Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

các nguyên tắc trong quản lí dịch vụ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.52 KB, 40 trang )

1
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCB Khám chữa bệnh
YTDP Y tế dự phòng
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TYT Trạm Y tế
PHCN Phục hồi chức năng
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ y tế bao gồm các hoạt
động thực hiện bởi nhân viên y tế (khám, chữa bệnh) để phục vụ người bệnh và gia đình.
Cung cấp dịch vụ y tế là cấu phần đầu tiên trong 6 cấu phần của hệ thống y tế Việt
Nam, là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế. Cung ứng dịch vụ y tế là lĩnh vực sử dụng
nhiều nguồn lực nhất, chiếm tới 75,98% tổng chi của toàn xã hội cho y tế.
[1]
Tất cả các hợp
phần đầu vào của hệ thống y tế, như nhân lực, tài chính, thông tin, dược và trang thiết bị,
công nghệ, quản trị, đều được sử dụng để cung ứng dịch vụ y tế tốt nhất, nhằm thực hiện
mục tiêu của cả hệ thống y tế là nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần đảm bảo công bằng
xã hội và tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, dịch vụ y tế tốt là dịch vụ có hiệu lực, an toàn, có chất
lượng, được cung cấp cho những người cần sử dụng tại thời điểm và nơi hợp lý, giảm thiểu
chi phí nguồn lực.
[2]


Một dịch vụ y tế tốt là dịch vụ y tế đáp ứng được 9 nguyên tắc cung cấp:
1. Toàn diện/đầy đủ
2. Độ bao phủ
3. Sự chấp nhận được
4. Tính liên tục
5. Chất lượng
6. Công bằng
7. Hiệu lực
8. Hiệu quả
9. An toàn
Hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kéo theo là những thay đổi về dân
cư, kinh tế, xã hội. Chính những sự thay đổi này đã đặt những áp lực nhất định nên hệ
thống y tế nói chung và việc cung cấp dịch vụ y tế nói riêng. Tăng trưởng kinh tế đã đem lại
những cơ hội to lớn cho sự phát triển của hệ thống y tế những lại làm gia tăng khoảng
cách giữa nhóm khá giả và nhóm người nghèo thành thị và nông thôn. Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cũng làm thsasy đổi cơ cấu bệnh tật… Dân cư gia tăng khiến nhu cầu cần được
cung cấp dịch vu y tế gia tăng trong khi nguồn lực y tế có hạn, dẫn đến tình trạng quá tải
2
3
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
bệnh viện và những sai sót trong quá trình điều trị, dự phòng. Tất cả những điều này ảnh
hưởng đến những nguyên tắc cần có của việc cung cấp một dịch vụ y tế tốt.
Tại Việt Nam, nhìn chung việc cung cấp dịch vụ y tế đã đảm bảo được các nguyên tắc
cần thiết, góp phần tạo điều kiện cho người dân nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, cung cấp
dịch vụ y tế vẫn có những hạn chế, chẳng hạn như độ bao phủ chưa cao, chất lượng kém,
vẫn còn tình trạng bất công bằng khi tiếp cận với dịch vụ y tế hay như dịch vụ chưa đạt
hiệu quả và chưa an toàn. Như vậy, một số biện pháp để cải thiện việc cung cấp dịch vụ y tế
là rất cần thiết.
II. BÀN LUẬN CÁC NGUYÊN TẮC

1. Tính toàn diện/ đầy đủ
Hệ thống y tếcần cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế phù hợp với nhu cầu của đối
tượng đích. Những dịch vụ này bao gồm: phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
(PHCN), và các hoạt động cải thiện sức khoẻ. Tính sẵn có là một khía cạnh của tính toàn
diện/đầy đủ muốn nói tới sự tồn tại của các dịch vụ thoả mãn tiêu chuẩn tối thiểu.
[3]
a. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Trong những năm gần đây, mạng lưới KCB (KCB) từ tuyến cơ sở đến trung ương, cả
công lập và ngoài công lập được mở rộng và củng cố, đáp ứng được nhu cầu của người
dân. Nhờ nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn xã hội
hóa mà các cơ sở KCB được củng cố về cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị
để cung cấp dịch vụ KCB đa dạng và chất lượng hơn. Nhờ đó mà nhiều kĩ thuật tiên tiến đã
được triển khai, như ghép thận, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc, ghép gan, phẩu thuật nội
soi. Đến hết năm 2009, số giường bệnh viện đến năm 2010 đạt mức 20,5 giường bệnh/
10000 dân (không tính giường ở TYT xã), tương đương với mức trung bình của các nước
trong khu vực. Sau một năm rưỡi thực hiện đề án 1816, đã giảm được trung bình 30% tình
hình quá tải bệnh viện tuyến trên.
[4]
Các chương trình y tế được lồng ghép, triển khai một cách đầy đủ hơn. Trước đây, ở
Việt Nam sự quan tâm đối với sức khỏe tâm thần chủ yếu tập trung vào bệnh tâm thần
phân liệt. Hiện nay trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội,
bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 có mục tiêu triển khai mô hình lồng
3
4
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng vào hoạt động của TYT cơ sở; phát
hiện và quản lý điều trị tại cộng đồng cho 50% số bệnh nhân tâm thần (tâm thần phân liệt,
trầm cảm, động kinh); và điều trị ổn định cho 70% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện;
hỗ trợ người bệnh sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Năm 2008, dự án này điều trị

174.898 bệnh nhân tâm thần phân liệt tại cộng đồng.
[5]
b. Dịch vụ YTDP
Nước ta đã xây dựng được một mạng lưới Y tế dự phòng (YTDP) rộng khắp từ trung
ương tới thôn, bản. Mạng lưới YTDP được củng cố, hoạt động được tăng cường, phát hiện
và dập dịch kịp thời, kịp thời ứng phó với các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiên tai, thảm
họa như bão, lũ, lụt lội, hạn hán…Hầu hết các chỉ tiêu liên quan YTDP đều đã đạt được. Cơ
sở hạ tầng, nhân lực, phương tiện, ngân sách cho YTDP trong những năm gần đây cũng
được tăng cường.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức với công tác YTDP, các chiến dịch truyền thông
sức khỏe chưa thực sự tác động sâu rộng đến đối tượng đích. Khả năng tiếp cận thông tin
truyền thông – giáo dục sức khỏe của người dân còn hạn chế, phương thức truyền thông –
giáo dục sức khỏe ở một số địa phương còn chưa phù hợp và linh hoạt. Các yếu tố nguy cơ
đối với sức khỏe có liên quan đến môi trường, nước sạch, nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực
phẩm và lối sống thay đổi vẫn còn phổ biến trong xã hội. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
gây dịch, như dịch tả, cúm A (H5N1) luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc
nào nếu không được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Tai nạn thương tích và các bệnh không
lây nhiễm ngày một gia tăng, trong khi các giải pháp phòng chống đòi hỏi phải mang tính
tổng hợp, liên ngành, chứ không chỉ riêng biện pháp y tế.
c. Phục hồi chức năng
PHCN và điều dưỡng là một trong bốn nhiệm vụ chính của ngành y tế. Tỷ lệ người
khuyết tật ở Việt Nam tương đối cao. Theo ước tính của WHO, Việt Nam có trên 6 triệu
người khuyết tật, trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em.
Quy hoạch phát triển mạng lưới KCB có mục tiêu chuyển cơ sở điều dưỡng – PHCN
của ngành y tế thành bệnh viện PHCN và đến năm 2020, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc
4
5
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Trung ương sẽ có bệnh viện PHCN. Đến năm 2008, ngành y tế có 35 bệnh viện PHCN, các

