Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH NGỮ VĂN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.47 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÉP TU TỪ
SO SÁNH NGỮ VĂN 6
Giáo viên thực hiện : Quách Công Phúc
Môn : Ngữ Văn
Năm học : 2012 - 2013
Eakar, ngày 25 tháng 02 năm 2013
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Nhan đề 1
Mục lục 2
Phần mở đầu
I.1: Lí do chọn đề tài 3
I.2: Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
I.3: Đối tượng nghiên cứu 3
I.4: Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
I.5: Phương pháp nghiên cứu 3
II. Phần nội dung
II.1: Cơ sở lí luận 4
II.2: Thực trạng 4
a. Thuận lợi khó khăn 4
b. Thành công, hạn chế 4
c. Mặt mạnh , mặt yếu 5
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 5- 12
II. Giải pháp, biện pháp 13- 14
II.4: Kết quả thu được từ khảo nghiệm 14-15
III. Phần kết luận, kiến nghị 16


Tài liệu tham khảo 17
Phụ lục 19-21
I. Phần mở đầu:
I.1: Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy bộ môn Ngữ văn trong
trường T.H.C.S. nói riêng không ngoài mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học.Trong thực tế giảng dạy, còn có nhiều đơn vị kiến thức tiếng Việt trong chương trình
của bậc học còn chưa thống nhất về cách hiểu, hoặc chưa được người đứng lớp hiểu đúng, vì
thế việc xác định kiến thức và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Nhất là kiến thức
về các biện pháp tu từ trong tiếng Việt, trong đó phải kể đến phép tu từ so sánh.
Mục đích của việc nghiên cứu về phép tu từ so sánh và hướng dạy phép tu từ so sánh
theo phương pháp tích cực không ngoài việc đi vào tìm hiểu đúng và sâu bản chất của phép
tu từ so sánh : từ khái niệm , các loại so sánh đến cấu trúc, tác dụng Đó chính là căn
2
cứ , là cơ sở vững chắc để xây dựng giáo án theo yêu cầu của tiết dạy.Từ hiểu đúng về so
sánh tu từ cho phép tôi lựa chọn kiến thức và phương pháp thích hợp để thiết kế bài dạy
nhằm đạt được mục tiêu bài dạy một cách tốt nhất.
Phép tu từ so sánh- chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ, một phép tu từ trong rất nhiều
phép tu từ của tiếng Việt, nhưng đây cũng là vấn đề khiến tôi trăn trở, sưu tầm, nghiên cứu
và thử nghiệm nhiều trong các năm học vừa qua. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH NGỮ VĂN 6
I.2: Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
I.2.1: Mục tiêu:
- Nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh trên thực tế
trường PTDT Nội Trú Eakar
- Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy mới lấy học sinh làm trung tâm,
làm chủ thể; phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo của học sinh.
I.2.2:Nhiệm vụ:
- Khảo sát, điều tra thực tiễn sự hứng thú của học sinh khi học môn Ngữ Văn trong
trường PTDT Nội Trú Eakar.

- Từ đó đưa ra những phương pháp dạy học tích cực để có kết quả tốt khi giảng dạy
môn Ngữ văn trong trường nội trú
I.3: Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng: học sinh khối 6 trường PT Dân Tộc Nội Trú- Eakar
Số lượng học sinh: 40 học sinh.
I.4:Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: 2 năm( 2008 – 2010)
Phương pháp dạy phép tu từ so sánh môn Ngữ văn lớp 6 ( Tập II)
I.5: Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu về “ Phương pháp dạy phép tu từ so sánh ở môn Ngữ văn 6”, tôi tiến
hành các phương pháp :
- Quan sát từng đối tượng học sinh.
- Đàm thoại cởi mở.
- Nghiên cứu kỹ mục tiêu của từng tiết dạy. Tuy nhiên, tôi tập trung vào 2 phương pháp
chính.
* Phương pháp thứ nhất : Điều tra, khảo sát.
Khảo sát chất lượng và năng lực nhận biết, thông hiểu vận dụng của học sinh để
tìm ra những điểm yếu kém của học sinh trong môn học. ( Khảo sát từ kết quả thi khảo sát
chất lượng đầu vào và khảo sát qua cách viết tập làm văn )
* Phương pháp thứ 2: Dùng phương pháp thể nghiệm
Đưa ra các phương pháp, các cách thức hướng dẫn học sinh thực hiện thông qua
các bài tập.Từ kết quả nhận thức của học sinh để phân tích, khẳng định khả năng thực thi
của đề tài, đánh giá các phương pháp phù hợp với trình độ cuả học sinh và ở mức độ nào.
II. Phần nội dung:
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
So sánh có thể coi là phép tu từ phổ biến, là phương thức quan trọng trong việc làm
tăng giá trị biểu cảm của ngôn ngữ. Dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 6, ngoài việc
giúp các em hiểu bản chất, cấu trúc, tác dụng của nó còn là bước đầu dạy các em cách làm
phong phú ngôn ngữ của mình thông qua phép tu từ này; hơn thế, còn là một con đường giúp

