Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng công tác giáo dục môi trường trong các nhà trường THPThiện nay. Sự cần thiết của việc tích hợp bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.57 MB, 23 trang )

A. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết môi trường tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng
đối với con người. Môi trường tự nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của chúng
ta, là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và
phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước,
nhà ở cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Nếu không có những
điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên
ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trên các phương tiện
thông tin đại chúng hàng ngày ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh,
những thông tin về tình hình môi trường bị ô nhiễm bất chấp những lời kêu
gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng. Nhân loại
đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ: Bệnh tật hiểm nghèo ảnh
hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Đã có không biết bao nhiêu thống
kê mới về tình trạng ô nhiễm môi trường và đáng buồn thay đó là những con
số khiến chúng ta thất vọng và phải suy nghĩ lại. Vì vậy, bản thân mỗi người
phải thấy được vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay không phải là trách
nhiệm của một cá nhân, sự quan tâm của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào mà
là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với toàn nhân loại.
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2010 với chủ đề “Nhiều
loài- Một hành tinh- Tương lai chúng ta”, Bộ GD&ĐT kêu gọi hơn một
triệu cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và gần 26 triệu học sinh, sinh viên
trên cả nước tham gia bằng những hành động thiết thực. Một số tổ chức khác
cũng phát động các phong trào bảo vệ môi trường như “ Hành trình xanh”,
“ Tháng hành động vì nước sạch”, “Đạp xe xuyên Việt vì môi trường”…
Bên cạnh đó cùng với sự khẳng định của Đảng và Nhà nước về vai trò của
môi trường tự nhiên thông qua một số văn bản đã cho chúng ta thấy công tác
bảo vệ môi trường đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững
1
quốc gia, trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân
dân và tầm quan trọng của việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường


nhằm nâng cao nhận thức, ý thức về môi trường và bảo vệ môi trường.
B. Giải quy ết vấn đề
I. Thực trạng công tác giáo dục môi trường trong các nhà trường THPT
hiện nay. Sự cần thiết của việc tích hợp bảo vệ môi trường.
1.Thực trạng công tác giáo dục môi trường trong các nhà trường THPT
hiện nay:
Trong những năm trước đây ở nước ta việc giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh chưa thực sự được coi trọng, chưa lồng ghép bảo vệ môi trường
vào quá trình giảng dạy chưa được nhiều. Vì vậy hiệu quả giáo dục bảo vệ
môi trường trong học sinh chưa cao, các em chưa thực sự có ý thức trong việc
bảo vệ môi trường. Ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân”.
Để cụ thể hoá và triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Chỉ thị
về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường bằng các hình thức
phù hợp và thông qua hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng
mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.Tuy
nhiên để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên đòi hỏi
người giáo viên trong quá trình giảng dạy của mình phải biết sử dụng những
phương pháp phù hợp, biết tìm tòi để đưa ra những thông tin, số liệu cụ thể
giúp cho học sinh nắm bắt được vấn đề cụ thể. Trước thực trạng trên theo tôi
có rất nhiều biện pháp trong đó biện pháp thiết thực nhất là đưa những bài
viết chi tiết hơn về môi trường trong chương trình học ngay từ bậc tiểu học
giúp cho học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và hậu quả
của việc phá hoại môi trường từ đó giúp các em biết yêu thiên nhiên và biết
bảo vệ môi trường mình đang sống. Theo tôi tình trạng ô nhiễm môi trường ở
2
Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết
góp sức của mình chung tay bảo vệ môi trường. Vì tương lai của một Việt

