Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy ,khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.38 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
________________________
LÊ THỊ KIM TUYÉN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT Độ CẤY, SỐ
DẢNH CẤY/KHÓM VÀ MỨC PHÂN BÓN N
2
ĐỂN
MỘT SÓ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC
• • •
CỦA GIỐNG LÚA NÉP PHU THÊ TRONG VỤ XUÂN
NĂM 2013
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • • •
Chuyên ngành: Di Truyền Học
Ngưòi hướng dẫn khoa học TS.
PHẠM XUÂN LIÊM TS. ĐÀO
XUÂN TÂN
HÀ NỘI - 2014
Bằng tất cả sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm
ơn:
- Các thầy, cô trong khoa Sinh - KTNN, trường Đại Học Sư Phạm Hà
Nội 2.
- Gia đình ông Nguyễn Văn Giang, HTX Đồng Xuân - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- TS. Đào Xuân Tân. Trưởng Phòng Chuyển giao Công nghệ Viện Nghiên cứu Hợp tác
KHKT Châu Á - Thái Bình Dương (IAP).
- TS. Phạm Xuân Liêm. Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (VASS).
- Các bạn trong nhóm đề tài.
Đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014 Sinh viên
Lê Thị Kim Tuyến
Tôi xin cam đoan:


- Đề tài của tôi không sao chép từ bất cứ một đề tài có sẵn nào.
- Nội dung trong đề tài đảm bảo sự chính xác và trung thực, là kết quả nghiên cún của bản
thân.
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả của đề tài này trước Hội đồng bảo
vệ.
Hà Nội, ngày thảng 05 năm 2014 Ngưòi thực hiện
Lê Thị Kim Tuyến
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TẮT
ĐHSP: Đại học Sư phạm.
HTX: Hợp tác xã.
KTNN: Kĩ thuật nông nghiệp
KHTN: Khoa học tài nguyên.
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NSLT: Năng quất lý thuyết.
NXB: Nhà suất bản.
TGST: Thời gian sinh trưởng.
TX: Thị xã.
IRRI: International Rice Reseach Institule (Viện nghiên cứu lúa Quốc tế)
MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Cây lúa (Oryza satỉva L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình
phát triển của loài người. Từ buổi đầu tiên của nền văn minh, cây lúa là cây lương
thực chính của mỗi quốc gia Châu Á và cũng có vai trò quan trọng trong nét văn hóa
ẩm thực của mỗi dân tộc.
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, lúa luôn là một cây lương
thực thiết yếu không thể thay thế. Diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng,
hiện nay có khoảng 154 triệu ha. Tổng sản lượng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung
cấp cho cả dân số thế giới (theo thông báo của tổ chức Nông nghiệp và lương thực

Liên Họp Quốc). Theo tổ chức Lương thực Quốc tế - FAO, hàng năm có khoảng trên
20 triệu tấn gạo được sử dụng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cuộc sống của con người cho thấy cây lúa có vị
trí hàng đầu trong việc bảo đảm cho sự tồn tại của con người từ xa xưa tới nay. An
ninh lương thực là nền tảng để phát triển đất nước ở mọi quốc gia.
Sự phát trỉên của sản xuảt lúa đã dẫn đên sự chuyên dịch cơ cấu kỉnh tế trong
nông nghiệp phù hợp với tình hình phát triến của các nước có nền kinh tế nông
nghiệp phát triển. Sự chuyển dịch này thúc đấy ngành công nghiệp phát triển, đặc
biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phấm.
Nghề trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội như
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân; đóng góp vào ngân sách,
phù họp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triến công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Đe góp phần tìm hiểu và hoàn thiện việc xây dựng quy trình sản xuất sau khi
giống được công nhận, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Anh hưởng của mật
độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học
4
của giống nếp Phu Thê trong vụ xuân năm 2013”.
2. Mục tiêu nghiên cún
Xác định ảnh hưởng của mật độ cấy (35;40;45;50) khóm/m
2
, số dảnh
cấy/khóm (1 ;2) và mức phân bón N2 đến sự biến đổi một số đặc tính nông sinh (cụ
thể là các chỉ tiêu hình thái, sinh trưởng, phát triển ) của giống lúa nếp Phu Thê.
3. Nội dung nghiên cún
Nghiên cứu sự biến đổi một số đặc tính nông sinh học (các chỉ tiêu hình thái,
sinh trưởng, phát triển ) của giống lúa nếp Phu Thê trong vụ xuân 2013.
Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát 20 chỉ tiêu sau:
- Chiều cao cây - sắc tố autoxian trên đốt
- Chiểu dài lá đòng - Màu sắc vỏ trấu

