Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 122 trang )



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiếp nhận tác phẩm văn chương
của học sinh trung học phổ thông
1.1.1. Lí luận tiếp nhận với việc dạy học tác phẩm văn chương
1.1.2. Tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thông
1.2. Thể loại kí và đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.3. Tiểu loại bút kí và tùy bút của thể kí văn học
1.3. Phong cách nghệ thuật nhà văn và đặc sắc phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.3.1. Khái niệm “ phong cách nghệ thuật nhà văn”
1.3.2. Đặc sắc phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân
1.3.3. Đặc sắc phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 2. Thực trạng và định hướng dạy học các tác phẩm kí
trong chương trình Ngữ Văn 12 theo phong cách nghệ thuật tác
giả
2.1. Thực trạng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình
Ngữ Văn 12 trung học phổ thông
2.1.1. Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12
2.1.2. Khảo sát quá trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình
Ngữ Văn 12

i
ii


trang 1
8
8

8
9
10
10
13
19
25

25
27
35
39


39

39
40



2.1.3. Đánh giá chung về tình hình dạy học các tác phẩm kí trong
chương trình Ngữ Văn 12
2.1.4. Phân tích nguyên nhân tình hình dạy học các tác phẩm kí trong
chương trình Ngữ Văn 12
2.2. Định hướng đổi mới dạy học các tác phẩm kí trong chương trình

Ngữ Văn 12 theo hướng phong cách nghệ thuật tác giả
2.2.1. Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải theo đặc trưng thể
loại
2.2.2 Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải theo phong cách
nghệ thuật tác giả
2.2.3. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng
hoạt động đọc văn của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm kí
2.2.4. Sử dụng đồ dùng trực quan, công nghệ dạy học hiện đại và tổ
chức các hoạt động ngoại khóa để tạo hứng thú cho học sinh trong quá
trình dạy học các tác phẩm kí
2.2.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm đoạn trích Người lái đò Sông Đà
của Nguyễn Tuân
2.2.6. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích Ai đã đặt tên
cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 3. Thực nghiệm dạy học
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
3.2. Tiến trình thực nghiệm
3.2.1. Lên kế hoạch thực nghiệm
49

52

53

53

57


66

71


72

87

101
101
101
101
102
102
102


3.2.2. Làm việc với giáo viên dạy thực nghiệm
3.2.3. Tổ chức dạy thực nghiệm
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Tiến hành kiểm tra
3.3.2. Kết quả kiểm tra
3.4. Đánh giá quá trình thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
103
103

103
103
106
107
110
113
115






























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTC Chương trình chuẩn
GD và ĐT Giáo dục và đào tạo
GV Giáo viên
HS Học sinh
PPCT Phân phối chương trình
SGK Sách giáo khoa
SGV Sách giáo viên
SL Số lượng
STT Số thứ tự
THPT Trung học phổ thông
























MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Một nền văn học không có sự góp mặt của các thể kí văn học,
chắc chắn không phải là một nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu
tính chiến đấu. Đó chính là điều đầu tiên chúng ta có thể khẳng định về vai
trò và vị thế của các thể kí trong tiến trình phát triển văn học ở mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc. Kí văn học đem lại cho người đọc một cách nhìn chân thực
nhất, tươi mới nhất, sinh động nhất về hiện thực cuộc sống, cũng như nó vẫn
giữ được những âm vang sâu sắc nhất về nghệ thuật trong mình. “ Kí văn
học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và
giá trị nghệ thuật” [4, tr.211], là mảnh đất để các nghệ sĩ bộc lộ cái tôi cá
nhân, tài hoa của chính mình: “ Lối viết chân thực, tình cảm như nhật kí
Nam Cao, tài hoa và giàu cảm xúc thơ như bút kí Xuân Diệu, duyên dáng và
tinh tường trong quan sát và cảm nhận như kí của Tô Hoài, cần cù chắt chiu
và trân trọng với hiện thực khách quan như kí của Bùi Hiển, sắc sảo và độc
đáo trong cách nhìn ngắm cuộc đời, trong ngôn từ biểu hiện như kí của
Nguyễn Tuân ” [4, tr.210].
1.2. Thế nhưng trên thực tế, các tác phẩm kí văn học chỉ được “ sống
là chính nó” trong lòng một phần nhỏ độc giả - những nhà nghiên cứu phê

bình văn học, còn phần lớn độc giả dường như đã lãng quên “ đứa con thứ
tinh thần của các nhà văn”. Ngay cả tới chương trình Ngữ Văn cấp trung học
phổ thông, các tác phẩm kí văn học cũng xuất hiện rất ít trong chương trình.
Trong số 47 các tác phẩm và đoạn trích tác phẩm của nền văn học viết Việt
Nam được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn cấp trung học phổ thông chỉ có
ba đoạn trích thuộc thể kí văn học đó là: Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu
Trác, Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng
sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong phần Lí luận văn học của chương


