Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận môn Phân tích chính sách thuế Phân tích chính sách thuế của công ty và lựa chọn cấu trúc tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.89 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 7
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA
CÔNG TY VÀ LỰA CHỌN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG
Năm học: Tháng 7/2014
DANH SÁCH THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 7
1
1) Nguyễn Huy Hiển
2) Nguyễn Đăng Thanh
3) Lê Thị Kim Tú
4) Nguyễn Anh Tuấn
5) Hồ Lâm Thanh Thảo
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
2

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử hình thành Nhà nước đi kèm với nó là phải có vật chất đảm bảo cho
sự tồn tại và hoạt động theo chức năng của mình. Điều này chỉ có thể thực hiện được
nhờ vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành
những qui định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại một phần của cải của xã hội
dưới hình thức giá trị sáng tạo và hình thành quỹ tiền tệ nhờ vào thuế.
Thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn là công cụ
điều tiết vĩ mô thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, thuế có một vai trò cực kỳ
to lớn đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là “ Để duy trì quyền lực công cộng cần phải có sự
đóng góp của những người công dân cho Nhà nước, đó là thuế má” - F.Anghen.
Thuế bao giờ cũng là hình thức động viên, mang tính bắt buộc gắn liền với quyền


lực chính trị của Nhà nước, được thể hiện bằng các sắc Luật thuế do Nhà nước qui định
và một trong những sắc luật thuế đó là Thuế thu nhập công ty (doanh nghiệp).
Để hiểu rõ những tác động của sắc thuế này nhóm phụ trách đề tài “Phân tích
chính sách thuế của công ty và lựa chọn cấu trúc tài chính”, sẽ tập trung nghiên cứu ở
khía cạnh: Cấu trúc thuế thu nhập công ty; đánh giá thuế công ty ảnh hưởng đến tài trợ và
phân tích tính phức tạp của chính sách thuế toàn cầu.
Đề tài gồm 8 chương:
Chương I: Công ty và thuế đánh vào công ty
Chương II: Cấu trúc thuế công ty
Chương III: Phạm vi ảnh hưởng của thuế công ty
Chương IV: Tầm quan trọng của thuế công ty đối với đầu tư
Chương V: Thuế công ty và lựa chọn tài trợ
Chương VI: Thuế đối với công ty đa quốc gia
Chương VII: Cải cách thuế công ty
Chương VIII : Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp và một số giải pháp về thuế
thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
4
CHƯƠNG I : CÔNG TY VÀ THUẾ ĐÁNH VÀO CÔNG TY
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuế thu nhập công ty nhưng nhìn chung được
phân ra hai quan điểm như sau:
- Quan điểm chống đối cho rằng thuế thu nhập công ty làm giảm năng suất khu vực
công ty; giảm thuế làm giảm gánh nặng, dẫn đến gia tăng đầu tư.
- Quan điểm ủng hộ cho rằng thuế thu nhập công ty đảm bảo tính lũy tiến của toàn
hệ thống thuế.
Công ty là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Tùy đặc
điểm của từng quốc gia, công ty sẽ được tổ chức với nhiều loại hình khác nhau.
Ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định gồm các loại hình doanh
nghiệp như sau:
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Đặc điểm chung của các công ty là sở hữu chung của các cổ đông và chịu trách
nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.
Ở Mỹ loại hình công ty được chia thành công ty – S và công ty – C:
- Thu nhập từ công ty “S-corporations” chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Thu nhập từ công ty “C-corporations” chịu thuế thu nhập công ty.
I. Sở hữu và vấn đề kiểm soát
Hầu hết các công ty đều tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát, đặc biệt là công
ty cổ phần niêm yết đại chúng, quyền sở hữu được mua bán trên thị trường chứng khoán.
Cổ đông công ty không tham gia việc ra quyết định và điều hành công ty, những quyết
định này được đưa ra bởi nhà quản lý do các cổ đông thuê mướn để điều hành công ty.
Sự tách rời quyền sở hữu và quyền kiểm soát là cần thiết đối với các công ty lớn (có
hàng ngàn cổ đông, thậm chí hàng triệu), vì họ không thể cùng nhau để đưa ra các quyết
định điều hành công ty hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có những bất lợi nhất định, làm nảy
sinh “vấn đề người đại diện” (Agency problem) không gắn kết lợi ích của chủ sở hữu và
người quản lý (người đại diện). Nhà đầu tư quan tâm đến chi phí và lợi nhuận trong dài
5
hạn của công ty; còn nhà quản lý quan tâm chi phí và lợi ích ngắn hạn kể cả lợi ích cá
nhân.
Mối quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty và lý thuyết về đại diện
(agency theory).
Công ty với tư cách là một pháp nhân, tự bản thân nó không thể hành động mà nó
chỉ hành động thông qua con người cụ thể (người đại điện theo pháp luật). Vì vậy, công
ty luôn phải có người đại diện trong giao dịch để xác lập các quyền và thực hiện nghĩa vụ
của mình. Từ giữa thế kỷ 19 luật công ty của các nước theo trồng thống thông luật
(common law), cả luật thành văn (statutory law) và án lệ (case law) đã xây dựng nhiều
nguyên tắc pháp lý để xác định ai là người quản lý và các nghĩa vụ pháp lý liên quan.
Sự phát triển của các công ty hiện đại và sự phân tách giữa sở hữu và quản lý ở các

