Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dự án dạy học “Học Văn từ cuộc sống”, chủ đề “Tết quê em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 12 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/TP: Thái Nguyên
Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là giáo viên Tiểu học,
THCS)
Trường: Trung học phổ thông Gang Thép
Địa chỉ: Phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 01649.803.872
Email:
PHIẾU MÔ TẢ SẢN PHẨM DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên sản phẩm: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dự án dạy học “Học Văn từ cuộc
sống”, chủ đề “Tết quê em”.
2. Mục tiêu dạy học/giáo dục
a. Kiến thức
- Thông qua dự án dạy học, HS hiểu được những vấn đề về văn học, đời sống văn hóa, xã
hội, con người qua những góc nhìn và cách thể hiện khác nhau về Tết Nguyên đán.
b. Kĩ năng
Qua dự án dạy học, HS hình thành và củng cố các kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát,
- Kĩ năng thu thập tài liệu, xử lí thông tin,
- Kĩ năng làm phim tài liệu:
+ Kĩ năng hình thành ý tưởng, xây dựng kịch bản,
+ Kĩ năng quay phim,
+ Kĩ năng dựng phim,
+ Kĩ năng viết lời bình và thể hiện lời bình,
+ Kĩ năng ứng dụng các phần mềm đơn giản để thiết kế sáng tạo (poster, trailer quảng cáo
phim, phim tài liệu…),
+ Kĩ năng làm việc hợp tác…
c. Thái độ
- Có thái độ tích cực, chủ động, tự giác trong học tập.
- Yêu thích môn học Ngữ văn qua quá trình tự trải nghiệm, sáng tạo.
- Có nhận thức chuẩn mực, đúng đắn về các vấn đề xã hội, biết yêu thương, chia sẻ với


mọi người và gìn giữ những nét đẹp văn hóa.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập và nghiên cứu.
3. Đối tượng dạy học/giáo dục
Đối tượng tham gia dự án là học sinh trung học phổ thông:
- Số lượng: 4 lớp
+ Khối 10 (2 lớp): 10A1, 10A5, 10A8.
+ Khối 11 (1 lớp): 11A9.
- Đặc điểm học sinh: Đa số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng và rèn luyện tốt. Tuy
nhiên, phần lớn, các lớp học sinh đều trầm, chưa chủ động, tích cực khám phá tri thức.
4. Ý nghĩa của sản phẩm
a. Với thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh:
- Đa dạng hóa các hình thức học tập nhằm tăng cường hứng thú và niềm yêu thích đối với
bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
- Góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học nhằm gắn bài học với thực tế, rèn luyện
các năng lực phù hợp trong học tập và vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
- Dự án “Học Văn từ cuộc sống” là một trong những cơ hội để học sinh được thể hiện tình
cảm đối với môn học; vận dụng những hiểu biết xã hội và các lĩnh vực có liên quan của
bản thân vào dự án có kết quả.
- Sản phẩm là tài liệu tham khảo, tư liệu dạy học cho các giờ tự chọn, ngoại khóa văn học.
b. Với thực tiễn đời sống xã hội:
- Sản phẩm là các bộ phim tài liệu ngắn (10-15 phút) do học sinh thực hiện, phản ánh các
góc nhìn khác nhau về Tết cổ truyền. Do vậy, sản phẩm cung cấp nhiều cách cảm, cách
nghĩ của học sinh về các vấn đề xã hội trong dịp Tết nguyên đán, có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho các ngành khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội – nhân văn. Sản phẩm
cũng để lại nhiều ấn tượng đẹp, chạm đến trái tim người đọc, người xem về những bài học
nhân sinh ý nghĩa.
5. Nội dung sản phẩm dự thi
a. Mục tiêu dạy học/giáo dục
- Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học, khơi dậy hứng thú
học tập và trí tuệ khát khao sáng tạo của học sinh với bộ môn Ngữ văn.

