Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận: CƠ SỞ SINH LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.24 KB, 24 trang )

Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

CƠ SỞ SINH LÝ ĐỂ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC
I.PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là một thực thể tự nhiên đang phát triển. Trẻ càng nhỏ gia tốc phát
triển càng lớn. Chúng ta có thể quan sát thấy trẻ lớn khôn từng ngày. Cơ thể
của trẻ là nền tảng vật chất trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và
tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là một bước
ngoặt trong đời sống của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn đối với trẻ. Nhà
trường đưa đến cho trẻ những gì chưa có trong 6 năm đầu của cuộc đời trẻ.
Trẻ phải tiến hành hoạt động học một cách nghiêm chỉnh, có kỉ cương với
những yêu cầu nghiêm ngặt. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý trẻ em và
những quy luật phát triển của nó là đặc biệt cần thiết đối với việc nuôi dạy trẻ.
Mục tiêu mà bất cứ một nhà giáo dục nào cũng muốn hướng tới đó là làm
thế nào để phát triển trí tuệ của trẻ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển trí tuệ của trẻ, trong đó phải kể đến yếu tố sinh lí. Có thể nói rằng sự tăng
trưởng trí tuệ của trẻ khơng thể tách rời với sự thuần thục của hệ thần kinh. Hệ
thần kinh của con người nói chung, của trẻ em nói riêng đều nắm giữ những
chức năng rất quan trọng và hoạt động tuân theo một số quy luật nhất định.
Nghiên cứu những đặc điểm phát triển sinh lí trẻ em lứa tuổi tiểu học, đặc
biệt là đặc điểm phát triển của hệ thần kinh để đưa ra những yêu cầu sư phạm
thích hợp trong cơng tác ni dạy trẻ lứa tuổi tiểu học là một việc làm cần
thiết của bất cứ một nhà trường tiểu học nào. Học sinh được hoạt động trong
một mơi trường đặc biệt đó là trường học và trong những tình huống học tập


đặc thù (học tập trong nhà trường). Vì thế chế độ sinh hoạt học tập của các em
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

1


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

cần phải được xây dựng một cách hợp lý và đảm bảo cơ sở khoa học, Trong
đó phải tính đến cơ sở sinh lý của hoạt động hệ thần kinh cao cấp. Thế nhưng
chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự không đồng bộ giữa một bên là sự
phong phú của các cơng trình nghiên cứu về sinh lý học và bên kia là sự thiếu
vắng của các công trình nghiên cứu sự chuyển hóa chúng sang việc học tập
trong nhà trường. Gần như chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về vấn đề
phải xây dựng chế độ sinh hoạt học tập cho học sinh tiểu học nói chung, học
sinh lớp 1 nói riêng dựa trên cơ sở sinh lý của hoạt động hệ thần kinh cao cấp.
Chính vì thế em chọn đề tài này làm bài thu hoạch kết thúc chuyên đề: Cơ sở
sinh lý của hoạt động hệ thần kinh cao cấp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề này là để ứng dụng vào việc xây dựng chế độ sinh hoạt
học tập cho học sinh lớp 1, bậc Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh trong nhà trường tiểu học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Chế độ sinh hoạt học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu Cơ sở sinh lý của hoạt động hệ thần kinh cao cấp của học sinh
lớp 1, bậc Tiểu học.
- Nghiên cứu chế độ sinh hoạt học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu học.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung kế hoạch xây dựng chế độ sinh hoạt học tập của học sinh lớp 1
trong nhà trường Tiểu học.
- Số lượng học sinh tiểu học: 2 lớp = 53 học sinh.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học Khai Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

2


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

II. PHẦN NỘI DUNG:
I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH CAO CẤP:

1. Hệ thần kinh:
1.1. Vai trò của hệ thần kinh:
Hệ thần kinh được tạo nên từ hai phần là thần kinh trung ương và thần
kinh ngoại biên. Thần kinh trung ương gồm não bộ nằm trong hộp sọ và tuỷ
sống nằm trong cột sống. Thần kinh ngoại biên có các hạch thần kinh và các
dây thần kinh.

Hệ thần kinh có các chức năng rất quan trọng sau đây:
+ Điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể từ hoạt động
đơn giản đến hoạt động phức tạp nhất.
+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan sao cho nhịp nhàng ăn khớp, liên
hợp chúng thành một khối thống nhất.
+ Đảm bảo khả năng thích nghi của cơ thể đối với mọi biến đổi của mơi
trường bên ngồi.
1.2.Quy luật hoạt động của thần kinh:
Sự hoạt động của hệ.thần kinh tuân theo một số quy luật sau:
+ Quy luật dẫn truyền theo một chiều: luồng thần kinh chỉ được dẫn truyền
theo một chiều từ tế bào thần kinh sang tế bào thần kinh qua khe sinap.
+ Quy luật đủ ngưỡng: nếu kích thích đạt một mức nào đó (đủ ngưỡng) thì tế
bào thần kinh có khả năng trả lời lại kích thích.
+ Quy luật cộng kích thích: nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng nhưng
liên tục thì những kích thích đó được cộng gộp lại đến lúc đủ ngưỡng sẽ
gây được hưng phấn.
+ Quy luật mệt mỏi: nếu kích thích liên tục với cường độ trên ngưỡng lên tế
bào thần kinh thì đến một lúc nào đó trung khu thần kinh sẽ khơng hoạt
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

3


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”