ngành khác có 9 cơ sở và 5 cơ sở hoạt động theo cơ chế tự túc.
[4]
d. Dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản
Mạng lưới cung cấp dịch vụ chính sách sức khỏe sinh sản (CSSKSS) được củng cố và
phát triển, bao phủ 100% huyện, 93% xã. Cả nước có 12 bệnh viện chuyên khoa phụ sản, 12
bệnh viện chuyên khoa nhi, đơn nguyên sơ sinh ngày càng cao . Số trường hợp phá thai
giảm, dịch vụ phá thai an toàn được mở rộng. Phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản,
nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, phòng ngừa ung thư đường sinh sản, dự phòng và
điều trị vô sinh được đẩy mạnh. Đã có 60 cơ sở y tế triển khai và duy trì hoạt động điểm
cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện cho vị thành niên và thanh niên.
[4]
Tuy nhiên, mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số- kế hoạch hóa gia đình và CSSKSS còn
nhiều bất cập, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.Hiểu biết và hành vi về SKSS, sức khỏe tình dục của vị thành niên và thanh
niên còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, mang thai
ngoài ý muốn và gia tăng phá thai, các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, bao gồm
HIV/AIDS có xu hướng tăng ở vị thành niên và thanh niên.
e. Truyền thông – giáo dục sức khỏe
Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh ở tất cả địa phương thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), các câu lạc
bộ sức khỏe, các phương pháp truyền thông trực tiếp, các chương trình y tế, dịch vụ tư vấn
sức khỏe, trang web của tổ chức các nhân, nhà nước Nhờ đó, các thông tin về bảo vệ chăm
sóc sức khỏe đến với người dân được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác góp phần thay đổi
nhận thức, thái độ và hành vi của mọi người, giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh
tật.
Phương thức truyền thông – giáo dục sức khỏe tại cộng đồng ở một số địa phương
còn chưa phù hợp và linh hoạt. Một số địa phương, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp chưa chú
trọng đầu tư cho các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe cho người của mình.
5
6

Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
f. Giải pháp
Nhìn chung, tính bao phủ/ đầy đủ đã được đảm bảo trong các dịch vụ KCB, YTDP,
phục hồi chức năng và cả các hoạt động nâng cao sức khỏe như truyền thông sức khỏe. Tuy
nhiên, một số dịch vụ y tế vẫn chưa đạt tính toàn diện do gặp phải những khó khăn trong
quá trình thực hiện như thiếu kinh phí, hoạt động chưa được sự ủng hộ của người dân. Vì
thế, giải pháp cần để đảm bảo tính bao phủ/ đầy đủ là tuyên truyền sâu rộng các chương
trình, dịch vụ y tế đến người dân, cũng như đầu tư nguồn lực cần thiết cho các can thiệp.
2. Độ bao phủ
Việc cung cấp dịch vụ cần phải được tổ chức cho mọi người dân trong một quần thể
xác định được tiếp cận. Độ bao phủ thường được đo lường qua chỉ số tỷ lệ người dân đủ
tiêu chuẩn nhận được một gói can thiệp hay dịch vụ y tế cụ thể.
[3]
a. Dịch vụ YTDP:
Với đội ngũ cán bộ YTDP đông đảo và sự tham gia tích cực của cộng đồng, mạng lưới
YTDP ngày càng phát huy vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân.
Qua nhiều năm, nước ta đã xây dựng một mạng lưới YTDP rộng khắp từ trung ương
đến địa phương. Mạng lưới YTDP ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh/ thành phố trực thuộc
trung ương hiện có 11 viện nghiên cứu đầu ngành, 63 trung tâm YTDP tỉnh/ thành phố, 60
trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 23 trung tâm phòng chống các bệnh xã hội, 28 Trung
tâm phòng chống sốt rét, 11 trung tâm kiểm dịch y tế quốc gia, 8 trung tâm sức khỏe lao
động và môi trường. ở tuyến cơ sở, mạng lưới YTDP có 679 trung tâm y tế quận/ huyện,
hơn 11000 TYT xã/ phường, trường học, doanh nghiệp, hơn 100000 cộng tác viên và nhân
viên y tế thôn bản hoạt động YTDP tại cộng đồng.
[6]
Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả trên quy mô
rộng. Năm 2006, độ bao phủ của dự án phòng chống suy dinh dưỡng là 100% số xã phường
của cả nước. Độ bao phủ của dự án phòng chống sốt rét là 90-91% số xã phường, phòng

chống lao: 100%, phòng chống bệnh phong: 99,6%, phòng chống sốt xuất huyết: 91%. Độ
6
7
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
bao phủ muối Iốt của dự án phòng chống bướu cổ đạt 93,2%. Chương trình vệ sinh an toàn
thực phẩm bao phủ 100% số tỉnh, 86% số huyện, 55% số xã trong cả nước. Tuy nhiên dự án
chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng bao phủ tát cả 63 tỉnh, thành phố nhưng chỉ
mới có 66,4% số xã phường của cả nước được bao phủ.
[6]
Tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccin của chương trình TCMR đạt tỷ lệ rất cao. Năm
2008, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi của cả nước được tiêm đầy đủ của chương trình TCMR là
93,9%, trong đó tiêm vaccin phòng bệnh lao 95,7%, uống vaccin bại liệt 95,6%, tiêm vaccin
ho gà – bạch hầu – uốn ván 95,5%, tiêm vaccin sởi 95,6%. Độ bao phủ của TCMR giữa các
vùng miền không có sự khác biệt đáng kể: Vùng Đồng bằng sông Hồng 93,9%, vùng Đông
Bắc 93,7%, vùng Tây Bắc 95,1%, vùng Bắc Trung Bộ 94,8%, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
95%, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 94,4%, vùng Tây Nguyên 95,6%, vùng Đông Nam Bộ
91,1%.
[6]
Hiệu quả của các chương trình y tế quốc gia những năm qua đã làm giảm tỷ lệ mắc
và tử vong của các bệnh có vaccin phòng ngừa và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở là chủ trương lớn của Việt Nam, giúp người dân đặc
biệt là người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng thuận tiện hơn.
b. Dịch vụ y tế KCB
Năm 2008, y tế công lập có 44 cơ sở y tế tuyến trung ương do Bộ y tế quản lí. Các cơ
sở y tế do địa phương quản lí gồm 383 cơ sở tuyến tỉnh, 1366 tuyến huyện, 10866 tuyến xã.
Trong các cơ sở y tế ngành (bưu điện, giao thông, nông nghiệp…), có 47 cơ sở do nhà nước
cấp kinh phí và 717 cơ sở y tế do ngành tự túc kinh phí. Có 774 bệnh viện đa khoa và 236
bệnh viện chuyên khoa. Tất cả các tỉnh đều có bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh. Hầu hết
các huyện đều có bệnh viên đa khoa huyện và một số nơi có phòng khám đa khoa khu vực

