1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có
những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây
dựng theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên bên cạnh đó, ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước
phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc
biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn từ nguồn nước,
nhà tiêu cho đến chất thải, rác thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình, rác
thải nguy hiểm từ các khu công nghiệp - chế xuất, hay chất thải từ quá trình
chăn nuôi - sản xuất nông nghiệp. Song hành cùng với các đô thị thì nông
thôn Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường
. Chưa
bao giờ lượng rác thải sinh hoạt lại nhiều như hiê ̣n nay , trong khi đó, dịch vụ
vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện chưa phát triển đúng mức, đa phần người
dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều
khó khăn.
Từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS & VSMTNT) với mục tiêu
đến năm 2020: tất cả cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng nhà tiêu hợp
vệ sinh và thực hiện vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia về NS & VSMTNT là công cụ để
thực hiện Chiến lược Quốc gia. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, triển khai qua các giai đoạn (2001 – 2005); (2006 – 2010) và (2011
– 2015) [15]. Theo báo cáo chung Tổ ng quan n gành Y tế Việt Nam năm 2014
2
ở Việt Nam còn một tỷ lệ lớn HGĐ ở nông thôn vẫn sử dụng nhà tiêu chưa
hơ ̣p vê ̣ sinh.
Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình được Trung ương lựa chọn là một
trong năm tỉnh làm điểm về mô hình xây dựng nông thôn mới. Trong Nghị
quyết về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm
2020 ở tiêu chí thứ 17 về môi trường , tỉnh Thái Bình đã nhấn mạnh đến việc
bảo vệ môi trường sinh thái [42].
Hưng Hà là một huyện đồng bằng, nằm ở rìa phía Tây Bắc của tỉnh
Thái Bình, với diện tích tự nhiên là 200,42 km²,... Huyện có ba mặt tiếp giáp
với sông Hồng, ngoài ra huyện có một mạng lưới các con sông nhỏ, kênh rạch
nhỏ, nối thông với các sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý. Con người cũng
có những tác động xấu đến môi trường xung quanh do ý thức , thói quen về xả
rác thải , nước thải ra kênh nước thải , đường giao thông của thôn xóm , ảnh
hưởng rấ t nhiề u tới vê ̣ sinh môi trường. Để phầ n nào có những đánh giá khách
quan về tình hình môi trường nông thôn tại điạ bàn huyện nhà, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình và điều kiện nhà ở
tại hai xã của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2016” với hai mục tiêu
như sau:
1.
Mô tả thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình và điều kiện nhà
ở tại hai xã của huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2016.
2.
Mô tả kiến thức, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở
địa bàn nghiên cứu năm 2016.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [31].
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác…
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá
học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật… [31].
- Nhà ở là một công trình xây dựng bao gồm ba bộ phận: tường, mái, sàn
và được dùng để ở (ăn, ngủ, sinh hoạt).
- Mái được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong hai loại vật
liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “ngói (xi măng, đất nung)”.
- Tường/bao che được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong
ba loại vật liệu chính sau: “bê tông cốt thép”, “gạch/đá”, “gỗ/kim loại” [1].
4
1.2. Thực trạng vệ sinh môi trƣờng hộ gia đình và điều kiện nhà ở
Thực trạng vệ sinh môi trường đang diễn ra ngày càng cấp bách và nan
giải, chính vì vậy chúng ta cần có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ô
nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta. Vấ n đề vê ̣ sinh môi trường (VSMT)
không chỉ là vấ n đề sinh hoa ̣t trong pha ̣m vi mỗi hô ̣ gia đình mà còn ở khu
vực xung quanh như đường làng , ngõ xóm, hê ̣ thố ng kênh thoát nước , bãi rác
của thôn , xóm,…VSMT nói chúng là một lĩnh vực tương đối rộng, nhưng
trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến bốn nội dung: thực
trạng nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình, rác thải sinh hoạt và điều kiện nhà ở.
Theo một nghiên cứu của Trần Thị Phương và Vũ Phong Túc về “Thực trạng
vê ̣ sinh môi trườn g của các hô ̣ gia đình vùng đồ ng bào dân tô ̣c Mông huyê ̣n
Bắ c Yên, tỉnh Sơn La năm 2014” cho thấy : Nguồn nước của tất cả các hộ gia
đình sử dụng cho sinh hoạt đề u là hệ thống dẫn nước chung máng lần
. Tỷ lệ
các hộ gia đình có nhà tiêu ở các xã là từ 3% - 37%. Loại nhà tiêu được sử
dụng nhiều nhất là nhà tiêu chìm khô có ống thông hơi. Tiêu chí nhà tiêu đảm
bảo về xây dựng được thực hiện tốt nhất là “không xây dựng ở nơi thường
xuyên bị ngập úng” (71,6%); chỉ số tiêu chuẩn đạt thấp nhất là “có nắp đậy lỗ
tiêu” (20,3%) và “ống thông hơi có lưới chống ruồi” (20,3%). Tỷ lệ nhà tiêu
đảm bảo về bảo quản và sử dụng đều rất thấp theo từng tiêu chí: hầu hết các
tiêu chí đều chỉ đạt ở mức dưới 20%. Hầu hết các hộ gia đình không có hố rác
(95,4%) [29].
Kết quả từ nghiên cứu của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn và Đàm Văn
Dũng tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ hộ có nhà tạm khá cao
(38,1%), nhà kiên cố (20,0%). Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch 55,6 % [44].
Trong nghiên cứu về Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà
Tĩnh tác giả Đào Văn Quang cho rằng hiện trạng ô nhiễm môi trường còn xảy
ra trong và khu vực xung quanh như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước,
5
việc phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại. Chính sự ô nhiễm này đã
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người lao động cũng như người dân
xung quanh. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh vùng đặc
biệt là hệ thủy sinh [30].
Hoạt động chăn nuôi đã và đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ
nông dân ta ̣i Thái Bình . Theo ước tính, có khoảng 40 - 50% lượng CTR chăn
nuôi được xử lý, số còn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch...[12]
1.2.1. Thực trạng nguồn nước
1.2.1.1. Thực trạng sử dụng nước trên thế giới
Cách đây 24 năm, Liên hợp quốc chọn ngày 22-3-1993 làm Ngày Nước
thế giới đầu tiên và từ đó đến nay , ngày này vẫn được duy trì là ngày vì nguồn
nước sạch toàn cầu. Ngày Nước thế giới hàng năm là dịp để thế giới tập trung
sự chú ý về tầm quan trọng của nước ngọt cũng như kêu gọi việc quản lý bền
vững nguồn tài nguyên này. Mỗi năm, Ngày Nước thế giới nhấn mạnh một
khía cạnh cụ thể. Năm 2016, Liên hợp quốc lấy chủ đề “Nước và việc làm”
nhằm đề cập tới vai trò của nước đối với các công việc cũng như sinh kế của
người dân [8].