các em giải mã những tác phẩm văn chương. Vì thế, muốn dạy tốt kiến thức về so sánh,
người thầy phải hiểu và nắm chắc những kiến thức cơ bản về phép tu từ này, trên cơ sở đó
tìm phương pháp và bước đi thích hợp thì mới mong đạt được mục tiêu của bài dạy.
II.2:Thực trạng:
a. Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi:
Thực tế việc dạy phép so sánh học sinh đã được tiếp xúc, thực hành ngay từ khi ở lớp
3. Đây là điều kiện rất thuận lợi để học sinh có cơ hội khám phá, tìm hiểu kĩ hơn nữa về biện
pháp tu từ này. Có thể nói vốn kiến thức ở lớp 3 là cơ sở để học sinh nắm bắt và mở rộng
vốn từ, góp phần đắc lực cho kĩ năng viết tập làm văn.
* Khó khăn:
Thực tế giảng dạy cho thấy, phân môn tiếng Việt từng được coi là đơn giản nhất so
với hai phân môn còn lại là Văn bản và Tập làm văn . Vì thế, không ít đơn vị kiến thức của
phép tu từ so sánh chưa được người thầy coi trọng để nghiên cứu cẩn thận nên từ hiểu chưa
đủ hoặc chưa đúng đã dẫn đến việc không xác định đựơc phương pháp dạy thích hợp truyền
thụ nên truyền thụ chưa đầy đủ nội dung kiến thức đến cho học sinh. Bên cạnh đó, lượng
thời gian dành cho tiết học này là 2 tiết/ 68 tiết học ở kì 2. Kết quả là đã làm cho không ít
học sinh không hiểu bản chất của phép so sánh, không sử dụng được phép so sánh trong nói
và viết, từ đó đã làm hạn chế việc cảm nhận được nội dung tư tưởng trong các câu văn, câu
thơ có chứa hình ảnh so sánh .
b. Thành công - hạn chế:
* Thành công:
Qua thực tế áp dụng phương pháp trong 2 năm từ 2009 đến 2011, tôi nhận thấy đa số
học sinh nắm và hiểu bài rất nhanh, kết quả thu được rất khả quan, đúng với đối tượng học
sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú.
* Hạn chế:
Muốn dạy được phép so sánh trước hết người giáo viên phải am hiểu về nó. Có nghĩa
là phải nắm chắc các yếu cầu của phép so sánh cả hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh ( tuy
nhiên không phải là tất cả) đó là: gần giũ, cụ thể; hợp lý; tiêu biểu và đặc biệt là phải có tính
biểu cảm cao. Nếu không hiểu và nắm chắc các yếu tố này người giáo viên chỉ dừng lại ở

mức trình bày nội dung bài học một cách cứng nhắc, không phát huy hết tính tích cực, sáng
tạo cho học sinh.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
* Mặt mạnh:
4
Như đã nói ở trên, dựa trên cơ sở vốn kiến thức mà học sinh đã có sẵn, người giáo
viên tiếp tục đào sâu kiến thức để học sinh nhận thức và tri thức được là phép so sánh là một
biện pháp tu từ học chứ không phải là phép so sánh thông thường ( so sánh lôgic). Đây là
điều mà khi học ở lớp 3 các em chưa nắm được, vì vậy cũng chưa hiểu kĩ về nó nên rất mơ
hồ, khó hiểu.
* Mặt yếu:
Do thực tế giảng dạy và tùy vào từng đối tượng học sinh. Đặc biệt hơn nữa là do biên
chế giáo viên ở trường nội trú ít, giáo viên Ngữ văn chỉ có 2 người vì vậy vấn đề thảo luận,
lựa chọn, đưa ra các phương pháp để giảng dạy là rất hạn chế. Bên cạnh đó, thời lượng giành
cho bài dạy quá ít, ( tất nhiên lên các lớp trên học sinh sẽ còn bắt gặp lại phép so sánh,
nhưng là cách vận dụng vào thực tế ở mức độ cao hơn chứ không phải là cách hiểu về nó
nữa). Một phần, số giáo viên quan tâm, nhận thức đúng về phép so sánh chưa nhiều.
d. Các nguyện nhân, các yếu tố tác động:
Do sự biên chế lớp học ít ( có 4 lớp, 40 học sinh), vì vậy việc thể nghiệm đề tài trong
cùng một thời điểm rất hạn chế, phải chờ tới lớp 6 năm sau.
Qua khải sát thực tế các năm phần lớn học sinh nhận thức kém. Bên cạnh đó, tâm lí
ngại học môn Ngữ văn.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
e1:Phân tích thực trạng của môi trường giáo dục ở trường PTDT nội trú Eakar.
Bản thân là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn ở trường PTDTNội
Trú đã hơn 10 năm.Trong trường PTDT Nội Trú môn Ngữ văn được coi là môn khoa học
được chú trọng nhất và cũng là môn được đông đảo học sinh có hứng thú muốn học nhất.
Kiến thức bài tập phong phú , đa dạng. Bên cạnh đó yêu cầu bài học lại phải suy diễn chặt
chẽ, logic thể hiện mức độ tư duy cao.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là học sinh khó khăn trong việc tư duy, dẫn đến việc lập

