Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.93 KB, 63 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông
tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Để nhằm bổ trợ kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn cho giáo
viên, Sở Giáo dục và Đào tạo tập hợp, biên soạn tài liệu phục vụ chương trình bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn cấp THCS (thời lượng 30 tiết), tài liệu gồm
các nội dung sau:
- Định hướng phương pháp dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội
- Một số định hướng giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Ngữ văn THCS
- Định hướng tiến trình dạy các bài "hướng dẫn đọc thêm" phần văn bản trong
chương trình ngữ văn trung học cơ sở
Trong quá trình biên soạn, mặc dầu đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi
những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức. Trong quá trình nghiên cứu, học tập
rất mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp chỉ ra những thiếu sót, góp ý kiến để cuốn tài
liệu ngày càng được hoàn thiên hơn. Xin chân thành cảm ơn!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KIỂU BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ThS Hồ Minh Thông - Giáo viên trường THCS Lê Văn Thiêm, TP. Hà Tĩnh
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn nghị luận là kiểu bài tập làm văn có vai trò hết sức quan trọng trong chương
trình ngữ văn cấp trung học. Nếu ở bậc học tiểu học và chương trình Ngữ văn lớp 6, học
sinh chỉ được làm quen và luyện tập với các kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm thì đến
lớp 7 trở về sau, các em chủ yếu học kiểu bài văn nghị luận. Kỹ năng bàn bạc, trao đổi,
bày tỏ chính kiến của học sinh về một vấn đề nào đó trong văn học hoặc trong đời sống
được định hướng, trau dồi mạnh mẽ, đặc biệt là kiểu bài văn nghị luận xã hội. Ngay từ
lớp 7, lớp 8, học sinh đã bước đầu được làm quen với các dạng đề nghị luận xã hội, và
đặc biệt vận dụng nhiều ở chương trình ngữ văn lớp 9.
Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề được đặt ra rất cấp thiết đối với học sinh là học
và làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho có hiệu quả. Và theo đó, yêu cầu đặt ra


đối với giáo viên dạy bộ môn ngữ văn là cần phải lựa chọn phương pháp giảng dạy như
thế nào để giúp học sinh nắm vững kiến thức cũng như rèn luyện được kĩ năng làm kiểu
bài văn này, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với bộ môn trong thời kì đổi mới.
Đó chính là một đòi hỏi cấp bách nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với giáo
viên văn THCS. Trong bối cảnh chưa có một tài liệu hướng dẫn chính thức nào về
phương pháp giảng dạy kiểu bài văn này, các nguồn tư liệu tham khảo hầu như không
đáng kể, giáo viên cảm thấy còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ và lúng túng khi đối diện với
vấn đề này. Trong khi đó, vai trò của câu văn nghị luận xã hội trong các kì thi là vô
cùng quan trọng, thường chiếm khoảng 30% tổng số điểm của bài thi. Điều đó đặt ra
cho giáo viên Ngữ văn, nhất là giáo viên dạy lớp 9 những đòi hỏi nhất định cần phải đáp
ứng được trước yêu cầu này.
Trước tình hình đó, chúng tôi biên soạn tài liệu này như một gợi ý, một định
hướng nhỏ để các đồng chí giáo viên tham khảo, trên cơ sở đó dần hoàn thiện cho mình
2
một phương pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội một cách hiệu quả và nhất.
Chắc chắn tài liệu sẽ còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý
báu của các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa bộ tài liệu ngày càng tốt hơn.
PHẦN 2
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆN NAY
Ở CÁC TRƯỜNG THCS
2.1. Vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội ở trường THCS hiện nay
Những năm gần đây, do sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có văn hóa, giáo dục, vấn đề dạy học bộ
môn Ngữ văn được Nhà nước, Bộ GD-ĐT, các cấp, ngành có liên quan cũng như cả xã
hội đặc biệt quan tâm. Văn học hiện nay không chỉ hướng HS đến các tác phẩm văn
chương kinh điển, rung cảm với những vẻ đẹp muôn thuở trong những áng văn bất hủ
mà còn tạo cơ hội để các em bày tỏ những quan điểm, thái độ, chính kiến, cảm xúc, mơ
ước, khát vọng của mình về những vấn đề gần gũi, quen thuộc xảy ra xung quanh cuộc
sống đời thường, về những con người, những sự vật, những hình ảnh để lại trong các em
những tình cảm, những suy nghĩ, trăn trở. Chẳng hạn, để hạn chế căn bệnh vô cảm trong

xã hội hiện đại, chúng ta có thể xây dựng các đề văn nghị luận phù hợp giúp HS trình
bày quan điểm của mình về vấn đề này, tạo cơ hội và môi trường để HS nhập cuộc, có
định hướng đúng đắn về vai trò của cá thể, của cái tôi cá nhân giữa cộng đồng. Chương
trình Ngữ văn với những kiểu văn bản đa dạng, vừa tôn vinh những giá trị văn chương
muôn thuở vừa phần nào cập nhật được hơi thở của đời sống văn học đương đại đã
mang lại một luồng gió mới, sinh khí mới cho những người dạy và học văn.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan, vấn đề giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã
hội trong nhà trường THCS hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng trong cách dạy, nhất là chưa có những tìm tòi và
nghiên cứu sâu để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, có tính khái quát để tiến hành
được các chuyên đề chuyên sâu về nội dung này. Các bài dạy, chủ yếu là các bài dạy ôn
tập vẫn mang tính manh mún, ra đề và hướng dẫn làm theo từng đề bài cụ thể, chưa
mang tính định hướng xâu chuỗi, khái quát, bản chất về vấn đề, chưa giúp HS có được
cách nhìn toàn diện về đặc trưng và phương pháp giải quyết kiểu đề này. Về phía HS,
3
nhiều em chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kiểu bài này. Các em vẫn tập
trung phần lớn thời gian và tâm huyết để nghiên cứu và học tập kiểu bài nghị luận văn
học - một nội đung chiếm thời lượng lớn trong chương trình. HS vẫn chưa phát huy tối
đa khả năng tự tư duy, tự lập luận trước một vấn đề, một hiện tượng xảy ra trong đời
sống xã hội mà thường quen với kiểu tư duy nói lại, nhắc lại và sao chép lại những gì
người khác đã nói. Một bộ phận HS chỉ chăm chắm vào các bài học trên lớp, tìm hiểu
những kiến thức hạn hẹp trong sách giáo khoa mà quên mất trường học lớn nhất chính
là cuộc đời rộng lớn, vô tận, thăm thẳm bên ngoài. Vì thế, các em thiếu hẳn những nhận
thức xã hội cần thiết, không kịp thời nắm bắt được thông tin, thờ ơ, bàng quan với hơi
thở nóng hổi của hiện thực xã hội. Điều đó khiến các em gặp không ít trở ngại và khó
khăn khi giải quyết các đề văn nghị luận xã hội.
Chính vì thế, qua thực tiễn khảo sát trong việc chấm chữa các bài kiểm tra đề văn
nghị luận xã hội ở cấp THCS, chúng tôi nhận thấy nhiều em còn hết sức bỡ ngỡ, chưa
nắm bắt được vấn đề, hoàn toàn lúng túng khi xử lí thông tin và trao đổi bàn bạc do
chưa có phương pháp làm bài tốt. Bởi vậy, tính thuyết phục của một bài văn nghị luận

