Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm sinh học, nuôi và sử dụng luân trùng nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 34 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
♣♣♣


TRẦN SƯƠNG NGỌC



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NUÔI VÀ
SỬ DỤNG LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT
(Brachionus angularis)



Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản nước ngọt
Mã số: 62 62 60 01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN



Cần Thơ, 2012


Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Thủy Sinh Học
Ứng Dụng, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.





Người hướng dẫn khoa học:
1. PGs.Ts. Vũ Ngọc Út
2. PGs. Ts. Trương Quốc Phú







Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
cấp Nhà nước, họp tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ.
Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2012



Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2. Thư viện Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ


1



KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc sản xuất một số loài cá nước ngọt như cá bống
tượng, cá rô đồng, một số loài cá cảnh nước ngọt thuộc giống
cá sặc (Trichogaster), cá ông tiên (Pterophytlum), cá dĩa
(Symphysodon aequifasciata axelrodi)… còn hạn chế do thiếu
loại thức ăn tươi sống thích hợp cho giai đoạn đầu phát triển
của cá đặc biệt các loài cá bột có kích thước nhỏ. Luân trùng
Brachionus angularis là loài luân trùng nước ngọt có kích
thước nhỏ (68-90 µm) có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp thức
ăn cho cá bột góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống các
loài cá nước ngọt và nước mặn. Với tiềm năng ứng dụng cao
trong nghề nuôi thuỷ sản, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học
cũng như hệ thống nuôi loài luân trùng này là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng quy trình nuôi sinh khối luân trùng nước ngọt
Brachionus angularis để ứng dụng trong ương nuôi cá góp
phần cải thiện năng suất và chất lượng giống các loài cá nước
ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu sinh học về đối tượng B.
angularis để đánh giá tiềm năng về nguồn thức ăn tự nhiên của
các thủy vực có liên quan. Qui trình nuôi sinh khối luân trùng
sẽ góp phần gia tăng năng suất cá giống của các trại giống
thủy sản. Việc vận dụng thành công luân trùng B. angularis
trong ương nuôi cá bống tượng mở ra triển vọng cung cấp đầy
đủ con giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nuôi tăng sản
loài cá có giá trị kinh tế cao này và một số loài cá nước ngọt
có giá trị kinh tế khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luân trùng nước



2



ngọt Brachionus angularis, đặc điểm sinh học và ứng dụng
trong nuôi thủy sản.
5. Những đóng góp của luận án
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh sản
của luân trùng nhất là các yếu tố tối ưu cho sự phát triển của
luân trùng về nhiệt độ, độ mặn, pH, chế độ dinh dưỡng, làm cơ
sở cho việc phát triển quy trình nuôi sinh khối để cung cấp
thức ăn ban đầu cho các loài cá bột có giá trị kinh tế.
- Cung cấp minh chứng về vai trò và hiệu quả của việc sử
dụng luân trùng B. angularis trong việc nâng cao một cách
đáng kể tỉ lệ sống (43,6 %) của cá bống tượng (Oxyeleotris
marmoratus) từ khi mới nở đến 10 ngày tuổi làm cơ sở khẳng
định vai trò của thức ăn tự nhiên cho giai đoạn ban đầu của cá,
không chỉ đòi hỏi đầy đủ giá trị dinh dưỡng mà còn phải có
kích thước phù hợp.
- Việc thuần hóa luân trùng nước ngọt thích ứng được với
độ mặn cao hơn sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc ứng
dụng cho các trại giống lợ mặn (đặc biệt là các loài cá biển có
giá trị thương phẩm cao).
6. Bố cục của luận án
Chương 1: Mở đầu 4 trang
Chương 2: Tổng quan tài liệu 37 trang
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 29 trang
Chương 4: Kết quả và Thảo luận 68 trang
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị 2 trang
Tài liệu tham khảo 19 trang

(gồm 195 tài liệu, trong đó 18 tài liệu tiếng việt và 177 tài
liệu tiếng nước ngoài)


3



Chương 1
TỔNG QUAN
Chương này tập trung vào tìm hiểu và phân tích các nội
dung quan trọng như:
1. Một số đặc điểm sinh học của luân trùng: hình thái,
dinh dưỡng, sinh sản, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu.
2. Đặc điểm phân bố của luân trùng: phân bố theo mùa,
vùng địa lý, độ mặn, pH, mức độ dinh dưỡng của thủy vực và
các hệ sinh thái khác nhau.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời và hoạt động sống
của luân trùng: nhiệt độ, pH, độ mặn, thức ăn và giống loài
luân trùng.
4. Các điều kiện nuôi luân trùng: giống loài luân trùng,
điều kiện môi trường nuôi, thức ăn và cách cho ăn.
5. Các hệ thống nuôi luân trùng: giới thiệu các hệ thống
nuôi mẻ, bán liên tục, liên tục và hệ thống tuần hoàn kết hợp
với tảo và cá rô phi.
6. Sử dụng luân trùng: thành phần dinh dưỡng của luân
trùng và ứng dụng luân trùng trong sản xuất giống các động
vật thủy sản.
Từ tổng quan tài liệu cho thấy chưa có công trình nào
nghiên cứu hoàn chỉnh về các đặc điểm phân bố, sinh học sinh

sản cũng như điều kiện nuôi của loài luân trùng Brachionus
angularis bản địa đặc biệt sử dụng loài luân trùng này làm
thức ăn cho cá bống tượng nhằm nâng cao tỉ lệ sống của cá ở
giai đoạn từ 1 đến 10 ngày tuổi.





