, mà qua đó
chị đã chuyển tải nhiều chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời và con người. Truyện ngắn của nhà văn
tự nhận mình “suốt đòi chỉ mơ một giấc” dù không tạo ra những cơn dư chấn ồn ào, nhưng đã để lại
không ít dư ba trong lòng người đọc. Tuy nhiên, nhũng công trình nghiên cún về truyện ngắn kỳ ảo
của Võ Thị Hảo vẫn còn đang rất ít ỏi. Thực tế chỉ có một số công trình nghiên cứu, bài báo, phỏng
vấn, tiểu luận, quan tâm tới truyện ngắn Võ Thị Hảo.
- Trong Tứ tử trình làng, lời giới thiệu cuốn Truyện ngắn bốn cây bút nữ (2011) , tác giả Bùi Việt
Thắng đã nêu đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Võ Thị Hảo trên cơ sở so sánh với truyện ngắn của
các tác giả cùng thời. Đó là các tình huống đặc sắc, là những nhân vật "có nét dị dạng khác người
nhưng tâm hồn họ thánh thiện giàu lòng vị tha và đức hy sinh - hy sinh mình để cứu rỗi kẻ khác”.
Do yêu cầu của lời giới thiệu nên tác giả Bùi Việt Thắng chỉ điểm xuyết những nét độc đáo của
truyện ngắn Võ Thị Hảo theo cảm nhận chủ quan. Vì vậy bài viết chưa đi sâu khái quát được các
phương diện khác như ngôn ngữ, giọng điệu, đề tài,
- Đe tài Đặc điểm đoạn văn kết thúc truyện ngắn Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng
Anh (Tạ Mai Anh, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh, 2002) lại tập trung khai thác đổi mới của Võ Thị
Hảo và hai tác giả nữ cùng thời ở góc độ ngôn ngữ học. Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, do
nhiệm vụ cụ thê đặt ra nên luận văn chỉ dùng lại ở những đôi mới của truyện ngăn Võ Thị Hảo
trong phạm vi đoạn văn kết thúc.
- Đe tài Y eu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam 1975 - 2000 (Nguyễn Minh Hồng, Luận văn Thạc
sĩ, ĐH Vinh, 2002) khai thác một vấn đề khá lí thú của văn học Việt Nam, đó là vấn đề yếu tố kỳ
ảo. Truyện ngắn của Võ Thị Hảo được đánh giá là sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo. Luận văn đã
tiếp cận truyện ngắn Võ Thị Hảo trên phương diện nghệ thuật để từ đó đã có nhiều phát hiện mới

mẻ về nội dung. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng nên chỉ một số truyện
ngắn của nhà văn được chú ý đề cập đến.
2
- Đe tài Truyện ngắn Vô Thị Hảo trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1986
(Nguyễn Thị Hằng, luận án thạc sĩ, Đại học Vinh, 2008) là công trình nghiên cứu khá toàn diện về
truyện ngắn Võ Thị Hảo trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Trong công trình nghiên
cứu này, tác giả đã đề cập tới một số phương diện hình thức nghệ thuật, nhưng chủ yếu là để tiếp
cận yếu tố kỳ ảo. Chính vì thế phương diện nghệ thuật vẫn chưa được khai triển sâu sắc.
- Đe tài Nhân vật nữ trong sáng tác của Vô Thị Hảo (Trần Thị Bích Vân, luận án thạc sĩ, Đại học
Thái Nguyên, 2009) lại tập trung nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Trong
đề tài này tác giả mới chỉ đề cập đến cách thể hiên nhân vật nói chung, nhân vật nữ nói riêng và các
biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo. Tuy nhiên do phạm vi nghiên
cún nên luận văn này chưa chú ý khai thác sâu về nghệ thuật.
Ngoài ra còn một số bài phỏng vấn, trao đổi giữa nhà văn Võ Thị Hảo với phóng viên các tờ
báo, tạp chí. Thông qua các cuộc trao đổi, nhà văn đã bộc lộ nhiêu quan niệm vê văn học nghệ
thuật.
Nhìn chung, ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình về truyện ngắn Võ Thị Hảo
còn ít. Hơn nữa các bài viết mới chỉ dừng lại ở cái nhìn ban đầu, chứ chưa có một công trình nào có
tính chất quy mô nghiên cứu về đóng góp của Võ Thị Hảo ở thể phương diện nghệ thuật. Đề tài
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo của chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu phương diện
nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo nhằm khẳng định sự sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật
của nhà văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trần thuật: Điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ
trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, từ đó thấy
được những đóng góp mới trong sáng tạo nghệ thuật của Võ Thị Hảo.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự nói
chung và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn nói riêng.
- Nghiên cún một số phương diện của nghệ thuật trần thuật: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần

thuật, ngôn ngữ trần thuật. Dựa trên cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, chúng tôi khảo sát và phân
tích những biểu hiện cụ thể của điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật
trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, từ đó khẳng định những sáng tạo của tác giả.
3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cún
- Đối tượng nghiên cún: nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, thế hiện qua các
phương diện cơ bản như: điếm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát 4 tập truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo:
+ Goả phụ đen (2005), NXB Phụ nữ.
+ Hồn trinh nữ (2005), NXB Phụ nữ.
+ Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (2005), NXB Phụ nữ.
+ Người sót lại của Rừng Cười (2005), NXB Phụ nữ.
6. Phương pháp nghiên cún
6.1. Phương pháp thống kê - phân loại
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê - phân loại trong quá trình nghiên cứu để tạo sự
logic chặt chẽ khoa học.
6.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp so sánh giúp luận văn làm sáng rõ những nét đặc trưng, khác biệt của nghệ
thuật trần thuật truyện ngắn Võ Thị Hảo so với các tác giả
khác.
6.3. Phương pháp phân tích - tống hợp
Đế thực hiện đề tài này cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi
còn sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm, nhân vật, tình tiết cụ thể. Từ đó khái quát, tổng họp
những đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo.
7. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi muốn đề xuất một hướng tiếp cận mới nhìn từ
phương diện nghệ thuật về truyện ngắn Võ Thị Hảo. Qua đó thấy được sự độc đáo trong nghệ thuật
trần thuật của nhà văn. Đồng thời thấy được sự đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của
văn xuôi đương đại Việt Nam.
8. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Điếm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Vô Thị Hảo
Chương 2. Giọng điệu trân thuật trong truyện ngăn Vồ Thị Hảo
Chương 3. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Vô Thị Hảo
NỘI DUNG Chương 1
ĐIẺM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO
4
1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật
1.1.1. Khải niệm trần thuật
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật được hiểu như sau: “Trần thuật là phivơng diện
cấu trúc của tác phâm tự sự, thế hiện mối quan hệ chủ thế - khách thế trong loại hình nghệ thuật
này. Nó đánh dấu sự đối thay điếm chủ ỷ của ý thức văn học từ hệ thong sự kiện thắt nút, mở nút
sang chủ thế thấm mỹ của tác phẩm tự sự” [15, tr.248].
Trong cuốn Lý luận văn học, trần thuật đã được xác định: “Trần thuật là sự trình bày liên
tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biên đối về xung đột và nhân vật một cách
cụ thế, hấp dân, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thế hiện của hình tượng
văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức. Bố cục của trần thuật là sắp xếp, tố chức sự tương
ứng giữa các phương diện khác nhau của hình tượng với các thành phân khảc nhau của văn bản ”
[42, tr.307].
Ngoài ra còn có nhiều quan điểm khác nhau về trần thuật, nhưng nhìn chung đều đi đến
khẳng định: Trần thuật là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh,
sự việc theo cái nhìn nhất định. Nghệ thuật trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự
sự, nó có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của
nhà văn.
1.1.2. Khải niệm điếm nhìn trần thuật
Các nhà lý luận, phê bình sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để gọi tên thuật ngữ này: quan
điểm trần thuật, điểm nhìn tâm lý, cái nhìn trần thuật, phương thức trần thuật. Ở đây chúng tôi xem
xét vấn đề và thống nhất thuật
ngữ điếm nhìn trần thuật.
G N Pospelov khắng định: “Trần thuật tự sự bao giờ cũng tiến hành từ phía một người nào

