Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN giải toán có lời văn lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.25 KB, 13 trang )

1
I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở
LỚP 4
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hồ Chủ Tịch người thầy vĩ đại của Đảng, của Cách mạng Việt Nam đã
nói: “ Muốn có đạo đức Cách mạng thì phải có tri thức”.
Thật vậy, tri thức trong xã hội là chìa khóa vạn năng để mở tất cả các
cửa của vũ trụ, của loài người.
Muốn có tri thức thì phải học và phải học thật tốt. Việc học phải trải
qua quá trình nghiền ngẫm, suy luận, tìm tòi mới có được.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là
hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Những nghiên cứu gần đây Hồ
Ngọc Đại, cho thấy chỉ thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách tổ chức hoạt động
học tập ngay từ khi trẻ tới trường tiểu học.
Các môn học nói chung, môn Toán nói riêng tùy theo đặc trưng bộ
môn đều có nhiệum vụ, thông qua việc trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng
và góp phần tích cực vào việc đào tạo con người. Quan điểm dạy Toán, dạy
người cũng được Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh.
Trong thư gửi các bạn trẻ yêu Toán, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói
về khả năng giáo dục của môn Toán như sau: “ Trong các môn Khoa học và
Kĩ thuật, Toán học giữ một vai trò nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với các
ngành khoa học khác, đối với kĩ thuật, sản xuất và chiến đấu. Nó còn là môn
thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, phương pháp suy luận, học tập và giải quyết vấn đề. Toán còn giúp cho
ta rèn luyện đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí
vượt khó, yêu thích chính xác, ham chuộng chân lí. Dù các bạn phụ vụ ngành
nào, công tác gì thì kiến thức và phương pháp Toán học cũng cần cho các
bạn”.
Môn Toán có một vị trí quan trọng như vậy cho nên chúng ta cần xây
dựng một nền tảng vững chắc ngay từ những lớp đầu cấp một cách rõ ràng,


ngắn gọn và logic. Thế nhưng trong thực tế ở những năm qua và cả năm học
này tôi được phân công phụ trách lớp 4/2 với 40 học sinh. Qua khảo sát chất
lượng đầu năm tôi thấy chất lượng giải toán của lớp mình phụ trách chưa đạt
yêu cầu. Và đây cũng là điều làm tôi suy nghĩ nhiều vì nếu các em giải toán
còn yếu thì làm sao có thể tiếp thu được các bài toán bằng cách dựa vào sơ đồ
đoạn thẳng, dùng chữ thay số, rút về đơn vị đồng thời nó còn ảnh hưởng
đến các môn học khác như Tập làm văn, Luyện từ và câu Chính vì thế tôi
đã nghiên cứu và chọn đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở
LỚP 4
2
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dạy Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp cho học
sinh vận dụng những kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng,
phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
Nhờ giải toán, học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn
luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động
mới. Vì giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập mối quan
hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái cần tìm, trên cơ sở đó chọn được
phép tính tích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài toán.
Để tiến hành thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy môn
Toán lớp 4, bản thân đã tích hợp nhiều yếu tố, phương pháp nhằm tìm ra một
hướng đi tích hợp, với mục đích mong muốn giúp các em nắm vững kĩ năng
giải toán có lời văn ở lớp 4 thông qua các cơ sở sau:
- Dựa vào SGK Toán 4, SGV Toán 4, sách tham khảo giảng dạy,
chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, sách bài tập toán 4,
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Tình hình dạy học giải toán của giáo viên hiện nay đang được áp dụng
phương pháp nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết. Song học
sinh lại lúng túng với phương pháp này vì các em không biết tìm “ khóa” để