hoàn toàn chưa đáp ứng được.
2.2. Nguyên nhân của hiện trạng đó
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2.1.1. Về chương trình Ngữ văn THCS hiện nay
Ở chương trình lớp 7, mặc dù trong phần văn lập luận giải thích, lập luận chứng minh,
SGK cũng đã định hướng, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp làm bài văn nghị luận
nhưng vẫn chưa rõ nét ở kiểu bài nghị luận xã hội, chủ yếu tập trung ở một số đề bài
phân bố ở các tiết kiểm tra. Chương trình lớp 8 dành phần nhiều dung lượng cho kiểu
bài văn thuyết minh, nghị luận văn học. Có một số đề văn mở nhưng vẫn chưa giới thiệu
có hệ thống về văn nghị luận xã hội. Đến lớp 9, chương trình SGK đã có một số tiết ở
học kì II đề cấp đến nội dung này như:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
4
Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy, xét về mức độ quan trọng và yêu cầu hiện nay,
dung lượng đó là quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu trang bị kiến thức và phương pháp
giảng dạy cho giáo viên cũng như chưa định hình được trong HS khái niệm đầy đủ về
văn nghị luận xã hội.
2.2.1.2. Đối với phụ huynh, học sinh
- Một trong những trở ngại lớn nhất đối với giáo viên dạy văn là vẫn còn một bộ phận
lớn phụ huynh, học sinh xem nhẹ vai trò của môn văn, thả rơi không học hoặc học cũng
chỉ để nhất thời phục vụ thi cử. Chính vì vậy, rất khó khăn cho người dạy trong việc
hướng dẫn, định hướng, gợi mở cho HS, đặc biệt là đến với kiểu bài đòi hỏi nhiều sự
đầu tự, tìm tòi, sự say mê, nhiệt huyết trong việc bộc lộ quan điểm, thái độ, bản lĩnh của
người viết như kiểu bài văn nghị luận xã hội
- Một bộ phận lớn HS như đã nói ở trên là học theo hình thức "bác học", trang bị đầy đủ
kiến thức lý thuyết mà thiếu kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nhiều em hoàn
toàn thờ ơ trước những thông tin thời sự nóng hổi, những vấn đề cấp bách đang được cả
xã hội quan tâm. Nhiều em sống khép kín, thiếu sự tương tác, giao cảm với bạn bè, với

những người xung quanh, với những cảnh ngộ, những thân phận nhiều khi vô tình bắt
gặp Hiện tượng vô cảm đó của một bộ phận HS cũng là một trong những nguyên nhân
quan trọng khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy, nhất là dạy văn
nghị luận xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Một bộ phận giáo viên chưa dành cho nội dung dạy học này một sự quan tâm đúng
mức, chưa đầu tư thời gian, tâm huyết, trí tuệ để tìm tòi, nghiên cứu, từ đó tự định
hướng cho mình một phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả . Hầu hết giáo viên chỉ
dừng lại ở mức dạy các tiết học được phân phối trong khung chương trình, chưa đầu tư
được thành một hệ thống tri thức mạch lạc, khoa học, dễ hiểu và dễ vận dụng. Từ đó
dẫn đến hiện tượng học sinh chán nản, lảng tránh, thậm chí là sợ hãi khi đối mặt với một
đề văn nghị luận xã hội.
- Một số giáo viên vẫn chưa dành nhiều thời gian để cập nhật các thông tin thời sự,
chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước cũng như trên thế giới. Do đó, các bài giảng
nghị luận xã hội vẫn còn khô khan, thiếu sức sống, thiếu sức hấp dẫn đối với HS, chưa
5
kích thích và phát huy được niềm say mê cũng như ý thức của học sinh - của một cái tôi
trên con đường trưởng thành trước những vấn đề quan trọng của xã hội, của con người.
Nếu không ý thức tốt về vấn đề này, một số giáo viên dễ bị rơi vào hiện tượng tụt hậu,
thiếu thuyết phục đối với những em học sinh ham tìm hiểu và có kiến thức xã hội chắc
chắn, phong phú, sâu rộng.
2.3. Giải pháp khắc phục
2.3.1. Đối với chương trình SGK
- Cần bổ sung hệ thống tri thức đủ, cần thiết, cân đối với các nội dung khác về kiểu bài
văn này để giúp GV và HS có điều kiện tốt hơn trong dạy và học
- Cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến các tiết học rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm
bài văn nghị luận, trong đó có nghị luận xã hội
2.3.2. Đối với phụ huynh, học sinh
- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò của bộ môn văn trong hành trình sống và hoàn
thiện nhân cách con người

- Cần dành sự quan tâm, thời gian nghiên cứu học tập đối với bộ môn một cách phù
hợp, tránh những nhận thức lệch lạc, phiến diện.
- Cần tăng cường mở rộng hiểu biết xã hội, quan tâm nhiều hơn đến đời sống của quê
hương, đất nước, tỏ thái độ, cảm xúc khi chứng kiến những hiện tượng cảm động, đáng
khích lệ hay đáng lên án, cần chia sẻ hay quyết tâm loại bỏ Tăng cường cập nhật
thông tin mọi lúc, mọi nơi, luôn có ý thức bộc lộ thái độ, chia sẻ quan điểm hay khẳng
định chính kiến của mình về một vấn đề, một hiện tượng nào đó xảy ra quanh cuộc sống
của mình.
2.3.3. Đối với giáo viên
- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc giảng dạy kiểu bài văn nghị luận
xã hội cho học sinh trong chương trình Ngữ văn cấp trung học. Đây là một trong những
nội dung hết sức quan trọng để bồi dưỡng tri thức, cảm xúc, thái độ cho học sinh về con
người và cuộc sống
- Cần tăng cường thu thập thông tin, tư liệu các nguồn để tham khảo và vận dụng về vấn
đề giảng dạy kiểu bài này
6
- Thường xuyên có ý thức trau dồi hiểu biết về các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội
đang diễn ra từng ngày từng giờ, luôn cập nhật kịp thời các thông tin cũng như tăng
cường tìm hiểu về tâm lí, cảm xúc của lứa tuổi đang giáo dục để từ đó dễ dàng tiếp cận
và hướng dẫn các em cách học
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn đề cương ôn tập nội dung này theo từng
chuyên đề để có hướng triển khai phù hợp và khả thi nhất
Phần 3 mà chúng tôi biên soạn sau đây là một gợi ý nhỏ với các đồng nghiệp về phương
pháp giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội này.
PHẦN 3
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KIỂU BÀI
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
3.1. Định hướng nội dung giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội
3.1.1. Thế nào là văn nghị luận?
Trước hết, khi dạy kiểu bài này, giáo viên cần có thao tác hệ thống hóa kiến thức