đó ”[51, tr. 14].
Từ đó ông cho rằng: “Mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thế trần thuật gọi là điếm
nhìn trần thuật”.
Theo Từ điên thuật ngữ văn học “Khoảng cách, góc độ của lời kế đối với cốt truyện tạo
thành cải nhìn ” [15, tr.247].
Nhận thấy vai trò đặc biệt của điểm nhìn trần thuật, nhà lý luận Phương Lựu đã nhấn mạnh:
“Nghệ sỹ không thế miêu tả, trần thuật các sự kiện của đời sông nêu không xác định cho mình một
điềm nhìn đôi với sự vật, hiện tượng, nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong
5
hay bên ngoài” [43, ừ. 12], bởi sự trần thuật trong văn xuôi nghệ thuật bao giờ cũng tiến hành từ
một điểm nhìn nào đó. Nhà văn không thể miêu tả nghệ thuật và tổ chức tác phẩm mà không xác
lập cho mình một điếm nhìn, một chỗ đứng nhất định. Việc chọn một chỗ đứng thích hợp để người
kể chuyện kể câu chuyện là một trong những sự trăn trở đối với nhà văn khi sáng tạo tác phẩm. Bởi
vậy diêm nhìn trần thuật góp phần đáng kê vào sự thành công của tác phẩm, qua đó thể hiện sự
sáng tạo của nhà văn trên hành trình lao động nhọc nhằn của mình.
Như vậy về quan điểm niệm về điểm nhìn trần thuật cũng có khá nhiều cách hiểu khác nhau.
Nhưng tựu chung có thể nhận thấy: Điểm nhìn trần thuật là vị trí, khoảng cách, góc độ chủ thể trần
thuật dùng để quan sát đối tượng trần thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể từ bên ngoài, có thể từ bên
trong, có cái nhìn từ một phía, có cái nhìn từ nhiều phía Trong quan hệ giữa chủ thể trần thuật
với người đọc thì chủ thể trần thuật được coi là người chỉ đường và dẫn dắt người đọc thâm nhập
vào tác phẩm theo các diễn biến, xung đột, thắt nút, mở nút của các sự kiện đời sống.
1.1.3. Phân loại điểm nhìn trần thuật
- Theo cuốn Lý ỉuận vẫn học (Phương Lựu chủ biên), điểm nhìn trần thuật được phân chia trên 2 bình
diện:
* Xét về trường nhìn trần thuật được chia thành 2 loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn nhân vật
+ Trường nhìn tác giả: Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện để quan sát đối tượng. Kiểu
trần thuật này mang tính khách quan tối đa cho lời trần thuật.
+ Trường nhìn nhân vật: Người trần thuật nhìn sự vật, hiện tượng theo quan điếm của một
nhân vật trong tác phấm. Trần thuật theo điếm nhìn nhân vật mang đậm sắc thái tâm lý, chất trữ tình
hoặc châm biếm do sự chi phối trực tiếp bởi địa vị, hiếu biết, lập trường của nhân vật.

* Xét về bình diện tâm lý, có thế phân biệt thành điếm nhìn bên trong và điềm nhìn bên ngoài:
+ Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm
trạng cụ thế, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật.
+ Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có
khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật.
- Trong Nhập môn văn học, điểm nhìn trần thuật được chia thành 5 loại:
+ Trần thuật khách quan: Người trần thuật lẩn đi, không nhập cảm vào
ý thức của một nhân vật nào, chỉ ghi lại những sự kiện một cách khách quan.
+ Trần thuật thông suốt tất cả: Người kể dường như biết tất cả về đời sống nội tâm và hoạt
động của mọi nhân vật trong tác phẩm.
6
+ Trần thuật thông suốt tất cả có lựa chọn: Người kể chỉ “biết hết tất cả” với một vài nhân
vật. Những nhân vật khác được miêu tả qua ấn tượng của nhân vật được lựa chọn.
+ Trần thuật tham dự: Người trần thuật tham dự vào truyện như là một nhân vật, khoảng
cách trong người trần thuật và nhân vật được rút ngắn tới mức thấp nhất.
+ Trần thuật không tham dự: Người kể lẩn đi, lời kể hầu như chỉ còn sự kiện, tình tiết.
Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng trần thuật là lớn nhất.
- Trong Văn chương dẫn luận, Pospelov chia điểm nhìn trần thuật thành 2 loại:
+ Trần thuật khách quan: Khi có khoảng cách nhất định giữa các nhân vật và người trần
thuật. Loại trần thuật này gặp nhiều trong các tác phẩm tự’ sự truyền thống.
+ Trần thuật chủ quan: Người trần thuật nhìn thế giới theo con mắt của một nhân vật, thâm
nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy. Khoảng cách trong người trần thuật và đối tượng được
trần thuật bị thủ tiêu. Điểm nhìn từ hai phía được thâm nhập làm một. Theo Pospelov kiểu trần
thuật này xuất hiện khoảng 200 năm gần đây và ngày càng chiếm được ưu thế, được các tác giả sử
dụng ngày càng nhiêu trong tác phâm văn xuôi tự’ sự.
- Trong Giảo trình dẫn luận thi pháp học Trần Đình Sử chia điểm nhìn trần thuật được chia thành 5
loại:
+ Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trần thuật và của nhân vật.
+ Điểm nhìn không gian, thời gian.
+ Điểm nhìn bên trong, bên ngoài.

+ Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc.
+ Điếm nhìn ngôn từ: bản thân mỗi hình thức ngôn từ đã mang một quan điểm.
Trong bài Quan niệm về điếm nhìn nghệ thuật của R.s. Choles và R.
7
Kellogg và một số vấn đề khi áp dụng các mô hình lỉ thuyết phương Tây vào nghiên
cứu tác phẩm tự sự, tác giả Cao Kim Lan đề cập đến cách phân biệt điếm nhìn thành
3 loại chính - tương ứng với ba kiếu người kế chuyện:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri: Người kể thông suốt mọi sự, anh ta
được quyền không chỉ miêu tả sự việc như anh ta đã thiết lập mà còn có thế bình luận
về chúng đế khái quát hóa và đế kể với người đọc những suy nghĩ về sự kiện đã diễn
ra.
+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba: Người kế có đầy đủ quyền
năng trên khắp trường nhìn của anh ta, miêu thuật lại cho độc giả nhũng gì mình
nghe thấy, nhìn thấy với tư cách nhân chứng.
+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất: Người trần thuật là một nhân
vật trong truyện, thường xung “tôi” để kể lại câu chuyện hoặc miêu tả tâm trạng của
mình hoặc của các nhân vật khác.
- Trong “Lý luận văn học - mấy vấn đề đế cần suy nghĩ” (Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh
Như Phương), điểm nhìn trần thuật chia làm 3 loại:
+ Trần thuật khách quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của một
người quan sát đứng bên ngoài đối tượng. Chủ thế trần thuật kế lại tất cả những gì
anh ta chứng kiến. Anh ta chỉ kể lại những điều đã chứng kiến hoặc trục tiếp cảm
thấy, nghe thấy. Qua đó chúng ta thấy được tính khách quan rõ nét không mang sắc
thái tâm lý riêng của nhân vật. Ở điểm nhìn này chủ thể trần thuật ở ngôi thứ ba.
+ Trần thuật chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ điểm nhìn của một
nhân vật. Bằng cái nhìn “nhân vật hóa”, người trần thuật tái hiện lại thế giới, diễn
biến các sự việc, sự kiện, cảnh vật, môi trường, vừa có khả năng đi sâu vào thế giới
nội tâm nhân vật. Ở điếm nhìn này, người trần thuật cũng đồng thời là một nhân vật
trong tác phấm, đứng ở ngôi thứ nhất và tái hiện lại những gì bản thân nhân vật trải
qua.