mở bài toán ( đặc biệt toán hợp ). Nếu giáo viên giảng giải nhiều sẽ bị coi là
không đổi mới phương pháp và cũng đồng thời không phát huy được tính tích
cực trong học tập của học sinh. Bản thân học sinh không biết cách trình bày
bài giải thế nào hoặc không xác định được dạng toán điển hình để có những
bước tính phù hợp. Đó chính là những khó khăn khi dạy toán ở tiểu học.
Vì vậy, kết hợp với khảo sát chất lượng tôi lại tiếp tục với những
phương pháp điều tra, tìm hiểu khác như:
+ Dành thời gian đầu năm ở tiết Ôn luyện Toán, kiểm tra lại kiến thức,
kĩ năng tính toán, nêu và giải quyết vấn đề, giải toán qua các phép tính, bài
toán các em đã học ở chương trình Lớp 3.
Qua những biện pháp tìm hiểu trên, tôi nhận thấy tình hình chất lượng
giải toán của lớp như sau:
- Biết nêu và giải quyết vấn đề, tóm tắt đề và giải toán: 10 em, tỉ lệ:
25%
- Giải toán theo quán tính ( cụ thể: nhiều hơn thì làm phép tính cộng, ít
thì làm phép tính trừ, ) 13 em, tỉ lệ: 32,5%.
- Kĩ năng tính toán sai, nhầm ( cộng, trừ có nhớ, nhân, chia, ): 10 em,
tỉ lệ: 25%.
- Không biết giải toán, giải sai: 7 em, tỉ lệ: 17,5%
Với thống kê trên tôi nhận thấy tỉ lệ giải toán có lời văn yếu quá nhiều,
không đáp ứng được yêu cầu môn Toán. Tất nhiên hạn chế trên có nhiều
nguyên nhân đem đến nhưng phổ biến là:
3
+ Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em và đa số
không biết được biện pháp kỹ năng hướng dẫn học Toán để giúp đỡ các em
học ở nhà.
+ Phương pháp dạy học của chúng ta còn hạn chế, chưa lôi cuốn, phát
huy tích cực trong học sinh và thiếu các biện pháp tích cực để hỗ trợ.
+ Việc tiếp thu nội dung, kiến thức bài học của học sinh còn hạn chế,
nhanh quên.

+ Các bước giải toán có lời văn còn quá yếu.
+ Tư duy suy luận toán còn kém.
+ Không tự tin trong học tập, còn rụt rè.
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em thường vội vàng, hấp tấp, đơn
giản hóa vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề bài đã vội vàng nộp bài dẫn đến
kết quả còn nhiều khi bị sai thiếu.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh giải toán nhanh và chính xác đồng
thời tạo được hiệu quả tốt trong giờ học ? Để đáp ứng yêu cầu trên, qua suy
nghĩ tìm tòi, căn cứ từ những nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 4.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Với những nguyên nhân và lý do đã nêu trên. Bản thân tôi đã băn
khoăn, trăn trở tìm ra những biện pháp giúp cho học sinh biết cách giải toán
có lời văn:
* Biện pháp 1: Thực hiện khảo sát để phân loại đối tượng: ( đã nêu
trên )
* Biện pháp 2: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh:
- Tham mưu với Ban giám hiệu mời phụ huynh họp ( sau khi khảo sát,
phân loại đối tượng ) thông qua yêu cầu của môn Toán. Thông báo cho từng
phụ huynh biết con mình yếu ở mặt nào ( chưa nắm được kỹ năng cộng, trừ
có nhớ trong phạm vi 100000, nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số
có một chữ số, chưa giải được toán có lời văn ) từ đó hướng dẫn phụ huynh
biện pháp giúp đỡ các em học tập ở nhà.
- Thăm gia đình hoặc thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua phiếu
liên lạc (chú ý học sinh yếu Toán).
* Biện pháp 3: Chuẩn bị kĩ cho việc học tốt môn Toán:
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nhất thiết bắt buộc học sinh
phải nhớ đây là dạng toán nào nhưng phải xác định được bài toán này thuộc
dạng toán nào đã học? Bởi sự phân chia các dạng toán hợp chỉ có tính tương
đối nhằm giúp học sinh làm quen và biết cách giải một số loại toán hợp khác.

