Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH GIÁO DỤC HỌC Đề tài : YÊU CẦU VỀ MẶT PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.95 KB, 14 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH GIÁO DỤC HỌC
Đề tài : YÊU CẦU VỀ MẶT PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI
GIÁO VIÊN
*CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH:
I/Những phẩm chất đạo đức của người giáo viên:
1. Có niềm tin cách mạng:
2. Có lý tưởng nghề nghiệp:
3. Có niềm tin sư phạm:
4. Có lòng yêu nghề, yêu trẻ:
5. Có tình cảm trong sáng, cao thượng:
II/Vai trò của những phẩm chất đạo đức của người giáo viên:
III/ Thực trạng về việc thực hiện những phẩm chất đạo đức của người giáo
viên:
V/Kết luận:
*NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH:
Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng
người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục là nhà giáo. Bác Hồ đã từng
khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục, cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề
cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Nhiệm vụ của thầy cô
giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. Bởi vậy, hơn ai hết, những thầy giáo,cô
giáo cần ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình để từ đó không ngừng
bồi dưỡng, nâng cao những phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt sự nghiệp
trồng người, xứng đáng là tâm gương sáng để học sinh noi theo.
I/Những phẩm chất đạo đức của người giáo viên:
Để xứng đáng với danh hiệu "Người kỹ sư tâm hồn","người chiến sĩ
trên mặt trận tư tưởng văn hoá, mỗi giáo phải không ngừng trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của nhà giáo.
1.Có niềm tin cách mạng:
-Niềm tin cách mạng là cơ sở để người giáo viên gắn bó cuộc đời
mình với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, với sự nghiệp giáo dục là bồi


dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Hồ Chí Minh từng nói: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau
này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản”.
Bởi vậy, ngoài việc trau dồi những kiến thức chuyên môn,người giáo viên
phải không ngừng học tập chính trị , vì "Có học tập lý luận Mác- Lênin thì
1
mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự
hiểu biết về trình độ chính trị mới làm nòng cốt công tác Đảng giao phó".
Niềm tin cách mạng được thể hiện ở lòng yêu nước sâu sắc, yêu xã
hội chủ nghĩa, tin vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,tự hào về quá khứ
dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc. Để từ đó, người giáo viên đem
tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho Đảng và nhà nước bằng việc đào
tạo thế hệ sau có đủ đức, đủ tài, một lòng phục vụ Tổ quốc,tiếp nối truyền
thống của cha ông đi trước,xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Trong cuộc sống, ta bắt gặp
không ít những người thầy
giáo sáng ngời niềm tin cách
mạng, một tấm gương tiêu
biểu ta không thể không
nhắc đến đó là chủ tịch Hồ
Chí Minh. Bác Hồ của
chúng ta đã từng làm thầy
giáo nhiều năm, đã từng đào
tạo nhiều thế hệ cách mạng
cho nên người rất hiểu công
lao to lớn và thầm lặng của
người thầy. Lúc còn là thầy
giáo Nguyễn Tất Thành, dạy ở trường Dục Thanh Người rất được học sinh
yêu quý, có thể nói đólà nghề đầu tiên trên bước đường đi tìm chân lý của
Người. Qua những năm