luận, suy diễn thiếu logic. Một mặt khác là đại đa số học sinh là con em đồng bào tại chõ rất
lười suy nghĩ khi bắt gặp một tình hướng có vấn đề. Các em chi thực hiện được các vấn đề
mang tính cụ thể, trực quan. Ngoài ra, các em chưa có ý thức chủ động trong việc tiếp thu,
nắm bắt các yêu cầu về kiến thức mới mà bài học đặt ra. Từ đó tạo nên thái độ, thậm chí là
thói quen cho chính các em như: miễn cưỡng, chán nản không muốn học, sợ học bài, thậm
chí sợ cả thầy cô giáo khi hay hỏi bài cũ thường xuyên.
Từ đó, nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, nên việc vận dụng lý thuyết vào
thực hành, giải các làm bài tập tại lớp hay về nhà chỉ để đối phó, làm qua loa, lung túng rất
khó khăn không biết bắt đầu từ đâu. Tôi thiết nghĩ, yếu tố, vai trò của người thầy rất quan
trọng. Vậy để tạo cho học sinh hứng thú học tập tốt, tiếp cận được kiến thức, nắm chắc được
kiến thức, mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình cách soạn
bài, phương pháp dạy tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong từng bài giảng.
Hơn nữa trường PTDTNội Trú Huyện EaKar toàn là con em đồng bào dân tộc, nhà ở
xa, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em.
Thậm chí có những gia đình coi việc đưa con vào học ở nội trú là giải pháp để hạn chế bớt
khó khăn cho kinh tế của mình, còn việc quan tâm, chăm sóc, hay động viên con cái học tập
thì phó mặc cho nhà trường.
5
Qua thực tế giảng dạy hàng năm, tôi nhận thấy việc quan tâm tác động của gia đình
có vai trò rất lớn đến chất lượng học tập của các em.
e2 Khái quát nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 6
Nội dung phép tu từ so sánh được dạy trong 2 tiết học/68 tiết, khoảng 2/16 tổng số
thời gian của phân môn Tiếng Việt và 2/34 tổng số thời gian của môn Ngữ văn học kì 2.
e3. Phân tích nội dung dạy học phép tu từ so sánh
Sách giáo khoa Tiếng Việt 6 có những loại bài tập sau:
- Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
Ở loại bài tập này, hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn
văn, đoạn thơ) trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh
so sánh, các sự vật được so sánh, các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh với
nhau trong các ngữ liệu đó. Sau đây là một số dạng bài tập trong loại bài tập nhận biết.

+ Tìm những sự vật được so sánh:
+ Tìm những hình ảnh so sánh:
+ Tìm các từ so sánh
+ Tìm các đặc điểm so sánh:
+ So sánh âm thanh với âm thanh:
+ So sánh hoạt động với hoạt động
- Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh
Ở dạng bài tập này có 2 loại bài tập nhỏ, đó là bài tập nhận biết tác dụng của phép tu
từ so sánh và bài tập phân tích cái hay của phép so sánh. Ngoài ra, còn có dạng bài điền từ
thích hợp vào chỗ trống, bài tập nâng cao yêu cầu học sinh viết các đoạn văn có sử dụng
phép so sánh.
e4. DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH
*e4.1:Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Là phương pháp “Học sinh dưới sự chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện tượng
ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm
trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng cửa chúng
* Hình thành khái niệm so sánh từ những ví dụ cụ thể (thơ, văn) ( tương ứng với
mục I SGK T24 Ngữ văn 6 tập II)
Sách giáo khoa có đưa ra 2 ví dụ sau :
a) Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh).
b) [ ] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
(Đoàn Giỏi )
Cách 1:
Giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh từng bước :
- Tìm các các tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ?
- Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ?
6
- Dựa vào cơ sở nào để so sánh như vậy ?Giữa các sự vật đó có điểm gì tương đồng