nước tư bản phương Tây là tiền đề vật chất cho sự ra đời các lý thuyết về mối quan hệ
giữa các cổ đông và người quản lý công ty. Đáng chú ý nhất là học thuyết về đại diện, nó
xuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu ở các nước theo mô hình luật công ty Anglo –
American. Theo học thuyết về đại diện thì mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý
công ty được hiểu là mối quan hệ đại diện hay uỷ thác, mối quan hệ này được coi như là
quan hệ hợp đồng để thực hiện việc quản lý công ty cho các cổ đông bao gồm cả việc
trao quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty.
Lý thuyết về đại diện cho rằng người quản lý công ty sẽ không luôn hành động vì
lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và công ty. Với vị trí của mình người quản lý được cho là
luôn có xu hướng tư lợi, không siêng năng, mẫn cán và có thể tìm kiếm lợi ích cho mình
hoặc bên thứ ba của mình chứ không phải cho công ty. Vì vậy các cổ đông cần thường
xuyên giám sát hoạt động của người quản lý để đảm bảo lợi ích của mình, cần một cơ chế
thích hợp hạn chế sự phân hoá lợi ích của cổ đông và người quản lý, bằng cách thiết lập
cơ chế đãi ngộ cho nhà quản trị và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế hành vi
không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.
II. Tài trợ công ty
Một công ty cần vốn để đầu tư vào một dự án kinh doanh, có thể lựa chọn hai kênh:
- Tài trợ nợ: Công ty có thể vay mượn từ các định chế tài chính như ngân hành
hoặc có thể được phát hành trái phiếu.
- Tài trợ vốn: Phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể
nhận tiền lời theo hai cách:
6
Một là: Tiền cổ tức được phân phối hàng năm từ các công ty cổ phần
Hai là: Kiếm lời từ thu nhập chuyển nhượng cổ phiếu (chênh lệch giá bán và giá
mua cổ phiếu)
Sơ đồ 1.1: Nguồn tài trợ vốn cho công ty
III. Đánh thuế vào công ty
Ở Việt Nam, thuế đánh vào công ty chính là thuế thu nhập doanh nghiệp
(Thuế TNDN )
3.1 Khái Niệm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp:

- Thuế TNDN được định nghĩa khác nhau ở mỗi quốc gia:
 Theo sở thuế vụ bang Missouri (Mỹ), thuế TNDN là loại thuế được xác
định dựa vào thu nhập của doanh nghiệp đó. Thuế TNDN được quản lý
chặt chẽ bởi cục thuế liên bang và tại từng bang mà DN đó hoạt động.
 Theo sở thuế vụ Thái Lan thì thuế TNDN là loại thuế trực tiếp được thu đối
với công ty hợp pháp hoặc những hiệp hội kinh doanh tại Thái Lan hoặc
không tiến hành kinh doanh nhưng có doanh thu tại đây.
 Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Thuế thu nhập doanh nghiệp
bao gồm toàn bộ số thuế tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh
nghiệp, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký Hiệp định về
tránh đánh thuế hai lần.
3.2 Bản chất của thuế TNDN:
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu biểu hiện sự đồng nhất
giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế trên phương diện kinh tế. Nếu
thuế gián thu luôn được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng
7
Tài trợ vốn ở
các công ty
Các nhà đầu tư nhận
thu nhập từ chuyển
nhượng vốn
Các nhà đầu tư
nhận cổ tức
Tài trợ vốn
- Phát hành cổ phiếu
Các nhà đầu tư
nhận tiền lãi
Tài trợ nợ
- Vay ở ngân hàng

- Phát hành trái phiếu
phải trả qua hành vi mua hàng hoá và dịch vụ được cung cấp, người nộp thuế là các nhà
sản xuất và trung gian thương mại, thì thuế TNDN lại điều tiết trực tiếp vào thu nhập của
các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và người cung cấp dịch vụ. Chính điều tiết trực tiếp vào
thu nhập của các pháp nhân nên thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, lợi nhuận đạt được của các nhà đầu tư.
Nhà nước thường sử dụng thuế TNDN để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đề
ra. Do vậy các yếu tố kỹ thuật của thuế TNDN như: các khoản thu nhập thuộc đối tượng
chịu thuế thu nhập, các chi phí được khấu trừ, thuế suất, các hình thức miễn, giảm thuế
TNDN đều phản ánh chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
3.3 Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định cụ thể:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng
hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.
- Hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
3.4 Vai trò của thuế TNDN:
 Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước:
Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế
được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho

ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức
năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều
có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật. Các doanh nghiệp
với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp
đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh
nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu
nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử
dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể
có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân
sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
8
 Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,
phát triển toàn diện của Nhà nước:
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những
ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát
triển trong từng giai đoạn nhất định.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà
nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp
luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế
thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó một cách cụ thể và dưới
nhiều khía cạnh.
3.5 Tại sao chính phủ phải đánh thuế vào công ty ?
Có những lý do phải đánh thuế vào công ty:
- Công ty được xã hội dành cho một số ưu đãi, quan trọng nhất là trách nhiệm nợ
hữu hạn của các cổ đông. Thuế công ty có thể được xem như là một loại phí để

điều tiết mức hưởng quyền lợi này. Tuy nhiên, thuế lại được cơ cấu theo cách
không có cơ sở để cho rằng công ty phải nộp thuế tương ứng với quyền lợi đó.
- Đánh thuế vào lợi nhuận thuần: Các công ty có quyền lực thị trường, họ sẽ kiếm
được lợi nhuận thuần (chênh lệch dương giữa thu nhập và chi phí kinh doanh).
Diamond and Mirlees (1971) cho rằng lợi nhuận thuần là cách tốt nhất để huy
động nguồn thu hơn là so với đánh thuế vào các yếu tố sản xuất, bởi vì nó không
làm bóp méo sản lượng.
Ở chừng mực nhất định thuế đánh vào công ty cũng không hoàn toàn đánh vào lợi
nhuận thuần. Các công ty có chiến lược tối thiểu hóa gánh nặng thuế bằng cách :
Thứ nhất, thay đổi cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào. Đánh thuế vào công ty có
thể làm cho các công ty thay thế, không phù hợp với mô hình sản xuất tối ưu. Nghĩa là
thuế công ty gây ra kém hiệu quả
Thứ hai, thuế đánh vào lợi nhuận thuần nên tập trung vào điều tiết lợi nhuận kinh
tế-chênh lệch giữa thu nhập và chi phí cơ hội của sản xuất. Thực tế công ty nộp thuế phải
dựa vào lợi nhuận kế toán- chênh lệch giữa thu nhập và chi phí báo cáo. Chi phí báo cáo
khác chi phí kinh tế bởi vì nó sử dụng giá cả chứ không phải chi phí cơ hội và các công
ty có thể thổi phồng thực tế kế toán của nó. Đánh thuế và công ty là để kiểm soát hành vi
của nó
Thu nhập giữ lại (Retained Earning): Nếu công ty không bị đánh thuế trên thu nhập
kiếm được như các cá nhân bị đánh thuế trên số tiền thanh toán của công ty, thì công ty
có thể đơn giản tránh thuế bằng việc không bao giờ chi trả thu nhập của nó. Thu hập
kiếm được sẽ tích luỹ, không chịu thuế dẫn đến một sự trợ cấp thuế rất lớn đối với thuế
thu nhập công ty so với các hình tức tiết kiệm khác. Nghĩa là đánh thuế vào thu nhập
công ty bảo đảm tính thống nhất với thuế thu nhập cá nhân.
9
CHƯƠNG II : CẤU TRÚC THUẾ CÔNG TY
I. Tính toán thuế công ty :
Cách tính toán thuế công ty được thực hiện qua hai bước cơ bản : tính thu nhập chịu
thuế và số thuế công ty phải nộp.
 Thu nhập chịu thuế = Thu nhập –Chi phí