tháng ngắn ngủi trên đất
Phan Thiết, Người đã chứng
tỏ khả năng cũng như định
hướng về giáo dục, về vai
trò của người thầy. Công lao
vĩ đại đầu tiên của Người là
đã thành lập tổ chức Thanh
niên cách mạng đồng chí
Hội, mở lớp đào tạo, rèn
luyện cán bộ cho cách mạng
Việt Nam - Đội ngũ những
Mô hình lớp học trường Dục Thanh
con chim đầu đàn như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng
Sơn Trong điều kiện khó khăn, việc mở rộng lớp giảng dạy, từ khâu soạn
bài, tổ chúc thực hiện đều do Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Chất lượng hiệu quả,
2
tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục- đào tạo cán bộ đã được lịch sử kiểm
nghiệm, chúng ta càng thấy được sự vĩ đại của nhà giáo dục Hồ Chí Minh.
2.Có lý tưởng nghề nghiệp:
- Lý tưởng nghề nghiệp là yều tố tâm lý hết sức cần thiết phải có.
Đó chính là hình ảnh về một cái gì tốt đẹp mà ta mong muốn vươn tới. Lý
tưởng nghề nghiệp được biểu hiện bằng lòng say mê nghề nghiệp, lương tâm
nghề nghiệp, lòng tận tụy, hi sinh vì công việc, tác phong làm việc cần cù,có
tinh thần trách nhiệm cao…
Không riêng gì nghề giáo mà tất cả các nghề đều đòi hỏi phải có sự
say mê, có say mê thì mới có hứng thú để hoàn thành tốt công việc. Mỗi
người thầy phải không ngừng tự đổi mới, phải có ý thức quyết tâm đi vào
khoa học kĩ thuật, nhất là khoa học giáo dục,làm tốt công tác “dạy chữ, dạy
nghề, dạy người”. Và một yếu tố không thể thiếu của mỗi nhà giáo đó là
lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm tự

thân của nhà giáo với công việc giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ; hành nghề
vì sự nghiệp giáo dục chứ không phải vì quyền lợi vật chất; giữ gìn danh dự,
khí tiết,lương tâm bằng tài năng và đức độ chứ không phải bằng quyền lực
chính trị, bằng tiền bạc. Chỉ có những giáo viên có lương tâm nghề nghiệp
mới có đủ tư cách để dạy dỗ học sinh. Không những phải rèn luyện những
phẩm chất đạo đức mà người giáo viên còn phải nâng cao tri thức, nâng cao
vốn hiểu biết của mình thông qua viêc học tập, tìm tòi, nghiên cứu ; giáo
viên cũng phải nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc đổi mới phương
pháp dạy học một cách hợp lý, ứng dụng những phương tiện dạy học nhằm
kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Nghề nào cũng có những khó khăn, thử thách và nghề giáo cũng vậy.
Trong cuộc sống, người giáo viên phải đối mặt với rất nhiều những gian nan,
vất vả, những cám dỗ, cạm bẫy đời thường, đã có lúc có tưởng chừng như
bế tắc, tuyệt vọng. Và nếu thiếu lý tưởng nghề nghiệp, người giáo viên
không thể vượt qua.
Trên thực tế, có rất nhiều thầy cô giáo đã không quản khó khăn để
‘gieo chữ’ từ biên cương đến đảo
xa.Tiêu biểu trong số đó có thầy
giáo Trần Hướng- một người con
vùng đất lửa Quảng Trị. Người
dân vùng biển bãi ngang nghèo
khó này luôn nhắc đến Trần
Hướng như một niềm tự hào của
quê hương. Năm 2008, tốt nghiệp
3
Trường CĐSP Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng), thầy giáo trẻ Trần Hướng xung
phong lên huyện
Thầy Hướng đang soạn giáo án
miền núi Đa Krông để giảng dạy tại Trường Tiểu học Ba Nang. Những cái
tên như bản Bù, Trầm, Ngược, Tà Mên… mới nghe qua đủ để người ta hình

