Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

giáo trình mô đun 6 phòng trị bệnh hại tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.19 KB, 65 trang )


̣
NÔNG NGHIÊ
̣
P VA
̀
PHA
́
T TRIÊ
̉
N NÔNG THÔN







GIO TRNH MÔ ĐUN
PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
MÃ SỐ: MĐ 06
NGHÊ
̀
: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM
Trnh đ: Sơ câ
́
p nghê
̀






2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 06

3
LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề
trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều
vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao
hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm
cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao,
cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể
thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ
nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên
trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều
về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên
nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ
ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao
động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt

có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình
đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu
nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Trồng dâu
2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu
3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu
4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con
5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn
6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm
7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy
nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận
đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện,
Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao
đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.

4
Giáo trình “Phòng trừ bệnh hại tằm” giới thiệu khái quát về các nguyên
nhân gây bệnh cho tằm, sự lan truyền bệnh; các biện pháp phòng trừ tổng hợp
bệnh hại tằm; triệu chứng, sự phát sinh của bệnh, chẩn đoán và biện pháp phòng
trừ bệnh truyền nhiễm; triệu chứng, biện pháp phòng trừ bệnh không truyền
nhiễm.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ

thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc;
2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc


5
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TẰM 9
1. Phân loại bệnh tằm 9
2. Nguyên nhân gây bệnh cho tằm 10
2.1. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm 10
2.2. Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm 11
3. Sự lan truyền bệnh tằm 11
3.1. Đặc điểm gây bệnh của các vi sinh vật gây bệnh 11
3.2. Sức đề kháng của tằm đối với các loại bệnh 12
3.3. Nhân tố môi trƣờng 13
Bài 2: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH HẠI TẰM 14
1. Khái niệm về phòng trừ dịch hại tổng hợp 14
1.1. Khái niệm phòng trừ dịch hại tổng hợp 14

2. Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp 15
2.1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái dâu 15
2.2. Môi trƣờng và nhà nuôi tằm 16
2.3. Kỹ thuật nuôi tằm 16
2.4. Sử dụng giống chống bệnh và giống sạch bệnh 17
2.5. Biện pháp kiểm dịch 17
2.6. Biện pháp vật lý và cơ học 18
2.7. Biện pháp hóa học 18
Bài 3: BỆNH TRUYỀN NHIỄM 20
1. Bệnh virus (bệnh bủng mủ) 20
1.1. Triệu chứng 21
1.2. Sự phát sinh của bệnh 22
1.3. Điều kiện môi trƣờng 23
1.4. Chẩn đoán bệnh 24
1.5. Phòng trừ bệnh virus 25
1.5.1. Khử trùng triệt để, tiêu diệt nguồn bệnh 25

6
1.5.2. Tách riêng tằm khỏe mới lột xác 25
1.5.3. Cải tiến việc cho ăn và chăm sóc tằm 25
1.5.4. Sử dụng những giống tằm chống bệnh 26
2. Bệnh vi khuẩn 26
2.1. Bệnh nhiễm trùng máu (bệnh hoại huyết) 27
2.1.1. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu 27
2.1.2. Sự phát sinh bệnh 28
2.1.3. Chẩn đoán 28
2.2. Bệnh vi khuẩn đƣờng ruột 28
2.2.1. Triệu chứng bệnh trong đầu 29
2.2.2. Sự phát sinh bệnh 29
2.2.3. Chẩn đoán 29

2.3. Bệnh vi khuẩn độc tố 29
2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh 29
2.3.2. Triệu chứng 30
2.3.3. Sự phát sinh bệnh 30
2.3.4. Chẩn đoán 30
2.4. Phòng trừ các bệnh do vi khuẩn 31
3. Bệnh nấm 31
3.1. Bệnh tằm vôi 32
3.1.1. Nguyên nhân bệnh 32
3.1.2. Triệu chứng 32
3.1.2.1. Triệu chứng ở tằm 33
3.1.2.2. Triệu chứng trên nhộng 34
3.1.2.3. Triệu chứng trên ngài 34
3.1.3. Sự phát sinh bệnh 34
3.1.4. Sự lây lan của bệnh 34
3.1.4.1. Nguồn lây nhiễm 34
3.1.4.2. Phƣơng thức lây nhiễm 34
3.1.4.3. Các yếu tố dẫn đến nhiễm bệnh 34
3.1.5. Chẩn đoán 35
3.1.6. Ngăn ngừa bệnh tằm vôi 35
3.2. Bệnh nấm cúc vàng 35
3.2.1. Nguyên nhân bệnh 35

7
3.2.2. Triệu chứng 36
3.2.3. Sự phát sinh bệnh 37
3.2.4. Nguồn bệnh 37
3.2.5. Biện pháp ngăn ngừa 37
3.3. Bệnh nấm xanh 37
3.3.1 Nguyên nhân bệnh 38

3.3.2. Triệu chứng 38
3.3.3. Sự phát sinh bệnh 38
3.3.4. Quá trình lây lan của bệnh 39
Bài 4: BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM 40
1. Bệnh nhặng hại tằm 40
1.1. Bệnh ruồi kí sinh 40
1.1.1. Hình thái 40
1.1.2. Tập tính 42
1.1.3. Triệu chứng 44
1.1.4. Chẩn đoán 45
1.1.5. Biện pháp phòng trừ 45
1.2. Bệnh ruồi kí sinh 46
1.2.1. Nguyên nhân bệnh 46
1.2.2. Biện pháp phòng trừ 46
2. Ngộ độc 47
2.1. Ngộ độc hóa chất nông nghiệp 47
2.1.1. Triệu chứng 47
2.1.1.1. Triệu chứng ngộ độc do thuốc lân hữu cơ 47
2.1.1.2. Triệu chứng ngộ độc do thuốc clo hữu cơ 47
2.1.1.3. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu nguồn gốc đạm hữu cơ 48
2.1.1.4. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu nguồn gốc thực vật 48
2.1.2. Phòng tránh ngộ độc hóa chất nông nghiệp 49
2.2. Ngộ độc khói và khí thải từ nhà máy 49
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 57

8
MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
Mã mô đun: MĐ 06

Giời thiệu mô đun

Mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên
môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật trồng
dâu – nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày những công việc có liên quan đến
công tác phòng trừ bệnh hại tằm nhƣ: Sự thay đổi hoạt động của tằm khi bị bệnh,
nguyên nhân gây bệnh cho tằm và biện pháp phòng trừ bệnh tằm. Đồng thời mô
đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài
thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng
phân biệt đƣợc những triệu chứng của mỗi loại bệnh thƣờng gặp, kết hợp các
biện pháp phòng trừ dịch hại tằm.