 Thuế công ty phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất
Giải thích:
 Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác. Một
số thu nhập thuộc trường hợp được miễn thuế như sau:
• Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được
thành lập theo Luật hợp tác xã.
• Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
• Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm
làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
• Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện,
người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh
nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện,
người nhiễm HIV.
• Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số,
người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã
hội.
• Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh
nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy
định của Luật này.
• Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu
khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác
tại Việt Nam.
 Chi phí của doanh nghiệp về cơ bản gồm 3 cấu phần:
• Cấu phần thứ nhất là chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như : tiền
lương, Bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện
nước…
• Cấu phần thứ hai: trả lãi tiền vay, các định chế tài chính và các tổ chức trên
thị trường …

• Cấu phần thứ ba: khấu hao đối với các khoản đầu tư vốn. Tỉ lệ khấu hao
hằng năm và thời gian khấu hao (bao nhiêu năm) đối với mỗi loại tài sản đó
là thời gian chịu thuế của tài sản (khung thời gian theo Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính).
Trong chi phí của doanh nghiệp có một số chi phí không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế. Chẳng hạn như:
• Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính
10
• Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác
• Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở
thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật
Việt Nam quy định
• Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng
• Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt định
mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng, thông báo cho cơ quan thuế và giá thực
tế xuất kho
• Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ
chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay
• Trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật
• Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật
• Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên
doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền
lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực
tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
• Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
• Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo
phương pháp khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
• Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh

tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí…liên quan trực tiếp đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh
nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được
thành lập
• Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và
làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật
Mỗi quốc gia có cấu trúc thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau. Ở Việt
Nam, cấu trúc thuế TNDN là loại thuế toàn phần- một mức thuế suất (22%- bắt đầu từ ngày
01/01/2014) thống nhất đánh vào thu nhập chịu thuế.
Trong khi đó ở Mỹ, cấu trúc thuế doanh nghiệp là loại thuế lũy tiến từng phần gồm nhiều
nhóm nhóm thuế suất thấp nhất là 15%, cao nhất là 35% (với thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đô la
trở lên).
Indonesia: thuế suất có ba mức thuế suất lũy tiến theo thu nhập: từ 0-50 triệu: 10%, từ 50-
100 triệu: 15%, trên 100 triệu: 30%.
Malaysia: thuế suất phổ thông là 28% áp dụng chung cho cả công ty cư trú và không cư
trú. Một số thuế suất đặc biệt áp dụng cho một số loại thu nhập khác của công ty không cư trú:
lãi tiền vay 15%, tiền bản quyền và bí quyết công nghệ 10%, tiền trả cho quyền sử dụng tài sản
lưu động 10%. Các công ty cư trú hay không cư trú kinh doanh dầu khí phải nộp thuế suất 38%.
Thailand: thuế suất tiêu chuẩn là 30%. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của chi
nhánh là 10%.
Singapore: thuế suất là 25,5% áp cho công ty cư trú và không cư trú. Ngân hàng, công ty
chứng khoán, tổ chức quỹ tín thác, công ty bảo hiểm và công ty cho thuê tài chính phải nộp 10%
thuế đánh vào lợi tức từ hoạt động kinh doanh của nước ngoài.
II. Tính toán các khoản khấu hao, vấn đề khấu hao và sự tránh thuế:
11
Các phương pháp khấu hao:
 Phương pháp đường thẳng (Straight – line method) : Nếu thời gian chịu thuế của
tài sản là T năm, mỗi năm công ty có thể khấu trừ bằng 1/T năm x giá trị tài sản
 Phương pháp một rưỡi hay phương pháp 150% (One-and-a-half method or 150-
percent method) : 1,5 lần tỉ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng được khấu

trừ trong năm thứ nhất, trong mỗi năm tiếp theo cũng sẽ áp dụng tỉ lệ này cho
phần giá trị còn lại chưa khấu hao của năm đó
 Phương pháp số dư giảm dần kép (Double declining balance method) : hai lần tỉ lệ
khấu hao theo phương pháp đường thẳng được khấu trừ trong năm thứ nhất; trong
mỗi năm tiếp theo, tỉ lệ này được sử dụng để tính khấu hao trên giá trị còn lại của
tài sản trọng năm đó
Cách tính giá trị hiện tại của các khoản tiết kiệm được từ khấu hao:
Giả sử luật thuế cho phép công ty khấu hao một tài sản nào đó trong thời gian T
năm, tỉ lệ giá trị tài sản được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế của năm thứ n là D(n).
Tổng các D(n) là 1, nghĩa là luật thuế cho phép toàn bộ giá mua tài sản cuối cùng cũng
được khấu trừ hết. Hãy xem xét việc mua 1 tài sản trị giá 1 đôla. Số tiền được khấu hao
ở cuối năm thứ nhất là D(1) đôla, giá trị của khoản khấu hao này đối với công ty sẽ là
τ×D(1) đôla, với τ là thuế suất công ty. Tương tự, giá trị của khoản khấu hao đối với
công ty trong năm thứ hai là τ×D(2). Giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiết kiệm thuế
nhờ khấu hao tài sản 1 đôla này là:
Khi khấu hao nhanh hơn hao mòn kinh tế thực sự của tài sản thì cơ hội kiếm lợi
cho chênh lệch thuế nảy sinh. Những cơ hội này xuất hiện rõ rệt nhất trong trường hợp tài
sản được khấu hao một cách hợp pháp vì mục đích thuế, nhưng thực tế chúng có giá trị
suốt đời. Các kế hoạch tránh thuế phức tạp nhằm kiếm lợi lien quan đến đầu tư bất động
sản, gia súc đều được dựa trên nguyên tắc này.
Ví dụ một công ty kinh doanh bong đá. Họ mua một đội bóng và tài sản là các
hợp đồng với cầu thủ . Số tiền phần bổ cho các hợp đồng cầu thủ chiếm một phần lớn
trong tổng chi phí cho đội bóng. Các hợp đồng này được xem là tài sản có thể khấu hao.
Thông thường thời gian chịu thuế của những hợp đồng tương đối ngắn nên số tiền khấu
hao trong những năm đầu thường vượt quá thu nhập mà đội bóng tạo ra trong những năm
đó. Điều này có thể dẫn đến hạch toán lỗ và người ta có thể sử dụng khoản lỗ này để
giảm thu nhập chịu thuế từ những nguồn khác của công ty. Khi người ta bán đội bóng,
nếu đội bóng gia tăng giá trị thì công ty lại kiếm được khoản thu nhập chuyển nhượng
vốn rất lớn.
CHƯƠNG III : PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ CÔNG TY

Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế trong việc
xác định ai là người cuối cùng phải chịu gánh nặng thuế và việc đo lường chi phí do thuế
không hiệu quả gây ra. Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất và nguyên nhân
của nó là do bất đồng về loại thuế. Chúng ta hãy xem xét một vài quan điểm sau:
12
1 2
( 1) ( 2) ( )

(1 ) (1 ) (1 )
T
D D DT
r r r
τ τ τ
Φ = + + +
+ + +
I. Thuế đánh vào yếu tố sản xuất của công ty:
Công cụ phân tích cân bằng tổng thể được sử dụng để đánh giá phạm vi ảnh hưởng
thuế thu nhập công ty.
Trước hết, người tiêu dùng sẽ có thể gánh chịu gánh nặng thuế trong hình thức giá
cả. Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nền kinh tế, vì thế cầu có thể không co
dãn hoàn toàn.
Thứ hai, công ty sẽ gánh chịu gánh nặng thuế, được phân bổ vào yếu tố lao động và
vốn
• Bởi vì công ty thuê mướn lao động, có thể cung lao động không co dãn hoàn
toàn.
• Trong ngắn hạn, vốn không di chuyển, có thể gánh chịu hoàn toàn thuế công ty.
• Trong dài hạn, vốn có thể thay đổi, nó chảy vào khu vực phi công ty.
• Thêm vào đó, có ảnh hưởng cân bằng tổng thể. Dòng chảy vốn vào khu vực phi
công ty làm hạ thấp tỷ suất sinh lợi của khu vực đó, vì thế khu vực phi công ty
gánh chịu gánh nặng thuế.

Kết hợp tất cả các tình huống, gánh nặng thuế công ty được chia sẻ bởi lao động,
người tiêu dùng và các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, rất ít minh chứng về trường hợp này và cũng có rất nhiều quan điểm
khác nhau dựa trên những giả định khác nhau nên mức độ tác động và tính hiệu quả của
thuế công ty cũng không rõ rang.
II. Thuế đánh vào lợi nhuận:
- Quan điểm 1: Thuế công ty là thuế đánh vào nhuận:
Ảnh hưởng: Không điều chỉnh hành vi của công ty, người gánh chịu thuế là chủ sở
hữu, không phân bổ sai nguồn lực, gánh nặng phụ trội bằng 0.
- Quan điểm 2: Thuế công ty không là thuế đánh vào lợi nhuận.
- Quan điểm 3: Tình huống của Stiglitz (1993) – thuế công ty tương đương thuế
đánh trên lợi nhuận.
Tình huống: + DN mua máy 1 đôla
+ Chi phí lãi vay r đôla
+ Sản lượng với giá trị trước thuế là G đô la
Không có thuế: Mua máy nếu (G-r)>0
Có thuế: Mua máy nếu (1-t) (G-r) > 0
13
 Thuế công ty tương đương với thuế đánh trên lợi nhuận.
Kết luận: Khó có thể đo lường mức độ tác động và tính hiệu quả của thuế công ty do
những bất đồng về loại thuế.
14
CHƯƠNG IV : TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUẾ CÔNG TY ĐỐI VỚI
ĐẦU TƯ
I. Phân tích lý thuyết:
I.1 Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế:
Quyết định đầu tư được quyết định bằng việc công ty thiết lập lợi ích biên và chi
phí đầu tư bằng nhau. Công ty ước tính tiền lời sẽ nhận từ đầu tư cho kỳ và chỉ đầu tư khi
nào lợi ích lớn hơn chi phí.
Hình 1 : Quyết định đầu tư trong điều kiện không có thuế

Gọi F
k
là lợi ích của đầu tư do mỗi đô la đầu tư vào thiết bị tạo ra
δ : Số tiền thiết bị hao mòn
ρ : tiền cổ tức cho mỗi đô la đồng vốn huy động mỗi kỳ
(δ+ρ): tổng chi phí cần thiết cho mỗi kỳ
Đường lợi ích biên đo lường tiền thực trên mỗi đô la đầu tư trong mỗi kỳ (F
k
). Lợi
ích biên giảm xuống khi đầu tư gia tăng do giả thuyết sản phẩm biên giảm dần; tiền lời
đối với mỗi đôla đầu tư tăng thêm càng giảm bởi vì sản phẩm biên của mỗi đôla vốn tăng
thêm càng giảm.
Chi phí biên là hằng số (δ+ρ) được minh họa đường MC1
Tại điểm A mức đầu tư là K
1
: các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng đôla đầu
tư biên tạo ra kết quả chi phí bằng lợi ích. Các doanh nghiệp đầu tư cho đến khi đồng
đôla đầu tư tiếp theo tạo ra vừa đúng mức tiền lời (δ+ρ) để trang trải chi phí mỗi kỳ.
Nếu đầu tư ít hơn số tiền này (bên trái K
1
): tiền lới biên từ đôla đầu tư tăng thêm là
ở trên chi phí biên, vì thế công ty sẽ đầu tư thêm.
Nếu đầu tư nhiều hơn số tiền này (bên phải K
1
) : tiền lời biên từ đôla đầu tư thấp
hơn chi phí biên của nó, vì thế đầu tư không nên thực hiện.
I.2 Mô hình quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế:
Điều gì xảy ra khi ta đánh thuế với thuế suất t vào khoản thu nhập trừ đi chi phí
lao động (trong trường hợp này chi phí lao động = 0) (giả sử không giảm trừ cho bất kỳ
các khoảng chi tiêu đầu tư)? Khi đó, lợi ích thu được từ mỗi đôla đầu tư giảm xuống còn