động nữa (mệt mỏi). Theo Vedenski: sở dĩ có hiện tượng như vậy là do khe
sinap không dẫn truyền được luồng thần kinh nữa.
+ Quy luật thời gian: để trả lời được kích thích, các trung khu thần kinh địi
hỏi phải có một thời gian nhất định nào đó để tổng hợp và phân tích kích thích.
+ Quy luật hưng phấn và ức chế: hưng phấn làm tăng cường sự hoạt động
thần kinh cịn ức chế thì ngược lại. Chúng là hai q trình hoạt động tích
cực của trung ương thần kinh, đối lập nhau nhưng không mâu thuẫn nhau mà
là hỗ trợ cho nhau bảo đảm cho cơ thể hoạt động được bình thường.
+ Quy luật ức chế điểm: khi một trung khu thần kinh được hưng phấn mạnh
nó sẽ ức chế các trung khu khác và làm tăng hưng phấn của mình lên. Hiện
tượng này được gọi là ức chế điểm Utomski. Nó là cơ sở của sự tập trung tư
tưởng (tập trung chú ý) để làm một việc gì đó.
1.3. Một số chức năng của hệ thần kinh làm cơ sở để xây dựng chế độ sinh
hoạt và học tập của học sinh lớp 1:
1.3.1.Chức năng của tủy sống:
-Chức năng điều khiển :
Điều khiển các phản xạ vận động của tất cả các cơ bắp ở đầu, thân mình và tứ
chi; điều khiển các hoạt động dinh dưỡng như vận mạch, tiết dịch, bài tiết, tiểu
tiện, đại tiện...
- Chức năng dẫn truyền:
Chất trắng của tuỷ sống do sợi trục của các tế bào thần kinh tạo nên là đường
dẫn truyền và bao gồm: đường dẫn truyền cảm giác (đi lên, hướng tâm)
và đường dẫn truyền vận động (đi xuống, li tâm).
1.3.2.Chức năng của các vùng thân não:
-Chức năng hành tuỷ:
+Hành tuỷ điều khiển các phản xạ rất cơ bản có tính chất quyết định đối
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

4



Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

với sự sống còn của cơ thể. Hành tuỷ điều khiển các hoạt động rất quan
trọng của cơ thể. Mọi tổn thương ở hành tuỷ dù nhỏ đều gây nguy hiểm vì
trước hết ngừng hoạt động hơ hấp.
+Hành tuỷ là trạm đi qua của các đường dẫn truyền cảm giác từ tuỷ sống
hướng lên não bộ và các đường dẫn truyền vận động từ não bộ xuống tuỷ
sống.
-Chức năng của não giữa:
Não giữa điều khiển các phản xạ phức tạp và tinh vi như nhai, nuốt, các cử
động của ngón tay; điều hồ trương lực cơ, chống lại ảnh hưởng của trọng lực.
- Chức năng của tiểu não:
Tiểu não tiếp nhận các kích thích đi từ thụ quan bản thể của cơ, từ bộ phận
tiền đình của tai trong, từ võng mạc cầu mắt, từ thụ quan da. Sau khi tổng hợp
và phân tích, tiểu não sẽ:
- Gửi xung động lên gò thị rồi tới vùng vận động của bán cầu đại não. Vùng
này gửi xung động theo bó vỏ- tuỷ xuống tế bào vận động ở sừng trước của
tuỷ sống để có cử động tuỳ theo ý muốn.
- Gửi xung động lên nhân đỏ của cuống não và nhân tiền đình của hành tuỷ.
Từ đó sẽ có xung động theo bó đỏ-tuỷ để điều hồ trương lực cơ và theo bó
tiền đình - tuỷ để giữ thăng bằng cho cơ thể.
Ngồi ra, tiểu não cịn tham gia điều hoà các chức năng dinh dưỡng như
hoạt động tim mạch, hơ hấp, tiêu hố, thân nhiệt. Chức năng này có liên quan
đến vùng dưới đồi.

- Chức năng của não trung gian:
Não trung gian gồm đồi thị, vùng dưới đồi, vùng trên đồi và vùng ngồi đồi ,
trong đó quan trọng nhất là đồi thị và vùng dưới đồi.
+ Chức năng của đồi thị:
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

5


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

Đồi thị là cửa ngõ của vỏ bán cầu đại não. Tất cả mọi thông tin đi từ các thụ
quan bên ngoài và bên trong cơ thể đều qua đồi thị và tác động với nhau trước
khi lên vỏ đại não.
+ Chức năng của vùng dưới đồi:
Vùng dưới đồi có nhiều chức năng quan trọng:
+ Điều hồ hoạt động của tuyến yên.
+ Điều hoà chức năng thực vật.
+ Điều hoà thân nhiệt.
- Chức năng của cấu trúc lưới :
Cấu trúc lưới là những đám tế bào nằm rải rác ở thân não từ hành tủy đến
não trung gian, đuôi gai và sợi trục của chúng đan và nối với nhau chằng
chịt (giống như những mắt lưới). Mỗi tế bào của cấu trúc lưới là một điểm hội
tụ của nhiều đường cảm giác đi lên và nhiều đường vận động đi xuống.
+ Các thông tin từ các giác quan theo nhánh bên vào cấu trúc lưới sẽ được

xử lý trước khi chuyển lên các vùng của vỏ đại não: các thơng tin quan
trọng thì sẽ được tăng cường, các thơng tin khơng quan trọng thì bị ức chế, vì
vậy nó bảo đảm trạng thái tập trung và chú ý của trẻ.
+ Cấu trúc lưới điều hoà hoạt động của tuỷ sống vì nó có bộ phận thì tăng
cường hoạt động của tuỷ sống, còn bộ phận khác lại gây ức chế phản xạ tuỷ
thông qua tế bào ức chế Renshaw.
1.3.3.Chức năng của bán cầu đại não:
- Chức năng của vỏ bán cầu đại não:
Bán cầu đại não có: chất xám (vỏ đại não), chất trắng và nhân nền.
* Các vùng cảm giác trên vỏ
Các vùng cảm giác cho trẻ cảm nhận được sự tiếp xúc, đau đớn, nóng và
lạnh nhìn ánh sáng, nghe âm thanh, nếm thức ăn và ngửi mùi.
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