+ Trần thuật theo phương thức liên chủ quan: Sự trần thuật được tiến hành từ
điểm nhìn bên trong của nhân vật nhưng không thuần nhất nhân vật nào mà đan cài,
xen kẽ giữa các nhân vật. Điểm nhìn giữa các nhân vật chồng chéo lên nhau, hòa trộn
với nhau tạo nên một hợp thể phức điệu của các điếm nhìn không chỉ trong toàn bộ
tác phẩm mà trong từng hoạt động của nhân vật.
Qua khảo sát chúng ta thấy mỗi nhà nghiên cún tìm tòi và khai thác các vấn
đề của điểm nhìn trần thuật theo một cách thức riêng. Vì vậy khi nghiên cứu tác
phẩm chúng ta cần phải lựa chọn nhũng cơ sở lý luận phù họp. Đe tập trung giải
quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi nghiên cứu điểm nhìn trần thuật trong truyện
ngắn Võ Thị Hảo theo hướng phân loại của tác giả Phương Lựu: điểm nhìn bên trong
và điểm nhìn bên ngoài.
1.2. Nhà văn Võ Thị Hảo và nghệ thuật lựa chọn điễm nhìn trần thuật
trong truyện ngắn
1.2.1. Nhà vãn Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 ở Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, là hội viên
Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1997. Tốt nghiệp Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội,
năm 1977, chị về làm biên tập rồi Phó tổng biên tập cho Nhà Xuất bản Văn hoá dân
tộc. Năm 1996, chị chuyển sang công tác tại báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh làm
trưởng văn phòng đại diện cho báo này tại Hà Nội. Từ báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí
Minh chị chuyến sang đảm nhận vị trí Trưởng ban thư ký toà soạn cho báo Gia đình
và xã hội năm 2000. Rồi chị chuyển sang làm cho Tạp chí Vì trẻ thơ. Ở vị trí này
không lâu, Võ Thị Hảo lại đột ngột trở về báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh nơi
trước đó chị đã kiên quyết ra đi. Cuối năm 2006, chị xin nghỉ hưu “non” để dành thời
gian cho công việc viết lách và đầu tư kinh doanh. Cùng với hai cô con gái Uyên Ly
và Hạnh Ly, hiện nay chị đang làm giám đốc của Công ty Văn hoá và Truyền thông
Võ Thị. Rẽ hướng sang kinh doanh nhưng chị vẫn không quên nghiệp viết, sau
nhũng tập truyện ngắn và tiểu thuyêt Giàn thiêu, chị đang tập trung hoàn thành cuốn
tiểu thuyết thứ hai mang tên Dạ tiệc quỷ và cho ra mắt độc giả một số kịch bản phim.
Võ Thị Hảo sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ khắc nghiệt. Sự cằn cỗi
và hà khắc của thiên nhiên đã tạo cho con người sinh ra trên mảnh đất gió Lào nóng

bỏng này, một tính cách chịu đựng bền bỉ, kiên cường. Đặc tính của con người xứ
Nghệ đã theo Võ Thị Hảo trên mọi nẻo đường đời cũng như trên hành trình làm báo,
viết văn. Vượt lên sự thiếu thốn chật vật của thời kỳ bao cấp, những khúc mắc trong
cuộc sống gia đình, chị vẫn luôn giữ cho ngọn lửa đam mê văn chương âm ỉ cháy.
Ngọn lửa ấy thôi thúc chị viết, chị viết nhiều, sáng tạo nhiều và bắt đầu nổi tiếng trên
văn đàn bởi những truyện ngắn khác lạ, một trong số đó phải kể đến Người sót lại
của Rừng Cười. Đây là truyện ngắn đã gây xôn xao dư luận khi mở ra cho người đọc
một cách nhìn mới về cuộc chiến đã qua. Truyện ngắn của chị được dịch ra nhiều thứ
tiếng (Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc). Một số tờ báo của Nhật, Mỹ đã viết về chị
với tư cách là một cây bút nữ gặt hái được nhiều thành công ở thể loại truyện ngăn
trong thời kỳ đôi mới. Điêu đó chứng tỏ giá trị của tác phâm cũng như năng lực của
tác giả.
Một người phụ nữ nhỏ bé và khiêm nhường, đó là nhận xét của những người đã
từng tiếp xúc với chị. Thế nhưng khi đọc những bài báo, những truyện ngắn của chị
ta lại phát hiện ra phía sau vẻ bề ngoài dịu dàng, nhỏ nhẹ ấy là một người phụ nữ
mạnh mẽ quyết đoán. Chị không thể im lặng trước cái xấu, sẵn sàng phản kháng và
đấu tranh đến cùng để chống lại cái ác. Vói cương vị là một nhà báo, Võ Thị Hảo bất
chấp hiểm nguy lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho những người phụ nữ bị ngược đãi
ở Sa Moa, đòi lại công bằng cho người dân bị mất đất ở Sơn Tây Bạn bè thường nói
về nhà báo Võ Thị Hảo với một niềm tự hào: ‘Trông dịu nhẹ vậy mà viết báo đanh đá
lắm. Nói gì là sát cánh, đo ván luôn”. Có một cái gì đó như bật dội lên một cách
mạnh mẽ trong những trang viết của chị khiến người đọc không thể thờ ơ. Trên
những trang văn dường như chị được tự do hơn đế yêu thương hờn giận. Cái cảm
giác bất lực trước hiện thực khi làm báo đã được văn chương hoá giải. Điều đó có thể
lý giải tại sao có nhiều lúc chị “viết văn như cầu nguyện”, tìm đến văn chương đế
nương náu trước những cơn bão lũ của cuộc đời như một tín đồ tìm đến với đấng tối
linh. Bản tính của một người quyết đoán vẫn song hành cùng nét nhạy cảm nữ tính ở
chị. Chị truy tìm đến tận cùng căn nguyên của mọi nỗi bất hạnh ở con người, cùng
khóc, cùng cười, cùng xót xa với số phận của các nhân vật. Vượt lên trên những định
kiến xã hội, những khen, chê, tốt, xấu, chị sống và làm theo sự lựa chọn của mình,