trình, có đề cập tới các thể loại văn học như: Thơ, truyện, kịch, văn nghị
luận nhưng lại không đề cập tới thể loại kí. Những điều đó vô tình khiến cho
người giáo viên, cũng như học sinh cho rằng thể kí văn học không có vai trò
quan trọng giống như các thể loại văn học khác trong chương trình.
1.3. Bên cạnh đó, việc dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí
văn học nói riêng trong nhà trường phổ thông cũng đang là một vấn đề nan
giải: dạy học theo lối đọc chép, nhồi nhét, ứng thí ( đặc biệt là đối với học
sinh lớp 12) đã và đang làm mất đi ý nghĩa, giá trị của các tiết học Ngữ Văn,
khiến cho các em thụ động, thiếu sáng tạo, không biết tự học, không còn
hứng thú, say mê với việc học môn Ngữ văn, với việc đi tìm hiểu cái hay cái
đẹp trong tác phẩm văn học. Và với một thể loại văn học đòi hỏi phải có sự
am hiểu cả về cuộc sống và nghệ thuật như kí thì lại càng khó khăn hơn, học
sinh sẽ “ phó mặc” cho giáo viên tất cả. Trong khi học sinh đang mất dần
niềm say mê với các tác phẩm văn chương nói chung và thể kí văn học nói
riêng, thì một số giáo viên lại cũng hờ hững với chính “ con đường mình đã
chọn”: không tạo ra được động cơ, hứng thú cho học sinh trong quá trình
dạy học văn, dạy học tác phẩm văn chương lại xa rời văn bản, không gắn với
đặc trưng thể loại, không gắn với phong cách nghệ thuật tác giả điều đó
càng khiến bộ môn Ngữ Văn trở nên tẻ nhạt, đơn điệu, càng khiến cho các
tác phẩm kí văn học rời xa bạn đọc.

1.4. Chính vì thế mà, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
Văn nói chung và thể kí nói riêng đã được đặt ra trong những năm gần đây.
Người giáo viên cần phải nhận thức được rằng: hoạt động dạy học tác
phẩm văn chương không đơn thuần là truyền thụ tri thức đến học sinh mà
quan trọng hơn là giúp các em biết cách “giải mã” tác phẩm. Một trong
những phương pháp tối ưu nhất của việc dạy học tác phẩm văn chương là
dạy học theo đặc trưng thể loại, theo phong cách nghệ thuật tác giả nhất là


đối với thể kí văn học. Khi nắm vững thi pháp thể loại, phong cách nghệ
thuật tác giả, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn
học mà còn có khả năng thiết kế hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để
hướng dẫn người học cách thức đọc – hiểu tác phẩm, giúp người học có
khả năng “giải mã” những tác phẩm cùng thể loại.
1.5. Đối với việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ
Văn cấp trung học phổ thông, cũng đã có nhiều các công trình nghiên cứu
lớn, nhỏ của các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận, các nhà phương pháp
song dường như tất cả những công trình đó vẫn là chưa đủ đối với một thể
loại văn học được đánh giá là: đa dạng và biến thái khá linh hoạt – kí văn
học. Cũng như việc dạy học các tác phẩm kí của giáo viên và học sinh còn
gặp nhiều lúng túng: giờ học khô khan, cứng nhắc, kiến thức nhiều, không
tạo được hứng thú, say mê cho cả người dạy và người học
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học
tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12, trung học phổ thông theo
phong cách nghệ thuật tác giả để tìm hiểu thêm về thực trạng của việc dạy
học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, từ đó góp phần đề xuất
phương hướng dạy học các tác phẩm kí nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ Văn nói chung, giờ dạy học tác phẩm kí nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khẳng định rằng việc dạy học Ngữ Văn gắn với đặc trưng thể

loại không phải chỉ mới được đề cập đến trong những năm gần đây, mà nó
được đề cập đến từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ XX. Công trình đầu
tiên, chúng ta có thể nhắc đến là của tác giả: Trần Thanh Đạm – Vấn đề
giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, tập 1, 1969; tập 2, 1970. Tiếp đến
là các công trình của tác giả Phan Trọng Luận: Phân tích tác phẩm văn học
trong nhà trường (1977), Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học (1983),


Phương pháp dạy học văn học (1993), Mấy vấn đề lí luận về đổi mới
phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông ( 2003),
Văn chương bạn đọc sáng tạo ( 2011). Công trình của tác giả Hoàng Ngọc
Hiến, Năm bài giảng về thể loại ( 1999), tác giả Nguyễn Viết Chữ, Phương
pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể ( 2003), tác giả Nguyễn
Văn Long, Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể
loại ( 2009 ) Qua những công trình đó, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu
đều gặp nhau ở một điểm chung là: khẳng định vai trò quan trọng của thể
loại văn học trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm văn chương. Đúng như
tác giả Hà Minh Đức đã khẳng định: “ Tác phẩm văn học tồn tại trong
những hình thức của thể loại văn học: một cuốn tiểu thuyết, một thiên kí,
một bài thơ. Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của
thể loại. Phân tích một tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật không thể
xem nhẹ đặc trưng thể loại” [ 4, tr. 157].
Và từ những công trình nghiên cứu tiền đề về giảng dạy và phân tích
tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đó, một loạt những công trình
nghiên cứu về hoạt động cảm thụ tác phẩm văn học ở từng thể loại tiếp tục
được ra đời. Đối với việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ
Văn 12 trung học phổ thông đã có những công trình nghiên cứu, những bài
viết, những bài hướng dẫn sau: Giảng văn văn học Việt Nam ( nhiều tác
giả), Nhà xuất bản giáo dục ( 1998); Tác phẩm văn học – Bình giảng và
phân tích, Hà Minh Đức, Nhà xuất bản giáo dục ( 2001); Tác phẩm văn

chương trong nhà trường phổ thông – Những con đường khám phá, Vũ
Dương Quỹ - Lê Bảo, Nhà xuất bản giáo dục ( 2003); Phân tích bình giảng
tác phẩm văn học 12, Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên ), Nhà xuất bản giáo
dục ( 2004); Sách giáo viên Ngữ văn ( tập 1), Phan Trọng Luận ( chủ biên),
Nhà xuất bản giáo dục (2008); Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12,


