Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.3 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN-
CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1
1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển-Chi nhánh Đông
Đô…………………………… ……… ……………………… 2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Chi nhánh Đông Đô……………………… ……… ……… 3
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại Ngân hàng
Đầu tư và phát triển-Chi nhánh Đông Đô ………………… 4
1.4. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển-Chi nhánh
Đông Đô …………………………………. 6
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ ………
7
2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của Chi nhánh……………………. 7
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh …………………………. 8
2.3.Tình hình hoạt động dịch vụ khác của Chi nhánh…………………… 10
2.4. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh …… 11
2.4.1 Những mặt làm được………………………………………… 11
2.5.2. Khó khăn và những mặt tồn tại………………………………… 11
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN- CHI NHÁNH
ĐÔNG ĐÔ ……………………………………… … …… 13
3.1 Định hướng trong tương lai của Chi nhánh………………………… 13
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh … 14
KẾT LUẬN


15
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tổ chức kinh tế : TCKT
Chi nhánh : CN
Cán bộ công nhân viên : CBCNV

Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
Hoạt động kinh doanh : HĐKD
Tổ chức tín dụng : TCTD
Ban Giám đốc : BGĐ
Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi
nhánh Đông Đô
Ngân hàng nhà nước
: BIDVĐĐ
: NHNN
Thanh toán
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Số món
Số tiền
: TT
: XK
: NK
: SM
: ST

Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Sau quá trình học tập, nghiên cứu về lý luận và các vấn đề lý thuyết tại
trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội em đã được Nhà trường giới

thiệu vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô thực tập với mục
đích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Sau hai tháng đến thực tế tại Ngân hàng và
được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng nhiều cán bộ nhân viên các
phòng ban Ngân hàng về lý thuyết và thực tiễn nghiệp vụ nên em xin được tổng
hợp về những hiểu biết về Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần:
1. Phần thứ nhất:- Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi
nhánh Đông Đô.
2. Phần thứ hai:- Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và
phát triển – Chi nhánh Đông Đô.
3. Phần thứ ba:- Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
– Chi nhánh Đông Đô và một số kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cùng cán
bộ nhân viên các phòng ban tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông
Đô đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.



Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và phát triển-Chi nhánh Đông Đô
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được hình thành theo nghị định số
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó đến nay Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi như: Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam, Ngân hàng Đầu tư và Xây Dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VIệt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước
hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang
tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn

quốc, có 3 đơn vị liên doanh nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5
tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân hàng Đầu tư
& Phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chương
trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ
thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi
chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43 năm xây
dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất
nước.
Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất
+ Ngày 19/11/1960 Chính phủ đã có Nghị định số 64 ban hành Quy chế
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
chuẩn bị. Đây là Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thực thanh
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
thực chi sang đầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành
theo thiết kế được duyệt. Thời kỳ này, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã
cung ứng vốn 3267 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 22000 tỷ đồng (theo
giá năm 1995) và mang lại thu nhập quốc dân cho toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng
tương đương 197000 tỷ đồng (theo giá năm 1995); hiệu quả thu nhập quốc dân
mang lại trên 1 đồng vốn đầu tư đạt 0,49 tỷ đồng, có những năm đạt 0,55 tỷ đồng.
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã góp phần đưa hàng trăm công trình
vào sử dụng như: Khu công nghiệp Cao Xà Lá Thượng Đình – Hà Nội, khu công
nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên - đứa con đầu lòng của
nền công nghiệp luyện kim Việt Nam, Nhà máy thuỷ điện Bản Thạch Thanh Hoá,
Nhà máy đường Vạn Điểm Hà Đông, Nhà máy Điện Uông Bí,…
Giai đoạn 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất

nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
+ Trong thời kỳ này Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VIệt Nam đã cung cấp
237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26275
tỷ đồng (theo giá năm 1995). Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã cung
cấp cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, các công
trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, công trình
then chốt của nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã
góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch, trong đó có những
công trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt
Nam, 3 tổ máy của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và
Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, nhà máy đóng tàu Hạ Long,

