Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Báo cáo thực tập tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.07 KB, 56 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam
với chính sách mở cửa đã thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước tạo ra động lực
thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Để cạnh tranh trên thị trường,
doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, nâng cao năng suất tăng năng lực cạnh
tranh. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và thị hiếu của khách hàng.
Vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng, hoạt
động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá
trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm sản xuất được nhiều
nhất, với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ thấp. Bên cạnh đó, việc quản lý
chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm biện pháp tối thiểu hóa chi phí không cần thiết
cũng rất quan trọng. Thông qua số liệu từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cung cấp, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể biết được thông tin về chi
phí và giá thành từng sản phẩm của doanh nghiệp, có thể phân tích được hiệu quả sử
dụng nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó đưa ra các quyết định về kiểm soát chi phí để
hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm trong cạnh tranh. Vì
vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản
lý tài chính kế toán, tính toán giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng này, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH
MTV Xi măng Miền Trung, em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung”.
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty TNHH
MTV Xi măng Miền Trung;
- Chương 2: Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung;
- Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung.


Trong quá trình tìm hiểu đề tài, do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế về kinh
nghiệm thực tế và kiến thức nên chuyên đề của em còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, do
đó em rất mong nhận được ý kiến của các thầy cô cùng các bạn, các cô, các chị phòng
Kế toán công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các cô, các chị phòng Kế toán đã tận tình giúp
đỡ và hướng dẫn em tìm hiểu và thực hiện báo cáo này.
1
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Xi măng Miền
Trung
1.1.1. Tổng quan về Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG MIỀN TRUNG.
- Địa chỉ: Quốc lộ 14B – Hòa Khương – Hòa Vang – TP Đà Nẵng.
- Điện thoại: 05113.784.123 – 3.780.329
- Email:
- Mã số thuế: 0401519681
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH MTV.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và cung ứng xi măng.
- Lĩnh vực hoạt động:
+ Sản xuất và kinh doanh xi măng PCB30, PCB40, PC40, PCB 40 xá.
+ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
+ Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét…
1.1.2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Sản phẩm chính của Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung là xi măng.
- Xi măng đóng bao gồm 4 loại xi măng là PCB 30, PCB 40, PC40 và PCB 40
xá. Mỗi loại xi măng được sản xuất trên một dây chuyền riêng biệt lần lượt là dây
chuyền DC1, DC2, DC3 và DC4.
Với đặc thù sản phẩm xi măng là vật liệu giảm chất lượng theo thời gian nên cần

được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, thời gian bảo hành là 60 ngày kể từ ngày
xuất xưởng. Cũng vì lý do đó, việc lập dự toán về lượng sản phẩm sản xuất ra rất quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến chi phí bảo quản cũng như hạn chế sản phẩm sản xuất ra mà
không tiêu thụ được.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty
Tại công ty xi măng được tổ chức theo sơ đồ sau:
Để thực hiện quy trình trên cần có sự hỗ trợ của các bộ phận sau:
- Tổ phụ gia: Tiến hành nghiền phụ gia theo kích thước phù hợp với từng loại sản
phẩm.
2
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất ra xi măng
Nguyên
vật liệu
Nghiền
nung xi
măng
Nghiền phụ
gia, thạch
cao
Xi măng
thành
phẩm
Đóng
bao xi
măng
Báo cáo thực tập
- Các dây chuyền sản xuất: Sau khi phụ gia đã được nghiền nhỏ cùng với clinke
và thạch cao sẽ được đưa vào từng dây chuyền theo tỉ lệ đã quy định trước để
tiến hành sản xuất ra xi măng thành phẩm.
- Tổ sửa chữa, bảo trì: Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình

sản xuất diễn ra liên tục.
- Tổ cơ điện: cung cấp hơi nước, điện lạnh cho công việc sản xuất sản phẩm, sữa
chữa máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục.
- Tổ kỹ thuật công nghệ: điều chỉnh định mức, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở
mọi giai đoạn sản xuất để đảm bảo chất lượng xi măng.
- Tổ phục vụ sản xuất: Gồm có kho vật tư, kho bao bì, kho thành phẩm, đội xe
vận chuyển, tổ bảo vệ cung cấp những yêu cầu quản lý cần thiết để phục vụ
cho quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kế toán tại Công ty TNHH MTV Xi
măng Miền Trung
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Ghi chú:
- Giám đốc: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi, trao
đổi, kiểm tra và bàn bạc với các Phó Giám Đốc và phòng chức năng.
- Phó giám đốc kĩ thuật: Cầu nối giữa Giám đốc và các phòng KCS, kỹ thuật và
phân xưởng sản xuất. Xem xét, kiểm tra và phê duyệt các giấy đề nghị cấp vật tư,
giám sát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, phát hiện và đề ra hướng giải
quyết với các vấn đề gặp phải về sản xuất và chất lượng sản phẩm.
3
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
GIÁM ĐỐC
PGĐ Kỹ thuật
PGĐ Kinh
doanh
Phòng
công
nghệ
KCS