- Chiều rộng lá đòng - Màu râu
- Khả năng đẻ nhánh - Hình dạng thìa lìa
- Chiều dài bông lúa - số bông hữu hiệu/khóm
- Số lá trên cây - Tổng số hạt/bông
- Chiều dài lá công năng - số hạt chắc/bông
- Chiều rộng lá công năng - Khối lượng 1000 hạt
- Độ cứng cây - Năng suất lý thuyết
- Màu sắc vỏ cám - Thời gian sinh trưởng
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ỷ nghĩa khoa học
- Xác định được ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân
bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp Phu Thê.
- So sánh được hiệu quả của mật độ cấy, số dảnh/khóm khi bón cùng một
lượng phân đạm cho giống lúa nếp Phu Thê
5
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống lúa nếp Phu Thê tại khu vực
Vĩnh Phúc.
Cơ sở để chọn mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm phù hợp với
giống lúa nếp Phu Thê.
Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc cây lúa
Loài lúa trồng Oryza satỉva.L được thuần hóa từ lúa dại có số lượng NST 2n =
24. về nguồn gốc cây lúa đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều ý
kiến khác nhau:
Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ân Độ, Thái Lan, Việt Nam thì cây
lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Từ các trung tâm khởi nguyên
là Trung Quốc và Ân Độ, cây lúa đã phát triển theo hướng Đông Tây và đến nay đã
có mặt khắp Thế giới. Vùng phân bố của cây lúa trên thế giới tương đối rộng, từ vĩ
độ Bắc (Trung Quốc) đến 35 vĩ độ Nam (Châu Úc) [5].

Nhiều dẫn liệu khảo cổ học đã chứng tỏ tổ tiên của cây lúa là ở Đông Nam Á
(Việt Nam, Thái Lan ). Vì Đông Nam Á là vùng có diện tích trồng lúa tập trung và
lớn nhất trên Thế giới, có khí hậu nóng ẩm, thích hợp với sự sinh trưởng và phát
triến của cây lúa. Ngoài ra các tài liệu lịch sử, các di tích khảo cổ ở nhiều nước thuộc
vùng này đều nói về cây lúa và nghề trồng lúa.
Ví dụ:
Theo Candalle (1886) cây lúa có nguồn gốc ở Ấn Độ.
Theo Sampath (1973) xác định có vết tích của cây lúa ở Thái Lan.
Những quan điểm trên đều có điểm thống nhất chung là: nguồn gốc cây lúa ở
Đông Nam Á. Từ đây, cây lúa được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khác trên Thế giới
[5].
6
1.2. Phân loại cây ỉúa
1.2.1. Phân loại theo đặc điếm sinh học
Lúa trồng (Oryza sativa) có bộ NST 2n = 24 được thuần hóa từ cây lúa dại
thuộc bộ hòa thảo (Graminales), họ hòa thảo (Graminacea), chi Oryza.
Chi Oryza phân bố rộng khắp thế giới với 21 loài, trong đó có hai loài lúa đã
được thuần hóa là lúa Châu Á (Oryza sativa.L) và lúa Châu Phi (Oryza
galaberrỉma.L) trong họ Poaceae có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
khu vực Đông Nam Á, Châu Á và Châu Phi.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại loài Oryza sativa.L Ví
dụ:
- Theo Gustchin (1934-1943) có 3 loài phụ Indica, Japonica, Javanica.
- Theo Hoàng Thị Sản (1999) có 2 loài:
+ Oryza satỉva.L. var. Utỉỉissima A. Camus: lúa tẻ +
Oryza satỉva.L. var. Glutinosa Tanaka: lúa nếp
1.2.2. Phân loại theo địa hình đất và điều kiện cung cấp nước: lúa cạn và lúa
nước.
1.2.3. Phân loại theo thời gian gieo trồng và gặt hái trong năm: lúa mùa, lúa
chiêm và lúa hè thu

1.2.4. Phân loại theo chất lượng và hình dạng hạt: lúa tẻ, lúa nếp, lúa hạt
dài, lúa hạt tròn. [6].
1.3. Vị trí kinh tế của cây lúa
Cây lúa là cây lương thực lâu đời nhất, phổ biến nhất trên thế giới tuy diện
tích gieo trồng của nó chỉ đứng hàng thứ hai thế giới sau lúa mỳ. Cây lúa được trồng
ở 112 nước, cung cấp lương thực cho 65% dân số thế giới. Ở một số quốc gia như
Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam gạo là nguồn lương thực chủ yếu có giá
trị kinh tế. Khi so sánh thành phần hóa học của lúa gạo với một số cây lương thực
7
khác ta thấy lúa gạo gi ầu tinh bột và đường, tuy nhiên lại nghèo protein và chất béo
hơn lúa mỳ và ngô. Protein của gạo có lizin chiếm 4,26%, triptophan chiếm 1,63% -
2,14%, methionin 1,44% - 1,77%, treonin 3,39% - 4,42% [15].
Có thể nói lúa gạo là loài cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao.
Từ lúa gạo người ta có thể sản xuất ra tinh bột, cồn tân dược, sử dụng làm
lương thực từ rom, rạ, trấu người ta có thế sản xuất ra giấy, cacton
Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ hai thế giới (sau
Thái Lan). Sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tăng lên khoảng hơn 1 triệu
tấn đó chính là thành quả thu được của nền nông nghiệp Việt Nam, khoa học chọn
giống đã góp vào một phần quan trọng quyết định sự phát triển nền nông nghiệp
Việt Nam. Năm 2011 xuất khấu lúa gạo của Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn thu về 3,52 tỷ
USD cho nền kinh tế quốc dân.
1.4. Đặc điếm sinh học của cây lúa
1.4.1. Đời sống cây lúa
1.4.1.1. Thời gian sinh trưởng (TGST)
TGST của cây lúa tính từ khi nảy mầm đến khi chín kéo dài từ 90 - 180 ngày.
Tùy thuộc vào giống và môi trường sinh trưởng, trong thời gian này cây lúa hoàn
thành các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Xét về mặt
nông học người ta chia đời sống cây lúa làm 3 giai đoạn là: giai đoạn sinh trưởng
sinh dưỡng, giai đoạn sinh trưởng sinh thực và giai đoạn chín.
TGST của cây lúa phụ thuộc vào giống, thời vụ và điều kiện môi trường.