về phương thức biểu đạt nghị luận và kiểu bài văn nghị luận học sinh vốn đã được làm
quen từ lớp 7.
3.1.1.1.Nghị luận là gì?
- Nghị luận là một phương thức biểu đạt quan trọng, quen thuộc và có ý nghĩa rất lớn
trong đời sống con người.
- Nghị luận là bàn bạc, trao đổi, trình bày quan điểm, ý kiến của người viết về một vấn
đề nào đó trong văn học cũng như trong đời sống.
3.1.1.2. Văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận là dạng bài văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm,
suy nghĩ, thái độ của mình về một vấn đề, một hiện tượng nào đó nhằm thuyết phục
người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình.
3.1.1.3. Các kiểu bài văn nghị luận
3.1.1.3.1. Nghị luận văn học
Là kiểu bài văn người viết trình bày những hiểu biết, cảm nhận, suy nghĩ, thái
độ của mình về một vấn đề văn học:
7
- Nghị luận về một tác giả văn học
- Nghị luận về tác phẩm văn học
- Nghị luận về một vấn đề văn học
3.1.1.3.2. Nghị luận xã hội
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Là nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con
người. Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư
tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, so sánh, chứng minh, đối chiếu, phân tích để chỉ ra
chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người
viết.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê
hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
3.2. Thế nào là nghị luận xã hội?

Ở đây, chúng ta có thể hiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và một sự
việc hiện tượng đời sống được gọi chung là nghị luận xã hội.
Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cần định hướng cho học sinh nhận thức
được các sự việc, hiện tượng xã hội, các vấn đề tư tưởng, tình cảm, đạo lí được bàn bạc
thường là những vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa thiết thực, nóng hổi, cấp bách, có
ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống con người.
Ví dụ: Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2, tr22 (NXB GD, 2009) giới thiệu một số đề văn:
Đề 1. Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy nêu
một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.
Đề 3. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng họ
tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
3.2.1. Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội mang những đặc điểm chung của văn nghị luận, đó là tính chặt
chẽ của lập luận, hệ thống luận điểm, luận cứ được xác lập rõ ràng, mạch lạc, tính
thuyết phục cao Tuy nhiên, bên cạnh đó, nghị luận xã hội có những đặc điểm đáng
chú ý khác mà giáo viên cần phân tích, hướng dẫn để học sinh nắm vững.
8
3.2.2. Nội dung nghị luận
Nội dung của kiểu bài nghị luận này hướng đến các sự việc, hiện tượng có vấn đề
trong đời sống xã hội. Bài văn không hướng đến các những vấn đề mang tính lý thuyết,
lý luận hay những giá trị văn chương mà đối tượng trực tiếp chính là đời sống bộn bề,
phong phú, đa chiều. Chính vì vậy, hơi thở của cuộc sống, của hiện thực luôn ắp đầy
trong bài văn.
3.2.3. Phương pháp nghị luận
Đối với kiểu bài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp
làm bài phù hợp. Cần nhận thức rõ vấn đề cần nghị luận cụ thể là gì, phân tích mặt
đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người
viết. Mỗi một dạng đề phải tương ứng lựa chọn những cách giải quyết riêng, tránh làm
bài chung chung, tư duy không mạch lạc, luận điểm xác lập trừu tượng, không rõ ràng.
Trong phạm vị của tư liệu này, chúng tôi đề cập đến một số dạng đề và cách giải quyết

để các đồng chí cùng tham khảo (mục 3.3) .
3.2.4. Quan điểm, thái độ của người viết
Có thể nói, nghị luận xã hội là kiểu bài ghi đậm dấu ấn cá nhân của người viết
nhiều nhất. Đối với các vấn đề được bàn bạc, người viết có quyền bộc lộ một cách thẳng
thắn suy nghĩ, nhận thức của mình về vấn đề đó. Người viết có thể trình bày và đưa ra
lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời phê phán, không đồng tình, phản bác
những ý kiến đi ngược lại với tư duy và nhận thức của bản thân. Không gian của bài văn
nghị luận xã hội là một không gian rất mở, rất thoáng để người viết tự do bày tỏ chính
kiến, suy nghĩ, cảm xúc của mình. Người viết luôn có cảm giác nhập cuộc, có trách
nhiệm hơn trước cộng đồng và xã hội; luôn khao khát thể hiện cảm xúc, chia sẻ tình
cảm từ những vấn đề đặt ra.
3.2.5. Các thao tác lập luận quen thuộc trong bài văn nghị luận xã hội
- Giải thích
- Chứng minh
- Phân tích
- Bình luận
- So sánh
9
- Bác bỏ
Bên cạnh đó, người viết cũng có thể linh hoạt vận dụng kết hợp thêm các phương
thức biểu đạt khác như tự sự (kể một câu chuyện nhỏ, một mẩu truyện ngắn, súc tích
nhưng nhiều ý nghĩa), miêu tả, biểu cảm để bài văn hấp dẫn hơn. Các thao tác trên
được sử dụng hoàn toàn theo chủ ý của người viết, không nhất thiết phải quá khuôn mẫu
và cứng nhắc, miễn sao đi được đến đích của bài văn.
3.2.6. Yêu cầu về hình thức: Cũng như các bài văn khác, bố cục bài nghị luận xã hội
phải có đầy đủ 3 phần, triển khai một cách mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác
thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động, hấp dẫn.
3.3. Hướng dẫn cách làm một số dạng đề văn nghị luận xã hội
Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận thức đúng về bản chất,
yêu cầu của đề ra, xem đề này thuộc dạng cụ thể nào để từ đó xác định phương pháp

làm bài tốt. Mỗi dạng đề có một cách làm bài khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu
và định hướng cách dạy phương pháp làm bài cho HS qua một số dạng đề cụ thể.
Dạng 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng có tính tiêu cực trong đời sống xã hội
Ví dụ:
Đề 1. Bạo lực học đường và suy nghĩ, nhận thức của em.
Đề 2. Vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Đề 3. Tai nạn giao thông và trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội, của thế hệ
trẻ…
Đề 4. Bàn về vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục
Đề 5. Bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại
Đối với dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng có tính tiêu cực, học sinh nên xác
lập hệ thống luận điểm như sau:
1. Giải thích vấn đề
Với luận điểm đầu tiên này, học sinh nên giải thích về hiện tượng, vấn đề mình
đang nghị luận. Thao tác này giúp vấn đề trở nên sáng rõ và người viết ngay từ đầu
cũng đã thể hiện được mức độ nắm bắt sự việc của bản thân. HS cần xác định được
trọng tâm của đề ra để từ đó hiểu cần phải giải thích những khái niệm, những ngôn từ gì
mà đề bài đang đặt ra. Ví dụ, ở đề 4, HS nhất thiết phải giải thích bệnh thành tích trong
10
giáo dục có nghĩa là gì để giúp vấn đề rõ ràng, từ đó mạch lạc dẫn đến các luận điểm
sau. Hay ở đề 5, người viết cần giải thích rõ vô cảm là căn bệnh trầm kha của con người
trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Đó là sự trơ cạn tình người, sự kiệt quệ của
cảm xúc, sự thờ ơ, lạnh lùng, bàng quan, thậm chí tới mức tàn nhẫn trước thân phận của
những người xung quanh, trước một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội. Luận điểm
này nên trình bày ngắn gọn, sáng rõ.
2. Thực trạng
Có thể hiểu luận điểm này giải quyết biểu hiện của vấn đề đó như thế nào. Vì ở
dạng đề này, chúng ta đang bàn đến các sự, việc, hiện tượng tiêu cực nên dùng từ "thực
trạng" là hợp lí. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng một số cách diễn đạt khác như hiện
trạng, vấn nạn Luận điểm này người viết nên triển khai bàn về thực trạng của vấn đê từ