Nguyễn Kim Phong ( chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục ( 2008); Thiết kế bài
học Ngữ văn 12, tập 1, Phan Trọng Luận ( chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục
( 2008); Chuyên đề dạy - học Ngữ văn 12, Người lái đò Sông Đà, Hoàng
Dục, Nhà xuất bản giáo dục ( 2008); Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12, Ai đã
đặt tên cho dòng sông, Lê Thị Hường, Nhà xuất bản giáo dục ( 2009), Phân
tích tác phẩm Ngữ văn 12, Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản giáo dục ( 2009);
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn, Nhiều tác giả,
Nhà xuất bản giáo dục ( 2010); Thể kí và việc giảng dạy tác phẩm kí ở nhà
trường phổ thông, Phạm Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sỹ; Dạy tác phẩm tùy
bút trong trường trung học phổ thông, nhìn từ đặc trưng thể loại, Trần Văn
Minh , Giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua
Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
của Hoàng Phủ Ngọc Tường” – Đinh Thị Phương Thảo, Luận văn thạc sỹ.
Các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật tác giả nói
chung, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
nói riêng cũng đã xuất hiện nhiều. Tiêu biểu như: Những vấn đề lý luận và
phương pháp luận nghiên cứu văn học của M.B Khrapchenko; Nhà văn tư
tưởng và phong cách, Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong
cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Chân dung và nhận định của nhà văn về tác
phẩm trong nhà trường của Nguyễn Văn Tùng
Có thể nói với một loạt những công trình nghiên cứu đó, chúng ta đã
phần nào có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ về sự nghiệp thơ văn, về
phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân cũng như nhà văn Hoàng

Phủ Ngọc Tường, đã có thể xây dựng được những tiết học sinh động và hấp
dẫn về các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12, cung cấp cho học
sinh cái nhìn chính xác và sâu sắc về thể kí. Tuy nhiên, tác phẩm văn học
giống như một “ khối vuông Rubic” với vô vàn cấu trúc mở, mà với mỗi cấu


trúc mở đó lại cho chúng ta những cách nhìn mới. Vì thế, sẽ là một nhận
định sai lầm khi cho rằng: “mảnh đất” kí văn học đã được “ cày xới” kĩ
lưỡng, và đã tìm ra một phương pháp dạy học tối ưu cho các đoạn trích kí.
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học, đề tài Dạy học tác phẩm ký
trong chương trình Ngữ văn 12, trung học phổ thông theo phong cách
nghệ thuật tác giả mong muốn được đóng góp thêm tiếng nói riêng của
mình vào “ mảnh đất” kí văn học, tạo ra những giờ học hấp dẫn sinh động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là vận dụng lý luận về tiếp nhận và cảm
thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ
thuật tác giả, để đề xuất các phương pháp dạy học cụ thể, tích cực, hiệu quả
trong quá trình dạy học các tác phẩm kí ở chương trình Ngữ Văn lớp 12
nhằm nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm kí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận như: phương pháp dạy học môn Ngữ
văn theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ
thuật tác giả.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ
văn 12 của giáo viên và học sinh, tại trường THPT Nguyễn Khuyến.
- Vận dụng lý thuyết dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể
loại, phong cách nghệ thuật tác giả, vận dụng lý thuyết về các phương pháp
dạy học: phương pháp diễn giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp

trực quan, phương pháp đàm thoại vào thiết kế các bài dạy: Người lái đò
Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.


- Thực nghiệm sư phạm ( dạy học, kiểm tra, đánh giá ) để kiểm chứng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình dạy học các đoạn trích kí Người lái đò Sông Đà của
Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Học sinh lớp 12, giáo viên dạy Ngữ văn 12 ở trường THPT Nguyễn
Khuyến, thành phố Nam Định, năm học 2012-2013
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và quá trình tổ chức hoạt
động dạy học các đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và
Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Phạm vi thời gian: từ tháng 6/ 2012 đến tháng 11 /2012
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích
- Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu có chọn
lựa các công trình, tài liệu có liên quan đến luận văn
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và định hướng dạy học tác phẩm ký trong
chương trình Ngữ Văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật
tác giả

Chương 3: Thực nghiệm dạy học



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về việc tiếp nhận tác phẩm văn
chƣơng của học sinh cấp trung học phổ thông
1.1.1. Lí luận tiếp nhận với việc dạy học tác phẩm văn chương
Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác, đòi hỏi sự
tham gia của toàn bộ nhân cách con người từ tri giác, cảm giác tới tưởng
tượng, liên tưởng, suy luận, trực giác , đòi hỏi sự bộc lộ ý kiến, thị hiếu, lập
trường, sự tán đồng và phản đối của cá nhân con người. Vì thế mà khái
niệm tiếp nhận bao quát hơn các khái niệm cảm thụ, thưởng thức, lí giải,
đồng cảm Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học trải qua 4 cấp độ: biết tri
giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có
thể cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ là cấp
độ thứ nhất; cấp độ thứ hai là tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm
nhập vào hệ thống hình tượng; cấp độ thứ ba là đưa hình tượng vào văn cảnh
đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm; cuối cùng
là nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị
trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống nghệ thuật.
Quá trình dạy học văn chương trong trường phổ thông cũng phải gắn
liền với quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung. Tuy nhiên chủ thể
tiếp nhận trong trường phổ thông khá đặc biệt, đó chính là học sinh mang
những nét tâm lý đặc thù riêng: đang trong quá trình hình thành và phát triển
tư duy, tính cách; vốn sống, vốn văn hóa, vốn kinh nghiệm thực tế ít ỏi. Vì
thế mà trong quá trình dạy học văn chương, người giáo viên phải giúp học
sinh “ vừa thoát khỏi sự đè bẹp của “ kinh nghiệm” của nhà văn, vừa thoát
khỏi sự đè bẹp của “ kinh nghiệm” của ông thầy, để “kiến tạo” nên những tri

thức mới cho mình” [5, tr.14]