9
Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TẰM
Mã bài: MĐ06–1

Bệnh là trạng thái không bình thƣờng, có tính chất của quá trình bệnh lý
biến đổi lâu dài, liên tục trong cơ thể do các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp
hay ký sinh xâm nhập gây ra, phá hủy chức năng trao đổi chất và làm biến đổi
về cấu tạo ngoại hình tằm, làm giảm năng suất, phẩm chất tơ kén.
Bệnh truyền nhiễm là một quá trình tổng hợp phát sinh ra trong cơ thể ký
chủ, là quá trình bệnh lý do hệ thống thần kinh điều tiết để thích ứng với điều
kiện ngoại cảnh và đặc tính gây bệnh của ký sinh để giết chết hay tiêu trừ độc tố
của chúng.
Bệnh cấp tính là một loại bệnh xảy ra nhanh chóng và có thời gian gây chết
không dài khi các yếu tố bệnh đã gây nên những tổn thất lớn cho hoạt động sinh
lý và cấu trúc tế bào.
Tất cả mọi hoạt động, diễn biến sinh lý của tằm không bình thƣờng đều gọi
chung là bệnh tằm. Sự không bình thƣờng này bị chi phối do nhiều nguyên nhân
khác nhau: do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu; do dinh dƣỡng trong lá
dâu; do sự có mặt của vi sinh vật trong cơ thể tằm; do các độc tố của môi trƣờng

sống…
Mục tiêu
 Hiểu đƣợc khái niệm cơ bản và tác hại của bệnh tằm;
 Trình bày đƣợc nguyên nhân gây bệnh, các con đƣờng xâm nhập và quá
trình phát triển của bệnh tằm;
 Phân biệt đƣợc bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm;
 Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học
và ý thức bảo vệ môi trƣờng.
A. Ni dung
1. Phân loại bệnh tằm
Căn cứ vào khả năng và mức độ lây lan bệnh. Bệnh tằm đuợc phân làm 2
nhóm chính là:
Nhóm 1: Bệnh không truyền nhiễm.
Nhóm bệnh này không có khả năng lan truyền từ cá thể này sang những cá
thể khác trong quần thể tằm.
Bệnh không truyền nhiễm do các nguyên nhân nhƣ thay đổi ngoại cảnh,
thiếu dinh dƣỡng, do sinh vật nhƣ nhóm chân đốt, hay do các hóa chất nông
nghiệp, do tác dụng cơ học.
Nhóm 2: Bệnh truyền nhiễm

10
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh có thể lan truyền từ tằm bệnh sang tằm
khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật và động vật nguyên
sinh nhƣ: virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và những vi sinh vật tuơng
tự khác xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho tằm.
Cách phân loại và gọi tên các loại bệnh tằm (sơ đồ 1).























Sơ đồ M6-01. Phân loại bệnh tằm


2. Nguyên nhân gây bệnh cho tằm
Mỗi loại bệnh tằm đều có nguyên nhân riêng có thể là nguyên nhân sinh
học, vật lý học, hóa học, dinh duỡng, hoặc môi truờng. Nguyên nhân quan trọng
nhất là sinh học.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm
Các tác nhân sinh học gây nên bệnh truyền nhiễm gồm virus, vi khuẩn,
nấm, nguyên sinh động vật.
Tuy nhiên nhiều bệnh của các loài côn trùng khác có thể lan truyền tới tằm,

đặc biệt là bệnh ở các loài côn trùng thuộc bộ cách vẩy, kiến, các loài gặm
nhấm, chim, ong bắp cày và nhện.
Bệnh virus
Bệnh vi khuẩn

Bệnh nấm

Bệnh đng vật
nguyên sinh

Bệnh ng đc
Bệnh sinh lý

Bệnh do ruồi
ký sinh

Bệnh
truyền
nhiễm
Các
loại
bệnh
tằm
Bệnh
không
truyền
nhiễm

11
2.2. Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm

Nguyên nhân gây bệnh không truyền nhiễm bao gồm:
 Tác nhân sinh học: ong ký sinh, ruồi ký sinh … gây nên bệnh tằm không
truyền nhiễm.
 Tác nhân hoá học gây hại cho tằm bao gồm: hóa chất nông nghiệp, hơi
thuốc lá, hơi cây kim cúc, khí thải từ nhà máy, khói than, những hóa chất tồn dƣ
khi khử trùng nhà nuôi tằm. Những tác nhân này gây độc cho tằm thông qua
không khí vào đuờng hô hấp hoặc thông qua lá dâu, làm cho tằm ngộ độc. Các
tác nhân hóa học không phải là tác nhân truyền nhiễm.
 Tác nhân vật lý gây vết thƣơng cơ giới cho tằm, nhộng, ngài truởng
thành: Thao tác cẩu thả khi thu nhặt tằm mới nở, cho tằm ăn, vệ sinh cho tằm,
cho tằm lên né, hoặc khi thu nhặt kén, cắt kén, phối giống, v. v. v…
 Chất luợng thức ăn, nhiệt độ môi truờng và sự thoáng gió có tác động
trực tiếp tới sức đề kháng của tằm với bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Sức đề kháng của tằm đối với các loài vi sinh vật gây bệnh và điều kiện
ngoại cảnh bất lợi thay đổi tùy theo giống tằm và tuổi của tằm. Vì vậy, trong quá
trình nuôi tằm cần thực hiện mọi biện pháp kỹ thuật tác động tới lá dâu, nhiệt
độ, độ ẩm, độ thông thoáng… sao cho phù hợp với các yêu cầu sinh lý, giai đoạn
phát triển của các giống tằm, các phuơng pháp chăm sóc tằm khác nhau và các
điều kiện riêng biệt.
3. Sự lan truyền bệnh tằm
Tác nhân gây bệnh là các vi sinh vật ký sinh. Bệnh bắt đầu từ một vài cá thể
tằm, sau đó truyền lan ra cả quần thể tằm.
Bệnh lây nhiễm của tằm là kết quả của sự tác động qua lại giữa nguồn
bệnh, ký chủ tằm và môi truờng. Mỗi yếu tố này đều có vai trò quan trọng, tuy
nhiên mức độ quan trọng có khác nhau.
Yếu tố chủ yếu trong phát sinh bệnh là nguồn bệnh. Nếu không có nguồn
bệnh, bệnh lây nhiễm không thể xuất hiện.
Trạng thái sinh lý của tằm trong một số truờng hợp có thể kìm hãm tác
nhân gây bệnh. Điều kiện môi truờng ảnh huởng tới cả sức sống và độ độc của
tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của tằm.