làm theo những gì mình cho là đúng, là đích thực. Chị đã dám sống, dám viết và đã
tỏ bày quan niệm sống của mình trên từng trang viết thấm đẫm mồ hôi và nước mắt,
với mong muốn tột cùng cống hiến cho đời những suy nghĩ trung thực nhất, dũng
cảm nhất.
Không cho rằng văn chương là một cuộc chơi hay một trò giải trí, chị quan
niệm văn chương là nơi có thê đem đên cho chị niêm vui được chia sẻ cảm thông với
cuộc đời, được trả những món nợ ân nghĩa, “Văn chương sẽ cún rỗi tất cả”. Chị đã
viết trong nhọc nhằn và xót xa, trong hạnh phúc và hân hoan. Luôn cảm thấy viết vừa
là đam mê, vừa là trách nhiệm, Võ Thị Hảo như là một người chân trần lặng lẽ mang
ánh sáng của mình kiên nhẫn đi trong thăm thẳm đời sống, ngụp lặn trong dòng đời
bộn bã để sống và viết và sáng tạo. Chị không còn thời gian cho những thú vui nhỏ
nhoi mà bất cứ người phụ nữ nào cũng giành một phần thời gian để chiều chuộng
chính mình. Cảm giác mắc nợ, có lỗi với mọi người, với cuộc đời luôn thôi thúc chị
viết. Chị nói về cái được, cái mất trong văn chương: “Tôi không tìm kiếm điều gì khi
viết văn, tôi chỉ sống theo số phận của mình. Viết văn, tôi được sống nhiều kiếp,
được viết cho mình, được khóc cười. Thiên đường, địa ngục, người và ma quỷ, thiên
thần hỗn độn như thế, tôi đã được quá nhiều khi tôi viết văn. Neu tính chuyện mất,
thì tôi mất đi ít nhiều khả năng làm lành với cuộc sống và phải nhận lĩnh kiếp nạn
của nhũng kẻ không thế im lặng trước nỗi đau của người khác”.
Không chỉ miệt mài sáng tạo, Võ Thị Hảo còn rất nghiêm khắc với bản thân
trong lao động nghệ thuật. Chị luôn luôn tâm niệm “điều quan trọng đế trở thành một
người viết có tư tưởng độc lập là không chấp nhận những lối mòn”. Và “nhà văn
không được phép lừa dối chính mình, không làm những điều mà chính mình đang dối
trá để cầu lợi sống dối là nguy hiểm, viết dối lại càng nguy hiểm hơn”. Thực tế,
những truyện ngắn của chị đã là bằng chứng hết sức thuyết phục cho quan niệm về
nghề văn. Đặt bên cạnh những truyện ngắn cùng thời bao giờ ta cũng có thế nhận ra
nét riêng của Võ Thị Hảo khi ở giọng kể, khi ở cái tên, khi ở những đoạn kết hay tình
huống độc đáo Càng viết chị càng khẳng định được mình, càng đưa lại cho độc giả,
những người yêu mến chị, niềm tin vào sức sáng tạo và tinh thần lao động nghiêm
túc của người phụ nữ dám sông, dám viêt và dám cháy hêt mình cho văn chương.

Võ Thị Hảo sáng tác trên nhiều thể loại. Chị bắt đầu làm thơ tù’ những năm
tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng sau đó lại chuyển sang viết truyện ngắn
rồi tiểu thuyết và kịch bản phim. Bao giờ ở chị cũng bộn bề công việc với những dự
định về nghề báo, nghiệp văn và còn cả niềm ham thích trong hội hoạ. Chị đã xuất
bản được khá nhiều tác phẩm.
- Tập truyện ngắn Biển cứu rỗi, Nhà xuất bản Hà Nội, 1991.
- Tập truyện ngắn Chuông vọng cuối chiều, Nhà xuất bản Lao Động
1994.
- Truyện ngắn chọn lọc Vỗ Thị Hảo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995.
- Tập truyện ngắn Ngậm cười, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1998.
- Tiểu thuyết Giàn thiêu, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2003.
- 101 cải dại của đàn ông (tái bản), Nhà xuất bản Lao Động và Công ty Văn hoá và
Truyền thông Võ Thị, 2006.
- Kịch bản phim: Con dại của đá, Lời hẹn mùa thu
Ngày 19 tháng 10 năm 2005, Bộ Tuyển văn gồm năm cuốn sách: Goá phụ
đen, Người sót lại của Rừĩig Cười, Hồn trinh nữ, Những truyện không nên đọc lúc
nửa đêm và tiếu thuyết Giàn thiêu do Công ty Văn hoá và Truyền thông Võ Thị kết
hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành đã ra mắt bạn đọc. Đây là lần tái bản có bố
sung một số truyện ngắn mới sáng tác của nhà văn. Vào làng viết chưa lâu nhưng tác
phẩm của Võ Thị Hảo đã gặt hái được một số thành công đáng kể.
- Tập truyện ngắn Biển cứu rỗi đạt giải thưởng cuộc thi tiếu thuyết do Nhà xuất bản Hà
Nội tổ chức năm 1991 - 1992.
- Giải thưởng 5 năm văn học Hà Nội 1990 - 1995
- Tiểu thuyết Giàn thiêu đạt giải thưởng cao nhất của Hội Nhà văn Hà Nội 2003 -
2004.
Năm 1989, Võ Thị Hảo viết truyện ngắn đầu tay Người gánh nước thuê,
không lâu sau chị cho ra mắt độc giả tập truyện ngắn Biến cứu rỗi. Sự xuất hiện này
đã nhanh chóng xác định trong lòng độc giả tên tuổi của một nữ văn sĩ góp phần
không nhỏ làm nên bức tranh phong phú của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Xuất
hiện vào thời điểm truyện ngắn có nhiều khởi sắc với những tên tuổi đã thành danh

trong công cuộc đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài truyện ngắn của
Võ Thị Hảo không dễ để cuốn hút ngay người đọc bằng cái “lạ” và cái “mới”.
Nhưng chính chiều sâu tư tưởng và sự thành công ở một số phương diện hình thức
nghệ thuật đã tạo nên chỗ đứng của truyện ngắn Võ Thị Hảo.
Truyện ngắn thời kỳ đổi mới hướng vào cuộc sống thường nhật, khám phá mọi
vấn đề của đời sống ở những chiều kích và góc độ khác nhau. Truyện ngắn của Võ
Thị Hảo cũng không nằm ngoài những đối tượng phản ánh ấy. Chị đặc biệt hướng
ngòi bút của mình đến vấn đề nhân tính và sự bất bình trong xã hội. Nói về những
điều này bao giờ nhà văn cũng đi đến tận cùng bằng cách phản ánh mọi góc cạnh sâu
sắc của vấn đề, không ngại đụng chạm đến những gì mà dư luận cho là “nhạy cảm”
theo cách riêng của mình. Đọc truyện của Võ Thị Hảo, ta không có cảm giác ngột
ngạt, khó chịu như trước khi cơn bão tràn qua như khi đọc truyện của Phạm Thị Hoài
hay Nguyễn Thị Thu Huệ. Ngược lại, người đọc có cảm giác bất an khi luôn dự cảm
có bất trắc sẽ xảy ra, tựa như cảm giác của một người lần đầu tiên bước chân xuống
biển, không dám bước liều vì sợ sẽ sa chân xuống một hố sâu nào đó. Bất an, lo sợ
nhưng vẫn muốn bước tiếp đế khám phá vì cuộc sống luôn đầy bất ngờ không thể
lường trước. Người viết đã khéo léo gieo vào lòng người đọc sự háo hức chờ đợi
thông qua những biện pháp nghệ thuật hữu ý.
Tính chất bất ngờ trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo trước
hết được tạo nên tù’ các tỉnh huống đặc sắc. Đúng như
nhận xét của tác giả Bùi Việt Thắng: “Mỗi người viết
truyện ngắn thường có một lối nẻo riêng, với Võ Thị Hảo
việc tìm tòi tình huống truyện là có ý nghĩa nhất” [57]
Không chỉ ở tình huống mà ở ngay tiêu đề của truyện ngắn
ta đã thấy dụng công của người viết nhằm gây ấn tượng với
người đọc. Những tên truyện thường hứa hẹn ở phía sau
nhiều suy tư triết lí và gợi không khí về một miền cổ
tích: Dây neo trần gian, Vũ điệu địa ngục, Làn môi đồng trinh, Hổn trình nữ
Không khí cố tích, huyền thoại còn được tạo nên cùng với
sự linh hoạt trong các ngôi trần thuật, trong cách xưng