hoặc nhà hộ sinh khu vực. Tổng số có 10866 trạn y tế xã bao phủ 98,6% tổng số xã phường
trên cả nước. nhân viên y tế hoạt động tại 99409 thôn bản trong toàn quốc chiếm 84,4%
tổng số thôn bản.
[7]
Theo niên giám thống kê năm 2008, giường bệnh ở TYT chiếm 22% tổng số lượng
giường bệnh, so với 22% ở tuyến huyện, 41% tuyến tỉnh và 8% tuyến trung ương. Năm
2010, số giường bệnh đạt 20,5 giường/10 000 dân.
7
8
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Bảng 1:Số giường bệnh và nhân lực y tế trên 10.000 dân ở các vùng trên cả nước
Số giường
bệnh/10.000
dân
Số nhân lực y
tế/10.000 dân
Tổng (năm 2008) 16,9 28,6
ĐB Sông Hồng 15,5 23,3
Đông Bắc 18,4 32,2
Tây Bắc 19,4 38
Bắc Trung Bộ 14,3 24,9
Nam Trung Bộ 17,0 26,9
Tây Nguyên 13,9 27,1
Đông Nam Bộ 23,4 29,2
ĐB Sông Cửu Long 14,3 22,8
( Nguồn : Niên giám thống kê y tế 2008)
Sau 17 năm hình thành và phát triển, đến nay BHYT đã đạt độ bao phủ khoảng 60%
dân số. Thực hiện mục tiêu Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là một trong những ưu tiên
hàng đầu trong chương trình nghị sự y tế của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay việc

mở rộng độ bao phủ BHYT đang gặp không ít khó khăn và thách thức. Tỷ lệ người tham gia
BHYT còn thấp so với mục tiêu BHYT toàn dân. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy khả năng
mở rộng độ bao phủ BHYT càng về sau càng khó khăn, đặc biệt, đối với nhóm đối tượng lao
động phi chính quy, chủ yếu ở khu vực làm nông nghiệp.
[7]
Tóm lại để tăng tỷ lệ độ bao phủ của các dịch vụ y tế tại Việt Nam, nhà nước ta cần
có những chính sách phù hợp để độ bao phủ rộng nhất và những dịch vụ người dân có thể
dễ dàng tiếp cận được như: đẩy mạnh CSSK ban đầu; ưu tiên miền núi vùng sâu vùng xa,
vùng khó khăn; hỗ trợ tài chính cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào
dân tộc thiểu số khi đi KCB, quy định về chế độ phụ cấp theo ngành nghề, khu vực nhân lực
tế công tác ở các khu vực và ngành nghề khó khăn…
8
9
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
3. Sự chấp nhận được
Hiện nay, cung cấp dịch vụ y tế Việt Nam bao gồm: dịch vụ y tế dự phòng và dịch vụ
y tế KCB. Ngoài tính toàn diện/đầy đủ và có độ bao phủ rộng thì việc cung cấp các dịch vụ y
tế tốt cần phải có được sự chấp nhận từ các ban ngành và quan trọng là từ phía người dân.
Sự chấp nhận đượclà mức độ một dịch vụ y tế đáp ứng được các nhu cầu và chuẩn
mực về văn hoá của một cộng đồng. Khi các nhu cầu và chuẩn mực của cộng đồng này
được đáp ứng, thì người dân trong cộng động đó sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế này
[3]
.
Do vậy, nếu phù hợp với văn hóa của cộng đồng thì việc cung cấp các dịch vụ y tế sẽ rất
thuận lợi, người dân cũng có những thay đổi tích cực về thói quen chăm sóc sức khỏe của
bản thân họ hơn dẫn đến hệ thống y tế cũng sẽ đi lên và hoạt động được hiệu quả. Nhưng
nếu không đáp ứng được các nhu cầu và chuẩn mực của cộng đồng dân cư đó thì dịch vụ y
tế đó sẽ bị đào thải ngay lập tức. Mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều có những nét văn hóa
riêng nên khi nhà quản lý hay các nhà hoạch định chính sách y tế cần có những cái nhìn

tổng quát về cả kinh tế, văn hóa và xã hội của những nơi mình muốn hướng can thiệp đến.
Khác với các nước đã phát triển khoảng 90% nguồn cho mô, tạng chủ yếu từ bệnh
nhân chết não, thì ở Việt Nam vẫn từ người cho sống cùng huyết thống. Nguyên nhân chính
gây ra tình trạng này là do sự chấp nhận của cộng đồng đối với việc hiến tặng mô, tạng còn
thấp. Hiện nay, nhận thức của người dân đã có sự thay đổi lớn do khả năng tiếp cận thông
tin và các dịch vụ y tế của người dân dễ dàng hơn. Do vậy, trong một nghiên cứu về nhận
thức, thái độ và sự chấp nhận của cộng đồng với việc hiến tặng mô, tạng, giác mạc thực
hiện tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, có hơn 90% số người được hỏi đã ghi
nhận mục đích để chữa bệnh cứu người; gần 70% đánh giá đúng mục đích để giải phóng
mù lòa. Dù phần đông dân cư tỏ thái độ đồng tình với chủ trương trên, song số người chấp
nhận để người thân hiến tặng khi đang sống lại rất ít khoảng 15%. Lý do chủ yếu là họ sợ
ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến gia đình và sợ hãi. Bên cạnh đó, vẫn còn gần 50%
dân cư chưa sẵn lòng chấp nhận việc hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người thân đã chết bởi
một số lý do về tâm lý, tín ngưỡng. Tuy nhiên, có tới 40% dân cư đồng ý hiến mô, tạng và
giác mạc sau khi chết…
[8]
9
10
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Đối với dịch vụ y tế dự phòng cũng đã có nhiều thay đổi. Năm 1990, khi dự án bắt
đầu hoạt động, trên cả nước chỉ có khoảng trên dưới 10% trong số khách hàng kế hoạch
hóa gia đình sử dụng các biện pháp tránh thai ngắn hạn (thuốc uống tránh thai, thuốc
tiêm, bao cao su) do sự hiểu biết của người dân còn hạn chế và sự ngượng ngùng của phụ
nữ khi tiếp cận các dịch vụ này. Bên cạnh đó là chiến lược truyền thông về kế hoạch hóa gia
đình, các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs chưa được truyền thông rộng rãi. Đến
nay, tuy dụng cụ tử cung hiện vẫn là một phương tiện kế hoạch hóa gia đình được nhiều
khách hàng ưa chuộng nhất nhưng đã có nhiều phụ nữ chọn sử dụng thêm thuốc tiêm, bao
cao su và viên uống tránh thai kết hợp do họ nhận thức được rằng kế hoạch hóa gia đình là
góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ họ trước những nguy cơ sức khỏe có hại.