Sự lan truyền bệnh tằm phụ thuộc vào các đặc điểm sau:
3.1. Đặc điểm gây bệnh của các vi sinh vật gây bệnh
Các vi sinh vật khác nhau gây nên các bệnh khác nhau.
Bệnh virus tế bào chất đa diện (cpv) gây ra bởi virus đa diện tế bào chất,
bệnh tằm vôi gây ra bởi nấm ký sinh, bệnh nhiễm trùng máu gây ra bởi vi
khuẩn.

12
Để gây nên bệnh, các vi sinh vật gây bệnh cần có đủ các điều kiện nhƣ:
nấm bệnh, số luợng của nó, đuờng xâm nhập, vị trí ký sinh và đuờng bài tiết các
nấm bệnh ra ngoài.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể tằm và truớc khi phát bệnh, vi sinh vật gây
bệnh phải thích ứng với ký chủ để có thể ký sinh trên ký chủ và sản sinh ra các
chất gây bệnh cho tằm, tức là hình thành mầm bệnh.
Vi sinh vật gây bệnh có thể đi vào cơ thể bằng nhiều con đuờng.
Ví dụ: nấm đi vào qua màng da, bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn
septicaemia đi vào qua vết thuơng ở da. Phần lớn bệnh tằm lan truyền qua vết
thƣơng ở miệng. Vì vậy giữ vệ sinh lá dâu là một khâu quan trọng trong việc
ngăn ngừa bệnh tằm.
Khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể tằm, chúng sẽ gặp phải sức
đề kháng của ký chủ. Vì vậy, cần phải có số luợng đủ lớn thì bệnh mới có thể
xuất hiện. Số luợng này phụ thuộc vào sức sống của tằm và môi truờng nuôi
tằm.
Vị trí ký sinh là nơi để nầm bệnh ký sinh lớn lên và sinh sôi.
Ví dụ: vi khuẩn gây bệnh bủng mủ có loại ký sinh trong nhân tế bào, có loại
ký sinh ở tế bào chất của tế bào, còn vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu do
septicaemia sinh sôi trong huyết cầu tố (bạch cầu).
Sự sinh sôi và tràn lan của vi sinh vật trong cơ thể tằm sẽ làm tổn thƣơng
các mô, làm rối loạn các chức năng và gây chết. Trong những quá trình này,
nguồn bệnh đuợc bài thải ra ngoài theo các con đuờng khác nhau, từ đó chúng

lại tiếp tục gây nhiễm bệnh.
Ví dụ nguồn bệnh bủng mủ, virus gây bệnh có dạng hình cầu và bào tử
bệnh tằm gai đuợc thải ra cùng với phân. Bào tử của mầm gây bệnh tằm vôi
đuợc phát tán từ da, vi khuẩn gây bệnh hoại huyết lan truyền bằng huyết cầu tố,
qua vết thƣơng trên da. Phân mang vi sinh vật gây bệnh là nguồn chính của
nhiều bệnh lây lan.
3.2. Sức đề kháng của tằm đối với các loại bệnh
Trong quá trình tiến hóa của tằm, một khả năng kháng bệnh nhất định đã
hình thành. Cơ chế kháng bệnh này của tằm đã hạn chế sự xâm nhập của các vi
sinh vật gây bệnh; có tác dụng đề kháng bệnh; ngăn cản khả năng ký sinh, lan
rộng và gây hại của nguồn bệnh.
Cơ cấu chống đỡ của tằm chủ yếu gồm lớp da, ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa,
tế bào máu và hệ thống miễn dịch:
 Bề mặt của da tằm đuợc phủ một lớp sáp và lớp sừng kitin. Lớp da này
có khả năng ngăn đuợc sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, chỉ khi cơ thể tằm
có những vết thƣơng khó lành thì vi sinh vật gây bệnh mới có thể xâm nhập
đƣợc.

13
 Khi gặp khí độc hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợi, lỗ thở của tằm đóng
vai trò nhƣ một phễu lọc, ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh. Đó cũng là một cơ chế
kháng bệnh của tằm.
 Ruột truớc và ruột sau của tằm có màng kitin bên trong có khả năng
ngăn cản sự xâm nhập của nguồn bệnh.
 Lớp màng perithrophic của ruột giữa có tác dụng bảo vệ tốt. Khi tằm lột
xác nguồn bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể tằm, vì thời điểm này lớp màng
perithrophic đang trong quá trình hình thành. Đó là thời điểm tằm có sức đề
kháng yếu, cần chăm sóc tằm cẩn thận.
 Dịch tiêu hóa của tằm mang tính kiềm mạnh, pH từ 9 đến 10, là môi
truờng không thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của một số vi sinh vật gây

bệnh.
 Chất protêin phát quang trong dịch tiêu hóa cũng có tính kháng virus.
 Mỗi giống tằm có khả năng kháng bệnh khác nhau. Trong cùng một
giống tằm, nhƣng ở những tuổi khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ
kháng vi sinh vật gây bệnh cũng khác nhau. Sức kháng bệnh đó mang tính di
truyền.
3.3. Nhân tố môi trƣờng
Nhân tố môi trƣờng bao gồm lá dâu, nhiệt độ, ẩm độ và độ thoáng khí.
Nhân tố môi trƣờng trực tiếp tác động tới sự phát sinh của một bệnh.
Ví dụ: nhiều bào tử nấm phát triển tốt trong môi trƣờng ẩm. Nhƣng trong
môi trƣờng khô chúng ngừng phát triển, và không thể gây bệnh.
Trong công tác phòng trừ bệnh tằm, giải pháp “phòng bệnh trên hết, kết
hợp chữa trị bệnh” là hợp lý và có lợi.
Các biện pháp cần thực hiện là loại trừ nguồn bệnh bằng cách phá vỡ chu
kỳ phát triển của nó, đồng thời cải thiện về nuôi dƣỡng và chăm sóc để nâng cao
sức kháng bệnh của tằm. Nhƣ thế sẽ có thể trừ bỏ sớm nguồn bệnh, làm cho tằm
khỏe, có chất lƣợng tốt và sản lƣợng cao.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi 1: Nêu các nguyên nhân gây bệnh cho tằm?
Câu hỏi 2: Nêu sự lan truyền bệnh tằm?
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Nguyên nhân gây bệnh cho tằm.
 Sự lan truyền bệnh tằm.

