Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP UỐN NẮN HỌC SINH CÁ BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.9 KB, 3 trang )

***
ĐỀ TÀI
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
UỐN NẮN HỌC SINH CÁ BIỆT.
 
I/ Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ đã từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em sinh ra như những tờ giấy trắng và những nét vẽ, những nét chấm phá
đầu tiên trong cuộc đời của các em không phải do các em tạo nên mà do môi
trường, gia đình, xã hội, giáo dục…tác động.
Do vậy trong cuộc sống hàng ngày, những đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách, lì
lợm,…ta có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh, Mỗi em một vẻ, một cá
tính riêng và nếu như người lớn, những bậc làm cha, làm mẹ, thầy cô giáo,…
nắm bắt được tâm lý điểm mạnh, điểm yếu của các em thì có thể sẽ dễ dàng uốn
nắn đưa các em vào khuôn phép nhất định.
Là Giáo viên chủ nhiệm lớp 3, ngay từ đầu năm học, qua khảo sát thực tế, tôi
nhận thấy với 30 em học sinh của lớp tôi quả thật mỗi em một vẻ, một tính cách
khác nhau. Nổi bật có một số em có cá tính rất mạnh, hay nghịch phá, học yếu
nhưng lại không chịu khó, hay gây gổ bạn bè, cô giáo nói khó nghe, luôn luôn
làm ảnh hưởng các bạn trong lớp.
Với thực tế như vậy, làm thế nào để uốn nắn đưa các em vào khuôn phép mà
không gây cho các em cảm thấy bị gò bó, áp đặt,… với những lí do trên và qua
quá trình giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm nhiều năm học. Bằng vốn kinh
nghiệm của mình, tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra “ Một số giải pháp uốn
nắn học sinh cá biệt”.
II/ Khảo sát thực tế:
Để phục vụ cho đề tài mà mình đã chọn, tôi rà soát toàn bộ học sinh trong
lớp, trong một tháng đầu vừa làm quen, vừa theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của


các em, lập ra danh sách, phân loại đối tượng học sinh. Và kết quả là có 03 em
đặc biệt cần chú ý hơn so với những em bình thường.
1
III/ Nội dung và biện pháp:
Từ kết quả thu được qua khảo sát thực tế, 03 em học sinh được tôi lọc ra có 3
nét tính cách cũng như hoàn cảnh gia đình khác nhau.
01 em có hoàn cảnh khó khăn, học yếu, sai lỗi chình tả rất nhiều, nhầm lẫn
nặng giữa âm l và âm n, lười học, cẩu thả, vở viết rất dơ, liên hệ với phụ huynh
rất khó.
Em thứ hai là con một, được sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng có tính
ỷ lại, luôn cho mình là giỏi hơn người khác, dù thực tế em vẫn chưa giỏi, hay
chọc và đánh bạn, đồ dùng cá nhân của các bạn trong lớp hay tự ý sử dụng, thái
độ rất khó chịu khi bị thầy cô giáo nhắc nhở.
Em thứ ba: con út, gia đình khá giả tạo mọi điều kiện cho việc học tập nhưng
lại quá hiếu động, trong lớp không bao giờ chịu ngồi im, hay nói chuyện, làm
việc riêng, tự ý ra vào khỏi chỗ, không chú ý nghe giảng, tính nóng nảy hay đánh
bạn.
Sau khi nắm bắt được đặc điểm tính cách của các em tôi đưa ra một số giải
pháp cụ thể sau:
1. Theo dõi chặt chẽ, nhắc nhở nghiêm khắc trong giờ học:
Trước hết 03 em được tôi xếp ngồi đầu 3 dãy bàn, thuận lợi nhất cho tầm nhìn
của giáo viên khi giảng bài, luôn quan sát thái độ học tập của các em trong giờ
học, nhắc tên khi các em có biểu hiện lơ là, đôi khi là ánh mắt nghiêm khắc của
cô để các em tự nhận thấy mình sai.
Chấm, chữa bài cặn kẽ, tuyệt đối không chấp nhận cho bước ra khỏi chỗ khi
chưa có ý kiến của cô, giao cho việc phát vở giúp bạn.
Đối với em viết chính tả hay sai khi viết bài tôi thường đứng bên cạnh nhắc
nhở, yêu cầu em đọc lại chữ sai mình vừa viết, đối chiếu với lời cô đọc để thấy
được sự vô lý khi viết như vậy.
2. Động viên, khuyến khích khi các em có những biểu hiện tốt:

Thông thường những erm học sinh cá biệt thường hay thích ngọt, thích được
khen nhiều hơn là chê trách. Chính vì vậy mà từ học tập cho đến các hoạt động
khác, kể cả trong giờ lao động, vui chơi bất kỳ, các em có điều gì tiến bộ hoặc
trội hơn các bạn đều được tôi ghi nhận và khen ngay. Nhìn nét mặt thích thú của
các em tôi có thể cảm nhận được phần nào hiệu quả.
Mặt khác, nhẹ nhàng phân tích đúng, sai khi các em phạm lỗi và nhất định phải
phân xử thật công bằng. Khi có chuyện gỉ xảy ra liên quan đến những em này,
khen chê đúng mực, gần gũi nhiều để tạo tư chất tốt cho các em.
3. Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh học sinh và Giáo viên bộ môn:
Gia đình – Nhà trường – Xã hội là một chuỗi mắc xích không thể tách rời trong
việc giáo dục học sinh. Chí vì vậy, nếu chỉ có giáo viên nỗ lực mà không có sự
hỗ trợ của gia đình thì thật khó trong việc uốn nắn các em.
2
Tôi luôn giữ mối liên hệ tốt với Phụ huynh học sinh ( có thể chỉ cần qua điện
thoại). Không có bậc cha mẹ nào không muốn con mình tốt hơn. Thông báo cho
Phụ huynh tất cả những gì chưa tốt ở các em. Tôi luôn tâm niệm và trao đổi
thẳng thắn với phụ huynh, các em còn nhỏ như cây non dễ uốn nắn, càng lớn
càng khó khăn hơn. Và phụ huynh cũng hoàn toàn nhất trí ở điểm này.
Bên cạnh đó thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn, yêu cầu giáo
viên bộ môn cũng cần chặt chẽ và nghiêm khắc với các em.
III/ Vận dụng giải pháp:
Với kế hoạch đặt ra gay từ đầu như vậy trong suốt năm học,tôi vận dụng tất
cả những giải pháp đã nêu, dần dần 03 em học sinh của tôi cho đến bây giờ đã
ngoan và thuần tính hơn nhiều. Các em đều được cácc bạn trong lớp ghi nhận và
ủng hộ.
Bản thân tôi càng thấy yêu quý các em hơn. Với những giải pháp này tôi cũng
được các bạn trong tổ ủng hộ và khuyến khích thực hiện.
IV/ Kết quả:
Từ sau vận dụng đạt kết quả khả quan ở lớp, tôi đã phổ biến và được các bạn
đồng nghiệp trong cả khối thực hiện.

3

×