Điều chủ yếu là giáo viên phân tích kĩ từng mẫu bài toán, biết lập luận một
cách logic để tìm ra cách giải nhanh và đúng. Học sinh phải biết xác định đâu
là giả thiết, đâu là kết luận của bài toán, từ đó tìm ra cách giải tương ứng của
mỗi dạng toán.
4
Từ cơ sở trên, tôi có phương hướng giải quyết vấn đề giúp học sinh
hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong việc giải toán. Muốn giải được toán, học sinh
cần nắm được các bước, phương pháp chung giải toán có lời văn như sau:
+ Bước 1: Đọc kĩ đề toán, xác định bài toán cho biết gì và bài toán hỏi
gì?
Mỗi đề toán bao giờ cũng đều có hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là
những điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Muốn giải bất kì bài toán
nào học sinh cũng cần phải xác định đúng hai bộ phận đó.
Chúng ta cần tập trung vào những từ quan trọng (từ khóa) của đề toán,
từ nào chưa hiểu thì phải tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Học sinh cũng cần phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán,
những gì không thuộc về bản chất của đề toán để hướng sự chú ý của mình
vào những chỗ cần thiết.
+ Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, kí hiệu
ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối liên quan cái đã cho và cái cần phải
tìm.
+ Bước 3: Phân tích các mối quan hệ giữa các “ dữ kiện” đã cho với
“kết luận” để tìm ra cách giải bài toán. Kết quả các bước này là xác định một
trình tự để giải bài toán.
Thực chất của việc giải toán là bắt những chiếc cầu từ cái đã cho và cái
phải tìm. Có nhiều phương pháp để để bắt được những chiếc cầu đó, và đó
chính là quá trình phân tích bài toán. Thông thường ở tiểu học thường dùng
các cách sau:
Suy nghĩ theo đường lối phân tích: Tập trung suy nghĩ vào câu hỏi của
bài toán, nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi của bài toán thì ta phải biết

những gì và phải làm những phép tính gì? Trong những điều cần biết đó cái
nào đã cho sẵn trong đề toán, cái nào phải tìm? Muốn tìm được cái này thì ta
phải biết những gì và làm phép tính gì? v. v Cứ như thế ta suy nghĩ từ câu trả
lời của bài toán trở về các điều đã cho của bài toán. Đây là cách hay dùng
nhất.
Cũng có thể suy nghĩ xem từ các điều đã cho trong từng bài toán ta có
thể suy ra điều gì, tính ngay được cái gì? Từ những cái đó có thể suy ra hoặc
tính được điều gì giúp ích cho việc giải bài toán không? Như thế ta suy
luận dần dần: Từ những điều đã cho đến câu hỏi của bài toán.
Ngoài ra trong một số bài toán chúng ta phải kết hợp cả hai cách nói
trên để giải quết bài toán.
+ Bước 4: Lần lượt thực hiện các phép tính theo trình tự giải đã có để
đi tới đáp số.
Sau quá trình nghĩ tìm cách giải và thiết lập được trình tự giải bài toán,
chúng ta thực hiện các phép tính và đi đến kết quả. Mỗi bài giải đều có hai
phần: Các câu lời giải và các phép tính. Việc viết câu lời giải phải ngắn gọn
và đúng yêu cầu nội dung của bài toán và ứng với một câu lời giải là một
phép tính kèm theo.
5
Sau khi giải xong một phép tính hay một bài toán đều phải tiến hành
công việc thử lại xem phép tính hay đáp số của bài toán đó đã đúng hay chưa.
Đối với những bài toán quá đơn giản thì có thể bỏ bớt một vài bước
hoặc một vài hoạt động trong các bước trên.
Tuy nhiên với các em học sinh khá, giỏi thì khuyến khích cho các em
giải bài toán bằng nhiều cách. Phân tích, so sánh tìm ra cách giải hay nhất,
hợp lí nhất. Đây là cách rất tốt để học sinh tự rèn luyện cho mình năng lực suy
nghĩ độc lập, linh hoạt, trí thông minh và óc sáng tạo.
Ví dụ: Với bài toán: “ Hai công nhân sản xuất được 481 dụng cụ.
Người thứ nhất làm trong 21 giờ, người thứ hai làm trong 16 giờ. Hỏi mỗi
người sản xuất được bao nhiêu dụng cụ? (Số dụng cụ mỗi người làm trong

