Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Giải pháp phát triển thương hiệu của hệ thống siêu thị Co.opamart tại thị trường Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321 KB, 65 trang )

Nghiên cứu khoa học Khoa kế toán - kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hàng hóa được sản xuất ra
ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt thì
người ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu. Do đó các
doanh nghiệp đều muốn xây dựng và quảng bá cho thương hiệu của mình.
Phát triển quảng bá thương hiệu sẽ mang đến cho doanh nghiệp những
lợi ích rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh
nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm mới,
thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc
trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm,
thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài
Một thương hiệu mạnh không chỉ đơn thuần là một giá trị qui ra tiền. Sức
mạnh của thương hiệu giúp ích cho doanh nghiệp ở rất nhiều góc độ khác
nhau.
Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần làm gia tăng giá trị của sản phẩm.
Ngược lại,tất cả những giá trị của sản phẩm cũng sẽ bị lu mờ khi thương hiệu
mà nó mang trên mình không chứng tỏ được giá trị trên thị trường. Nhận thức
được tầm quan trọng của thương hiệu nên ngày càng nhiều doanh nghiệp tiến
hàng phát triển quảng bá cho thương hiệu của mình.
1
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các Thầy - Cô trong khoa Kế
toán – kiếm toán đã tạo điều kiện để nhóm được tham gia nghiên cứu khoa
học.
Đặc biệt nhóm xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Lục Thị Thu
Hường - người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá
trình thực hiện đề tài.
Nhóm xin cảm ơn tới các anh – chị nhân viên và khách hàng của siêu thị


Co.op mart đã hết sức giúp đỡ nhóm trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài nghiên cứu nhưng bài nghiên cứu
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong quý Thầy
Cô đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu có tính thực tế cao hơn.
Một lần nữa nhóm nghiên cứu xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân
thành nhất.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011
Nhóm sinh viên
Nguyễn Trần Thùy Linh
Lê Thu Hường
Vũ Thị Oanh
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Lý do chọn lựa đề tài
Theo kết quả khảo sát và công bố về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu
(GRDI) của hãng AT Kearny, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn đứng ở thứ
hạng cao về mức độ hấp dẫn trong đầu tư ( điển hình năm 2008 đứng ở vị trí
thứ nhất, năm 2009 đứng thứ 6 và năm 2010 đứng thứ 14 ). Đặc biệt, sau khi
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường bán lẻ Việt
Nam càng trở nên sôi động hơn với sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ lớn
trên thế giới. Vì vậy một doanh nghiệp trong nước để tồn tại và phát triển
trong một môi trường cạnh tranh gay gắt buộc phải tìm cho mình một hướng
đi đúng đắn và hiệu quả.
Với sự phát triển của nền kinh tế, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều,
các doanh nghiệp càng nhận thấy rõ tầm quan trọng của thương hiệu. Giá trị
thương hiệu được khẳng định, hình ảnh thương hiệu mạnh là minh chứng cho
sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy rằng hiện nay thương hiệu đóng một vai trò vô cùng
quan trọng đối với đời sống doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị

trường. Thương hiệu là cái tên hay dấu hiệu để nhận biết sản phẩm , nhận biết
các doanh nghiệp với nhau. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản
phẩm có lợi thế cạnh tranh bền vững. Thương hiệu là một trong các nhân tố
quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài
nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống
cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, điều hết sức cần thiết là các doanh
nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.
Đặc biệt, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay không còn là
cuộc chiến cạnh tranh về chất lượng giá rẻ như trước mà đây thật sự là cuộc
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
chiến giữa các thương hiệu uy tín. Bản chất của thương hiệu uy tín là sức
sống lâu dài mang nét riêng của doang nghiệp và sản phẩm, nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm đó trên thị trường đồng thời làm
cho khách hàng sử dụng thương hiệu tự hào hơn. Điều này đã đặt ra yêu cầu
rất lớn cho các doanh nghiệp cần phát triển quảng bá thương hiệu hiệu quả
đặc biệt là quảng bá thương hiệu tại điểm bán.
Hệ thống siêu thị Co.opMart là hoạt động kinh doanh chủ đạo của Liên
hiệp Hợp Tác Xã Thương mại TP.HCM . Mặc dù trong thời gian qua thương
hiệu Co.op mart nổi lên là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhưng lần đầu tiên
mở chi nhánh tại Hà Nội , Co.op mart đã gặp phải không ít khó khăn. Co.op
mart - một thương hiệu lớn tuy nhiên còn khá xa lạ với khách hàng tại thị
trường đầy tiềm năng này. Người dân Hà Nội trước đây chỉ quen với những
tên như Big C, Metro, Fivimart…mà ít ai biết đến đại gia trong ngành bán lẻ
là Co.op mart. Hơn nữa, do chưa nắm được thói quen mua sắm tiêu dùng của
người dân Hà Nội nên siêu thị phải gia tăng quảng bá cho thương hiệu của
mình để khách hàng biết đến.
Đứng trước những vấn đề đặt ra như trên nhóm nghiên cứu thấy rằng
việc “phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán của hệ thống siêu thị
Co.op tại Hà Nội” là rất cần thiết.
1.1.2. Những câu hỏi phải trả lời khi nghiên cứu đề tài.