Phòng
kỹ thuật
cơ điện
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
TC -
HC
Phòng
kinh
doanh –
tiêu thụ
Phân
xưởng
sản
xuất
Báo cáo thực tập
• Phòng KCS: Đảm bảo chất lượng xi măng, duy trì hệ thống kiểm soát chất
lượng sản phẩm. Đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản
xuất nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Thiết kế, giám sát, nghiệm thu chất lượng
các loại sản phẩm trong quá trình sản xuất.
• Phòng kỹ thuật: Theo dõi tiến trình sản xuất, các hoạt động đầu tư về máy móc,
thiết bị của công ty, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp, thay thế thiết
bị mới có tính kinh tế và ứng dụng cao. Kiểm soát chất lượng và nhu cầu của

nguyên liệu đầu vào, cũng như hỗ trợ cho kiểm soát quá trình mua nguyên vật
liệu, tránh tình trạng mua nguyên vật liệu không cần thiết gây lãng phí.
• Phân xưởng sản xuất: Tiến hành trực tiếp sản xuất xi măng, bảo đảm kỹ thuật
và an toàn lao động cho công nhân. Quản đốc phân xưởng quản lý chung tại
phân xưởng, thực hiện chấm công đối với công nhân làm việc, lập báo cáo nhu
cầu nhân lực trong năm, phối hợp cùng với các phòng ban xây dựng các kế
hoạch sữa chữa thường xuyên, bảo dưỡng thiết bị, đánh giá giờ máy hoạt động
và đảm bảo xi măng sản xuất ra phải đạt chất lượng và đủ đáp ứng nhu cầu
cung ứng.
- Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Ra quyết định và phê duyệt bán hàng, tìm hiểu
nguyên nhân và giải pháp nhằm thúc đẩy sản lượng tiêu thụ, tư vấn cho Giám đốc
những phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
• Phòng Tổ chức – Hành chính: Tiến hành xây dựng mô hình tổ chức, tiêu chuẩn
cán bộ, định mức lao động, soạn thảo các quy định liên quan đến nhân sự như
đào tạo, tuyển dụng, đề bạt, quản lý cán bộ, sắp xếp các phòng ban, lập các kế
hoạch cần thiết về nhân sự, tiền lương và đào tạo cán bộ lao động…
• Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng về khả năng
thanh toán, nhu cầu xây dựng và yêu cầu đối với xi măng với từng phân đoạn
khách hàng cũng như khu vực, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể. Trưởng
phòng Kinh doanh – tiêu thụ thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch
kinh doanh để báo cáo với Phó giám đốc, kịp thời cung cấp các thông tin về
một số kế hoạch cần thiết.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, đứng đầu là
Kế toán trưởng. Phòng Tài chính – Kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập
hợp, xử lý các thông tin kinh tế tài chính, lập báo cáo kế toán theo đúng quy định
hiện hành, kiểm tra, kiểm soát thu chi, nhập – xuất hàng tồn kho, hạch toán các
khoản nợ, tình hình nộp ngân sách Nhà nước, cùng với đó lập các báo cáo kế toán
theo yêu cầu quản lý.
- Phòng kế hoạch vật tư: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, theo dõi tình hình
Nhập – Xuất – Tồn vật tư, ra quyết định và phê duyệt mua hàng, lập các báo cáo

theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, cùng với đó là lập các kế hoạch sản xuất kinh
doanh, dự trù NVL và kế hoạch giá thành định kỳ.
4
Báo cáo thực tập
1.2.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty
1.2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú:
- Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán, chỉ đạo chung và tham mưu
chính cho lãnh đạo về tài chính kế toán của công ty. Kế toán trưởng trực tiếp hướng
dẫn, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh những công việc mà kế toán viên đã làm theo
đúng quy định.
- Kế toán tổng hợp, kiêm Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình biến động về
TSCĐ trong công ty, hạch toán tổng hợp, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,
kiểm tra đối chiếu số liệu cuối kỳ với các kế toán chi tiết, tính cân đối số liệu, lên sổ
cái các tài khoản, lập BCTC, báo cáo thuế và các báo cáo quản trị khác.
- Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ ghi chép toàn bộ biến động về vật tư trong công ty,
theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư, đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp,
tham gia kiểm kê và báo cáo với Kế toán trưởng về tình hình vật tư đồng thời trực tiếp
quản lý quỹ tiền mặt của công ty, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu chi tồn quỹ
tiền mặt, thông tin cho lãnh đạo khi cần thiết.
- Kế toán thanh toán, quỹ tiền mặt và ngân hàng trực tiếp giao dịch với ngân
hàng về các nghiệp vụ thu chi bằng hình thức chuyển khoản, theo dõi tài khoản tiền
gửi, tiền mặt của công ty, thực hiện đối chiếu với ngân hàng một cách thường xuyên
để giám sát chặt chẽ số dư trên các tài khoản liên quan, theo dõi các khoản thanh toán
trong công ty, cùng với kế toán công nợ theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng
cũng như khả năng thanh toán của công ty, lập các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo.
5
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
(kiêm Kế toán TSCĐ)
Kế
toán
vật tư
Kế toán
thanh toán
tiền mặt và
ngân hàng
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
tiền
lương
Thủ
quỹ
Thủ
kho
Báo cáo thực tập
- Kế toán công nợ theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả, báo cáo các khoản nợ
quá hạn cho Kế toán trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện báo cáo doanh
thu tổng hợp.
- Kế toán tiền lương là người theo dõi tình hình tiền lương và các khoản trích
theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty.
- Thủ kho theo dõi quá trình nhập xuất vật tư và thành phẩm về mặt số lượng,
tham gia kiểm tra trước khi nhập xuất kho và kiểm kê tồn kho cuối kỳ.