mỗi giờ là như nhau)”
Giải:
Cách thông thường
Tổng số giờ làm việc của hai người là:
21 + 16 = 37 ( giờ )
Mỗi giờ làm được là:
481 : 37 = 13 (dụng cụ)
Người thứ nhất sản xuất được là :
13 x 21 = 273 (dụng cụ)
Người thứ hai sản xuất được là :
13 x 16 = 208 ( dụng cụ)
Đáp số :Người tứ nhất : 273 dụng cụ
Người thứ hai : 208 dụng cụ.
Giải bằng cách khác :
Mỗi giờ một người làm được là :
481 : ( 21 + 16 ) = 13 (dụng cụ)
Người thứ nhất sản xuất được là :
13 x 21 = 273 (dụng cụ)
Người thứ hai sản xuất được là :
13 x 16 = 208 ( dụng cụ)
Đáp số : Người tứ nhất : 273 dụng cụ
Người thứ hai : 208 dụng cụ.
* Biện pháp 4: Phương pháp dạy các dạng toán có lời văn:
Trong các dạng toán có lời văn ở lớp 4, tôi chú ý vào các dạng toán
sau:
a) Đối với dạng toán “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
Dạng toán này học sinh thường giải theo cách thông thường tìm số bé
rồi tìm số lớn .
Bài toán: ( Bài 2 trang 47 )
Một lớp học có 28 học sinh. Số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4

em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái ?
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để tìm hiểu
xem:
+ Đề bài cho biết gì? (lớp có 28 học sinh, số học sinh trai nhiều hơn số
học sinh gái là 4 em có nghĩa là Tổng bằng 28, Hiệu bằng 4).
+ Yêu cầu gì? ( Tìm số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó ?.)
+ Làm thế nào để Tìm số học sinh trai, số học sinh gái của lớp đó ?
( Trước hết đi tìm hai lần số học sinh gái: Lấy tổng trừ đi hiệu.
Số học sinh gái: Hai lần số học sinh gái : 2
Số học sinh trai: Tổng trừ đi số học sinh gái )
6
+ Học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
Học sinh trai:
?



Học sinh gái:
?

4

28 học sinh
Từ gợi ý trên sẽ lập được sơ đồ phân tích như sau:
Hai lần số học sinh gái là: ( Tổng – Hiệu)
Số học sinh gái là: ( Tổng – Hiệu ) : 2
Số học sinh trai là: Tổng – số học sinh gái.
Nhìn vào sơ đồ phân tích học sinh sẽ giải được bài toán một cách dễ
dàng.
Giải:

Cách giải thông thường
Hai lần số học sinh gái là:
28 – 4 = 24 ( học sinh)
Số học sinh gái của lớp đó là :
24 : 2 = 12 ( học sinh)
Số học sinh trai của lớp đó là :
28 – 12 = 16 ( học sinh)
Cách giải khác:
Số học sinh gái của lớp đó là :
(28 – 4) : 2 = 12 ( học sinh)
Số học sinh trai của lớp đó là :
28 – 12 = 16 ( học sinh)
Đáp số : Học sinh gái : 12 học sinh
Học sinh trai : 16 học sinh
Đáp số : Học sinh gái : 12 học sinh
Học sinh trai : 16 học sinh.
Song song với dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
ta còn dạng toán có lời văn về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ.
b) Đối với dạng toán
‘’
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
’’
.
Dạng toán này học sinh thường giải theo cách: Trước hết tính số phần
bằng nhau, sau đó đi tìm giá trị của một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng
số.
Bài toán : (Bài 2 trang 148)
Một người đã bán được 280 quả cam và quýt, trong đó số cam bằng
5
2

số quýt. Tìm số cam, số quýt đã bán.
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để xác định
được đâu là tổng và đâu là tỉ rồi tìm hiểu xem:
+ Đề bài cho biết gì? (Bán được 280 quả cam và quýt ; 280 chính là
tổng của quả cam và quýt, cam bằng
5
2
quýt ;
5
2
chính là tỉ số của quả cam và
quýt )
+ Yêu cầu gì? ( Số cam, số quýt đã bán.)
+ Làm thế nào để tính số cam, số quýt đã bán ? (ta tìm tổng số phần
bằng nhau, sau đó đi tìm số quả cam, quả quýt đã bán).
+ Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Cam :
?

Quýt :
?