Một báo cáo về: “Các điều kiện môi trường của hộ gia đình có liên quan
đến bệnh lý ruột và sự tăng trưởng không ổn định ở nông thôn Bangladesh”
cho kết quả như sau: Khi so sánh các dấu hiệu về bệnh lý ruột già môi trường,
gánh nặng ký sinh trùng, và tăng trưởng ở 119 trẻ Bangladesh (≤ 48 tháng
tuổi) ở vùng nông thôn Bangladesh ở các mức độ sạch sẽ khác nhau của hộ
gia đình được xác định bằng các chỉ tiêu khách quan về chất lượng nước và vệ
sinh và rửa tay [51].
Một nghiên cứu can thiệp nhằm cải thiện vệ sinh, vệ sinh và cấp nước
cho 20 triệu người ở Bangladesh đánh giá hiệu quả của việc
thay đổi hành vi
và giảm thiểu bệnh tiêu chảy và hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cụ thể những
6
người tham gia rửa tay với xà bông <3% thời gian xung quanh các sự kiện
liên quan đến thực phẩm trong cả hai sự can thiệp và kiểm soát các hộ gia
đình ở thời điểm đầu và sau 18 tháng. Chương trình vệ sinh, vệ sinh và cải
thiện quy mô lớn đã dẫn đến cải tiến một vài hành vi nhắm mục tiêu, nhưng
hành vi còn rất khiêm tốn. Những thay đổi vẫn chưa làm giảm đáng kể về tiêu
chảy ở trẻ em và bệnh hô hấp [49].
Các kim loại nặng có thể xâm nhập vào các nguồn nước từ nhiều nguồn,
ví dụ như thời tiết của đá và đất. Một nguồn kim loại nặng khác là hoạt động
của con người do nuôi trồng, khai thác mỏ, và các hoạt động sản xuất công
nghiệp khác. Các báo cáo đã chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm đã tăng lên trong
những thập kỷ gần đây ở các nước đang phát triển do phát triển công nghiệp
nhanh và tỷ lệ tăng dân số cao dẫn tới sự xuống cấp dần về chất lượng nước,
đặc biệt là ở một số nguồn nước tự nhiên [57].
Số liệu từ báo cáo của tác giả Clasen TF và cộng sự khảo sát 46 nghiên
cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled clinical trial RCT), bao gồm hơn 84.000 người tham gia, đã đạt được các tiêu chí đưa
vào. Hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở các quốc gia có thu nhập thấp
hoặc trung bình (50 nghiên cứu) với nguồn nước không được cải tiến (30
nghiên cứu) và vệ sinh không được cải thiện hoặc không rõ ràng (34 nghiên
cứu)…Các cải tiến về chất lượng nguồn nước ở thời điểm hiện tại chưa có đủ
bằng chứng để biết liệu các cải tiến dựa trên nguồn như các giếng khoan đã
được bảo vệ , trạm cống chung hay nguồn nước ở cộng đồng có sử dùng clo
làm sạch nước làm giảm bệnh tiêu chảy một cách liên tục [47].
Một nghiên cứu chất lượng nước giếng từ các hộ nông thôn và thành thị
ở Karnataka Ấn Độ năm 2012 đã tiến hành điều tra chất lượng nước sinh hoạt
từ 80 mẫu lấy tại nguồn ở các cộng đồng nông thôn và đô thị. Kết quả thu
được như sau: Tỷ lệ ô nhiễm phân, như được biểu hiện bởi sự tăng trưởng
7
của E. coli hoặc Enterococcus spp, là 27,5% (22 mẫu: 12 đô thị và 10 nông
thôn). Tổng số coliform được tìm thấy trong 74 nguồn nước hộ gia đình
(92,5%) (đô thị là 39 mẫu - 97,5%, nông thôn 35 mẫu- 87,5%) [52].
1.2.1.2. Thực trạng sử dụng nước tại Việt Nam
Nước sạch và vệ sinh là những nhu cầu cơ bản đảm bảo sức khỏe tốt và
phát triển giai đoạn đầu đời của mỗi con người . Nước uống không đảm bảo vệ
sinh có thể dẫn đến việc bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như tả và thương hàn.
Theo số liệu từ Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
Việt Nam 2014 cho thấy 92% hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh –
98,2% sống ở khu vực thành thị và 89,1% sống ở khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, bất bình đẳng vẫn còn tồn tại giữa các hộ gia đình người dân tộc thiểu
số và người Kinh. Chỉ có 75% các hộ gia đình dân tộc thiểu số được tiếp cận
với nguồn nước hợp vệ sinh so với 95% các hộ gia đình người Kinh [37].
Kết quả nghiên cứu năm 2012 tại 03 xã vùng nông thôn tỉnh Hải Dương
cho kết quả: Đánh giá bằng cảm quan chất lượng nguồn nước tại các xã cho
thấy hộ gia đình có nguồn nước hợp vệ sinh xã Thanh Tùng là 57,4%, xã Cẩm
Phúc là 56,1% và ở xã Phương Hưng là 49,8%. Nguồn nước được HGĐ sử
dụng là nước máy 47%, nước mưa 13%, nước giếng khơi 3,2%, nước giếng
khoan 33% và nước sông/hồ/ao 3,8% [27]. Theo kết quả từ báo cáo năm 2011
của Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế cho biết 15,1% số gia đình hiện
vẫn đang sử dụng nước sông suối/ao hồ làm nguồn nước chính cho ăn uống
và sinh hoạt; 30,4% hộ gia đình có nguồn nước chính không hợp vệ sinh;
4,6% và 15,3% nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm cao và rất cao. An Giang là
tỉnh có tỷ lệ nguồn nước hộ gia đình có nguy cơ ô nhiễm rất cao lên đến
54,1% và thấp nhất là Hà Tĩnh với 3,6% [10].
Kế t quả nghiên cứu năm 2013 tại 02 xã của tỉnh Hà Nam cho biết: Các
nguồn nước chủ yếu người dân 2 xã Tiên Phong và Châu Sơn sử dụng lần
8
lượt là nước mưa đều là 91%; giếng khoan 63% và 90%. 100% gia đình có sử
dụng cả nước đào [32].
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Kiên Trung tại
2 xã Ngọc Hồi , Vạn
Phúc, huyện Thanh Trì , Hà Nội năm 2014 cho kết quả : xã Ngọc Hồi có tỷ lệ
hộ sử dụng các nguồn nước
khai thác tại hộ gia đình cao hơn như sử du ̣ng
nước mưa cho ăn uống cao hơn
27,1%, sử du ̣ng nước giế ng khoan cho tắm
rửa vệ sinh cao hơn 10,5% [39]. Kết quả điều tra nước và nhà ở giữa kỳ thời
điểm giữa kỳ 01/4/2014 cho biết có 17,6% nước máy, 54,2% nước giếng
khoan, 13,9% nước mưa, nước khe, nước giếng đào không được bảo vệ và các
nguồn nước khác chiếm tỷ lệ 14,3% [1].