4



Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Luân trùng Brachionus angularis
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11/2007 đến
tháng 10/2010 tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phân bố của luân trùng Brachionus angularis: được
thực hiện bằng quá trình thu mẫu trên các thủy vực sông, ao,
rạch và ruộng lúa ở các hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ, mặn
và pH thấp.
2.3.1.1 Địa điểm thu mẫu
- Hệ sinh thái nước ngọt: Ở mỗi thủy vực, mẫu được thu
tại 2 điểm:
+ Sông: đoạn sông Thốt Nốt (đoạn sông gần khu công
nghiệp); đoạn Sông Ô Môn (ngã ba sông nên nhận được nguồn
vật chất dinh dưỡng lớn từ sông nhỏ đổ ra).

+ Kênh, rạch (Rạch Ngỗng -quận Ninh Kiều và rạch Cái -
quận Cái Răng): nhận nguồn nước từ nhánh sông Hậu đổ vào
và ở sâu trong thành phố. Dinh dưỡng trong rạch nhận từ
nguồn nước thải sinh hoạt và từ chợ ven bờ.
+ Ao tự nhiên: Ao tự nhiên ở khu vực Quận Cái răng, đây
là hệ sinh thái nước tĩnh đặc trưng, lượng nước trong ao hầu
như không thay đổi trong thời gian dài.
+ Ao nuôi cá tra (Hậu giang): Ao nuôi cá đã được 7-8
tháng, mỗi ngày cho ăn một lần bằng thức ăn có độ đạm 20%,
khẩu phần ăn 1-2% trọng lượng thân, thay nước được tiến
hành hằng ngày.
+ Ao ương cá tra (Hậu giang): Ao mới thả cá nên chế độ


5



cho ăn rất đầy đủ (4lần/ngày), kết hợp với việc cải tạo ao, bón
phân.
+ Ruộng (Quận Cái răng, thành phố Cần thơ): Ruộng lúa
là thủy vực có mực nước thấp, đến mùa mưa thì nước từ các
kênh dẫn xung quanh dâng lên ngập mặt ruộng. Ruộng sau
mùa thu gặt nên các gốc rạ còn sót lại trên ruộng.
- Hệ sinh thái có pH thấp: các thủy vực tại khu vực Hòa
An, Tỉnh Hậu Giang bao gồm:
+ Ruộng: Ruộng sau thời gian thu hoạch, có sự phân hủy
của gốc rơm rạ còn sót lại trên mặt ruộng.
+ Ao nuôi vỗ cá bố mẹ cá rô đồng và cá điêu hồng: cá
nuôi được 2 năm. Bờ ao vừa mới được đắp cao nên làm rò rĩ

phèn xuống ao.
+ Ao ương cá sặc rằn: cá được hai tháng, chế độ chăm sóc
rất tốt, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp 2 lần/ngày. Sử dụng
chất thải từ hầm ủ biogas bón vào ao định kỳ 1 lần/tháng.
- Hệ sinh thái nước lợ, mặn: Các thủy vực thu mẫu nằm
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bao gồm khu vực: sông Đại Ngãi,
Long Phú và Kinh Ba là nơi nhánh sông Hậu đổ ra biển, hai ao
nuôi tôm sú có độ mặn 10 và 15‰ (Vĩnh Châu).
2.3.1.2 Thu mẫu
Mẫu được thu bằng lưới phiêu sinh động vật 60µm. Lưới
được kéo trong nước theo hình số 8 và dọc theo hai bên bờ các
thủy vực. Tần suất xuất hiện của loài luân trùng này được ghi
nhận với các mức độ nhiều (+++), vừa (++) hay ít (+) tương
ứng với tần suất >60%, 30-60% và <30% (Scheffer &
Robinson, 1939).
Mẫu định lượng được thu bằng lưới phiêu sinh động vật
với phương pháp thu lọc với tổng thể tích qua lưới là 100 L.


6



Mật độ luân trùng Brachionus angularis được xác định
bằng buồng đếm Sedgewick-Rafter.

P =


Trong đó: P: mật độ luân trùng (cá thể/m

3
); T: tổng số cá
thể luân trùng đếm được; N: số ô đếm; A: diện tích ô đếm (1
mm
2
); V

: thể tích cô đặc (mL) và V
m
: thể tích thu mẫu ban
đầu (mL).
2.3.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và vòng đời của
luân trùng
2.3.2.1 Phương pháp phân lập và giữ giống luân trùng
Luân trùng Brachionus angularis thu từ ao ương cá tra
được phân lập dưới kính lúp bằng pipette, cho vào ống Falcon
với mật độ 1 con/ống để nuôi và cho ăn bằng tảo Chlorella với
mật độ 2 x 10
6
tế bào/ml/ngày.
Việc lưu giữ giống luân trùng được thực hiện trong ống
Falcon 50 ml, đặt trên giá quay vận tốc 4 vòng/phút, nhiệt độ
28
o
C, ánh sáng được cung cấp từ 2 ngọn đèn huỳnh quang
1,2m. Mật độ luân trùng là 2 con/ml được cho ăn bằng tảo
Chlorella cô đặc với mật độ 1-2 x 10
6
tế bào/ml. Sau 1 tuần
giữ giống mật độ luân trùng có thể đạt 200 con/ml và được sử

dụng để nhân giống.
2.3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.2.2 a. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên vòng đời của luân
trùng
Luân trùng được thuần hóa đến nhiệt độ mong muốn trong
6 giờ (Fielder et al., 2000). Luân trùng mẹ (mang trứng) được
nuôi riêng trong các cốc thủy tinh có chứa 800µl nước ngọt đã
T x V
cd
x 1000 x 10
6
N x A x V
m