1.2.2.2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán
Hiện nay, Công ty áp dụng và tuân thủ Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam
ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Hình thức kế toán: hình thức Nhật ký chung.
- Kỳ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch, tuy nhiên vào cuối
mỗi quý (3 tháng) công ty đều có Báo cáo quyết toán quý.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
• Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên;
• Tính giá nhập kho theo giá thực tế, tính giá xuất kho theo phương pháp bình
quân cả kỳ dự trữ (tháng).
- Phương pháp kế toán TSCĐ: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, trích khấu hao
TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Việt Nam Đồng.
- Trình tự ghi sổ kế toán:
- Với quy mô là một Công ty sản xuất vật liệu xây dựng cụ thể là xi măng, hạch
toán độc lập, công ty sản xuất với tính chất liên tục, các nghiệp vụ phát sinh tương đối
nhiều, nên đã chọn hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toán và quản lý quá trình
sản xuất kinh doanh. Với hình thức này, bộ phận kế toán vận dụng tương đối nhiều tài
khoản tổng hợp và chi tiết nhằm hạch toán một cách cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Để phục vụ công tác kế toán, phòng kế toán được hỗ trợ phần mềm kế toán
“Cyber” giúp cho công tác kế toán hoàn thiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn.
- Tại công ty, kế toán không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt. Hằng ngày, căn
cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh
thuộc phần hành kế toán nào thì kế toán chi tiết phần hành đó nhập số liệu vào phần
mềm kế toán và theo dõi các sổ chi tiết. Song song với đó, kế toán tổng hợp nhập toàn
bộ số liệu theo chứng từ gốc vào phần mềm. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp xuất Sổ cái các
tài khoản từ phần mềm. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được
thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực. Kế toán tổng hợp lập Bảng

cân đối tài khoản và các Báo cáo tài chính phục vụ nhu cầu về thông tin của các bộ
phận trong và ngoài công ty. Cuối cùng, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ kế toán và
in ra các sổ sách kế toán cần thiết để thực hiện lưu trữ.
6
Báo cáo thực tập
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình hạch toán theo hình thức kế toán máy
Ghi chú:
Kế toán thực hiện các thao tác trên phần mềm, sau đó phần mềm sẽ tiến hành tự
động. Dù vậy, quy trình thực hiện trong phần mềm vẫn tuân thủ theo trình tự ghi sổ kế
toán như kế toán thủ công.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG
MIỀN TRUNG
7
Chứng từ kế toán
Báo cáo tài chính và
báo cáo kế toán
quản trị
Sổ kế toán chi tiết
và tổng hợp
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Ghi hằng ngày
Báo cáo thực tập
1.3. Đặc điểm, phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền

Trung
1.3.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của Công ty là những chi phí bỏ ra nhằm chế tạo sản phẩm, có
mối quan hệ trực tiếp đến sản xuất xi măng. Tại công ty chi phí sản xuất gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác….phục vụ cho quá trình sản xuất xi măng.
Kỳ tập hợp chi phí ở công ty là tháng, các khoản chi phí phát sinh tại công ty sẽ
được tính và phân bổ theo tháng, cuối quý kế toán giá thành (KT tổng hợp) căn cứ vào
các bảng phân bổ từng tháng để tập hợp lập thành Bảng phân bổ chi phí cho cả quý để
tiến hành tính giá thành.
1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm
khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau,
tại công ty đã phân loại chi phí theo khoản mục chi phí, gồm có:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí về nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp sản xuất ra xi măng. Gồm: Clinker, đá phụ
gia, thạch cao, vỏ bao.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các
khoản phụ cấp, các khoản trích từ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…. của công nhân
trực tiếp sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí vật liệu sản xuất, chi phí nhân viên
phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho phân
xưởng sản xuất.
1.4. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí
nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất của
việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi các chi phí đã phát sinh. Do
đặc thù quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH MTV Xi măng
Miền Trung là khép kín, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền khác

nhau nên đối tượng tập hợp chi phí tại công ty là từng loại sản phẩm. Cụ thể đó chính
là bốn loại sản phẩm: xi măng PCB 30, PCB 40, PC 40 và PCB 40 xá.
1.4.2. Đối tượng tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất và quy trình công nghệ sản
xuất xi măng ta xác định đối tượng tính giá thành tại công ty TNHH MTV Xi măng
Miền Trung cũng chính là từng loại sản phẩm.
8
Báo cáo thực tập
1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MTV Xi măng Miền
Trung
1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.5.1.1. Nội dung chi phí NVLTT
Tại công ty, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính: nguyên vật liệu chính được dùng để sản xuất xi măng là
thành phần chính cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm. Gồm: Clinker, đá phụ gia, thạch cao.
- Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu góp phần hoàn chỉnh sản phẩm, gồm: Vỏ
bao.
Với đặc thù là đơn vị sản xuất xi măng, công ty phải nhập nguyên vật liệu nhiều
lần nên giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được đánh giá theo giá thực tế bình quân
cuối tháng.
Vật liệu xuất dùng được theo dõi về mặt số lượng đến cuối tháng, sau khi định giá
được giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng thì mới tính được giá thực tế vật liệu
xuất kho dùng trong tháng.