hô, gọi tên nhân vật. Chất liệu của cổ tích dân gian đã
được nhà văn làm sống dậy trong tác phẩm của mình để tạo
nên một sự kết họp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện
đại. Chỉ riêng điều này, ta cũng
thấy rõ nét riêng biệt của Võ Thị Hảo trong số rất nhiều cây bút truyện ngắn
xuất sắc lúc bấy giờ.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo đã thực sự chuyên chở
được tư tưởng quan niệm về con người và cuộc đời của nhà văn. Truyện của chị ít
thấy nhân vật phản diện để ta phải lên án căm hờn. Ngay cả nhân vật biểu hiện cho
cái xấu cũng có nét gì đó rất đáng thương rất cần được thông cảm. Nói như vậy
không có nghĩa là nhân vật của chị cứng nhắc, ngược lại đó là thế giới nhân vật hết
sức sinh động, họ vừa là chủ nhân vừa là nạn nhân của cuộc sống. Neu nhân vật
trong văn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương thường biến dạng,
méo mó về cả nhân hình lẫn nhân tính thì nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo
hoặc có nét dị dạng ở vẻ bề ngoài (Rân trong Người đàn ông duy nhất, Hằng trong
Làn môi đằng trinh, Tâm trong Máu của lả ), hoặc sự thờ ơ vô tình của đồng loại đã
đấy họ đến cảnh cô đơn lạc lõng (lão Nhát trong vầng trãng mồ côi, những người đàn
bà trong Trận gió màu xanh rêu ). Những kẻ khác người ấy lại mang trong mình vẻ
đẹp của một tâm hồn thánh thiện giàu lòng vị tha và đức hy sinh. Người phụ nữ,
những thân phận bé mọn ngơ ngác lạc lõng với giấc mơ lầm lụi nhọc nhằn, họ bước
sang nền kinh tế thị trường để nhận thêm nhiều đớn đau, thua thiệt. Viết về phái nữ
bao giờ ta cũng tìm thấy trong ngòi bút của Võ Thị Hảo sự đồng cảm xót xa đến quặn
thắt, ở đó có bóng dáng, có nỗi niềm của chính chị, một người đàn bà với rất nhiều
đam mê khát vọng và không ít khổ đau. Khi cái tôi tác giả hoà lẫn vào nhân vật để
chỉ còn cái tôi của hiện hữu, người đọc có điều kiện để “cảm” được thực hơn sự phức
tạp của đời sống, của thế giới nội tâm con người, nói như cách nói của nhà văn “được
sống nhiều kiếp, được biết nhiều cuộc đời”. Neu làm một phép so sánh về nhân vật
nữ trên trang viết của các nữ nhà văn, người ta có thế nhận ra nét riêng của nhân vật
Võ Thị Hảo. Bướng bỉnh thích khuấy động xung quanh để khẳng định chính mình là
các nhân vận nữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Người phụ nữ trong sáng tác

của Nguyễn Thị Thu Huệ mạnh mẽ bạo liệt sẵn sàng đánh đổi tất cả để có được hạnh
phúc. Còn ở truyện ngắn của Võ Thị Hảo họ nhẫn nại cam chịu trước số phận bất
hạnh. Có lúc ngang ngạnh, nối loạn nhưng họ vẫn rất đằm thắm với khát vọng được
dâng hiến, khao khát kiếm tìm hạnh phúc cứ rát bỏng trong tâm hồn nhân vật. Người
đọc không thế không yêu, không thương, không thể không đồng cảm với nhân vật dù
đó là một cô gái sa ngã (Vũ điệu địa ngục), một người đàn bà nhẹ dạ (Người đàn ông
duy nhất) hay một con điếm đã hết thời (Biên cứu rỗi) Với tình yêu, câu chuyện
muôn thuở của loài người, nhà văn không hoài nghi mà ngược lại đặt niềm tin mãnh
liệt vào sức mạnh của nó. Trong các truyện ngắn: Goá phụ đen, Tiếng vạc đêm, Khỏi
mang màu nước biển người ta cảm nhận được sự âu yếm mang chút thánh ca của
tác giả khi nói về tình yêu. Điều này đã gieo vào lòng độc giả niềm hy vọng tin tưởng
vào những gì còn tốt đẹp trong cuộc đời. Khi mà con người quay quắt với tiền tài,
danh vọng, tình yêu cũng như một thứ đồ có thể trao đổi buôn bán thì gieo được hạt
mầm hi vọng ấy quả là một điều đáng nói.
Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay ghi nhận sự phát triển của dòng văn
học sử dụng yếu tố kỳ ảo. Nhắc đến văn học kỳ ảo thời kỳ này không thể không thừa
nhận những đóng góp của Võ Thị Hảo. Cùng với Nguyễn Huy Thiệp, Lưu Sơn Minh,
Lý Lan Võ Thị Hảo đã góp phần khơi dòng cho văn học sử dụng yếu tố kỳ ảo phát
triển trở lại sau một thời gian dài vắng bóng, mở ra một không gian mới, một thủ
pháp mới đế khám phá hiện thực. Ngay ở dòng truyện ngắn này, cá tính của một nữ
nhà văn ưa khám phá thử nghiệm đã được biểu hiện khá rõ nét.
Ai đó từng nhận xét chí lí rằng văn học đang mang gương mặt nữ ngày càng
trắc ẩn và khoan dung, ngày càng tinh tế và đằm thắm. Thập niên chín mươi của thế
kỷ qua truyện ngắn được mùa vì thế cũng nở rộ một loạt tên tuổi nữ được người đọc
mến mộ như Y Ban, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý
Lan Võ Thị Hảo cũng là một trong số những cây bút nữ đã góp phần làm nên sự
khởi sắc của truyện ngắn. Dù chưa phải là một cây bút xuất sắc nhất nhưng sẽ thật
thiếu sót nếu nói đến truyện ngắn Việt Nam sau 1986 mà không nói đến chị. Không
ồn ào, không sắc nét màu mè, không khiến giới phê bình phải tốn nhiều giấy mực đế
tranh cãi nhưng truyện của chị lại có sức cuốn hút kỳ lạ đối với ngưòi đọc. Án đằng

sau nhũng câu chữ trau chuốt, lối kể chuyện cuốn hút có duyên, lối văn phong vừa
cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ là nhũng tâm sự day dút không nguôi về số phận con
người, về cuộc đời và nhân tình thế thái. Đọc truyện của chị thường buồn, đó là nỗi
buồn có lẫn cả vị ngọt ngào và cay đắng, một nỗi buồn giúp tâm hồn ta trong sáng
hơn. Ở một thể loại có tốc độ phát triển khá nhanh từ sau 1975, truyện ngắn Võ Thị
Hảo có nhiều đóng góp tích cực. về phương diện nội dung đó là cái nhìn mới về cuộc
đời và con người, là cảm hứng sáng tạo cùng với cách khai thác xử lý đề tài có nhiều
mới lạ. Tạo tình huống đặc sấc, gia tăng yếu tố kỳ ảo, đối mới ngôn ngữ, giọng điệu,
đa dạng trong cấu tạo đoạn kết, đó là những đóng góp của truyện ngắn Võ Thị Hảo ở
phương diện nghệ thuật trần thuật. Chính nhũng đóng góp riêng này đã khắng định
tên tuối cũng như vị trí của truyện ngắn Võ Thị Hảo trong bức tranh truyện ngắn Việt
Nam sau 1986. Thành công ở thể loại tụ’ sự cỡ nhỏ đã được tích luỹ để tạo đà cho
tiểu thuyết Giàn thiêu ra đời năm 2003. Đây là tiểu thuyết đánh dấu sự trưởng thành
trong ngòi bút ưa thử thách mạo hiểm. Với tiểu thuyết này, Võ Thị Hảo ít nhất được
“cho điểm” ở lòng dũng cảm: Chuyển từ thể loại “tay quen” truyện ngắn sang thể
loại tiểu thuyết. Viết truyện ngắn chính là một bước chuẩn bị quan trọng để nhà văn
xứ Nghệ này gặt hái được thành công trong tiểu thuyết, hứa hẹn cho những dự định
mới trong hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
1.2.2. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Võ Thị
ỡ • • • • • o*•'• ỡ •
Hảo
1.2.2.1. Điếm nhìn bên ngoài
Điểm nhìn bên ngoài luôn tạo ra khoảng cách giữa người trần thuật và nhân
vật. Vì vậy, ở điểm nhìn này người trần thuật sẽ có cái nhìn khách quan, tỉnh táo đế
thuật lại, tả lại các nhân vật và sự kiện. Từ đó làm nối bật những khía cạnh khác nhau
của bức tranh xã hội phong phú đa dạng.
Neu điểm nhìn bên trong hướng vào nội tâm thì điểm nhìn bên ngoài lại có
khả năng bao quát mọi bình diện ngoại giới. Tác phẩm được triển khai với điếm nhìn
này hầu như ta không nhận ra được sự hiện diện của người kế chuyện, họ đứng ngoài
không phát biểu gì về sự kiện nhân vật cũng chẳng hề bận tâm đến suy nghĩ bên