14
Bài 2: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH HẠI TẰM
Mã bài: MĐ06–2

Trong nghề trồng dâu, nuôi tằm, vấn đề phòng trừ tổng hợp bệnh tằm là

một nhiệm vụ then chốt, đƣợc quan tâm một cách đặc biệt. Từ nguồn dâu cho
tằm ăn, nhà nuôi, dụng cụ nuôi, môi trƣờng nuôi phải đảm bảo sạch sẽ.
Trong quá trình nuôi, phòng trừ bệnh tằm kết hợp nhiều khâu công việc,
đƣợc chú trọng ngay từ đầu.
Bệnh tằm sẽ gây hại lứa tằm, làm tổn hại đến kinh tế của ngƣời nuôi tằm.
Việc phòng trừ tổng hợp có ý nghĩa quyết định sự thành bại của nghề nuôi tằm,
do đó phòng trừ tổng hợp phải đƣợc đặt lên hàng đầu.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc khái niệm và ý nghĩa của công tác phòng trừ dịch hại
tằm tổng hợp;
 Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ bệnh hại tằm đạt hiệu quả
cao;
 Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học,
có ý thức trách nhiệm xây dựng sinh thái – môi trƣờng trong sạch.
A. Ni dung
1. Khái niệm về phòng trừ dịch hại tổng hợp
1.1. Khái niệm phòng trừ dịch hại tổng hợp
Phòng trừ dịch hại tổng hợp là sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, kỹ thuật
khác nhau vào phòng trừ dịch hại tằm; nhằm đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao,
không ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của con ngƣời và các loài sinh vật khác.
Trong công tác phòng trừ dịch hại tằm tổng hợp có thể sử dụng các biện
pháp kỹ thuật, biện pháp phòng trừ nhƣ: nguồn lá dâu và dinh dƣỡng trong lá
dâu, sử dụng giống sạch bệnh, môi trƣờng sống của tằm, kỹ thuật nuôi tằm,
thuốc hóa học . . . để phòng trừ. Các biện pháp này có thể sử dụng không cùng
một lúc nhƣng cũng có thể kết hợp đồng thời với nhau để phòng trừ.
Ý nghĩa của công tác phòng trừ dịch hại tổng hợp
Con tằm có vòng đời ngắn, một vòng đời của tằm từ trứng đến ngài có tổng
thời gian từ 50 – 60 ngày: ở mỗi giai đoạn phát dục của tằm có thời gian phát
dục khác nhau nhƣ: ở giai đoạn tằm (sâu non) chỉ kéo dài 23 – 25 ngày, các giai
đoạn kén, nhộng, trứng, mỗi giai đoạn có thời gian phát dục từ 10 – 15 ngày. Do

đó bệnh dịch sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều.
Ví dụ bệnh tằm mủ từ khi virus xâm nhập vào cơ thể tằm đến khi kết thúc
bệnh chỉ kéo dài từ 3 – 6 ngày.

15
Biện pháp phòng trừ tổng hợp đáp ứng đƣợc nguyên tắc phòng bệnh cho
tằm từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho tằm sinh trƣởng và phát dục. Khi phát hiện
tằm có triệu chứng bị bệnh tùy từng trƣờng hợp cụ thể để ra quyết định chính
xác.
Ví dụ tằm mắc bệnh tằm vôi, bệnh trong đầu có thể phải hủy lứa tằm để
phòng bệnh cho những lứa sau.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp áp dụng đúng và nghiêm ngặt còn đạt đƣợc
hiệu quả kinh tế cao, không ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời, không phát tán
nguồn bệnh và tránh làm ô nhiễm môi trƣờng sống.
2. Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
2.1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái dâu
Lá dâu đảm bảo chất lƣợng thì nuôi lứa tằm sẽ cho kết quả theo mong đợi.
Do đó, trồng, chăm sóc và thu hái lá dâu đúng kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khỏe, tăng khả năng chống bệnh cho tằm, rút ngắn thời gian phát dục của
tằm.
Chọn đất trồng dâu là một khâu rất quan trọng. Vị trí đất trồng dâu không
đƣợc gần các nhà máy hóa chất, lò gạch, lò vôi, đất không bị ô nhiễm, không
gần khu vực trồng thuốc lá, cây rau đậu sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
Nếu trồng dâu vào những khu đất có đặc điểm trên lá dâu hấp thu khí độc
hoặc ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật, khi hái dâu nuôi tằm, tằm dễ bị mắc
các bệnh ngộ độc do thức ăn đƣa vào.
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc dâu phải đảm bảo: bón phân cân đối
N:P:K nếu bón không cân đối tằm rất dễ mắc bệnh.
Ví dụ bón quá nhiều đạm cho dâu, cây dâu sinh trƣởng phát triển mạnh
nhƣng lá mỏng chứa nhiều đạm, khi tằm ăn vào sẽ mắc bệnh tiêu chảy, dẫn đến

các bệnh thứ cấp phát triển.
Khi bón phân, phun thuốc cho dâu phải sử dụng loại thuốc chuyên dùng
cho dâu tằm và đảm bảo thời gian cách ly, nếu không khi tằm ăn loại lá dâu này
có chứa nhiều N tự do hay còn dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến tình
trạng ngộ độc tằm.
Ngƣợc lại chăm sóc dâu không phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc bón ít dinh
dƣỡng lá dâu nhanh già cỗi, trên lá dâu dễ bị bệnh bạc thau, bệnh đốm nâu, làm
cho lá có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thấp, tằm ăn loại lá dâu này sức khỏe kém
dễ sinh bệnh thứ cấp.
Tuyệt đối không bón phân tằm chƣa qua xử lý cho dâu vì trong phân tằm,
xác dâu thừa có chứa nguồn bệnh rất nhiều và đa dạng.
Đốn tỉa dâu đúng chu kỳ, kỹ thuật và đảm bảo mật độ không để dâu quá
dày, năng suất chất lƣợng lá dâu thấp tằm dễ mắc bệnh.