Giai đoạn từ 1990- nay: Thời kỳ thực hiện đổi mới của Nhà nước
Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên
thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết
quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam rất khả quan.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, quy mô tăng trưởng và
năng lực tài chính được nâng cao. Đến 30/06/2007 Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Việt Nam đã đạt một quy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn
202.000 tỷ đồng, quy mô hoat động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
tăng gấp 10 lần so với năm 1995.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đông Đô được hình thành và bắt
đầu đi vào hoạt động từ tháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Đông
Đô - Sở giao dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên
địa bàn trú đóng của Sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Đông Đô
Hà Nội. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và

nguồn nhân lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện
đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách
hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp đang
trong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Đông Đô đã nỗ lực không ngừng trong việc
tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân
lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới
nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu
của các đối tượng khách hàng thuộc khối bán lẻ.
Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Đông Đô đã
đạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ cho vay gần 1.000
tỷ tăng hơn 3 lần, thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ đồng. Số cán bộ tại chi
nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1
tổ nghiệp vụ. Đặc biệt, chi nhánh Đông Đô là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ
Marketing chuyên trách, Tổ chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán chuyên
trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của tập
thể cán bộ chi nhánh, trong hai năm 2005, 2006, chi nhánh Đông Đô liên tục đạt
danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các công
tác chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả. Chi
bộ Đảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, phát triển được 7
đảng viên mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24, cùng với 8 cảm tình
đảng đang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp. Tổ chức công đoàn
thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sự phát triển của
đoàn viên. Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt động phong trào, nâng cao đời sống
văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng cường hiểu biết và góp phần vào thành tích
chung trong hoạt động của BIDV khu vực và toàn hệ thống.
Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng bộ máy của chi
nhánh BIDV Đông Đô và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và

hoàn thiện, hoạt động có sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập thể cán bộ
người lao động trong chi nhánh có tinh thần gắn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê
bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần đoàn kết đích thực, cùng rút kinh
nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung. Trên tinh thần đó, với những nền
tảng ban đầu đã đạt được, trong thời gian tới đây, chi nhánh BIDV Đông Đô phấn
đấu sẽ đạt được quy mô tài sản trên 5.000 tỷ vào cuối năm 2007, lợi nhuân bình
quân sau thuế đạt trên 200tr/người; đủ các điều kiện để trở thành chi nhánh cấp 1
hạng 1 của hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, đặc biệt sẽ hoàn
thành toàn diện và vượt mức theo lộ trình từng quý của kế hoạch 2007, góp phần
lành mạnh hoá và nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Việt Nam phục vụ tiến trình cổ phần hoá theo chỉ đạo của TW được thành công tốt
nhất.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Tại BIDV Đông Đô có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và các phòng: phòng kế
hoạch tổng hợp, phòng tổ chức hành chính và phòng quản lý rủi ro
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Đô
1.3. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
Theo Pháp lệnh NHNN và điều lệ hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát
triển – Chi nhánh Đông Đô có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ ; mở tài khoản tiền gửi thanh toán, huy
động tài khoản tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu… và các
hình thức huy động vốn khác, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân
cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Đầu tư tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ với các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp, cá nhân. Dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án
theo yêu cầu, dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng

- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế như : Thanh toán nhờ thu, thanh
toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh
Giám đốc
Phó
giám
đốc 1
P. kế
hoạch
tổng
hợp
P. tổ
chức
hành
chính
P.
quản
lý rủi
ro
Phó
giám
đốc 2
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và phát triển, nhờ thu séc du lịch,
chuyển tiền điện tử trong nước, chuyển tiền nhanh WU ( Western Union)
- Chi trả kiều hối, các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách về quản lý
ngoại hối của chính phủ, mua bán ngoại tệ, vàng bạc, chiết khấu thương phiếu trái
phiếu và mua bán, cho vay, cầm cố các giấy tờ có giá.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
PHẦN THỨ HAI: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN_CHI NHÁNH