7



được xử lý và đặt trong bể được điều chỉnh nhiệt độ theo từng
nghiệm thức. Luân trùng con sau khi nở trong thời gian 0-2
giờ được chuyển đến các cốc nuôi riêng biệt và tiến hành thí
nghiệm.
Luân trùng được bố trí trong cốc thủy tinh 800µL, mật
độ một cá thể/cốc với 4 nghiệm thức: 25
o
C; 28
o
C; 31
o

C và
34
o
C với 10 lần lặp lại. Luân trùng được cho ăn tảo Chlorella
(2 x 10
6
tế bào/ml). Quan sát luân trùng mỗi 30 phút dưới kính
lúp. Con cái sau khi sinh sản được chuyển đến cốc thủy tinh
mới có điều kiện nuôi tương tự, sau đó xác định số lượng con
non sinh ra.
2.3.2.2b. Ảnh hưởng của pH lên vòng đời của luân trùng

Nước xử lý được điều chỉnh pH bằng NaOH (0,1mol/L)
hoặc HCl (0,1mol/L) theo phương pháp của Mitchell &
Joubert (1986); Jin và Niu (2008) với các mức pH theo 5
nghiệm thức: pH= 5; 6; 7; 8 và 9. Luân trùng mẹ được thuần
hóa 12 giờ và nuôi trong môi trường nước có pH bằng với pH
ở các nghiệm thức (Jin và Niu, 2008). Sau đó, cá thể non vừa
mới nở được thu và bố trí thí nghiệm vào cốc thủy tinh chứa
800 µl nước với các mức pH tương ứng. Bố trí 10 lần lặp
lại/nghiệm thức.
2.3.2.2c. Ảnh hưởng của độ mặn lên vòng đời của luân
trùng
- Thí nghiệm thuần hóa: tiến hành trong ống Falcon thể
tích 50ml với mật độ luân trùng 50 con/ml gồm các nghiệm
thức: 0‰ (đối chứng), 1‰, 3‰, 5‰, 9‰ ứng với thời gian
thuần hóa 0, 5, 10,15, 20 và 25 giờ. Luân trùng được cho ăn
bằng tảo Chlorella với mật độ 60.000 tế bào/luân trùng/ngày.
Mật độ luân trùng được ghi nhận trước và sau thuần hoá và
sau 24 giờ.



8



- Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn: bố trí tương tự
2.3.2.2 a với 4 nghiệm thức theo độ mặn 0‰; 1‰; 3‰ và 5‰.
2.3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi : Thời gian phát triển phôi De
(giờ); Thời gian thành thục Dp (giờ); Nhịp sinh sản; Sức sinh
sản Ro; Tuổi thọ trung bình (giờ); Tốc độ lọc thức ăn F
(µl/con/giờ); Tốc độ ăn I ( tế bào/con/giờ).
2.3.3 Nghiên cứu khả năng nuôi sinh khối B. angularis
Nghiên cứu được thực hiện ở nhiệt độ 28
o
C và sử dụng hệ
thống chai nhựa hình nón có thể tích 800mL, được sục khí liên
tục. Mật độ luân trùng được bố trí ban đầu là 200 cá thể/mL,
sục khí. Nguồn nước máy được xử lý bằng Javel với nồng độ
20mg/L, sục khí mạnh trong 24 giờ và trung hòa bằng
Thiosulfate Natri (Na
2
S
2
O
3
). Tảo Chlorella sp. được nuôi theo
phương pháp Coutteau (1996), tảo được thu hoạch ở pha tăng
tr/ưởng nhanh, ly tâm với tốc độ 3.000 vòng/phút và bảo quản
ở nhiệt độ 4

o
C.
2.3.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến quần thể B. angularis
2.3.3.1a Ảnh hưởng của mật độ tảo Chlorella
: gồm 4
nghiệm thức với 3 lặp lại theo lượng tảo cho ăn: 20.000;
40.000; 60.000 và 80.000 tế bào/luân trùng/ngày; cho ăn 1
lần/ngày với chế độ thay nước 25%/3 ngày.
2.3.3.1b Ảnh hưởng của lượng men bánh mì: gồm 5
nghiệm thức với 3 lặp lai theo lượng men bánh mì bằng 100%;
80%; 60%; 40% (công thức chuẩn của Suantika, 2000) và tảo
Chlorella với liều lượng 60.000 tế bào/mL (tốt nhất từ thí
nghiệm 2.4.1.1). Men bánh mì (xay trong máy xay sinh tố và
bảo quản 4
o
C) cho ăn 8 lần/ngày; chế độ thay nước 25%/3
ngày.



9



Công thức chuẩn Suantika (2000)
g men/ngày=0,0168 x D
0,415
x V
Với D: mật độ luân trùng (cá thể/mL), thể tích nuôi (L)
2.3.3.1c Ảnh hưởng của tỉ lệ kết hợp giữa men và tảo bánh

mì: thí nghiệm bố trí 6 nghiệm thức với 3 lặp lại gồm tỉ lệ men
như sau 100%; 95%; 90%; 80%; 50% và 0% với men tính theo
80% công thức chuẩn (tương đương 0,0134 x D
0,415
xV) và tảo
Chlorella (60.000 tế bào/mL). Thức ăn được cho ăn 8 lần/ngày
với chế độ thay nước 30%/ngày.
2.3.3.1d Khả năng sử dụng tảo-cá rô phi trong nuôi B.
angularis: thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, 3 lặp lại với tảo
Chlorella và tảo nuôi kết hợp trong bể cá rô phi với tỉ lệ
60.000 tế bào/mL. Tảo-cá rô phi được nuôi theo phương pháp
Trần Sương Ngọc (2003). Chế độ chăm sóc tương tự 2.4.1.4
2.3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu lên sự phát
triển của quần thể luân trùng B. angularis: thí nghiệm được
bố trí với 4 nghiệm thức, 3 lặp lại bao gồm mật độ luân trùng
200, 300, 400 và 500 cá thể/mL, cho ăn bằng tảo Chlorella
60.000 tế bào/luân trùng/ngày, chế độ thay nước giống 2.4.1.1.
2.3.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên quần thể B. angularis
Thí nghiệm được bố trí trong phòng điều hòa nhiệt độ
(25
o
C) với 4 nghiệm thức tương ứng với các nhiệt độ 25
o
C;
28
o
C; 31
o
C và 34
o