+ Quảng bá thương hiệu tại điểm bán là gì?
+ Phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán có vai trò như thế nào đối
với hoạt động kinh doanh của siêu thị.
+ Thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán của siêu thị đã
có hiệu quả chưa?
+ Giải pháp cho việc phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán của
siêu thị là gì?
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Từ tính cấp thiết của đề tài, nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu về
việc phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán của siêu thị Co.op mart.
Nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ thực hiện việc phát triển quảng bá thương hiệu tại
điểm bán của siêu thị Co.op mart tại Hà Nội, phân tích thực trạng phát triển
quảng bá thương hiệu tại điểm bán của siêu thị Co.op mart từ đó đưa ra các
giải pháp để phát triển quáng bá thương hiệu tại điểm bán của siêu thị.
1.3. Các mục tiêu ngiên cứu
Nhóm nghiên cứu đề tài này với một số mục tiêu sau:
Thứ nhất: hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về thương hiệu, quảng bá
thương hiệu tại điểm bán của hệ thống siêu thị Co.op mart.
Thứ hai: đưa ra các thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm
bán của siêu thị Co.op mart tại Hà Nội.
Cuối cùng là đưa ra các giải pháp để phát triển quảng bá thương hiệu tại
điểm bán của siêu thị Co.op mart tại Hà Nội.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian: nhóm nghiên cứu sự phát triển quảng bá
thương hiệu tại điểm bán của siêu thị Co.op mart tại Hà Nội.
 Về mặt thời gian: nghiên cứu hoạt động phát triển quảng bá thương
hiệu của siêu thị Co.op mart tại Hà Nội từ lúc khai trương đến tháng
12/2010 và đưa ra giải pháp tăng cường phát triển quảng bá thương hiệu tại
điểm bán cho 5 năm tiếp theo từ năm 2011-2015.

 Thị trường: nghiên cứu tại thị trường Hà Nội
1.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu khoa học
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về chủ đề nghiên
cứu
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
nghiên cứu
Chương IV: Kết luận và một số giải pháp đề xuất phát triển quảng bá
thương hiệu Co.op mart tại thị trường Hà Nội
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Thương hiệu
a. Thương hiệu là gì
Hiện này có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu. Có quan điểm
cho rằng:
- Thương hiệu chính là nhãn hiệu hàng hóa.
+ Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ các tổ chức. các
nhân khác nhau.
+ Nhãn hiệu là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của từ ngữ, hình ảnh được
thể hiện bằng màu sắc.
- Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ và đã nổi tiếng.
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu mà được người tiêu dùng biết đến rộng
rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Thương hiệu là tên gộp chung của nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa.
- Thường có sự nhầm lẫn giữa tên thương mại và thương hiệu.
Tên thương mại nếu đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật sẽ đương

nhiên được bảo hộ mà không cần bất cứ một thủ tục xác lập nào-tức là được
cấp đăng ký kinh doanh thì quyền được bảo hộ đối với tên thương mại được
xác lập.
 Có rất nhiều các cách tiếp cận để nhận biết một thương hiệu nhưng ta
có thể hiểu thương hiệu một cách tổng quát đó là:
“ Thương hiệu là một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt
sản phẩm, doanh nghiệp và là hình tượng trong tâm trí công chúng”.
b. Các thành tố của thương hiệu:
- Tên thương mại(brandname): là phần phát âm được.
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
- Biểu tượng(symbol): là phần không phát âm được, thông qua biểu
tượng truyền tải thông điệp tới khách hàng, có thể sử dụng hình ảnh của nhân
vật là người thật.
- Biểu trưng(logo):
- Khẩu hiệu(slogan):
- Kiểu dáng cá biệt của hàng hóa: tự bản thân hàng hóa, sản phẩm có
kiểu dáng cá biệt khiến người tiêu dùng nhớ đến nó.
- Nhạc hiệu:
- Các yếu tố khác như mùi, vị, màu sắc:
c. Đặc điểm của thương hiệu:
- Là loại tài sản vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó
được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương
tiện quảng cáo.
- Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng lại nằm
ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thương hiệu được hình thành dần qua thời gian nhờ nhận thức của
người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu đượ yêu thích,
tiếp xúc với hệ thống các nhà phân phối và qua quá trình tiếp nhận những
thông tin về sản phẩm.
- Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự

thua lỗ của các công ty.
d. Chức năng của thương hiệu:
 Chức năng nhận biết và phân biệt
Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu. Có thể
nói chức năng gốc của thương hiệu là phân biệt, nhận biết. Khả năng nhận
biết được của thương hiệu là yếu tố quan trọng không chỉ cho người tiêu dùng
mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh
nghiệp. Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
dàng phân biệt và nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp này với các doangh
nghiệp khác.
 Chức năng thông tin chỉ dẫn
Chức năng thông tin va chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ thông
qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu
của thương hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử
dụng của hàng hóa, những công dụng dích thực mà hàng hóa đó mang lại cho
người tiêu dùng trong hiện tại và trong tương lai.
 Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Đó là cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng, sự khác biệt, một
cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi người tiêu dùng khi tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ đó và sự tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hóa đó.
Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến một ấn tượng nào đó về hàng
hóa, dịch vụ trong tâm trí người tieu dùng. Sự cảm nhận của khách hàng
không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành do tổng hợp các yếu tố của
thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu tượng, bieur trưng….va cả sự trải
nghiệm của người tiêu dùng.
 Chức năng kinh tế
Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó
được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu.Thương hiệu được coi là
tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp.Mặc dù giá trị của thương hiệu

rất khó định đoạt nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại
hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập thị
trường hơn.
e. Vai trò của thương hiệu
 Vai trò đối với người tiêu dùng
+ Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
mua trong muôn vàn các loại hàng hóa khác, góp phần xác định được nguồn
gốc xuất xứ của hàng hóa.
+ Thương hiệu góp phần tạo ra giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một
cảm giác sang trọng và được tôn vinh.
Khi hàng hóa được sản xuất ra càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp ngày càng quyết liệt thì người ta càng nhận ra vai trò hết sức quan
trọng của thương hiệu một cá nhân nào đó trong cộng đồng, nó làm cho người
tiêu dùng có cảm giác được sang trọng hơn, nổi bật hơn, có đẳng cấp hơn và
được tôn vinh khi tiêu dùng hàng hóa mang thương hiệu đó.
+ Thương hiệu tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro
trong tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu, tức là họ đã gửi gắm
niềm tin vào thương hiệu đó. Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa,
những dịch vụ đi kèm và thái độ ứng xử của nhà cung cấp với các sự cố đối
với hàng hóa, dịch vụ.
Lựa chọn một thương hiệu, người tiêu dùng luôn luôn hi vọng giảm
thiểu được tối đa rủi ro có thể gặp phải trong tiêu dùng. Tất cả các loại rào
cản này sẽ được loại bỏ khi thương hiệu được định hình trong tâm trí của
khách hàng. Vì thế để tạo ra được lòng tin và sự tin tưởng của khách hàng,
một thương hiệu phải có sự nhất quán và trung thành đối với chính bản thân
mình.
 Vai trò đối với doanh nghiệp
+ Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí

người tiêu dùng.
Giá trị truyền thống của doanh nghiệp, hồi ức về hàng hóa và sự khác
biệt rõ nét của thương hiệu sẽ là động lực dẫn dắt người tiêu dùng đến với
doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp. Trong trường hợp đó hình ảnh
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
về doanh nghiệp và sản phẩm được khắc họa và in đậm trong tâm trí người
tiêu dùng.
+ Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Một khi người tiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu
nào đó tức là họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào thương hiệu đó. Người
tiêu dùng tin vào thương hiệu vì tin ở chất lượng tiềm tàng và ổn định của
hàng hóa mang thương hiệu đó mà họ đã sử dụng hoặc tin tưởng ở những
dịch vụ vượt trội hay một định vị rõ ràng của doanh nghiệp khi cung cấp hàng
hóa. Chính tất cả những điều này đã như là một lời cam kết thực sự nhưng
không rõ ràng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
+ Thương hiệu nhằm phân đoạn thị trường.
Trong kinh doanh các công ty luôn đưa ra một tổ hợp lý tưởng về các thế
mạnh, lợi ích đích thực và đặc trưng nổi bật của hàng hóa, dịch vụ phù hợp
với nhu cầu và thị hiếu từng nhóm khách hàng cụ thể. Thương hiệu với chức
năng nhận biết, phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường. Bằng
cách tạo ra những thương hiệu cá biệt doanh nghiệp đã thu hút được sự thu
hút của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng
hóa. Và như thế với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu
cụ thể sẽ tương ứng với từng tập khách hàng nhất định.
+ Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình phát triển của sản
phẩm.
+ Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp.
Một thương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hóa hơn. Khi
thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và ưa chuộng sẽ tạo dựng được
lòng trung thành khách hàng, lúc đó người tiêu dùng sẽ không xét lựa chọn

hàng hóa mà họ luôn có sự lựa chọn hàng hóa tin tưởng. Bên cạnh đó, nhờ tác
dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính người tiêu dùng mà
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn. Đây chính là vai trò tích cực của thương
hiệu xét trên góc độ thương mại và lợi nhuận.
+ Thu hút đầu tư.
+ Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp.
Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp nó là tổng hợp của rất nhiều
các yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng trong suốt cả quá
trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm
bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp cần đầu
tư, thu hút chúng.
f. Giá trị của thương hiệu
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu thể hiện qua
các yếu tố sau:
 Nhận thức thương hiệu
Nhận thức thương hiệu là yếu tố đầu tiên nói lên khả năng một khách
hàng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu
trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường.
 Chất lượng thương hiệu
Chất lượng cảm nhận là yếu tố mà khách hàng làm căn cứ để ra quyết
định tiêu dùng. Nhiều nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh rằng nhận thức
của người tiêu dùng về chất lượng là yếu tố quan trọng nhất góp phần tăng
lượng lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty – quan trọng hơn cả thị phần,
hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) hay chi phí cho Marketing.
 Lòng đam mê thương hiệu
Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu tạo ra sự thích thú cho khách
hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó và tiếp tục dùng nó. Đặc
tính này của thương hiệu có thể biểu diễn bằng khái niệm sự đam mê của
thương hiệu. Đam mê thương hiệu có thể bao gồm ba thành phần theo hướng