1.2.1.3. Thực trạng sử dụng nước ở Thái Bình:
2
Nguồn nước mặt: mật độ sông là 5,72 km/km các dòng sông đều uốn
khúc, độ dốc nhỏ từ 0,02-0,05 m/km. Toàn tỉnh có 4 sông lớn là sông Hoá,
sông Luộc, sông Trà Lý và sông Hồng, cùng hệ thống các sông trục nội đồng
và các ao, hồ có sức chứa hàng triệu mét khối nước ngọt. Đây là nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý, cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và phần
lớn các nhà máy nước sinh hoạt của thành phố Thái Bình, thị trấn Vũ Thư,
Tiền Hải, Diêm Điền lấy nước từ nguồn này. Song điều đáng lo ngại là các
nguồn nước này hiện nay đang bị ô nhiễm với nguy cơ ngày càng tăng, do
nước thải từ thượng nguồn bị ô nhiễm vì các hoạt động nông nghiệp, nước
thải công nghiệp gây ra.
Theo bản đồ phân đới thuỷ địa hoá thẳng đứng và theo phương nằm
ngang thì phía Bắc sông Trà Lý bao gồm các huyện Đông Hưng, Hưng Hà,
Quỳnh Phụ và một phần huyện Thái Thuỵ nước ngầm ở đây không bị nhiễm
mặn nên có thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất [33].
Dựa theo kết quả từ nghiên cứu của Ngô Thị Nhu về thực trạng chất
lượng giếng và bệnh liên quan ở vùng nông thôn Thái Bình năm 2008 cho
9
chúng ta thấy: Tỷ lệ mắc tiêu chảy chung là 12% và ở đối tượng trẻ em dưới 5
tuổi mắc tiêu chảy là 5,2%, ở độ tuổi ≥ 5 tuổi tỷ lệ này là 12,5%. Bệnh về mắt
và da liên quan đến việc sử dụng nước lần lượt là 3,1 và 5,9% [25].
1.2.2. Nhà tiêu hộ gia đình
1.2.2.1. Tình hình trên thế giới:
Một chương trình xây dựng nhà vệ sinh do chính Bộ Y tế Mozambique
khởi xướng năm 1976 đã đưa ra những bài học quan trọng cho các nước Châu
Phi khác. Mặc dù hàng chục nhà vệ sinh được xây dựng ở các cộng đồng đô
thị có thu nhập thấp trong một khoảng thời gian ngắn nhưng chiến dịch đã
thất bại nặng nề vì thiếu hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế và xây dựng nhà vệ
sinh và tình trạng thiếu các vật liệu xây dựng phù hợp. Đáp lại điề u đó , một
dự án nghiên cứu đã được đưa ra vào năm 1979 để xác định và phát triển một
công nghệ phù hợp và phương pháp để thực hiện cải thiện vệ sinh ở các khu
vực ven đô. Điều này dẫn đến đến việc thành lập vào năm 1985 của Chương
trình Quốc gia về Vệ sinh Chi phí thấp do các nhà tài trợ, chính quyền Trung
ương và cộng đồng người sử dụng tài trợ…Mặc dù có những vấn đề về kinh tế
và chính trị bất ổn, 170.496 nhà vệ sinh đã được lắp đặt từ năm1979-1996 [56].
Kết quả nghiên cứu tại huyện Eryuan, tỉnh Vân Nam, Trung Quố c cho biết
trong tổng số 90 nhà tiêu được khảo sát. Tỉ lệ phổ biến của nhà tiêu hợp vệ sinh
tại các thôn Yongle, Qiandian và Xinzhuang tương ứng là 83,19%, 83,12% và
81,63% [59]. Tại Ethiopia, đến 60% gánh nặng bệnh tật hiện tại là do vệ sinh
kém. Nhà vệ sinh bảo hiểm cơ sở đang gia tăng kể từ khi Chương trình
khuyến Sức khỏe bắt đầu, trong khi ít chú ý đến chất lượng và sử dụng nhà vệ
sinh cơ sở ở nông thôn Ethiopia. Trong nghiên cứu này có tổng số 801 hộ gia
đình có nhà vệ sinh được đánh giá về tình trạng sử dụng nhà tiêu của họ.
Trong đó có 490 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 61,2%) đạt yêu cầu về sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh [63].
10
Các yếu tố văn hóa xã hội và hành vi hạn chế việc áp dụng nhà vệ sinh ở
vùng nông thôn ven biển bang Odisha ở Ấn Độ. Thói quen, xã hội hóa, các
nghi thức vệ sinh và các thói quen hàng ngày khác nhau với giai cấp, giới
tính, tình trạng hôn nhân, tuổi tác và lối sống cũng cản trở việc nhận tài trợ từ
chính phủ xây nhà vệ sinh [55].
1.2.2.2. Tại Việt Nam:
Bộ Y tế được Chính phủ giao nhiệm vụ chỉ đạo triển khai Chiến lược
quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 2001-2020 qua
4 giai đoạn. Mục tiêu chính của chiến lược này là phấn đấu đến năm 2015 có
100% số hộ gia đình, 100% trường học và Trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương nhằm tìm hiểu thực trạng sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong cộng đồng dân cư được thực hiện trên cỡ mẫu
1.240 hộ gia đình tại 5 tỉnh Điện Biên, Kon Tum, Ninh Thuận, An Giang,
Đồng Tháp năm 2015 cho thấy chỉ có 28,5% số hộ gia đình tham gia nghiên
cứu được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh; 40,8% có nhà tiêu nhưng không
hợp vệ sinh và 30,7% không có nhà tiêu [19].
Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Kiên Trung tại
2 xã Ngọc Hồi ,
Vạn Phúc , huyện Thanh Trì , Hà Nội năm 2014 cho kết quả : 2 xã có tỷ lệ hộ
gia đình có nhà tiêu tự hoại lầ n lươ ̣t là
97,0% và 98%. Tỷ lệ nhà tiêu tự hoại
hợp vệ sinh không cao (cao nhất là 60,6%) chủ yếu không đạt về tiêu chí bảo
quản, sử dụng. Có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh giữa điều tra
thực tế và số liệu sẵn có ta ̣i điạ phương
[39]. Một nghiên cứu tại huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên năm 2010 cho thấy : Tỷ lệ trả lời nhà tiêu hai ngăn là
loại nhà tiêu hợp vệ sinh đa ̣t tỷ lê ̣ thấp
(37,6%); các tiêu chí khác xa nhà, xa
nguồn nước trên 10m chỉ có 19,8% trả lời đúng, tỷ lệ không biết hoặc không
trả lời là 23,6%. Tỷ lệ hộ nhà tiêu hợp vệ sinh là 21,1%, tỷ lệ hộ không có nhà
tiêu là 36,7%, tỷ lệ đối tượng có thái độ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể
11
phòng được bệnh đường tiêu hoá thấp (17,8%) [44]. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà
tiêu hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 30,9%, trong đó Kon Tum và Điện Biên có tỷ lệ nhà
tiêu hợp vệ sinh thấp nhất lần lượt là và 10,2% và 4,3% [10]
Tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh của dân số dân tộc thiểu số vẫn là một
thách thức lớn, góp phần gây nên tình trạng sức khỏe kém và suy dinh dưỡng
thấp còi ở trẻ em. Hơn 47% dân số dân tộc thiểu số không được tiếp cận với
nhà tiêu hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, tỷ lệ phóng uế bừa bãi ở nhóm dân số dân
tộc thiểu số ở mức cao: 26% so với chỉ 2% ở nhóm dân tộc Kinh [37]. Nghiên
cứu mô tả cắt ngang của Nguyễn Xuân Bái, Trần Thị Phương và Hoàng Thị
Hòa về thực trạng nhiễm giun đường ruột của người dân xã Mỹ Tân tỉnh Nam
Định năm 2013 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun chung của đối tượng nghiên cứu
là 44,5% trong đó tỷ lệ người dân nhiễm 1 loại giun là 38,0%; tỷ lệ nhiễm 2
loại giun là 6,5% [5].