C. Mật độ luân trùng được bố trí ban đầu là
200 cá thể/mL, chế độ quản lý giống thí nghiệm 2.4.2
2.3.3.4 Ảnh hưởng của pH lên sự phát triển của B.
angularis
Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp
lại theo các giá trị pH sau: pH = 5; 6; 7; 8 và 9. NaOH và HCl
được sử dụng để điều chỉnh pH theo các nghiệm thức bố trí


10



(Mitchell và Joubert, 1986). Chế độ chăm sóc giống thí
nghiệm 2.4.2 ở điều kiện nhiệt độ 28
o
C. Nước nuôi luân trùng
chỉ được điều chỉnh pH vào ngày đầu thí nghiệm và được thay
(bằng nguồn nước đã điều chỉnh theo pH của nghiệm thức) với
tỉ lệ 25% mỗi 3 ngày.
2.3.3.5 Ảnh hưởng của độ mặn lên quần thể B. angularis:
Thí nghiệm bố trí gồm 4 nghiệm thức, lặp lại 3 lần theo các độ
mặn: 0‰; 1‰; 3‰ và 5‰. Phương pháp bố trí giống thí
nghiệm 2.4.2. Chế độ thay nước 30%/ngày.
2.3.3.6 Ảnh hưởng của tỉ lệ thay nước lên sự phát triển của
quần thể B. angularis: bố trí với 4 nghiệm thức tương ứng với
các chế độ thay nước khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần
bao gồm: thay nước 25%/3 ngày; 10%/ngày; 20%/ngày và
30%/ngày. Thí nghiệm được tiến hành trong phòng với nhiệt
độ 28

o
C, mật độ luân trùng bố trí ban đầu là 200 cá thể/mL.
Luân trùng được cho ăn 50% men bánh mì và 50% tảo.
2.3.3.7 Ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của
quần thể B. angularis. Luân trùng được nuôi trong các bể
composite 30 L với mật độ ban đầu là 200 cá thể/mL và cho ăn
bằng men bánh mì theo công thức g men = 0,0134 x D
0,415
x V
(thí nghiệm 2.4.1.2). Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, 3 lặp lại
với các tỉ lệ thu hoạch luân trùng: 0%; 15%; 25% và 35% thể
tích/ngày. Lượng nước mất đi do quá trình thu hoạch được bổ
sung bằng nước sạch đã xử lý.
* Các thông số theo dõi
:
- Mật độ luân trùng: sử dụng micropipette 100 µl thu mẫu
với 3 lần lặp lại. Mẫu được cố định và nhuộm màu bằng Lugol
và đếm dưới kính lúp.
Tốc độ tăng trưởng của luân trùng được tính theo công
thức


11



µ =
t
NN
t

)ln(ln
0

(Suantika, 2000)
Trong đó: µ: Tốc độ tăng trưởng;
t
N : Mật độ luân trùng tại
thời gian t (cá thể/ml);
0
N : Mật độ luân trùng ban đầu (cá
thể/mL); t: Thời gian nuôi (ngày)
- Tỉ lệ luân trùng mang trứng được xác định qua tỉ lệ con
cái mang trứng với tổng số cá thể trong mẫu.
- Kích thước luân trùng: chiều dài (không tính gai đầu và
gai đuôi) và chiều rộng (tại vị trí mà kích thước lớn nhất) được
đo dưới kính hiển vi vật kính 10.
Thí nghiệm được kết thúc khi mật độ luân trùng ở các
nghiệm thức giảm đáng kể.
2.4 Sử dụng luân trùng B. angularis trong ương cá bống
tượng
2.4.1 Bố trí thí nghiệm
2.4.1.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến
sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris
marmoratus) 1-10 ngày tuổi
Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 100 lít với 3
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần bao gồm:
- Nghiệm thức 1: Lòng đỏ trứng gà+bột đậu nành (1 trứng
gà+5g bột đậu nành /10.000 cá bột).
- Nghiệm thức 2: Luân trùng với mật độ 5 cá thể/mL
- Nghiệm thức 3: Lòng đỏ trứng-bột đậu nành (½ trứng

gà+2,5g bột đậu nành/10.000 cá bột)+luân trùng (2,5 cá
thể/mL).
Cá bống tượng sau khi tiêu hết noãn hoàng được thả nuôi
10 con/lít. Lòng đỏ trứng và bột đậu nành phối trộn với nhau