thái độ, đó là sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thành thương hiệu.
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
Trong đó, lòng trung thành của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự
thành công của thương hiệu.
g. Lợi ích của thương hiệu
 Đứng trên góc độ doanh nghiệp
+ Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới
thông qua các chương trình tiếp thị.
+ Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những
khách hàng cũ trong thời gian dài. Thương hiệu càng mạnh sự trung thành của
khách hàng càng cao giúp cho doanh nghiệp càng có nhiều khả năng lượng
thứ của khách hàng khi doanh nghiệp mắc sai lầm.
+ Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính
sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi.
+ Thứ tư, tài sản thương hiệu sẽ tạo 1 nền tảng cho sự phát triển thông
qua việc mở rộng thương hiệu, tạo sự tín nhiệm thuận lợi cho việc giới thiệu
thêm sản phẩm mới.
+ Thứ năm, tàn sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng
tối đa kênh phân phối.
+ Thứ sáu, tài sản thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể
là sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh
tranh mới.
+ Thứ bảy, thương hiệu mạnh cho phép cổ phần lớn hơn, lợi tức nhiều
hơn.
+ Thứ tám, thương hiệu mạnh tạo nên sự xuyên suốt và tập trung trong
nội bộ doanh nghiệp về việc xây dựng thương hiệu.
+ Thứ chín, thương hiệu mạnh là một đòn bẩy thu hút nhân tài và duy trì
nhân tài trong doanh nghiệp.
 Đứng trên góc độ người tiêu dùng
Khách hàng rất quan tâm đến thương hiệu những cái họ cần nhất vẫn là

Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
chất lượng của sản phẩm. Chính sự cạnh tranh của các thương hiệu là nâng
cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, làm sản phẩm ngày càng trở nên tốt hơn và
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của người tiêu dùng, cũng chính thương
hiệu đã giúp khách hàng phân biệt sản phẩm có chất lượng với sản phẩm khác
và phần nào tránh được hiện tượng làm giả nhằm bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng.
2.1.2. Quảng bá thương hiệu:
a. Quảng bá thương hiệu là gì?
Theo từ điển tiếng việt quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các phương
tiện thông tin.
Theo các tác giả nước ngoài dịch ra tiếng việt:
+ Một quan điểm của nhóm tác giả Al Ries và Laura Ries: Quảng bá là
những thông tin tuyên truyền về một công ty, một sản phẩm của công ty,
thông tin quảng bá do chính các công ty truyền thông đại chúng đưa tin tốt
đẹp về công ty và sản phẩm như những mẫu thông tin thông thường.Theo đó
thì hoạt động quảng cáo, kích thích tiêu thụ…sẽ không là công cụ quảng bá.
+ Một quan điểm được đưa ra của Philip Kotler: Quảng bá là một phần của
giao tiếp bao gồm những thông điệp mà công ty đưa ra nhằm khuyến khích
nhận thức, quan tâm và mua những mặt hàng và dịch vụ đa dạng của mình.
Từ các quan niệm trên có thể đưa ra các quan niệm chung như sau:
“ Quảng bá thương hiệu là hoạt động phổ biến rộng rãi thương hiệu bằng
các phương tiện thông tin đến công chúng mục tiêu nhằm khuyến khích nhận
thức, quan tâm và cuối cùng là mua hàng”.
b. Vai trò của quảng bá thương hiệu
Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của thương hiệu như đã trình
bày ở trên,thương hiệu ngày nay đã không đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt
hàng hóa và dịch vụ nữa mà cao hơn đó chính là cơ sở để khẳng định vị thế
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín hình ảnh của doanh

nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Như vậy quảng bá là một phần tất yếu trong phát triển thương hiệu.
Sự khai sinh 1 thương hiệu là do quảng bá chứ không phải do quảng cáo.
Trong giai đoạn khởi đầu của bất kỳ một thương hiệu nào thì quảng bá
thương hiệu có vai trò cực kỳ quan trọng. Một chương trình truyền thông đọc
đáo, rộng khắp gây ấn tượng mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giai
đoạn kế tiếp và rút ngắn thời gian tác động. Nguyên nhân chủ yếu là ngày
này xã hội đầy ắp thông tin dư thừa, khách hàng không xử lý hết những thông
tin nhiễu và vì thế chúng ta cần đưa vào nhận thức của thương hiệu một thông
điệp đơn giản, nhanh chóng đưa thông điệp đến trí nhớ lâu dài thay vì phải lặp
lại nhiều lần trong vùng nhớ nhiều lần.
Trong duy trì và phát triển thương hiệu thì quảng bá thương hiệu nhằm vào
các mục tiêu xúc tiến, củng cố vị trí , duy trì lòng trung thành và gợi nhớ
thương hiệu để thương hiệu không bị lãng quên.
c. Mục tiêu của quáng bá thương hiệu
Mục tiêu ở đây là những phản ứng mong muốn đáp lại từ phía công
chúng. Phản ứng đáp lại có thể là về nhận thức, tình cảm hay hành vi để khắc
sâu vào tâm trí khách hàng một điều gì đó thay đổi thái độ của người tiêu
dùng hay thúc đẩy họ đến chỗ hành động. Kết quả cuối cùng mong muốn tất
nhiên là mua hàng và hài lòng nhưng việc chúng ta cần làm là tìm cách đưa
công chúng lên trạng thái sẵn sàng mua cao hơn.
Nếu người tiêu dùng quan tâm nhiều đến sản phẩm cũng như hiểu biết
về sự khác biệt trong loại sản phẩm đó. Vì vậy ta sử dụng mô hình “thứ bậc
của hiệu quả” và mô tả 6 trạng thái sẵn sàng mua:
+ Biết đến:
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
Nếu công chúng mục tiêu không biết đến thương hiệu sản phẩm thì nhiệm
vụ của quảng bá là phải làm cho công chúng biết đến thương hiệu sản phẩm
đó dù chỉ là cái tên.
+ Hiểu biết

Doanh nghiệp cần biết có bao nhiêu công chúng mục tiêu hiểu biết ít, có
mực độ hay nhiều và về điều gì. Khi đó doanh nghiệp sẽ chọn mục tiêu hiểu
biết mình mong muốn( về thương hiệu sản phẩm…) làm mục tiêu truyền
thông.
+ Thích
Nếu công chúng mục tiêu hiểu biết về sản phẩm thì họ cảm thấy như thế
nào về nó? Tìm ra nguyên nhân thích hay không thích rồi triển khai kế hoạch
truyền thông gợi cảm xúc tốt đẹp.
+ Ưa thích
Họ thích sản phẩm nhưng không ưa thích nó hơn các sản phẩm khác.
Như vậy mục tiêu đưa ra là tạo ra sự ưa thích của người tiêu dùng bằng
khuyếch trương chất lượng, giá trị,công dụng, lợi ích khác của sản phẩm.
+ Tin tưởng
Công chúng ưa thích nhưng không tin tưởng là sẽ mua. Mục tiêu quảng
bá lúc này nhằm xây dựng niềm tin đối với họ.
+ Mua hàng
Tin tưởng vẫn không mua hàng, họ chờ đợi thêm thông tin, hay có ý đồ
hành động muộn hơn.Lúc này quảng bá phải dẫn dắt họ đến ý đồ cuối cùng.
d. Chiến lược quảng bá
- Tạo ra sự quảng bá
Cách tốt nhất để tạo ra sự quảng bá chính là chúng ta là người thứ nhất.
Nói cách khác, thương hiệu của chúng ta phải là thương hiệu đầu tiên cho một
chủng loại hàng hóa nào đó.Ví dụ:
+ CNN, mạng lưới truyền hình cáp đầu tiên.
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
+ Copap, chiếc máy tính cá nhân xách tay đầu tiên.
+ ESPN,mạng lưới truyền hình cáp thể thao đầu tiên.
+ Heineken, loại bia nhập khẩu đầu tiên.
+ Hertz, công ty cho thuê ô tô đầu tiên.
+ Intel, mạch vi xử lý đầu tiên.