Nắm được quy luật sinh trưởng của cây lúa là cơ sở để chúng ta xác định thời vụ
gieo cấy cũng như xây dựng kế hoạch thâm canh tăng vụ.
1.4.1.2. Các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa
Trong toàn bộ đời sống của cây lúa có thể chia làm hai thời kỳ chủ yếu là thời
kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực.
8
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời kỳ được tính từ khi gieo cấy đến khi
làm đòng. Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan sinh
dưỡng như rễ, thân, lá, đẻ nhánh
Thởi kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ phân hóa hình thành cơ quan sinh sản
bắt đầu từ khi làm đòng đến khi chín hết hoàn toàn. Bao gồm làm đòng, trỗ bông,
hình thành hạt
Cả hai thời kỳ đều phát triển ảnh hưởng đến nhau, thời kỳ sinh trưởng sinh
dưỡng ảnh hưởng đến việc hình thành số bông. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực ảnh
hưởng đến số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, hạt lép, khối lượng, trọng lượng 1000 hạt
(Piooo)
Theo IRRI thì cây lúa được chia làm 9 giai đoạn:
1. Giai đoạn nẩy mầm
2. Giai đoạn mạ
3. Giai đoạn đẻ nhánh
4. Giai đoạn vươn lóng
5. Giai đoạn làm đòng
6. Giai đoạn trỗ bông
7. Giai đoạn chín sữa
8. Giai đoạn vào chắc
9. Giai đoạn chín hoàn toàn
1.4.2. Đặc đỉêm hình thải của cây lúa
- Rễ lúa: thuộc loại rễ chùm, gồm:
+ Rễ chính: là rễ hình thành từ phôi hạt sau khi nảy mấm, chỉ có một rễ không
phân nhánh, phát triển một thời gian dài rồi teo đi.

+ Rễ phụ: là rễ hình thành từ các mắt đốt gốc của thân cây (thân mẹ và thân
nhánh). Trên rễ phụ mọc ra các rễ nhỏ, rễ chính sau khi phát triển một thời gian thì
rễ phụ mới mọc ra làm nhiệm vị chính trong việc hút các chất dinh dưỡng cung cấp
9
cho cây.
+ Rễ bất định: là một loại rễ phụ được hình thành ở các đốt phía trên cao của
thân. Chức năng của rễ bất định là tham gia vào việc hút chất dinh dưỡng nhưng giữ
vai trò không lớn lắm [10].
- Thân lúa:
Thân lúa có hình ống tròn, gồm các đốt đặc và gióng rỗng, số lượng của đốt
và gióng tùy từng giống, số gióng và chiều dài gióng làm thành chiều cao cây giữ
cho cây đứng vững, độ dày và chiều dài gióng tùy theo vị trí trên thân. Thân lúa thời
kỳ đẻ nhánh là thân giả, thời kỳ làm đốt trở đi là thân thật. Chức năng của thân lúa là
vận chuyến, dự trữ nước và muối khoáng lên lá để quang hợp, vận chuyển oxi và các
sản phẩm quang hợp từ lá tới các bộ phận khác.
- Lá lúa:
Lá lúa được sinh ra từ các mầm lá ở các đốt thân mọc ra ở hai bên thân
chính.
Có hai loại lá lúa:
+ Lá lúa không hoàn toàn (lá bao) là loại lá chỉ có bẹ. Lá ôm lấy thân, phát
triển ngay sau khi hạt nảy mầm.
+ Lá lúa hoàn toàn (lá thật) là loại lá có bẹ lá, phiến lá, tai lá, cố lá, thìa
lìa.
Lá lúa là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa: quá trình quang hợp, hô
hấp, tích lũy chất khô.
Bẹ lá giúp thân lúa chống đổ và làm nhiệm vụ như một kho dự trữ đường,
tinh bột tạm thời trước khi trổ bông. Tùy theo chức năng của lá lúa chia làm 3 loại:
+ Lá sinh trưởng sinh dưỡng: thúc đẩy quá trình đẻ nhánh từ lá thứ 3 đến lá
thứ 7.
+ Lá quá độ: thúc đấy quá trình phát triển thân và tạo bông hạt từ lá thứ 8 đến