dung được sự xa xôi, cách trở của những bản làng lẩn khuất không đường đi
giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vỹ. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, thầy giáo
Hướng đã tình nguyện nhận nhiệm vụ ở những nơi khó khăn đó với suy nghĩ
giản dị: “Mình là con trai, có sức khỏe thì cần phải xông pha nơi gian khó. Ở
một vùng quê nghèo nhất nhì cả nước này, đâu đó ở các bản xa xôi vẫn có
nhiều cô giáo tình nguyện đến
dạy học thì mình cần phải làm
được. Hơn thế, các em rất
khát con chữ và chúng cần có
mình”.
Sau ba năm dạy cho hàng
trăm đứa trẻ ở vùng cao biết
cầm cây bút viết con chữ
vững vàng, bỏ lại sau lưng
cuộc sống yên bình ở đất liền,
được sự đồng ý của Sở Nội vụ
tỉnh Khánh Hòa, thầy Hướng
tình nguyện đến đảo Song Tử Tây (Trường Sa) để dạy học.
Thầy giáo Hướng khẳng định: “Tôi còn trẻ nên khi Tổ quốc cần, cho
dù ở đâu, tôi xin nguyện xung phong đến những nơi đó. Gia đình là một
phần quan trọng nhưng phục vụ đất nước còn quan trọng hơn”. Tấm lòng
của thầy giáo trẻ Trần Hướng thật đáng quý !
3. Có niềm tin sư phạm:
Niềm tin sư phạm chính là tin vào bản chất tốt đẹp của con người, tin vào
khả năng giáo dục, tin tưởng và tôn trọng nhân cách của người học sinh.
Trẻ em như tờ giấy trắng và nhà giáo dục với thiên chức cao đẹp của
mình là viết lên tờ giấy ấy những bài học tri thức, những phẩm chất đạo đức
làm người. Con người sinh ra ai cũng có những phẩm chất tốt đẹp,bởi vậy
nhà giáo cần phải kịp thời phát hiện và khơi dậy những phẩm chất ấy. Bên
cạnh đó, nhà giáo cũng cần tin vào khả năng giáo dục. Giáo dục tuy không

phải là vạn năng nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình
thành nhân cách của con người. Giáo dục góp phần phát hiện và bồi dưỡng
4
những yếu tố thuận lợi,khắc phục những yếu tố không thuận lợi giúp con
người phát triển hoàn thiện hơn.
Trong dạy học, giáo viên luôn phải tôn trọng ý kiến của học sinh,
không nên áp đặt những suy nghĩ của mình cho học sinh. Giáo viên không
nên thờ ơ hay xa lánh trước những hành vi sai trái của học sinh mà cần phải
giúp học sinh sửa chữa lỗi lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Câu chuyện về cô giáo Nguyễn Thị Hằng là một trong những câu
chuyện để lại lòng biết
ơn và khâm phục sâu sắc.
Vốn là con một cán bộ
Công an, nên sau khi tốt
nghiệp phổ thông,
Nguyễn Thị Hằng rời
quê lúa Thái Bình theo
nghiệp cha. Sau thời gian
làm công tác thông tin
liên lạc, chị trở thành
giáo viên chủ nhiệm Đội
học sinh nữ của trường
giáo dưỡng số 2. Cô Hằng cùng học sinh
Đại úy Hằng bộc bạch: Những năm trở lại đây, số học sinh nữ trong
đội luôn dao động khoảng từ 34 đến 35 em, song các trường hợp đưa vào
đây đều thật sự cá biệt. Mỗi em là một cảnh ngộ với những diễn biễn tư
tưởng rất khó nắm bắt. Đó có thể là một trường hợp đua đòi "dạt" nhà đi
chơi; song cũng có khi là một cô gái sinh ra trong một gia đình không bình
thường; có em bố đi tù, mẹ cũng đi tù Phần lớn trong số đó, sống bất cần,
buông thả, không định

hướng về tương lai, một
số em đã mang theo
nhiều căn bệnh xã hội,
hậu quả của những chuỗi
ngày lang thang, sống
"bụi đời". Công việc của
một giáo viên chủ nhiệm,
đòi hỏi chị phải quán
xuyến mọi việc, từ nếp
ăn, nếp ở, ý thức học tập
5
và chấp hành kỷ luật của tất cả các em học sinh… Lớp học
nghề tại trường giáo dưỡng
Đại úy Hằng đã gần gũi, chăm sóc, động viên em phấn đấu vươn lên. Rèn
rũa và dạy dỗ một con người đã khó, công việc của một "giáo viên dạy lại"
còn khó hơn nhiều. Cầm tay, chỉ việc, ngày lại ngày, Đại úy Quý nhẫn nại,
dùng tình yêu thương của mình để cảm hóa những cậu bé, đang chông chênh
giữa những ngã rẽ cuộc đời. Chị dạy cho các em học chữ, học kỹ năng sống
rồi biết yêu thương mọi người.
Công việc của một giáo viên "dạy lại" ở Trường Giáo dưỡng số 2 đòi
hỏi các chị phải thường xuyên đi sớm về khuya. Không quản ngại vất vả,
bằng cái tâm và tình yêu thương đối với các học trò, những "cô giáo" - chiến
sỹ Công an như Đại úy Hằng, Đại úy Quý đã giúp các em học trò dần dần
trưởng thành và có thể đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời.
4. Có lòng yêu nghề, yêu trẻ:
Những ai đã lựa chọn nghề giáo là nơi gắn bó sự nghiệp cả đời đều có
những tâm huyết với nghề, với trò. Phải yêu các em mới có thể tận tình với
các em, để hiểu các em, các nhu cầu của các em, mới có thể chấp nhận
những "sai lầm" mà các em vướng trên quãng đường khó nhọc của việc tìm
kiếm "chân lý khoa học", lòng yêu người, yêu trẻ gắn bó chặt chẽ với