Tất cả các nhãn hiệu trên và còn rất nhiều nhãn hiệu nữa đều là nhãn
hiệu đầu tiên cho một dòng sản phẩm nào đó và trong quá trình đươc xây
dựng chúng ta có được sự quảng bá rất rộng rãi.
Giữa thương hiệu và quảng bá có mối quan hệ mật thiết. Các phương
tiện truyền thông đại chúng(TV, báo, đài, internet) muốn đưa tin về những gì
mới mẻ, sốt dẻo, nóng hổi, lần đầu xuất hiện, chứ không phải những gì tốt
đẹp.Khi một nhãn hiệu có khả năng tạo nên tin tức, nhãn hiệu đó có cơ may
thu hút sự quảng bá.Và cách tốt nhất tạo ra sự tin tức là công bố một dòng
sản phẩm mớin chứ không phải một sản phẩm mới.
- Xây dựng chương trình quảng bá riêng.
Nhưng nếu chúng ta không phải người thứ nhất hay thương hiệu chúng
ta không phải là thương hiệu đầu tiên cho chủng loại hàng hóa nào thì sao?
Chúng ta sẽ phải xây dựng chương trình quảng bá cho riêng mình.
Với các yêu cầu chung như sau:
+ Xây dựng một chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường, giai
đoạn của vòng đời sản phẩm, từ đó đề ra những chương trình quảng bá cụ thể.
+ Việc lựa chọn phương tiện và thiết kế nội dung truyền thông đòi hỏi phải
có tính chuyên nghiệp cao, kết hợp hài hòa với mục tiêu và nguồn lực của
doanh nghiệp.Tuy nhiên nỗ lực tối ưu hóa mọi mục tiêu là vô ích vì đó là điều
kiện hoàn hảo mà ngay cả những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Coca-
cola, IBM…đều không thể làm được.Chúng ta chỉ cố gắng đạt tới đến mứ tối
đa có thể và luôn có phương án dự phòng rủi ro sẽ thành công với một
chương trình truyền thông gây ấn tượng với khách hàng.
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
- Tần suất truyền
thông quảng bá phải duy trì ở mức độc đáo trong giai
đoạn đầu, sau đó giảm dần tùy thuộc vào điều kiện môi trường và hiệu ứng
khách hàng. Do không chỉ có một công ty có ý tưởng độc đáo về quảng bá
thương hiệu vì vậy họ cần duy trì thông điệp trong một thời gian đủ dài để
hình ảnh thương hiệu đi vào vùng trí nhớ lâu dài của khách hàng. Một tần suất

thích hợp sẽ quyết định mục tiêu hợp lý cho chương trình.
+ Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn. Điểm nhấn mang tính nhắc nhở
sẽ giúp củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tránh tình
trạng bị khách hàng quên lãng. Người ta thường tìm kiếm những điểm nhấn
thông qua sự khác biệt, những sự tương đồng thường không gấy ấn tượng đối
với nhận thức của khách hàng.
+ Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu
+ Phân tích SWOT
+ Hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến
lược thương hiệu
+ Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng
thương hiệu
Xây dựng chiến lược
thương hiệu tổng thể
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
Hình 2.1: Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
2.2. Quảng bá thương hiệu tại điểm bán
2.2.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Thiết kế và tạo dựng
các yếu tố thương hiệu

Đăng kí bảo hộ các
yếu tố thương hiệu

Đăng kí bảo hộ các
yếu tố thương hiệu ở
trong và ngoài nước
- Tên gọi
- Logo
- Nhạc hiệu

- Khẩu hiệu
- Bao bì
- Các yếu tố khác…

Thương hiệu

Quảng bá thương hiệu
+ Xây dựng trang web
+ Quảng cáo
+ Các hoạt động PR…
Quảng bá thương hiệu,
thông tin sản phẩm
trung thực, thuyết phục
người tiêu dùng hiệu
quả

Bảo vệ và phát triển
thương hiệu
Xây dựng mạng lưới
phân phối đưa thương
hiệu đến với người
tiêu dùng
+ Nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ
chăm sóc khách hàng
+ Đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển, tạo
sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu của người tiêu
dùng

Tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng
Tạo dựng phong cách đặc biệt và khác biệt của thương hiệu
Đối tượng tiêu dùng chấp nhận và gắn bó với thương hiệu
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
Có thể nói việc xác định đúng khách hàng mục tiêu là điều kiện quan trọng quyết định đến
sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã xác định đúng khách hàng
mục tiêu thì có thể trả lời được các câu hỏi:
- Đâu là thói quen mua sắm của nhóm khách hàng này
- Từ đó doanh nghiệp có những biện pháp nào để tác động lên những thói quen mua sắm
này
- Động cơ nào thúc đẩy nhóm khách hàng mục tiêu này mua hàng của doanh nghiệp
- Trong tương lai nhu cầu của nhóm khách hàng này sẽ thay đổi như thế nào
- Công ty sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhóm khách hàng này ra sao trong điều kiện
nó thường xuyên biến đổi.
Trả lời được những câu hỏi này giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược quảng bá và tiếp
thị sản phẩm phù hợp. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới duy trì được hoạt động kinh
doanh, giữ chân được khách hàng hiện tại đồng thời thu hút thêm được các khách hàng
tiềm năng.
2.2.2. Các hoạt động truyền thông thương hiệu trong nội bộ
- Gắn kết nhân viên với thương hiệu cũng là một thử thách lớn, không
kém so với việc gắn kết thương hiệu với khách hàng. Tạo ra mối liên kết giữa
thương hiệu với nhân viên trong công ty, sẽ tạo ra cơ hội và nền tảng để phát
triển thương hiệu mạnh ngoài thị trường.
- Nhân viên không phải chỉ biết logo có màu gì, slogan có ý nghĩa gì, mà
họ còn phải ý thức được rằng họ là một đại sứ của thương hiệu và họ phải biết
rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng thương hiệu.
- Để truyền thông thương hiệu nội bộ trở thành chìa khóa thành công
của doanh nghiệp thì đầu tiên các nhà quản trị phải có những biện pháp truyền
thông phù hợp như:
+ Xuất bản hàng kỳ các quyển catalogue để đem đến những thông tin