không gian rộng đến hẹp, từ xa đến gần Chẳng hạn ở đề 3, học sinh cần khảo sát thực
trạng của vấn nạn tham gia giao thông hiện nay khái quát trên phạm vi cả nước và ở địa
phương nơi mình đang sinh sống. Với căn bệnh vô cảm được đề cập đến ở đề 5, cần
phân tích biểu hiện của nó ở nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, tầng lớp khác nhau, sau đó
tập trung nhấn mạnh hơn đến giới trẻ và lối sống, nhận thức, suy nghĩ của một bộ phận
thanh niên trong đời sống hiện đại ngày nay.
3. Hậu quả
Phân tích hậu quả của hiện tượng từ nhiều khía cạnh
- Hậu quả, tổn thất về mặt vật chất
- Hậu quả, tổn thất về mặt tinh thần, tình cảm
- Ảnh hưởng đến hành trình hoàn thiện nhân cách, quá trình sống và sự tích lũy những
giá trị
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, đến những giá trị truyền thống của dân tộc
Tùy thuộc vào từng đề bài cụ thể, người viết lựa chọn và phân tích hậu quả của vấn đề
một cách rõ nét, thuyết phục.
4. Nguyên nhân
11
Đây là một trong những luận điểm quan trọng để người viết trình bày và bộc lộ
được chính kiến, quan điểm, đánh giá của mình về vấn đề đang bàn luận. Phân tích
được nguyên nhân chính là có được chiếc chìa khóa để tìm ra các giải pháp hữu hiệu
nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực đó. Thông thường, chúng ta phân tích
2 loại nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan
Là những tác động, những ảnh hưởng bên ngoài khiến vấn đề đó nảy sinh trong một
thời gian và không gian cụ thể. Ví dụ, nguyên nhân khách quan khiến tai nạn giao thông
ngày càng có dấu hiệu gia tăng ở nước ta, mỗi năm cướp đi hàng chục nghìn sinh mạng:
cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội đất nước;
các chế tài, các bộ luật chưa chặt chẽ, cách xử phạt vi phạm chưa nghiêm minh
- Nguyên nhân chủ quan
Là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân của người trong cuộc, do nhận

thức, ý thức về vấn đề chưa thấu đáo, chưa đúng đắn. Tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu
do sự kém hiểu biết của người tham gia giao thông, không tôn trọng luật lệ, uống rượu
bia khi lái xe
5. Giải pháp
Người viết cần đưa ra quan điểm của mình, đề xuất các giải pháp để khắc phục
thực trạng đó, giảm thiểu, hạn chế những hậu quả. Chẳng hạn về tình trạng tham gia
giao thông và sự gia tăng của các vụ tai nạn hiện hay, nhà nước, các cấp các ngành, các
cơ quan đơn vị, các địa phương và bản thân người tham gia giao thông đều phải nhập
cuộc quyết liệt mới có thể thay đổi được tình hình. Ý này nên khuyến khích những suy
nghĩ, những đề xuất sáng tạo, mới mẻ của HS.
6. Bài học nhận thức và hành động
Ở luận điểm này, giáo viên hướng dẫn và khuyến khích HS bộc lộ những suy
nghĩ, ý kiến, quan điểm của bản thân một cách thẳng thắn, tích cực, thể hiện được cách
nhìn, thái độ, trách nhiệm của thế hệ trẻ trước những vấn đề đời sống.
Về cách sắp xếp luận điểm, HS có thể linh hoạt tùy vào từng vấn đề cụ thể mình đang
bàn luận. Trong một số trường hợp, có thể đặt luận điểm nguyên nhân trước hậu quả,
12
nhưng trên thực tế có nhiều đề bài cần đặt luận điểm hậu quả ngay sau thực trạng để
tăng sức phản ánh, sau đó bàn về nguyên nhân để tìm ra giải pháp cụ thể.
Dạng 2. Nghị luận về một vấn đê tư tưởng, tình cảm, đạo lí.
Ví dụ:
Đề 1. Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
Đề 2. Lí tưởng sống của thanh niên
Đề 3. Lòng vị tha
Đề 4. Bài học về cho - nhận trong cuộc sống
Đề 5. Niềm tin trong hành trình sống của con người
Bên cạnh đó, GV cũng cần lưu ý đến những đề bài bàn về những hiện tượng có
ý nghĩa tích cực trong đời sống xã hội (Ví dụ: Bài học sau một chuyến đến thăm làng
trẻ SOS; Giới trẻ và những hành động thiện nguyện vì cộng đồng ) Sở dĩ chúng tôi đưa
kiểu đề bài này vào dạng 2 là để HS phân biệt được với các đề bài bàn về những vấn đề

tiêu cực ở dạng 1, từ đó nắm chắc phương pháp và kĩ năng làm bài. Bên cạnh đó, cách
làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, tình cảm, đạo lí và bài văn về những hiện
tượng tích cực là cơ bản giống nhau trong cách thiết lập và triển khai các luận điểm.
Đối với dạng đề này, có thể cho sẵn một câu chuyện chứa đựng những ý nghĩa
sâu sắc về một chủ đề nào đó và yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ, cảm nhận, đánh
giá của bản thân. Loại đề bài này có tính gợi mở cao đồng thời vẫn có tính định hướng
cụ thể để học sinh có điều kiện tập trung bàn bạc một vấn đề cụ thể.
Ví dụ:
Đề 6. Suy nghĩ của em về câu chuyện Người ăn xin (SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr22)
Hoặc giáo viên có thể ra đề từ một ý kiến, nhận định, một câu tục ngữ, thành ngữ, ca
dao, một câu danh ngôn
Ví dụ:
Đề 7. Viết bài văn nghị luận bàn về câu nói của nhà văn Nga Pautopxki: "Dù
người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, hãy tin rằng cuộc sống là một điều kì
diệu".
Kiểu đề 6 và 7 thường dành cho đối tượng HS khá, giỏi; vấn đề nghị luận trong
các đề bài này thường ẩn đi, đòi hỏi HS phải tự giải mã và xác định được đó là vấn đề
13
gì, thông điệp mà câu chuyện, câu danh ngôn ấy chuyển tải đến người đọc là như thế
nào Các đề bài đó cũng có thể được diễn đạt hiển ngôn và định hướng phạm vi nghị
luận gọn, rõ hoặc hẹp hơn dành cho đối tượng HS đại trà. Chẳng hạn đề 6 trình bày lại
như đề 4, đề 7 trình bày lại như đề 5.
Tùy từng đề bài cụ thể, HS lựa chọn những cách triển khai phù hợp. Giáo viên có
thể định hướng cho học sinh cách xác lập luận điểm như sau:
1. Giải thích vấn đề
Học sinh đưa ra cách hiểu, cách lí giải về vấn đề theo quan điểm của mình. Có thể có
nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng người viết tựu trung lại làm sáng tỏ được vấn đề
đó, khái niệm đó, thuật ngữ đó… bản chất là gì. Bàn về lòng vị tha (đề 3), học sinh có
thể giải thích đó là một thái độ sống, quan niệm sống đẹp, biết sống vì người khác, biết
lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ với những người xung quanh; vị tha đối lập với vị kỉ, chỉ