12



được hấp cách thủy và rây qua lưới 60µm. Luân trùng sử dụng
cho thí nghiệm được nuôi bằng tảo Chlorella. Cá được cho ăn
4 lần/ngày lúc 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ và 20 giờ. Nước được thay
định kỳ 3 ngày/lần, mỗi lần thay 30% thể tích nước trong bể.
2.4.1.2 Ảnh hưởng mật độ luân trùng B. angularis cho ăn
đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng 1 – 10 ngày
tuổi
Thí nghiệm được bố trí và chăm sóc giống thí nghiệm
2.4.1.1 với 4 nghiệm thức: Lòng đỏ trứng+bột đậu nành; luân
trùng cho ăn với mật độ 5 cá thể/mL, 8 cá thể/mL và 11 cá
thể/mL. Luân trùng được kiểm tra mật độ và cho ăn bổ sung
vào các thời điểm 8, 12, 16 và 20 giờ hằng ngày
2.4.1.3 Khả năng sử dụng luân trùng B. angularis ương
cá bống tượng 1-10 ngày tuổi trong hệ thống nước xanh
Bố trí thí nghiệm và cách chăm sóc quản lý giống thí
nghiệm 2.4.1.1, mật độ luân trùng cho ăn là 11 cá thê/mL. Cá
được bố trí trong nước xanh với 4 nghiệm thức theo sự khác
nhau của mật độ tảo Chlorella: 0,5; 1; 1,5 triệu tế bào/mL và
không có tảo. Tảo được cho vào bể ương cá bống tượng vào
buổi sáng (sau khi đã đếm mật độ tảo còn lại trong bể ) với

mật độ tương ứng của từng nghiệm thức.
2.4.2 Các thông số theo dõi
• Mật độ luân trùng được xác định 4 lần/ngày trước mỗi
lần cho cá bống tượng ăn.
• Tốc độ tăng trưởng về chiều dài theo ngày của cá bống
tượng: thu ngẫu nhiên trước và sau khi bố trí thí nghiệm 30
mẫu cá.
Tỷ lệ sống (TLS) của cá được xác định sau khi kết thúc



13



2.5 Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường và xử lý
số liệu
• Nhiệt độ, pH đo mỗi ngày
• DO được phân tích bằng phương pháp Winkler
• Các chỉ tiêu được thu 3 ngày/lần
- TN : phương pháp Kjeldalh.
- TP: công phá bằng phương pháp Kjeldalh và so màu
bằng phương pháp SnCl
2
(APHA, 1999).
- TAN: phân tích theo phương pháp Indo-phenol blue
- N-NO
2
-
: phân tích theo phương pháp Diazonium

- N-NO
3
: phân tích theo phương pháp Salycilate
- TSS: phân tích bằng phương pháp trọng lượng 2540-D

BOD: phân tích bằng phương pháp Winkler 5210-B (APHA,
1999).
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel. So
sánh thống kê được thực hiện qua phân tích one-way ANOVA
và so sánh các giá trị trung bình với phép thử Duncans ở mức
ý nghĩa P ≤ 0,05 bằng phần mềm Statistica 7.0






14



Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái và phân bố của B. angularis
3.1.1 Đặc điểm hình thái
Loài luân trùng đã phân
lập và nghiên cứu có các đặc
điểm đặc trưng là cơ thể
hình trứng, bìa mặt lưng ở
phía trước có hai gai ngắn,

giữa hai gai chia thành rãnh
hình chữ u. không có gai
sau. Đối chiếu với tài liệu đã
được công bố của Douglas et al., (1977); Đặng Ngọc Thanh và
ctv., (1980) có thể khẳng định đây chính là Brachionus
angularis (Hình 3.1) với chiều dài từ 70 - 115 µm, chiều rộng
từ 52 - 95 µm.
3.1.2 Sự phân bố B. angularis trong các hệ sinh thái khác
nhau
3.1.2.1 Nước ngọt: Sự xuất hiện của B. angularis ở sông
Ô môn-Thốt nốt (Bảng 3.1) cho thấy loài luân trùng này có
khả năng sống ở các hệ sinh thái nước chảy, phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Fafioye và Omoyimi (2006) trên sông
Omi, Nigeria. Sự phân bố này cũng phù hợp với kết quả điều
tra của Park và Marshall (2000) về sự góp phần dinh dưỡng
của luân trùng trong hệ sinh thái cửa sông của vịnh
Chesapeake cho thấy có sự xuất hiện của luân trùng B.
angularis ở vùng cửa sông có độ mặn từ 0-0,4‰. Trong hệ
sinh thái ao bao gồm các ao tự nhiên, ao ương và nuôi cá tra
cho đều có sự xuất hiện của luân trùng B. angularis phù hợp
với nhận xét của Maryse et al. (2000); Xiong et al. (2003);

Hình 3.1 Brachionus angularis


15



Fafioye và Omoyimi (2006); Ayda (2007) là loài này thường

xuất hiện ở các thủy vực nông đặc biệt ở các hồ nước ngọt.
Tuy nhiên mật độ luân trùng B. angularis thay đổi rất lớn từ
695 đến 27.612 cá thể/m
3
phụ thuộc vào mô hình nuôi.
Bảng 3.1 Sự phân bố của B. angularis ở hệ sinh thái nước ngọt
Thủy vực Tần
suất
xuất
hiện
B. angularis
(cá thể/m
3
)
Tổng luân trùng
(cá thể/m
3
)
%
B.angularis/
Tổng luân
trùng
Sông
Rạch
Ruộng
Ao tự nhiên
Ao ương cá
tra
Ao nuôi thịt
cá tra

+
+
+
+
+

+
433±330
1.111±1.571
833±1.178
695±982
27.612±32.448

23.778±9.271
3.844±2.891
48.111±52.954
262.396±336.024
209.056±107.088
660.111±210.404

