Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.43 KB, 20 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại học Thăng Long
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tại: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
Người thực hiện: Vũ Phương Giang
Ngành Marketing – Khoa Quản lý
Mã sinh viên: A09353
Hà Nội - năm 2010
Đại học Thăng Long
1
Lời mở đầu

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ
một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn liền với
nền kinh tế toàn cầu hoá. Trong bối cảnh quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang trở thành
một xu thế tất yếu, khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển, cùng với việc
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO mang lại cho đất nước nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức to lớn phải giải quyết, nhằm hạn chế tối đa các tác
động tiêu cực và tận dụng tốt nhất các cơ hội và điều kiện thuận lợi đó, tránh nguy cơ
bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Thực tế những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá nhanh
trong sự ổn định và bắt đầu có tích luỹ. Đồng thời chúng ta cũng thu hút được nguồn
vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Do đó, vốn đầu tư cho ngành chứng khoán vì thế cũng
tăng nhanh. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long được đánh giá là hoạt động có
hiệu quả. Giai đoạn thực tập là khoảng thời gian tuy không nhiều nhưng khá bổ ích,
giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu tình hình thực tế, môi trường kinh doanh. Quan
trọng hơn là tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học mang
tính lý thuyết vào thực tế của từng doanh nghiệp. Quan trọng hơn là tạo điều kiện cho
sinh viên được vận dụng những kiến thức đã học vốn chỉ mang tính lý thuyết vào thực


tế của từng doanh nghiệp.
Giai đoạn thực tập là một khoảng thời gian tuy không dài nhưng khá bổ ích
trong việc giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu tình hình thực tế, môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp. Quan trọng hơn là tạo điều kiện cho sinh viên được vận dụng những
kiến thức đã học vốn chỉ mang tính lý thuyết vào thực tế của từng doanh nghiệp.
Với mong muốn được tiếp cận những vấn đề thực tế về chuyên ngành Kế toán,
đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô trong Bộ môn kinh tế – Trường
ĐH Thăng Long, đặc biệt với sự giúp đỡ và hướng dẫn của các anh chị trong công ty,
qua một thời gian làm việc tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, em đã có dịp
2
tìm hiểu và có được một cái nhìn khái về đặc điểm, môi trường kinh doanh, mô hình
quản lý và cách thức hoạt động của Công ty và hoàn thành bản báo cáo thực tập.
Với những tri thức, kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân em xin trình bày những
kiến thức được tiếp thu trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Chứng khoán
Thăng Long
Do còn hạn chế về mặt thời gian cũng như hạn chế về mặt kiến thức và kinh
nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô trong tổ bộ môn để bản báo cáo
này được hoàn thiện hơn nữa. Qua đó, em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của
mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh Tế, cảm ơn quý
Công ty nói chung cùng toàn thể các anh chị Phòng Marketing Công ty Cổ phần Chứng
khoán Thăng Long nói riêng đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Nội dung của bản báo cáo gồm 3 phần chính:
- Phần I: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ
phần Chứng khoán Thăng Long
- Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Chứng khoán Thăng Long
- Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần
Chứng khoán Thăng Long

3
Phần I: Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
I. Quá trình hình thành và phát triển
Vài nét về Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
- Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG SECURITIES JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viết tắt: TSC
- Mã số thuế: 0101040626
- Trụ sở chính: Tầng 6, tòa nhà Toserco, số 273 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04. 3733 7671
- Website: />Mạng lưới hoạt động
Tại Thủ đô Hà Nội
Trụ sở chính:
Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (844) 7262600
Fax: (844) 7262601
Phòng giao dịch Lý Nam Đế
14C Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (844) 7337671
4
Fax: (844) 7337890
Phòng Giao dịch Hoàng Quốc Việt
126 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (844) 7557668
Fax: (844) 7557589
Đại lý nhận lệnh F.I.T
Phòng 1208, Tòa nhà 34T, Đ. Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội
Tel: 04. 22212976

Fax: 04.22212972
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Tầng 2, tòa nhà Petro Việt Nam, 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, HCM
Tel: (848) 9106411
Fax: (848) 9106412
Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng
02 Tôn Đức Thắng, Quận 1, HCM
Tel: (848) 9102215
Fax: (848) 9102216
Đại lý nhận lệnh Bắc Sài Gòn
03 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, HCM
Tel: (848) 3989.4425
Fax: (848) 3989.4428
Tại thành phố Đà Nẵng
Đại lý nhận lệnh
5
54 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Tel: (84511) 3647778F
Fax: (84511) 3647997
Tại thành phố Quy nhơn- Bình Định
Đại lý nhận lệnh
287 Trần Hưng Đạo, T.P Quy Nhơn, Bình Định
Tel: (8456). 250999
Fax: (8456). 814455
Được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội, Công ty Cổ phần Chứng
khoán Thăng Long luôn giữ vững vị thế là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu
tại Việt Nam và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ chứng khoán theo quy định của UBCK
Nhà nước.


Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập từ năm 1994 và được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt
Nam. Hiện nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân Đội là 2000 tỷ với tông tài sản là trên
31.000 tỷ đồng và 65 điểm giao dịch trên toàn quốc. Năm 2007 được coi là năm thành
công nhất trong lịch sử hoạt động ngân hàng của MB với các con số ấn tượng: nguồn
vốn huy động đạt 23.010 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm, đạt 139% kế hoạch
đề ra; lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt 610 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm
2006.

Công ty Chứng khoán Thăng Long có số vốn điều lệ là 420 tỷ đồng với tổng tài
sản gần 2000 tỷ đồng. Trong lĩnh vực môi giới chứng khoán TSC luôn nằm trong nhóm
5 công ty có thị phần môi giới đứng đầu thị trường. Vừa qua năm 2008, công ty đã vinh
dự nhận được bằng khen là một trong bốn công ty chứng khoán tiêu biểu có thị phần
môi giới lớn nhất của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

6
Với trên 200 chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại trong và ngoài
nước, TSC cam kết mang tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, tin cậy nhất.
1. Các mốc thời gian
Tháng 5 2000 Được thành lập bởi Ngân hàng TMCP Quân Đội với vốn
điều lệ 9 tỷ đồng
Tháng 3 2003 Khai trương Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh
Tháng 8 2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng
Tháng 5 2006 Tăng vốn lên 80 tỷ đồng
Tăng số lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên 2 điểm
Tháng 12 2006 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng
Tháng 10 2007 Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng
Tháng 12 2007 Chuyển thành công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 300
tỷ đồng
Tháng 12 2008 Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng

2. Chức năng ngành nghề kinh doanh:
- Môi giới, lưu ký chứng khoán
- Tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp
- Tự doanh chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
II.Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long
7
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long hạch toán độc lập vì vậy bộ máy sản xuất
của Công ty được tổ chức theo mô hình trục tuyến chức năng thành các phòng ban
thực hiện các chức năng quản lý nhất định, cụ thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ tổ chức
• Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền dự họp và biểu
quyết (là các cổ đông sở hữu hoặc đại diện sở hữu từ 0,5% vốn điều lệ trở lên),
là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
• Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất giữa hai kỳ đại hội cổ đông,
quyết định phương hướng sản xuất, phương án tổ chức, cơ chế quản lý của công
ty để thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Hiện nay, các thành viên
trong hội đồng quản trị đồng thời cũng giữ các vị trí giám đốc, phó giám đốc.
Công ty được điều hành bởi hội đồng quản trị và ban giám đốc do hội đồng
quản trị bổ nhiệm và các phòng ban chuyên môn.
• Ban giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là người quyết định cao
nhất về điều hành công ty.
8

×