Trong đó:

Giá trị vật liệu nhập kho được tính theo công thức:
Giá thực tế vật liệu i nhập kho = Giá mua + Chi phí vận chuyển bốc dỡ.

1.5.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để theo dõi Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty đã sử dụng Tài khoản 621
“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết cho 4 loại sản phẩm
của công ty là Xi măng PCB30, PCB40, PC40 và PCB40 xá như sau:
- TK 6218 :“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30”
- TK 6219 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40”
- TK 62110 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PC 40”
- TK 62112 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40 xá”
1.5.1.3. Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng gồm:
- Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu;
- Phiếu xuất kho;
- Bảng kê xuất nguyên vật liệu.
9
Giá thực tế vật liệu
i xuất dùng trong
tháng
Giá thực tế bình
quân vật liệu i
Số lượng vật liệu i
xuất dùng trong
tháng
= x
Giá thực tế bình
quân vật liệu i
Giá trị thực tế vật
liệu i tồn đầu tháng
Giá trị thực tế vật
liệu i nhập trong
tháng

Số lượng vật liệu i
tồn đầu tháng
Số lượng vật liệu i
nhập trong tháng
=
+
+
Báo cáo thực tập
1.5.1.4. Trình tự hạch toán
- Đầu tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất và định mức vật tư của từng loại sản
phẩm phân xưởng lập Phiếu đề nghị cấp NVL. Phiếu đề nghị cấp NVL phải
được phê duyệt bởi lãnh đạo (Kế toán trưởng, Giám đốc) và được kiểm soát bởi
phòng KT – KCS, phòng KH – VT.
- Dựa trên Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu đã được phê duyệt, kế toán vật tư
tiến hành lập Phiếu xuất kho rồi chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc kí
duyệt.
- Căn cứ vào Phiếu xuất kho, kế toán vật tư nhập liệu vào phần mềm, phần mềm
sẽ tự động cập nhật giá xuất kho và lên Bảng kê xuất nguyên vật liệu. Dựa trên
Phiếu xuất kho và Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu đã được phê duyệt, thủ
kho tiến hành kiểm giao hàng xuất, ghi sổ thực xuất và cùng với người nhận
hàng ký vào Phiếu xuất kho, ghi thẻ kho rồi chuyển bộ chứng từ lại cho phòng
Kế toán. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, 1 liên giao cho kế toán vật tư ghi
sổ chi tiết và lưu trữ cùng với Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu, liên còn lại
chuyển cho kế toán tổng hợp lên các sổ tổng hợp cần thiết
- Kế toán tổng hợp: dựa vào liên 2 của Phiếu xuất kho nhập liệu vào sổ Nhật ký
chung trên phần mềm. Phần mềm sẽ tự động cập nhật và đối chiếu với sổ chi
tiết của kế toán vật tư. Cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng tổng
hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dựa trên các Phiếu xuất kho trong tháng.
Cuối quý, kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp”, sau đó in ra và lưu trữ.

Ví dụ: Nghiệp vụ xuất kho Nguyên vật liệu chính trong tháng 09/2014
Đầu tháng, phân xưởng sản xuất tiến hành lập Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu.
CÔNG TY TNHH MTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XI MĂNG MIỀN TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng 07/2014
Kính gửi: Giám đốc Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
Bộ phận: Phân xưởng - sản xuất
Kính đề nghị cấp NVL sản xuất xi măng PCB30 trong tháng như sau:
STT Tên và quy cách ĐVT Số lượng Ghi chú
1 Clinker Sông Gianh Tấn 906,05
2 Clinke VCM CPC50 Tấn 10,61
3 Phụ gia Đá Mi 05 Tấn 151,27
4 Đá vôi Long Thọ Tấn 69,3
5 Thạch cao Lào Tấn 44,9
6 Phụ gia Mapei Tấn 47,261
Tổng cộng 1229,391
DUYỆT KẾ TOÁN PHÒNG KT-KCS PHÒNG KH-VT PHÂN XƯỞNG
10
Báo cáo thực tập
Phiếu xuất kho ngày 31/07/2014 như sau:
CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG Mẫu số 02 – VT
Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO Số: PX84
Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Nợ: 6218
Có:
1521
Họ và tên người nhận hàng: Huỳnh Đức Thiện
Địa chỉ (Bộ phận): Phân xưởng sản xuất

Lý do xuất: Xuất NVL phục vụ SX tháng 7/2014 PCB 30 DC1
Tại kho:
KHONL
Địa điểm:
Bằng chữ: Một tỷ, không trăm hai mươi ba triệu, ba trăm ba mươi sáu nghìn, năm trăm mười ba
đồng.
Số chứng từ gốc kèm theo: ………………………
Xuất ngày… tháng……năm
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
11
Tên nhãn hi
ệu,
quy cách phẩm
Số lượng
Theo
chứng từ
Thực
xuất
1
Clinker Sông
21.07.00
Tấn
906,05
906,05
1.025.675
929.312.834
2
Clinke VCM
24.07.10