với nhau ?
- Mục đích của phép so sánh đó là gì ?
Học sinh:
- Các tập hợp từ: búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận.
- Các sự vât, sự việc được so sánh:
Câu a: Trẻ em so sánh với búp trên cành
Câu b: Rừng đước so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
- Cơ sở để so sánh:
Dựa vào điểm giống nhau nhất định, những nét tương đồng nhất định (ít nhất theo
quan sát của tác giả) giữa các sự vật được đem ra so sánh với nhau.
- Cụ thể:
+ Trẻ em: mầm non của đất nước, có nét tương đồng với búp trên cành mầm non của cây cối
trong tự nhiên
+Đây là sự tương đồng cả về hình thức lẫn tính chất.=> Đó là sự tươi non, đầy sức sống,
chứa chan hi vọng.
- Mục đích:
Các cách nói bằng so sánh trên là để làm nổi bật được cảm nhận của người viết,
người nói về những sự vật được nói đến (“Trẻ em”, “rừng đước”), làm cho câu văn câu thơ
có hình ảnh và gợi cảm.
Cách 2: Giáo viên đưa ra 2 hình ảnh ( xem phần phụ lục T17 ) cụ thể để học sinh quan sát,
đồng thời Gv vừa gợi ý như cách thứ 1 cho Hs đưa ra các nhận xét
Và ở VD (b) tôi cũng thực hiện tương tự, từ đó đã giúp cho Hs tiếp thu rất nhanh.
Bên cạnh đó, để cho học sinh khỏi nhầm lẫn giữa phép so sánh tu từ và phép so sánh logic
thông thường. Tôi tiếp tục cho học sinh làm VD tiếp theo
VD: Con mèo vằn vào tranh lớn hơn cả con hổ, nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
Gv:Con mèo được so sánh với con gì ? Hai con vật này có gì giống và khác nhau ? Cách so
sánh đó có hay, có biểu cảm như 2 Vd trên không ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên đưa ra
kết luận:
- Con mèo được so sánh với con hổ
- Điểm giống nhau về hình thức: đều có lông vằn.

- Điểm khác về tính chất: mèo hiền, hổ dữ ( căn cứ dấu hiệu: nét mặt lại vô cùng dễ mến).
Giáo viên nhấn mạnh đây là cách so sánh thông thường: chỉ ra sự tương phản giữa hình thức
và tính chất của sự vật, cụ thể là con mèo.
-Từ đó Hs phân biệt được phép tu từ so sánh và cách so sánh thông thường. Hs rút ra nội
dung khái niệm về so sánh (ghi nhớ 1- SGK).
7
Gv: đưa ra sơ đồ của 2 phép so sánh cho học sinh quan sát ( xem sơ đồ ở phần phụ lục
T18 )
Qua thực tế giảng dạy hai năm và việc áp dụng vào hai thời điểm khác nhau, tôi
nhận thấy cách thứ 2 trong phân tích ngôn ngữ thông qua hình ảnh trực quan, sau đó cho
học sinh quan sát, rút ra khái niệm về phép so sánh nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cách 1 là
chỉ có phân tích ngôn ngữ đơn thuần.
Ở phần này giáo viên cũng có thể vận dụng kiến thức vào làm bài tập 2 SGK T26
bằng cách thi giữa các tổ nhóm với nhau, đặc biệt chú ý đối tượng học sinh yếu kém, gọi các
em lên bảng, đồng thời khích lệ các em bằng các con điểm xứng đáng mỗi khi làm đúng, để
tiết kiệm thời gian cho phần luyện tập.
e4.2 Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một cách học tạo điều kiện cho học sinh luyện tập khả năng giao
tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh.
Sau khi học sinh đã nắm được khái niệm, tôi đưa ra một bài tập nhanh, mục đích để
khắc sâu khái niệm.
VD: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận )
Gv: Em hiểu phép so sánh trên như thế nào ? Sự vật nào được so sánh, sự vật nào đem ra để
so sánh ?
Thật dễ hình dung “hòn lửa” trong bếp mỗi gia đình, vừa gọi được hình khối, tính
chất, màu sắc (thuộc tính của mặt trời) vừa gần gũi với người lao động. Thiên nhiên – Vũ trụ
bỗng trở lên bé nhỏ, gần gũi với con người.
* Tìm hiểu cấu tạo của so sánh( Tương ứng với mục II SGK T24 Ngữ văn 6 tập II)
Trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh, giáo viên phải nắm

chắc cấu trúc so sánh như sau:
Về mặt hình thức : trong thời kì hiện đại phép so sánh có chiều hướng phát triển về
độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao)  A x B x C (thơ hiện đại)
 A x B
1
x B
2
x B
3

Mặt nội dung ngữ nghĩa:
Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh thường gặp trong ca dao là:
A - x - B hoặc A - x - B
(trừu tượng) (cụ thể) (cụ thể) (cụ thể)
Nhưng trong phong cách nghệ thuật hiện đại ta gặp các phép so sánh ở tất cả các dạng
lí tưởng của nó:
A - B: trừu tượng - cụ thể
A - B: trừu tượng - trừu tượng
A - B: cụ thể - cụ thể
A - B: cụ thể - trừu tượng
8
Nhìn lại các hiện tượng so sánh trong ngôn ngữ nghệ thuật cả cổ tích lẫn hiện đại, dù
cấu trúc hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh thì một phép so sánh hay, có hiệu quả cao, cần
đảm bảo những yêu cầu sau (không phải là tất cả):
Gần gũi, mà cụ thể; có hình ảnh;hợp lý; tiêu biểu;Biểu cảm, bất ngờ.Giáo viên nắm
chắc các yếu tố này để dàng triển khai các phương pháp làm cho học sinh dễ tiếp cận nó
đồng thời khắc sau kiến thức cho học sinh.
VD: yếu tố gần gũi mà cụ thể, tôi có thể dẫn chứng như sau( tôi lấy 2 DV để minh họa):
So sánh với mục đích là để cụ thể hóa sự vật. Bởi vậy vế so sánh yêu cầu phải cụ thể.