chăm chắm cho lợi ích của cá nhân, đề cao và tách biệt cái tôi cá nhân giữa cái ta của
cộng đồng xã hội. Ở nội dung này, học sinh nên viết ngắn gọn, tránh lặp ý với những
nội dung triển khai ở phần sau. Đối với đề bài là một câu danh ngôn, một câu chuyện,
HS cần giải thích được nội dung, ý nghĩa, vấn đề được đề cập đến ở đây là gì để từ đó
giải quyết chính xác các yêu cầu tiếp theo.
2. Biểu hiện như thế nào?
Đây là nội dung quan trọng trong bài văn. Người viết cần bàn luận được về những biểu
hiện phong phú, đa dạng của vấn đề đó trong cuộc sống. Chẳng hạn, ở đề 1, biểu hiện
của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta, nhân dân ta qua bao đời nay có thể
hiểu đó là thái độ trân trọng, tôn kính đối với thầy cô giáo; là tình cảm tri ân, uống nước
nhớ nguồn; là cách đáp lại công ơn của thầy cô bằng chính sự nỗ lực, quyết tâm của bản
thân học trò trong hành trình sống, học tập, hành trình hoàn thiện nhân cách của bản
thân… Hay ở đề 4, cần định hướng cho học sinh hiểu sâu sắc vấn đề không phải ta đang
cho và nhận cái gì mà quan trọng là cho và nhận như thế nào…
3. Có ý nghĩa gì?
Ý này học sinh cần bàn luận về ý nghĩa của vấn đề đó đối với đời sống con người đồng
thời bộc lộ thái độ, suy nghĩ của mình. Lòng vị tha hướng con người đến những giá trị
cao đẹp trong cuộc sống, bồi đắp cho tâm hồn con người thêm giàu có, phong phú, biết
14
rung động trước cái thiện, cái đẹp, biết mở rộng lòng mình để đón nhận và sẻ chia với
mọi âm vang của cuộc đời. Biết yêu thương, biết hy sinh, biết tha thứ, biết vì người
khác…suy cho cùng cũng là vì chính mình, bởi đó là cách để ta chạm tới những chân
giá trị của cuộc sống, giúp ta tự hoàn thiện mình và trưởng thành hơn…
4. Mặt trái của vấn đề
Người viết cần đặt ra, bàn luận về những biểu hiện, những hành vi, suy nghĩ, thái độ
tiêu cực, đối lập với những vấn đề đang nghị luận. Ở đề 3, sau khi đã triển khai các luận
điểm trên, cần phê phán một bộ phận sống không có lí tưởng, sống gấp, sống vội, chạy
đua theo những đam mê, sở thích tầm thường, bỏ quên những ước mơ, khát vọng vươn
tới những giá trị đích thực, cao đẹp trong cuộc sống. Người viết nên lấy dẫn chứng từ
những con người, hiện tượng chân thực xung quanh mình để bàn luận một cách thuyết

phục hoặc cũng có thể khai thác dẫn chứng từ những danh nhân, những con người nổi
tiếng trên nhiều phương diện của đời sống, các nhân vật văn học HS cũng có thể đặt ra
các câu hỏi phản biện như "nếu không như vậy thì sẽ ra sao" để bàn luận. Trong một số
trường hợp, HS nên mở rộng vấn đề, phân biệt với những hành vi, lối sống có nét tương
đồng với vấn đề đang bàn luận. Ví dụ, tự tin khác với tự kiêu, phân biệt lòng dũng cảm
với sự liều lĩnh, khát vọng với tham vọng
5. Bài học nhận thức và hành động
Từ những phân tích, bình luận, đánh giá ở trên, học sinh cần bộc lộ những suy nghĩ cá
nhân, có thể đưa ra giải pháp để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm
HS liên hệ đến bản thân để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình từ góc độ của một
người trong cuộc hoặc một người trẻ có trách nhiệm trước xã hội.
Dạng 3. Bàn về những vấn đề có tính hai mặt
Ví dụ:
Đề 1. Game online và giới trẻ ngày nay.
Đề 2. Hiện tượng sùng bái thần tượng ở giới trẻ.
Đề 3. Suy nghĩ của em về Internet và cuộc sống của con người.
Với dạng đề này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề phù hợp, đánh
giá được mặt tích cực cũng như mặt trái của hiện tượng. Có thể triển khai ý theo trình tự
sau:
15
1. Giải thích vấn đề
Cũng như các dạng đề đã nói ở trên, HS đưa ra cách hiểu, lí giải về các hiện tượng đó.
Ví dụ, game online là một phát minh của con người gắn với sự ra đời của những thiết bị
công nghệ cao, sự xuất hiện của mạng internet. Đó là những trò chơi trực tuyến phục vụ
cho nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
HS, nên linh hoạt khi xử lí các đề ra cụ thể, tránh vận dụng máy móc, áp đặt bởi trong
thực tế có những đề bài không cần phải triển khai ý này mà lồng ghép, xen kẽ trong quá
trình bàn luận.
2. Mặt tích cực của hiện tượng
Người viết cần có cách nhìn khách quan, bám sát hiện thực để bàn bạc thấu đáo về vấn

đề. Khi nói đến vấn đề về Internet chẳng hạn, có thể khẳng định đó là một trong những
phát minh vĩ đại của nhân loại ở thế kỉ XX. Những đặc tính ưu việt của nó là không thể
phủ nhận
3. Mặt tiêu cực của hiện tượng
Bên cạnh mặt tích cực, ưu việt của hiện tượng đó, cũng cần thấy được mặt trái của vấn
đề. Ví dụ, game online vốn là sản phẩm của trí tuệ con người, nhằm để phục vụ cho nhu
cầu giải trí của con người. Nhưng một bộ phận người thiếu nhận thức, thiếu bản lĩnh,
thiếu hiểu biết, đã biến những trò chơi vốn lành mạnh thành một thú tiêu khiển vô cùng
nguy hiểm, tiêu tốn thời gian, sức khỏe, ảnh hưởng đến trí lực của người chơi; thậm chí
còn đẩy nhiều thanh thiếu niên vào con đường nghiện ngập, sa ngã
4. Giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
Từ góc nhìn của thế hệ trẻ, học sinh cần mạnh dạn đề xuất những giải pháp hữu hiệu,
hợp lí để giải quyết vấn đề. Các giải pháp bắt nguồn từ các cơ quan chức năng, các cấp
các ngành có liên quan, và đặc biệt, từ ý thức, nhận thức, hành vi của từng cá nhân.
Đồng thời, HS liên hệ bản thân để chia sẻ, bộc lộ ý kiến về vấn đề một cách sâu sắc. Đó
cũng chính là bài học nhận thức và hành động của người viết.
Với các dạng đề cụ thể như đã trình bày ở trên, giáo viên nên hướng dẫn HS có
cách tư duy linh hoạt, không nên quá máy móc, cứng nhắc trong tiến trình làm bài,
trong cách sắp xếp luận điểm, tạo lập đoạn văn nhưng vẫn cần chú trọng đến tính khoa
học, tính logic của lập luận. Vấn đề dẫn chứng trong bài văn nghị luận hết sức quan
16
trọng. HS nên chọn lọc, lựa chọn một cách phù hợp từ nhiều nguồn: từ tài liệu, sách vở,
các phương tiện truyền thông, từ hiện thực cuốc sống phong phú xung quanh mình, từ
các tác phẩm văn học đã được học và đọc Dẫn chứng đưa vào bài văn phải tinh, sâu
sắc, giàu ý nghĩa, phục vụ triệt để cho các luận điểm được triển khai. Phần liện hệ bản
thân, bài học nhận thức và hành động, giáo viên cần định hướng cho HS hướng đến một
lối viết chân thành, tự nhiên, trong sáng, cảm xúc phải phù hợp với độ tuổi, tránh lên
gân, sáo rỗng, giả tạo. Dù viết về vấn đề gì, điều cuối cùng HS nhận thức được và đúc
rút được là thái độ sống tích cực, biết ước mơ, khát vọng, vươn tới những giá trị cao đẹp
trong cuộc sống