- Ứng dụng CNTT nhằm tích hợp các nội dung kiến thức Đọc văn – Tiếng Việt – Làm
văn một cách có hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án.
b. Nội dung dạy học/giáo dục
Nội dung: Ứng dụng CNTT trong dự án dạy học “Học Văn từ cuộc sống”, chủ đề “Tết
quê em”.
c. Cách thức tổ chức
Dự án được thực hiện từ ngày 20/01/2015 đến 20/03/2015, tiến trình thực hiện cụ thể:
Thời gian Nhiệm vụ và công việc cụ thể Thành phần tham
gia,
địa điểm
Dự kiến
kết quả
20/01/2015 Ban tổ chức dự án và GV phát động và công bố thể
lệ cuộc thi: “Làm phim tài liệu, chủ đề Tết quê em”
tới các lớp học sinh 10A1, 10A5, 10A8, 11A9. Nội
dung chính: Mỗi nhóm dự thi làm một bộ phim
tài liệu ngắn (10-15 phút) về chủ đề “Tết quê
em”; có poster (khổ giấy A.0, tự do thiết kế và sáng
tạo, đảm bảo tính thẩm mĩ và chuẩn mực) và trailer
quảng cáo phim (độ dài 1-2 phút).
- Ban tổ chức.
- GV Ngữ văn.
- HS các lớp.
Hoàn
thành
21/01/2015
-
23/01/2015
GV bộ môn Ngữ văn kết hợp với GV chủ nhiệm
hướng dẫn HS nghiên cứu thể lệ cuộc thi và lập

nhóm tham gia cuộc thi. Mỗi lớp lập 01 nhóm (Mỗi
nhóm gồm 5 đến 8 HS).
- GV Ngữ văn.
- GV chủ nhiệm.
- HS các lớp.
Hoàn
thành
25/01/2015 GV bộ môn Ngữ văn tập trung các nhóm dự thi của
4 lớp. BTC hướng dẫn HS triển khai dự án, giải đáp
thắc mắc của các nhóm dự thi về một số nội dung sau:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu phim tài liệu là gì, các dạng
thức của phim tài liệu, chiếu một số phim mẫu, giới
thiệu poster, trailer mẫu.
+ GV gợi ý một số ý tưởng cho HS: Nội dung phim
phản ánh những sự việc, con người có thực trong
dịp Tết nguyên đán như: phong tục tập quán cổ
truyền, các lễ hội dân gian mang màu sắc bản địa,
một số vấn nạn như ô nhiễm môi trường, mê tín dị
đoan trong dịp Tết hoặc những gương sáng, những
mảnh đời bất hạnh trong dịp Tết cần sự bao bọc,
yêu thương ở địa phương… GV khuyến khích các
nhóm làm phim của các lớp lựa chọn ý tưởng riêng
biệt nhằm tạo sự đa dạng, nhiều màu sắc cho dự án.
- Ban tổ chức (Đại
diện BGH, Chủ tịch
Công đoàn, Bí thư
Đoàn trường, tổ
trưởng tổ Ngữ văn,
tổ trưởng tổ Tin
học).

- GV Ngữ văn.
- GV chủ nhiệm.
- GV Tin học.
- Các nhóm làm
phim.
- Địa điểm: Tại
phòng họp trường.
Hoàn
thành
+ GV hướng dẫn các thao tác thực hiện: Hình thành
ý tưởng, hoàn thiện kịch bản, quay phim, dựng
phim, viết và thể hiện lời bình, dựng phim; thiết kế
poster và trailer để giới thiệu, quảng bá sản phẩm
của nhóm.
+ GV bộ môn Ngữ văn kết hợp với GV bộ môn Tin
học hướng dẫn HS cách sử dụng các phương tiện,
thiết bị trong quá trình làm phim: điện thoại di
động (có phần mềm hỗ trợ quay phim, chụp ảnh độ
phân giải tốt), máy quay phim cá nhân, máy tính cá
nhân (HS có thể mượn phòng Thiết bị - thí nghiệm
của nhà trường nếu HS không có điều kiện chuẩn
bị).
+ GV Ngữ văn, GV Tin học giới thiệu, hướng dẫn
HS sử dụng một số phần mềm, ứng dụng trong quá
trình làm phim tài liệu như phần mềm ghi âm:
Audacity, Free sound record, Sound Archive Pro…
(đọc và thu lời bình cho phim), phần mềm cắt, ghép
video và làm phim đơn giản như Window movie
maker, Corel video studio, xilisoft video converter …
(hỗ trợ dựng phim và thiết kế trailer quảng cáo phim),