1.1.2. Tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thông
Kí là một thể loại văn học mà học sinh đã từng biết đến trong chương
trình Ngữ Văn trung học cơ sở, các em đã được làm quen và tìm hiểu những
đặc điểm cơ bản của thể loại này. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của gương mặt
Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thông, với
phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác đã không còn xa lạ với mỗi chúng
ta, vì thế việc tìm hiểu đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
cũng có ít nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, với đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng
sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì quả là một thử thách đối với cả thầy
và trò trong nhà trường, bởi đây là lần đầu tiên Hoàng Phủ Ngọc Tường
cũng như tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? có mặt trong chương trình
Ngữ Văn 12. Vì thế chắc chắn việc tìm hiểu đoạn trích này sẽ gặp nhiều khó
khăn, và càng khó khăn hơn đối với người giáo viên khi cần phải thổi bùng
lên “ ngọn lửa” của niềm say mê thể kí, say mê Hoàng Phủ Ngọc Tường qua
2 tiết dạy học đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Ngoài ra, điều mà chúng ta có thể khẳng định được ngay lập tức đó là:
đặc trưng của thể loại kí khác xa với đặc trưng của thể loại truyện ngắn hay
thơ ca những thể loại quen thuộc với học sinh. Đặc trưng cơ bản đầu tiên
của thể loại kí chính là: tính xác thực của đối tượng và tính khách quan của
sự thật đời sống, đó là những đặc trưng thiên về thực tế cuộc sống nhiều hơn
là những xúc cảm thẩm mỹ, vì thế khiến cho khoảng cách thẩm mỹ giữa tác
phẩm thuộc thể loại kí và bạn đọc học sinh có phần hơi xa.
Bên cạnh đó, một thực tế đang xảy ra là: khi tiếp nhận thể loại kí nói
chung và các trích đoạn: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt
tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng, tâm lý của một
số giáo viên trẻ và học sinh cho rằng loại hình nghệ thuật này vừa khó vừa ít
có khả năng “ có mặt” trong đề thi của các kì thi kiểm tra, tốt nghiệp, đại



học, từ đó đã vô tình nhân đôi sự khó khăn cho quá trình tiếp nhận tác phẩm
thể kí.
Tuy nhiên, không phải do những khó khăn đó mà quá trình dạy học và
tiếp nhận các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 thất bại, vẫn có
khá nhiều các giờ dạy học 2 đoạn trích nói trên thành công. Điều quan trọng
là người giáo viên phải có phương pháp khắc phục khoảng cách thẩm mỹ
giữa tác phẩm kí với bạn đọc học sinh. Phải để các em sống trong không khí
của kí, qua ngôn ngữ, kết cấu, thể loại… để tri giác, tiếp xúc với thế giới tinh
thần của tác giả, cảm thụ tác phẩm thông qua các hình ảnh, chi tiết, ngôn từ.
Từ đó, học sinh có thể hiểu được giá trị của hình tượng trong sự toàn vẹn
của nó cũng như chủ đề tư tưởng và ý đồ sáng tác của tác giả. Muốn vậy đòi
hỏi người giáo viên phải biết kích thích hứng thú của học sinh để học sinh
chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận các tác phẩm một cách hiệu quả và
đạt được mục đích giáo dục.
1.2. Thể loại kí và đặc trƣng thể loại
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm “ thể loại văn học”
Theo Trần Đình Sử: “ Thể loại văn học là một hình thức chỉnh thể của
tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể, có một “
thể” cấu tạo, thể thức ngôn từ nhất định. Các hình thức cá biệt ấy hết sức đa
dạng. Song giữa các tác phẩm khác biệt ấy lại thấy có những đặc điểm gần
gũi nhau về ngôn từ, hình tượng, cấu tạo, hình thành nên những “ loại” nhất
định. “ Loại” đó là những nét tương đồng loại hình làm nên thể loại văn
học Các thể loại chỉ bao gồm những nét chung của các tác phẩm cụ thể, cá
biệt, đa dạng. Trong mỗi “ loại” đó lại có thể chia ra các “ tiểu loại nhỏ hơn”
[19, tr.143]. Như vậy nói một cách khái quát, thể loại văn học trước hết là
một hiện tượng loại hình của hoạt động sáng tác và giao tiếp văn học, được