15
F
k
(1-t). Sự giảm trừ này dẫn đến đường lợi ích biên di chuyển đến MB
2
. Lựa chọn tối ưu
là ở điểm B, đầu tư giảm xuống K
2
.
Hình 2 : Quyết định đầu tư trong điều kiện có thuế công ty
Các công ty sẽ đầu tư ít hơn khi chính phủ phân phối thu nhập của họ qua thuế
công ty. Bởi vì tỷ suất tiền lời sau thuế của công ty đối với đầu tư phải đủ lớn để đáp ứng
tiền lời kỳ vọng. Kết quả, tỷ suất tiền lời trước thuế phải cao hơn tỷ suất tiền lời không có
thuế và như vậy công ty ít đầu tư hơn
II. Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư của công ty:
- z: giá trị của số tiền khấu hao (PDV của dòng tiền khấu hao).
Vì khấu hao được tính vào chi phí nên được khấu trừ thuế. Vì thế mỗi đôla khấu hao tiết
kiệm được cho DN t đôla trong thanh toán thuế. Vì thế với giá trị số tiền khấu hao là z thì nó sẽ
mang lại cho công ty giá trị là t*z đôla.Thuế tiết kiệm được cho 1 đôla chi tiêu: (τ× z) đôla
Mà chi phí cho chi tiêu cho mỗi kỳ là (δ+ρ) đôla.Chi phí của mỗi đôla thiết bị giảm
xuống còn: (δ+ρ) × (1 - τ× z). Giả sử chính phủ đưa chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư (gọi
là chính sách ITC). ITC cung cấp cho các công ty mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư. Chính sách
giảm trừ thuế cho tiền đầu tư ITC: mức giảm trừ α/1 đôla đầu tư cùng với khấu hao, ITC bù đắp
chi phí cho công ty. Chi phí mỗi đôla thiết bị (tiền lời kỳ vọng đối với 1 đôla đầu tư): (δ+ρ) × (1-
τ× z - α)
Hình 3 : Quyết định đầu tư trong trường hợp có khấu hao và có ITC
16
Đường lợi ích biên thích hợp vẫn là MB
2
. Tiền lời kỳ vọng được giảm trừ từ tiền khấu hao

là ITC đã làm giảm MC từ MC
1
đến MC
2
. Cân bằng mới tại điểm C, với mức đầu tư K
3
, đây là
điểm tối ưu. Mức đầu tư cao hơn trước khi đưa vào tiền khấu hao và ITC, nhưng vẫn thấp hơn
trước khi đưa vào thuế. Kết luận: Đầu tư vẫn giảm về tổng thể bởi vì đánh thuế.
III. Thuế suất thuế công ty thực tế:
Bởi vì có khấu hao và ITC nên để tiếp tục phân tích ảnh hưởng của thuế đến hoạt
động đầu tư của công ty, ta đi vào phân tích tác động thuần của hệ thống thuế đến quyết
định của công ty.
Ảnh hưởng của thuế được tóm tắt qua thuế suất thực, kí hiệu là ETR – là gia tăng
phần trăm tỷ lệ tiền lời trước thuế so với vốn mà được yêu cầu bởi đánh thuế.
*Ví dụ 1: δ = 10%
ρ = 10%
τ = 35%
Trước thuế, tỷ lệ tiền lời thực tế = 20% = 0,2
Sau thuế, tỷ lệ tiền lời thực tế = 0,2/(1-0,35) = 0,307 = 30,7% để áp ứng tiền lời kỳ
vọng là 20%
Như vậy công ty phải đạt tỷ suất tiền lời trước thuế cao hơn 35% so với trước khi
đánh thuế để trả tiền thuế và đáp ứng tiền lời ký vọng là 20%. Kết quả là, thuế suất thuế
công ty thực tế chính là thuế suất thuế pháp định 35%.
Thuế suất thực tế của công ty:
Hãy xem xét trường hợp có khấu hao và ITC. Trong trường hợp này, công ty phải có
tỷ suất tiền lời cao hơn để trả thuế trên thu nhập kiếm được, nhưng nó có thể có tỷ suất
tiền lời thấp hơn bởi vì chi phí thiết bị được thay thế bởi khấu hao và ITC. Tính đến khấu
hao và ITC, thuế suất thực tế:
Ví dụ 2: Với z = 0,5; ITC là 0,1 thì

17
( ) ( )
R
( )
K K
K
F sauthue F truocthue
ET
F truocthue

=
[ ]
( )
(1
R 1
1
z
ET
τ α
τ
− × −
= −

[ ]
(1 0,35 0,5 0,1)
R 1 11,5%
(1 0,35)
ET
− × −
= − =


Do bởi sự giảm trừ khấu hao và ITC, thuế suất thực tế là 11,5%, thấp hơn thuế suất
pháp định là 35%. Công ty phải kiếm tỷ lệ tiền lời trước thuế cao hơn 11,5% so với tỷ lệ
tiền lời trước khi đánh thuế để trả thuế và đáp ứng tiền lời kỳ vọng là 20%. Điều này thấp
hơn thuế suất pháp định vì khấu hao và ITC đã bù đắp hiệu ứng đánh thuế.
*Trường hợp z =1 thì
Thuế suất thực âm nghĩa là đường MC dốc xuống nhiều đến mức mà điểm C dịch
chuyển đến bên phải đểm A, công ty đầu tư ở K
3
lớn hơn K
1
.