[9]
Những kết quả trên cho thấy sự chấp nhận các dịch vụ y tế của người dân ngày càng
tăng lên nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những tồn tại cần có những giải pháp phù hợp. Các
nhà hoạch định chính sách và các cán bộ y tế trước khi đưa ra một dịch vụ y tế nào đó cần
phải xét đến sự phù hợp của dịch vụ đó đối với văn hóa của từng vùng miền, từng dân tộc.
Hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cách sử dụng các dịch vụ y tế đó cho các cán bộ y tế cơ sở để họ
hướng dẫn tới người dân hoặc có thể trực tiếp tổ chức các buổi hướng dẫn. Kết hợp với
các kênh truyền thông khác nhau để đưa các dịch vụ y tế tới gần người dân giúp họ có
những cách nhìn tích cực với các dịch vụ đó từ đó dẫn đến sự chấp nhận thay đổi hành vi
chăm sóc sức khỏe của chính bản thân họ.
4. Tính liên tục
10
11
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Nguyên tắc “tính liên tục” là việc cung cấp dịch vụ cần được tổ chức để cung cấp cho
từng người dân với sự liên tục qua mạng lưới dịch vụ y tế, các tuyến chăm sóc sức khoẻ.
[3]
Có ba loại liên tục: thông tin liên tục, quan hệ liên tục và quản lý liên tục.
Thông tin liên tục: có nghĩa là thông tin về các sự kiện trước đó được sử dụng để
cung cấp cho chăm sóc đó là phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bệnh nhân
[10]
Quan hệ liên tục: đề cập đến một tiếp tục điều trị mối quan hệ giữa một bệnh nhân
và một hoặc nhiều nhà cung cấp. Nó không chỉ cầu chăm sóc trong quá khứ và hiện tại,
cung cấp một liên kết để chăm sóc trong tương lai
[10]
Quản lý liên tục: đảm bảo rằng chăm sóc nhận được từ các nhà cung cấp khác nhau
được kết nối trong một cách mạch lạc. Liên tục quản lý thường tập trung vào việc cụ thể,
thường mãn tính, vấn đề sức khỏe
[10]

a. Dịch vụ KCB
Mạng lưới KCB tại Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, tính liên tục đã được áp
dụng một cách linh hoạt trong việc vận hành cũng như đưa các dịch vụ KCB đến với người
dân. Một mình chứng cụ thể đó là dịch vụ KCB lao.
Chương trình phòng chống lao đã được nhà nước và Bộ y tế đưa vào một trong
những chương trình y tế quốc gia trọng điểm từ năm 1995. Cho đến nay, chương trình vẫn
đang được tiếp tục thực hiện và vẫn được coi là một trong những chương trình y tế quốc
gia quan trọng. Trong giai đoạn 1997-2002, đã phát hiện được 532.703 bệnh nhân lao các
thể, tỷ lệ phát hiện đạt 82% số bệnh nhân ước tính, đã điều trị 260.698 bệnh nhân lao phổi
AFB(+) với tỷ lệ khỏi là 92%
[11].
Tại các bệnh viện lao và bệnh phổi, hằng năm vẫn khám và
chữa cho hàng ngàn bệnh nhân lao. Ví dụ tại bệnh viện lao và bệnh phổi của Thanh Hóa
hàng năm phát hiện và quản lý điều trị khoảng 3.500 bệnh nhân lao mới tại cộng đồng, Tỷ
lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) được điều trị khỏi đạt 92,6%. Tại bệnh viện lao và bệnh phổi
bệnh nhân được điều trị liên tục, đúng các pháp đồ điều trị của bệnh lao, từ khâu chuẩn
đoán bệnh, điều trị bằng thuốc theo công thức của chương tình phòng chống lao, điều trị
các rối loạn cho đến điều trị tâm lý và theo dõi sức khỏe người bệnh trong giai đoạn phục
hồi
[11]
b. Dịch vụ YTDP
11
12
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Các dịch vụ YTDP chủ yếu là tiêm phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Chương trình TCMR được bắt đầu triển khai từ năm 1985 và cho đến nay nó vẫn được
triển khai và là một trong những chương trình y tế quốc gia. Chương trình TCMR quốc gia
cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho 7 bệnh: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi
và viêm gan B. Trẻ được tiêm chủng ngay từ lúc sơ sinh và liên tục cho đến các tháng tiếp

theo:
Bảng 2: Các loại vaccin tiêm chủng cho các đối tượng
Lứa tuổi Loại vaccin phòng bệnh Lịch tiêm
Từ sơ sinh (càng
sớm càng tốt)
Lao (BCG) Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm
Viêm gan B (Hepatitis B) Mũi 1
Bại liệt (Poliomyelitis) Bại liệt sơ sinh
1 tháng tuổi
Viêm gan B Mũi 2
2 tháng tuổi
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt
(Diphtheria, pertussis, tetanus,
polio)
Mũi 1
Viêm màng não mủ, viêm họng,
viêm PQ, viêm phổi…do trực
khuẩn H.influenza tupe b
Mũi 1
Viêm gan B
Mũi 3 (Một năm sau nhắc lại mũi
4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)
3 tháng tuổi
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt Mũi 2
Viêm màng não mủ, viêm họng,
viêm PQ, viêm phổi…do trực
khuẩn H.influenza týp b
Mũi 2
9 tháng tuổi
Vacxin phối hợp sởi, quai bị,

rubella (MMR)
Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm
nhắc lại (Khi cần thiết nhắc lại
sau 15 tháng)
Thủy đậu (Varicella)
Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng –
12 tuổi)
Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi
(cách nhau 6 – 8 tuần)
12 tháng tuổi Viêm não Nhật Bản B (Japanese B Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau
12
13
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
encephalitis) 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm)
18 tháng và người
lớn
Viêm màng não do não mô cầu
(vacxin A+C meningoencephalitis)
Tiêm 1 mũi
(Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần
hoặc theo chỉ định khi có dịch)
24 tháng tuổi và
người lớn
Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin
Avaxim
Tiêm 2 mũi
Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2
mũi là 6 tháng
Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2

mũi là 6-12 tháng
Viêm phổi, viêm màng não mủ do
phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo
23
Tiêm 1 mũi
(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần)
Thương hàn (Typhoid) = vacxin
Typhim Vi
Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1
lần
Việc cung cấp dịch vụ y tế đã được tổ chức hiệu quả và liên tục qua mạng lưới y tế,
các tuyến chăm sóc sức khỏe địa phương. Tính liên tục được thể hiện ở đây đó là chương
trình TCMR được thực hiện xuyên suốt, triển khai liên tục qua các năm và không bị ngắt
quãng vì các lý do về mặt hỗ trợ, nguồn lực Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng phòng đủ 7 bệnh
là 95,7% , tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em luôn đạt trên 90%. Hiệu quả mà nó mang lại là đã
thanh toán được bệnh bại liệt và hạn chế các bệnh dịch khác. Việt nam đã thanh toán bệnh
Bại liệt vào năm 2000 và đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh trên quy mô tỉnh
[12]
.Ngoài
tiêm chủng trẻ em còn được uống vitamin A với sự hỗ trợ của UNICEF. Trong thời gian tới,
nếu UNICEF không tiếp tục hỗ trợ nữa tuy nhiên bộ y tế và chính phủ vẫn huy động các
nguồn lực khác để duy trì việc uống bổ sung vitamin A cho trẻ em.
Trong các dịch vụ chăm sóc thai sản, tính liên tục được thể hiện: hầu hết các bà mẹ
khi mang thai đều được sử dụng các dịch vụ chăm sóc thai sản. Trung bình mỗi kỳ mang
thai các bà mẹ đi khám khoảng 3,1 lần trong cả quá trình mang thai. Tỷ lệ khám thai đủ 3
lần trở lên đạt 84,7%. Số bà mẹ được tiêm phòng uốn ván 2 mũi đạt 92%
[13]
. Khoảng 86%
bà mẹ trong cả nước được chăm sóc sau sinh là bà mẹ được khám thai thường xuyên
[14]