280 quả
Từ gợi ý trên sẽ lập được sơ đồ phân tích như sau:
Tổng số phần bằng nhau : ( 2 + 5 = 7 (phần))
7
Đi tìm giá trị của 1 phần : Tổng : tổng số phần
Số quả cam người đó đã bán là : Giá trị của 1 phần
×
số phần của quả

cam.
Số quả quýt người đó đã bán là : tổng – số quả cam đã bán
Nhìn vào sơ đồ phân tích học sinh sẽ giải được bài toán một cách dễ
dàng.
Giải:
Cách giải thông thường:
Tổng số phần bằng nhau là :
2 + 5 = 7 (phần)
Giá trị của 1 phần là :
280 : 7 = 40 (quả)
Số quả cam người đó đã bán là :
40 x 2 = 80 ( quả)
Số quả quýt người đó đã bán là:
280 - 80 = 200 ( quả)
Cách giải khác:
Số quả cam người đó đã bán là :
280 : ( 2 + 5 ) x 2 = 80 ( quả )
Số quả quýt người đó đã bán là :
280 - 28 = 200 ( quả)
Đáp số : Cam : 80 quả
Quýt : 200quả
Đáp số: Cam 80 quả
Quýt 200 quả
( Dành cho đối tượng trung bình yếu)
(Dành cho đối tượng HS khá, giỏi)
Trong việc dạy học sinh giải toán có lời văn giáo viên không phải nhất
thiết bắt buộc các em là em nào cũng làm như nhau về từng bước của giáo
viên hướng dẫn và SGK. Trong lớp bên cạnh những em học sinh trung bình,
yếu, lớp còn có học sinh khá, giỏi. Chính vì thế ta có thể khuyến khích động
viên các em tìm tòi để giải bài toán bằng cách khác nhưng kết quả vẫn không

thay đổi.
c) Đối với dạng toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”.
Dạng toán này tương tự như dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ
của hai số đó” . Học sinh thường giải theo cách: Trước hết tính số phần bằng
nhau, sau đó đi tìm giá trị của một phần và cuối cùng tìm lần lượt từng số.
Bài toán : (Bài 2 trang 151)
Người ta dùng số bóng đèn màu nhiều hơn số bóng đèn trắng là 250
bóng đèn. Tìm số bóng đèn mỗi loại, biết rằng số bóng đèn màu bằng
3
5
số
bóng đèn trắng.
Để giải được bài toán trên, trước hết học sinh phải đọc kĩ đề để xác định
được đâu là hiệu và đâu là tỉ rồi tìm hiểu xem:
+ Đề bài cho biết gì? (bóng đèn màu nhiều hơn bóng đèn trắng 250
bóng chính là hiệu của bóng đèn màu và bóng đèn trắng, bóng đèn màu bằng
3
5
bóng đèn trắng chính là tỉ số của hai loại bóng đèn)
+ Yêu cầu gì? ( bóng đèn màu, bóng đèn trắng.)
+ Làm thế nào để tính số bóng đèn màu, bóng đèn trắng ? (ta tìm hiệu
số phần bằng nhau, sau đó đi tìm số bóng đèn màu, bóng đèn trắng).
8
+ Học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bóng đèn trắng:
?
250
Bóng đèn màu :
?


Từ gợi ý trên sẽ lập được sơ đồ phân tích như sau:
Hiệu số phần bằng nhau : ( 5 - 3 = 2 (phần))
Tìm giá trị của 1 phần : Hiệu : hiệu số phần
Số bóng đèn màu là : Giá trị của 1 phần
×
số phần của bóng đèn màu
Số bóng đèn trắng là : Hiệu – số bóng đèn màu
Nhìn vào sơ đồ phân tích học sinh sẽ giải được bài toán một cách dễ
dàng.
Giải:
Cách giải thông thường:
Hiệu số phần bằng nhau là :
5 – 3 = 2 (phần)
Giá trị của 1 phần là :
250 : 2 = 125
Số bóng đèn màu là :
250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắng là:
Cách giải khác:
Số bóng đèn màu là :
250:(5 – 3)x5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắnglà:
625 - 250 = 375(bóng)
Đáp số:Bóng đèn màu: 625 bóng
Bóng đèn trắng:375 bóng
625 - 250 = 375(bóng)
Đáp số: Bóng đèn màu : 625 bóng
Bóng đèn trắng : 375 bóng
d) Các dạng toán có nội dung hình học :
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh giải bài toán: Một mảnh đất hình