Nghiên cứu năm 2012 của Ngô Thị Nhu và cộng sự tại ba xã Cẩm Phúc,
Thanh Tùng, Phương Hưng tỉnh Hải Dương của cho thấy tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu
rất cao chiếm 99,2% số HGĐ, tỷ lệ nhà tiêu đạt chuẩn sử dụng là 70,1% [27].
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn thì thực trạng vệ sinh môi
trường tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2009 còn nhiều vấn đề cần
lưu tâm đó là: Tỷ lệ số hộ dân có nhà tiêu tuy đạt tỷ lệ lên tới 97,6%, nhưng tỷ
lệ số hộ dân có nhà tiêu không hợp vệ sinh còn cao
(25,6%); tỷ lệ số hộ gia
điǹ h đi ngoài bừa bãi , tỷ lệ chưa có nhà tiêu 2,4% [34].
Một nghiên cứu trước đó tại 03 xã của huyện Vũ Thư năm 2009 của Ngô
Thị Nhu về thực trạng nhà tiêu hộ gia đình và kiến thức thực hành nhà tiêu
thấm dội nước chiếm 21,7%; nhà tiêu tự hoại là 15,8%; nhà tiêu không hợp vệ
sinh chiếm tỷ lệ 50,2%. Trong các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà tiêu thấm
dội nước chiếm tỷ lệ 48,5%; nhà tiêu tự hoại là 35,5% [26]. Kết quả từ
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.800 hộ gia đình tại 6 tỉnh đại diện cho 6
12
vùng sinh thái tại Việt Nam năm 2011-2012 cho thấy: 15,9% số người được
phỏng vấn không kể được tên một tiêu chuẩn nào của nhà tiêu hợp vệ sinh
(HVS). Tiêu chuẩn được nhiều người biết đến là không làm ô nhiễm môi
trường 43,7%, tiếp đến là diệt tác nhân gây bệnh (9,7%) và thấp nhất là cô lập
phân người (7,2%). 14,3% số người được phỏng vấn không kể được tên một
loại nhà tiêu HVS nào hoặc kể không đúng một loại nhà tiêu HVS nào trong 5
loại nhà tiêu thuộc loại HVS. Loại nhà tiêu HVS được nhiều người biết đến là
tự hoại (74,8%), tiếp đến là thấm dội nước (21,4%), hai ngăn (12,8%). 12,1%
số người được phỏng vấn không kể được tên một bệnh nào do ô nhiễm phân
người gây nên [35].
1.2.3. Rác thải sinh hoạt
1.2.3.1. Trên thế giới
Sigapore là một nước được đô thị hóa 100% và cũng được coi là một trong
những đô thị sạch nhất trên thế giới. Ở Sigapore có hai thành phần tham gia
chính vào đầu tư cho thu gom và xử lý rác thải là: tổ chức thuộc Bộ Khoa học
công nghệ và môi trường chủ yếu thu gom rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư
và các công ty và hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp
và thương mại. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty ở Sigapore được khuyến
khích tự thu gom và xử lý rác thải để có thể giảm được chi phí [23].
Nhật Bản có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý chất
thải: chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước. Tại Bỉ,
công tác thu gom và xử lý rác thải được các công ty tư nhân đầu tư, hình
thành ngành công nghiệp thu gom và xử lý rác thải [43].
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ô nhiễm môi
trường do rác thải sinh hoạt càng trở nên phổ biến , không chỉ với các khu đô
thị, thành phố mà nông thôn cũng vậy
. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh
13
những bãi rác công cộng ngay bên lề đường không được đổ đúng nơi quy
định đang phân hủy bốc mùi hôi thối mà không có các giải pháp
thu gom hay
xử lý. Trên các tuyến đường thành, thị, huyện, xã nhiều đoạn hai bên đường
có vô số những đống rác thải do một số người dân sinh sống gần đường mang
rác thải đến đổ thành đống. Hoặc dọc những kênh mương nhiều nơi rác thải
trôi lềnh bềnh trên mặt nước với mật độ ngày càng dày đặc. Đây là bãi rác tự
phát do người dân ở gần đổ ra do ý thức của người dân còn hạn chế, có nhiều
vùng còn chưa có bãi rác tập trung và không có đội thu gom rác thải.
Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt nông thôn có tỷ lệ khá ca o chất hữu cơ và
phần lớn là chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm khoảng 65%). Theo ước tính, với
lượng chấ t thải phát sinh khoảng
0,3kg/người/ngày thì lượng rác thải sinh
hoạt phát sinh năm 2013 khoảng 18.200 tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu
tấn/năm. Các loại CTR sinh hoạt phát sinh có sự phân hóa tương ứng với số
dân nông thôn của từng vùng, theo đó Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất [12].
Hiện nay biện pháp phổ biến nhất cho việc xử lý rác là chôn lấp
, tuy
nhiên ngoài ưu điể m của phương pháp chôn lấ p chấ t thải rắ n là xử lý đươ ̣c
khố i lươ ̣ng lớn chấ t thải , chi phí đầ u tư và chi phí xử lý nhỏ thì công nghệ
chôn lấp và xử lý rác thải không hợp vệ sinh tại các địa phương đang thực
hiện lâu nay đã phát sinh nhiều bất cập và nghiêm trọng nhất đó là nó chiế m
nhiề u diê ̣n tić h đấ t , thời gian phân hủy châ ̣m , gây ô nhiễm khu vực xử lý . Ví
dụ như quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ gây mùi
, các côn trùng gây
bê ̣nh (ruồ i , muỗi ,…), gây ra các vu ̣ cháy nổ , ô nhiễm nguồ n nước ảnh hưởng
tới giao thông do rơi vaĩ rác thải khi vâ ̣n chuyể n , đă ̣c biê ̣t là lươ ̣ng nước rò rỉ
từ rác thải , lươ ̣ng nước này khi xâm nhâ ̣p vào môi trường nó sẽ gây tác đô ̣ng
xấ u đế n môi t rường xung quanh (đấ t, nước).
Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi
trường Thái Bình): Trung bình mỗi ngày có khoảng 758 tấn rác thải sinh hoạt
14
phát sinh tại khu vực nông thôn của tỉnh Thái Bình. Để bảo vệ môi trường và
cảnh quan nông thôn, tỉnh đã áp dụng một số giải pháp như chôn lấp, ủ phân
vi sinh và mới đây nhất là công nghệ lò đốt rác. Tuy nhiên đến nay, những
giải pháp trên đang dần bộc lộ những hạn chế... Bình quân mỗi xã lượng rác
thải khoảng từ 5 - 10 tấn mỗi ngày, trong đó 60% lượng rác này được thu gom
bằng biện pháp thủ công (xe cải tiến, xe thồ, xe đẩy tay) và không được xử lý
bằng công nghệ hợp tiêu chuẩn vệ sinh môi trường [16].
Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Nhu về thực hành của người dân về thu
gom rác có 62,7% hộ gia đình bỏ rác vào túi nilon; 78,9% hộ gia đình không
phân loại rác trước khi đổ. Thực hành về phòng chống ô nhiễm nguồn nước
đúng chỉ có 13,1% đến 32% với các hoạt động. Chỉ có 41,4% số hộ gia đình
có ủ phân trước khi sử dụng và 58,6% ủ đúng thời gian quy định [27].
Hiện nay, khu vực nông thôn ở Thái Bình có 267 xã, trong đó thành phố
Thái Bình 09 xã; huyện Đông Hưng 43 xã; huyện Hưng Hà 33 xã; huyện Kiến
Xương 36 xã, huyện Quỳnh Phụ 36 xã; huyện Thái Thụy 47 xã; huyện Tiền
hải 34 xã; huyện Vũ Thư 29 xã. Theo điều tra của Sở Tài nguyên và Môi
trường năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 380 bãi rác tự phát không đảm bảo về
vệ sinh môi trường, trong đó: Quỳnh Phụ có 70 bãi rác, Hưng Hà có 53 bãi
rác, Thái Thụy có 55 bãi rác, Đông Hưng có 99 bãi rác, Tiền Hải có 20 bãi
rác, Kiến Xương có 49 bãi rác, Vũ Thư có 34 bãi rác [33]. Kế t quả từ nghiên
cứu của Đặng Thị Vân Quý và cộng sự năm 2013 tại 02 xã của tỉnh Hà Nam cho
biết 52% và 55% là tỷ lệ hộ gia đình có hố rác [32].
Để giải bài toán xử lý CTR nông thôn, tháng 10/2013 tỉnh Thái Bình đã
triển khai thí điểm lò đốt CTR sinh hoạt với tổng mức đầu tư của dự án là 4,2
tỷ đồng. Tháng 2/2014, công trình được đưa vào hoạt động với diện tích
3.000m2, cách xa khu dân cư trên 1km, hoạt động theo mô hình lò đốt kết hợp
chôn lấp [12].
15
Theo bà Trần Thị Hải, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Hưng Hà cho biết: Hiện nay, 35/35 xã, thị trấn ở Hưng Hà có quy hoạch bãi
chứa rác thải sinh hoạt theo tiêu chí NTM, trong đó 16 xã, thị trấn được
UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng lò đốt rác. Đến nay, 4 xã đã xây
dựng và đưa vào hoạt động ổn định gồm Minh Khai, Minh Hòa, Đoan Hùng,
Điệp Nông; hai xã đã lắp đặt và chuẩn bị đưa vào sử dụng, các xã còn lại tiếp
tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như đường, tường bao xung
quanh… để hoàn thiện công trình. Tỷ lệ thu gom rác thải trong toàn huyện đạt
từ 80 - 85%, chủ yếu tập trung ở những xã đã về đích nông thôn mới (NTM) [18].
1.2.4. Điều kiện vệ sinh nhà ở
Trong chiến lược phát triển của quốc gia điều kiện ở của hộ dân cư là
một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển. Cuộc điều tra
về Dân số và nhà ở năm 2014 với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Quỹ
Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) thu thập thông tin về điều kiện ở cơ bản của
các hộ dân cư. Điều kiện nhà ở của các hộ gia đình ở nông thôn được mô tả
tóm tắt như sau: Tỷ lệ bình quân số người/ 1 hộ gia đình là 3,5 người/hộ ở
Đồng bằng sông Hồng trong đó: 10,1% hộ có một người, 66,9% hộ có từ 2-4
người, 20,5% hộ có từ 5-6 người và trên 7 người/hộ là 2,5% [1].
Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 đã chỉ ra rằng, tổng số dân của
nước ta tại thời điểm 1/4/2009 có 85.846.997 người. Như vậy, Việt Nam là
nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và
đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Số người sống ở
khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% và ở khu vực nông thôn
là 60.410.101 người, chiếm 70,4% tổng dân số. Dân số nam là 42.413.143
người, chiếm 49,4% và nữ là 43.433.854 người, chiếm 50,6% tổng dân số. Số
liệu Tổng điều tra cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng, miền về các chỉ tiêu
nhân khẩu học, chỉ tiêu kinh tế - xã hội và mức độ khác nhau trong việc đạt
được các mục tiêu Thiên niên kỷ [21].
16
Tình trạng nhà ở là một trong những nội dung cơ bản nhất khi đánh giá
chất lượng sống của hộ dân cư. Đây được xem là thông tin quan trọng phục
vụ công tác lập kế hoạch phát triển đất nước. Tình trạng nhà ở của hộ dân cư
được phân ra thành 2 loại: “có nhà ở” và “không có nhà ở”. Theo số liệu của
Tổng cục thống kê năm 2014 về thực trạng phân bố nhà và loại nhà ở một số
tỉnh đồng bằng sông Hồng như sau: Tại Thái Bình tính đến năm 2009 tổng số
nhà là 496.714 căn nhà trong đó vùng nông thôn số nhà chiếm tới 90,11% là
447.627 nhà với 96,78% nhà kiên cố, 2,86% nhà bán kiên cố, 0,36% nhà thiếu
kiên cố, nhà đơn sơ và không xác định. Điều này cho thấy tại Thái Bình dân
cư chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn…tỷ lệ hộ có nhà ở năm 2014 ở Thái
Bình chiếm tỷ lệ cao nhất về nhà ở kiên cố với 98,4%, ở Hải Phòng chiếm tỷ
lệ thấp nhất là 80,1% [6].