hình thành trên cơ sở lặp đi lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm. Tuy
nhiên thể loại tác phẩm không đơn giản là loại hình và sự lặp lại. Bởi sáng
tác văn học là một quá trình sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh những
điểm giống nhau để đặt tác phẩm đó vào cùng một “ loại”, thì mỗi tác phẩm
văn học đều có những nét riêng, độc đáo để hình thành “ thể” của “ loại”.
Thể loại văn học có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sáng tác văn học,
cũng như quá trình lĩnh hội tác phẩm văn học. Để không đi trệch “ đường
ray” của một tác phẩm, người nghiên cứu, hay người thưởng thức đều phải
nắm chắc được thể loại của tác phẩm văn học đó. Không thể tìm cốt truyện,
nhân vật, tình tiết trong một bài thơ, không thể tìm cảm xúc, nhịp điệu, cấu
tứ trong một thiên tiểu thuyết Và khi nắm chắc được đặc điểm thể loại,
mức độ lí giải, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm đó càng sâu sắc hơn.
Dạy học các tác phẩm văn chương cũng không nằm ngoài quá trình lĩnh hội
văn học, cho nên khi dạy học điều quan trọng nhất của người giáo viên là
định hướng cho học sinh xác định được thể loại của tác phẩm văn chương,
nhất là xác định được “ thể” ở trong “ loại”, cũng như cung cấp cho học sinh
các đặc trưng của từng thể loại văn học, để học sinh có cái nhìn chủ động
trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Dạy học các tác phẩm kí cũng nằm trong
quy luật đó.
1.2.1.2. Khái niệm “ thể loại kí văn học”
Cũng giống như các thể loại văn học khác, để đưa ra khái niệm về
thể loại kí, các nhà lí luận phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm tòi,
tranh luận, và đôi khi sự tranh luận đó lại đưa ra những ý kiến trái chiều
nhau. Trong cuốn Kí nghệ thuật Xô viết – những vấn đề lí thuyết và nghệ
thuật thể loại, nhà nghiên cứu Xô viết Rubinsep cho rằng: “ Về kí, thực tế là
không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng thể loại của nó”. Và trong
cuộc gặp gỡ quốc tế giữa các nhà viết kí ở Bucaret năm 1958, Đgiocgiê cũng



cho rằng: “ Sự lí giải mĩ học về khái niệm kí là chưa có hoặc không đầy đủ,
hoặc không đúng”. Còn nhà văn Tô Hoài nói rằng: “ Kí cũng như truyện
ngắn, truyện dài, hình thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi
hỏi sáng tạo và thích ứng. Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái
khuôn”. Theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, thì “Kí là một
loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể,
chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí, bút kí, du kí, nhật kí, tùy bút ”. Kí là
thể loại văn học có đặc điểm “ tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống,
không hư cấu”, và “ nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực
của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm”. Còn với Trần Đình
Sử, trong cuốn Giáo trình lí luận văn học, ông cho rằng: “ Kí không phải
giản đơn là nhóm tác phẩm văn xuôi không quy được vào truyện, thơ, kịch
thì quy vào kí” [19, tr.139]. Thiết nghĩ, đó là một quan điểm chính xác. Bởi
lẽ, “ kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó”, cũng giống như
truyện có hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của truyện, và thơ có đặc trưng
riêng làm nên thơ ca. Trong mỗi một tác phẩm kí, người đọc luôn thấy được
hai vấn đề nổi bật: thứ nhất là các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu
hiện của đời sống được thể hiện một cách chính xác trong tác phẩm, thứ hai
là cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả. Đúng như Lê
Minh đã nói trong Nghệ thuật truyện ngắn và kí : “ Với thể loại kí, từ sự thôi
thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được công bố kịp thời những nhận
xét, những đánh giá, những ý tưởng Kí ghi được rất rõ những nét mang
dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng
miền” [13 , tr.250].
Như vậy, cho dù có nhiều cách hiểu được đưa ra xoay xung quanh
khái niệm “ thể loại kí”, thì chúng ta vẫn luôn tìm thấy được điểm chung
giữa các định nghĩa, đó là: đối tượng phản ánh của kí là những hiện thực


khách quan diễn ra trong cuộc sống và dấu ấn cá nhân của tác giả trong từng

tác phẩm kí. Với các tính chất nói trên, chúng ta thấy phạm vi biểu hiện đời
sống của thể loại kí rất rộng lớn: có thể là sự ghi chép sự việc, hiện tượng
như phóng sự, kí sự; có thể là thiên về những cảm xúc trữ tình như tùy bút,
tản văn, bút kí vì thế mà thể loại kí rất đa dạng, cũng như các tác phẩm kí
cụ thể rất độc đáo. Và cũng chính từ những đặc trưng cơ bản của thể loại kí,
chúng ta có thể khẳng định việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách
nghệ thuật của tác giả là một hướng đi đúng, phù hợp với đặc trưng thể loại.
1.2.2. Đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.2.1. Kí lấy sự thật khách quan của đời sống và tính xác thực của đối
tượng làm cơ sở
Đặc trưng này xuất phát từ chính gốc gác và bản chất của thể loại kí:
nhằm thông tin sự thật. Phần lớn các tác phẩm kí ra đời như bộc lộ phản ứng
trực tiếp trước những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng được đặt ra
cho đời sống. Người viết kí lúc nào cũng phấn đấu theo phương châm xác
thực đến mức tối đa. Trong Tạp chí văn học số 154 năm 1964, Bùi Hiển nói:
“ Chúng ta nên nhớ là trong bút kí, phóng sự, tính xác thực của sự việc là
một điều cốt yếu. Thêm hư cấu để đưa đẩy sự việc, chỉ khiến cho sự việc trở
thành thực thực, hư hư trong trí người đọc, không có lợi”. Hoàng Phủ Ngọc
Tường và nhiều tác giả trong Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, cũng cho
rằng với thể loại kí “ cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”, hay như theo
Nguyễn Xuân Nam có viết trong Từ điển Văn học (tập 1), “tính chính xác tối
đa là đặc trưng cơ bản của kí”. Nói một cách dễ hiểu, sự thật khách quan của
đời sống, tính xác thực của đối tượng, chính là việc khắc họa lại, ghi lại
những “ việc thật”, “người thật” trong thể loại kí. Những việc thật, người
thật đó có một sức mạnh ghê gớm, chúng tạo ra giá trị nhận thức, tạo ra sức
thuyết phục, sức lay động đối với người đọc. Để tìm hiểu bức tranh chân