RonyaSoft Poster Designer (hỗ trợ thiết kế poster
quảng cáo phim).
+ GV động viên, nhắc nhở HS tích cực thực hiện và
triển khai dự án, nộp sản phẩm đúng thời gian quy định.
26/01/2015
-
15/03/2015
Các nhóm làm phim triển khai thực hiện dự án dưới
sự hướng dẫn của GV Ngữ văn, GV chủ nhiệm:
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành
viên trong nhóm theo sở trường và năng lực của các
HS: Hình thành ý tưởng, đạo diễn, biên kịch, quay
- GV Ngữ văn.
- GV chủ nhiệm.
- Các nhóm làm
phim.
- Địa điểm quay
Hoàn
thành
phim, viết lời bình, dựng phim, thể hiện lời bình,
thiết kế poster, trailer quảng cáo phim.
- Các thành viên trong nhóm đoàn kết, chia sẻ công
việc và kêu gọi sự giúp đỡ của các thành viên trong
lớp để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Thống nhất ý tưởng (phim về đề tài, chủ đề gì).
+ Xây dựng kịch bản chi tiết (kịch bản nội dung,
cảnh quay, âm nhạc, hình ảnh…).
+ Quay phim và lựa chọn địa điểm quay, cảnh quay.
+ Viết lời bình phù hợp với nội dung và thời lượng,
độ dài của phim.

+ Đọc và thu âm lời bình.
+ Dựng phim.
+ Thiết kế poster, trailer quảng cáo phim.
(Trong quá trình HS thực hiện dự án, BTC dự án,
GV bộ môn, GV chủ nhiệm thường xuyên động viên,
giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ; nhắc nhở HS đi
lại an toàn trong dịp Tết Nguyên đán. Kinh phí thực
hiện dự án chủ yếu lấy từ quỹ lớp).
phim: tại địa
phương.
- Địa điểm dựng
phim, kĩ thuật:
Phòng Đoàn Thanh
niên, thư viện điện
tử của GV, phòng
Tin học của HS.
11/03/2015
-
15/03/2015
- Các nhóm làm phim khẩn trương hoàn thành
phim, poster, trailer quảng cáo phim của nhóm.
- Sửa chữa về nội dung và hình thức để hoàn thiện
phim, poster, trailer.
- Các nhóm nộp sản phẩm dự thi bao gồm đĩa DVD
(trailer quảng cáo phim và phim tài liệu), poster
quảng cáo về Ban tổ chức dự án.
- Ban tổ chức.
- GV Ngữ văn.
- GV chủ nhiệm.
- Các nhóm làm phim.

- Địa điểm: HS nộp
sản phẩm cho BTC
(phòng Phó Hiệu
trưởng chuyên môn).
Hoàn
thành
16/03/2015
-
20/03/2015
* BTC chấm sản phẩm dự thi của các nhóm:
- Poster (5 điểm): chấm các tiêu chí: tổng thể (3
điểm), nội dung (2 điểm).
- Trailer (5 điểm): chấm các tiêu chí: Thời lượng (1
- Ban tổ chức.
- Các nhóm làm
phim.
Hoàn
thành
điểm), nội dung (3 điểm), thông tin (1 điểm).
- Phim tài liệu (20 điểm):
+ Nghệ thuật (10 điểm), trong đó: Đạo diễn (4
điểm), thể loại (2 điểm), âm nhạc, lời bình (4 điểm).
+ Nội dung (10 điểm), trong đó: chủ đề (1 điểm),
kịch bản (2 điểm), âm nhạc – hình ảnh (4 điểm),
thông điệp (1 điểm).
* BTC công bố kết quả và trao giải:
- 01 giải tập thể dành cho bộ phim ấn tượng nhất:
“Phim tài liệu xuất sắc nhất” .
- 03 giải cá nhân dành cho các hạng mục:
+ Quay phim xuất sắc nhất.