Nam xanh sạch - đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các
thế hệ sau.
Qua khảo sát học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2009-
2010 và 2010 - 2011 trong việc nắm rõ vai trò của môi trường, thực trạng ô
nhiễm môi trường hiện nay ở địa phương và trong cả nước cũng như trên toàn
thế giới trước khi dạy các bài tích hợp về môi trường, tôi thấy:
- Hầu hết các em đều hiểu về môi trường, vị trí, tầm quan trọng, tác động
và ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống của con người. Song vẫn
còn không ít học sinh hiểu về môi trường, ô nhiễm môi trường và trách nhiệm
bảo vệ môi trường còn hời hợt, đặc biệt là mối quan hệ giữa môi trường và
con người. Từ đó ý thức bảo vệ môi trường, sống hoà nhập cùng môi trường
của các em còn nhiều hạn chế, chưa có những hành động cụ thể thiết thực để
góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường nơi cư trú và
môi trường nhà trường xanh - sạch - đẹp và an toàn .
2. Sự cần thiết và kết quả của việc tích hợp bảo vệ môi trường ở trường
THPT hiện nay .
a, Sự cần thiết : Hiện nay môi trường ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói
chung đang ô nhiễm nghiêm trọng. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ
cản trở quá trình phát triển hơn nữa của con người.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên do đâu?
Đầu tiên theo tôi đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều
người dân mà đặc biệt là một bộ phận không nhỏ thuộc thế hệ trẻ. Nhiều khi
chúng ta nghĩ rằng việc làm của mình là quá nhỏ bé không đủ để làm hại đến
môi trường. Nhiều người cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà
nước và các cơ quan chức năng mà không phải là của mỗi người dân. Một số
khác lại quan niệm môi trường ô nhiễm cũng không ảnh hưởng tới mình
nhiều.Tuy nhiên việc phá hoại môi trường của một người tuy ảnh hưởng
3
không lớn nhưng tập hợp sự phá hoại của nhiều người lại là con số ảnh hưởng
không nhỏ. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới

môi trường như: một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp hậu quả, sự quản
lý của Nhà nước đôi khi còn chưa chặt chẽ.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời
sống và sức khoẻ của con người. Những thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh mỗi ngày có số lượng rác thải khoảng 500 tấn. Các doanh nghiệp như
VêĐan xả nước thải công nghiệp vào sông Thị Vải làm ô nhiễm nguồn nước.
Tất cả đang dóng lên một hồi chuông cảnh báo cấp thiết tình trạng ô nhiễm
môi trường. Các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan cổ trướng, dịch
tiêu chảy cấp, bệnh ngoài da đều có nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường
sống bị ô nhiễm nặng nề, cụ thể như: Nhiều người trở thành nạn nhân bất đắc
dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như Làng ung thư Thạch Sơn ở
Phú Thọ làm cho hàng trăm người chết vì ung thư mà nguyên nhân là do dùng
nguồn nước bị ô nhiễm thải ra của Nhà máy Hoá chất Lâm Thao ở Phú Thọ.
Theo tôi giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục
tiêu bảo vệ môi trường phát triển bề vững đất nước. Đích quan trọng của giáo
dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn
minh, lịch sự với môi trường. Bên cạnh đó giáo dục bảo vệ môi trường còn
góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của
đất nước - người chủ có thái độ thân thiện với môi trường. Vì vậy giáo dục
bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn thế
giới. Hình thành ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường là nhiệm vụ và sự
quan tâm chung của tất cả các bộ môn khoa học được giảng dạy trong nhà
trường THPT như Hoá học, Vật lý, Ngữ văn, Lịch sử, Điạ lý, Sinh học .Song
theo tôi giữ vị trí chủ đạo vẫn là bộ môn Giáo dục công dân, xuất phát từ vị
trí, tầm quan trọng và nhiệm vụ của bộ môn . Thông qua từng bài giảng cụ thể
4
trong chương trình, giáo viên trực tiếp tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường phù
hợp nội dung từng bài cho học sinh . Tuy vậy hiện nay việc tích hợp đang còn

nhiều bất cập, hạn chế với nhiều lý do. Trước hết một số giáo viên chưa chịu
khó tìm tòi số liệu, thông tin, hình ảnh giúp cho việc nắm được nội dung tích
hợp trong mỗi bài giảng một cách sâu sắc, còn thiếu sự chủ động sáng tạo,
phương pháp tích hợp hoặc tích hợp qua loa đại khái, không hiệu quả làm mất
đi ý nghĩa thiết thực của việc bảo vệ môi trường, giảm ý nghĩa thực tiễn của
một giờ dạy.
b, Kết quả của việc tích hợp : Để khảo sát việc tích hợp môi trường trong học
sinh, tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 khối lớp và 2 năm học khác nhau thì kết
quả cho thấy :
* Đối với khối 10: Năm học 2009 – 2010 sau khi dạy xong bài “ Công
dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” tôi đã cho học sinh làm phiếu
điều tra và kết quả cụ thể như sau:
Lớp Số được
kiểm tra
Số hs chưa
nắm được ND
tích hợp
Số hs tích
hợp còn lúng
túng
Số hs biết
nhưng còn
sơ sài
Số hs tích
hợp tốt
10A5 35 08 10 10 07
10A6 35 05 09 10 11
10A7 35 05 07 11 12
* Đối với khối 11 sau khi dạy xong bài 4 “ Cạnh tranh trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa” kết quả như sau:

Lớp Số được
kiểm tra
Số hs chưa
nắm được ND
tích hợp
Số hs tích
hợp còn lúng
túng
Số hs biết
nhưng còn
sơ sài
Số hs tích
hợp tốt
11A1 40 06 10 10 14
11A2 40 08 10 10 12
11A3 40 06 07 12 15
5
Vẫn với đối tượng học sinh trên sau một năm, năm học 2010 – 2011 tôi
tiếp tục sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường sau bài 4 “ Cạnh
tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” ( lớp 11) và bài “ Pháp luật với
sự phát triển bền vững của đất nước” ( lớp 12) tôi cho học sinh làm phiếu điều
tra thì kết quả cho thấy:
Lớp Số được
kiểm tra
Số hs chưa
nắm được ND
tích hợp
Số hs tích
hợp còn lúng
túng

Số hs biết
nhưng còn
sơ sài
Số hs tích
hợp tốt
11A5 35 04 05 08 18
11A6 35 03 04 07 21
11A7 35 03 05 07 20
Lớp Số được
kiểm tra
Số hs chưa
nắm được ND
tích hợp
Số hs tích
hợp còn lúng
túng
Số hs biết
nhưng còn
sơ sài
Số hs tích
hợp tốt
12A1 40 02 04 05 29
12A2 40 01 03 05 30
12A3 40 01 02 04 33
Trước kết quả điều tra như trên tôi rút ra được kinh nghiệm muốn hình
thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, giáo viên phải đảm bảo các yếu
tố sau đây:
Thứ nhất: Giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp cụ thể giúp học sinh
nhận thức một cách sâu sắc về môi trường và tầm quan trọng, vị trí của môi
trường đối với cuộc sống của con người và sinh vật.

Thứ hai: Qua bài giảng giáo viên định hướng, động viên học sinh ý thức
được rằng mỗi học sinh phải là một tuyên truyền viên về công tác bảo vệ môi
trường góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và cho cả cộng đồng. Từ đó
biến nhận thức thành hành động, hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua
từng việc làm cụ thể, thiết thực hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. .
6
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài “ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT qua
hình thức tích hợp” làm đề tài nghiên cứu.
II. Thực nghiệm khoa học và kết quả đạt được:
1. Thực hành tích hợp cụ thể ở từng bài:
Trong chương trình GDCD ở trường THPT có 1 số bài yêu cầu tích hợp
nội dung bảo vệ môi trường. Song mỗi bài có một chủ đề riêng vì vậy giáo
viên phải lựa chọn những mức độ tích hợp khác nhau. Trong quá trình giảng
dạy tôi đã dùng một số phương pháp cụ thể sau:
B ài 15 “ Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” ( lớp 10)
Trước hết tôi xác định phần yêu cầu tích hợp và xác định mục tiêu kiến thức
và kĩ năng, cụ thể:
* Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được khái niệm môi trường, vai trò của
môi trường đối với cuộc sống của con người. Thực trạng môi trường hiện
nay.Hậu quả của việc ô nhiễm và suy thoái môi trường đối với sự tồn tại và
phát triển của loài người.
* Về kĩ năng: - Qua bài học giáo dục học sinh ý thức tự giác trong việc thực
hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Để thực hiện bài giảng có hiệu quả trước tiết học tôi yêu cầu học sinh về
nhà điều tra về các biện pháp bảo vệ môi trường trong các cơ sở sản xuất và
kinh doanh ở địa phương.Tôi cho học sinh tiến hành trả lời phần tích hợp
trong thời gian 5 phút Sau khi học sinh trình bày kết quả điều tra tôi đã kết
hợp đưa ra câu hỏi:
Câu 1: Hãy kể về hoạt động bảo vệ môi trường mà em biết hoặc trực tiếp

tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân? đối với câu
hỏi này đòi hỏi học sinh phải biết suy luận.
Câu 2: Theo em tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở địa phương em là
do: (đánh dấu x vào ô trống.)
7
a, Con người không hiểu về môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường.
Dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém.
b, Một số doanh nghiệp do lợi nhuận nên làm ảnh hương đến môi trường.
c, Hiện tượng “ cha chung không ai khóc” câu hỏi:
Tôi đưa ra hình ảnh khói bụi nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng cho dân cư
như làng ung thư ở Phú Thọ trên báo Tiền phong tháng 9/2006; ô nhiễm sông
Thị Vải ở Đông Nai và một số hình ảnh về Viện hải dương học Nha Trang;
hình ảnh thanh niên tình nguyện tham gia bảo vệ môi trường, hình ảnh cán bộ
chuyên trách đang tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Tôi tổ
chức cho học sinh đàm thoại về trách nhiệm của công dân đặc biệt là công
dân học sinh trong việc thực hiện chủ trương, chính sách bảo vệ môi trường
và qua bài dạy tôi đã giúp các em có ý thức tự giác hơn trong bảo vệ môi
trường đồng thời tích cực tuyên truyền trong gia đình, nơi cư trú đặc biệt là
các hộ sản xuất, kinh doanh về trách nhiệm bảo vệ môi trường để không làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá ( Lớp 11)
Trước hết tôi xác định yêu cầu tích hợp, mục tiêu kiến thức, kĩ năng của phần
tích hợp ( mục 3b) , cụ thể:
* Về kiến thức: Qua bài học giáo viên giúp học sinh thấy được việc chạy theo
lợi nhuận mà bất chấp quy luật tự nhiên, khai thác TNTN bừa bãi làm ảnh
hưởng đến môi trường là việc làm đáng lên án.
* Về kĩ năng: Có ý thức trách nhiệm trong việc tuyên truyền cho mọi người
coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất và trong kinh doanh.
Với bài này tôi thực hiện phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để
giáo dục học sinh thông qua việc tổ chức cho các em tìm hiểu khối lượng rác

thải ở địa phương, tôi không cung cấp ngay số liệu mà để học sinh tham gia
các hoạt động điều tra lượng rác thải trong các hộ kinh doanh và sản xuất ở
nơi cư trú. Bên cạnh đó tôi cũng kết hợp phương pháp giải quyết vấn đề cộng
đồng thông qua thu thập số liệu, sự kiện, khai thác tình hình môi trường ở địa
8
phương để giáo dục học sinh đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. Tôi kết hợp
phương pháp nêu gương thông qua hình thức tổ chức cho học sinh sưu tầm và
nêu một số tấm gương về bảo vệ môi trường ở địa phương nơi học sinh cư trú.
Sau đó tôi đưa ra câu hỏi
Câu 1: Vì chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức con người đã vi phạm
quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên như thế nào? Với câu hỏi trên
yêu cầu học sinh phải chỉ ra được: Hiện nay 1 số doanh nghiêp đã không chú
ý đến bảo vệ môi trường nên đã có hành động đáng lên án như: xả nước thải,
rác thải, chất thải công nghiệp ra nguồn nước; thải khí thải công nghiệp vào
không khí; tiêu thụ động vật mang dịch bệnh
Câu 2: Tăng trưởng kinh tế có phải đi đôi với bảo vệ môi trường không? Tại
sao? Yêu cầu học sinh trả lời được: Phải bảo vệ môi trường vì môi trường tự
nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con
người, từ đó chúng ta kiên quyết chống lại tư tưởng cho rằng tăng trưởng kinh
tế là trên hết không cần chú ý đến bảo vệ môi trường.
Tôi khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình và đi đến kết luận: Việc
bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cấp, các ngành mà còn là
trách nhiệm của mỗi người, của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại.
Bài 9 “ Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nư ớc” ( lớp 12)
Trước hết tôi xác định nội dung kiến thức và kĩ năng cụ thể như sau:
* Về kiến thức: Thông qua bài học giáo viên giúp học sinh hiểu được khái
niệm môi trường, trình bày được nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
* Về kĩ năng: Biết cách xử xự phù hợp với quy đ ịnh của pháp luật về bảo vệ
môi trường.