Ở các vùng nông thôn, mật độ giao thông ít hơn, có thể xa các khu công
nghiệp nên chất lượng không khí ngoài trời và trong nhà thường ít ô nhiễm
hơn. Tuy nhiên ô nhiễm nhà ở cũng cần được quan tâm, đặc biệt ở những
nước đang phát triển, là nơi nhà ở chưa được cải thiện, tiện nghi sinh hoạt
thấp kém, bếp ở ngay trong nhà, sử dụng các nhiên liệu làm chất đốt và không
có ống khói để thoát hơi khí độc, đặc biệt các hơi khí độc do phân huỷ chất
hữu cơ từ rác thải, nước thải, phân người, phân gia súc không được thu gom
xử lý đúng [7]. Theo kết quả điều tra trên quy mô
600 hộ gia đình về tình
trạng vệ sinh nhà ở tại tỉnh Thái Bình của tác giả Phạm Văn Trọng cho thấy
:
nhà bê tông là 63,2%, nhà xây lợp ngói là 33,2%, nhà lợp lá là 0,8% [38].
1.2.5. Không khí:
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi
trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi
trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây
ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí
hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,…).
17
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm
bụi trầm trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông
lớn và ở gần các nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Ở nước ta
hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và diễn
ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Nhân dân ở nông thôn nước ta thường
đun nấu bằng củi, rơm, cỏ, lá cây và một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Nhân
dân ở thành phố thường đun nấu bằng than, dầu hoả, củi, điện và khí tự nhiên
(Gas). Đun nấu bằng than và dầu hoả sẽ thải ra một lượng chất thải ô nhiễm
đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không
khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân.
1.3. Kiến thức và thực hành của ngƣời dân về vệ sinh môi trƣờng
1.3.1. Trên thế giới
Esrey S. A và cộng sự đã phân tích dữ liệu về 119 trẻ sơ sinh sống tại 20
làng ở Lesotho- Canada từ giai đoạn 6 tháng 1984-1985 để đánh giá hiệu quả
của nhà vệ sinh và tăng cường sử dụng nước đối với tăng trưởng. 62% trẻ sơ
sinh sống trong các gia đình không có nhà vệ sinh và không tăng sử dụng
nước giữa 2 mùa. Chỉ có 3% tăng sử dụng nước và có nhà vệ sinh, 19%
có nhà vệ sinh, nhưng không tăng sử dụng nước. Tăng 16% việc sử dụng
nước, nhưng không có nhà vệ sinh [48].
Một nghiên cứu trên quy mô 75 ngôi làng ở vùng nông thôn của Ấn Độ
bao gồm 16.403 cá thể từ ba cấp độ liên lạc xã hội (bạn bè trực tiếp, cộng
đồng mạng xã hội và làng xã) dự đoán đáng kể quyền sở hữu nhà vệ sinh cá
nhân, nhưng hiệu quả mạnh nhất đã được tìm thấy ở cấp cộng đồng mạng xã
hội. Ở các cộng đồng có sự gắn kết mạng cao, khả năng giảm được bất cứ cá
nhân nào sẽ có nhà vệ sinh. Hiệu quả này chỉ có ý nghĩa ở các cấp thấp hơn về
quyền sở hữu nhà vệ sinh, cho thấy vai trò của sự gắn kết mạng lưới trong
việc tạo điều kiện cho tiêu chuẩn không thuộc sở hữu nhà nước [58].
18
Nghiên cứu tại Periurban, Maputo, Mozambique, chọn mẫu ngẫu nhiên,
được phân tầng theo mật độ tập trung, chủ yếu là các hộ gia đình do nữ làm
chủ ở KaTembe, huyện của thành phố lớn nhất Maputo, Mozambique. Cuộc
khảo sát bao gồm các câu hỏi về tính đầy đủ, khả năng tiếp cận và khả năng
chi trả của nước, vệ sinh cơ sở vật chất , và quản lý chất thải cũng như nhận
thức về bệnh tật và thói quen vệ sinh an toàn… Mặc dù là một phần của thủ
đô, người dân KaTembe phải đối mặt với một loạt các thách thức về vệ sinh,
như đã được khám phá thông qua phân tích đầy đủ, khả năng tiếp cận, chi phí
hợp lý và các vấn đề nhận thức [46].
Một cuộc khảo sát ở trong 292 hộ gia đình tại 25 làng ở Odisha nông
thôn, Ấn Độ với thiết bị điều tra là màn hình khảo sát hành vi sử dụng nhà
tiêu (PLUMs) được đặt tại đây cho người dân tự trả lời bằng cách tương tác
với màn hình đó. Màn hình tương tác đã được lắp đặt trong 2 tuần và các hộ
gia đình đã trả lời các khảo sát về hành vi sử dụng nhà vệ sinh của họ. Các số
liệu trung bình báo cáo các sự kiện hàng ngày "bình thường" cho mỗi hộ gia
đình. Có sự đồng ý giữa việc sử dụng nhà tiêu thường lệ và các sự kiện ghi lại
trung bình hàng ngày của PLUMs . Có sự đồng ý trung bình khi so sánh báo
cáo hàng ngày được sử dụng trong 48 giờ trước đó với số lượng trung bình
hàng ngày [61].
Nghiên cứu đánh giá nhận thức, thực tiễn và kiến thức của các cộng
đồng về các khu nhà vệ sinh ở vùng nông thôn phía đông Zambia năm 2015.
Kết quả cho thấy nhà vệ sinh không được xây dựng trong mỗi hộ gia đình Các
nhà vệ sinh hiện có trong khu phố. Các nhà vệ sinh được cho là đóng góp vào
việc vệ sinh tốt chủ yếu do họ ngăn không cho lợn ăn phân người. Nam giới
bày tỏ sự miễn cưỡng từ bỏ việc đi vệ sinh nơi công cộng chủ yếu do các điều
cấm kỵ liên quan đến nhà vệ sinh với luật pháp [62].
19
1.3.2. Tại Việt Nam
Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt
động dịch vụ, sinh hoạt đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường có tính
chất nghiêm trọng ở khu vực nông thôn nước ta. Môi trường không đảm bảo
làm ảnh hưởng tới rất nhiều khía cạnh của kinh tế, văn hóa và xã hội mà ở góc
độ của nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khỏe con
người. Con người bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các vấn đề như: Ô nhiễm môi
trường nước, nhà ở đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về vệ sinh – an toàn, nhà
tiêu chưa hợp vệ sinh, rác thải sinh hoạt tràn lan chưa được xử lý,...
Kết quả nghiên cứu: “Tình hình sử dụng nước sạch của các hộ gia đình
tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014” của Lê
Thị Trúc Phương, Phan Thị Trung Ngọc cho biết tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nguồn nước sạch để uống là 96,2%, trong đó có 2,5% hộ gia đình uống trực
tiếp không xử lý (nước mưa) và các hộ gia đình còn lại đều uống nước sau khi
đã đun sôi; 86,3% hộ gia đình dùng nước sạch để chế biến thức ăn; 84% hộ
gia đình rửa - làm sạch thực phẩm bằng dùng nước sạch và 79,3% hộ gia đình
có nước sạch để tắm giặt [28].