132.000±18.620
11,2±0,2
1,3±1,8
0,2±0,2
0,5±0,7
5,2±6,6

17,7±4,5
Qua Bảng 3.1 cho thấy B. angularis là loài luân trùng phổ
biến, hầu như phân bố ở tất cả các loại hình thủy vực nước

ngọt nhưng phát triển mạnh trong thủy vực nước tĩnh hơn
nước chảy tuy nhiên sự phát triển này phụ thuộc nhiều vào
mức độ dinh dưỡng của thủy.
3.1.2.2 Trong các hệ sinh thái nước ngọt có độ pH thấp
Luân trùng B. angularis có khả năng sống và phát triển ở
các thủy vực có pH thấp từ dưới 4 (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Sự phân bố của B. angularis ở hệ sinh thái có pH thấp
Thủy vực
pH
Tần
suất
xuất
hiện
B.
angularis
(cá thể/m
3
)
Tổng luân
trùng (cá
thể/m
3
)
B.angularis
/Tổng luân
trùng (%)
Ruộng
Ao bố mẹ cá rô
đồng
Ao ương cá sặc

rằn
3,7
4,8
6,1
+

+

+
3.700

5.600

31.050
128.575

85.400

690.000
2,9

6,6

4,5
Ở ao ương cá sặc rằn, mặc dù nằm trong khu vực bị nhiễm
phèn nhưng có sử dụng chất thải từ hầm ủ biogas vì vậy pH có


16




phần nâng cao hơn so khu vực xung quanh. Ngoài tảo, những
hạt chất hữu cơ và vi khuẩn từ chất thải của hầm ủ biogas cũng
là nguồn thức ăn cho luân trùng sử dụng. Kết quả là mật độ
tổng luân trùng B. angularis trong ao tương đối cao (31.050
cá thể/mL).
3.1.2.3 Trong các hệ sinh thái nước lợ
Điều tra sự xuất hiện của luân trùng B. angularis ở các
thủy vực tự nhiên và các khu nuôi thủy sản có độ mặn khác
nhau cho thấy ở hệ sinh thái nước chảy thuộc khu vực cửa
sông Hậu có độ mặn từ 1 đến 5‰ đều thấy xuất hiện loài luân
trùng này (Bảng 3.3).
Bảng 3.2 Sự phân bố của B. angularis ở hệ sinh thái nước lợ
Thủy vực
Độ
mặn
Tần
suất
xuất
hiện
B.
angularis
(cá
thể/m
3
)
Tổng luân
trùng (cá
thể/m

3
)
B. anguaris/
Tổng
luân trùng
(%)
S. Đại ngãi
S. Long phú
S. Kênh ba
Ao tôm sú1
Ao tôm sú 2

+
+
+
-
-
3.778
1.864
2.722
0
0
249.333
52.182
127.944
21.115
40.833
1,5
3,6
2,1

0
0
+: tần suất xuất hiện <30%
-: không xuất hiện
Trong các ao nuôi tôm sú bán thâm canh có độ mặn từ 10
đến 15‰ B. angularis không xuất hiện, chỉ xuất hiện chủ yếu
là loài B. plicatilis.
3.2 Một số đặc điểm sinh học và vòng đời của B. angularis
3.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của luân trùng dài nhất ở
nghiệm thức 25
o
C gấp 1.8 lần so với các cá thể nuôi ở 34
o
C và
trong khoảng 25
o
C đến 34
o
C thì ở nhiệt độ cao thời gian thành
thục của B. angularis nhanh hơn ở nhiệt độ thấp (Bảng 3.4).
Điều này phù hợp với nhận định của Miracle và Serra (1989)


17



là nhiệt độ tăng kéo theo thời gian thành thục sớm hơn, tốc độ
phát triển tăng và tuổi thọ giảm do kết quả của tốc độ trao đổi

chất tăng lên.
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các chỉ tiêu sinh học sinh
sản của B. angularis.
Đặc điểm
Nghiệm
thức 25
o
C
Nghiệm
thức 28
o
C
Nghiệm
thức 31
o
C
Nghiệm
thức 34
o
C
Thời gian
thành thục –
Dp (giờ)
20,25± 1,57
d
11,95± 1,69
c
9,87 ± 1,04
b
7,53 ± 0,22

a
Nhịp sinh
sản (giờ)
6,92 ± 0,51
c
1,99 ± 0,26
b
1,71±0,25
ab
1,50 ± 0,27
a

Thời gian
phát triển
phôi –De
(giờ)
12,19±0,30
d
8,38 ± 0,70
c
6,46 ± 0,51
b
5,71 ± 0,61
a
Sức sinh
sản- Ro
(con)
6,00 ± 1,25
a
21,20± 1,87

c
14,90± 4,23
b
13,80± 5,16
b
Tuổi thọ
(giờ)
66,27±
16,77
c
54,63±2,73
b
44,74 ±5,94
a
36,98± 5,75
a
Tốc độ lọc F
(µl/con/giờ)
4,57 ± 0,63
a
5,24 ± 0,56
ab
5,44 ± 0,79
ab
5,92 ± 0,55
b
Tốc độ sử
dụng thức
ăn-I (tế
bào/con/giờ)


8.863,02 ±
1.437,18
a

10.027,54

±
980,74
b

10.315,58 ±
1.331,26
b

10.980,06 ±
964,78
b

Thời gian phát triển phôi của B. angularis giảm dần theo
sự tăng của nhiệt độ, chậm nhất ở nghiệm thức 25
o
C phù hợp
với kết quả của Walz (1987), Huang (1989) về thời gian phát
triển phôi ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau của một số loài
luân trùng Keratella cochlearis, K. valga, Polyathra trigla
Sức sinh sản của B. angularis cao nhất là 21,2±1,9
trứng/con cái) ở 28
o
C. Nhịp sinh sản của B. angularis nhanh

dần khi nhiệt độ tăng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Dhert (1996) rằng nhịp sinh sản của B. plicatilis nhanh dần từ
7,0; 5,3 và 4,0 giờ ở các nhiệt độ 15
o
C; 20
o
C và 25
o
C tương
ứng. Tốc độ lọc và tốc độ sử dụng thức ăn của B. angularis