.Tuy nhiên dịch vụ lại chưa được cung cấp cho từng người dân qua các mạng lưới dịch vụ y
13
14
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
tế, các tuyến chăm sóc sức khỏe địa phương mà hệ quả là sự chênh lệnh giữa tỷ lệ người
dân được sử dụng dịch vụ giữa các vùng miền.
Việckhám phụ khoa được thực hiện thường xuyên. 88,5% cơ sở y tế tuyến huyện và
xã đã khám, xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh phụ khoa cho thấy việc cung cấp dịch vụ được
cung cấp đến từng người dân với tần xuất cao hơn (4,7 triệu lượt người khám). Khoảng
88,5% cơ sở y tế tại tuyến huyện và xã đã khám, xét nghiệm và chuẩn đoán các bệnh phụ
khoa thông thường cho khoảng 10 triệu lượt phụ nữ. Số chữa phụ khoa đạt 4,7 triệu lượt
người
[14]
Các dịch vụ truyền thông tư vấn sức khỏe cũng áp dụng tính liên tục để nhằm đạt
được hiểu quả cao nhất. Như các trương trình phòng chống tác hại của thuốc lá được diễn
ra hàng năm, đặc biệt là tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá và ngày thế giới không thuốc
lá 31/5. Các hoạt động được triển khai định kỳ với nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa
thông tin đến với người dân một cách đầy đủ và thường xuyên nhất.
5. Chất lượng
Chất lượng luôn là yếu tố cần chú trọng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ y tế.
Khi nói tới chất lượng, mục đích của chúng ta là hướng vào kết quả cuối cùng đạt được của
một quá trình và các hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ, đáp ứng mong đợi của khách
hàng. Một dịch vụ y tế đạt chất lượng là dịch vụ y tế được cung cấp tốt, an toàn và chú
trọng nhu cầu người bệnh và đúng lúc
[3]
. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhấn mạnh
đến mục tiêu: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng”

bằng việc “tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa
bệnh; thực hiện chăm sóc liên tục và chăm sóc toàn diện cho người bệnh; xây dựng chương
trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế”
[15]
Dịch vụ y tế bao gồm các dịch vụ YTDP và dịch vụ KCB. Việc cải thiện chất lượng dịch
vụ y tế là việc cải thiện nguồn lực y tế trong cả các dịch vụ YTDP và dịch vụ KCB. Nói
chung, quản lý chất lượng dịch vụ y tế hiện nay được đánh giá là chưa chặt chẽ, hình thức
chủ yếu là để phổ biến các văn bản mới hoặc hướng dẫn các bản kê khai dịch vụ. Việc tổ
chức kiểm tra chéo để đánh giá, phân loại cơ sở y tế (chủ yếu là các bệnh viện công) đã
14
15
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
được tiến hành. Hình thức này có tác dụng thúc đẩy nhằm nâng cao chất lượng hoạt động,
song còn mang tính hành chính hơn là đi sâu đánh giá chuyên môn.
[6]
a. Dịch vụ KCB
Trong những năm qua, nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh luôn
được đặt lên hàng đầu. Chất lượng dịch vụ KCB là khái niệm rộng, thường bao gồm hai
thành phần: chất lượng kỹ thuật (technical quality) và chất lượng chức năng (functional
quality). Chất lượng kỹ thuật là sự chính xác trong kỹ thuật và phương pháp phòng bệnh,
chẩn đoán và điều trị bệnh, phục hồi chức năng. Chất lượng chức năng bao gồm các đặc
tính như: cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế, cách thức tổ chức
quy trình KCB, cách thức bệnh viện chăm sóc người bệnh
[16]

Các dịch vụ KCB đa số đều đạt chất lượng, góp phần rất lớn trong việc điều trị các
bệnh và chấn thương, giảm tỷ lệ mắc và tử vong. Tại Việt Nam, mạng lưới được mở rộng,
củng cố. Chất lượng từng bước được nâng cao, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng thành
công.Tuy nhiên, việc cung ứng các dịch vụ KCB chất lượng vẫn là một vấn đề đáng lo ngại,

thể hiện ở cả chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.
Chất lượng kỹ thuật của dịch vụ KCB, cụ thể là khía cạnh sai sót y tế đang là vấn đề
được quan tâm trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Viện Y học Hoa Kì (IOM) năm 1984,
sai sót y tế nghiêm trọng xảy ra trong BV là 5-10% bệnh nhân điều trị, gây tử vong 44.000-
98.000 người/ năm. Tử vong vì sai sót y tế ở Mỹ nhiều hơn cả ung thư vú, tai nạn giao
thông, AIDS. Nghiên cứu của HealthGrade năm 2003 cũng chỉ ra: trong các năm 2000,
2001, 2002 trung bình mỗi năm có 195.000 tử vong do sai sót y tế có thể phòng ngừa được.
Sổ tử vong thậm chí gấp đôi so với số tử vong do sai sót y tế tìm thấy trong nghiên cứu của
IOM năm 1989.
[17]
Tại Việt Nam, theo tổng kết, có 27% số trẻ tử vong do tay chân miệng trên cả nước
đã bị chẩn đoán nhầm với các bệnh như viêm phổi, hen phế quản, viêm màng não, nhiễm
trùng huyết…trong đó có 17 bé bị chẩn đoán sai khi chuyển viện và 14 bé bị chẩn đoán sai ở
bệnh viện tuyến cuối
[18]
.Trong năm 2001, chỉ có 64% bệnh nhân chuyển tuyến từ bệnh viện
tỉnh hoặc huyện lên bệnh viện trung ương được chẩn đoán chính xác từ tuyến huyện. Tuy
15
16
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
các mức này đã tăng lên 75% và 59% tương ứng trong năm 2003 nhưng tỷ lệ chẩn đoán
sai ở các bệnh viện tuyến dưới còn cao.
[6]
Chất lượng chức năng cũng chưa đảm bảo. Cơ sở vật chất dành cho KCB không được
đầu tư, thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là tình trạng thiếu bác sỹ tại
bệnh viện tuyến huyện và tại bệnh viện ở các tỉnh miền núi . Nhân lực y tế tập trung ở
thành phố, thị xã (36,8%), ở tuyến huyện là 27, 6% và ở tuyến xã chỉ đạt 21,1%
[19]
. Đi kèm