16
2.2. Môi trƣờng và nhà nuôi tằm
Trong sản xuất dâu tằm, nguồn bệnh tồn tại trong không khí, trong đất và
trong các chất thải, xác dâu ăn dƣ của tằm tƣơng đối rộng rãi. Tiêu diệt nguồn
gây bệnh là biện pháp cơ bản trong phòng trừ bệnh truyền nhiễm và việc khử
trùng thích hợp là biện pháp quan trọng.




H06-1: Khử trùng khu vực nuôi tằm

Trƣớc vụ nuôi tằm, phải khử trùng môi trƣờng xung quanh một cách toàn
diện. Sau đó khử trùng nghiêm ngặt các phòng nuôi tằm, phòng dự trữ lá dâu,
phòng né.

Kế hoạch khử trùng chặt chẽ phải đƣợc vạch ra và thi hành nghiêm chỉnh.
Sắp xếp trong phòng nuôi tằm hợp lí – tằm con và tằm lớn, tằm lên né đƣợc nuôi
ở những phòng riêng. Việc tẩy uế đƣợc tiến hành ngay sau khi thu hoạch kén để
ngăn ngừa sự lan truyền của virus và sự nhiễm bẩn môi trƣờng.
Trong quá trình nuôi, những con tằm bệnh, tằm chết là nguồn bệnh có sức
lây lan nhanh và mạnh nhất. Vì chúng chứa 1 số lƣợng lớn những virus còn rất
khỏe. Cần phải thu gọn và xử lý những con tằm này bằng foormolandehyt hoặc
vôi bột và đem chôn lấp kín.
2.3. Kỹ thuật nuôi tằm
Sự lây nhiễm bệnh và tổn hại do bệnh truyền nhiễm gây ra có liên quan mật
thiết với sức khỏe của tằm. Vì vậy trong quá trình nuôi cần lƣu ý nuôi dƣỡng và
quản lí tốt, quan tâm đến các điều kiện sống và yêu cầu sinh lí của tằm ở từng
giai đoạn.

17
Trong quá trình ấp trứng và nuôi tránh nhiệt độ và ẩm độ cao quá mức.
Nhiệt độ ấp trứng thích hợp nhất là từ 23 – 27
o
C. Ở thời kì tằm, phải đề phòng
điều kiện oi bức, phải thực hiện thông gió chu đáo.
Điều tiết ôn, ẩm độ thích hợp, thoáng khí trong phòng ấp trứng và nuôi tằm
là công việc thƣờng xuyên và thực hiện kịp thời. Khi những yếu tố này thay đổi
thì quá trình điều tiết phải từ từ không đƣợc thay đổi đột ngột.
Ví dụ: khi tăng nhiệt độ nhà tằm, không đƣợc tăng nhiệt độ đột ngột, phải
tăng từ từ. Cứ sau 1 giờ nhiệt độ tăng dần lên khoảng 0,5 – 1
0
C là thích hợp.
Trƣờng hợp cần giảm nhiệt độ thì ngƣợc lại.
Khi thấy nong tằm xuất hiện tằm yếu, tằm bệnh dùng đũa, panh, kẹp gắp
nhẹ nhàng và gom tằm yếu, tằm bệnh vào một dụng cụ và tiêu hủy ngay, không

để lƣu chúng trong nhà tằm.
Sau mỗi lần cho ăn, thay phân tằm, tiến hành làm vệ sinh nhà tằm, đƣa toàn
bộ phân tằm, cọng dâu và những nong đã sử dụng ra khỏi phòng nuôi tằm.
Việc thu hái, vận chuyển và bảo quản lá dâu phải đƣợc chú trọng để đảm
bảo lá dâu có đủ chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu nuôi tằm. Để tránh gây thƣơng
tổn cho tằm, không nên nuôi với mật độ quá dày.
Dụng cụ nuôi tằm là phƣơng thức truyền bệnh chủ yếu. Vì vậy phải loại trừ
nguồn gây bệnh trong các khay nuôi.
Khử trùng mình tằm, khay nuôi, là cần thiết. Đối với các bệnh truyền
nhiễm, khử trùng mình tằm ở tuổi 3 và tuổi 4 để ngăn chặn sự bùng nổ bệnh ở
tằm tuổi 5 là biện pháp có tính quyết định và bắt buộc.
Khi phát hiện tằm bệnh trên nong tằm phải loại bỏ ngay để tiêu diệt nhân tố
gây bệnh.
2.4. Sử dụng giống chống bệnh và giống sạch bệnh
Trong việc chọn lọc để tạo những giống tằm chống bệnh và khỏe mạnh cần
chú ý đến các đặc điểm của mùa vụ nuôi và điều kiện thực tế của mỗi địa
phƣơng.
Chọn giống tốt có ý nghĩa thực tế trong việc ngăn ngừa các bệnh virus phát
sinh và lan truyền, từ đó giảm bớt những thất thoát về kinh tế.
Sử dụng trứng nuôi tằm phải rõ nguồn gốc nhà phân phối. Trứng tằm phải
sạch bệnh, bám dính và không có vi sinh vật gây bệnh trong phôi thai, đặc biệt
là bệnh tằm gai và bệnh do virus.
2.5. Biện pháp kiểm dịch
Kiểm dịch thực vật là một biện pháp tích cực, mang lại hiệu quả phòng
bệnh cao.
Kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa những nguồn bệnh từ xa xâm nhập vào
khu vực nuôi tằm, đặc biệt đối với những bệnh nguy hiểm dễ phát sinh thành
dịch và những bệnh trong khu vực chƣa xuất hiện.