Các sự vật có thể đem ra so sánh như: Nhọ nồi, cột nhà cháy, củ súng, củ tam thất, than là
những vật để cụ thể hóa khái niệm “đen”. Với khái niệm “hiền”, có thể cụ thể hóa bằng cách
so sánh với Bụt, cô Tấm
VD: “Đen như cột nhà cháy”
(Thành ngữ)
So sánh phải gần gũi. Hình ảnh so sánh có gần gũi thì mới nhận ra thuộc tính, dễ hình
dung ra sự vật.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận )
Thật dễ hình dung “hòn lửa” trong bếp mỗi gia đình, vừa gọi được hình khối, tính
chất, mầu sắc (thuộc tính của mặt trời) vừa gần gũi với người lao động. Thiên nhiên – Vũ trụ
bỗng trở lên bé nhỏ, gần gũi với con người.
Ở phần này, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, thông qua các ngữ
liệu cụ thể theo SGK.Tức là vẫn sử dụng 2 ví dụ a, b ở phần hình thành khái niệm, đồng thời
đưa thêm 2 ví dụ sau: ( Đưa ra bảng phụ cho học sinh quan sát, hay chiếu lên màn hình máy
chiếu )
- Đắt như tôm tươi (thành ngữ)
- Tìm tôi chiếc lá dâu xanh
Tằm đời ăn rỗi trơ cành còn chi
(Trần Huyền Trân)
Gv: Cho học sinh chép vào vở bảng cấu tạo của phép so sánh (SGK) và điền các so sánh đã
tìm được ở cả 4 ví dụ trên (a,b,c,d) vào bảng:
VD Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh Từ
so sánh
Vế B
(sự vật dùng để so sánh)
a Trẻ em như búp trên cành
b Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

c Đắt như tôm tươi
9
d Tìm tôi chiếc lá dâu xanh
Gv: Các phép so sánh trên gồm có mấy yếu tố ?
Cho học sinh tự nhận xét về các yếu tố của phép so sánh có đối chiếu giữa các ví dụ từ đó
rút ra kết luận:
+ Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gần 4 yếu tố: Sự vật được so sánh (vế A), phương
diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh (vế B).
+ Phép so sánh có cấu tạo không đầy đủ: Có thể lược bỏ một (một số) yếu tố nào đó
như trường hợp các VD (a,c,d) ở trên.
GV: Theo em có phải bao giờ một phép so sánh cũng đi từ: Vế A đến B không ? Có khi nào
phép so sánh bị đảo ngược lại không? Chẳng hạn vế B đến A không ?
Trường hợp thay đổi trật tự các yếu tố trong so sánh : Vế B đứng trước vế A
“Trường sơn: Chí lớn ông cha
Cửu long : Lòng mẹ bao la sóng trào”
cũng phải đưa ra để học sinh phát hiện
Dựa vào cấu trúc, tôi đưa ra kết luận các dạng so sánh như sau( Sử dụng bảng phụ:
máy chiếu, hay giấy rôki) cho học sinh quan sát:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố (3)
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so
sánh đổi chỗ ( Đảo ngược của phép so sánh ).
Ở mục này, tôi đã hệ thống hóa bằng hệ thống sơ đồ cho học sinh dễ nắm, dễ nhớ (
xem phần phụ lục T19,20 )
* Tìm hiểu các kiểu so sánh( tương ứng với mục SGK T41 ngữ văn 6 tập II)
Để hướng dẫn học sinh làm việc có hiệu quả ở phần này, tôi đưa ra những cách hiểu
riêng về các kiểu so sánh. Chúng ta đều biết rằng so sánh vô cùng phong phú. Có so sánh
đồng loại có so sánh khác loại.