Tấn
10,61
10,61
966.818
10.257.939
3
Phụ gia Đá Mi 05
21.07.01
Tấn
151,27
151,27
115.209
17.427.666
4
Đá vôi Long Thọ
21.01.02
Tấn
69,3
69,3
230.250
15.956.325
5
Thạch cao Lào
22.04.00
Tấn
44,9
44,9
1.107.917
49.745.474
6

Phụ gia Mapei
22.07.00
Kg
47,261
47,261
13.463
636.275
Tổng cộng
1.023.336.513
Báo cáo thực tập
Ví dụ: Sổ chi tiết tài khoản 6218.
CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG
Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6218 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối tượng: Xi măng PCB 30
Từ ngày: 01/07/2014 đến ngày: 30/09/2014
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ Nội dung
TKĐ
Ư
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
31/07
PX
PX 84
Xuất NVL chính SX PCB 30
tháng 07
1521 1.023.336.513
31/07

PX
PX 84
Xuất NVL Phụ SX PCB 30
tháng 07
1522 28.269.543
31/07
PKT
PKT 031-
07/KC
Kết chuyển chi phí NVLTT
tháng 07
15412 1.051.606.056
31/08
PX
PX 78
Xuất NVL chính SX PCB 30
tháng 08
1521
2.614.557.322
31/08
PX
PX 78
Xuất NVL Phụ SX PCB 30
tháng 08
1522
48.037.728
31/08
PKT
PKT 031-
07/KC

Kết chuyển chi phí NVLTT
tháng 08
15412 2.662.595.050
30/9
PX
PX 77
Xuất NVL chính SX PCB 30
tháng 09
1521
2.528.281.461
30/9
PX
PX 77
Xuất NVL Phụ SX PCB 30
tháng 09
1522
33.008.646
30/9
PKT
PKT 031-
09/KC
Kết chuyển chi phí NVLTT
tháng 09
15412 2.561.290.107
Tổng phát sinh nợ:
6.275.491.213
Tổng phát sinh có:
6.275.491.213
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày….….tháng

… năm 2014.
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
12
Báo cáo thực tập
Bảng kê xuất nguyên vật liệu trong tháng 07 năm 2014:
CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG
MIỀN TRUNG
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU – TK152
Đối tượng: PCB 30
Từ ngày 01/07/2014 đến ngày31/07/2014
Chứng từ Diễn giải
Số Ngày Đối tượng Tên vật tư
PX 12 03/07 Nguyễn Dũng Phụ tùng thay thế 6272 430.000
PX 14 03/07 Nguyễn Dũng Phụ tùng thay thế 6272 140.000

PX 84 31/07 Huỳnh Đức Thiện NVL 6218 1.023.336.51
3

Tổng cộng 1.359.896.80
5
Hòa Khương, ngày 31 tháng 07 năm 2014
KẾ TOÁN TRƯỞNG Người lập
Cuối cùng, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí NVLTT và lên sổ cái TK 621.
13
KẾ TOÁN PHÒNG KT – KCS PHÒNG KH – VT PHÂN XƯỞNG
Báo cáo thực tập
CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG
MIỀN TRUNG
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

Quý III –
2014
14
Báo cáo thực tập
Sổ cái tài khoản 621.
CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG
Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày: 01/07/2014 đến ngày: 30/09/2014
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ Nội dung TKĐƯ Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
31/07
PX
PX 84
Xuất NVL chính SX
PCB 30 tháng 07
1521 1.023.336.513
31/07
PX
PX 84
Xuất NVL Phụ SX PCB
30 tháng 07
1522 28.269.543
31/07
PX
PX 86
Xuất NVL chính SX
PCB 40 tháng 07

1521 7.445.144.681
31/07
PX
PX 86
Xuất NVL Phụ SX PCB
40 tháng 07
1522 109.721.048




31/07
PKT
PKT 031-
07/KC
Kết chuyển chi phí
NVLTT PCB 30 tháng
07
15412 1.051.606.056
31/07
PKT
PKT 031-
07/KC
Kết chuyển chi phí
NVLTT PCB 40 tháng
07
15413 9.428.360.131





Tổng phát sinh nợ:
53.213.288.268
15
STT
Tên vật
NVL
Mã số
PCB 30 PCB 40 PC 40 PCB 40 xá
SL
(tấn)
TT (đồng)
SL
(tấn)
TT (đồng) SL (tấn) TT (đồng)
SL
(tấn)
TT (đồng)
1 Clinker Sông
Gianh
21.07.005
5.477 5.617.208.938
21.969
22.783.662 6.575 6.743.468.048 12.421 12.739.006.694
2 Clinke VCM
24.07.100
65 62.768.865 - - 78 75.354.120 147
3 Phụ gia Đá Mi
05
21.07.018