1
0
lá thứ 10.
+ Lá sinh trưởng bông hạt: từ lá thứ 11 trở đi là các lá có vai trò vận chuyến
các chất đồng hóa được về bông hạt sau khi cây lúa trổ bông.
- Bông lúa: gồm cuống bông, cổ bông, thân bông, gié, hoa, hạt.
+ Cuống bông: là gióng trên cùng của cây lúa, phần cuối của thân bông. + Cổ
bông: là đốt nối giữa cuống bông với thân bông.
+ Thân bông: có từ 5 - 10 đốt, mỗi đốt mọc một gié chính (gié cấp 1), trên gié
cấp 1 có các gié cấp 2. Mỗi gié cấp 1 và gié cấp 2 lại chia ra nhiều chẽn, mỗi chẽn
đính một hoa.
+ Hoa lúa: là hoa lưỡng tính. Gồm: đế hoa, lá bắc, vảy cá, 6 nhị và 2
nhụy.
+ Hạt thóc gồm nội nhũ và phôi. Nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo. Phôi gồm
rễ phôi, trụ phôi. Chức năng của bông lúa là dự trữ các chất đường, tinh bột được
con người và vật nuôi sử dụng, là cơ quan duy trì đời sống cây lúa ở các thế hệ sau
[10].
1.5. Đặc điểm của cây lúa nếp
Lúa nếp từ lâu đã chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân
ta cũng như một số quốc gia trên thế giới. Lúa nếp xuất hiện cũng có thế là từ lúa tẻ
do tập quán canh tác mà tạo nên.
Lúa nếp và lúa tẻ khác nhau về cấu tạo tinh bột. Hạt gạo của lúa nếp chứa trên
80% tinh bột mạch nhánh mà hầu hết tinh bột mạch nhánh có cấu tạo thẳng. Vì vậy
mà gạo nếp dẻo hơn, hàm lượng lipit, protein (8 - 9%) cao hơn gạo tẻ chứa nhiều
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
1.6. Tổng quan về đối tượng, lĩnh vực nghiên cún
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong vồ ngoài nước
Theo Bùi Huy Đáp (1978) cây lúa năng suất cao trong điều kiện nhiệt
1
1

đới là:
> Chín sớm, chu kỳ sinh trưởng từ 100 - 120 ngày và không mẫn cảm với
quang kỳ ánh sáng.
> Sinh trưởng dinh dưỡng vừa phải, đẻ nhánh vừa phải, lá xanh đậm và có dáng
lá đòng đứng.
> Thân ngắn, cứng, chống đổ ngã.
> Có sức chống chịu sâu bệnh.
> Lá và vỏ trấu không có lông
Theo IRRI, tiêu chuẩn cần đạt của một giống lũa tốt hiện nay là:
• Lá cây tương đối ngắn, hẹp, dày, góc lá nhỏ, màu lục đậm.
• Chín sớm, không có phản ứng với chu kỳ quang để có thể gieo cấy ở các thời
vụ khác nhau trong năm.
• Thân ngắn, cúng cây, có bông ngắn, to, ít bị đổ.
• Khả năng kháng sâu bệnh cao.
• Chịu phân, chống chịu các điều kiện khắc nghiệt của các vùng miền.
• Chín đều, hạt ít rụng.
• Năng suất cao, chất lượng gạo cao, tỷ lệ gạo cao.
• Gạo dễ chế biến, dễ ăn.
1.6.1.1. Nghiên cứu ở trong nước
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Và cây lúa cũng là cây lương
thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất. Vai trò của cây lúa đối với
đời sống của người Việt Nam là không thể phủ nhận. Nó vừa đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nước. Ngoài ra còn thu hút đại
bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Nhận rõ tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lũa
gạo nói riêng, cho nên từ đại hội Đảng lần thứ VI và các kỳ đại hội tiếp theo, ngành
1
2
nông nghiệp đã được Đảng và nhà nước quan tâm thúc đẩy đúng mức. Trong một
thời gian không lâu, đất nước đang tù’ một quốc gia nhập khẩu nay đã trở thành một

quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 thế giới. Song một vấn đề đặt ra đó là số
lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá bán không cao do chất lượng gạo của Việt Nam
còn kém so với các nước khác như Thái Lan. Vì thế chiến lược sản xuất lúa gạo của
Việt Nam trong những năm tới và các thập niên tiếp theo là: phấn đấu đạt và duy trì
sản lượng lúa hàng năm ở mức gần 40 triệu tấn/năm như hiện nay, đồng thời đưa vào
gieo cấy khoảng 1 triệu ha lúa chất lượng cao để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và đấy mạnh xuất khấu gạo chất lượng cao nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.
Để có được một ngành nông nghiệp như hiện nay, đã có nhiều thế hệ nhà
khoa học đóng góp công sức, trí tuệ để nghiên cứu ra các công trình khoa học nông
nghiệp có giá trị, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước từ những năm trước giải
phóng cho tới nay, sau thành công về sản lượng lúa chúng ta cần có một cách nhìn
toàn diện hơn về sản xuất gạo của Việt Nam trong đó có vấn đề chất lượng lúa gạo
cần đặc biệt quan tâm.
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng trong cả nước, có nhiều bộ
giống tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Một số giống lúa chất lượng
cao như giống Tám thơm, lúa Dự, Nàng thơm, Nep Cái Hoa Vàng, Nếp Cẩm, Nếp
Tú Lệ, các giống Nếp Nương, Tẻ Nương đã được đưa vào cơ cấu gieo cấy ở các
tình phía Bắc Việt Nam. Chúng ta đã nhập và thuần hóa nhiều giống lúa tốt từ nước
ngoài mà nay đã trở thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thương hiệu như:
IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hóa,
1.6.1.2 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Vào đầu những năm 1960, Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế International
Rice Research Institute (IRRI) đã được thành lập ở Philippin. Viện này đã tập trung
vào lĩnh vực nghiên cứu lai tạo và đưa ra sản xuất nhiều giống lúa các loại, tiêu biểu
1
3
như các dòng IR, Jasmin. Đặc biệt vào thập niên 80 giống IR8 được trồng phổ biến ở
Việt Nam đã đưa năng suất lúa tăng cao đáng kể. ”Cuộc cách mạng xanh” từ giữa
thập niên 60 đã có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng lúa của châu Á. Nhiều tiến bộ
kỹ thuật đã được tạo ra để nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo.