đầy đủ nhất cho khách hàng và nhân viên
+ Tìm kiếm phương pháp độc đáo và khác biệt để chuyển tải thông điệp
về giá trị thương hiệu đến nhân viên.
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
+ Nhà lãnh đạo cần hiểu rằng mỗi lần tương tác với nhân viên đều là
cơ hội truyền thông – giá trị thương hiệu được khắc ghi vào mọi nơi, nhân
viên có thể thấy, đọc, nghe và cảm nhận.
- Thành thật, thẳng thắn khi truyền thông đến nhân viên, đó không chỉ là
phương pháp xây dựng lòng tin với thương hiệu mà còn là lòng tin với cả
doanh nghiệp
2.2.3. Các hoạt động truyền thông thương hiệu bên ngoài
- Tham gia hội chợ, triển lãm, phỏng vấn với báo chí, hợp tác với các nhân
vật nổi tiếng…
- Hợp tác quảng bá với các nhà sản xuất, doanh nghiệp bán lẻ trong và
ngoài nước để thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng thông qua việc triển
khai tại các doanh nghiệp bán lẻ cho phép các banner, poster, captalo…quảng
cáo sản phẩm treo dán trong doanh nghiệp ấy.
- Tham gia các hoạt động xã hội, hoặc liên kết với một thương hiệu nào đó
thực hiện các chương trình mang ý nghĩa thiết thực với người tiêu dùng. Duy
trì mối quan hệ hợp tác với các thương hiệu lớn sẵn có như: PNJ, Nino Maxx
Fahasa, Phương Nam, KFC…
- Hợp tác với các nhà đầu tư bất động sản để chuẩn bị cho các dự án sắp
tới của siêu thị.
2.2.4. Các công cụ quảng bá
a. Quảng cáo
Quảng cáo là giai đoạn tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với thương hiệu,
thu hút sự chú ý của khách hàng. Đó cũng là hoạt động đầu tiên giới thiệu sản
phẩm với người tiêu dùng. Khi doanh nghiệp đã hiểu rõ vai trò của hoạt động
của vai trò quảng cáo cần tạo dựng chiến lược truyền thông đưa các thông
điệp về sản phẩm đến với họ, những người có thể giúp cho doanh nghiệp của

bạn đi đến thành công.
Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
cao về những ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ
thể quảng cáo và chủ thể quảng cáo phải trả tiền cho quảng cáo. Đây là kiểu
truyền thông mang tính đại chúng và có khả năng thuyết phục, tạo cơ hội cho
người nhận tin và so sánh nó với các cơ sở cạnh tranh.
Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng thương
hiệu, nhưng bản thân nó cũng là một vấn đề gây tranh cãi khá sôi nổi. Đó là
hoạt động quảng cáo rất khó có thể định lượng và cũng khó có thể dự đoán
trước được. tuy nhiên, một số nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau
đã chứng minh rằng, quản cáo có thể ảnh hưởng tới doanh số của một thương
hiệu, doanh số tăng có thể do một đoạn quảng cáo.
b. Bán hàng cá nhân
Nghĩa là sử dụng lực lượng bán hàng- chào hàng có kỹ năng tốt, tính
chuyên nghiệp cao, nắm vững tâm lý và hiểu rõ sản phẩm để tiếp xúc trực tiếp
giới thiệu và thuyết phục khách hàng. Tập trung vào từng người mua của từng
thị trường mục tiêu, nó nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu và khuyến khích
hành động sử dụng thương hiệu trong tương lai. Người bán hàng quảng cáo
cho khách hàng mục tiêu về hàng hóa, dịch vụ sau bán, về giá cả và phương
thức thanh toán, sự thân thiện, hấp dẫn lôi cuốn của thương hiệu... Hình ảnh
của doanh nghiệp và thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên
bán hàng trực tiếp đó. Do vây, các doanh nghiệp muốn sử dụng đội ngũ này
hiệu quả, trước mỗi chiến dịch cần có chương trình đào tạo cho nhân viên về
kỹ năng bán hàng, hiểu biết về khách hàng, hiểu biết về doanh nghiệp, triết lý
thương hiệu, kiến thức về sản phẩm, kiến thức bán hàng và đặc biệt là phát
triển phẩm chất cá nhân của nhân viên bán hàng thông qua việc biết lắng nghe
và thông cảm, thể hiện cái tôi của cá tính đẹp và cái tôi của thương hiệu.
c . Xúc tiến bán( khuyến mại)
Philip Kotler và Bernard Dubois cho rằng khuyến mại là tất cả các kỹ thuật