Trên đây là một số gợi ý của chúng tôi nhằm định hướng cho giáo viên dạy bộ
môn Ngữ văn cách giảng dạy kiểu bài văn nghị luận xã hội như thế nào cho sát thực, dễ
hiểu, dễ vận dụng. Trong khuôn khổ của tài liệu, chúng tôi chỉ trình bày phác thảo về
cách xác lập hệ thống ý cho một số dạng bài cụ thể. Các phần mở bài, kết bài trong bố
cục của bài văn, giáo viên tự hướng dẫn HS. Lưu ý, kiểu bài văn này thường được giới
hạn trong một dung lượng ngôn ngữ nhất định, nên HS phải rất chú ý đến vấn đề thời
gian, viết chặt chẽ, cô đọng, tránh lan man; phần mở bài tập trung giới thiệu thẳng vào
vấn đề, kết bài viết gọn, khẳng định lại quan điểm, tư tưởng của mình về chủ đề của bài
viết. Giáo viên cũng cần lưu ý lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt phù
hợp với từng đối tượng HS cụ thể.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS.
Vũ Xuân Lạng - Chuyên viên phòng GDĐT Kỳ Anh
I. Tổng quan về cấu trúc chương trình
Trong toàn bộ chương trình giảng dạy của tất cả các bậc học từ bậc Tiểu học đến
đại học thì ôn tập (review) là một phần tất yếu của chương trình. Tuy chiếm một phần
không đáng kể so với toàn bộ cấu trúc của chương trình giảng dạy và học tập nhưng
những tiết ôn tập lại có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình học tập của học
sinh.
Ôn tập (review) theo nghĩa phổ thông được hiểu là: Học lại để nhớ và để nắm
chắc kiến thức. Hoặc: Hệ thống lại kiến thức đã dạy để học sinh nắm chắc chương trình
đã học. Như vậy, trong chương trình giảng dạy dù ở bậc học nào thì cũng có tiết ôn tập.
17
Nhìn lại tài liệu phân phối chương trình môn Ngữ văn áp dụng cho cấp THCS bắt đầu từ
năm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng ta thấy tổng số tiết bộ môn Ngữ
văn là 595 tiết, trong đó các khối lớp 6,7,8 mỗi tuần là 4 tiết x 35 tuần = 140 tiết, riêng
lớp 9: 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết trong đó phân môn tiếng Việt chỉ có 30 tiết trong
tổng số 595 tiết của toàn cấp học chiếm 0,05 %: phần Ôn tập tiếng Việt chỉ có vẻn vẹn
10 tiết chiếm tỉ lệ 0,017% trong tổng số tiết của phân phối chương trình cụ thể lớp 6 (3
tiết); lớp 7 (2 tiết); lớp 8 (3 tiết); lớp 9: (2 tiết). Trong khung phân phối chương trình (bổ

sung phần giảm tải) của Sở GDĐT Hà Tĩnh thì tiết Ôn tập tiếng Việt đã được tăng thêm
cụ thể lớp 6:(4 tiết: 66,130,131,136); lớp 7: (4tiết: 68, 69, 123,129); lớp 8 (3 tiết:
59,63,126); lớp 9: (3 tiết: 73, 137,138 ) tổng tất cả là: 14 tiết chiếm tỉ lệ: 0,024% không
kể các tiết luyện tập, tổng kết, kiểm tra. Như vậy, nhìn tổng quan về toàn bộ của cấu
trúc chương trình hiện nay của Bộ và của Sở GD-ĐT thì các tiết ôn tập phần tiếng Việt
mới chỉ chiếm chưa đến 0,5 %. Một tỉ lệ bất hợp lý và chưa tương xứng với tổng số tiết
của bộ môn Ngữ văn nói chung và của phân môn Tiếng Việt nói riêng. Điều đó đã tác
động tiêu cực đến kết quả học tập Ngữ văn của học sinh chúng ta hiện nay.
Việc giảng dạy kiến thức mới là hết sức quan trọng nhưng nếu không có ôn tập
thì các kiến thức cũng sẽ không được củng cố một cách bền vững trong tư duy của học
sinh.
II. Thực trạng
Trong thực tế giảng dạy các tiết tiếng Việt vẫn thường được giáo viên lựa chọn
khi thao giảng hay dự giờ thanh tra nhưng nếu đúng giờ Ôn tập thì giáo viên chúng ta
thực sự băn khoăn lo lắng bởi giáo viên thường quan niệm các tiết ôn tập không riêng gì
tiếng Việt mà tiết ôn tập của các phân môn khác và bộ môn khác cũng được xem là
“khó nhằn” không phải ở các đơn vị kiến thức mà chính là ở sự lựa chọn hệ thống
phương pháp giảng dạy hợp lý. Chúng ta cần thống nhất với nhau rằng sẽ không có một
phương pháp độc tôn hay duy nhất cho tất cả các bài ôn tập tiếng Việt mà người dạy
phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức của từng tiết ôn tập để lựa chọn phương
pháp thích hợp, bài tập hợp lý. Mặt khác, giờ ôn tập không phải là tiết học mà giáo viên
trình bày lại những kiến thức đã dạy một cách đơn điệu. Muốn vậy thì người dạy phải
thực sự sáng tạo và nghệ thuật để kết hợp với phương pháp khác nhằm đưa học sinh
18
(người học) vào vai trò chủ động. Trong giờ ôn tập giáo viên cần kiểm tra lại kiến thức
cũ thông qua hệ thống các câu hỏi, bài tập để góp phần cũng cố kiến thức và kỹ năng
cho học sinh. Phần đông giáo viên do lúng túng chưa chọn được phương pháp thích hợp
cho tiết dạy ôn tập tiếng Việt nên lệ thuộc vào Sách giáo viên thiếu sáng tạo và linh hoạt
trong việc đa dạng hoá kiến thức và bài tập không đơn giản hoá đựoc kiến thức cơ bản
trong tài liệu sách giáo khoa mà đôi khi chính giáo viên chúng ta cũng vì do lúng túng