Các nhà nghiên cứu của viện lúa Quốc tế (IRRI) đã nhận thức rằng các giống
lúa thấp cây, lá đứng, tiềm năng năng suất cao cũng chỉ có thế giải quyết vấn đề
lương thực trong phạm vi hạn chế. Hiện nay IRRI đang tập trung vào nghiên cứu
chọn tạo ra các giống lúa cao sản (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/ha/vụ, đồng thời phát
huy kết quả chọn tạo 2 giống là IR64 và Jamin là giống có phẩm chất gạo tốt, được
trồng rộng rãi ở nhiều noi trên thế giới. Trên cơ sở một số giống lúa chất lượng cao
Viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao
(giàu Vitamin, giàu Protein, có mùi thơm, cơm dẻo ) vừa giải quyết vấn đề an ninh
lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nhiều nước ở châu Á có diện tích trồng lúa lớn, có kỹ thuật thâm canh tiên
tiến và có kinh nghiệm dân gian phong phú. Có đến 85% sản lượng lúa trên thế giới
phụ thuộc vào 8 nước châu Á, đó là Trung Quốc, Àn Độ, Indonexia, Bangladet, Thái
Lan, Việt Nam, Mianma và Nhật Bản.
1.6.2. Ảnh hu'ởng của một số nhân tố đến đời sống cây lúa
1.6.2.1. Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng lúa
Mật độ là một yếu tố có thể làm tăng khả năng quang hợp của cá thể và quần
thể mộng lúa, do tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, tạo số lá và chỉ số diện tích lá
thích họp cho cá thế và quần thể ruộng lúa, ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh và số
nhánh hữu hiệu/khóm, khả năng chống chịu sâu bệnh từ đó mà ảnh hưởng mạnh
mẽ đến năng suất lúa.
Bùi Huy Đáp (1999) [1] cho rằng: Đối với lúa cấy, số lượng tuyệt đối về số
1
4
nhánh thay đối nhiều qua các mật độ nhưng tỷ lệ nhánh có ích giữa các mật độ lại
không thay đổi nhiều. Theo tác giả thì các nhánh đẻ của cây lúa không phải nhánh
nào cũng cho năng suất mà chỉ những nhánh đạt được thời gian sinh trưởng và số lá
nhất định mới thành công.
về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác
giả và đều chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ dầy sẽ tạo môi trường thích hợp

cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không được thông thoáng, các lá bị che
khuất lẫn nhau nên bị chết lụi rất nhiều.
Do vậy, một trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trong nông
nghiệp là gieo cấy với mật độ thích hợp với từng giống lúa, tránh gieo cấy quá dầy sẽ
tạo điều kiện cho bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn và rầy nâu phát triển mạnh.
Mật độ và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tăng mật độ
trong giới hạn nhất định thì năng suất sẽ tăng, còn vượt qua giới hạn đó thì năng suất
không tăng mà thậm chí có thể giảm đi.
Khi nghiên cứu về mật độ, cách cấy của các ruộng lúa năng suất cao, tác giả
Đào Thế Tuấn (1963) [13] cho biết: Mật độ là một trong những biện pháp ảnh hưởng
đến năng suất lúa vì mật độ cấy quyết định diện tích lá và sự cấu tạo quần thể, đến
chế độ ánh sáng và sự tích lũy chất khô của ruộng lúa một cách mạnh mễ nhât.
Theo Nguyễn Văn Hoan (2004) [5] thì tùy từng giống để chọn mật độ thích
hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa đủ thông thoáng, các khóm
lúa không chen nhau. Cách bố trí khóm lúa theo hình chữ nhật (hàng sông rộng hon
hàng con) là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo nhưng lại tạo ra sự
thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu
úng rìa cho năng suất cao hơn.
Theo Trương Đích (1999) [2], mật độ cấy còn phụ thuộc vào mùa vụ và
giống: Vụ xuân hầu hết các giống cải tiến cấy mật độ thích hợp 45 - 50 khóm/m
2
nhưng vụ mùa thì cấy 55 - 60 khóm/m
2
.
1
5
Dựa vào sự phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất, Đinh
Văn Lữ (1978) [8] đã đưa ra lập luận là các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan
chặt chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không
ảnh hưởng lẫn nhau. Theo ông, số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt/bông và

tỷ lệ hạt chắc giảm ít thì năng suất đạt cao, nhưng nếu số bông tăng quá cao, số
hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành
năng suất: số bông/m
2
, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ
vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể còn khối lượng 1000 hạt của
mỗi giống ít biến động.
Vì vậy năng suất sẽ tăng khi tăng mật độ cấy trong một phạm vi nhất định.
Phạm vi này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của giống, đất đai, phân bón và thời tiết.
Như vậy mật độ cấy có ý nghĩa quan trọng đến cấu trúc quần thể ruộng lúa.
Mật độ thích hợp giúp quần thể ruộng lúa sinh trưởng và phát triển tốt, mục đích
cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích.
1.6.2.2. Vai trò của phân đạm
Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng trong
việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử dụng phân
bón vô cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong những năm gần
đây, có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào sử dụng, có khả năng chịu phân rất tốt,
là tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng tăng năng suất lúa. Đối với
cây lúa, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, nó giữ vai trò quyết định trong
việc tăng năng suất.
Theo Nguyễn Như Hà (2005) [4], nhu cầu về đạm của cây lúa có tính chất
liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng cây. Theo Vũ Hữu Yêm (1995) [16], hàm
lượng đạm trong cây và sự tích lũy đạm qua các giai đoạn phát triển của cây lúa
cũng tăng rõ rệt khi tăng liều lượng đạm bón. Nhưng nếu quá lạm dụng đạm thì cây
1
6
trồng phát triển mạnh, lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh đẻ vô hiệu, trỗ muộn,
đồng thời dễ bị lốp đổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngược lại, thiếu đạm
cây lũa còi cọc, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm.
Theo De Datta S.K (1984) [17], cho rằng, đạm là yếu tố hạn chế năng suất lúa