6


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

* Các vùng vận động trên vỏ
+ Vùng vận động theo ý muốn : nằm ở hồi não trán lên, chi phối vận động tuỳ
theo ý. Nếu vùng này bị thương tổn thì sẽ mất vận động ở nửa thân bên kia do
dây thần kinh có sự bắt chéo.
+ Vùng vận động không theo ý: cũng ở hồi não trán lên, chi phối các vận
động mang tính chất tự động.

+ Vùng nói : nằm ở phần dưới của hồi não trán lên cạnh trung khu vận
động lưỡi. Nếu tổn thương vùng này thì khơng thể phối hợp được các cử động
cần thiết cho phát âm (mất vận ngôn).
+ Vùng viết: nằm ở hồi trán giữa bên cạnh trung khu cử động các ngón tay.
Nếu vùng này bị thương tổn thì trẻ khơng thể viết được (mất viết).
* Các vùng nhận thức
+ Vùng thị giác nhận thức: ở hồi chăm giữa của thuỳ chăm. Nếu bị
thương tổn vùng này thì trẻvẫn nhìn thấy vật nhưng khơng biết là thấy vật gì?
+ Vùng thính giác nhận thức: ở thuỳ thái dương, cho ta nhận thức được âm
thanh nghe thấy. Nếu bị tổn thương thì vẫn nghe thấy nhưng khơng biết là
tiếng gì.
+ Vùng hiểu chữ viết: ở thuỳ chăm. Nếu bị thương tổn thì trẻ khơng hiểu
được nội dung và ý nghĩa của chữ viết.
+ Vùng hiểu lời nói-vùng: ở hồi thái dương trên. Nếu bị thương tổn thì sẽ
khơng hiểu được ý nghĩa của lời nói.
- Chức năng của các nhân nền:
Chức năng chung của các nhân nền là điều khiển các phản xạ vận động
dưới vỏ não mang tính bản năng như trương lực cơ, dinh dưỡng, tiêu hoá,
sinh dục, tự vệ...
2. Hoạt động thàn kinh cấp cao:
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

7


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.

.”

2.1. Phản xạ và cung phản xạ:
2.1.1. Khái niệm về phản xạ:
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với các kích thích tác động vào “linh
khí” của động vật là sự phản chiếu của cảm giác thành vận động. Có 2 dạng
phản xạ là phản xạ khơng điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện
(PXCĐK).
2.1.2. Cung phản xạ:
Cung phản xạ là con đường lan truyền luồng đường thần kinh từ cơ quan thụ
cảm đến cơ quan thừa hành.
2.2.. Phản xạ có điều kiện:
- Pavlov đã giải thích cơ chế thành lập PXCĐK bằng sự tạo ra đường liên hệ
thần kinh tạm thời giữa hai điểm cùng được hưng phấn trên vỏ đại não. Theo
ông, mỗi một thụ quan, mỗi PXKĐK đều có một “điểm đại diện” của mình
trên vỏ não.
Đường liên hệ này khơng phải qua một dây thần kinh cụ thể mà chỉ là
một đường liên lạc chức năng không ổn định, dễ dàng mất đi khi khơng được
củng cố hoặc khi có điều kiện sống thay đổi, nên mới gọi là đường liên hệ
thần kinh tạm thời. Tính tạm thời này rất quan trọng vì nó làm cho cơ thể linh
hoạt trong các phản ứng với môi trường.
 PXCĐK được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó
có hoạt động dạy học: Tạo cho trẻ thói quen, nếp sống tốt bằng một chế độ
sinh hoạt học tập thích hợp sẽ tăng hiệu quả mà ít tốn năng lượng. Chúng ta
cần lưu ý rằng: Khi vỏ não bị ức chế (buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu O2, ngủ
say) thì rất khó thành lập PXCĐK.
2.3. Các quá trình ức chế ở vỏ não:
Hoạt động thần kinh bao gồm 2 quá trình: hưng phấn và ức chế.
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.


8


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

+ Hưng phấn gây ra phản xạ.
+ Ức chế kìm hãm phản xạ.
Hai quá trình này tồn tại song song, liên quan mật thiết với nhau trong quá
trình hoạt động thần kinh nói chung và hoạt động của vỏ não nói riêng. Đó
cũng là hai q trình cơ bản trong hoạt động thần kinh cấp cao.
Dựa vào điều kiện sản sinh, ức chế được chia: ức chế ngoài và trong.
2.3.1. Ức chế khơng điều kiện (ức chế ngồi)
Ngun nhân gây ra ức chế này nằm ngoài cung phản xạ, thường liên quan
đến sự xuất hiện một tiêu điểm mới hưng phấn mới, một phản xạ mới.
*. Ức chế ngoại lai
Ức chế này xuất hiện khi có một kích thích mới lạ tác động đồng thời với
tác nhân gây PXCĐK làm cho phản xạ yếu đi hoặc mất hẳn.
Ức chế này chỉ xuất hiện khi tác nhân ngoại lai còn mới lạ, khi đã tác động
nhiều lần thì khơng cịn tác dụng nữa. Những PXCĐK mạnh hoặc đã vững
bền thường ít chịu ảnh hưởng của ức chế ngoại lai.
*. Ức chế vượt hạn
Ức chế này xuất hiện khi tác nhân khích thích vượt giới hạn về cường độ
(quá mạnh), về tần số (quá dồn dập), về thời gian (quá dài).
Ức chế vượt hạn phù hợp với quy luật: lượng đổi - chất đổi: khi số lượng
kích thích tới một giới hạn nào đó thì chất đổi: hưng phấn chuyển thành ức