theo đó, đại đa số CBYT có trình đội cao tập trung ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh, chủ
yếu ở các thành phố lớn, gây quá tải bệnh viện ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Điều này
cũng có những tác động tới chất lượng cung cấp các dịch vụ y tế.
Thực tế cho thấy, các bệnh viện ngày càng quá tải khiến chất lượng kỹ thuật và chất
lượng chức năng đều giảm. Bệnh viện công lập chủ yếu đầu tư vào chất lượng kỹ thuật
bằng cách đầu tư con người và thiết bị để phát triển kỹ thuật mới và gia tăng qui mô để
đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng tăng. Do không được đào tạo cũng như chưa có nhận
thức đủ về thành phần chất lượng chức năng của dịch vụ y tế, đa số các bệnh viện ở Việt
nam, đặc biệt là bệnh viện công lập không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người
dân. Trong khi người bệnh ngày càng có nhiều sự lựa chọn và gần như chỉ có khả năng
đánh giá chất lượng dịch vụ y tế thông qua cảm nhận về chất lượng chức năng.
[20]
Dịch vụ KCB ngoài các dịch vụ được cung cấp ở cơ sở công lập còn được cung cấp tại
các cơ sở y tế tư nhân. Các dịch vụ y tế được cung cấp ở những phòng khám tư nhân chưa
thực sự đạt chất lượng cao, vẫn có những sai sót trong chẩn đoán và điều trị. Buổi tổng kết
công tác thanh tra năm 2010 của Sở Y tế TPHCM vào ngày 28-3-2011 ghi nhận: hầu như
tháng nào, Sở Y tế TPHCM cũng nhận được đơn khiếu nại của người bệnh hoặc thân nhân
của họ liên quan đến những rủi ro KCB tại các cơ sở hành nghề y tư nhân.
[21]
Các chương trình đào tạo nhân lực về chuyên môn và quản lý trong ngành y tế từ
trước đến nay chủ yếu chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng để đảm bảo chất lượng kỹ
thuật mà ít quan tâm đến các kiến thức và kỹ năng để đảm bảo cung cấp chất lượng chức
năng. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của các dịch vụ y tế trong thời gian qua không cao. Các
yếu tố trên làm cho chất lượng dịch vụ y tế ở Việt nam mất cân đối nghiêm trọng giữa 2
phần cấu thành chính: kỹ thuật và chức năng.
16
17
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
b. Dịch vụ YTDP

Các dịch vụ YTDP chủ yếu được triển khai trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia,
gồm nhiều dự án như: phòng chống sốt rét, bướu cổ, phong, lao, sốt xuất huyết, TCMR Nói
chung các chương trình này được triển khai và đạt chất lượng tốt, góp phần làm giảm tỷ lệ
mắc, tỷ lệ chết. Chương trình TCMR giảm 10-100 lần các bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 25% năm 2005 khi triển
khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
[22]
Tuy nhiên, chất lượng một số dịch vụ YTDP chưa cao, không chỉ ở vùng núi, vùng cao
mà còn cả ở những thành phố lớn. Chương trình TCMR là một ví dụ. Việc tiêm vaccin đã
xảy ra một số tai biến như sốc phản vệ, sốt cao, liệt và tử vong. Theo ước tính của tổ chức Y
tế thế giới (WHO) có đến 16.000 trẻ em Việt Nam bị teo cơ delta do tiêm một lượng lớn
kháng sinh vào các cơ đang phát triển, khiến trẻ em bị suy nhược, chậm phát triển.
[23]
Nguyên nhân xảy ra do chất lượng vaccin chưa đảm bảo và do trình độ chuyên môn
của cán bộ YTDP chưa cao, chủ yếu là tiêm nhầm loại vaccin và tiêm không đúng kĩ thuật.
Năm 2009, 4.000 liều vắc-xin MMR II (văcxin phòng sởi, quai bị, rubella) của Hãng Merk
Sharp & Dohme (MSD) về sai sót trên nhãn: hướng dẫn “dùng tiêm dưới da”, lại nhầm lẫn
thành “dùng để tiêm bắp”
[24]
. Những vacxin đó sẽ gây ra những biến chứng cho trẻ nếu bị
tiêm không đúng cách.
Một số dịch vụ phòng chống dịch như việc phòng chống dịch sốt Dengue/ sốt xuất
huyết Dengue chưa đạt chất lượng, thể hiện ở việctrong năm 2010 bệnh dịch sốt xuất huyết
gia tăng và bùng phát thành dịch ở nhiều vùng, cả nước ghi nhận 128.831 trường hợp
mắc, 109 trường hợp tử vong; số mắc tăng 22% và số tử vong tăng 25,3% so với năm 2009
mặc dù đã có những chương trình can thiệp phòng bệnh.
[25]
c. Cácbiện pháp
Thực trạng trên đặt ra vấn đề cần có những biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ y
tế. Quản lý chất lượng dịch vụ y tế là điều phối các hoạt động để chỉ đạo và kiểm soát các

17
18
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
vấn đề chất lượng dịch vụ/ sản phầm tại mỗi cơ sở/ cơ quan/ tổ chức
[26]
. Quản lý chất
lượng dịch vụ y tế giúp các dịch vụ/ sản phẩm đạt chất lượng cao và giảm bớt các chi phí
không cần thiết, giúp tăng hiệu quả trong sử dụng nguồn lực cung cấp các dịch vụ/ sản
phẩm.
Có rất nhiều các mô hình quản lý chất lượng như mô hình: Lồng ghép hệ thống chất
lượng trong y tế, Dr Charles Shaw, 2011 (phụ lục 1), Mô hình PATH, Tổ chức y tế thế giới
(phụ lục 2), Công nhận chất lượng (Accreditation) (phụ lục 3), Mô hình quản lý chất lượng
toàn diện (TQM), tiêu chuẩn ISO. Tại Việt Nam, hai mô hình quản lý chất lượng chủ yếu
được sử dụng là: mô hình quản lý chất lượng toàn diện(TQM) và mô hình quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO và mô hình Accreditation (chi tiết xem phụ lục 3)đang được
nghiên cứu và sắp đưa vào ứng dụng.
Mô hình 1:Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
Phân tích tình hình và hoạch định
Thiết lập hệ thống văn bản
Áp dụng hệ thống văn bản vào thực tế
Tiến hành đánh giá chứng nhận và tiếp tục duy trì, cải tiến chất lượng
Ðánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận
Trách nhiệm lãnh đạo
Đo lường, phân tích, cải thiện
Quản lý nguồn lực
Tạo sản phẩm
Khách hàng và các bên liên quan- Yêu cầu
Khách hàng và các bên liên quan- Thỏa mãn
Sản phẩm

18
19
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Mô hình 2:Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
Sự cam kết của ban lãnh đạo
Xác định quy trình chính
Thay đổi văn hóa của tổ chức
Đánh giá việc thực hiện quy trình
Phân tích nguyên nhân
19
20
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Mô hình 3: Mô hình Accreditation
Đăng ký kiểm chuẩn chất lượng
Kiểm chuẩn tại cơ sở
Cấp chứng nhận chất lượng
Theo dõi và tái chứng nhận chất lượng
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Một số bệnh viện đã và đang ứng dụng quản lý chất lượng dịch vụ y tế thông qua
quản lý chất lượng toàn diện. Chẳng hạn như: BV Việt Nam Thuỵ điển – Uông Bí áp dụng
quản lý theo tiêu chí
[26]
• Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh.
• Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chuyên môn.
• Sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực
• Đạt đến sự thoả mãn hợp lý nhu cầu của các bên:
– Người hưởng dịch vụ (bệnh nhân, người nhà bệnh nhân)
– Người trực tiếp cung cấp dịch vụ ( Nhân viên)