926 106.636.045 3.714 427.735.926 - - 2.100
4 Đá vôi Long
Thọ
21.01.025
419 96.421.947 1.681 386.765.383 503 115.754.697 950
5 Thạch cao Lào
22.04.001
275 305.038.978 1.103 1.223.564.975 330 366.199.767 624
6 Phụ gia Mapei
22.07.002
5.459 73.501.099 21.897 294.825.832 6.554 216.254.921 12.380
7 Vỏ bao
21.06.269
2.535 13.915.341 10.168 55.816.879 3.043 16.705.388 5.749
Tổng cộng 6.275.491.213 25.172.098.657 7.533.736.941
14.231.961.457
Báo cáo thực tập
Tổng phát sinh có:
53.213.288.268
Số dư cuối kỳ:
0
Ngày….….tháng … năm 2014.
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
16
Báo cáo thực tập
1.5.2. Kế toán tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp
1.5.2.1. Nội dung chi phí Nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến lao động
trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản phụ

cấp, các khoản trích từ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ….
Hiện tại công ty tiến hành trả lương theo 3 hình thức:
- Lương theo sản phẩm
- Lương theo thời gian
- Lương khoán
Đối với công nhân ở phân xưởng sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm. Đối
với đơn vị hưởng lương theo sản phẩm phải có bảng thống kê khối lượng, chất lượng
sản phẩm, công việc hoàn thành có xác nhận của phòng có chức năng. Mỗi phân
xưởng thực hiện việc bảng chấm công hàng ngày, cuối tháng căn cứ vào phiếu xác
nhận chất lượng sản phẩm hoàn thành tại phân xưởng và đơn giá tiền lương sản phẩm
do công ty giao xuống, xác định tiền lương phải trả cho từng phân xưởng.

= x
= x
1.5.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để theo dõi chi phí Nhân công trực tiếp, công ty đã sử dụng tài khoản: Tài khoản
622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này cũng được chi tiết theo từng loại sản
phẩm như sau:
- TK 6228 :“Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30”
- TK 6229 : “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40”
- TK 62210 : “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PC 40”
- TK 62212 : “Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất xi măng PCB 40 xá”
1.5.2.3. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng thống kê khối lượng chất lượng sản phẩm hoàn thành
- Bảng tính lương
- Bảng thanh toán lương và phụ cấp
- Bảng phân bổ các khoản trích theo lương.
17
Tiền lương của

từng công nhân
Lương sản phẩm
của tổ
Tổng số công trong
tháng của tổ
Số công của từng
công nhân
Lương sản phẩm
của từng tổ (Dây
chuyền)
Số sản phẩm hoàn
thành trong tháng
Đơn giá lương sản
phẩm
Báo cáo thực tập
• BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất được tính 18% trên lương cơ bản
được tính vào chi phí sản xuất và 8% trên lương cơ bản trừ vào tiền lương
của người lao động.
• BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất được tính 3% trên lương cơ bản
được tính vào chi phí sản xuất và 1,5% trên lương cơ bản được trừ vào tiền
lương của người lao động.
• BHTN của công nhân trực tiếp sản xuất được tính 1% trên lương cơ bản
được tính vào chi phí sản xuất và 1% trên lương thực tế trừ vào tiền lương
của người lao động.
• KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất được tính 2% trên lương thực tế tính
vào chi phí sản xuất.
1.5.2.4. Trình tự hạch toán
Cuối mỗi tháng, trưởng bộ phận của phân xưởng tiến hành tập hợp Bảng chấm
công của các dây chuyền sản xuất rồi gửi cho phòng Tổ chức – hành chính, sau đó
chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt. Sau đó được tiếp tục chuyển cho

kế toán tiền lương và kế toán tổng hợp.
- Kế toán tiền lương: Căn cứ vào Bảng chấm công cùng với đơn giá sản phẩm,
bảng thống kê khối lượng sản phẩm hoàn thành kế toán tiến hành lập bảng tính
lương và Bảng thanh toán lương và phụ cấp gởi cho phòng Tổ chức – hành
chính và Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt. Dựa vào Bảng thanh toán lương
và phụ cấp đã được ký duyệt, kế toán lập Bảng phân bổ lương và Bảng phân bổ
các khoản trích theo lương rồi gởi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
Căn cứ Bảng thanh toán lương và phụ cấp, Bảng phân bổ lương và Bảng phân
bổ các khoản trích theo lương, kế toán nhập liệu vào phần mềm, lên sổ kế toán
tiền lương và lưu chứng từ.
- Kế toán tổng hợp: nhận Bảng tính lương, Bảng phân bổ các khoản trích theo
lương từ kế toán tiền lương và tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm, phần
mềm tự động đối chiếu với sổ chi tiết của kế toán tiền lương và lên sổ nhật ký
chung. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí nhân công
trực tiếp trong tháng. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập Sổ cái tài khoản 622 “Chi
phí nhân công trực tiếp”, sau đó in ra và lưu trữ.
Ví dụ: Nghiệp vụ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tháng 07/2014.
Trong tháng 07/2014, dựa vào các chứng từ sau:
Bảng chấm công
Bảng xác nhận khối lượng, chất lượng sản phẩm tháng 7 hoàn thành.
Đơn giá tiền công
Từ các chứng từ trên, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ các khoản trích theo lương.
18
Báo cáo thực tập
CÔNG TY TNHH MTV XI MĂNG
MIỀN TRUNG
BẢNG PHÂN BỔ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tháng 07/2014
TK 334 – Phải trả CNV TK 338 – Phải trả phải nộp khác
Lương