chữ nhật có chu vi bằng 240m, chiều rộng bằng
3
1
chiều dài. Tính diện tích
mảnh vườn đó?
Tôi dùng hệ thống câu hỏi như sau:
Câu hỏi tìm dữ kiện:
-Bài toán cho ta biết gì?
-Bài toán yêu cầu ta phải làm gì ?
Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại :
-Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
Câu hỏi đòi hỏi suy luận :
-Muốn tính chiều rộng hoặc chiều dài của mảnh vườn ta làm cách nào ?
Khi đặt câu hỏi tôi khuyến khích học sinh trả lời và dành thời gian cho
học sinh thảo luận. Những câu hỏi tôi đặt ra cho học sinh là những câu hỏi có
nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, phù hợp với trình độ học sinh, liên quan
đến nội dung bài học. Những câu hỏi ở mức độ khác nhau như :
Câu hỏi đòi hỏi sự nhớ lại :
-Nêu những đặc điểm giống nhau của hình chữ nhật và hình bình
hành ?
9
* Sau khi áp dụng biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho
học sinh lớp 4/2 một thời gian, tôi đã ra bài kiểm tra có nội dung giải bài
toán có liên quan đến tỷ số cho học sinh lớp 4/2 trường tiểu học Lê Văn
Tám, kết quả như sau:
LỚP
4/2
Đợt
Sỉ
số

G K TB Y
SL % SL % SL % SL %
GHKI 41 7 17,1% 26 63,4% 6 14,6% 4 4,9%
CHKI 41 11 26,8% 23 56,1% 7 17,1% 0 0
Như vậy nhờ có biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên
quan đến tỷ số cho học sinh lớp 4/2 mà chất lượng học tập của học sinh có
tăng lên. Song vẫn chưa theo ý muốn của mình, tôi đã thực hiện kết hợp với
các hình thức tổ chức khác như:
* Biện pháp 5: Tổ chức dạy học theo nhóm:
- Trong tiết học Toán việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm là
rất cần thiết. Hoạt động nhóm trong tiết Toán giúp các em tự tìm tòi, chiếm
lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở học sinh sử dụng các kiến thức và kĩ
năng về môn Toán mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để diễn đạt
những ý kiến của mình, tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và
được tạo cơ hội làm việc hợp tác với nhau.
Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học là ham hiểu biết, ưa hoạt động,
giàu trí tưởng tượng cho nên khi dạy học tôi luôn gợi trí tò mò, tránh đơn điệu
về hình thức hoạt động. Còn đặc điểm nhận thức của học sinh là đi từ tư duy
cụ thể đến tư duy trừu tượng, cho nên khi tổ chức dạy học theo nhóm trong
môn Toán tôi chia thành các nhóm từ 2 đến 6 học sinh: theo tổ, dãy, bàn,
cặp…Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập.
Ví dụ: -Tiết dạy về kiến thức mới tôi chia theo nhóm : 6 học sinh
( nhóm ngẫu nhiên),…
-Tiết dạy luyện tập tôi chia theo nhóm: 4 học sinh.
-Tiết dạy thực hành tôi chia theo nhóm: Tổ.
-Tiết dạy ôn tập tôi chia theo nhóm:2; 4 học sinh.
Chia nhóm cũng có nhiều cách khác nhau. Trong tiết Toán tôi thường
chia theo các cách:
Cách 1: Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định

( nhóm cùng trình độ, nhóm theo sở trường…)
Ví dụ:
- Nhóm chia ngẫu nhiên, nhiều trình độ: Cho học sinh đếm từ 1 đến 6
vòng quanh lớp. Các nhóm được thành lập bởi các em có cùng số hoặc lập
một bộ từ 1 đến 6. Hoặc phát cho mỗi học sinh một tấm bìa có vẽ biểu tượng,
học sinh tìm bạn có cùng biểu tượng hợp thành một nhóm.
- Nhóm hình thành có chủ định:
10
Giáo viên lần lượt đọc tên học sinh vào từng nhóm.
Giáo viên chia nhóm cố định và đặt tên cho mỗi nhóm. Khi có lệnh của
giáo viên, các em tự giác thành lập nhóm như nhóm tổ, dãy.
- Chia nhóm tình bạn: Học sinh được phép chọn bạn lập thành một
nhóm với số người do giáo viên định trước.
Cách 2: Các nhóm hoạt động trong cả tiết học hoặc thay đổi trong
từng phần của tiết học( kiểm tra bài cũ, dạy kiến thức mới, luyện tập, củng
cố.)
Cách 3: Các nhóm được thảo luận cùng một nhiệm vụ hoặc những
nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ:
- Nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ: Cùng làm một bài tập hoặc cùng
tìm hiểu một vấn đề.
- Nhóm thảo luận nhiều nhiệm vụ khác nhau: mỗi nhóm thực hành đo
một đoạn thẳng.
Trong hoạt động nhóm, tôi cho học sinh phân công mỗi em thực hiện
một phần việc, mọi cá nhân trong nhóm đều phải làm việc để giúp đỡ nhau
tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả trước
lớp; các nhóm còn lại chất vấn, bổ sung.
Như vậy: Trong một tiết học, nhất là tiết học Toán, hoạt động học tập
theo nhóm góp phần quan trọng vào kết quả học tập. Dạy học theo nhóm
chính là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực,