ĐÔNG ĐÔ
2.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Để nâng cao nguồn vốn, một mặt đã đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp dụng dịch vụ
khách hàng trọn gói, đồng thời nâng cao chất lượng ngân hàng nhằm tạo ra các giải
pháp huy động vốn có hiệu quả.
Nguồn vốn huy động đã tăng trưởng liên tục trong vòng 3 năm từ 2008 đến
2010, với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động
đạt 505.492 triệu đồng so với năm 2008 (chiếm 40.5%). Tổng nguồn vốn huy động
năm 2010 tiếp tục tăng lên 581.920 triệu đồng, tăng 76.428 triệu đồng tốc độ tăng
trưởng đạt 15,11%; so kế hoạch đạt 96%; bình quân 01 cán bộ có số dư nguồn
17.830 triệu đồng, tăng 2.820 triệu so với năm 2009. Chi tiết của tình hình huy
động vốn sẽ được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.1- Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh
Đơn vị : triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVCNĐĐ)
Qua các số liệu của bảng 1 cho thấy rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng ở đây:

Năm
2008 2009 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
1 2 3 4=(2-1) 5=(4:1)*100 6=(3-2) 7=(6:2)*100
Phân
theo

Tổng VHĐ 359.662 505.492 581.920 145.830 40.5% 76.428 15.1%
TGKKH nội tệ 61.290 97.352 105.825 36.062 58.8% 8.473 8.7%
TGCKH>24 T 142.990 202.543 260.120 59.553 41.6% 57.577 28.4%
TGCKH<=24
T 155.382 205.597 215.975 50.215 32.3% 10.378 5.0%
Phân
theo
TPKT
TGDC 274.131 330.520 438.230 56.389 20.6% 107.710 32.6%
TGTCKT 62.740 97.315 124.515 34.575 55.1% 27.200 28.0%
TG Khác 22.791 77.657 19.175 54.866 240.7% -58.482 -75.3%
Phân
theo
Nội tệ 279.555 449.264 511.990 169.709 60.7% 62.726 14.0%
Ngoại tệ 80.107 56.228 69.930 -23.879 -29.8% 13.702 24.4%
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
+ Xét theo thời hạn thì Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng với
thời hạn trên 24 tháng luôn chiếm tỷ lệ cao với tốc độ tăng ngày càng nhanh. Năm
2009 là 205.597 triệu đồng (chiếm 40% Tổng NVHĐ) tăng 41.6 % tức là 50.215
triệu đồng so với năm 2008. Và năm 2010 tăng 28,42% tức là 57.577 triệu đồng so
với năm 2009, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại kỳ hạn vốn huy động. Nguồn
vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 24 tháng
cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn qua các năm, trung bình là trên 40% các
loại kỳ hạn vốn.
+ Xét theo thành phần kinh tế thì sự tăng trưởng này chủ yếu là do tiền gửi dân
cư chiếm tỷ trọng lớn và tăng khá nhanh. Tiền gửi dân cư luôn chiêm tỷ lệ trên
60% trên Tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 đạt đến 438.230 triệu đồng tăng
1,32 lần so với 2009. Đây được đánh giá là tín hiệu khả quan, là một Nguồn vốn
huy động quan trọng cấn được phát huy trong nhưng năm tiếp theo.
+ Xét theo loại tiền thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 80% tổng

NVHĐ) với tốc độ ngày càng tăng. Đồng ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng
cũng đã góp phần tăng nguồn vốn huy động, vì vậy cần được quan tâm và phát
triển trong những năm tiếp theo.
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh
a) Quy mô và cơ cấu dư nợ cho vay
Bên cạnh hoạt động huy động vốn phải kể đến tình hình cho vay và đầu tư
của ngân hàng. Vào năm 2009 tổng dư nợ là 257.972 triệu đồng giảm 3.258 tr
đồng so với năm 2008 là 261.230 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh
không mở rộng cho vay mà tập trung để khắc phục nợ xấu. Chính vì vậy mà những
món nợ xấu đã được khắc phục xử lý. Đến 31/12/2010 tổng dư nợ thực hiện là
269.645 triệu đồng, tăng 11.371 triệu so với cùng kỳ năm trước, đạt 100% kế
hoạch.

Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
Bảng 2.2 - Tình hình dư nợ cho vay tại Chi nhánh
Đơn vị : triệu đồng


m
2008 2009 2010
So sánh
09 với 08 10 với 09
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
1 2 3 4=(2-1) 5=(4:1)*100 6=(3-2) 7=(6:2)*100
Phân

theo
thời
hạn
Tổng
dư nợ
CV 261.230 257.972 269.645 -3.258 -1.25% 11.673 4.52%
Ngắn
hạn 196.410 223.650 242.820 27.240 13.87% 19.170 8.57%

Trung
và dài
hạn 64.820 34.322 26.825 -30.498 -47.05% -7.497 -21.84%
Phân
theo
TPKT
Khối
DN,
HTX 101.065 75.870 74.320 -25.195 -24.93% -1.550 -2.04%
Kinh
tế hộ
SX 160.165 182.102 195.325 21.937 13.70% 13.223 7.26%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVCNĐĐ)
Qua bảng 2 về tình hình dư nợ cho vay của ngân hàng thấy rằng: Nếu xét
theo cơ cấu tổng dư nợ cho vay thì các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn hơn qua cả 3 năm và với tốc độ ngày càng tăng, cụ thể năm 2008 mức
cho vay ngắn hạn đạt 196.410 triệu đồng chiếm xấp xỉ 75.3% tổng dư nợ cho vay.
Đến năm 2009, mức cho vay này là 223.650 triệu đồng bằng 86.7% tổng dư nợ cho
vay và đến năm 2010 là 242.820 triệu đồng tỷ lệ này là 90 % tổng dư nợ cho vay.
Tiếp theo, xét về thành phần kinh tế thì đối tượng cho vay chủ yếu thuộc về
khối kinh tế hộ sản xuất. Nếu như vào năm 2008 tỷ lệ giữa hai thành phần này là

61% khối kinh tế hộ sản xuất (đạt 160.065 triệu đồng) và 49% khối kinh tế doanh
nghiệp, hợp tác xã ( đạt 101.065 triệu đồng). Tỷ lệ ngày càng chênh lệch rõ nét ở
những năm tiếp theo, cụ thể năm 2009 khối kinh tế hộ sản xuất đạt 182.102 triệu
đồng, chiếm xấp xỉ 71% tổng dư nợ cho vay và năm 2010 khối này tiếp tục tăng tỷ
trọng lên gần 73% tổng dư nợ cho vay tương đương 195.325 triệu đồng.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
b) Chất lượng tín dụng
Bảng 2.3 - Chất lượng tín dụng qua các năm tại Chi nhánh
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ 257.993 269.364
Dư nợ nhóm 1 247.813 260.043
Dư nợ nhóm 2 1.770 990
Dư nợ nhóm 3 125 46
Dư nợ nhóm 4 8.165 8.240
Dư nợ nhóm 5 120 45
Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 10.180 9.321
Nợ xấu/ Tổng dư nợ 3.9% 3.5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVCNĐĐ)
Qua bảng trên ta thấy đến năm 2010 số tuyệt đối về tăng trưởng dư nợ của
Ngân hàng không phát triển, nhưng Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã hướng hoạt
động tín dụng sang tập trung củng cố chất lượng tín dụng do vậy chất lượng tín
dụng của năm 2010 đã được nâng lên một bước.
2.3. Hoạt động dịch vụ Chi nhánh
Từ năm 2008 đến nay công tác phát dịch vụ của ngân hàng đã được quan tâm
nhằm phát huy tối đa thị phần dịch vụ trên địa bàn. Nhờ vậy ngân hàng đã triển
khai tốt các sản phẩm hiện có bằng nhiều biện pháp hữu hiệu. Kết quả là tổng thu
dịch vụ đã ngày càng tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2010 ngân hàng đã triển
khai dịch vụ Mobile Banking cho khách hàng. Ngoài ra, về hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, đây không phải thế mạnh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển-Chi nhánh