 Kết luận:
- Tỷ lệ tiền lời khi không có thuế< Tỷ lệ tiền lời khi có thuế cùng với khấu hao và
ITC < Tỷ lệ tiền lời khi có thuế nhưng không có khấu hao và ITC
- Khi z và ITC lớn, thuế suất thực âm, công ty sẽ đầu tư trong trường hợp có thuế
nhiều hơn khi không có thuế.
18
[ ]
(1 0,35 1 0,1)
R 1 15,4%
(1 0,35)
ET
− × −
= − = −

CHƯƠNG V : THUẾ CÔNG TY VÀ LỰA CHỌN TÀI TRỢ
I. Tác động của thuế đến tài trợ:
Bên cạnh các quyết định liên quan đến đầu tư vật chất, các công ty còn phải quyết

định tài trợ vốn cho đầu tư như thế nào?
Tại sao các công ty chi trả cổ tức?. Lợi tức mà công ty kiếm được có thể hoặc chia
cho cổ đông dưới dạng cổ tức hoặc giữ lại để bổ sung vốn. Gỉa định: (i) Biết trước một
cách chắc chắn kết quả đầu tư; và (ii) Không có thuế thì các cổ đông sẽ bàng quan trong
việc lựa chọn giữa 1 đôla cổ tức và 1 đôla giữ lại. Gỉa sử thị trường chứng khoán phản
ánh một cách chính xác giá trị của công ty, thì 1 đôla giữ lại làm giá cổ phiếu công ty
tăng 1 đôla. 1 đôla vốn tăng cũng bằng 1 đôla cổ tức. Theo giả định, như vậy cổ đông sẽ
kg quan tâm đến việc công ty có phân phối lợi nhuận hay không.
Đương nhiên, trong thực tế, kết quả của các quyết định kinh tế luôn không chắc
chắn và thu nhập công ty là đối tượng của nhiều thứ thuế khác nhau. Khi cổ đông được
chỉ trả, cổ đông sẽ phải nộp thuế trong khi thu nhập giữ lại thì không
Xét ví dụ, công ty phát hành cổ phiếu tài trợ vốn cho đầu tư. Khi thu được 1 đôla từ
đầu tư, công ty phải nộp thuế công ty tính trên 1 đôla. Vì thế, chỉ còn 1x (1-t
c
) là chia cho
cổ đông ( trong đó t
c
là thuế suất thuế công ty). Nếu công ty sử dụng tài trợ cổ phần, có
một quyết định thêm: công ty thanh toán tiền cho các cổ đông như thế nào? Với tài trợ
nợ, không có lựa chọn nào khác là tiền thanh toán cho người vay dưới dạng trả lãi. Với
tài trợ cổ phần, công ty có 2 lựa chọn: chia cổ tức hoặc giữ lại để tái đầu tư. Nếu chia cổ
tức, cổ đông phải nộp thuế thu nhập trên cổ tức nhận được. Vì thế cuói cùng cổ đông
nhận được 1x (1- t
c
) x (1- t
div
) , với t
div
là thuế thu nhập cá nhân. Chính đặc điểm này dẫn
đến tình trạng đánh thuế trùng lắp đối với cổ tức. Nghĩa là số tiền cổ tức vừa bị đánh thuế

công ty vừa bị đánh thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu công ty tái đầu tư 1 đôla thì cổ đông
sẽ thu được thu nhập chuyển nhượng vốn khi bán cổ phiếu. Gỉa sử mỗi đôla tái đầu tư
làm gia tăng thêm giá trị cổ phiếu 1 đôla. Trong trường hợp này, cổ đông nhận được 1x
(1-t
c
) x (1-t
cg
) với t
cg
là thuế suất đánh vào thu nhập chuyển nhượng thực tế. Thuế suât
đánh vào thu nhập chuyển nhượng vốn thực tế là thấp hơn thuế suất đánh vào lợi nhuận
từ vốn pháp định đối với hầu hết các nhà đầu tư, do bởi hàng loạt các lợi ích đối với hoạt
động chuyển nhượng vốn, (chẳng hạn, bạn chuyển nhượng cổ phiếu cho con bạn thì bạn
không nộp thuế).
19
Trên cơ sở những phân tích trên, một vấn đề xuất hiện là, do việc chi trả cổ tức liên
quan đến chi trả tiền thuế, vì thế có thể nghĩ rằng các doanh nghiệp có xu hướng giữ lại
toàn bộ lợi tức.
Câu hỏi đặt ra là chính sách tài chính công ty thay đổi như thế nào nếu thay đổi thuế
suất đánh trên cổ tức và lợi nhuận giữ lại? Giả sử, vì bất cứ ly do gì, các công ty muốn
chi trả một số cổ tức đồng thời giữ lại một phần lợi nhuận. Yếu tố quyết định số lợi
nhuận muốn giữ lại là chi phí cơ hội của cổ tức sau thuế trả cho cổ đông. Ví dụ, nếu
không có thuế chi phí cơ hội cho 1 đôla giữ lại sẽ là 1 đôla cổ tức. Mặt khác, nếu cổ đông
có mức thuế suất biên là thuế thu nhập cá nhân là 31% thì chi phí cơ hội của việc giũ lại 1
đôla trong công ty chỉ 69% cent cổ tức. Như vậy, trong thực tế, hệ thống thuế hiện hành
làm giảm chi phí cơ hội của lợi nhuận giữ lại.
II. Tại sao không tài trợ bằng vay nợ?
Doanh nghiệp có thể vay vốn để tài trợ cho đầu tư. Tuy nhiên, khác với tài trợ bằng
cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ phải trả lãi vay định kỳ. Ở hầu hết các nước đều cho phép
doanh nghiệp khấu trừ khoản tiền vay ra khỏi thu nhập chịu thuế công ty. Như vậy thuế