phương pháp mà đã vô tình làm phức tạp thêm nội dung các kiến thức của SGK, không
hiểu ý đồ của người biên soạn dẫn tới không hình thành và không rèn luyện được kỹ
năng làm bài tập cho học sinh. Vì vậy cho nên học sinh khi vận dụng kiến thức để làm
bài, nói và viết đều rất lúng túng dẫn tới kết quả học tập không như mong muốn. Trong
chương trình Ngữ văn THCS hiện nay, số lượng các tiết ôn tập tiếng Việt chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ so với tổng số tiết của môn Ngữ văn nói chung và cũng vì vậy mà giáo viên
chúng ta có quan niệm xem nhẹ các giờ ôn tập coi đó là những giờ làm bài tập có sẵn
trong Sách giáo khoa. Như vậy, giáo viên chưa thực hiện đúng chức năng đặc trưng của
ôn tập Tiếng Việt nói riêng cũng như các giờ ôn tập các phân môn khác nói chung.
Từ thực tế đó nên trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi đề nghị một số phương
pháp và gợi ý nội dung cho các bài ôn tập tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS
hiện nay để các đồng nghiệp cùng tham khảo và định hướng nội dung ôn tập.
III. Định hướng chung
Ở môn Ngữ văn lớp 6 THCS tài liệu phân phối chương trình môn Ngữ văn áp
dụng cho cấp THCS bắt đầu từ năm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ có
2 tiết Ôn tập tiếng Việt là tiết 66 của tuần 17 học kỳ I (cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân
loại từ theo nguồn gốc, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ các loại dấu câu) các đơn vị kiến
thức này đều là những kiến thức cơ bản trọng tâm của các cấp học phổ thông mà không
phải riêng chương trình THCS. Vì vậy, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh
hiểu thế nào là từ vựng? Từ vựng là vốn từ của một ngôn ngữ… thực tế nhiều giáo viên
chưa hiểu khái niệm từ vựng nên trong giảng dạy có những nhầm lẫn không đáng có
hoặc có những ví dụ mà độ tin cậy và tính khoa học chưa chính xác, tiết 130, 131 tuần
33 của học kỳ 2, còn khung phân phối chương trình của Sở GDĐT Hà Tĩnh thì có 03
tiết ôn tập tiếng Việt. Về nội dung các tiết Ôn tập trong chương trình Ngữ văn 6 chủ yếu
19
là kiến thức về từ vựng, cụ thể là phần Tiếng Việt Ngữ văn 6 tập 1 tập trung vào các vấn
đề về từ vựng như: từ mượn, Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, danh từ
và cụm danh từ, tính từ và cụm tính từ, động từ và cụm động từ, số từ, lượng từ, chỉ
từ…Ở tập 2 ngoài tiết học phó từ tập trung chủ yếu vào các vấn đề về câu và các biện
pháp tu từ. Cụ thể:

a. Các vấn đề về câu:
- Các thành phần chính về câu
- Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn
- Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
b. Các biện pháp về tu từ từ vựng:
- So sánh
- Nhân hoá
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
Yêu cầu học sinh cần có ý thức vận dụng các đơn vị kiến thức vào việc đọc - hiểu
văn bản chung ở phần văn và tạo lập các kiểu văn bảnở phần Tập Làm văn …Trong tài
liệu Sách giáo khoa nội dung kiến thức ôn tập rất đơn giản nếu giáo viên không thực sự
nắm vững mục tiêu yêu cầu của tiết dạy thì sẽ lãng phí thời gian và không đạt được yêu
cầu chung của tiết ôn tập. Ví dụ tiết Ôn tập tiếng Việt (tiết 66) nội dung Sách giáo khoa
Ngữ văn 6 trang 169, 170, 171 NXBGD chỉ có 5 lược đồ về cấu tạo từ, nghĩa của từ,
phân loại từ theo nguồn gốc, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ các loại dấu câu. Thoạt nhìn
giáo viên dạy thấy khá đơn giản nhưng với thời lượng 45 phút đối với học sinh lớp 6 thì
quả không đơn giản và cảm thấy rằng tác giả biên soạn còn thiên về khối lượng kiến
thức mà chưa chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng nhận biết cách cấu tạo, hiểu nghĩa của
từ cũng như cách sử dụng đúng các loại dấu câu…Vì vậy, tiết Ôn tập tiếng Việt này
giáo viên cần xác định đúng mục tiêu yêu cầu và chuẩn kiến thức cơ bản để chọn các
đơn vị kiến thức và bài tập để giảng dạy mà không nhất thiết phải dạy hết các kiến thức
như có trong SGK. Giáo viên cần phải cụ thể hoá các sơ đồ 1…5 trong SGK bằng hệ
thống bài tập và đối với các tiết dạy ôn tập Tiếng Việt giáo viên có thể không kiểm tra
bài cũ mà lồng ghép hoạt động này thông qua hoạt động làm bài tập của học sinh để
20
củng cố các kiến thức kỹ năng…giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm bài tập phát
hiện như sau:
Bài tập1: Hãy kể các từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy có ở ví dụ sau:
a. Nắng cuả mùa thu là sắc lá vàng ngập lối ta đi, là những bông cúc nở xoè bên hiên

nhà lặng lẽ. Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng trái thị, của những cây rạ mẹ phơi.
Mùa đông nắng hiếm hoi ngậm ngùi, một chút nao nao nuối tiếc…Bất chợt một chiều
đông vài giọt nắng rớt xuống bên hiên, cô bé ngơ ngác nhìn, đưa tay ra hứng…
(Lương Đình Khoa)
b.Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi,
thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà
quấn lấy người đi đường…
Bài tập 2:
Hãy chia các từ đã cho sau đây thành 2 nhóm: nhóm từ ghép và nhóm từ láy.
May mắn; kiến lửa; phập phồng; chông chênh; đinh ba; ba dọi; ăn chơi, cà tím; làng
xóm; mời mọc; đường sá; mương máng; lặng lẽ; gần gũi; cột cờ; cá cờ; ngơ ngác,
ngậm ngùi…
Lưu ý: Từ láy hay còn gọi là láy từ cũng chính là một trong những biện pháp tu từ từ
vựng. Trong quá trình giảng giáo viên cần lưu ý để học sinh hiểu được nội dung của
đơn vị kiến thức này….
Đối với sơ đồ 2 (trang 170) như sau:
Giáo viên cần chú ý củng cố lại khái niệm về nghĩa gốc và nghĩa chuyển để học sinh
hiểu và vận dụng trong quá trình sử dụng từ thông qua hệ thống bài tập.
Giáo viên có thể tham khảo các bài tập sau đây:
Bài tập 1:
Nghĩa gốc Nghĩa
chuyển
21
Nghĩa của từ
Nghĩa cuả từ “vàng”trong những ví dụ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển:
a. Cô gái vàng.
b. Một ngày vàng.
c. Vàng ròng.
d. Tấm lòng vàng.