trong của nhân vật, chỉ lặng lẽ quan sát rồi ghi chép lại lời nói hành động của nhân
vật tựa như một chiếc máy quay chính hiệu. Song, câu chuyện vẫn được tiếp diễn
phát triển nhờ vào các cuộc thoại giữa các nhân vật. Nói khác đi, chọn điếm nhìn bên
ngoài người trần thuật có vị trí quan sát khách quan hơn để chiếm lĩnh mọi diễn biến
của câu chuyện mà thuật lại cho người nghe.
Ở điểm nhìn này đa phần người làm chủ điểm nhìn ấy là người kể chuyện
ngôi ba với cái nhìn “biết tuốt” - toàn tri. Bằng sự điềm nhiên của lối kể, người trần
thuật thường xuyên tách mình ra khỏi sự đồng cảm đối với nhân vật và chỉ hướng sự
chú ý của người nghe vào kết quả thuần túy.
Điểm nhìn bên ngoài gắn với ngôi kể ấy đề xuất một cái nhìn khách quan và
dẫn dắt câu chuyện theo dụng ý của tác giả. Nhưng dù chưa đạt tới độ “khách quan
lạnh ỉùng” như T. Sêkhốp “đứng trên tất cả mọi sự phiền muộn, hân hoan đế thấu
triệt hết mọi công việc ”, nhưng “ổng kỉnh ” của nhà văn cũng đã xoáy sâu vào các
hiện tượng xã hội để mổ xẻ, phân tích đến từng ngóc ngách sâu kín nhất. Với quan
niệm đó, câu chuyện được kể dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm, cách lý giải
khác nhau nhằm tạo nên tính chân thực khách quan, lôi cuốn người đọc. Đồng thời
giúp người nghệ sĩ phát huy tối đa sự sáng tạo của mình.
Theo lý thuyết Tự sự học của G.Genette, người kể chuyện ngôi thứ ba tồn tại
hai trường hợp cơ bản: người kể chuyện toàn tri toàn năng và người kể chuyện ngôi
ba không toàn tri (hạn định) bị hạn chế bởi tầm nhìn của nhân vật. Không khó để
nhận diện dạng thức thứ nhất trong các truyện kể truyền thống. Ở đó, người kể
chuyện chẳng khác nào vị thượng đế tài năng có khả năng tinh thông am tường mọi
đường đi nước bước, thậm chí biết rõ cả mọi suy nghĩ, đoán định được chính xác
tương lai số phận của nhân vật. Kiểu người kế này đã trở nên thông dụng và phố biến
trong các tác phẩm văn xuôi các giai đoạn trước. Nhưng sang đến văn học hiện đại,
để gia tăng độ khách quan và mời gọi tiếp nhận từ phía độc giả, nhà văn tìm cách
kiềm chế và thu hẹp quyền lực của người kể có khả năng bẩm sinh và siêu nhiên như
thượng đê, trỉnh diện nhiêu hơn vai kê khác - người kê chuyện hạn định.
a. Điếm nhìn bên ngoài qua người kế chuyên ngôi thứ 3 toàn tri.
Không đoạn tuyệt với truyền thống, khảo sát các tập truyện ngắn của Võ Thị

Hảo có thể thấy kể chuyện từ ngôi thứ ba toàn tri vẫn là hình thức được chị sử dụng
khá hiệu quả. Công bằng mà nói, dù xưa cũ nhung dạng trần thuật cổ điển này vẫn có
ưu thế lớn trong việc khám phá và khái quát bức tranh cuộc sống. Chưa bao giờ
những vấn đề tủn mủn vặt vãnh, nhũng u nhọt nổi cộm trong đời thường lại được
hiển hiện, phân tích mổ xẻ chi tiết đến vậy. Cái nhìn đúng mực, đúng bản chất được
phát huy tối đa thay cho việc tô hồng hay bôi đen hiện thực. Cuộc đời dù “bất nhẫn”
vẫn được tái hiện vẹn nguyên, không chút tô vẽ phủ mờ đúng như nó “có” chứ không
phải “cần có”. Nhà văn không còn đảm trách nhiệm vụ bồi da đắp thịt mà chỉ phác
họa lại những gì nghe, cảm và thẩm thấu. Hiện thực xã hội xô bồ ngổn ngang với
nhiều cạm bẫy, cám dỗ; những thân phận người với chằng chịt các mối quan hệ cứ
thế “ùa” vào làm gia tăng không khí ngột ngạt trong tác phấm. Đó có thể là tình cảnh
đáng thương của những mảnh đời cơ cực nương tựa vào nhau trong Người gánh
nước thuê. Ông Tiếu, Bà Diễm, hai cái tên mới nghe người ta đã mường tượng đến
tiếng cười vui vẻ và hình dáng yêu kiều sang trọng. Nhưng trớ trêu thay hình dáng
của hai con người đáng thương kia chỉ là một sự nhạo báng cho ý nghĩa của cái tên.
Với điểm nhìn bên ngoài qua ngôi kể thứ ba toàn tri, người trần thuật đã phác
họa ngoại hình của hai con người đáng thương như “hai cái cây bị đánh bật hết dễ”,
mà chỉ còn “biết tựa vào nhau để đỡ đần”. “Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ
mặt nhăn nheo, gầy sạm chỉ còn hai con mắt. Bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng.
Chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm cõi của Bà” [19, tr.58]. Còn ông
Tiếu thì hiếm có một khuôn mặt khắc khổ đến thế. “Có đến ngàn vạn nếp nhăn trên
khuôn mặt đó. Đôi mắt cũng biếu lộ một nỗi đau khố bất thường như đã đông cứng.
Còn cái miệng thỉ trớ trêu làm sao, luôn mỉm một nụ cười bất biến” [19, tr.62]. Nụ
cười giữa khuôn măt ấy là một nghịch lý như là đang khóc với nỗi đau xé ruột, mà có
một kẻ tàn ác nào đó cứ nhất định cù vào nách cho ta phải cười rũ ra mới thôi.
Nhung qua việc miêu tả bề ngoài xấu xí ấy của nhân vật, Võ Thị Hảo muốn
chúng ta nhìn ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của những con người bé mọn. Ông
Tiếu, bà Diễm đã nương tựa vào nhau để san sẻ niềm vui hạnh phúc, họ biết sống
thuỷ chung, sống vì người khác.
Hay sự thống trị của giá trị vật chất tầm thường, thói đê tiện của không ít phần