Theo kế t quả nghiên cứu ở đố i tươ ̣ng ho ̣c sinh trung ho ̣c cơ sở ta ̣i huyê ̣n
Ba Vi,̀ Hà Nội năm 2013 cho thấ y 74,8% học sinh cho rằng nước máy là nước
sạch. Có 18,5% học sinh liệt kê được đủ 3 tính chất của nước sạch. Tỷ lệ học
sinh cho rằng dùng nước không sạch gây bệnh đường tiêu hóa; gây bệnh da
niêm mạc lần lượt là 72% và 81,1%. Có 67,8% học sinh mong muốn được
dùng nước máy là nước sinh hoạt tại trường. Đa số học sinh muốn được uống
các loại nước hợp vệ sinh do nhà trường chuẩn bị (70,9%). Nguồn nước chủ
yếu các em được sử dụng sinh hoạt tại trường là nước máy (49%) và nước
giếng khoan (31,1%) [17].
20
Kết quả thu được từ nghiên cứu của Hạc Văn Vinh và cộng sự tại Thái
Nguyên năm 2010 cho thấy: Thái độ, kiến thức và thực hành về sử dụng
nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh của đối tượng nghiên cứu chưa cao.
Với đặc điểm khu vực miền núi, có các dân tộc khác nhau sinh sống, những
tập quán văn hóa của người dân còn nhiêu điểm lạc hậu, hơn nữa với điều
kiện kinh tế còn khó khăn, tỷ lê hộ nghèo còn cao cũng ảnh hưởng đến việc
xây dựng các công trình vệ sinh đạt yêu cầu như giếng đào có thành, tìm kiếm
và sử dụng nguồn nước sạch, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh: Nhà tiêu hai
ngắn, ủ phân tại chỗ [44].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà, Dương Chí Nam về Thực trạng xây
dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình ở 6 tỉnh Việt Nam năm 2014
cho biết tại địa bàn nghiên cứu: hơn 90% HGĐ có nhà tiêu, trong đó 72,4%
nhà tiêu hợp vệ sinh, chủ yếu là tự hoại (51%) và thấm dội nước (14,7%). So
với năm 2006, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu tự hoại đã tăng 359,5% (từ 11,1 - 51%,
tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo
quản đã tăng 257,8% (64,4% so với 18%) [14].
Kết quả nghiên cứu tại 02 xã của huyện Thanh Trì, Hà Nội năm 2014 cho
biết: Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng một phần về nhà tiê u hợp vệ sinh vệ
sinh tại xã Vạn Phúc cao hơn Ngọc Hồi
. Tuy nhiên , mức độ quan tâm đến
kiến thức xây dựng , bảo quản, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh không cao tương
ứng với tỷ lệ nhà tiêu tự hoại chưa hợp vệ sinh [39].
Theo tác giả Vũ Phong Túc năm 2013 trong nghiên cứu Xử lý rác thải
sinh hoạt của người dân tại 03 xã của huyện Tiền Hải cho biết: Thành phần
của rác thải tại hộ gia đình phần lớn là thức ăn thừa chiếm tỷ lệ cao là 75,4%;
21,4 – 27,4 % là tỷ lệ rác thải khác. Ba xã Phương Công, Tây Ninh và Vũ
Lăng tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu có hình thức thu gom là cho rác vào túi
nilon và đạt tỷ lệ là 88,8% [41].
21
Kết quả từ nghiên cứu về Thực trạng vệ sinh môi trường tại 2 xã Tiên
Phong - Châu Sơn - huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam năm 2012 của Đặng Thị
Vân Quý và Đặng Thị Bích Hợp cho rằng: có tỷ lệ lần lượt là HGĐ sử dụng
nhà tiêu, nhà tắm là 95% và 73%. HGĐ sử dụng nhà tiêu tự hoại là chủ yếu
chiếm tỷ lệ 51% và 55%, còn nhà tiêu hai ngăn là 34% và 25%. Tỷ lệ HGĐ sử
dụng phân của 2 xã lần tượt là 63% và 20% [32].
Tỷ lệ người dân ở 3 xã của tỉnh Hải Dương 2012 có kiến thức đúng về
nhà ở đảm bảo vệ sinh chiếm từ 17,3% đến 54,8%; 55,2% người dân cho rằng
bệnh mắc phải do nhà ở không hợp vệ sinh là bệnh hô hấp; còn các bệnh khác
chiếm tỷ lệ thấp. Đa số người dân cho rằng nguồn nước sạch chỉ là nguồn
nước mưa và nước máy chiếm tỷ lệ 81,2% đến 91,5%. Kiến thức của người
dân về các bệnh do nước truyền chiếm tỷ lệ từ 13,9% đến 29,4%. Quan điểm
của người dân về nhà tiêu tự hoại là hợp vệ sinh là
80,2%; nhà tiêu thấm dội
nước và nhà tiêu hai ngăn chiếm hơ ̣p vê ̣ sinh lầ n lươ ̣t là
17,8% đến 28,3%.
Việc thực hành của người dân về phòng chống ô nhiễm nước còn thấp, trên
30% thực hành khơi thông cống rãnh và thau rửa bể lọc; 24,2% vệ sinh môi
trường xung quanh và 13,1% sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh [27].
Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Nhu và cộng sự tại 03 xã của huyện Vũ
Thư năm 2009 cho thấy 94,7% người dân được hỏi biết nhà tiêu tự hoại là
hợp vệ sinh, 50% cho rằng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh. 68,7% người dân
biết ô nhiễm môi trường do phân gây bệnh tiêu chảy, 65,5% cho rằng mắc
bệnh giun, 38% biết gây ảnh hưởng đến môi trường. Đa số người dân được
hỏi cho rằng tiêu chuẩn nhà tiêu thấm dội nước là sạch và không có mùi
hôi (71,5%). Tiêu chuẩn khoảng cách xây dựng chỉ chiếm 13,4%. Thực hành
của người dân về nhà tiêu hai ngăn: chỉ sử dụng một ngăn chiếm 21,2%; ủ đúng
thời gian chiếm 17,6%. Nhà tiêu dội nước: dùng đủ nước dội là 72,2%; có dụng
cụ đựng giấy vệ sinh chỉ chiếm 45,1% [26].
22
Một đánh giá trên kết quả nghiên cứu 415 HGĐ tại Thái Nguyên năm 2009
cho thấy: Tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành tốt về vệ sinh môi
trường còn thấp: Kiến thức tốt: 3,4%; thái độ tốt: 34,4%, thực hành tốt: 12,5%.
Mặc dù hầu hết đều kể tên được nguồn nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ người dân nêu
được các bệnh do nguồn nước không sạch gây ra thấp chỉ đạt 33,2% [34].