– Nhà quản lý: Lãnh đạo BV, Bộ Y tế.
BV Nhi đồng 1 được các chuyên gia NewZeland giúp đỡ, triển khai áp dụng quản lý
chất lượng theo mô hình TQM từ năm 2005 với 4 nhóm hoạt động chính
[26]
• Cải thiện chất lượng đầu vào và xây dựng chuẩn
20
21
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
• Cải tiến chất lượng quy trình
• Cải tiến phối hợp liên khoa phòng: làm việc theo nhóm
• Giám sát
Việc quản lý chất lượng thông qua các mô hình đã góp phần cải thiện chất lượng các
dịch vụ y tế. Cải cách hành chính, giảm thủ tục phiền hà, đồng thời nâng cao năng lực và y
đức của nhân viên y tế, cải thiện hệ thống vệ sinh bệnh viện là những khía cạnh quản lý đã
và đang đạt hiệu quả
Như vậy, việc cung cấp dịch vụ y tế đảm bảo chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Bên
cạnh những thành tựu đã và đang đạt được, chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa đảm bảo, kể
cả các dịch vụ YTDP và dịch vụ KCB. Những sai sót chưa đảm bảo chất lượng đó hoàn toàn
có thể khắc phục bằng việc quản lý chất lượng một cách chặt chẽ và phù hợp. Các mô hình
quản lý chất lượng ở Việt Nam đang cho thấy rõ hiệu quả trong việc quản lý chất lượng
dịch vụ y tế nói riêng và quản lý toàn diện hệ thống y tế nói chung. Việt Nam đang và sẽ
triển khai nhiều mô hình quản lý chất lượng trong thời gian tới để đạt được chất lượng
toàn diện trong hệ thống y tế.
6. Tính công bằng
Công bằng trong chăm sóc sức khỏe là mọi người đều có cơ hội như nhau có khả
năng có được sức khỏe đầy đủ và không ai bị thua thiệt hay thiệt thòi trong việc đạt được
khả năng đó. Có nghĩa là mọi người đều có khả năng tiếp cận về địa lý và tài chính đối với
các nguồn lực sẵn có trong chăm sóc sức khỏe. Có hai loại công bằng trong cung cấp dịch
vụ y tế là: công bằng ngang và công bằng dọc. Công bằng ngang được thể hiện là tất cả mọi

người trong các nhóm người có hoàn cảnh giống nhau sẽ đóng góp như nhau và sẽ đều
nhận được các lợi ích của các dịch vụ y tế như nhau khi cần thiết. Công bằng dọc có nghĩa
là những ai có hoàn cảnh khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, ví dụ những người có khả
năng tài chính sẽ trả nhiều hơn cho những dịch vụ y tế mình cần; những người có nhu cầu
nhiều hơn thì sẽ nhận nhiều hơn
[3]
a. Dịch vụ KCB
21
22
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
Với sự phát triển của dịch vụ KCB như hiện nay tính công bằng trong cung cấp dịch
vụ KCB vẫn được đảm bảo. Công bằng ngang được thể hiện là khi tất cả mọi người không
may có một tình trạng bệnh tật nào đó thì mọi người đều có khả năng tiếp cận được đến
dịch vụ KCB, và đều mất một mức phí như nhau và đều nhận được sự chăm sóc của các
nhân viên y tế là như nhau. Ví dụ: với mức đóng 3000 đồng/ khám bệnh thì tất cả mọi
người đều được khám bệnh như nhau và đều nhận được sự chăm sóc của các nhân viên y
tế là như nhau
[27]
Các dịch vụ y tế KCB công cũng đảm bảo tính công bằng dọc tức là những người có
hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có khả năng khác nhau trong việc tiếp cận đến những dịch vụ y
tế KCB. Có rất nhiều loại hình dịch vụ KCB cung cấp các nhóm thu nhập khác nhau. Chẳng
hạn, KCB ở bệnh viện công, phòng khám tư nhân, TYT xã,…
Thống kê số lượt nhập viện tại bệnh viện công cho thấy: tỷ lệ nhập viện công lập của
người nghèo chỉ đạt 5,9 lần/ 100 người dân, so với 7,3 lần đối với nhóm có thu nhập trung
bình và 9 lần đối với nhóm giàu
[7]
(Bảng 3 ).
Bảng 3:Số lượt nhập viện tại bện viện công trong tháng 12 trên 100 người dân, giai đoạn
2004-2008

Nhóm mức sống 2004 2006 2008
Nghèo 5,42 5,43 5,87
Cận nghèo 6,36 6,39 5,90
Trung bình 8,25 7,45 7,26
Khá 8,71 8,82 8,32
Giàu 10,0 9,02 9,05
Nguồn: VHLSS 2004, 2006, 2008
Tuy nhiên, một số dịch vụ y tế chưa đảm bảo tính công bằng như: trong dịch vụ KCB
vẫn còn tình trạng mất công bằng trong công tác khám bệnh, nhiều người mất rất nhiều
thời gian chờ đợi mới đến lượt mình được khám trong khi đó có những người đến sau vẫn có
thể được khám trước. Do đó, người dân có các “ hành vi đáp ứng” bao gồm chuyển tới cơ sở
y tế khác, tìm một người thân quen làm bác sỹ hay “phong bì” cho bác sỹ để mình được khám
bệnh trước những người khác. Những người có khả năng về tài chính thường có xu hướng
sử dụng “hành vi đáp ứng” trên và tình trạng này phổ biến hơn ở các bệnh viện lớn, như vậy
22
23
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
đã xuất hiện những việc làm gây khó khăn cho việc thực hiện “công bằng” trong cung cấp
dịch vụ KCB
[28]
b. Dịch vụ YTDP
Trong dịch vụ YTDP tính công bằng được thể hiện rất rõ rệt. Ví dụ như chương trình
TCMR: tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều được tiếp cận được đến chương trình tiêm chủng và
được hưởng lợi như nhau. Chương trình này hoàn toàn miễn phí cho các trẻ nên tỷ lệ tiêm
chủng cho trẻ em luôn đạt trên 90%. Vì vậy, Việt Nam đã thanh toán được nhiều bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em và giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta đã
giảm hơn một nửa từ 36.7 trên 1000 trẻ sinh ra sống năm 1999, xuống còn 16 trẻ chết trên
1000 trẻ sinh ra sống năm 2009
[29]