tưới. Như vậy, để tăng năng suất lúa nước, cần tạo điều kiện cho cây lúa hút được
nhiều đạm. Sự hút đạm của cây lúa không phụ thuộc vào nồng độ đạm xung quanh rễ
mà được quyết định bởi nhu cầu đạm của cây.
“Đế nâng cao hiệu quả bón đạm thì phương pháp bón cũng rất quan trọng.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi bón đạm vãi trên mặt ruộng sẽ gây mất đạm tới
50% do nhiều con đương khác nhau như rửa trôi, bay hơi, ngấm sâu hay do phản
đạm hóa” (Đỗ Thị Thọ, 2004) [12].
Theo Đào Thế Tuấn (1970) [14] lại cho rằng khi bón vãi đạm trên mặt ruộng
lúa có thể mất tới 60 - 70% lượng đạm bón. Chính vì vậy, khi bón đạm cần bón sớm,
bón tập trung và bón dúi sâu xuống tầng đất nơi có bộ rễ lúa tập trung nhiều.
Theo Nguyễn Như Hà, (1999) [3], khi bón đạm ta nên bón sớm, bón tập trung
toàn bộ hoặc 5/6 tống lượng đạm cần bón, bón lón sâu vừa có tác dụng tránh mất
đạm, lại vừa tăng tính chống lốp đổ cho lúa do bộ rễ cây phát triển mạnh. Cũng theo
Nguyễn Như Hà (2005) [4], nên bón kết hợp giữa phân vô cơ và hữu cơ mà cụ thể là
phân chuồng.
1.6.2.3. Vai trò của phân lân
Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ lân nguyên chat (P2O5) chiếm xung
quanh 0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân tham gia vào
thành phần AND và ARN của cây lúa, lân có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình
thành diệp lục, protit và vận chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình
thành chất béo tổng hợp protein trong cây. Cũng như đạm, tỉ lệ lân cao hơn tại các cơ
quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triến của bộ rễ, thúc đấy việc ra rễ,
1
7
đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi
cây lúa mọc đến khi trỗ, nhưng hút lân mạnh nhất vẫn là thời kỳ đẻ nhánh và làm
đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu về lân của cây lúa là rất thấp.
Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe
mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khoe, bộ rễ
phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông

xuân, hạt thóc mấy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa
ngắn, phiến lá hẹp, số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.
Trong sản xuất, khi bón phân lân cho lúa, lượng lân supe bao giờ cũng gấp
1,5 - 2 lần so với đạm ure và thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân chuồng
hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân cho sự phát triển của bộ rễ lúa.
Phân lân thường chia làm 2 loại: phân lân tự nhiên và phân lân chế
biến.
a. Phân lân tự nhiên có hai dạng: photphorit dạng bột mịn và apatit nghiền,
không có mùi. Neu là photphorit thì có màu vàng đất, màu xám hoặc vàng
nâu. Neu là apatit thì có màu xám xanh. Hàm lượng lân nguyên chat (P2O5) của
hai dạng phân này chiếm không quá 40%. Riêng với apatit có chứa 40 - 50%
vôi và một số nguyên tố vi lượng như: sắt, đồng, mangan và magie. Loại
phân này không tan trong nước, khi bón vào đất phân tan dần nhờ nước có
khí cacbonic hay axit yếu. Phân này thường dùng bón lót và có tác dụng
chậm, nó có chứa vôi nên có tác dụng tốt ở đất chua phèn. Ngoài ra còn có
một số loại phân lân tự nhiên khác (còn gọi là phân lèn) được xếp vào loại
lân dễ tiêu được lấy
từ hang núi đá vôi: dạng bột photphorit thường không chứa đạm, phân và xác
chim, dơi sống trong các hang núi. b. Phân lân chế biến: loại thường dùng trong
sản xuất lúa hiện nay là lân supe, còn gọi là lân Lâm Thao và lân nung chảy hay
1
8
phân lân Văn Điển là những loại phân bón trong nước sản xuất.
• Loại phân ở dạng bột và có màu xám hay trắng xám, có mùi chua, tan được
trong nước là supe lân và loại phân này thường bón lót cho đất ít chua.
• Loại phân lân có dạng bột màu xám xanh có ánh thủy tinh, không mùi, không
tan trong nước nhưng tan trong axit yếu là lân nung chảy (hay còn gọi là
tecmo photphat) do hai doanh nghiệp nhà nước sản xuất là Văn Điển và Ninh
Bình, có thể dùng ở nhiều loại đất, đặc biệt nó có tác dụng ở đất chua. Loại
phân chế biến này thường chứa 18 - 20% P2O5. Phân lân nung chảy cũng có