Đông Đônhưng cũng đóng góp một phần vào thu nhập của ngân hàng qua các năm.
PHẦN THỨ BA: Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô và đề xuất.
3.1 Những mặt làm được :
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn 359.662 505.492 581.920
Tốc độ tăng trưởng 21.6% 40.5% 15.1%
Tổng dư nợ 261.230 257.972 269.645
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
Tốc độ tăng trởng 19.3% -1% 4.5%
Nợ xấu 12.855 10.180.00 9.321.00
Chiếm tỷ lệ (%) 4.92 3.95% 3.46%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVCNĐĐ)
.Với sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng tích cực của toàn thể CBCNV, Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Đông Đô đã đạt được kết quả kinh
doanh hết sức ấn tượng với nhiều thành tích xuất sắc, các chỉ tiêu về quy mô, tốc
độ tăng trưởng, chất lượng và hiệu quả đều tăng cao hơn năm trước. Tình hình tài
chính lành mạnh, các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, dịch vụ được đổi mới, phát
triển đúng định hướng chiến lược của Chi nhánh.
Các sản phẩm tiền gửi và tiền vay được đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá,
phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng, do vậy chất lượng tín
dụng được nâng cao, nợ xấu từ năm 2008 đến nay giảm xuống bằng 0.
Chất lượng cán bộ được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2. Khó khăn và những mặt tồn tại
- Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt.
- Cơ cấu nguồn vốn chưa thật hợp lý. Nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng vốn huy động, trong khi dư nợ của Chi nhánh lại tập trung ở trung

và dài hạn. Hơn nữa, một số khách hàng gửi vốn lớn là các tập đoàn, tổng công ty,
nguồn tiền gửi dân cư còn ít và tăng trưởng còn chậm.
- Cơ cấu dư nợ cho vay chưa thật hợp lý, tỷ lệ cho vay ngắn hạn còn thấp, cho
vay DNNN còn nhiều, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản vẫn chưa đảm bảo
yêu cầu của Chi nhánh.
- Công tác xử lý nợ tồn đọng và thu hồi nợ quá hạn mặc dù chi nhánh đã cố
gắng nỗ lực và có nhiều biện pháp và giải pháp tích cực nhưng rất vướng mắc do
cơ chế của nhà nước còn nhiều ràng buộc với nhiều thủ tục gây ách tắc trong việc
hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp để phát mại.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
- Đội ngũ cán bộ bước đầu đã đáp ứng yêu cầu công việc, song còn thiếu kinh
nghiệm, nghiệp vụ chưa chuyên sâu, kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, do vậy
cần phải tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ mới có thể đáp ứng
kịp thời với yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa ngân hàng.
- Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã triển khai tích cực nhưng tính
đồng bộ của khu vực chưa cao nên chưa thuyết phục được khách hàng sử dụng
rộng rãi. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị và marketing bán hàng thiếu tính chuyên
nghiệp còn nhiều hạn chế.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
3.3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
3.3.1 Định hướng trong tương lai của ngân hàng
Trong năm 2011, Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô đã
đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh như sau: Phát triển toàn diện
các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ công tác huy động vốn, tăng
trưởng dư nợ bền vững, hiệu quả. Phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, thực
hiện hiệu quả công tác thu phí dịch vụ. Đảm bảo đời sống, thu nhập cán bộ viên
chức bằng hoặc hơn năm 2010. Duy trì kỷ cương sinh hoạt và làm việc nghiêm túc
từng bước hoàn thiện phong cách chuyên nghiệp. Theo đó, Chi nhánh cần tập trung

đẩy mạnh triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Thực hiện hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, chấp hành nghiêm túc thể lệ chế độ, quy trình nghiệp vụ đảm bảo tuyệt
đối an toàn tài sản.
- Thực hiện tốt công tác huy động vốn và phát triển dịch vụ
- Chú trọng công tác đào tạo, cán bộ phải thường xuyên trau dồi kiến thức,
tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ để đáp ứng được với yêu cầu của hoạt
động kinh doanh trong môI trường cạnh tranh gay gắt.
- Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc
chấp hành quy trình nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm cá nhân trong từng phần
hành công việc từ đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
- Không ngừng đổi mới tác phong giao dịch, nâg cao chất lượng phục vụ
khách hàng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, tạo hình ảnh đẹp về cán bộ Ngân hàng
Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô từ đó nâng cao vị thế và niềm tin đối
với khách hàng.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
3.3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô.
a. Duy trì chất lượng tín dụng.
Đối với các khách hàng đã có quan hệ tín dụng: tiếp tục thực hiện việc sàng lọc
khách hàng để duy trì khách hàng tốt. Đối với những khoản cấp tín dụng (cho vay
+ bảo lãnh) phát sinh mới, cần tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm
soát sau, đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư đúng cho những phương
án, dự án thực sự khả thi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
b. - Cho vay và đầu tư.
+ Duy trì mối quan hệ với khách hàng vay vốn lớn và tìm kiếm thêm các
khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng lớn, làm ăn có hiệu quả, có triển vọng lâu
dài, có tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng.
+Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ ngắn hạn để đảm bảo cơ cấu dư nợ hợp lý;