giúp học sinh mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy toán như:
phân tích, tổng hợp, khái quát, được tạo điều kiện để hoạt dộng với các bạn
làm cho các em có hứng thú, tích cực hơn nữa trong học tập môn Toán. Đặc
biệt trong hoạt động thảo luận nhóm tôi hướng dẫn học sinh hoàn toàn tuân
thủ theo các nguyên tắc tổ chức dạy học theo nhóm, đàm thoại và thảo luận
đối với tất cả các môn học và phải phù hợp với nội dung, kiến thức môn Toán.
* Biện pháp 6: Xây dựng phong trào học Toán ngoài giờ:
Với các biện pháp trên, hàng tuần tôi thường kiểm tra một số em trong
lớp ( cụ thể những em học yếu) ở tiết ôn luyện Toán, tôi thấy kỹ năng giải
toán của các em có phần tiến bộ hơn. Tuy nhiên, hàng tháng tôi cũng ra cho
các em làm một số bài toán giải có lời văn dạng tương tự ( không giống hoàn
toàn với đề bài trong SGK), tôi nhận thấy các em lập sơ đồ và giải toán vẫn
còn lúng túng, chưa đạt yêu cầu. Vì thế, hàng tháng tôi lại tổ chức thi đua
giữa các nhóm học tập về lập sơ đồvà giải toán với những đề toán không có ở
SGK để các em giải toán hoàn chỉnh hơn ( có phát thưởng)
Ví dụ:
+ Mỗi nhóm cử 2 em, yêu cầu em khá (giỏi) lập sơ đồ phân tích, em
học trung bình sẽ dựa vào sơ đồ phân tích để giải toán.
* Nhóm nào làm nhanh, đúng, chính xác sẽ được nhận thưởng ( phần
thưởng có khi chỉ là một tờ báo Khoa học hoặc cây bút). Bên cạnh đó để tạo
không khí vui vẻ, tinh thần đồng đội cho các em, trong giờ sinh hoạt ( ôn
11
luyện Toán ) tôi thường tổ chức cho các em giải toán tiếp sức với phương
thức sau:
+ Mỗi dãy chọn 3 em ( 2 dãy 6 em ), chia thành 2 đội A và B, mỗi đội 3
em. Các em bốc thăm đề toán:
* Yêu cầu tiếp sức như nhau: em đầu tiên sẽ tóm tắt đề toán xong sẽ
chuyển sang bạn tiếp theo lập sơ đồ phân tích và em cuối cùng sẽ giải bài
toán.
Giáo viên có thể ra bài toán: Một người mua gạo nhiều hơn ngô là 32

kg. Hỏi người đó mua bao nhiêu kg mỗi loại. Biết rằng khối lượng gạo gấp
5 lần khối lượng ngô ?
* Thực hiện trò chơi như sau:
* Em thứ nhất: Tóm tắt:
Ngô : 32
Gạo :
?
* Em thứ hai: Lập sơ đồ phân tích:
Hiệu số phần bằng nhau : ( 5 - 1 = 4 (phần))
Ngô = Hiệu(32) : hiệu số phần(4)
×
số phần của ngô (1)
Gạo = Hiệu + ngô
* Em thứ ba: Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 1 = 4 ( phần)
Khối lượng ngô người đó mua là:
32 : 4 x 1 = 8 (kg)
Khối lượng gạo người đó mua là:
32 + 8 = 40 (kg)
Đáp số: Ngô: 8kg
Gạo: 40 kg
Ngoài ra, để phát triển tư duy, tính tích cực, sáng tạo của học sinh đồng
thời để phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu Toán, thỉnh thoảng tôi ra đề
toán và yêu cầu học sinh trả lời nhanh kết quả bài học trng 1-2 giây bằng
miệng hoặc làm nhanh trên vở nháp, bảng con.
Ví dụ: Dựa vào tóm tắt sau, em hãy trả lời kết quả bài toán: ( hoặc
ghi phép tính giải ở bảng con )
Con :
?