Các
khoản
khác
Cộng Có TK 334 BHXH (18%) BHYT (3%) BHTN (1%) KPCĐ (2%)
TK 622 – CP NCTT 607.709.645 607.709.645 109.387.736 18.231.289 6.077.096 12.154.193 753.559.960
- TỔ DC1 64.401.432 64.401.432 11.592.258 1.932.043 644.014 1.288.029 79.857.776
- TỔ DC2 326.802.878 326.802.878 58.824.518 1.932.043 3.268.029 6.536.058 405.235.569
- TỔ DC3 86.457.319 86.457.319 15.562.317 2.593.720 864.573 1.729.146 107.207.076
- TỔ DC4 130.048.016 130.048.016 23.408.643 3.901.440 1.300.480 2.600.960 161.259.540
TK 627 – CP NV
phân xưởng
378.554.175 378.554.175 68.139.752 11.356.625 3.785.542 7.571.084 469.407.178
TK 642 - CPQLDN 350.564.534 350.564.534 63.101.616 10.516.936 3.505.645 7.011.291 434.700.022
Tổng cộng 1.336.828.354 1.336.828.354 240.629.104 40.104.850 13.368.283 26.736.568 1.657.667.160

NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
19
Báo cáo thực tập
Ví dụ: Sổ chi tiết tài khoản 6228 – Chi phí nhân công trực tiếp xi măng PCB 30
CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG
Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6228 – Chi phí nhân công trực tiếp
Đối tượng: Xi măng PCB 30
Từ ngày: 01/07/2014 đến ngày: 30/09/2014
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ Nội dung TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
… … …. …. …. … …

31/07 PKT PKT 65 Tiền lương CNTT sản xuất PCB
30 tháng 07/2014
3341 64.401.432
31/07 PKT PKT 65 Phân bổ BHXH 3383 11.592.258
31/07 PKT PKT 65 Phân bổ BHYT 3384 1.932.043
31/07 PKT PKT 65 Phân bổ BHTN 3385 644.014
31/07 PKT PKT 65 Phân bổ KPCĐ 3382 1.288.029
31/07 PKT PKT 65 Chi phí ăn ca tháng 07/2014 331 4.073.935
31/07 PKT PKT 66 Trích trước chi phí độc hại tháng
07/2014
335 3.190.514
31/07 PKT PKT 050-
07/KC
Kết chuyển CPNCTT tháng
07/2014
15412 87.122.225
… … … … … … …
Tổng phát sinh nợ: 371.313.432
Tổng phát sinh có: 371.313.432
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày….….tháng … năm 2014.
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
20
Báo cáo thực tập
Cuối cùng, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí NCTT và lên sổ cái TK 622.
CÔNG TNHH MTV XI MĂNG
MIỀN TRUNG
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Quý III – 2014

ĐVT: đồng

KẾ TOÁN PHÒNG KT – KCS PHÒNG KH – VT PHÂN XƯỞNG
21
S
T
T
Tên các khoản
chi
PCB 30
PCB40 PC40 PCB40 xá Tổng cộng
1
Chi phí tiền
lương trực tiếp
274.100.592 860.045.816 201.320.595 412.092.589 1.747.559.592
2
Chi phí BHXH,
BHYT, BHTN
nhân công trực
tiếp
60.302.130 189.210.080 44.290.531 90.660.370 384.463.110
3
Chi phí KPCĐ
công nhân trực
tiếp
5.482.012 17.200.916 4.026.412 8.241.852 34.951.192
4
Chi phí tiền ăn ca
và chi phí độc hại
31.428.698 129.948.345 37.919.729 88.598.745 287.895.517

5 Tổng cộng 371.313.432 1.196.405.157 287.557.267 599.593.555 2.454.869.411
Báo cáo thực tập
Sổ cái tài khoản 622.
CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG
Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày: 01/07/2014 đến ngày: 30/09/2014
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ Nội dung TKĐƯ
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
… … …. …. …. … …
31/07 PKT PKT 65
Tiền lương CNTT sản xuất
PCB 30 tháng 07/2014
3341 64.401.432
31/07 PKT PKT 65
Phân bổ BHXH
3383 11.592.258
31/07 PKT PKT 65
Phân bổ BHYT
3384 1.932.043
31/07 PKT PKT 65
Phân bổ BHTN
3385 644.014
31/07 PKT PKT 65
Phân bổ KPCĐ
3382 1.288.029
31/07 PKT PKT 65

Chi phí ăn ca tháng 07/2014
331 4.073.935
31/07 PKT PKT 66
Trích trước chi phí độc hại
tháng 07/2014
335 3.190.514
31/07 PKT PKT 050-
07/KC
Kết chuyển CPNCTT tháng
07/2014
15412 87.122.225
… … … … … … …
Tổng phát sinh nợ: 2.454.869.411
Tổng phát sinh có: 2.454.869.411
Số dư cuối kỳ: 0