nhằm kích thích khách hàng mua hàng trong ngắn hạn hay: Khuyến mại bao
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
gồm một loạt các biện pháp nhắm đến việc kích thích nhu cầu của thị trường
trong ngắn hạn. Việc khuyến mại có thể dùng các biện pháp Marketing trực
tiếp, quảng cáo hay tất cả các phương tiện truyền thông khác để thông tin về
những thay đổi trong các điều kiện mua sản phẩm.
d. Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng (PR) thường được hiểu là một hệ thống các nguyên
tắc và các hoạt động có liên quan một cách hữu cơ nhất quán nhằm tạo dựng
một hình ảnh, một ấn tượng, một quan niệm, nhận định hoặc một số sự tin cậy
nào đó. PR đã được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tiễn, các hoạt động xã
hội như tuyên truyền chính sách của nhà nước, các hoạt động văn hóa cộng
đồng. PR là một trong những công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển
thương hiệu, nhằm trực tiếp vào khách hàng mục tiêu không chỉ là khách
hàng tiềm năng mà còn nhằm khai thác quan hệ với các tổ chức xã hội, giới
truyền thông, chính quyền , tài chính, địa phương, người trung gian, nhà phân
phối, nhà cung cấp, cộng đồng......để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.
Chính vì vậy chức năng của quan hệ công chúng không phục thuộc vào phòng
tiếp thị mà thường nó chịu sự điều hành trực tiếp của ban quản trị cấp cao
trong công ty. Ngày nay, rất nhiều công ty đang nỗ lực chuyển một phần kinh
phí cho quảng cáo và khuyến mại sang quan hệ công chúng vì nó đạt ít tốn
kém, đối tượng cụ thể và đáng tin cậy. Các lĩnh vực hoạt động của PR gồm
có:
 Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty
 Quan hệ với báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo
chí, thu xếp các buổi phỏng vấn,…
 Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành,…
 Đối phó với các rủi ro hoặc các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm
của doanh nghiệp
 Các hoạt động tài trợ cộng đồng

Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
 Các hoạt động phi thương mại trực tiếp tiếp xúc với khách hang
 Các hoạt động PR đối nội
 Tư vấn cho các yếu nhân trong vấn đề giao tế, phát ngôn
e. Marketing trực tiếp.
Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của marketing có sử dụng
một hay nhiều phương tiện quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại
đo lường được và giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào.
Những công cụ chủ yếu của marketing trực tiếp là:
- Marketing bằng catalogue qua bưu điện tiếp cận khách hàng triển
vọng.
- Marketing bằng thư trực tiếp: thư trào hàng, băng ghi âm, ghi hình và
cả đĩa mềm quảng cáo, hướng dẫn sử dụng (thoả mãn có chọn lọc thị trường
mục tiêu).
- Marketing qua điện thoại: có hệ thống máy quay số tự động phát
thông điệp đã ghi hay chuyển cho tổng đài để giải đáp (có số điện thoại miễn
phí cho khách hàng đặt mua hàng, lập danh sách người mua để theo dõi, phục
vụ các khách hàng ở xa).
- Marketing đáp ứng trực tiếp trên tivi, radio, tạp chí, báo chí: có kênh
truyền hình riêng để giới thiệu sản phẩm, bán hàng và dịch vụ cho tất các loại
sản phẩm.
- Mua hàng qua hệ thống điện tử: videotex, mạng máy thu hình có bàn
phím của khách hàng và ngân hàng dữ liệu của người bán qua computer có
modern
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước
về phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán.
2.3.1. Công trình nghiên cứu về phát triển quảng bá thương hiệu tại
điểm bán của siêu thị Co.op mart tại thị trường Hà Nội.
Nghiên Cứu Khoa học Khoa kế toán – kiểm toán
Siêu thị Co.op mart Hà Nội là siêu thị mới thành lập từ tháng 4 năm

2010, vì vậy vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào về thương hiệu cũng như
phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán về siêu thị. Là sinh viên đại học
Thương Mại, nhóm sinh viên là nhóm đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
2.3.2. Công trình nghiên cứu về phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm
bán khác.
Công trình nghiên cứu thuộc trường Đại học Thương Mại.
Về chương trình phát triển quảng bá thương hiệu tại điểm bán thì hiện
nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này chỉ có một vài đề tài
nghiên cứu khoa học, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương
hiệu như:
+ Luận văn tốt nghiệp:” Phát triển quảng bá thương hiệu sản phẩm
Viorigin Vodka của công ty cổ phần đồ uống Origin Việt Nam”.Nguyễn
Thị Hạnh.
+ Luận văn tốt nghiệp:” Giải pháp Marketing nhằm xây dựng và phát triển
thương hiệu Hapro của tổng công ty thương mại Hà Nội “. Nguyễn Thị
Thu Huyền-2006.
+ Luận văn tốt nghiệp:” Giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm của
công ty cổ phần công nghiệp E Nhất “ Đỗ Thanh Tâm-2006.
+ Luận văn tốt nghiệp:” Giải pháp Marketing –Mix nhằm phát triển
thương hiệu Bảo Việt của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam” Lê Thu Hà –
2005.
Các luận văn, luận án khác:
+ Xây dựng và phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà
Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Thương Mại: Lương Anh
Ngọc - 2006.
+ Một số giải pháp Marketing để xây dựng và phát triển tại công ty may
Thanh Bình: Luận văn tốt nghiệp: Nguyễn Hoàng Sơn- 2005.

×