tạo ra tấm lá chắn, khuyến khích doanh nghiệp tài trợ vốn bằng vay nợ. Thế nhưng, tại
sao các doanh nghiệp không tài trợ cho tất cả hoạt động đầu tư bằng vay nợ để mà tránh
thuế công ty? Hãy xem những so sánh bên dưới
Lợi điểm
Phương thức
Lợi thế Bất lợi
Tài trợ vốn Khấu trừ thuế Tiền lãi định kỳ
Tài trợ cổ phần Không bị gánh nặng lãi vay Không được khấu trừ thuế
Điều này cho thấy gánh nặng lãi vay luôn đè lên vai những nhà quản lý và nguy cơ
phá sản tăng cao khi không thể thanh toán được lãi đối với vấn đề tài trợ bằng vốn vay.
Ngoài ra, khi đối imặt với phá sản thì tài sản doanh nghiệp phải ưu tiên thanh toán nợ cho
các chủ nợ. Tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ hết các khoản nợ và chi phí mới
phân chia cho các cổ đông. Bên cạnh đó, nhưng yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng rất lớn:
- Chi phí phá sản cao: chi phí phá sản luôn tốn chi phí rất lớn và kéo dài, ảnh hưởng
đến tâm lý kinh doanh. Do đó, tài trợ cổ phần có thể giảm thiểu rủi ro này.
- Vấn đề người đại diện: Các chủ nợ không ủng hộ những phương án kinh doanh rủi
ro và mạo hiểm cao bởi vì thực tế họ chỉ nhận được khoản tiền lãi vay cố định bất
20
chấp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong khi nếu doanh nghiệp bi phá sản
thì khả năng trả vốn vay cũng khó khăn. Ngược lại, những cổ đông thì có khuynh
hướng chấp nhận phương án kinh doanh mại hiểm nhiều lợi nhuận
- Áp lực gia tăng gánh nợ lên vai người quản lý: Với việc tài trợ vốn vay, gánh nặng
lãi vay định kỳ luôn đè lên vai những nhà quản lý, áp lực làm ăn có lãi. Trong khi
đó, tài tài trợ cổ phần sẽ tránh được gánh nặng trên bởi đơn giản, nếu làm ăn
không có lãi doanh nghiệp sẽ không chia cổ tức cho cổ đông.
21
CHƯƠNG VI : THUẾ ĐỐI VỚI CÔNG TY ĐA QUỐC GIA.
I. Các công ty đa quốc gia và vấn đề đánh thuế
- Tình trạng pháp lý của các công ty con: Công ty đa quốc gia với đặc điểm là
tổ chức mangl lưới các công ty con (subsidiary) hoạt động rộng khắp toàn cầu. Một

công ty ở nước ngoài thuộc sở hữu của công ty ở Mỹ nhưng được liê kết với nước
ngoài và vì vậy được xem như là một doanh nghiệp tách biệt xét về mặt pháp luật.
Tùy theo các nước, hoặc dựa vào hiệp định đánh thuế trùng hai lần, thì việc đánh
thuế thu nhập công ty con ở nước ngoài có thể được hoãn. Lợi nhuận công ty con
tạo ra ở nước ngoài được tính vào lợi nhuận của công ty mẹ ở Mỹ chỉ khi lợi
nhuận này được chuyển về cho công ty mẹ dưới dạng cổ tức. Vì thế, chừng nào
công ty con còn hoạt động, lợi nhuận còn giữ lại ở nước ngoài thì có thể tránh
được sự kiểm soát của hệ thống thuế Mỹ. Mặt khác, nếu thuế thu nhập công ty ở
nước ngoài thấp hơn thuế của Mỹ thì sự hoãn thuế sẽ làm cho nước ngoài trở nên
hấp dẫn đối với các công ty Mỹ, bởi vì được xem như một “ thiên đường thuế”
- Vấn đề phân bổ thu nhập ( Chuyển giá): đề cập đến giá cả mà một công ty
sử dụng nhằm chuyển giao nguồn lực đến công ty khác. Về bản chất, nó là sự tùy ý
trong việc phân định chi phí của nhiều khoản mục đến các công ty con khác nhau,
nên công ty đa quốc gia và cơ quan thuế có khoảng cách nhất định trong việc xác
định chuyển giá. Điều này là một khía cạnh nhạy cảm trong chính sách thuế. Các
công ty đa quốc gia đưa ra nhiều cách giải thích về chi tiêu và tính phức tạp về sự
tuân thủ chi phí của họ
II. Đánh giá:
Cách đánh giá để xử lý thuế của Mỹ đối với công ty đa quốc gialà yêu cầu
phải báo cáo cẩn thận về mục tiêu chính sách. Một trong các mục tiêu đó là tối đa
hóa thu nhập toàn cầu; và một mục tiêu khác nữa là tối đa hóa thu nhập quốc gia.
Một hệ thống mà tối ưu cho mục tiêu này thì không tối ưu cho mục tiêu còn lại.
- Tối đa hoá thu nhập toàn cầu: Đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên 1
đôla vốn đầu tư vào mỗi nước- tỷ suất lợi nhuận biên-phải bằng nhau. Nếu
r
US
là tỷ suất lợi nhuận biên ở Mỹ và r
f
là tỷ suất lợi nhuận biên ở một nước
nào đó thì yêu cầu trên tương đương với:

r
f =
r
US

22
Hệ thống nào khiến các công ty tối đa hóa lợi nhuận phân bổ vốn để có kết
quả đúng với phương trình trên? Vấn đề này phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế. Vì
thế, họ phân bổ vốn giữa các nước sao cho lợi nhuận biên sau thuế ở các nước đều
bằng nhau. Nếu gọi t
US
là thuế suất ở Mỹ và t
f
là thuế suất nước ngoài thì doanh
nghiệp phân bổ vốn sao cho:
(1- t
f
) r
f
= (1- t
US
) r
US
Rõ ràng điều kiện trên thỏa mãn khi và chỉ khi t
f
= t
US
Mô hình của chúng ta ngầm giả định rằng hành vi của chính phủ nước ngoài
độc lập với hành động cảu chính phủ Mỹ. Giả sử chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ thực
hiện một chính sách cho phép giảm toàn bộ thuế nước ngoài cho các công ty đa