chế. Bản thân người luôn tồn tại một giới hạn về cường độ hưng phấn dưới
tác dụng của kích thích: nếu kích thích vượt q giới hạn thì hưng phấn trở
thành ức chế. Vì vậy ức chế vượt hạn là một q trình thần kinh mang tính
bảo vệ nơron.
2.3.2. Ức chế có điều kiện (ức chế trong)
Nguyên nhân gây ra ức chế này nằm trong cung phản xạ, nó xuất hiện khi
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

9


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

các điều kiện thành lập PXCĐK bị phá vỡ.
*. Ức chế tắt dần (ức chế dập tắt)
Nếu PXCĐK đã được thành lập mà khơng được củng cố thì phản xạ đó sẽ tắt
dần và cuối cùng là mất hẳn (dập tắt).
Ức chế dập tắt giúp động vật và người qn đi những phản xạ cũ, lỗi thời,
khơng cịn ý nghĩa để thích nghi với điều kiện sống mới.
*. Ức chế chậm (ức chế trì hỗn)
Ức chế này xuất hiện khi khoảng cách về thời gian giữa KTCĐK và KTKĐK
kéo dài quá lâu (vài phút): KTCĐK tác động trước, sau đó một thời gian mới
cho tác nhân củng cố (KTKĐK) tác động thì PXCĐK chậm được thành lậpxuất hiện ức chế chậm.
Hiện tượng PXCĐK chậm được thành lập này là kết quả của sự phát triển ức
chế bên trong, làm cho tế bào vỏ não ở trạng thái ức chế trong thời gian từ lúc

KTCĐK tác động cho đến khi có phản xạ.
 Ức chế chậm làm cho phản xạ gây ra đúng lúc, giúp cơ thể dễ thích nghi
với điều kiện sống mới. Nó là cơ sở sinh lý của lịng kiên trì, bình tĩnh,
của sự kiềm chế, giúp trẻ định hướng tốt trong môi trường, chọn thời
điểm, vị trí, cách thức phản xạ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trẻ em ít có ức
chế chậm.
*. Ức chế phân biệt
Là loại ức chế làm mất phản xạ với tác nhân gần giống với tác nhân có điều
kiện, giúp đỡ cơ thể phân biệt được các kích thích cùng thể loại gần giống
nhau. Ức chế này là cơ sở của khả năng phân biệt. Ức chế phân biệt giúp cơ
thể chọn đúng một kích thích trong số các kích thích gần giống nhau cùng tác
động để trả lời (chọn đúng kích thích có lợi, loại bỏ các kích thích khơng cần
thiết).
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

10


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

*. Ức chế có điều kiện
Một kích thích lạ nào đó nếu tác động đồng thời với KTCĐK thì nó
cũng trở thành KTCĐK và làm nên tổ hợp kích thích. Nếu khơng cho
KTKĐK củng cố sau một số lần tổ hợp kích thích này sẽ làm xuất hiện ức chế
có điều kiện.

2.3.3. Sự liên quan giữa các ức chế
Các loại ức chế thường tồn tại song song và tác động lẫn nhau. Một q
trình ức chế này có thể làm tăng hay giảm một quá trình ức chế khác:
- Khi làm tăng thì gọi là hiện tượng cộng ức chế.
- Khi làm giảm thì gọi là hiện tượng tan ức chế.
Ức chế sẽ bị mất đi hoặc bị giảm khi vỏ não bị tổn thương hoặc bị nhiễm độc
Tóm lại, ức chế không phải là trạng thái nghỉ ngơi của vỏ não mà là một
q trình hoạt động tích cực, tinh vi của vỏ não.


Ức chế có vai trị quan trọng đối với đời sống của trẻ: phân biệt được

các kích thích để loại bỏ những kích thích khơng cần thiết, chỉ phản ứng
với các kích thích có lợi. Điều đó giúp cơ thể trẻ tiết kiệm năng lượng và
dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh.
2.4. Các quy luật cơ bản của thần kinh cấp cao:
2.4.1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế
Bất cứ một kích thích nào khi đã gây một điểm hưng phấn trên vỏ não mà
kéo dài thì sớm hay muộn cũng sẽ chuyển dần sang ức chế. Nếu kích thích có
ý nghĩa sinh tồn lớn hoặc được tác động đồng thời với nhiều kích thích khác
nhau thì q trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra nhanh
chóng, nhưng thường trải qua giai đoạn chuyển tiếp.
2.4.2. Quy luật lan toả và tập trung
Quá trình hưng phấn hoặc ức chế khi đã xuất hiện ở một điểm nào đó trên
Hồ Thị Thơng - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