+ Biên kịch xuất sắc nhất.
+ Dựng phim xuất sắc nhất.
- Kết thúc dự án, BTC rút kinh nghiệm, động viên,
khen ngợi HS; nhắc nhở HS nộp sản phẩm của dự
án về phòng truyền thống nhà trường.
Sau 20/03/2015: công chiếu phim của các lớp trong
giờ Ngoại khóa, Tự chọn Ngữ văn.
6. Kết quả đạt được (kiến thức, kĩ năng, tình cảm – thái độ)
Thực hiện dự án dạy học Học văn từ cuộc sống là một quá trình được trải nghiệm,
được học tập đối với cả thầy và trò chúng tôi. Từ những phút đầu còn bỡ ngỡ với những
khái niệm “phim tài liệu”, “biên kịch”, “dựng phim”…, các em học sinh đã nghiên cứu,
tìm tòi và lập nên nhóm làm phim của lớp mình để cùng nhau bắt tay vào công việc. Lựa
chọn một chủ đề, một ý tưởng về Tết thật độc đáo, xây dựng một kịch bản cụ thể bao
gồm: ý tưởng, cảnh quay, hình ảnh, âm nhạc, viết và đọc lời bình… là những thao tác đầu
tiên mà các em đã cùng nhau hợp sức và xây dựng. Với kịch bản đã được thống nhất, các
em có những chuyến đi thật thú vị để ghi lại những cảnh quay cho phim Tết. Làng Xuân
Đán trong mùa lễ hội rộn ràng, mùa hoa Tết rực rỡ sắc màu trên làng đào Cam Giá, những
con đường lầy bụi trên đất Bàn Đạt yêu thương, các ngõ phố với đèn hoa lộng lẫy… là
những điểm dừng chân đầy thú vị của các nhóm làm phim. Công việc khó khăn nhất với
các em là làm thế nào để dựng nên một bộ phim tài liệu hoàn chỉnh với độ dài 10 – 15
phút vừa sáng hình, rõ tiếng, hợp lí, lại vừa cuốn hút người xem. Đó cũng là một trăn trở
lớn của cả thầy và trò. Nhưng, với sự nhanh nhạy và trí tuệ không ngừng sáng tạo, các em
đã trở thành những nhà quay phim, nhà biên kịch, nhà dựng phim “nghiệp dư” mà rất
đáng yêu, đáng quý. Với các phần mềm hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin, học trò ở
từng nhóm làm phim đã hoàn thành những bộ phim độc đáo của riêng mình. Các em cũng
trở thành những “nghệ sĩ” thực thụ khi tự tay mình thiết kế và sáng tạo poster, trailer để
quảng bá, giới thiệu phim của mình thật ấn tượng.
Ba tháng học trò vất vả dựng phim, ba tháng thầy cô trăn trở, đó không phải là thời
gian dài để làm nên những thành công lớn. Nhưng, đó chính là thời gian thật ý nghĩa để
thầy và trò trường THPT Gang Thép được trải nghiệm, được bồi đắp thêm tấm lòng thiện

nguyện và tình yêu thương ở trái tim mình. Tuyệt vời nhất, cảm động nhất vẫn là những
thước phim của chính học trò. Những thước phim ấy, dù còn vụng về, non nớt nhưng đã
mang lại những cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt với các thầy cô giáo và bạn bè đồng
trang lứa. “Tết quê em”, “Chép Vàng về đâu” thật rộn ràng và đáng yêu trong những con
mắt trẻ. Nhưng, Tết còn mãi để lại những khoảng lặng, những dư vang trong lòng người
lữ thứ tha hương muốn trở về bên mẹ. Tết dù “đến muộn” nhưng các em vẫn cầu mong,
vẫn hi vọng cha sẽ sớm trở về, những cơn đau thôi không còn giày vò mẹ nữa. Và Tết, là
những khoảnh khắc thành kính, thiêng liêng để tìm về nguồn cội, là gần gũi với những
mảnh đời cần lắm sự bao bọc, chở che. Có những lời cầu nguyện chân thành, có cả niềm
vui Tết, có những ước mơ nhỏ bé, giản đơn; tất cả những điều ấy đều để lại những giọt
nước mắt ở trong, những nụ cười cảm động với tất cả mọi người.
Dự án dạy học Học Văn từ cuộc sống – chủ đề Tết quê em khép lại nhưng đã mở ra
một hướng mới, tích cực trong quá trình đổi mới, ứng dụng CNTT trong dạy học môn
Ngữ văn của trường THPT Gang Thép – Thái Nguyên; để môn học Ngữ văn thực sự trở
thành niềm đam mê của trẻ và đến gần hơn với tất cả học trò trong cuộc sống hôm nay.
* Minh chứng kết quả đạt được
Lớp Tên phim – poster quảng cáo Tóm tắt nội dung phim và thông điệp
10A1
-
Chép
Vàng
về
đâu?
Với nhan đề hóm hỉnh và cách thể hiện lôi cuốn,
đáng yêu, bộ phim Chép Vàng về đâu? đã phản
ánh một thực trạng đáng buồn trong ngày Tết
“ông Công, ông Táo” ở khu vực thành phố Thái
Nguyên. Bên cạnh những nét đẹp văn hóa được
gìn giữ, đâu đó, vẫn còn một số người dân
phóng sinh cá, rác thải, túi ni lông, tro tiền vàng