thực về lịch sử xã hội đất nước thời Lê mạt Nguyễn sơ, chúng ta sẽ tìm đến
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ

hay Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái Lấy người thật, việc
thật làm cơ sở sáng tác, các tác phẩm kí sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cuộc
sống và sự sáng tạo nghệ thuật, phục vụ kịp thời hơn những nhu cầu thiết
thực của con người. Đúng như Polevoi nói: “ Một bài kí sự hay quả thật là
một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể,
có thể tái hiện được sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là
những con người thật trong cuộc sống hiện thực, những việc mô tả phải dính
chặt với địa điểm đúng như người ta nói: “ kí sự có địa chỉ chính xác của
nó” ”
Tuy nhiên, việc phản ánh sự thật giữa kí báo chí và kí văn học có sự
khác nhau. Có người cho rằng xét về bản chất và gốc gác, “ kí không nhằm
thông tin thẩm mĩ mà là thông tin sự thật”. Thiết nghĩ, ý kiến đó chỉ đúng
với kí báo chí, còn kí văn học vẫn nhằm đáp ứng thông tin thẩm mĩ cho
người đọc, bởi kí văn học là một tác phẩm văn học, phải đảm bảo những giá
trị nghệ thuật của một tác phẩm như tính khái quát, tính hình tượng, tác
động đến xúc cảm thẩm mĩ của người đọc. Kí văn học cũng lấy việc tái tạo
thông tin sự thật làm cơ sở, thế nhưng các tác phẩm kí văn học không chỉ
đơn thuần thông tin về sự kiện xã hội mà còn nhằm phản ánh cái hay cái
đẹp, những giá trị, ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ của con người. Những hình
tượng người thật, việc thật trong kí văn học mang ý nghĩa điển hình, mang ý
nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng có khả năng tác động nhiều mặt
đến người đọc. Việc phản ánh các việc thật, người thật trong kí văn học
không thể tiến hành một cách khiên cưỡng, thụ động, mà nó phải được phản
ánh qua cách nhìn, cách đánh giá độc đáo, sáng tạo riêng của nhà văn. Chính
vì thế mà trong kí văn học các tác giả vẫn có thể vận dụng sức tưởng tượng,


hư cấu để sáng tác. Nguyễn Tuân cho rằng: trong bất cứ sáng tác nghệ thuật
nào cũng cần hư cấu, từ truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, đến kịch, thơ
ca, và ngay cả kí cũng thế. Hư cấu chính là sự tưởng tượng của nhà văn,

nhưng sự tưởng tượng đó không tách rời khỏi cuộc sống thực tại, mà ngược
lại nó lại rất gắn bó với cuộc sống. Vốn sống càng nhiều, sự hư cấu càng lớn,
sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao, rộng hơn. Tuy nhiên sự hư cấu, tưởng
tượng trong kí văn học có tính chất, phạm vi, mức độ riêng, nó vẫn đòi hỏi
sự tôn trọng tối đa tính xác thực của đối tượng phản ánh. Sự hư cấu của tác
giả trong kí văn học có thể hình dung giống như người nghệ sĩ điêu khắc bỏ
đi những phần thừa của tảng đá trước khi tạo ra một pho tượng, chỉ có thể hư
cấu những nội dung, những thành phần mà không thể tái hiện một cách trực
quan, mà chỉ có thể nắm bắt qua tưởng tượng, như nội tâm của nhân vật, sức
liên tưởng và sự cảm thụ những cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình
của nhân vật. Bên cạnh đó, nhà văn vẫn phải tôn trọng cách nhìn của nhân
vật về con người, cuộc sống, cũng như sự đánh giá của bản thân người ghi
chép, phản ánh. Hư cấu trong kí văn học phải nhằm đạt tới sự chân thực
trong tái hiện. Đó là sự sáng tạo tích cực của nhà văn, nó không những
không làm mất đi địa chỉ và diện mạo thực của đối tượng phản ánh mà nó
còn làm cho hình tượng cuộc sống trở nên sống động, chứa đựng một tư
tưởng thẩm mĩ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà nhà văn muốn chuyển đến
bạn đọc, vì thế hư cấu trở nên có ý nghĩa và giá trị nhân sinh sâu rộng hơn.
Có thể thấy được ngay đặc trưng đầu tiên của thể loại kí văn học qua
tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân. Tập tùy bút là kết quả của chuyến đi
gian khổ và hào hùng của nhà văn tới miền Tây Bắc rộng lớn năm 1958, để
tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và “thứ vàng mười đã qua thử
lửa” ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông
hùng vĩ và thơ mộng. Chúng ta có thể bắt gặp ở đó, hình tượng chân thực về


hình ảnh sông Đà, về ông lão lái đò, về những con người với chất “ vàng
mười” trong tâm hồn. Còn với tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?,
chúng ta bắt gặp một bức tranh chân thực về vẻ đẹp của sông Hương, được
tìm hiểu thêm về cội nguồn sông Hương, về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và