chứa thcm một số nguycn tố vi lượng.
Ngoài ra trên thị trường có nhập một số loại phân lân nung chảy được nhập từ
các nước: Mỹ, Cộng hòa A-Rap thống nhất, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Đức.
1.6.2.4. Vaỉ trò của phân kalỉ
Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ kali nguyên chất (K
2
0) chiếm khoảng
0,6 - 1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3 - 0,45% trong hạt gạo. Khác với đạm và lân,
kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới
dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất
cây lúa. Cũng như đạm, lân, kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa.
Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các cơ quan,
xúc tiến quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali
còn giúp thúc đẩy tổng hợp protit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn
chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả
năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn,
kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa.
Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu
hạn và chịu rét tốt. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng.
Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già
1
9
phía dưới thường có vết bệnh tiêm lừa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn
bằng 1/2 - 1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá,
cho nên khi triệu chứng xuất hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali không thế
bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới
bón bổ sung kali cho cây.
Trong sản xuất, khi bón phân kali cho lúa, lượng kali clorua bao giờ cũng ít
nhất trong 3 loại phân bón chính và thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm.
Phân kali có 2 loại: phân kali tự nhiên và chế biến công nghiệp:

a. Phân kali tự nhiên có: Sylvinit chứa 12 - 15% K
2
0, Cainit chứa 10 - 12% K
2
0,
bột xi măng chứa 14 - 35% K
2
0 và tro bếp chứa 8 - 15% K
2
o.
b. Phân kali chế biến công nghiệp: bao gồm Clorua kali chứa 58 - 62% K
2
0,
Sunphat kali chứa 45 - 48% K
2
0, Nitrat kali chứa 41 - 46% K
2
0 và Patenkali
chứa 29% K
2
0.
Phân kali bón cho lúa chủ yếu là Kali Clorua (KC1) - còn gọi là MOP. Loại
phân này ở dạng bột màu hồng hoặc màu trắng như muối, dễ tan trong nước, dễ hút
ẩm và đóng cục, có vị mặn. Loại phân bón này chứa 58 - 62% kali nguyên chất K
2
0
thường được trộn với đạm ure để bón thúc cho lúa. Phân bón này thường được nhập
từ các nước: Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đức.
Chưong 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Đối tượng nghiên cún
Đối tượng nghiên cún của đề tài là giống lúa nếp Phu Thê (còn gọi là nếp
BN4).
Giống lúa nếp Phu Thê là con lai của 2 thể đột biến BG51 và BG72 do TS
Đào Xuân Tân chọn tạo từ năm 2001.
Hạt khô của giống gốc - nếp trắng Bắc Giang (BG) - ngâm nước bão hòa ở
2
0
nhiệt độ phòng trong 36h, sau đó vớt ra mang ủ cho nảy mầm ở nhiệt độ 30°c -
32°c. Tại thời điểm 72h, xử lý hạt bằng tia Gamma Co60 với liều xạ lOKr. Hạt nảy
mầm được gieo thưa trên mộng đã vệ sinh loại bỏ cỏ dại, mạ lẫn. Cấy thành bang, 01
dảnh, mật độ 40 khóm/m2. Theo dõi qua các giai đoạn mạ, đẻ nhánh, trỗ, chín; phát
hiện các biến bị.
Ở thế hệ thứ nhất (Ml) thu 25 - 30 hạt của mỗi bông chính để gieo vụ
sau.
Ở thế hệ thứ hai (M2), phát hiện và thu các mutant mang đột biến lặn, kiểm
tra các biến dị ở Mi để khẳng định và giữ lại các đột biến có gỉá trị chọn giống và
loại bỏ các biến dị do thường biến phóng xạ (radiomorphoz).
Tiếp tục chọn lọc và gieo cấy ở M3, đến thế hệ thứ tư (M4) thu được thể đột
biến BG72 và BG51.
Lai BG72/BG51 theo phương pháp lai thủ công tạo Fl, chọn lọc cá thể liên
tục qua F2, F3, F4. Tại thế hệ thứ 5 (F5) thu được 1 cá thể có nhiều đặc tính vượt
trội, đặt tên là BN4.
Từ vụ xuân 2008, dòng lúa nếp BN4 được gửi khảo sát, đánh giá qua các
trạm trại giống, các HTX có vùng trồng lúa nếp hàng hóa tại các tỉnh Bắc Ninh,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
Từ vụ mùa 2009, dòng lúa nếp BN4 được gửi khảo sát, đánh giá qua hệ thống
của Trung tâm Khảo kiếm nghiệm Giống - sản phấm cây trồng và Phân bón Quốc
gia.
Ngày 20/09/2012, báo cáo kết quả chọn tạo của tác giả dòng lúa nếp BN4