quốc gia. Thế thì, chính phủ các nước sẽ có động cơ nâng thuế suất của họ gần như
không có giới hạn dành cho các công ty Mỹ. Làm như vậy sẽ không mất đi các
công ty Mỹ, bởi vì nghĩa vụ thuế đối với các hoạt động trong nước được giảm 1
đôla tương ứng với mỗi đôla thuế ở nước ngoài tăng lên. Về bản chất, chính sách
này biến một sự chuyển dịch từ ngân khố của Mỹ sang ngân khố các nước khác.
Giới hạn miễn thuế là một biện pháp hiển nhiên để ngăn ngừa điều đó.
- Tối đa hoá thu nhập quốc gia: Tối đa hóa thu nhập quốc gia đòi hỏi một
điều kiện khác so với phương trình tối đa hóa thu nhập toàn cầu. Sự khác
biệt này phát sinh do các tỷ suất lợi nhuận biên giờ đây phải đo lường theo
quan điểm Mỹ. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận biên ở nước ngoài vẫn là (1- t
f
) r
f
trong khi tỷ suất lợi nhuận biên ở Mỹ bây giờ được đo lường trước thuế. Do
đó, phương trình tối đa hóa thu nhập quốc gia đòi hỏi:
(1- t
f
) r
f
= r
US
Để tối đa hóa thu nhập toàn cầu, đầu tư được thực hiên ở nước ngoài cho mãi
đến khi r
f
= r
US
trong khi nếu tối đa hóa thu nhập quốc gia là mục tiêu, thì đầu tư
nước ngoài được thực hiện đến điểm ở đó: r
f
= r

US
/ ( 1- t
f
). Nói khác đi, nếu chọn
tối đa hóa thu thu nhập quốc gia làm mục tiêu thì tỷ suất lợi nhuận biên trước thuế
của đầu tư nước ngoài phải cao hơn so với chọn tối đa hóa thu nhập toàn cầu làm
mục tiêu.
CHƯƠNG VII : CẢI CÁCH THUẾ CÔNG TY.
Trong phần đầu chúng ta đã biết rằng nếu thu nhập công ty bị đánh thuế thì
các cá nhân có thể tránh thuế thu nhập cá nhân bằng cách tích lũy thu nhập ngay
23
trong công ty. Hiển nhiên điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính công bằng và
tính hiêuh quả. Phản ứng của chính phủ là thiết lập một hệ thống, trong đó, đánh
thuế thu nhập công ty 2 lần: lần đầu là ở mức độ công ty với mức thuế suất ấn
định 35% và một lần nữa ở cấp độ cá nhân khi cổ tức bị đánh thuế như một khoản
thu nhập thông thường.
Có một số ý kiến cho rằng nên hợp nhất thuế thu nhập công ty và thuế thu
nhập cá nhân thành một hệ thống thuế thu nhập. Và thu nhập đó được quy về cho
cổ đông như thể một công ty hợp danh, mỗi cổ đông vì thế có trách nhiệm pháp lý
về thuế thu nhập cá nhân trên phần thu nhập của họ.
Tuy nhiên, đã có những tranh cãi đáng chú ý liên quan đến việc liệu chấp
nhận phương pháp này, hoặc phương pháp nào đó gần như vậy. Cuộc thảo luận
này tập trung vào các vấn đề:
- Bản chất công ty
Những người ủng hộ phương pháp hợp nhất hoàn toàn nhấn mạnh công ty
thực tế là một cái óng dẫn để chuyển thu nhập cho các cổ đông. Đánh thuế thu
nhập vào ngừoi có thu nhập sẽ hợp lý hơn là đánh thuế vào các tổ chức chuyển
giao các thu nhập đó. Những người phản đối thì cho rằng các công ty lớn hiện đại
và thật khôi hài khi xem các cổ đông là những đối tác. Họ cho rằng nẽnem công ty
như một thực thể riêng biệt.

- Tính khả thi về mặt pháp lý
Những người phản đối cho rằng có những khó khăn về mặt quản lý. Làm thế
nào để quy thu nhập của công ty cho những cổ đông nắm cổ phiếu dưới một năm?
Cổ đông có quyền khấu trừ những khoản thua lỗ của công ty ra khỏi khoản thu
nhập chịu thuế của họ hay không?
- Các tác động đến hiệu quả
Những người ủng hộ hợp nhất hoàn toàn chỉ rằng hệ thông thuế công ty hiện
hành đặt một gánh nặng phụ trội lên nền kinh tế. Gánh nặng này sẽ được xóa bỏ đi
nhờ sự hợp nhất toàn bộ. Nền kinh tế sẽ hưởng 4 cái lợi như sau:
 Loại trừ được sự phân bổ sai nguồn lực giữa khu vực công ty và ngoài công
ty
 Sự hợp nhất sẽ làm giảm thuế suất đánh trên lợi nhuận do đầu tư vốn thì
cũng làm giảm bớt những sai lệch do thuế gây ra đối với các quyết định tiết
kiệm
24
 Sự hợp nhất sẽ loại bỏ động lực giữ lại lợi nhuận “ quá mức” mà đây là đặc
điểm của hệ thống thuế hiện hành. Các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận tích
lũy đáng kể sẽ không tham gia vào thị trường vốn để tài trợ cho những dự án
mới.
 Sự hợp nhất sẽ loại bỏ xu hướng tài trợ bằng nợ xuất hiện trong hệ thống
thuế hiện tại, bởi vì không có thuế công ty biệt lập, trong đó, các khoản chi
trả lãi vay được khấu trừ. Tỷ số nợ trên vốn tự có cao làm gia tăng nguy cơ
phá sản. Rủi ro gia tăng và sự phá sản thực sự làm phúc lợi mà không có bất
kỳ lợi ích nào kèm theo cho xã hội.
Tóm lại, một cách rõ ràng, không có sự chắc chắn đáng kể xung quanh những
tác động của việc hợp nhất toàn bộ. Điều này đơn giản phản ánh nhận thức không
hoàn hảo của chúng ta về sự vận hành hệ thống thuế công ty hiện nay. Không hề có
một sự nhất trí nào về việc đưa ra phương pháp cộng tác này sẽ là một điều tốt.
Tuy nhiên, trên cơ sở các bằng chứng về tính không hoàn hảo được thừa nhận,
nhiều nhà kinh tế học đã kết luận rằng cả tính hiệu quả và tính công bằng sẽ được

nâng cao nếu thuế công ty và thuế cá nhân được hợp nhất hoàn toàn.
25

×