So sánh người với người: VD: “Tính nết lão ta giống y như Chí Phèo của Nam Cao”,
“Bà ta cứ như mụ Tú Bà sống lại” So sánh vật với vật: “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững
như một tháp đèn khổng lồ” Đấy là những so sánh cùng loại.
Cú khi so sánh người với các con vật, với cây, với hoa” “Trông anh ta như một con
gấu”, “Bàn tay bà cụ như những rễ cây sù sì” Đó là những so sánh khác loại.
Cú trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: “Con lợn béo như một quả sim
chín”, “Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung” hoặc ngược lại dùng to để so
sánh với nhỏ: “Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng”
Lại cú lúc so sánh cái cụ thể với cái trìu tượng như câu ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
10
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tuy nhiờn nhìn chung, dù phong phú đến bao nhiêu ta vẫn tìm ra sự trùng khớp giữa
các loại so sánh trên ở hai điểm tạo nên sự phân biệt cơ bản của hai kiểu so sánh. Đó là so
sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
So sánh ngang bằng cú mô hình: A là B
VD:
“Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
(Ca dao)
Các so sánh ngang bằng thường sử dụng các từ chỉ quan hệ so sánh như: như, như là,
như thế, giống như, y như
So sánh không ngang bằng cú mô hình : A không bằng B. Từ chỉ quan hệ so sánh
trong các so sánh không ngang bằng là : khác, kém hơn, chẳng bằng, chưa bằng, hơn
Trong phép so sánh không ngang bằng, vế A và vế B chỉ những sự vật, sự việc tuy
hơn kém nhau một phương diện nào đó nhưng vẫn có nét tương đồng với nhau. Chính nét
tương đồng này cho phép so sánh các sự vật,sự việc với nhau.
Từ cách nhận thức như trên, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh như sau:

Từ các ví dụ đã cho ở sách giáo khoa, yêu cầu học sinh tìm ra hai phép so sánh:
VD: SGK T41
+ Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (1)
Đêm nay con ngủ giấc tròn
+ Mẹ là ngọn gió của con suối đời (2)
Gv: Hãy tìm các vế của 2 phép so sánh trên ? Hai phép so sánh này tác giả có sử dụng các
từ ngữ nào khác biệt ?
Học sinh nhận xét:
- Phép so sánh 1: ngôi sao chẳng bằng mẹ
- Phép so sánh 2: mẹ là ngọn gió
- Hs sự khác biệt là ở VD1 dùng từ chẳng bằng, còn VD2 dùng từ là .
GV: Theo em, có mấy kiểu so sánh ?
Học sinh kết luận có 2 kiểu so sánh, vẽ hai kiểu so sánh vào vở tùy theo nhận thức của học
sinh, giáo viên bổ sung
11
- Sau đó Gv vẽ mô hình của hai kiểu so sánh:
So sánh ngang bằng : A là B
So sánh hơn kém ( không ngang bằng) :A chẳng bằng B
Gv: Học sinh có thể tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc so sánh không
ngang bằng ( ca dao, tục ngữ, các văn bản đã học ).
*Tìm hiểu tác dụng của so sánh( tương ứng mục II SGK T42 Ngữ văn 6 tập II)
Từ ví dụ tôi cho học sinh đọc tìm ra các phép so sánh, dẫn dắt học sinh chỉ rõ tác
dụng của phép so sánh trong lời văn. So sánh nhất là những so sánh nghệ thuật, làm cho câu
văn thêm gợi tả, gợi cảm. Có thể nói so sánh là một trong những phép tu từ thông dụng nhất
góp phần làm cho sự diễn đạt phong phú về chất lượng và số lượng. đoạn văn miêu tả những
chiếc lá rụng của Khái Hưng không chỉ có tác dụng tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động,
giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả mà lại còn có tác
dụng biểu đạt tình cảm của tác giả - thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết.
* Luyện tập về phép so sánh:

Để học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức vào thực hành, tôi sử dụng phương pháp
rèn luyện theo mẫu (PPRLTM), theo các mẫu có sẵn ở SGK T26, T42, T43
Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp mà thầy giáo chọn và giới thiệu các
mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của
chúng và bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình
Ở đây giáo viên hướng dẫn học sinh phải được làm các dạng bài tập từ thấp đến cao
trong mỗi tiết học: phát hiện so sánh, tìm ví dụ về so sánh, thêm vào mẫu để tạo phép so
sánh, phân loại so sánh, sử dụng phép so sánh khi nói, viết, cảm nhận tác dụng nghệ thuật
của phép so sánh. Do đối tượng học sinh các năm không đồng đều, phần đa là học sinh yếu,
vì vậy tôi dựa vào đó để yêu cầu các em làm các bài tập khác nhau.
Với bài tập nhận diện và liên hệ ( bài 1 SGK T26). Ngoài việc củng cố khái niệm còn
có ý nghĩa mở rộng hiểu biết về sự phong phú của so sánh (các loại).
Với loại bài tập xây dựng phép so sánh dựa vào từ ngữ đã cho trước ( bài 2 SGK
T25), giáo viên phải hướng cho học sinh đảm bảo được các yêu cầu của so sánh về tính gần
gũi, cụ thể, tiêu biểu, hợp lý
Đặc biệt, với các bài tập tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các văn
bản đã học “Bài học đường đời đầu tiên” và “sông nước Cà Mau”, “Vượt thác” vừa có ý
nghĩa tích hợp, vừa khắc sâu thêm khái niệm, vừa củng cố kiến thức về cảm thụ cái đẹp của
tác phẩm văn học (Bài 3 SGK T26, bài 2 SGK T43).
Điều đáng lưu ý là với loại bài tập cảm nhận so sánh, học sinh phải hiểu được hình
ảnh so sánh được nói đến, hiểu được những thuộc tính của sự vật được đề cập đến thông qua
hình ảnh so sánh. Chỉ có thế mới hình dung được sự vật và cảm nhận được tình cảm của tác
giả gửi gắm qua so sánh. Một phần yêu cầu của bài tập 2 (SGK T 43) thuộc loại bài tập này.
Ví dụ khi Tế Hanh viết:
“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
12
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Tác giả đã so sánh “Tâm hồn” mình với “một buổi trưa hè”. Học sinh phải hiểu vế B
(hình ảnh so sánh) “một buổi trưa hè” và tìm nét tương đồng giữa “tâm hồn tôi” với hình
ảnh đó để hiểu tác giả muốn nói điều gì. Sao lại là một buổi trưa hè chứ không phải là một