18

Do đó, kiểm dịch thực vật cần kiểm soát chặt chẽ tất cả các sảm phẩm về
dâu tằm ngay từ cửa khẩu nhƣ: nguồn giống bố mẹ, trứng tằm giống, tơ, kén và
các loại sản phẩm phụ khác từ dâu tằm.
2.6. Biện pháp vật lý và cơ học
Đây là một trong những biện pháp quan trọng, gắn liền với kỹ thuật nuôi
tằm và biện pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Biện pháp vật lý và cơ giới yêu cầu phải lắp đặt hệ thống điều tiết nhiệt ẩm
độ, lắp cửa thông gió, lắp đặt hệ thống cửa lƣới chống nhặng xâm nhập vào nhà
tằm, trong sản xuất phân tán tại nhà dân có thể sử dụng vải màn để che đậy nong
đũi tằm.
Sau mỗi lứa nuôi tằm, dụng cụ nuôi tằm phải đƣợc sát trùng. Sau đó rửa
sạch và phơi dƣới ánh nắng trực xạ để tiêu diệt nguồn bệnh.
Nhà tằm làm vệ sinh và dùng đèn cực tím tiêu diệt nguồn bệnh trƣớc khi
nuôi lứa tiếp theo.
Những dụng cụ nhỏ gọn (thƣờng là dụng cụ nuôi tằm con) có thể dùng
nƣớc sôi luộc rửa, tiêu diệt nguồn bệnh.
Dọn vệ sinh sạch sẽ xung quanh nhà tằm và trong nhà nuôi tằm trƣớc và
sau mỗi lứa nuôi.
Phân tằm và xác dâu thừa đƣợc đem ủ nóng trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
2.7. Biện pháp hóa học
Biện pháp hóa học thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong quá trình nuôi tằm,
nhƣng yêu cầu không ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe ngƣời nuôi tằm và bảo vệ môi
trƣờng.
Trƣớc và sau mỗi lứa nuôi dùng thuốc sát trùng phun xịt trong ngoài nhà
tằm và khu vực nuôi tằm. Trong trƣờng hợp nhà nuôi tằm riêng rẽ thì dụng cụ,
nhà nuôi tằm có thể dùng foormaldehyt để xông hơi hoặc phun xịt và tủ kín để
tiêu diệt nguồn bệnh.
Trƣớc khi ấp trứng có thể dùng dung dịch foormaldehyt 2% sát trùng bề
mặt trứng trong thời gian từ 30 – 45 phút, sau đó hong khô trứng trong mát.
Trƣớc mỗi bữa ăn hoặc sau khi thay phân, sử dụng vôi bột, clorua vôi hoặc

foormol khô rây lên mình tằm để sát trùng mình tằm.
Trong những mùa nóng, ẩm độ không khí cao, tằm dễ mắc bệnh virus và
bệnh do vi khuẩn, có thể sử dụng cloramphelincol cho tằm ăn thêm bằng cách
pha nƣớc và phun lên lá dâu cho tằm ăn.
Nếu nuôi tằm không lắp lƣới chống nhặng thì sử dụng thuốc Bi58 25%
hoặc Bassa 50% pha nồng độ 1/1000 để phun trực tiếp lên mình tằm đợi khô
mình tằm cho ăn dâu. Chú ý phải thay phân cho tằm và phun thử trƣớc khi phun
cho toàn bộ lứa tằm.

19
Có thể dùng nƣớc dấm ăn hoặc axit acetic 1% ngâm tằm, cấp cứu tằm ngộ
độc và cho tằm ăn thêm đƣờng, vitamin nhất là vitamin C.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành phòng bệnh tằm.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.

20
Bài 3: BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Mã bài: MĐ06–3

Bệnh truyền nhiễm là một loại bệnh có khả năng lây lan mạnh giữa các cá
thể trong một lứa nuôi, lây lan từ thế hệ này sang thế hệ khác và lây lan giữa các
vùng nuôi tằm.
Đây là loại bệnh nguy hiểm, nguồn bệnh do các loài vi sinh vật gây nên,
bệnh phát triển nhanh, mạnh trên diện rộng và gây ô nhiễm môi trƣờng, tổn hại
nghiêm trọng về kinh tế cho ngƣời trồng dâu nuôi tằm.
Để phòng trừ tốt bệnh truyền nhiễm hại tằm đòi hỏi ngƣời trồng dâu, nuôi
tằm phải am hiểu đƣợc những biến đổi sinh lý và triệu chứng tằm bệnh, những

nguyên nhân gây bệnh cho tằm và có những biện pháp phòng trừ thích hợp nhất
cho từng loại bệnh để đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu
 Quan sát và nhận biết những biến đổi sinh lý và triệu chứng tằm bệnh;
 Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh cho tằm;
 Áp dụng biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao;
 Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chuyên cần, tác phong khoa học.
A. Ni dung
1. Bệnh virus (bệnh bủng mủ)
Bệnh virus là bệnh gây hại tằm, ở Việt Nam gọi chung là bệnh tằm bủng
mủ, bệnh virus do 4 loại virus gây bệnh và đƣợc gọi tên bệnh cụ thể theo tên
từng loại virus. Đó là các bệnh virus nhân đa diện, bệnh virus tế bào chất đa
diện, bệnh virus hình cầu và bệnh virus hình trụ.
Những biểu hiện đặc trƣng của bệnh virus:
 Bệnh tằm nghệ đối với giống kén vàng, bệnh bủng mủ đối với giống kén
trắng.
 Triệu chứng này biểu hiện khi tằm bị nhiễm cùng lúc 2 loại virus bệnh
virus nhân đa diện và bệnh virus tế bào chất;
 Ở ruột giữa xuất hiện các virus, sau đó lƣợng virus tăng lên gấp bội và
gây bệnh.
Các bệnh virus xuất hiện ở tất cả các vùng nuôi tằm, nhƣng đặc biệt là vào
mùa vụ hè thu – khi thời tiết xấu – việc tẩy uế cẩu thả và quản lý kém sẽ dẫn đến
sự bùng nổ bệnh hàng loạt, làm thất thu nghiêm trọng.
Theo số liệu điều tra một số nƣớc và một số khu vực thì bệnh virus chiếm
70 – 80% trong tổng số tổn thất do các loại bệnh tằm.