tử cơ hội đối với sáng tạo nghệ thuật ở Bản cốt; hoặc cũng có thế là bức tranh ô tạp
của cuộc sống hiện đại đang âm thầm len lỏi vào từng mái nhà làm nhem nhuốc tâm
hồn người.
Giống như nhà tiên tri với những dự cảm không yên về cuộc đời, Võ Thị Hảo
đã nhìn thấy những mặt trái đầy tiêu cực của cuộc sống công nghiệp thời mở cửa qua
hình ảnh quái đản trong Miền bọt. Đó là sự hỗn tạp nhố nhăng, ô hợp của nhiều loại
người, nhiều cách sống nhưng cùng gặp nhau trong những thú vui tầm thường “trí
thức, nghệ sĩ, lưu manh, quan chức. Họ bình đẳng với nhau trở thành đống bùn nhão
nhoẹt trong vòng ôm cô tiếp viên điếm” [17, tr. 186]. Đó còn là sự đối lập, sự phân
cách giàu nghèo giữa các tầng lóp trong xã hội. Như một nhà quay phim thực thụ,
mọi khóc cạnh khác nhau của đời sống đương đại đều được đưa vào ống kính vạn
năng của người kể chuyện toàn năng trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Qủa thực, nếu
thiếu đi ngôi kế ấy e rằng câu chuyện được trải đều trên cả hai trục không - thời gian
khó mà hoàn tất. Nhờ đó, sức dung chứa bao quát lớn trong các câu chuyện ngắn
được co dãn, căng phồng. Thay vì chỉ kể đơn thuần như trước, người kể chuyện đứng
ngoài nhưng lại biết hết, bày tỏ thái độ về thời thế, về thân phận con người. Trước
biên chuyên chóng mặt của xẵ hội, khi mà các hệ giá trị và cả những chuẩn mực đạo
đức đã trở nên chao đảo bấp bênh, người kể chuyện toàn tri cũng không dấu nối tiếng
thở dài não nuột ngao ngán. Tuy nắm bắt được mọi tâm tính, nghĩ suy và kết cục của
nhân vật nhưng “người biết tuốt” vẫn không khỏi thao thức thậm chí hồ nghi, ngờ
vục; song niềm tin vào bản chất thiện của con người không bao giờ vơi cạn, vụt tắt.
Ngày không mút tay chính là tiếng nói thống thiết của người kể chuyện về
cảnh ngộ éo le, bi đát của vợ chồng Ngâu Ngần. Dù chỉ đứng ngoài quan sát nhưng
cảm giác cay đắng vẫn xâm chiếm cõi lòng người kể. Cái đói đáng sợ vây hãm lấy
gia đình một người công nhân mất sức lao động. Tác giả đã tái hiện đến chân thực sự
đói nghèo và nỗi đau khổ của nhân vật Ngâu. Là một người cha anh thấm thìa đến
tận cùng nỗi xót xa trước cảnh “ba đứa trẻ đang nhất loạt đưa tay lên miệng mút cho
đỡ cơn đói mà cái mùi kích thích mùi vị ấy vừa dấy lên. Thằng lớn bảy tuổi mút ngón
tay cái. Còn hai đứa gái sinh đôi thì chùn chụt mút ngón trỏ của bàn tay phải” [19, tr.
108] là một người chồng đau đớn uất nghẹn khi mường tượng mồn một “khuôn mặt

đẹp võ vàng của vợ hắn đang bị phủ dưới bản mặt của một gã lạ hoắc nào đó. Xong
việc. Một nắm tiền còm” [19, tr.l 10]. Không khí bức bối của cuộc sống đói nghèo về
vật chất khiến người đọc dễ đồng thuận với ý nghĩ của Ngâu về hành động của vợ.
Khi quàn quại trong cái đói, cái nghèo người ta dễ nghĩ về cái xấu, dễ làm việc xấu.
Nhân vật Ngâu cũng vậy. Nỗ lực cuối cùng của Ngâu để CÚ41 vớt cái gia đình bé
nhỏ đáng thương kia là hành động bán máu. Trong một lần vô tình thấy vợ mình ngất
xỉu vì sức đã cạn khi máu bán quá nhiều anh mới xót xa, tê tái. Câu chuyện được tái
hiện một cách xúc động lan truyền cảm xúc đến trái tim độc giả.
Không chỉ am tường về thực trạng cái nghèo cái đói, người kể chuyện ngôi 3
toàn tri trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo còn thông tỏ nhiều sự tình đê lật tây làm
rõ trăng đen. Lẵo Nhát trong Vâng trăng mô côi bị người làng khinh rẻ, xa lánh. “Lão
Nhát ngấm ngầm đau đớn trước những cái nhìn gằn hắt của làng. Lão cố làm như
câm như điếc, cố găm lại cái làng yêu dấu đó” [19. tr.26]. Có thể mãi mãi lão còn
nhịn nhục được nếu như người đàn bà sau khi mất đứa con thứ ba trong trận bom bi
ác liệt không văng vào mặt lão tiếng rít ghê rợn “cút đi! Đồ chó ghẻ, đồ chỉ diem”
[19. tr.26]. Lão Nhát đã bỏ làng đi, trở thành “con cừu ghẻ trong đàn” trước sự xua
đuổi, xa lánh của đồng loại. Mặc dù vậy , Lão vẫn dành cho cả làng một tình yêu
luôn luôn ấp ủ trong lòng, tình yêu ấy đủ mạnh để có thể vượt lên cả nỗi oán trách để
trở thành động cơ cho hành động xả thân cứu làng. Lão đã dũng cảm liều mình đế
đánh lừa mục tiêu quân giặc. Vậy mà không một ai tin vào hành động dũng cảm đó,
họ cố tình suy tôn “kỳ tích anh hùng của người lái xe đã đưa chiếc xe chở đầy đạn
dược lao qua bom đạn một cách thần kỳ” [19, tr.34]. Ngay cả người lái xe ấy dù được
viết sẵn cho một bản thành tích kêu như chuông, nhiều lần diễn thuyết trước công
chúng vẫn ngơ ngác chẳng hiểu nổi cái gì đang diễn ra, buộc lòng phải “nhớ lại tình
huống như mẫu”. Thật giả lẫn lộn, đâu là giá trị thực ở đời, không có người kế
chuyện toàn năng bức màn cuộc sống thật khó vén cho tỏ tường.
Có thể thấy, cho dù vẫn tiếp tục sử dụng lối kể truyền thống nhưng truyện
ngắn Võ Thị Hảo không đơn điệu, xưa cũ mà có nhiều đổi mới. Người kể chuyện
sắm vai thượng đế không những không lạc hậu mà còn tỏ ra khá thích ứng trong môi
trường truyện ngắn hiện đại. Ngoài ra, chính bởi việc nhà văn đã cố gắng xác lập một