buổi trưa khác ? Nắng hè rực rỡ, tràn trề gợi ta liên tưởng tới tâm hồn và tình yêu tràn trề
nồng ấm, gắn bó của Tế Hanh với dòng sông quê, với quê hương Miền Nam. Có thể đó là
một cách hiểu.
Hay như khi Tố Hữu viết:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Vượt khe sâu núi cao từng được coi là những việc làm nhiều gian nan vất vả. Vì thế,
khi sử dụng hình ảnh này trong phép so sánh không ngang bằng đã làm nổi bật, sinh động,
cụ thể "nỗi tái tê lòng bầm". Từ đó, biểu đạt thật sâu sắc niềm cảm phục lẫn biết ơn của tác
giả với người mẹ của mình.
Với bài tập sử dụng phép so sánh, đây cũng là dạng bài vận dụng quan trọng với học
sinh lớp 6 tích hợp với văn miêu tả. Vì vậy, khi hướng dẫn bài tập này (bài 3 SGK T43),
giáo viên nên sử dụng tranh ảnh để giúp học sinh quan sát và lựa chọn hình ảnh phù hợp.
Hãy bắt đầu từ việc đặt các câu riêng rẽ có sử dụng phép so sánh. Giáo viên sửa chữa,
uốn nắn dựa theo các yêu cầu về so sánh như đã nói ở mục (1) trong bài viết này. Sau đó,
cho các em hình thành đoạn văn theo yêu cầu của bài tập sách giáo khoa hoặc của thầy cô.
Đối với loại bài tập này tôi có dẫn chứng ở mục kết quả khảo nghiệm.
II.3: Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Đưa ra các phương pháp dạy bài phép so sánh phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.
- Biện pháp thực hiện: áp dung các phương pháp vào dạy thực tế cho học sinh qua các
năm, để đánh giá tính khả thi của đề tài.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Nội dung: áp dụng các phương pháp vào dạy phép so sánh cho học sinh K6, sau đó
đánh giá, nhận xét, rút ra các mặt ưu, nhược điểm của vấn đề, chuẩn sửa, bổ sung hoàn
thiện nó.
- Cách thức thực hiện: Tổ chức dạy thực tế đối với học sinh K6, có sự tham gia các thành
viên trong tổ, sau đó đánh giá tính đúng đắn, việc áp dụng vào thực tế của đề tài.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Áp dụng với mọi đối tượng của học sinh lớp 6, có phòng học phù hợp, đúng quy cách

dành cho học sinh, thoáng mát.
- Cần có các dụng cụ trực quan ( bảng phụ, máy chiếu)
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
13
- Các biện pháp, giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu người giáo viên không
nắm chắc các vấn đề về phần lý luận trước khi áp dụng thì việc vận dung, áp dụng các
phương pháp sẽ cứng nhắc, hiệu quả của bài học không cao.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
- Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học trước và sau khi áp dụng hiệu quả nâng lên rõ
rệt. Vấn đề, phương pháp tôi không chỉ áp dụng ở môi trường là đối tượng học sinh ở
trường PTDT nội trú, mà còn được áp dụng đối với học sinh phổ thông ( học sinh trường
THCS Nguyễn Văn Trỗi )
II.4: Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trên đây là toàn bộ nội dung kinh nghiệm tôi đã thực hiện. Từ nghiên cứu tìm tòi đến
thử nghiệm , tôi đã có những thành công đáng khích lệ. Cụ thể :98%số học sinh tôi dạy hiểu
và hoàn thành tốt các bài tập sách giáo khoa. Đặc biệt, là có một số học sinh có học lực yếu,
kém đã bước đầu nắm và giải được các bài tập ở mức độ trung bình. Rất đáng mừng đã có
một bộ phận không nhỏ các em học sinh có khả năng cảm thụ sâu sắc tác dụng của phép tu
từ so sánh trong các tác phẩm văn học cụ thể. Đây chính là một thuận lợi để các em có thể
giải mã nội dung tác phẩm văn chương, đặc biệt là các tác trữ tình .
Bảng 1: Trước khi chua áp dụngSKKN:
Lớp
Điểm
Kém
( 0-2 )
Yếu
(3-4)
Trung bình
( 5-6 )
Khá