nhau, yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu. Có yêu người mới có cơ sở
để yêu nghề.
Có những đứa trẻ bẩm sinh đã
thông minh, nhanh nhẹn, có năng
khiếu,được sống trong hoàn cảnh tôt,
và có đầy đủ điều kiện thuận lợi để
phát triển.Song, vẫn còn không ít
những đứa trẻ bất hạnh, sinh ra đã có
những khiếm khuyết trên cơ thể và
hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hơn ai
hết, giáo viên luôn phải quan tâm,
động viên các em. Mặt khác, giáo
viên cần phải phối hợp với gia đình và
xã hội để hỗ trợ các em cả về vật chất
lẫn tinh thần, giúp các em vượt qua
mặc cảm, tự ti để học tập tốt.
6
Trong cuộc sống, có rất nhiều thầy giáo, cô giáo có tấm lòng yêu
nghề, yêu trẻ, cô giáo Lê Hồng Nhanh cũng
Cô Lê Hồng Nhanh
là một người như thế. Ngôi trường Tiểu học Khánh Bình Đông 5, huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau nằm trơ trọi giữa hai bên rừng núi, đường đến
trường lúc nào cũng sình lầy.
Những hôm trời mưa to, giáo viên và học sinh tới trường mà ứa nước
mắt vì bùn bám ngập gần đến đầu gối. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng lúc
nào cô giáo Lê Hồng Nhanh, giáo
viên dạy trẻ em khuyết tật cũng
đến trường sớm hơn thời gian quy
định để dắt học trò của mình vào
lớp. Đối với cô giáo Lê Hồng

Nhanh, việc dạy dỗ học sinh
khuyết tật phải xuất phát từ tình
yêu thương như người mẹ chăm
sóc con mình. Cô giáo Lê Hồng
Nhanh tâm sự: “Mỗi lần nhìn lũ trẻ
đau đớn khi bị bệnh tật hành hạ,
tôi lại thấy thương chúng vô cùng
và tự nhủ với lòng mình là cố kiên trì khắc phục khó khăn để dạy bảo các
em. Thời gian đầu khi đến trường, các em chỉ toàn đập phá đồ dùng học tập,
cười, khóc vô lối, thậm chí là quát mắng lại giáo viên. Đặc biệt, mỗi khi thời
tiết thay đổi, các em mắc chứng động kinh và tự kỷ lại hò hét ầm ĩ khiến tôi
cùng với mấy chú bảo vệ phải tìm đủ mọi cách hạn chế sự tức giận của các
em.
Lớp học của trẻ khuyết tật
Đối với em nói khó, thời gian giảng bài giúp em tiếp thu kiến thức
phải nhiều hơn từ 3 đến 4 lần so với những học sinh bình thường khác. Còn
với học sinh không biết đi, khó khăn nhất là mỗi lần vệ sinh cá nhân nên tôi
phải bế em như người mẹ chăm con nhỏ.
Dạy trẻ bình thường đã khó, nay cô Hồng Nhanh phải kiêm luôn vừa
dạy học và chăm sóc thêm các em khuyết tật thì sự vất vả, khó khăn ấy lại
tăng lên gấp bội. Đặc biệt là để các em đến lớp đều đặn, cô giáo đã không
quản ngại đường sá xa xôi đến từng gia đình để vận động bố mẹ cho con đi
học. Có hôm gia đình không đưa con đến lớp, cô và một số học sinh lại tìm
7
đến tận nhà để cõng các em đi học. Sợ các em không hiểu bài kịp so với
những học sinh trong lớp, tranh thủ buổi tối hay thứ Bảy, Chủ Nhật, cô giáo
Hồng Nhanh lại nhóm họp những em khuyết tật này lại để ôn bài.
Trong số các em khuyết tật, có những em vì trí tuệ chậm phát triển
nên phải mất từ 2-3 năm mới biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, bằng sự yêu
nghề và tình cảm vô bờ đối với học trò, cô giáo Hồng Nhanh đã giúp các em