Ngày….….tháng … năm 2014.
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
22
Báo cáo thực tập
1.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
1.5.3.1. Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất
như chi phí vật liệu sản xuất, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở
bộ phận phân xưởng sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
Tại công ty chi phí sản xuất chung gồm:
- Tiền lương và các khoản phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng
- Chi phí vật liệu phân xưởng
- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ ngoài dùng cho sản xuất như điện, nước.
Chi phí sản xuất chung tại công ty được tập hợp cho cả phân xưởng sau đó được
phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
1.5.3.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để theo dõi chi phí sản xuất chung, công ty đã sử dụng Tài khoản 627 “Chi phí sản
xuất chung”, tài khoản này được mở chi tiết như sau:
- TK 6271: “Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng”
- TK 6272: “Chi phí vật liệu sản xuất”
- TK 6275: “Chi phí khấu hao tài sản cố định”
- TK 6277: “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
1.5.3.3. Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng (6271)
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến
lao động ở phân xưởng sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca,
các khoản phụ cấp, các khoản trích từ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ….của nhân viên
quản lý phân xưởng.
- Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương và phụ cấp
- Bảng phân bổ lương
- Bảng phân bổ các khoản trích theo lương
Ví dụ: Ngày 31/07/2014 dựa vào bảng phân bổ các khoản trích theo lương (đã
được trình bày ở mục 2.3.2.4 trang 18) kế toán tiền lương tiến hành nhập dữ liệu
vào phần mềm, phần mềm sẽ lên các sổ chi tiết.
23
Báo cáo thực tập
Sổ chi tiết tài khoản 6271- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.
CÔNG TY CP – TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG
Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 6271 – Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

Từ ngày: 01/07/2014 đến ngày: 30/09/2014
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ Nội dung TKĐƯ Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
… … …. …. …. … …
31/07 PKT PKT 65
Tiền lương sản xuất tháng
07/2014
3341 378.554.175
31/07 PKT
PKT 65
Phân bổ BHXH 3383 68.139.752
31/07
PKT
PKT 65
Phân bổ BHYT 3384 11.356.625
31/07
PKT
PKT 65
Phân bổ BHTN 3385 3.785.542
31/07
PKT
PKT 65
Phân bổ KPCĐ 3382 7.571.084
31/07
PKT
PKT 65
Chi phí ăn ca tháng 07/2014 331 22.545.000
31/07
PKT PKT 66

Trích trước chi phí độc hại
tháng 07/2014
335 12.084.909
31/07
PKT
PKT 071-
07/KC
Kết chuyển CP NVQLPX
tháng 07/2014
15412 53.053.941
31/07 PKT
PKT 071-
07/KC
Kết chuyển CP NVQLPX
tháng 07/2014
15413 269.220.423
31/07 PKT
PKT 071-
07/KC
Kết chuyển CP NVQLPX
tháng 07/2014
15414 72.583.513
31/07 PKT
PKT 071-
07/KC
Kết chuyển CP NVQLPX
tháng 07/2014
15416 109.179.210
… … … … … … …
Tổng phát sinh nợ:

1.219.836.751
Tổng phát sinh có:
1.219.836.751
Số dư cuối kỳ: 0
Ngày….….tháng … năm 2014.
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
24
Báo cáo thực tập
1.5.3.4. Kế toán chi phí vật liệu sản xuất (6272)
Chi phí vật liệu sản xuất bao gồm dầu mỡ, xăng,… và một số phụ tùng khác xuất dùng
phục vụ cho sản xuất sản phẩm trong kỳ.
- Chứng từ sử dụng:
- Phiếu đề nghị cấp vật tư;
- Phiếu xuất kho;
- Bảng kê xuất vật tư
- Trình tự hạch toán:
Khi có nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất chung, bộ phận phân xưởng tiến hành lập
Phiếu đề nghị cấp vật tư.
- Căn cứ vào Phiếu đề nghị đã được xét duyệt, kế toán vật tư tiến hành lập Phiếu
xuất kho. Phiếu xuất kho sau khi được phê duyệt, được lập thành 2 liên, 1 liên giao
cho kế toán vật tư ghi sổ và lưu trữ, liên còn lại chuyển cho kế toán tổng hợp. Dựa vào
Phiếu xuất kho, kế toán vật tư nhập liệu vào phần mềm, phần mềm sẽ tự động cập nhật
giá xuất kho và lên “Bảng kê xuất nguyên vật liệu”.
- Kế toán tổng hợp dựa vào liên 2 của Phiếu xuất kho để nhập liệu vào sổ Nhật
ký chung trên phầm mềm. Phần mềm sẽ tự động cập nhật và đối chiếu với sổ chi tiết
của kế toán vật tư. Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp chi phí vật liệu sản xuất để
lập Bảng tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Ví dụ: Ngày 13/07/2014 dựa vào Phiếu đề nghị cấp vật tư phục vụ sản xuất đã
được xét duyệt, kế toán vật tư tiến hành lập phiếu Xuất kho.

CÔNG TY CP XI TNHH MTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XI MĂNG MIỀN TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngày 13 tháng 07 năm 2014
Kính gửi: Giám đốc Công ty TNHH MTV Xi măng Miền Trung
Bộ phận: Phân xưởng sản xuất
Kính đề nghị cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong tháng như sau:
STT
Tên vật tư quy
cách
ĐVT
Số
lượng
Mục đích sử dụng Ghi chú
1
Vòng bi 6204
Nhật
Vòng 4
Thay cửa ra vào cổng
PX
2
Bu lông M 12x50
Việt Nam
Bộ 8
Thay cửa ra vào cổng
PX
3
Bu lông M6x50
Đài Loan
Bộ 22

Thay cửa ra vào cổng
PX
DUYỆT KẾ TOÁN PHÒNG KT-KCS PHÒNG KH-VT PHÂN XƯỞNG
25

×