được đánh giá cao tại Hội đồng KH Trường ĐHSP Hà Nội 2.
Ngày 13/10/2012, tại Hội đồng Công nhận giống của Bộ NN&PTNT, dòng
lúa nếp BN4 được công nhận là giống được phép sản xuất thử trên toàn bộ các tỉnh
phía Bắc.
Ngày 27/03/2014, dòng lúa nếp BN4 được công nhận chính thức giống quốc
2
1
gia.
Lĩnh vực nghiên cứu chính của đề tài là chọn tạo, xây dựng quy trình sản xuất
giống lúa nếp tại các vùng sinh thái khác nhau thuộc khu vực Tây Nguyên, Bắc
Trung Bộ, và các tỉnh phía bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra).
2.2 Thòi gian và địa điếm nghiên cún
Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân 2013 (1/2013 - 6/2013)
Ngày gieo mạ: 30/01/2013
Ngày cấy: 20/02/2013
Ngày thu hoạch: 23/05 - 28/05/2013
Thời gian sinh trưởng: 113 - 118 ngày
Địa điểm nghiên cứu: HTX Đồng Xuân, Phường Đồng Xuân, TX Phúc Yên,
Vĩnh Phúc.
2.3. Phương pháp nghiên cún
2.3.1. Phương pháp thí nghiệm đằng ruộng
♦> Tố chức gieo cấy theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng.
- Thời vụ: Vụ xuân 2013 từ 1/2013 đến 6/2013
- Hạt giống được ngâm ủ theo đúng quy định. Khi hạt nảy mầm đem gieo mạ.
- Khi mạ được 3 - 4 lá thật thì đem cấy vào từng luống đất được cày bừa
kỹ, san phắng chia thành từng ô, độ dài luống theo chiều dài ruộng
- Khi cấy theo từng ô có cắm biển ghi tên các công thức cụ thể và theo sơ
đồ sau:
Dải bảo vệ
35/1 35/1 35/1

35/2 35/2 35/2
40/1 40/1 40/1
40/2 40/2 40/2
2
2
45/1 45/1 45/1
45/2 45/2 45/2
50/1 50/1 50/1
50/2 50/2 50/2
♦> Phân bón: cho 1 sào Bắc Bộ (360m
2
)
Phân chuồng: 250kg Lân Supper: 18kg Kali: 9kg
Đạm ure (N2): 6,5 kg (»80N/ha)
♦♦♦ Cách bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân Supper + 50% N + 30% kali +
Bón thúc đẻ nhánh: 30% N + 40% Ka li + Bón đón đòng: 20% N + 30%
Kali
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống Phu
Thê từng giai đoạn theo Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa (IRRI -
1996) và Quy phạm khảo nghiệm giống lúa (2005).
Theo IRRI, sự phát triển của cây lúa gồm 9 giai đoạn:
1. Giai đoạn nảy mầm 6. Giai đoạn lúa trổ bông
2. Giai đoạn mạ 7. Giai đoạn chín sữa
3. Giai đoạn đẻ nhánh 8. Giai đoạn chín sáp
4. Giai đoạn vươn lóng 9. Giai đoạn chín hoàn toàn
5. Giai đoạn làm đòng
Các tính trạng của các công thức được đánh giá và xác định theo tiêu
chuẩn của IRRI.

Thang xác định đặc điểm nông sinh học của lúa theo tiêu chuấn IRRI.
ST
T
Tính trạng Giai đoạn Cách xác định tính trạng
Đơn
vị
2
3
1 Chiêu cao cây 7-9
Đo từ mặt đât đên đỉnh bông
(không tính râu)
Cm
2 Chiêu dài bông 8 Đo từ cô đên đỉnh bông Cm
3 Chiêu dài lá đòng 6 Đo từ góc đên chóp lá Cm
4 Chiêu rộng lá đòng 6 Đo phân rộng nhât của lá Cm
5 Độ cứng cây 8-9
Lay nhẹ các dảnh xuôi,
ngược vài lần lúc trỗ
6
Chiêu dài cuông
bông
8
Đo từ cô lá đòng đên cô
bông lúa
Cm
7 Khả năng đẻ nhánh 5 Đêm sô dảnh/khóm
8 Màu phiên lá 5 Quan sát
9 Độ tàn lá 9 Quan sát
1
0

Màu thìa lìa 5 Quan sát
1
1
Màu cô lá 4-5 Quan sát
1
2
Màu tai lá 4-5 Quan sát
1
3
Màu bẹ lá 5 Quan sát
1
4
Sô bông/khóm 8-9
Đêm sô bông của 5 khóm
điển hình rồi tính trung
bình/5 mẫu
bông
1
5
Sô hạt chăc/bông và
tỷ lệ hạt chắc
9
Đêm sô hạt chăc của tât cả
các bông thuộc 5 mẫu điển
hình
1
6
Khôi lượng 1000 hạt
9 Cân 1000 hạt ở độ âm
13%

Gam
2
4
1
7
NSLT 9
NSLT = sô bông/khóm X Số
khóm/m
2
X số hạt chắc/bông
X p
1(
)0() X 10"
5
Tân/
ha
1
8
TGST 9
Xác định băng cách theo dõi
từ khi gieo hạt đến khi 85%
số hạt/bông đã chín
Ngày
1
9
Tông sô hạt/bông 9
Đêm sô hạt của tât cả các
bông thuộc 5 khóm điển
hình/1 khóm là một mẫu
Hạt

23.2. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Miccrosoữ theo chương trình Excel nhằm
thu thập các chỉ số:
n
.
p,
- Giá trị trung bình X = ——
n
- Sai số trung bình m = ±-j=

- Độ lệch chuẩn ổ = ^
ổ =
Trong đó n: Số cá thể trong mẫu Xị: giá
trị các biến số
- Hệ số biến dị cv% = — *100%
V
cv% < 10%: Biến dị thấp
2
5
X(-V V)'
i=l_________
n
ĩc*,.
-*)
2
i =I ________
ỉĩ - 1
n<30

×