mã… xuống các hồ nước, sông suối làm cá
không thể sống do mắc vào túi nilông hay phải
sống trong môi trường quá ô nhiễm. Môi trường
nước bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân và làm tốn kém chi phí quốc gia để
bảo vệ môi trường. Bộ phim gửi gắm đến khán
giả thông điệp ý nghĩa: “Tết ông Công – ông
Táo! Thả cá, đừng thả túi nilông”.
10A5
-
Tết
muộn!
Phim lấy bối cảnh về một tấm gương vượt khó
của lớp 10A5 – em Trịnh Thị Giang My, xóm
Đồng Vĩ, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên. Sinh ra trong một gia đình nghèo,
bố, anh trai phải đi mưu sinh cuộc sống ở nơi
xa, mẹ ốm đau, bệnh tật, không làm được việc
nặng, nhưng My vẫn đạt kết quả cao trong học
tập. Ngoài việc học ở trường, My giúp mẹ cáng
đáng công việc gia đình, chăm em nhỏ. Tết đã
cận kề, nhưng gia đình My vẫn chưa chuẩn bị
được gì. Em chỉ mong, Tết này, mẹ My sớm
khỏe, những cơn đau không còn giày vò mẹ nữa.
Cha và anh sẽ sớm trở về để vui Tết đoàn viên.
Bộ phim chân thực và cảm động đã chạm đến
trái tim của mọi người về bài học của tinh thần
vượt khó vươn lên, nghị lực sống và những ước
mơ giản đơn mà cao đẹp.
10A8

Tết cổ
truyền
, tìm
về
nguồn
cội!
Lựa chọn một góc nhìn khác về Tết Nguyên
đán, bộ phim Tết cổ truyền – tìm về nguồn cội
đã thể hiện cách cảm, cách nghĩ sâu sắc của các
em về những giá trị tinh thần cao đẹp trong dịp
Tết trên mảnh đất quê hương, từ tục thờ cúng
ông bà tổ tiên, đến tục hầu đồng, hầu bóng và lễ
chùa đầu năm. Bộ phim là bài học nhận thức,
cũng là một thông điệp mà các em gửi đến tất cả
mọi người: “Trải qua những thăng trầm lịch sử,
mảnh đất Thép thân yêu của chúng em vẫn giữ
vẹn nguyên được truyền thống tốt đẹp của cha
ông để lại. Những truyền thống tốt đẹp đó, đã
giúp chúng em sống gắn bó hơn, sâu sắc hơn
với quê hương, tiên tổ, để chúng em biết chan
hòa hơn trong tình thương mến gia đình, đồng
loại, dạt dào hơn trong hi vọng và cả niềm tin
yêu”.
11A9
-
Tết
quê
em
“Tết quê em” gợi nhắc về truyền thuyết của cha
ông“Bánh chưng, bánh giày”. Tỉ mỉ trong từng

cảnh quay về cách làm bánh, về phút giao thừa
thiêng liêng, về lễ hội đặc sắc ở xã Lương Sơn,
bộ phim đã để lại những ấn tượng không thể
quên cho những ai xa quê hương, bản quán để
nhớ về gốc gác, cội nguồn.
* Một số hình ảnh về quá trình thực hiện dự án của học sinh
Trao đổi về phim tài liệu, cách làm phim
Hình thành ý tưởng, xây dựng kịch bản
Quay phim
Đọc lời bình
HS dựng phim, thiết kế trailer BTC chấm phim tài liệu của các nhóm làm phim

×