con người Huế.
1.2.2.2. Hình tượng tác giả trong thể loại kí
Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần có vai trò của tác giả,
bởi tác phẩm văn học là “ đứa con tinh thần” của các nhà văn. Thế nhưng so
với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác
phẩm kí có vị trí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng. Đối tượng phản ánh
trong tác phẩm kí là những sự thật còn tươi rói và nguyên sơ, được tập hợp
một cách ngẫu nhiên và dưới bàn tay “ tài hoa”, người nghệ sĩ đã nhào nặn
những sự việc của cuộc sống đó từ một tập hợp ngẫu nhiên, thô mộc trở
thành những chất liệu, những yếu tố tạo nên chỉnh thể nghệ thuật.
Tác giả kí có thể được so sánh như một chiếc “máy thu phát năng
lượng” nghệ thuật: vừa là người tiếp cận cuộc sống vừa khái quát ý nghĩa xã
hội thẩm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánh
trong tác phẩm. Người viết kí có thể sử dụng những hư cấu, tưởng tượng
trong tác phẩm của mình, nhưng trước hết và chủ yếu phải ghi lại bức tranh
chân thực về cuộc sống bằng những gì mà mình trực tiếp ng’he thấy, nhìn
thấy, cảm nhận thấy Để viết một tác phẩm kí hay có sức lôi cuốn người
đọc, người viết cần phải đi nhiều để hòa mình vào cuộc sống, để cảm nhận
tất cả những biến đổi của cuộc sống, phải nắm vững chính xác tới từng chi
tiết đối tượng mà mình phản ánh. Nguyễn Tuân kể rằng đã phải đi rất nhiều
lần lên Tây Bắc khi viết về sông Đà. Ông cũng biết cặn kẽ về lịch sử và địa
lí vùng đất Vĩnh Linh, biết chính xác tên gọi, độ rộng, độ dài của từng khúc


sông, nắm vững độ dài và số ván gỗ của cầu, biết số lượng, hình thức và nơi
cắm đóng cột mốc giới tuyến khi viết về sự chia cắt Bắc – Nam.
Bên cạnh đó, tác giả kí cũng là người phải tham gia vào thế giới hình
tượng nghệ thuật của tác phẩm, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng,
tưởng tượng để kết nối các chi tiết, sự kiện và bày tỏ trực tiếp tư tưởng, tình
cảm của mình để dẫn dắt người đọc cảm thụ cuộc sống theo một hướng nhất

định nào đó. Trần Đình Sử cho rằng “ Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó
đuốc của những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của tác giả”, còn Hoàng Ngọc
Hiến cho rằng: kí là “ sự nhức nhối của trí tuệ”. Nếu ở các thể loại văn học
khác như: thơ, tiểu thuyết, kịch đôi khi hình tượng tác giả, cái tôi của người
nghệ sĩ sẽ được ẩn đi, thì trong thế giới nghệ thuật của thể loại kí, hình
tượng tác giả luôn là hình tượng trung tâm và phải thể hiện được cái tôi của
mình ở tư tưởng, lập trường, chính kiến về một hiện tượng, một vấn đề nào
đó của cuộc sống. Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, lí
giải các hiện tượng của cuộc sống, hình tượng tác giả trong kí là cơ sở khiến
“ kí mang sức giác ngộ, động viên, giáo dục mạnh mẽ” – theo Nhị Ca trong
Gương mặt còn lại Nguyễn Thi.
Chính từ đặc trưng thứ hai này của thể loại kí, chúng ta có thể khẳng
định thêm một lần nữa về việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách
nghệ thuật tác giả là một hướng đi khoa học và hợp lí.
1.2.2.3. Đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật của kí
Các nhà nghiên cứu cho rằng: cách diễn đạt của kí rất đa dạng và phức
tạp, cũng như: đặc điểm văn học của kí lộ rất rõ ở văn phong, ngôn từ nghệ
thuật. Điều đó hoàn toàn chính xác, bởi lẽ đối tượng phản ánh và cách thức
phản ánh trong các tác phẩm kí không giống với trong các tác phẩm truyện,
thơ, kịch cho nên văn phong, ngôn từ của kí cũng khác.


Đặc điểm đầu tiên chúng ta có thể thấy là ngôn từ nghệ thuật của kí
vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa khái quát. Đặc điểm này
được thể hiện rõ nét nhất qua các tiểu loại như: phóng sự, bút kí. Chẳng hạn
trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh trích trong tác phẩm Thượng kinh kí
sự của Lê Hữu Trác, để ghi lại cảnh giàu sang nơi phủ Chúa, Lê Hữu Trác
viết: “ Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít,
danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi thơm. Những dãy hành lang
quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có

việc quan qua lại như mắc cửi ”
Đặc điểm thứ hai là ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí mang đậm
tính chủ thể, gắn liền với cá tính sáng tạo của tác giả. Đó là do vai trò nổi bật
và quan trọng của tác giả trong tác phẩm kí. Người viết kí là người chứng
kiến, tái hiện cuộc sống, tái hiện những điều “ mắt thấy tai nghe” cho nên
ngôn ngữ trong kí văn học chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả. Tác giả
là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ, ghi chép lại ngôn từ của người khác.
Và so với ngôn từ nghệ thuật của các loại tác phẩm khác, ngôn từ nghệ thuật
của kí luôn có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và
phong cách sáng tạo. Nói như Nguyễn Tuân: “ kí có quyền dùng tất cả các
cách của truyện, kịch, thơ ca, và cả các cách thức của điện ảnh, sân khấu, ca
vũ, hội họa điêu khắc ”
Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí
cũng rất linh hoạt về giọng điệu. Không chỉ trần thuật, mà trong kí trần thuật
có thể kết hợp với phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống
được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Qua chính ngôn từ của mình, trần
thuật hoặc trên trần thuật, kí khêu gợi cảm xúc trong bạn đọc, truyền xúc
cảm, cách nhìn nhận đánh giá của tác giả tới bạn đọc, gây ra những rung
động tình cảm trong trái tim độc giả. Bởi lẽ, ngôn ngữ trong các tác phẩm kí