( 7-8)
Giỏi
(9- 10)
6
( 2009-2010)
2
5%
6
15%
18
45%
12
30%
2
5%
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra 15 phút với yêu cầu "Viết đoạn văn tả quang
cảnh sân trường em , trong đoạn có sử dụng phép so sánh ( gạch chân dưới các phép so sánh
đó )"
Bảng 2: Sau khi áp dụngSKKN:
Lớp
Điểm
Kém
( 0-2 )
Yếu
(3-4)
Trung bình
( 5-6 )
Khá
( 7-8)
Giỏi

(9- 10)
6
( 2010- 2011)
12
30%
24
60%
4
10%
Sau đây tôi xin giới thiệu bài làm của 2 em học trong 2 năm học:
1. Bài làm của em Hà Thị Loan học sinh lớp 6 ( 2009 – 2010)
14
Đề bài: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cái hay của phép tu từ so sánh
trong những câu thơ sau :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng
(Tế Hanh)
Bài làm
Câu thơ mở đầu, Tế Hanh miêu tả dòng sông sao mà đẹp đến thế: đã xanh lại còn trong như
một tấm gương soi thì thật là gợi cảm.Nhưng ấn tượng với em nhất là câu: Tâm hồn tôi là
một buổi trưa hè. Tác giả sử dụng một phép so sánh ngang bằng rất hay, đầy chất thơ, thể
hiện một tâm hồn trong sáng và đầy cảm xúc. Mặt nước không chút gợn sóng, mà xanh mát,
hiền hòa, nhưng trong đó chứa đựng cả một nỗi niềm, một tình yêu cháy bỏng. hình ảnh so
sánh: tâm hồn mình với một buổi trưa hè đã đưa người đọc không chỉ tìm thấy dòng song
quê tràn trề ánh nắng ở miền Nam. Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng đến tình yêu nồng
nàn của Tế Hanh với dòng sông quê, với tuổi thơ hồn nhiên mà thơ mộng.
Đọc những câu thơ của Tế Hanh ta không chỉ được cảm nhận vẻ đẹp của một dòng
sông quê mà còn nhận ra một tâm hồn nhạy cảm, một ngòi bút tinh tế và thấm thía một tấm

lòng luôn luôn gắn bó với quê hương.
2. Bài làm của em Vũ Hoàng Yến học sinh lớp 6 (2010 – 2011)
Đề bài: Dựa vào kiến thức bài "Vượt thác", viết đoạn văn tả dượng Hương Thư đưa
thuyền vượt thác dữ ; trong đoạn có sử dụng 2 kiểu so sánh đã học.
Bài làm
Thuyền từ trên cao đổ xuống ầm ầm định nuốt chửng con thuyền. Ở phía dưới không
một chút nao núng Dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào đều đặn uyển
chuyển, luôn giữ cho con thuyền ở tư thế thăng bằng. Trong lúc đó, Dượng Hương Thư mới
hung dũng làm sao, các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt
nảy lửa, trông như một pho tượng đồng đúc.
Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ,
tính nết nhu mì như con gái, ai ngọi cũng vâng vâng dạ dạ.
III. Kết luận, kiến nghị:
III.1: Kết luận:
Cần phải khẳng định rằng, phép tu từ so sánh không phải là đơn vị kiến thức khó
hoặc xa lạ với học sinh lớp 6 . Cái khó là người thầy cần phải có một cái nhìn thật chính xác
khoa học về nó , phải xác định được những kiến thức trọng tâm và một hướng dạy phù hợp
thì bài dạy mới đạt được mục tiêu đề ra.
Trên đây là toàn bộ những phương pháp, biện pháp đã áp dụng vào việc dạy phép tu
từ so sánh dạy, góp phần nhỏ bé vào chương trình thay sách giáo khoa theo tinh thần đổi
15
mới phương pháp. Mặc dù có cố gắng tìm tòi tư liệu và đã vận dụng có hiệu quả vào giờ dạy
trên lớp, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các nghiệp cùng có mối quan
tâm đến vấn đề này hãy góp ý, bổ sung để những gì tôi đặt ra trong bài viết nhỏ này thực sự
có ích với việc dạy Ngữ văn cho học sinh lớp 6.
III.2: Kiến nghị:
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc dạy phép tu từ so sánh, bản thân hy vọng nhận
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Nếu tính khả thi của đề tài được chấp nhận rất mong
được đưa vào áp dụng rộng rãi.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập II- NXB Giáo dục
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập II- NXB Giáo dục
3. Phong cách học Tiếng Việt- Đại học Sư Phạm Hà Nội, NXB Giáo dục
4. Mấy vấn đề về thi pháp học- Đại học Sư Phạm Hà Nội, NXB Giáo dục
16
PHỤ LỤC
17
18
19
20

×