e. Huy chương vàng.
Bài tập 2:
Từ “đầu”trong những ví dụ sau từ nào được dùng với nghĩa gốc từ nào được dùng
với nghĩa chuyển. Hãy giải nghĩa từ trong từng ví dụ cụ thể:
a. Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh…
(Tố Hữu)
b. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông…
(Nguyễn Du)
b. Đêm nay rừng hoang sương muối
……………………
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu )
c. Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài…
(Ca dao)
Cũng trong nội dung tiết ôn tập này phần phân loại từ theo nguồn gốc là một trong
những đơn vị kiến thức khó đối với học sinh đặc biệt là kiến thức có nguồn gốc từ tiếng
Hán hay từ Hán-Việt. Trước hết cần phải giúp học sinh hiểu được khái niệm từ Hán -
Việt:
Từ Hán-Việt là những từ có nguồn gốc Hán nhưng phát âm theo tiếng Việt. Trong
chương trình Ngữ văn THCS từ Hán -Việt đựơc bố trí ở lớp 7 với số lượng là 2 tiết như
22
vậy quả là quá ít so với yêu cầu thực tế cuộc sống hiện nay. Đối với tiết ôn tập này,
giáo viên nên xây dựng một hệ thống bài tập để minh hoạ cụ thể cho sơ đồ của SGK và
cuối cùng giáo viên nên sử dụng sơ đồ của SGK để củng cố và hệ thống hoá kiến thức
cho học sinh như vậy thì tiết dạy ôn tập vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả. Thường thì tiết ôn
tập tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THCS có khối lượng kiến thức khá lớn,
chẳng hạn như tiết ôn tập này có tới 5 sơ đồ ôn tập kiến thức vì vậy trong thời gian 45

phút giáo viên không thể hướng dẫn học sinh ôn tập và củng cố rèn luyện kiến thức như
SGK đã trình bày mà giáo viên cần lựa chọn bài tập, đơn vị kiến thức để ôn tập cho học
sinh.
Tiết 130: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy)
Tiết ôn tập này đối với học sinh lớp 6 có một ý nghĩa quan trọng là củng cố lại các
đơn vị kiến thức về dấu câu cụ thể là dấu chấm và dấu phẩy để rèn luyện cho các em kỹ
năng về sử dụng các loại dấu câu nói chung và dấu chấm, dấu phẩy nói riêng.
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là hình thức giao tiếp rất quan trọng nó bổ sung
những hạn chế của ngôn ngữ nói (cả về không gian và thời gian). Dấu câu là dấu hiệu
hình thức của câu nó giúp người viết thể hiện được ý định của mình một cách chính xác,
rõ ràng và logíc khoa học kể cả các sắc thái tình cảm của cuộc sống con người…
Dấu câu được dùng để nhận biết hành phần này với thành phần kia. Vì vậy, về nguyên
tắc ngữ pháp chung có thể dùng các dấu câu theo vị trí ở sau mỗi câu, giữa các thành
phần câu so với nòng cốt C-V, hay thành phần tách xen…
Định hướng nội dung tiết dạy:
a. Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững công dụng của dấu chấm. Cụ
thể như sau:
1.Dấu chấm (.)
Thường được dùng để kết thúc câu tường thuật (hay trần thuật, câu kể).
Ví dụ:
a. Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở trắng xoá.
b. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
(Duy Khán)
23
Ngoài ra do mục đích tu từ, hay mục đích nhấn mạnh mà dấu chấm còn được dùng ở
cuối câu đặc biệt. Ví dụ:
a. Mùa thu 1945.
b. Mưa.
c. Sớm.
2. Dấu phẩy (,)

Là loại dấu dùng để tách trạng ngữ đứng đầu câu và các thành phần còn lại của câu.
Ví dụ:
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn.
Công dụng:
- Dùng để tách đề ngữ với nòng cốt câu.
Ví dụ:
Bài thơ anh, anh mới làm một nửa.
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
(Chế Lan Viên)
- Dùng để tách ranh giới các thành phần biệt lập được xen vào trong câu.
Ví dụ:
Mùa xuân ấy, một mùa xuân sáng ấm và đầy kỉ niệm, vẫn còn khắc sâu vào trong tâm
khảm tôi.
Rồi một hôm nào đó, chắc hai cậu bàn nhau mãi, hai cậu bèn rủ Oanh chung vốn mở
một ngôi trường. (Nam Cao)
- Dùng để tách các thành phần đẳng lập hay vế câu ghép đẳng lập.
- Anh dắt em vào cõi Bác xưa,
Vườn xoài hoa trắng nắng đu đưa.
(Tố Hữu)
- Học ăn, học nói, học gói, học mở. (Tục ngữ)
- Dùng để tách ranh giới thành phần chuyển tiếp với nòng cốt C-V của câu chính.
Ví dụ:
a. Tóm lại, đó là một công việc khó đối với tôi.
b. Tuy vậy, tôi cũng buồn. Buồn đến nỗi không ngủ được. (Ma Văn Kháng)
24
- Dùng để tách bộ phận được nhấn mạnh với nòng cốt của câu.
Ví dụ:
Y đi may một bộ hàng tơ, ba mươi đồng, thật. (Nam Cao)
Tiết 131: Ôn tập về dấu chấm hỏi (?) dấu chấm than (!)
Ở tiết ôn tập này giáo viên tiếp tục sử dụng hệ thống bài tập để củng cố và rèn luyện

kỹ năng sử dụng dấu chấm hỏi, và dấu chấm than một cách chính xác qua đó cũng nhằm
giúp học sinh nhận biết câu nghi vấn và câu cảm thán hay câu hỏi tu từ thông qua dấu
hiệu hình thức.
Nhưng trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được công dụng của dấu chấm
hỏi (?) và dấu chấm than (!).
- Dấu chấm hỏi: (?)
Dấu chấm hỏi là loại dấu câu được dùng để kết thúc câu nghi vấn trực tiếp hoặc câu hỏi
tu từ.
a. Con có nhận ra con không ?
b. Con đã nhận ra con chưa ?
(Bức tranh của em gái tôi- Ngữ văn 6- Tạ Duy Anh)
Lưu ý: Đối với loại câu nghi vấn gián tiếp thì không dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu. Ví
dụ: Cô ấy không hiểu thế nào là phép lịch sự giao tiếp.
- Dấu chấm hỏi còn được dùng để biểu thị sự thắc mắc, sự hoài nghi của người nói về
một tình huống nhất định. Trong những trường hợp này dấu chấm hỏi được sử dụng
không cần lời bình chú mà đôi khi còn thêm cả dấu chấm than (!)
Ví dụ:
- Đố cậu trên đầu tớ có tất cả bao nhiêu sợi tóc ?
- Một triệu, năm vạn, hai nghìn, bốn trăm hai mươi mốt sợi.
- ??? !!!
Nếu không tin thì cậu thử đếm thử xem.
- Dấu chấm hỏi có khi được dùng trong câu hỏi nhưng kì thực là lời đáp.
Ví dụ:
a. Em có phải là cô bé lọ lem không ?
b. Sao anh lại tò mò như vậy ?
25

×