11


Tiểu luận :“ Cơ


sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

vỏ não có xu hướng lan toả từ điểm phát sinh ra những phần xung quanh đến
một phạm vi nào đó lại được tập trung về điểm phát sinh.
Khi PXCĐK mới được thành lập, động vật có thể trả lời với tất cả các kích
thích cùng loại với KTCĐK- đó là sự khuếch tán của hưng phấn. Khi có ức
chế phân biệt, động vật chỉ phản ứng với kích thích có ý nghĩa quan trọng
nhất - đó là sự tập trung của hưng phấn.
2.4.3. Quy luật cảm ứng qua lại
Khi có một điểm hưng phấn với cường độ mạnh thì các trung khu ở xung
quanh thường bị ức chế. Hoặc khi có một q trình ức chế khá mạnh lại
gây hưng phấn ở xung quanh. Đó là hiện tượng cảm ứng đồng thời (cảm ứng
khơng gian).
Cũng có thể có một khu khi hưng phấn sẽ làm tăng quá trình ức chế tiếp sau
và ngược lại. Đó là hiện tượng cảm ứng nối tiếp (cảm ứng thời gian).
2.4.4. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
Đối với hoạt động thần kinh cấp cao; trong trạng thái bình thường của vỏ
não, kích thích mạnh gây phản xạ mạnh, kích thích yếu gây phản xạ yếu.
Quy luật này chỉ mang tính tương đối vì:
- Nếu kích thích q yếu, dù có tăng kích thích lên nhưng vẫn dưới ngưỡng
thì vẫn khơng có một phản xạ nào.
- Nếu kích thích vượt ngưỡng, q mạnh thì khi kích thích càng tăng thì
cường độ phản xạ sẽ càng giảm vì xuất hiện ức chế vượt hạn.
Khi vỏ não chuyển trạng thái từ hưng phấn sang ức chế hoặc ngược lại thì
quy luật tương quan cường độ bị vi phạm (thậm chí bị đảo lộn).
2.4.5. Quy luật về tính hệ thống trong hoạt động

Các kích thích khơng tồn tại riêng rẽ mà chúng tạo thành một tổ hợp kích
thích đồng thời hoặc nối tiếp. Vì vậy muốn phản ánh trọn vẹn sự vật, các
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

12


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

trung khu trên vỏ phải phối hợp với nhau để tập hợp các kích thích thành
nhóm, thành bộ hồn chỉnh. Hoạt động tổng hợp của vỏ não để tập hợp các
kích thích được gọi là hoạt động theo hệ thống của đại não.
Một trong những biểu hiện của quy luật này là định hình động lực - đó là một
hệ thống PXCĐK được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định, theo một
khoảng thời gian nhất định. Sau đó chỉ cần một phản xạ ban đầu diễn ra là
toàn bộ các phản xạ kế theo cũng xảy ra liên tiếp vì vỏ não đã tập hợp các
kích thích thành hệ thống hồn chỉnh theo một trình tự nhất định.


Đây là cơ sở sinh lý của việc hình thành thói quen, kỹ năng, kỹ xảo
trong hoạt động, lao động, học tập của học sinh.Thay đổi định hình động
lực là thay đổi trình tự, thay đổi hoạt động của các trung khu trên vỏ não để
thành lập các PXCĐK mới. Vì thế thay đổi định hình động lực làm căng
thẳng thần kinh, gây mệt nhọc... Tuy nhiên, điều kiện sống của trẻ luôn
biến động và đa dạng nên cần thiết phải thay đổi định hình. Chúng ta cần

lưu ý điều này khi xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của trẻ, đặc biệt
là trẻ lớp 1.

2.5. Giấc ngủ
Giấc ngủ làm phục hồi khả năng làm việc của não cùng như sức khoẻ nói
chung của trẻ. Ngủ là nhu cầu cơ bản, nhu cầu này đối với trẻ tiểu học: 9 11h/ngày.
Bản chất của giấc ngủ: lúc thức, cơ thể thực hiện sự trao đổi chất, những
sản phẩm trung gian của TĐC khi đủ đậm đặc sẽ tác động lên hệ thần kinh và
gây ra giấc ngủ. Khi ngủ, những sản phẩm đó dần bị thải loại, tác dụng của
chúng yếu dần rồi mất hẳn và cơ thể bắt đầu tỉnh giấc.
Bản chất của giấc ngủ là sự lan toả của ức chế. Khi tế bào não bị mệt, ức
chế có xu hướng lan toả ra xung quanh, dần chiếm hết tồn bộ vỏ não rồi lan
Hồ Thị Thơng - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

13


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

xuống các trung khu dưới vỏ làm xuất hiện giấc ngủ, nên phục hồi được
khả năng hoạt động của vỏ não. Khi phục hồi gần như cũ, ức chế tan dần.
Những yếu tố gây ức chế đều có thể gây buồn ngủ: tiếng động đều đều, âm
thanh đơn điệu tác động liên tục...
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1 Ở
NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY:


Qua nghiên cứu, tìm hiểu về chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh khối 1,
trường tiểu học Khai Sơn, anh Sơn, Nghệ An, ta thấy chế độ sinh hoạt, học tập
của học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng ở nhà trường tiểu học
hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý. Cụ thể như sau:
- Thời khóa biểu của học sinh lớp 1 trong tuần:
Thứ