không chủ yếu hướng về đối tượng được phản ánh, mà đó là thứ ngôn ngữ
hướng về người đọc, người nghe, nhằm gây hiệu quả nhận thức, làm rung
động tình cảm của người đọc.
Với ba đặc trưng cơ bản, chúng ta có thể khẳng định kí văn học có vai
trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của văn học. Đó không phải
là “ thể loại đàn em”, mà kí góp phần làm cho văn học nước nhà phát triển
hài hòa, phong phú, song hành cùng với cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu
của con người. Và trước những vai trò quan trọng đó của thể kí, chúng ta
nhận thấy việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn nói

chung và chương trình Ngữ Văn lớp 12 nói riêng cũng vô cùng quan trọng.
Nó định hướng cho sự nhìn nhận, đánh giá của một bộ phận con người trong
xã hội đối với thể loại kí văn học.
1.2.3. Tiểu loại bút kí và tùy bút của thể loại kí văn học
Có thể thấy thể loại kí được chia thành rất nhiều các tiểu loại nhỏ hơn
như: kí sự, bút kí, phóng sự, nhật kí và hồi kí, tùy bút, du kí. Tuy nhiên trong
phạm vi đề tài là các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12, người viết
chỉ đề cập đến hai tiểu loại có liên quan trực tiếp tới đề tài: bút kí và tùy bút
1.2.3.1. Tiểu loại bút kí
Theo Trần Đình Sử bút kí “ là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá
tính nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại” [20, tr.253]. Bên cạnh
việc ghi lại những chi tiết thực tế về cuộc sống và con người, bút kí cũng ghi
lại cảm nghĩ của tác giả về những sự việc, hiện tượng được phản ánh, từ đó
thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, quan niệm của nhà văn. Trong bút kí, yếu
tố trữ tình luôn xuất hiện xen kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng. Chúng ta có
thể thấy điều đó rất rõ qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng
Phủ Ngọc Tường: “ Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến
đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy


hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển
dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo
những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi
gặp thành phố tương lai của nó ” hay như: “ Hình như trong khoảnh khắc
chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ
đánh đàn lúc đêm khuya ”
Sức hấp dẫn của bút kí phụ thuộc vào cách nhìn, cách quan sát, cách
cảm nhận, trải nghiệm cuộc sống, và đặc biệt là tài năng của người nghệ sĩ
trong việc khám phá ra các khía cạnh “ có vấn đề” của hiện thực cuộc sống,
những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các quan hệ giữa tính cách và hoàn

cảnh, cá nhân và môi trường. Ai đã đặt tên cho dòng sông? chính là một
minh chứng. Chúng ta đều biết, sông Hương đẹp, thơ mộng và lãng mạn,
sông Hương là hình ảnh là vẻ đẹp của đất trời, con người xứ Huế dịu dàng,
đằm thắm. Chính vì thế mà sông Hương đã trở đi trở lại rất nhiều trong thơ
văn, âm nhạc và hội họa. Trong bài Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu đã viết:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Và trong Diễm xưa của Trịnh Công Sơn, sông Hương cũng hiện lên thật
đẹp: “ Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây
long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều
ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm
cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những
mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế,
người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não
mờ mịt ”. Cũng về sông Hương, nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có cái


nhìn rất riêng, nhà văn đã phát hiện ra một vẻ đẹp của sông Hương không
giống như các nghệ sĩ khác, đó chính là: “ vẻ đẹp trầm mặc như triết lí,
như cổ thi”, sông Hương như “ một điệu slow tình cảm dành riêng cho
Huế”, sông Hương đã “ đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya”
Trong bút kí văn học, vẫn cho phép người nghệ sĩ sử dụng các biện
pháp nghệ thuật, nhà văn phải sử dụng một cách khéo léo để tô đậm những
phát hiện, những nhận thức của riêng mình, từ đó tác động đến độc giả. Bút
kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của cuộc sống, hoặc
thiên về chính luận. Và khi tác phẩm nghiêng về yếu tố trữ tình, bút kí có
hướng chuyển sang tùy bút. Đó chính là trường hợp của bút kí Ai đã đặt tên

cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Giáo sư Trần Đình Sử cho
rằng bài bút kí đó đã “ nghiêng hẳn về chất thơ thi vị, ngọt ngào”.
1.2.3.2. Tiểu loại tùy bút
Tùy bút cũng là thể loại kí thiên về trữ tình. Với thể loại này, cái tôi
của người nghệ sĩ được bộc lộ rõ nét, nhà văn có cơ hội phóng bút viết theo
cảm hứng của mình, tùy cảnh, tùy việc để suy tưởng, đánh giá “ Tùy bút là
tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và
suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không
tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng” [14,
tr.32]. Điểm khác biệt của tiểu loại tùy bút so với các tiểu loại kí khác là
những sự kiện, những chi tiết xác thực về con người, cuộc sống được mô tả
trong tác phẩm chỉ là cái cớ để qua đó người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc, sự suy
tư, đánh giá của cá nhân. Để đánh giá một tác phẩm tùy bút có giá trị hay
không, người đọc thường căn cứ vào hiệu quả tác động của tác phẩm kí đó
đến người đọc, tác phẩm có đem lại một điều gì đó mới mẻ trong cách nhìn
nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng đời sống hay không ? Chất trữ tình

×