21
1.1. Triệu chứng
Tằm bị nhiễm virus thƣờng biểu hiện những triệu chứng sau:
 Gian đốt thƣờng phồng lên, da bóng, có màu trắng sữa và tằm bò liên tục

xung quanh khay nuôi.
 Da dễ vỡ kèm theo máu màu trắng sữa rỉ ra, cơ thể co ngắn lại và chết.
 Xác chết của những con tằm bị nhiễm bệnh đen dần và thối rữa.
 Tằm sinh trƣởng chậm, cơ thể còi cọc, kém ăn và có màu trắng đục.
 Nếu bệnh xảy ra ở tằm mới lớn thì ngực gần nhƣ trong suốt, cơ thể teo
dần, xuất hiện nôn mửa và ỉa chảy, triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu
chứng của bệnh nhiễm trùng máu.
 Khi bệnh phát triển mạnh thì xuất hiện phân màu trắng.
Triệu chứng này thƣờng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của tằm.
 Nếu nhƣ chúng bị nhiễm ngay trƣớc khi lột xác thì các đốt của nó sẽ
phồng lên do màng ngăn giữa các đốt bị gập lại.
 Nếu tằm ở tuổi 4 và tuổi 5, thì các màng ngăn giữa các đốt phồng lên
trông giống nhƣ một đoạn cây tre (gọi là là bệnh tằm nghệ đối với tằm kén vàng)
hay còn có tên khác gọi là bệnh tằm khúc. Ở giai đoạn tằm chín sự phồng to rất
dễ thấy.



H06-2: triệu chứng bệnh bủng mủ (tằm khúc)

Đối với bệnh virus, triệu chứng bệnh phát triển chậm và diễn biến kéo dài.
Những con tằm tuổi nhỏ khi bị nhiễm ít virus không có biểu hiện bệnh cho đến
tận tuổi 4.

22
 Nếu tằm bị nhiễm bệnh ở tuổi 1 thì sự phát bệnh sẽ thấy ở tuổi 2 và 3.
 Nếu ở tuổi 2 thì bệnh sẽ bắt đầu ở tuổi 3 và 4.
 Nếu ở tuổi 3 hoặc 4 thì triệu chứng bệnh xuất hiện ở tuổi 5.
 Nếu ở tuổi 5 thì hoàn toàn không thấy triệu chứng.
 Một số tằm bị mắc bệnh ở thời kì sau của tằm tuổi 5 thì kén có màu nâu

tối, vỏ kén dễ thủng rách, các chất dịch lỏng nhỏ ra bên ngoài làm nhiễm bẩn vỏ
kén.
Bệnh này xuất hiện hầu nhƣ trong suốt vụ tằm xuân, trong mùa mƣa ở các
tỉnh phía nam.
Tằm con bị chết khoảng 3 – 4 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, còn tằm trƣởng
thành thì sau 4 – 6 ngày.



H06-3: Giai đoạn cuối của tằm bệnh bủng mủ

1.2. Sự phát sinh của bệnh
Sự lây nhiễm bệnh do các thể virus chủ yếu qua miệng, nhƣng virus tự do
cũng có thể đi vào qua các vết thƣơng. Sau khi qua cuống họng, đa diện đi vào
ruột, bị hòa tan do chất kiềm trong ruột và giải phóng ra các thể virus.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể tằm, một số đi vào các cơ quan nội tạng
và kí sinh trên những tế bào dễ bị nhiễm ở đó; một số khác có thể cƣ trú tại tế
bào ruột giữa.
Sự diễn biến bệnh chịu ảnh hƣởng của nhiệt độ (t°) và ẩm độ (rh%), cũng
nhƣ số lƣợng và độc tính của virus.
Bệnh do virus xuất hiện chủ yếu trong tằm hè – thu.

23
Ở mức độ nhất định, sức kháng bệnh virus có liên quan đến thể trạng,
giống, giai đoạn phát triển và tình trạng sinh lí của tằm.
 Những giống tằm nhân nhanh và giống lai F1 của nó thể hiện tính chống
chịu tốt với thể virus nhân đa diện, virus tế bào chất đa diện.
 Đối với lai F1 thì dòng Trung Quốc chống chịu khỏe, dòng Nhật Bản
yếu, dòng lai Châu Âu có sức chống chịu ở mức trung bình.
 Nhìn chung các giống có khả năng chịu nhiệt độ và độ ẩm cao, thì có

tính chống chịu tốt đối với bệnh virus hình cầu và con lai có tính chống chịu tốt
hơn bố mẹ chúng.
Tính chống chịu đối với bệnh virus khác nhau tùy thuộc vào thời kì phát
triển của tằm. Tằm tuổi nhỏ có xu hƣớng dễ nhiễm bệnh hơn.
Nghiên cứu sự nhiễm LD50 qua miệng đối với bệnh virus nhân đa diện cho
thấy: ở tuổi 1 là 1, tuổi 2 là 14, tuổi 3 là 500, tuổi 4 là 550, và tuổi 5 là 1400.
Đối với bệnh virus tế bào chất đa diện, nếu LD50 ở tuổi 1 là 1 thì tuổi 2 là
1,7; tuổi 3 là 2,1; tuổi 4 là 2,3 và tuổi 5 là 550.
Đối với bệnh virus hình cầu thì nếu LD50 đối với tằm tuổi 1 là 1, tuổi 2 là
1,5; tuổi 3 là 3,0; tuổi 4 là 13, và tuổi 5 là 10.000 – 12.000.
Tính chống chịu của từng cá thể có thể tăng lên theo tuổi của nó, nhƣng
tính chống chịu đối với bệnh virus tế bào chất đa diện và fv thì không khác nhau
nhiều từ tuổi 1 đến tuổi 4. Vì vậy điều quan trọng là không chỉ cần tăng cƣờng
quản lí tằm nhỏ mà còn phải chú trọng phòng bệnh đối với tằm lớn. Điều này
đặc biệt đúng đối với bệnh virus tế bào chất đa diện và bệnh virus hình cầu, khi
sự lây nhiễm ở tuổi 3 và tuổi 4 lan truyền qua khay nuôi có thể dẫn đến sự bùng
phát dịch bệnh ở tuổi 4.
Thời kì tằm dễ nhiễm bệnh nhất trong mỗi tuổi là khi tằm mới lột xác. Thời
gian tằm chống chịu khỏe nhất là thời kì chúng ăn mạnh nhất. Tuy nhiên, tính
chống chịu có xu hƣớng giảm sút khi gần đến lúc tằm lột xác.
1.3. Điều kiện môi trƣờng
Thể trạng của tằm phụ thuộc nhiều vào điều kiện cho ăn và chất lƣợng thức
ăn. Tính chống chịu của tằm đối với bệnh virus phụ thuộc vào thể trạng tằm, tằm
khỏe chống bệnh tốt hơn.
Nhiệt độ ở thời kì ấp trứng và thời kì tằm con có ảnh hƣởng đến tính chống
chịu đối với bệnh.
Ví dụ: khi ấp trứng ở 25
0
C sẽ gấp 14 lần khi ở 32
0