18



khác nhau ở các nhiệt độ và có xu hướng tăng dần theo nhiệt
độ. Theo Wallace, 1975; Larsen et al., 2008, tốc độ bơi lội của
luân trùng phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì tốc độ
bơi lội càng nhanh. Tốc độ bơi lội của luân trùng giảm có thể
gây ra tình trạng lọc thức ăn giảm (Lee và Macko 1981,
Korstad et al., 1995).
3.2.2 Ảnh hưởng của pH
Tuổi thọ của luân trùng tăng dần từ nghiệm thức pH=5
đến pH=7 sau đó giảm dần ở pH=8 (60,59±6,83 giờ) và thấp
nhất ở pH=9 (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của pH đến các chỉ tiêu sinh học sinh sản
của B. angularis.
Đặc điểm pH = 5 pH = 6 pH = 7 pH = 8 pH = 9
Tuổi thọ

(giờ)
57,23±
9,1
b
60,00±
5,82
b
67,93±
3,91
b
60,59±6,83
b
44,18±7,2
a
Thời gian
thành thục –
Dp (giờ)
17,7±
1,3
a
17,35±
1,09
a

17,10±
1,03
a

16,51±0,67
a

26,10±2,68
b
Nhịp sinh
sản (giờ)
3,87±
0,63
b

3,82±
1,08
ab

3,12±
0,63
ab
2,54±0,34
a


Thời gian
phát triển
phôi –De
(giờ)
7,64±
0,65
a
7,71±
0,67
a


7,78±
0,37
a

9,03±1,23
a


Sức sinh
sản- Ro
(con
9,1±
3,38
a
9,3±
4,27
a
15,0±
2,49
b
16,5±1,9
b

Tốc độ lọc F
(µl/con/giờ
5,65±
1,24
abc
6,7±
0,49

c
5,73±
0,36
bc
4,49±1,27
a
5,47±
1,27
ab
Tốc độ sử
dụng thức
ăn-I (tế
bào/con/giờ)

9.607±
1.349
ab
14.802±

818
c
10.471±
678
b
8.141±
2.043
a
9.034±
2.832
ab

Thời gian thành thục của B. angularis (Dp) có khuynh
hướng nhanh dần trong điều kiện tăng của pH từ 5-8. Ở pH =
9, thời gian thành thục của luân trùng dài gấp 1,6 lần so với
pH = 8 và tỉ lệ thành thục chỉ chiếm 50% tổng số cá thể luân


19



trùng được quan sát. Theo Yin và Niu (2008) luân trùng B.
angularis là loài nhạy cảm với sự thay đổi pH của môi trường
hơn so với một số loài luân trùng khác vì vậy có thể với pH =
9, luân trùng vẫn tồn tại nhưng khả năng thành thục kém. Sức
sinh sản của B. angularis ở pH 7-8 cao hơn có ý nghĩa thống
kê (P ≤ 0,05) so với nuôi ở pH từ 5-6 (Bảng 3.5). Theo Kring
và O’Brien (1976); Alibon và Fair (1981) thì trong điều kiện
pH thấp (pH < 6) khả năng hô hấp, sử dụng thức ăn cũng như
sự cân bằng Na trong một vài loài luân trùng Brachionus bị
suy giảm vì vậy đã ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng.
3.2.3 Ảnh hưởng của độ mặn
Có sự khác biệt theo chiều hướng giảm dần của tuổi thọ từ
67,76 giờ ở nghiệm thức 1‰ xuống còn 45,6 giờ ở nghiệm
thức 5 ‰ (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của độ mặn đến các chỉ tiêu sinh học sinh
sản của B. angularis.
Đặc điểm 0‰ 1‰ 3‰ 5‰
Tuổi thọ
(giờ)
65,69±

2,47
bc
67,76±1,78
c
63,39±2,28
b
45,60±3,88
a
Thời gian
thành thục –
Dp (giờ)
13,30±
1,19
ab
12,11±1,20
a
14,40±1,51
b
24,52±0,61
c
Nhịp sinh
sản (giờ)
8,56±
0,18
b
7,75±0,34
a
12,16±0,87
c
15,75±0,25

d
Thời gian
phát triển
phôi –De
(giờ)
2,08±
0,21
a
2,43±0,23
b
3,30±0,40
c
6,67±0,29
d
Sức sinh sản-
Ro (con
21,40±
1,07
c
20,70±1,16
c
9,10±0,99
b
4,20±0,79
a
Tốc độ lọc F
(µl/con/giờ
7,48 ±
0,93
b

10,15 ± 1,6
c
6,87 ± 1,84
b
3,29 ± 0,51
a
Tốc độ sử
dụng thức
ăn-I (tế
bào/con/giờ)
15.335±
2089
b
20022±3095
c
13996±3811
b
6681±921
a
Sức sinh sản của B. angularis cao nhất ở nghiệm thức 0‰


20



và giảm dần theo sự gia tăng độ mặn từ 0‰ đến 5‰.
3.3 Nuôi sinh khối luân trùng Brachionus angularis
3.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển quần thể
luân trùng B. angularis