Đối với bài này tôi sử dụng phương pháp đàm thoại và cho học sinh xem một
đoạn băng về cảnh môi trường bị tàn phá, rừng bị đốt cháy, nguồn nước sông
và kênh rạch bị ô nhiễm, chất thải, khói bụi của các nhà máy và nêu câu hỏi:
Những hiện tượng trên theo em có ảnh hưởng gì đến môi trường không? học
9
sinh thảo luận 4 phút và đưa ra ý kiến cá nhân, sau đó tôi đi đến kết luận về
bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của phát triển bền
vững đất nước. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Đối
với nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường tôi sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại kết hợp phân tích giảng giải. Tôi
đưa ra các câu hỏi: Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong
bảo vệ rừng? Những hành vi nghiêm cấm trong việc bảo vệ rừng? Hãy kể
những quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh hoc mà em biết? Học
sinh thảo luận và đưa ra kết quả. Tôi nhận xét và giới thiệu điều 29 Hiến pháp
1992 và điều 195 Bộ luật hình sự 1999.
Sau khi dạy xong bài này tôi đăng ký với đoàn trường tổ chức cho học
sinh 2 lớp khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh và chăm sóc cây xanh trong
khuôn viên nhà trường và tôi thấy ý thức tự giác của các em được nâng lên rất
nhiều so với thời điểm các em lao động cộng sản do Đoàn trường tổ chức khi
các em chưa được tiếp cận phương pháp tích hợp môi trường trong các
chương trình học.
2. Kết quả đạt được :
Sau khi sử dụng phương pháp ở các bài thuộc các khối lớp cuả năm học
2009 – 2010 và 2010 - 2011 tôi tiếp tục tiến hành điều tra xã hội học ở một số
lớp thông qua phiếu điều tra sau
* Phiếu điều tra s ố 1: Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương em như lò
giết mổ, sản xuất thức ăn gia súc, cửa hàng ăn uống:
a. Đã có công trình nước sạch và vệ sinh theo quy định.
b. Đã có cách xử lý chất thải đảm bảo môi trường trong sạch.
c. Chưa xử lý chất thải theo đúng quy trình.

d. Gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề
* Phiếu đ iều tra số 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là
do: a. Khói bụi nhà máy. b. Nước thải công nghiệp c. Rác thải y tế
10
d. Quá trình khai thác, chế biến, tiêu dùng tài nguyên, tiêu dùng sinh hoạt của
dân cư sinh ra các chất thải.
* Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
T. số học
sinh
Số HS có ý thức tốt trong việc
bảo vệ môi trường
Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
11A1 46 18 39.1 29 63.1
11A2 46 19 41.3 36 78.3
11A3 43 20 46.5 35 81.3
11A4 44 21 48.8 36 83.7
11A5 44 19 43.2 35 79.5
11A6 47 22 46.8 38 80.8
11A7 46 18 39.1 29 63.1
11A8 47 23 48.9 37 78.7
11A9 46 22 47.8 37 80.4
C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu : Qua sử dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi
trường vào chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân ở các khối lớp
trong 2 năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011so với thời gian chưa sử dụng
phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy tôi nhận
thấy:
- ý thức của học sinh được nâng cao, các em đã tích cực tự giác tham gia