Mẹ :
?

42 tuổi
Khi học sinh nêu kết quả giáo viên yêu cầu học sinh giải thích em đã
thực hiện bài làm như thế nào ?

VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Trong suốt thời gian qua với tinh thần vì các em học sinh thân yêu,
tôi đã kiên trì thực hiện các biện pháp trên. Qua kiểm tra nhiều lần đặc biệt là
lần kiểm tra định kỳ giữa kỳ II vừa qua chất lượng môn Toán lớp tôi như sau:
12
LỚP Đợt Sỉ số
G K TB Y
SL % SL % SL % SL %
4B GHKII 40 20 60% 16 40% 4 10% 0 0
Tuy nhiên qua bài kiểm tra tôi đã thống kê được về việc giải toán có lời
văn của lớp như sau:
- Biết tóm tắt và giải đúng: 20 em, tỉ lệ : 50%.
- Giải toán còn theo quán tính: 10 em, tỉ lệ : 25%.
- Kĩ năng tính toán sai: 7 em, tỉ lệ : 17,5%.
- Giải toán sai 3 em, tỉ lệ : 7,5%.
So với kết quả khảo sát đầu năm thì tình hình chất lượng giải toán của
lớp có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:
- Biết tóm tắt và giải đúng tăng : 10 em, tỉ lệ tăng : 25%.
- Giải toán còn theo quán tính giảm: 3 em, tỉ lệ giảm : 6,5%.
- Kĩ năng tính toán sai, nhầm giảm: 3 em, tỉ lệ giảm: 7,5%.
- Giải toán sai giảm : 4 em, tỉ lệ giảm: 10%.
Với kết quả đó, tất nhiên vẫn còn một số em giải toán chưa đạt yêu cầu

vì nguyên nhân quá yếu, mất căn bản, thiếu động cơ học tập, lại ở trong một
gia đình khó khăn, đông con, phụ huynh ít quan tâm phó mặc cho nhà trường.
VII. KẾT LUẬN
Qua các biện pháp thực hiện trong năm học 2010 – 2011 đã tạo bước
đột biến trong nhận thức và hành động của học sinh lớp 4/2 về môn Toán. Các
em nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo khi tính toán. Áp dụng tốt công thức
trong toán học cho bản thân. Có đầu óc tư duy, sáng tạo khi làm bài. Tính cẩn
thận, tinh thần kỉ luật cao, yêu thích thiên nhiên, cuộc sống và giúp các em có
bộ óc thông thái, phát triển tốt, vận dụng kiến thức đã học được trong tính
toán hàng ngày.
Trong thực tế giảng dạy và qua thời gian nghiên cứu đề tài này, tôi
nhận thấy; để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh người giáo viên cần
phải:
+ Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, đặc biệt quan tâm nhiều
đến học sinh yếu môn Toán.
+ Kết hợp chặt chẽ quá trình hoạt động giữa lên lớp và ngoài giờ, luôn
tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái.
+ Tận tụy với công việc, nhiệt tình với học sinh.
+ Tìm hiểu học sinh để phát hiện ra nguyên nhân khiến học sinh đạt
được cũng như chưa đạt được kết quả trong học tập. Từ đó phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu ở học sinh. Người giáo viên không những phải có
kiến thức vững chắc phương pháp giảng dạy hay mà giáo viên cần phải cho
học sinh rèn luyện, thực hành nhiều; giáo viên không nên chữa hết các bài tập.
+ Luôn khảo sát, phân loại học sinh để có phương pháp giảng dạy phù
hợp. Cần phải gần gũi động viên học sinh, khích lệ các em hứng thú trong học
tập.
13
+ Luôn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc: Rèn kĩ năng
giải toán có lời văn ở lớp 4. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng không

thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng
nghiệp để đề tài của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
A) Phụ huynh:
+Thường xuyên nhắc nhở con em học bài ở nhà.
+Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho con em.
+Mỗi học sinh phải có góc học tập.
B) Nhà trường:
+Thường xuyên khen thưởng, tuyên dương những học sinh yếu có tiến
bộ trong các tiết chào cờ hằng tuần.

×