Mật độ luân trùng đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn
60.000 tb tảo/luân trùng/ngày vào ngày thứ 4 (2.783±188 cá
thể/mL), khác biệt (P<0,05) giữa các nghiệm thức (Hình 3.2).
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
1 2 3 4 5 6
Ngày
Mật độ (ct/mL)
NT 20 NT 40 NT 60 NT 80

Hình 3.2 Biến động mật độ luân trùng theo lượng tảo Chlorella cho ăn
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
1 2 3 4 5 6 7
Ngày
Mật độ (ct/mL)
NT40 NT60 NT80 NT100 NTDC

Hình 3.3 Biến động mật độ luân trùng theo lượng men bánh mì cho ăn

Ở thí nghiệm cho luân trùng ăn bằng men bánh mì, mật độ


21



đạt cao nhất ở nghiệm thức 80% theo công thức chuẩn sau 4
ngày nuôi là 693±32 cá thể/mL và khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P < 0,05) so với các nghiệm thức khác (Hình 3.3). Mật độ
này có thể đạt giá trị từ 1.000 cá thể/mL trở lên nếu thay thế
men bánh mì bằng tảo với tỉ lệ trên 10% (Hình 3.4).
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Ngày
Mật độ (ct/mL)
NT100% NT95% NT90%
NT80% NT50% NTTảo

Hình 3.4 Biến động mật độ luân trùng trong thí nghiệm thay thế tảo
bằng men bánh mì
0
1000

2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ngày
M ậ t đ ộ lu â n t r ù n g (c o n /m L )
Tảo cá rô phi Chlorella

Hình 3.5 Mật độ của luân trùng (cá thể/mL) trong thí nghiệm sử dụng
tảo-cá rô phi
Ở thí nghiệm sử dụng tảo trong hệ thống nuôi cá rô phi,


22



mật độ luân trùng ở hai nghiệm thức có khuynh hướng tăng
dần và đạt cực đại vào ngày thứ 7 của chu kỳ nuôi và cao nhất
ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo-cá rô phi (Hình 3.5). Mặc dù
tảo Chlorella là thức ăn thích hợp và được sử dụng phổ biến
trong nuôi luân trùng, tuy nhiên trong thành phần tảo nuôi
trong bể cá rô phi ngoài Chlorella (chiếm tỉ lệ 88%) còn có
Cosmarium (chiếm tỉ lệ 9,8%). Với tỉ lệ tảo này có thể đã ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển quần thể của B. angularis. Tảo

Cosmarium là loài tảo có tốc độ phát triển nhanh và chứa hàm
lượng đạm đáng kể (Berliner và Wenc, 1976). Hơn nữa, với
kích thước tế bào 5-7µm, khả năng sử dụng loài này của B.
angularis có thể cao hơn so với tảo Chlorella có kích thước
nhỏ hơn (2-3µm). Theo Rothhaupt (1990) hiệu quả sử dụng
thức ăn của luân trùng thuộc giống Brachionus phụ thuộc rất
nhiều vào kích cỡ hạt thức ăn. Hiệu quả sử dụng thức ăn của
chúng sẽ thấp khi hạt thức ăn lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích cỡ
thức ăn phù hợp trong đó B. angularis đạt tốc độ lọc cao nhất
khi hạt thức ăn có kích thước bằng 6µm.
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ nuôi ban đầu lên sự phát triển
của quần thể luân trùng B. angularis
Kết quả cho thấy mật độ cấy thả ban đầu của luân trùng
càng cao thì mật độ luân trùng đạt mật độ cực đại càng nhanh.
Ở NT
500
mật độ luân trùng đạt tối đa là 3.043±81 cá thể/mL
vào ngày thứ tư (tăng gấp 6 lần so với mật độ ban đầu) và khác
biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, ở
NT
200
vẫn tiếp tục tăng mật độ quần thể vào ngày thứ 5 của
chu kỳ nuôi và tăng >13 lần so với ban đầu trong khi ở NT
500

đã có chiều hướng suy tàn của quần thể chứng tỏ ở mật độ
nuôi cấy ban đầu là 200 cá thể/mL tốc độ sinh sản và phát
triển của quần thể luân trùng nhanh hơn.



23



0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
1 2 3 4 5 6 7 8
Ngày
Mật độ (ct/mL)
NT200 NT300 NT400 NT500

Hình 3.6 Mật độ của luân trùng (cá thể/mL) trong thí nghiệm mật độ
3.3.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố thủy lý hóa lên sự phát
triển của quần thể luân trùng B. angularis
3.3.3.1 Nhiệt độ
Mật độ luân trùng tăng nhanh và đạt mật độ cao nhất ở
nghiệm thức 28
o
C (2.596 cá thể/mL) vào ngày thứ tư của thí
nghiệm. So sánh về thời gian đạt mật độ cực đại giữa các
nghiệm thức cho thấy ở nhiệt độ càng cao mật độ đạt cực đại
càng nhanh.
3.3.3.2 pH
Mật độ luân trùng đạt giá trị cao nhất vào ngày thứ 4 của

chu kỳ nuôi trong đó mật độ luân trùng ở pH=7 và 8 khác biệt
có ý nghĩa với các nghiệm thức khác. Vào ngày thứ hai của thí
nghiệm, mật độ luân trùng của NT5 thấp hơn có ý nghĩa so với
nghiệm thức còn lại có thể do sự biến động của pH ở nghiệm
thức này lớn (từ 5 lên 7,2). Theo Epp và Winston (1978); Snell
(1987) ở pH<5, 6 các quá trình trao đổi chất, tốc độ lọc thức
ăn, hoạt động bơi lội hoặc hô hấp của luân trùng bị ảnh hưởng
và không thay đổi khi pH dao động trong khoảng từ 6,5 đến

×