C. Nếu từ tuổi 1 đến tuổi
3 tằm đƣợc nuôi ở 2 ngƣỡng nhiệt độ khác nhau là 25 và 30
0
C, rồi cấy virus tế
bào chất đa diện, thì thể hiện tình trạng bệnh ở ngƣỡng 25
0
C là thấp nhất.
Tỉ lệ cao về bệnh virus tế bào chất đa diện và virus hình cầu đối với tằm vụ
hè thu có liên quan đến nhiệt độ. Bệnh virus nhân đa diện với tằm vụ xuân có

24
liên quan đến ẩm độ (rh%). Nhiệt độ và ẩm độ cao có ảnh hƣởng đến tính chống
chịu của tằm, nó làm tăng tính dễ nhiễm bệnh.
Chất lƣợng và số lƣợng lá dâu có ảnh hƣởng trực tiếp đến chức năng sinh lí
của tằm.
 Ví dụ, nếu cho tằm vụ xuân và vụ hè, ăn lá dâu bánh tẻ hoặc non, thì tằm
chỉ ăn những lá dâu non thƣờng mắc bệnh virus nhân đa diện, và nếu điều kiện
bất lợi thì tình trạng bệnh càng tăng.
 Nếu tằm vụ hè và vụ thu phải chịu đói, thiếu lá dâu thì chúng sẽ bị rối
loạn trao đổi chất, giảm khả năng chống bệnh. Khi đó chỉ cần có số lƣợng nhỏ
virus tế bào chất đa diện chúng cũng dễ nhiễm bệnh virus tế bào chất và virus
hình cầu.
Hơn nữa, sự nhiễm độc do hóa chất nông nghiệp hoặc do khói thải từ các
nhà máy hóa chất độc hại tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh virus.
1.4. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh dựa vào những điểm sau:
 Ở thời kì nhiễm bệnh ban đầu là đầu tằm có màu xanh, không lột xác, da
bóng.
 Sau đó toàn bộ cơ thể có màu trắng sữa, tằm bò liên tục, gai đuôi bị đứt
và cuối cùng 1 chất lỏng hoặc máu màu trắng sữa ứa ra.

 Nếu nhƣ triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ nhƣ vậy thì cắt đuôi
hoặc chân lấy mẫu để diểm tra. Chuẩn bị mẫu tƣơi, quan sát dƣới kính hiển vi
phóng đại 400 lần tìm sự có mặt của đa diện, rồi dựa vào đó để chẩn đoán bệnh.



H06-4: triệu chứng tằm không lột xác (tằm trốn ngủ)



25
1.5. Phòng trừ bệnh virus
Hiện nay bệnh virus là bệnh phổ biến rộng rãi trong các bệnh tằm, là loại
bệnh nguy hiểm nhất đối với tằm. Khi biết rõ nguyên nhân của từng bệnh, ta có
thể khống chế đƣợc bệnh bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Những phƣơng pháp phòng trừ chính:
1.5.1. Khử trùng triệt để, tiêu diệt nguồn bệnh
Tiêu diệt nguồn gây bệnh là biện pháp cơ bản trong phòng trừ bệnh virus
và việc khử trùng thích hợp là 1 biện pháp quan trọng.
Trƣớc khi nuôi tằm phải khử trùng môi trƣờng xung quanh một cách toàn
diện. Sau đó khử trùng nghiêm ngặt các phòng nuôi tằm, phòng dự trữ lá dâu
còn phòng né thì cần khử trùng vài lần.
Kế hoạch khử trùng chặt chẽ phải đƣợc vạch ra và thi hành nghiêm chỉnh.
Sắp xếp trong phòng nuôi tằm phải hợp lí – tằm con và tằm lớn (lên né) nuôi ở
những phòng riêng.
Vào cuối vụ, những con tằm chết trên giá là nguồn nhiễm bệnh mạnh nhất.
Vì chúng chứa 1 số lƣợng lớn những virus còn rất khỏe. Vì vậy, việc tẩy uế phải
đƣợc tiến hành ngay sau khi thu hoạch kén để ngăn ngừa sự lan truyền của virus
và sự nhiễm bẩn môi trƣờng.
1.5.2. Tách riêng tằm khỏe mới lt xác

Phƣơng thức truyền bệnh chủ yếu nhất là qua khay nuôi. Vì vậy phải loại
trừ nguồn gây bệnh trong các khay nuôi, đặc biệt là phải ngăn ngửa lây nhiễm
cho tằm tuổi nhỏ.
Tằm bị nhiễm bệnh virus, sinh trƣởng chậm, lột xác muộn và kéo dài. Phân
của những con tằm này trong nong ngày càng tăng, tằm khỏe tiếp xúc với phân
tằm bệnh sẽ bị lây nhiễm bệnh. Từ đó, dịch bệnh co nguy cơ phát triển mạnh
trong nong.
Trong thời gian nuôi luôn phải theo đúng kĩ thuật, tách những con tằm lột
xác ra khỏi những con chƣa lột xác và nuôi riêng, cách li tằm khỏe để giảm nguy
cơ nhiễm bệnh.
Khử trùng mình tằm, cũng nhƣ với khay nuôi, là cần thiết. Đối với các
bệnh virus tế bào chất nhân đa diện và virus hình cầu thì khử trùng tằm ở tuổi 3
và tuổi 4 để ngăn chặn sự bùng nổ bệnh ở tằm tuổi 5 là biện pháp có tính quyết
định và là bắt buộc.
Khi phát hiện tằm bệnh trong quần chủng tằm thì phải loại bỏ ngay để tiêu
diệt nhân tố gây bệnh.
Để ngăn ngừa sự lây lan bệnh do con ngƣời và môi trƣờng, thì cần xử lí cẩn
thận phân tằm bệnh, không đƣợc để phân tằm trong nhà tằm hoặc bón bừa bãi
cho ruộng dâu.

×