khoảng cách khá xa với truyện kế, không can thiệp hay với tay quá dài vào các sự
kiện, đế câu chuyện diễn ra thật tự nhiên theo sự chỉ dẫn của người kể toàn tri nên
bạn đọc cứ như bị một ma lực hút dính vào tác phấm.
b. Điếm nhìn bên ngoài qua người kế chuyện ngôi thứ 3 hạn định.
Các nhà văn mang cảm quan hậu hiện đại đều tỏ ra ưu ái, dành sự quan tâm
lớn với người kể chuyện ngôi ba hạn định. Đây cũng là nét đổi mới cơ bản trong
nghệ thuật trần thuật của Võ Thị Hảo. Khước từ vai trò của thượng đế toàn năng, họ
hiểu rằng không phải cái gì người kể chuyện cũng thông tỏ “biết tuốt”. Cuộc sống
vốn là một “trò chơi” tiềm ẩn nhiều bất ngờ lý thú, khó ai dám khẳng định biết hết
được những gì đã, đang và sẽ diễn ra. Mặc dù là người dẫn dắt câu chuyện nhưng
không có nghĩa là người kể nắm bắt toàn bộ sự việc, làm chủ cuộc chơi mà chỉ chạy
theo suy đoán và rất giỏi đưa đẩy, người kể chuyện hạn định khéo “vờ vĩnh” nhường
lại quyền phán xét và lựa chọn kết cục câu chuyện cho độc giả. Hình thức kết thúc
mở được tác giả cố tình tung ra để “mờ hóa” giúp người thưởng thức có điều kiện
tham gia vào tiến trình tụ' sự. Đã đến lúc nhà văn không thể đủ quyền lực để chi phối
toàn bộ cuộc đời nhân vật. Sự “lên ngôi” của người kể ngôi ba hạn định khẳng định
xu thế mới trên lộ trình đổi mới thế loại. Tính chất dân chủ trở thành ưu thế nối bật
trong nhũng truyện có sự xuất hiện của người kể chuyện không đáng tin này.
Sáng tác của Võ Thị Hảo xuất hiện phố biến người kế chuyện ngôi ba hạn
định: Người sót lại của rừng cười, Trận gió màu xanh rêu, Phúc lộc thọ lên trời, Con
dại của đả, Làn môi đồng trinh Trong Người sót lại của rừĩĩg cười, nhân vật Thảo
chấp nhận hy sinh thầm lặng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, cho người mình yêu để
nhận về những thương tổn trong cõi lòng. Sự dâng hiến lớn lao đó khiến người yêu
của Thảo là Thành chất chứa nhiều dằn vặt, trăn trở. Dù đã an phận với tổ ấm gia
đình nhưng trong tâm trí Thành “vẫn chấp chới đôi cánh bé nhỏ của loài yến huyết”
[19, tr.107]. Đôi mắt của Thành cứ đăm đắm về một phương xa, mong cầu có phép lạ
để người con gái anh mắc nợ trở về. Thực lòng, Thành không hình dung nổi Thảo giờ
ở đâu, như thế nào, sẽ là “một thân hình tàn tạ bơ phờ, mắt mộng du, tay cầm cành
liễu? Hay với bộ quần áo nâu sồng, tay chắp trước ngục: “A di đà! Phật!”? Hay một
bà chủ sang trọng, tay đầy xuyến và nhẫn? Hay một phóng viên đầy tài năng vừa tù’

Sài Gòn bay ra?” [19, tr.107].
Còn nhân vật Sải trong Con dại của đả không thể chống lại sự cám dỗ mà kẻ
sành sỏi, thạo đời giăng mắc. Sải có nhan sắc, cô biết mình là cô gái đẹp nhất bản. Cô
còn biết những người đàn bà Mông “suốt đời cúi mặt nhìn xuống bàn chân mình và
chỉ ngấng đầu lên khi tay sắp để tuột cái đuôi ngựa” [18, tr. 187]. Tuổi trẻ với khát
vọng đi xa tìm kiếm điều mới lạ thôi thúc cô chống lại lề thói cũ. Cô yêu Hùng De,
nhưng “chàng Hùng De không mang vị mặn của biển. Chàng chưa bao giờ tới biến.
Trong mái tóc mịn của chàng chỉ có mùi ngọt lợ của sương mù quanh năm quấn trên
đỉnh núi. Mắt De trong veo như mắt nàng. Nàng nghĩ rằng nó trong vì chỉ in da trời
của một miền quê” [18, tr. 190]. Còn Cáo Tờ Quẩy, “nàng lượng thấy trong mắt hắn
những miền xa vời vợi mà nàng chưa hề biết tới” [18, tr. 190] - Khát khao cháy bỏng
về một “miền ngái lạ” đã khiến Sải lầm ỉẫn, cô phải trả giá cho chính những việc làm
của mình. Dám bước qua định kiến nhưng số phận không giành cho cô gái mười bảy
tuối ấy thiên đường hạnh phúc. Tiếng hí của chú ngựa non chào biệt “đứa con dại của
đá” khiến người đọc sực tỉnh, ao ước về một vùng đất để bước chân của đứa con dại
được quẫy đạp tự do? Liệu nàng Sải đã chết hay còn sống? Câu trả lời dành để mọi
người đoán định. Dù sự tình không được tường minh nhưng ít nhiều cũng để lại một
chút buồn, một chút thương, một chút tái tê khó lý giải. Đó chính là hiệu ứng cảm
xúc từ kiểu người kể chuyện hạn định này.
Đặc biệt những truyện “giả cố tích” như Hồn trinh nữ, Nàng tiên xanh xao,
Nữ hoàng cô đơn làm lay động tiếng tơ đồng, khơi gợi sự đồng vọng lớn từ phía
người đọc bởi lối kể chuyện có duyên và khéo léo như thế. Khi “nhại” những truyện
cổ tích dân gian, Võ Thị Hảo còn tìm cách phát huy tối đa sở trường của kiêu trân
thuật với vị trí quan sát từ bên ngoài qua vai kê ngôi ba hạn định. Đó chính là dấu hỏi
nghi ngờ mà chị còn trăn trở về tính chất lý tưởng hóa mà những kiếu kết thúc có hậu
luôn hiện hữu trong các câu chuyện cổ tích. Thực ra, ngoài Võ Thị Hảo, dấu hiệu của
sự hoài nghi còn có mặt trong các truyện ngắn kiểu “nhại lịch sử” của Nguyễn Huy
Thiệp. Người kể chuyện hạn định trong sáng tác của Võ Thị Hảo hay Nguyễn Huy
Thiệp có vẻ khá đắc địa cho dụng ý “nhại”. Họ đều tỏ ra mơ hồ về nguồn gốc lai lịch
của các nhân vật, thậm chí “bó tay” buộc phải đưa ra nhiều ngã rẽ hướng đi cho các

nhân vật đó. Khác với Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo nghiêng nhiều hơn về vấn đề
“cổ tích giữa đời thường”. Liệu “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào
gặt quả đấy” có còn vẹn nguyên giá trị ở thời buổi vàng thau lẫn lộn này? Một khi sự
hoài nghi chưa được giải đáp thì người kể chuyện khó lòng mà “biết tuốt”, biết rõ
ràng.
Kiểu trần thuật với vị trí quan sát từ bên ngoài qua ngôi ba hạn định, chỉ kế lại
các sự kiện một cách khách quan mà tuyệt nhiên không hề can dự vào nội tâm nhân
vật được Võ Thị Hảo phát huy tối đa trong các loại truyện ngắn này. Từ điểm nhìn
ấy, người kể ẩn tàng dẫn dắt người đọc đi từ chi tiết này sang chi tiết khác theo sự
vận động tất yếu của câu chuyện. Vì nhận ra bộ mặt phụ bạc của người chồng sắp
cưới mà cô gái chỉ biết lặng lẽ tụ’ trách mình khi trao gửi cả tính mạng cả niềm tin
cho kẻ “một dạ nhiều lòng” để rồi thoát xác biến thành cây bưởi có hương thơm
ngát nhung phủ đầy gai trong Nàng tiên xanh xao; vì kiểu yêu bằng mắt của bao gã
đàn ông hiếu sắc đã làm tan vỡ trái tim mong manh của cô gái xinh đẹp khiến cô trở
thành loài hoa tigôn yếu đuối ở Tim vỡ; vì nhẹ dạ cả tin mà cô gái bị phản bội trong
tình yêu đã hóa kiếp thành cây chanh với vị chua đủ để thức tỉnh con người trong
truyện Khát của muôn đời.
Hay như tác phẩm Hồn trinh nữ là một minh chứng. Câu chuyện kể về một
gia đình có “gien di truyền” “chôn chân chờ chồng đi lính” [17, tr.74], đến đời thứ
ba, người con gái cũng giữ tiết hạnh lòng thủy chung mà đợi chờ phôi pha cả tuối
xuân. Vậy là lại có thêm mấy hòn vọng phu của thời hiện đại nhưng thông tin về tên
tuổi, quê quán của họ thì lại hoàn toàn nằm ngoài thư mục lưu trữ của người kể. Sự

×