2

3

4

5

6

Tiết

Sáng

Chiều

1
2
3
4
1
2

3
4

Chào cờ
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Toán
Đạo đức

Luyện đọc
Luyện viết
Luyện Toán

1
2
3
4

Tiếng Việt
Tiếng Việt
TNXH
Âm nhạc

Luyện đọc
Luyện viết
TNXH


1
2
3
4
1
2

Tiếng Việt
Tiếng Việt
Tốn
Thể dục
Tiếng Việt
Tiếng Việt

Luyện đọc
Luyện viết
Luyện tốn

Thủ Cơng
Luyện Thủ cơng
Luyện Tốn

Mĩ thuật
Luyện Tiếng Việt

Hồ Thị Thơng - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

14



Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

3
4

Toán
SHTT

HĐNGLL

- Cụ thể về giờ giấc sinh hoạt, học tập của một học sinh lớp 1 trong một
ngày như sau:
• Giờ mùa Đơng:
+ Buổi sáng:
Vào học: 7 giờ 15 phút; vào học chính thức: 7 giờ 30 phút.
Học 2 tiết liên tục 80 phút (thường là 2 tiết Tiếng Việt).
Giải lao: Từ 8 giờ 50 phút – 9 giờ 10 phút.
Học tiếp 2 tiết cuối (mỗi tiết 40 phút).
Kết thúc buổi sáng lúc 10 giờ 30 phút.
+ Buổi trưa: Học sinh tự về nhà sinh hoạt cùng gia đình.
+ Buổi chiều:
Vào học: 1 giờ 15 phút; vào học chính thức: 1 giờ 30 phút.
Học 2 tiết liên tục 80 phút.
Giải lao: Từ 2 giờ 50 phút – 3 giờ 10 phút.
Học tiếp 1 tiết cuối (35- 40 phút).

Kết thúc buổi chiều lúc 4 giờ .
+ Buổi tối: Học bài về nhà theo “Tiếng trống học bài” từ 7 giờ đến 9 giờ.
• Giờ mùa Hè:
+ Buổi sáng:
Vào học: 7 giờ ; vào học chính thức: 7 giờ 15 phút.
Học 2 tiết liên tục 80 phút (thường là 2 tiết Tiếng Việt).
Giải lao: Từ 8 giờ 35 phút – 9 giờ kém 5 phút.
Học tiếp 2 tiết cuối (mỗi tiết 40 phút).
Kết thúc buổi sáng lúc 10 giờ 15 phút.
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

15


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

+ Buổi trưa: Học sinh tự về nhà sinh hoạt cùng gia đình.
+ Buổi chiều:
Vào học: 2 giờ ; vào học chính thức: 2 giờ 15 phút.
Học 2 tiết liên tục 80 phút.
Giải lao: Từ 3 giờ 35 phút – 3 giờ 55 phút.
Học tiếp 1 tiết cuối (35- 40 phút).
Kết thúc buổi chiều lúc 4 giờ 30 phút .
+ Buổi tối: Học bài về nhà theo “Tiếng trống học bài” từ 7 giờ 30 phút đến
9 giờ 30 phút.

 Dựa trên cơ sở sinh lý học, với chế độ độ sinh hoạt và học tập của học
sinh lớp 1 như trên sẽ có một số điểm tồn tại cơ bản như sau:
+ Thời gian học tập quá nhiều, trong khi đó thời gian nghỉ ngơi lại rất ít.
Tức là thần kinh của các em luôn ở trạng thái bị kích thích, thời gian
kích thích lại kéo dài liên tục sẽ gây ra ức chế vượt hạn để bảo vệ noron
thần kinh, làm giảm hưng phấn, khó hình thành phản xạ có điều kiện.
+ Các mơn học sắp xếp chưa thật sự khoa học, có những tiết học nặng
về kiến thức lại xếp cùng nhau; thậm chí có mơn học luôn 2 tiết (không
kể môn Tiếng Việt). Trong trường hợp này, các em sẽ bị kích thích liên
tục với cường độ trên ngưỡng lên tế bào thần kinh, khe sinap không
dẫn truyền được luồng thần kinh nữa, và dẫ n đ ến một lúc nào đó
trung khu thần kinh c ủa t r ẻ sẽ không hoạt động nữa, trẻ rơi sẽ vào
trạng thái mệt mỏi.
+ Hình thức học tập chủ yếu là hoạt động cả lớp ở trong phịng học, học
sinh chỉ được ra ngồi sân để học môn Thể dục; điều này dễ gây ra cảm
giác nhàm chán cho trẻ.

Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

16


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

+Thời gian từ lúc vào học đến lúc giải lao là một khoảng thời gian khá

dài, thế nhưng giữa các tiết học gần như khơng có các hoạt động chuyển
tiết để giúp cho thần kinh của trẻ lấy đỡ mệt mỏi.
+ Các em khơng được bố trí nghỉ trưa tại trường, vì thế có khoảng 70%
số em khơng được ngủ trưa(do nhà xa và điều kiện gia đình); buổi tối
vẫn phải học bài. Như vậy là các em sẽ không được ngủ đủ 9-11 giờ
trong một ngày. Trong khi đó giấc ngủ lại giữ một tầm quan trọng là
làm phục hồi khả năng làm việc của não cũng như sức khoẻ của các
em.
+ Ngoài ra chế độ ăn uống của các em cũng không được đảm
bảo. Qua điều tra có trên 35% số em khơng ăn sáng trước khi
đến trường; số cịn lại có ăn nhưng hầu hết khơng đủ chất dinh
dưỡng cần thiết đủ để trẻ hoạt động cho đến cuối buổi học.
III. XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1:

Sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường thay đổi: đòi
hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút. Chuyển từ hiếu
kỳ, tị mị sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế
dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành
nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác khéo
léo của đôi bàn tay để tập viết,...Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt
qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình,
nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.
Lúc này Hệ thần kinh cấp cao của trẻ đang hoàn thiện về mặt chức năng và
ở trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng,
trọng lượng và cấu tạo. Đến 9-10 tuổi thì hệ thần kinh của trẻ mới căn bản
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