các họat động bảo vệ môi trường như làm trực nhật lớp, tham gia dọn vệ sinh
các phòng ban nhà trường trong phong trào của Đoàn và biết bảo vệ môi
trường khu vực dân cư nơi gia đình sinh sống. Biết nhận xét đánh giá chất
lượng môi trường.
- Hình thành trong học sinh những ý tưởng sáng tạo trong việc bảo vệ
môi trường như: xử lý rác thải, nước thải các gia đình sau đó đến khu dân cư .
11
- Biết đấu tranh tích cực, phê phán những hành vi, vi phạm an toàn môi
trường sống và tuyên truyền cho mọi người thực hiện theo Hiến pháp 1992 và
luật tài nguyên và môi trường do Quốc Hội ban hành năm 2005.
2. Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị
a, Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế giảng dạy và tích hợp " Bảo vệ môi trường " trong chương
trình lớp 11 ở THPT Nguyễn Trãi tôi rút ra mấy kết luận sau:
Thứ nhất, việc tích hợp bảo vệ môi trường trong bài giảng môn GDCD
là rất cần thiết song do đặc thù của bộ môn nên phải có sự liên hệ thực tế. Bài
giảng phải đảm bảo tính thống nhất khoa học và thực tiễn.
Thứ hai, Việc lựa chọn nội dung và phương pháp tích hợp phải phù hợp
với nội dung bài giảng và sự nhận thức của học sinh để bài giảng của giáo
viên có chất lượng và học sinh nhận thức sâu sắc vấn đề.
Thứ ba, qua việc tích hợpmôi trường học sinh biết quan tâm đến các vấn
đề của cuộc sống ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường. Là cơ sở để sau
này học sinh phục vụ tốt cho xã hội, cuộc sống.
Thứ tư, qua việc tích hợp là một khía cạnh để hình thành nhân cách học
sinh, hình thành tính nhân văn, ý thức cộng đồng, trách nhiệm của bản than
đối với quê hương, dất nước.
b. Những đề xuất kiến nghị
a. Về tài liệu: Bộ giáo dục và đào tạo cần cập nhật kịp thời và cung cấp
thêm nhiều hình ảnh minh hoạ, số liệu, thông tin về tình hình môi trương đặc
biệt là môi trường trong nước đó là phương pháp tích hợp trực quan, trực giác

của bài học đối với học sinh. Bên cạnh đó nên trang bị thêm tư liệu, phim ảnh,
băng hình liên quan đến nội dung tích hợp để quá trình giảng dạy đạt kết quả
cao.
b. Với nhà trường : Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể tổ chức cho học
sinh tham một số nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa
qua đó giáo viên tích hợp bảo vệ môi trường trong quá trình tham quan.
12
c. Với địa phương: Nên phối kết hợp với nhà trường có những buổi nói
chuyện hoặc giao lưu với học sinh giúp các em nắm được tình hình địa
phương . Từ đó nâng cao sự hiểu biết của học sinh về môi trường sống của
mình.
d. Với giáo viên giảng dạy: Cần chịu khó cập nhật kịp thời tư liệu, thông
tin, hình ảnh. Sử dụng phương pháp thích hợp, linh họat trong từng nội dung
tích hợp ở từng bài cụ thể trong chương trình
Trong quá trình giảng dạy tôi đã có những suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo đổi
mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung và chất lượng bộ môn nói riêng. Đồng thời chọn những phương
pháp giảng dạy tích hợp phù hợp để hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua
môn GDCD cho học sinh lớp 11 nhằm gắn học sinh với thực tế cuộc sống và
hình thành cho các em ý thức quan tâm đến những vấn đề đang đặt ra cấp
thiết đối với loài người. Bản thân tôi công tác đến nay được 11 năm mặc dù
thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm giảng dạy còn phải học hỏi đồng
nghiệp và những đồng nghiệp đi trước còn nhiều song trong quá trình giảng
dạy tôi luôn ý thức phải tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho mình và cũng đã có những tác động nhất định, bước đầu thu được những
kết quả khả quan: ý thức, hành động, chất lượng học tập của học sinh đối với
bộ môn được nâng cao. Đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân rất mong
nhận được sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp để tôi bổ sung thêm vào kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy giúp đạt tính thực tiễn cao và phát huy hơn
nữa trong quá trình công tác.

TP Thanh hoá, ngày 11 tháng 04 năm 2011
Người thực hiện
Lê Thị Vân Anh
13
Mục lục Trang
A- Đặt vấn đề 1 – 2
B - Giải quyết vấn đề
I. Thực trạng công tác giáo dục môi trường trong 2 - 7
các nhà trường THPT hiện nay. Sự cần thiết và kết quả
14
của việc tích hợp bảo vệ môi trường.
II. Thực nghiệm khoa học và kết quả đạt được 7 – 11
C. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu 11- 12
2. Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị 12 - 13
Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD THPT nhà XBGD Hà Nội
năm 2008.
2. Giáo dục công dân lớp 11 (SGK, SGV)
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X . Hà Nội 2006
15
4. Luật bảo vệ môi trường (2005).
5. Hiến pháp 1992.
6. Tư liệu trên mạng internet.
Một số thông tin, hình ảnh, số liệu về môi trường
tích hợp trong giảng dạy chương trình lớp 11
16
17
18
19

20
21

×