Từ kết quả của cuộc điều tra được tiến hành tại 09 xã đại diện cho vùng
ngập lụt của 2 huyện Tân Châu, An Phú tỉnh An Giang dựa trên 2 cuộc điều
tra cắt ngang trước và sau can thiệp để xác định thực trạng sử dụng nhà tiêu
và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về VSMT ở vùng ngập lụt tỉnh
An Giang cũng như sự chấp nhận của cộng đồng với các nhà tiêu thử nghiệm.
Kết quả cho thấy một số kiến thức, hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường của người dân trước và sau can thiệp có thay đổi, tuy nhiên nhiều hành
vi chưa được cải thiện nhiều. Vẫn còn 31,7% đối tượng trong nghiên cứu sau
can thiệp sử dụng nước sông hồ cho ăn uống và sinh hoạt. Sau can thiệp, hiểu
biết về các biện pháp phòng bệnh đường ruột và giun sán được cải thiện rõ
rệt. Tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu trong nhóm nghiên cứu đã giảm đáng
kể từ 76,4% xuống còn 64,4% trước và sau can thiệp [4].
Theo tác giả Đặng Ngọc Chánh và Lê Ngọc Diệp trong một nghiên cứu
can thiệp tại tỉnh Đồng Tháp năm 2010 cho biết: Tại các HGĐ ở 02 xã Phú
Đức và Mỹ Hòa thì hình thức thu gom rác và đốt sau hè là phổ biến nhất với
tỷ lệ 46,6%. Trong khi đó, 27,6% gia đình sống tại khu vực tập trung đông
dân cư thì thực hiện việc thu gom rác tại gia đình. Những hộ này trả tiền hàng
tháng cho tổ thu gom rác đi thu gom hàng ngày và mang đến chôn lấp tại bãi
rác tập trung của xã. Có những hộ gia đình tự mang rác ra tận thùng rác chung
của chợ để đổ [13].
23
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được triển khai tại
02 xã của huyện Hưng
Hà - tỉnh Thái Bình là thị trấn Hưng Hà và xã Bắc Sơn (bản đồ ở phụ lục 1).
Hưng Hà một vùng quê được bồi đắp bởi 3 con sông lớn : sông Hồng , sông
Luộc, sông Trà, vì thế đã tạo lên những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ
thống giao thông nông thôn khá hoàn thiện
, hệ
, 3 trục đường lớn đang được
xây dựng và nâng cấp , đường 39A và đường 223. Huyê ̣n có mạng lưới cơ sở
hạ tầng khá đồng bộ và phát triển. Về tổ chức gồm: phòng Y tế, Trung tâm Y
tế huyện, 2 bệnh viện đa khoa, 35 trạm Y tế xă, thị trấn. Hệ thống cán bộ Y tế
cơ sở được củng cố hoàn thiện, hiện nay có 262 cộng tác viên ở các thôn, làng
đã và đang được đào tạo chuyên môn có trình độ sơ cấp trở lên.
2.1.1.1. Thị trấn Hưng Hà:
Thị trấn Hưng Hà là xã trung tâm của huyện có các điều kiện thuận lợi
về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thị trấn Hưng Hà có diện tích 5,50 km²,
dân số năm 2015 là 10.000 người, mật độ dân số đạt 1.818 người/km².
2.1.1.2. Xã Bắc Sơn:
Xã Bắc Sơn là một xã xa trung tâm, có các khó khăn về đường giao
thông, dịch vụ và kinh tế còn chưa phát triển. Cho đến thời điểm hiện tại Bắc
Sơn là xã duy nhất trong 35 xã, thị trấn của huyện Hưng Hà chưa đạt chuẩn
nông thôn mới. Xã Bắc Sơn có diện tích 4,64 km², dân số năm 2016 là 6.352
người, mật độ dân số đạt 1175 người/km².
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Tại các hộ chúng tôi tiến hành phỏng vấn và quan sát:
- Chủ hộ gia đình hoặc người từ 18 tuổi trở lên
24
- Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt
- Nhà tiêu
- Rác thải sinh hoạt.
- Nhà ở
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng phỏng vấn:
- Đối tượng là chủ hộ hoặc người thân trong gia đình có độ tuổi từ 18 trở
lên trong thời gian nghiên cứu.
- Mỗi hộ gia đình chỉ phỏng vấn một người.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Đối tượng bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, có thái độ không hợp tác.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 06/2016 đến tháng
06/2017.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
* Là một nghiên cứu dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang, đơn
vị mẫu là hộ gia đình và đơn vị quan sát là nguồn nước, nhà tiêu, rác thải và
nhà ở nhằm mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường và nhà ở hộ gia
đình cụ thể như sau:
- Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt
- Nhà tiêu
- Rác thải sinh hoạt.
- Nhà ở
* Tiến hành khảo sát nhận thức, thực hành về vệ sinh môi trường của
người dân như những hiểu biết của họ về vấn đề nước sạch, nhà tiêu hợp vệ
sinh, các vấn đề về rác thải sinh hoạt, xử lý phân, các tiêu chí nhà ở đủ tiêu
chuẩn vệ sinh,...
25
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
* Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu để điều tra hộ gia đình được tính theo công thức sau:
n
z
2
1 / 2
p(1 p)
d2
Trong đó:
- n: là cỡ mẫu cần cho nghiên cứu (đơn vị mẫu là hộ gia đình)
- Z(1-α/2): là trị số mức tin cậy mong muốn là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96.
- p: Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước hợp vệ sinh (ước tính từ mô ̣t nghiên
cứu trước đó p= 0,5 (theo ước tiń h từ nghiên cứu của tác giả Ngô Thi ̣Nhu) [25]
- d: là sai lệch mong muốn, ở nghiên cứu này chúng tôi chọn d= 0,05.
Áp dụng công thức trên, chúng tôi tính được n=768, thực tế cỡ mẫu điều
tra là 800 hộ gia đình tại 02 xã.
* Phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai
đoạn với cách tiến hành như sau:
- Chọn xã: Chúng tôi chọn chủ đích 02 xã của huyện Hưng Hà là thị trấn
Hưng Hà và xã Bắc Sơn.
- Chọn hộ gia đình: Tại từng thôn được chọn, chúng tôi tới trung tâm
thôn chọn hướng bằng phương pháp quay cổ chai chọn ngẫu nhiễn HGĐ đầu
tiên bên tay phải, sau đó sử dụng phương pháp cổng liền cổng vận dụng quy
tắc tay phải tại ngã tư hay đường cụt cho tới khi đủ cỡ mẫu cần thiết.
- Chọn đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn các chủ hộ gia đình hoặc người từ
18 tuổi trở lên (nếu chủ hộ đi vắng) tại các hộ gia đình được chọn vào nghiên
cứu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và loại mẫu cho đủ cỡ mẫu.
2.2.3. Biến số, chỉ số sử dụng trong nghiên cứu
* Biế n số về đă ̣c điể m chung của đố i tươ ̣ng nghiên cứu :
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, trình độ, nghề nghiệp.