17



Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

được hồn thiện. Khả năng kìm hãm (khả năng ức chế) của hệ thần kinh cịn
yếu, trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến
hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Vì thế chúng ta phải giúp trẻ hình
thành tính tự chủ, lịng kiên trì, sự kìm hãm bản thân trước những kích thích
của hồn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi cơng cộng và trong lớp học.
Tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình
tượng, tư duy trừu tượng. Do đó, các em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ
như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,...Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà
giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy, và xây
dựng một chế độ sinh hoạt, học tập hợp lý cho các em. Cụ thể như sau:
- Mỗi tiết học dành cho học sinh lớp 1 chỉ nên kéo dài từ 30- 35 phút. Sau
mỗi tiết cần có 5- 10 phút nghỉ giải lao trong lớp (kế cả 2 tiết học đi liền
nhau như Tiếng Việt thì cũng cần có nghỉ giải lao sau mỗi tiết). Khi giải
lao trong lớp cần có sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Giữa giờ nghỉ
chính cần khuyến khích học sinh rời phịng học và đi thư giãn trong
khuôn viên của trường; hoặc tham gia chơi các trò chơi vận động.
- Khoảng thời gian cho mỗi buổi học không nên kéo dài quá, tối đa là 3
tiếng/1 buổi. Như vậy buổi sáng các em cũng chỉ nên học 3 tiết, thời
gian còn lại là để xen kẽ hoạt động vui chơi. Có như vậy thần kinh của
trẻ mới đỡ căng thẳng, mới thực sự kích thích được hứng thú học tập
cho trẻ.
- Thời gian 15 đầu giờ có thể sẽ khơng thực sự cần thiết với trẻ lớp 1 nếu
tiến hành như thực tế hiện nay. Các em chưa biết cách tự ơn bài, vì thế

việc bắt trẻ phải “tự quản” 15 phút một cách có kỉ luật như các lớp trên
là một việc làm thiếu khoa học. Nếu có 15 đầu giờ cho trẻ lớp 1 thì nên
Hồ Thị Thơng - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

18


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

để khoảng thời gian này cho trẻ được thoải mái vận động; thậm chí cho
phép một số em được ăn nhẹ bữa sáng nếu các em đã có chuẩn bị mà
chưa kịp ăn. Tốt nhất là nhà trường nên tổ chức cho trẻ lớp 1 ăn nhẹ
bữa sáng tại trường vào khoảng thời gian này; hoặc tổ chức các hoạt
động khởi động trước khi vào học.
- Nên đảo một số môn học xen kẽ nhau: Trừ môn Tiếng Việt là môn học
yêu cầu 2 tiết đi liền nhau để đảm bảo tính logic, hệ thống của bài học;
cịn lại các môn học khác phải sắp xếp xen kẽ nhau. Cứ mỗi môn học
nặng về kiến thức cần xếp kề với môn học nhẹ nhàng về kiến thức và
thiên về vận động. Ví dụ: Sau tiết Tốn có thể là tiết Âm nhạc.
- Ngay từ lớp 1, các em cũng nên được tiếp cận với nhiều giáo viên chứ
không nên chỉ có một đến hai giáo viên chủ nhiệm. Cần tạo điều kiện
cho các em được tương tác với nhiều giáo viên khác nhau, với những
cách thức khác nhau, điều đó sẽ mang lại cho các em nhiều hứng thú
hơn trong học tập.
- Hình thức tổ chức dạy học cần đa dạng, phong phú như: trực tiếp tìm

hiểu thiên nhiên, tìm hiểu mơi trường, dạy thực hành trong những điều
kiện có thật… Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm về một lớp
học trật tự. Không nên quá gị bó học sinh vào các khn phép như phải
ngồi học quá nghiêm chỉnh, phải giơ tay nào để phát biểu, chỉ giơ tay
mà khơng được nói…Chính những cái đó đã làm mất dần đi khả năng
tự tin của trẻ. Lớp học phải thật sôi nổi phát huy được cái hào hứng của
trẻ, phải lôi cuốn được tất cả các em tham gia hoạt động, đôi lúc ta chấp
nhận cả cái lộn xộn miễn làm sao các em cảm thấy thoải mái, tự tin nói
lên ý kiến của mình.

Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

19


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

-

Bố trí cho trẻ ăn và nghỉ trưa ở trường, vì có như vậy trẻ mới có được
một giấc ngủ để phục hồi khả năng làm việc của não cũng như sức
khoẻ của các em; tạo điều kiện cho thần kinh của trẻ có được sự
hưng phấn hơn để tiếp tục buổi học tiếp theo.

- Với học sinh lớp 1 đã học 2 buổi/ ngày tại trường thì khơng yêu cầu các

em học thêm bài ở nhà, để các em có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Mỗi tuần tổ chức cho các em một buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp với
nhiều nội dung, phong phú hấp dẫn . Các em phải được hoạt động thật
sự chứ không chỉ mang tính hình thức. Ví dụ như: nấu ăn, cắm hoa, vẽ
tranh, thuyết trình, tập làm MC, đến thư viện đọc sách, chơi các trị chơi
ngồi trời, hoạt động tự chọn theo sở thích của từng nhóm, phát triển
một số mơn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, ...để rèn luyện
thần kinh cho trẻ.
Kế hoạch sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1 cụ thể như sau:
- Thời khóa biểu của học sinh khối 1 trong tuần:
Thứ