ưu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, những khách hàng có nguồn thu
ngoại tệ;
c. Đẩy mạnh thu dịch vụ phí phi tín dụng và các dịch vụ tài chính ngân
hàng.
Cung ứng cho nền kinh tế các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng phong phú
với nhiều tiện ích, chất lượng cao và hiệu quả, có sự khác biệt và tính cạnh tranh
cao so với các ngân hàng thương mại khác, tập trung thực hiện các dịch vụ ngân
hàng hoàn hảo.
Tích cực tìm kiếm thêm các nguồn cung ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh
toán xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó tăng cường các dịch vụ bán lẻ để thu phí dịch vụ
như chuyển tiền trong và ngoài nước, giải ngân các dự án có nguồn hỗ trợ tín dụng
quốc tế tăng cường hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
d. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
Tăng cường đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ, áp dụng các hình thức
đào tạo cán bộ phù hợp gắn với phát triển từng nghiệp vụ. Thực hiện thường xuyên
công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, phân công công việc phù hợp với năng lực
trình độ cán bộ.
Xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng
lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm. Chú trọng tuyển dụng
được nhiều cán bộ trẻ tài năng, có chính sách đãi ngộ và tiền lương xứng đáng.
Quán triệt thực hiện quy chế, nội quy lao động và văn hoá doanh nghiệp,
đề cao tính nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương trong quản trị điều hành. Xác định rõ
trách nhiệm của từng cán bộ trong quản trị hệ thống, có chính sách, chế độ thưởng
phạt nghiêm minh. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
KẾT LUẬN
Kết thúc năm 2010, với sự nỗ lực phấn đấu, cố gắng tích cực của toàn thể
CBCNV, Chi nhánh Đông Đô đã đạt được kết quả kinh doanh với nhiều thành tích

xuất sắc, các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ tăng trưởng, chất lượng và hiệu quả đều
cao hơn năm trước, tình hình tài chính lành mạnh, Chi nhánh đã phát triển đúng
định hướng chiến lược được ban lãnh đạo đề ra.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô tiếp tục có những
bước tiến vững chắc, ổn định. Quy mô Chi nhánh ngày càng mở rộng, mạng lưới
PGD phân bổ trên địa bàn trung tâm Hà Nội. Chi nhánh Đông Đô đã trở thành đối
tác tin cậy của rất nhiều tập đoàn, Tổng công ty lớn, có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của đất nước.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và
Chi nhánh Đông Đô nói riêng sẽ có rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các
ngân hàng thương mại nói chung, ngân hàng cổ phần và cả các chi nhánh ngân
hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài trên con đường hội nhập. Nhưng em tin
rằng với nhiều năm kinh nghiệm cũng với rất nhiều kết quả đã đạt được, Ngân
hàng sẽ từng bước trưởng thành đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Trên đây là toàn bộ bài báo cáo thực tập của em, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng do thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo thực
tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo từ các thầy cô. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Đầu tư và phát triển –
Chi nhánh Đông Đô đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
– Chi nhánh Đông Đô năm 2008-2010
- Giáo trình Ngân hàng thương mại của PGS.TS Mai Văn Bạn
- Tạp chí Ngân hàng
- Các văn bản quy chế của thống đốc Ngân hàng Việt Nam và giám đốc Ngân
hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đô
- Một số tài liệu khác

Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Hà Nội , ngày …. tháng …. năm 2011
Xác nhận của Ngân hàng Đầu tư và phát triển-CN Đông Đô
( ký tên , đóng dấu )
Báo cáo thực tập Khoa Tài chính – Ngân hàng
NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

×