.
Trong tham gia bảo hiểm y tế: mọi người đều có quyền tham gia bảo hiểm y tế như
nhau. Tính công bằng dọc được thể hiện là những người có mức lương hay thu nhập khác
nhau sẽ đóng mức phí bảo hiểm khác nhau hay đóng bảo hiểm y tế theo khả năng tai chính
của cá nhân. Ví dụ: những người lao động chính quy đóng 4.5% tiền lương, học sinh- sinh
viên đóng 3% mức lương tối thiểu
[30]
…Tính công bằng ngang được thể hiện: khi tham gia
bảo hiểm y tế thì tất cả mọi người đều được hưởng lợi theo nhu cầu bệnh tật, không phân
biệt người đóng ít hay đóng nhiều, khi không may có tình trạng xấu xảy ra thì họ đều được
hưởng lợi ích như nhau, ví dụ: bảo hiểm y tế sẽ chi trả 80% chi phí KCB (đối với các dịch vụ
KCB bình thường) cho mọi người
[31]
Tính công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế mang lại nhiều ưu điểm hay thành tựu
lớn cho Việt Nam, là một nước được biết đến do đạt các chỉ số sức khỏe tốt dù thu nhập còn
thấp.Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương với Ấn Độ, nhưng tỷ
suất chết trẻ em dưới 1 tuổi lại thấp hơn nhiều (16 so với 53 trẻ chết trên 1000 trẻ sinh ra
sống) và tuổi thọ cao hơn hẳn (73 tuổi so với 64 tuổi).
[32]
Bên cạnh những thành tựu đạt được, tính công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế vẫn
còn tồn tại nhiều hạn chế như: khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tế của mọi người là khác
nhau (giữa nhóm có thu nhập thấp và nhóm có thu nhập cao…), các “hành vi đáp ứng” của
người dân… Để khắc phục những hạn chế đó thì tài chính y tế là một yếu tố quan trọng để
đảm bảo tính công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế. Cách huy động các nguồn tài chính và
23
24
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
cách phân bổ tài chính sẽ quyết định việc có giúp người dân, nhất là người nghèo vượt qua
những khó khăn và rủi ro do chí phí dành cho các dịch vụ y tế gây ra hay không. Huy động

nguồn tài chính cho cung cấp dịch vụ y là giải pháp quan trọng để đảm bảo tính công bằng
trong cung cấp dịch vụ y tế.
[33]
Đồng thời ngành y tế cũng nên tăng cường công tác thanh
tra và kiểm tra các dịch vụ KCB để hạn chế những tiêu cực trong dịch vụ KCB.
7. Tính hiệu lực
Dịch vụ y tế có hiệu lực là mức độ công việc mà một can thiệp y tế làm được cho một
cộng đồng xác định hay nói một cách khác là mức độ một can thiệp y tế đạt được các mục
tiêu đề ra.
[3]
Tính hiệu lực trong cung cấp dịch vụ y tế thể hiện ở hai mảng chính là: dịch vụ
KCB và dịch vụ YTDP.
a. Dịch vụ KCB
TạiViệt Nam, tính hiệu lực trong công tác KCB về cơ bản đã được đáp ứng. Trong
năm 2010, các bệnh viện đã khám, điều trị ngoại trú cho hơn 111,1 triệu lượt người bệnh,
không chỉ đạt chỉ tiêu so với năm trước mà còn có phần gia tăng so với năm 2009. Số lượt
khám bệnh tại các bệnh viện trực thuộc Bộ chiếm 6,5%, tăng 104,8% về số lượng so với
năm 2009; số lượt khám tại các bệnh viện tư nhân tăng 118,8% về số lượng so với năm
2009; có 47,4% người bệnh được khám, điều trị tại tuyến huyện, tăng 102% so với năm
2009; có 36,9% bệnh nhân khám, điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh tăng 96,9% so với năm
2009.
[34]
Khám và điều trị nội trú cho gần 10 triệu lượt người bệnh, tăng 3,6% so với 2009.
Đối tượng có thẻ BHYT chiếm tỷ lệ 61,9% (khám ngoại trú) và 52,5% (khám nội trú).
[35]
Ngoài ra, ngành y tế còn nghiên cứu và ứng dụng thành công một số công nghệ, kỹ
thuật cao trong chẩn đoán và điều trị: Thực hiện thành công ca ghép tim đầu tiên, tiếp tục
phát triển kỹ thuật ghép gan, ghép thận, thụ tinh trong ống nghiệm, công nghệ tế bào, nano
trong điều trị một số bệnh, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đạt trình độ ngang tầm với các
nước trong khu vực và một số nước tiên tiến trên thế giới.

Tuy nhiên, trong một số dịch vụ tính hiệu lực trong KCB cho đối tượng bảo hiểm y tế
chưa đảm bảo. Theo thống kê, tính đến tháng 6/ 2011 đã có 53,5 triệu người tham gia bảo
hiểm y tế (gần 62% dân số), tăng gần 14 triệu người so với năm 2009. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh
24
25
Quản lý dịch vụ y tế- Bài tập cuối môn- Nhóm
9
nhân KCB bằng bảo hiểm y tế tại một số cơ sở KCB chỉ chiếm khoảng 70 – 80 % tổng số
bệnh nhân KCB chung
[36]
. Tình hình đó cho thấy dịch vụ KCB bằng bảo hiểm y tế, chưa thực
sự có hiệu lực, chưa phát huy được tính ưu việt của nó trong công tác KCB. Điều này một
phần thể hiện qua quản lý dịch vụ cung cấp chưa đảm bảo, thái độ phục vụ của nhân viên y
tế, chất lượng dịch vụ chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu và lòng tin ở nhân dân.
Cần khắc phục ngay tình trạng này bằng việc tăng cường công tác quản lý về chất
lượng dịch vụ, thường xuyên thanh tra giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ KCB, đặc
biệt là KCB với đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế, đồng thời có chính sách đãi ngộ xứng
đáng cho nhân viên y tế.
b. Dịch vụ cho YTDP
Chương trình YTDP đã và đang được triển khai thành công ở nước ta hiện nay là:
chương trình TCMR phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em dưới 5 tuổi. Tính hiệu
lực cũng được biểu hiện rất chặt chẽ trong chương trình này, cụ thể là: năm 1985, Việt
Nam bắt đầu triển khai chương trình TCMR trên toàn quốc với 6 bệnh phổ biến và nguy
hiểm là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi. Đáng ghi nhận là đến nay Việt Nam đã
thanh toán được bệnh đậu mùa, bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và đang tiến tới loại trừ
bệnh sởi vào năm 2012. Ngoài ra, một số vac xin được đưa vào danh sách các vac xin
TCMR và đã thành công đáng kể: vắc xin viêm gan B (năm 1997), vắc xin Hib (năm 2010)
và vắc xin được dùng cho trẻ trên 1 tuổi là vắc xin viêm não Nhật Bản, tả, thương
hàn.Trong suốt 25 năm qua, dưới sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, đoàn thể xã hội,
sự hỗ trợ của chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế, chương trình TCMR được triển khai trên

cả nước với hơn 90% số trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ
mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm
lần. Nhiều bệnh không có ca tử vong nào từ sau năm 2005. Việt Nam đã đạt được các mục
tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh năm
2005. Tỷ lệ mắc các bệnh trong chương trình tiêm chủng như bệnh ho gà, bạch hầu, sởi
giảm rõ rệt. So sánh giữa năm 1985, năm bắt đầu triển khai TCMR và năm 2009, tỷ lệ mắc
ho gà giảm 543 lần, bạch hầu giảm 433 lần, uốn ván sơ sinh giảm 69 lần… Đây là một
25

×