Tiết

Sáng

Chiều

2

1
2
3

Chào cờ
Tiếng Việt
Tiếng Việt

Tốn
TNXH

Luyện đọc

3

1
2
3

Tiếng Việt
Tiếng Việt
Đạo đức

Tốn
Thủ cơng
Luyện Viết

4

1
2
3

Tiếng Việt
Tiếng Việt
TNXH

Tốn
Âm nhạc
Luyện đọc


1

Tiếng Việt

Tốn

Hồ Thị Thơng - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

20


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

5

6

2
3

Tiếng Việt
Luyện Toán

Mĩ thuật
Luyện viết


1
2
3

Tiếng Việt
Tiếng Việt
SHTT

Luyện Toán
Thể dục
HĐNGLL

- Cụ thể về giờ giấc sinh hoạt, học tập của một học sinh lớp 1 trong một
ngày như sau:
• Giờ mùa Đông:
+ Buổi sáng:
Vào học: 7 giờ 15 phút; Chuẩn bị cho buổi học: 15 phút
Vào học chính thức: 7 giờ 30 phút.
Học tiết 1( 35 phút ).
Giải lao trong lớp: 10 phút (Do giáo viên tổ chức).
Học tiết thứ 2 (35 phút).
Giải lao chung với toàn trường: 8 giờ 50 phút – 9 giờ 10 phút.
Học tiếp tiết thứ 3 (mỗi tiết 35 phút).
Hoạt động nghỉ ngơi tại chỗ, vệ sinh cá nhân: 15 phút
Kết thúc buổi sáng lúc 10 giờ.
+ Buổi trưa: Ăn bữa trưa và một số sinh hoạt cá nhân: Từ 10 giờ - 11 giờ.
Ngủ trưa: Từ 11 giờ – 1 giờ.
+ Buổi chiều:
Vào học: 1 giờ 15 phút; Chuẩn bị cho buổi học chiều: 15 phút.

Vào học chính thức: 1 giờ 30 phút.
Học tiết 1( 35 phút ).
Giải lao trong lớp: 10 phút (Do giáo viên tổ chức).
Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

21


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

Học tiết thứ 2 (35 phút).
Giải lao chung với toàn trường: 2 giờ 50 phút – 3 giờ 10 phút.
Học tiếp 1 tiết cuối (35- 40 phút).
Kết thúc buổi chiều lúc 4 giờ .
+ Buổi tối: Với học sinh lớp 1 đã học 2 buổi/ ngày ở trường thì không nên
yêu cầu các em học bài vào buổi tối. Chỉ nên khuyến khích những em có
năng khiếu đặc biệt tự luyện mơn năng khiếu u thích như Âm nhạc, Mĩ
thuật, ...(thời gian không nên quá 1 tiếng)
Giờ mùa Hè:
+ Buổi sáng:
Vào học: 7 giờ .
+ Buổi chiều:
Vào học: 2 giờ.
Thời gian cụ thể tương tự như giờ mùa Đông.
III. PHẦN KẾT LUẬN:

Chế độ sinh hoạt, học tập là thời gian hoạt động của trẻ ở trường được
sắp xếp một cách hợp lý, khoa học. Nó có một vai trị rất quan trọng trong
việc tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội kiến thức của các môn học một cách hào
hứng và có hiệu quả. Sự hứng thú chính là cơ sở để não hoạt động khơng
mệt mỏi; và đó sẽ là cơ sở tiền đề cho sự phát triển trí tuệ. Xây dựng được
một chế độ sinh hoạt, học tập hợp lý cho học sinh tiểu học nói chung, học
sinh lớp 1 nói riêng dựa trên cơ sở sinh lý học là tạo một môi trường tốt
nhất cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tối đa yếu tố tiền đề vốn có của trẻ,
đồng thời hình thành và phát triển các năng lực và thói quen mới một cách

Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

22


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

có cơ sở khoa học; điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung.
Dựa trên cơ sở lý luận và rút kinh nghiệm từ thực trạng về chế độ sinh
hoạt, học tập của học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Khai Sơn, Anh Sơn,
Nghệ An, em đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt học tập cho học sinh lớp 1
như trên. Kế hoạch chưa được triển khai áp dụng ở trường vì cịn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như: Cơ sở vật chất, kế hoạch chung của Phòng Giáo
dục, sự đồng thuận của phụ huynh...Vì thế khơng khỏi tránh những sai sót

nhất định. Kính mong thầy cơ giáo góp ý để cho đề tài được hồn hảo hơn,
có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Vinh, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Học viên: Hồ Thị Thông

Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

23


Tiểu luận :“ Cơ

sở sinh lý để xây dựng chế độ sinh hoạt, học tập của học sinh lớp 1, bậc Tiểu

học.
.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 PGS.TS Phạm Minh Hùng & PGS.TS Thái Văn Thành, Quản lý
trường tiểu học (Giáo trình dùng cho hệ sau đại học chuyên ngành
Giáo dục học bậc Tiểu học).
 Nguyễn Thị Thái cùng nhóm biên soạn, Điều hành các hoạt động
trong trường học, NXB Hà Nội.

 PGS.TS Nguyễn Thị Mĩ Trinh, Bài giảng dành cho học viên Cao học,
chuyên đề Quản lý giáo dục.
 Bộ giáo dục & đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu
học (Ban hành kèm theo quyết định 16/2006 QĐ BGĐT ngày 05 tháng

5 năm 2006 )
 Một số kinh nghiệm của các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán: Đổi mới phương pháp dạy học
môn Tiếng Việt ở tiểu học.

Hồ Thị Thông - Lớp Cao học 17 – Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.

24



×