khuyết tật dần hòa nhập với những học sinh bình thường khác.
5. Có tình cảm trong sáng và cao thượng:
Tình cảm này thể hiện ở lòng yêu nghề, yêu trẻ,hứng thú và nhu cầu
làm việc với thể hệ trẻ, yêu thương và đùm bọc học sinh, vui sướng với
những tiến bộ của học sinh.
Cô giáo như mẹ hiền. Giáo viên cần quan tâm, yêu thương học sinh,
dạy dỗ học sinh như dạy dỗ những đứa con thân yêu của mình, giúp tình
thầy trò trở nên gắn bó,khăng khít. Để rồi khi ra trường, các em vẫn nhớ về
thầy cô, nhớ về mái trường như tổ ấm thân yêu. Còn gì vui hơn khi thấy
những thế hệ học trò của mình khôn lớn,trưởng thành. Đó không chỉ là niềm
hạnh phúc của những bậc làm cha, làm mẹ,mà còn là niềm hạnh phúc vô bờ
của những thầy giáo, cô giáo-những người đã sinh ra các em lần thứ hai.

Thầy giáo Đuy-sen trong
tác phẩm Người thầy đầu tiên
của nhà văn Ai-ma-tốp là một
người thầy như thế.
Những năm đầu xây dựng chính
quyền cách mạng ở Liên Xô,
thầy Đuy-sen được cử về vùng
quê hẻo lánh của Cư- rơ-gư-xtan
để mở trường. Đuy –sen gặp rất
nhiều khó khăn: khí hậu khắc
nghiệt, trường sở không có,
Nhà văn Ai-ma-tốp
phải tự tay lo liệu xây dựng và cả những tập tục lạc hậu của người dân…Các
em nhỏ trong làng nghe tin mở trường háo hức chờ đợi…Trong số đó có cô
bé An-tư-nai mồ côi ở với chú thím. Em bị người thím độc ác đánh đập và
hành hạ đáng thương! Thầy Đuy-sen đã an ủi, động viên, tìm mọi cách để cô
bé An-tư-nai đến trường học tập.

Khi cô bé bị người thím ác nghiệt ép gả bán làm vợ lẽ cho người ta, em đã
được thầy Đuy-sen giải thoát, đưa lên tỉnh học, được chuyển về Mát-xcơ-va
8
đào tạo, sau thành nữ viện sĩ. Còn thầy Đuy-sen bây giờ đã già, làm nghề
đưa thư Để rồi giờ đây, khi
đã trở thành một nữ viện sĩ,
nhưng cô học trò ngày nào
vẫn nhỡ mãi một kỉ niệm về
ngày xưa ấy. Một hôm, thầy
Hai cây phong trong truyện (ảnh
minh họa) Đuy-sen đem về
trường hai cây phong non và
nói với An-tư-nai bé nhỏ,tội
nghiệp : « Hai cây phong này
thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chũng lớn
lên ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt… »
Tấm lòng của thầy Đuy-sen thật đáng quý biết bao, thầy đã đem ánh sáng
làm thay đổi nhiều cuộc đời, ngọn lửa tình thương như tỏa sáng làm ấm áp
lòng người, thầy là một minh chứng hùng hồn cho tình cảm trong sáng và
cao thượng của người thầy.
Ngoài ra, người giáo viên cần phải có lòng nhân đạo, thái độ công
bằng, thái độ chính trực, giản dị, khiêm tốn, biết tự kiềm chế, kiên trì, tự
tin…Giáo viên không nên có sự phân biệt đối xử giữa các em học sinh,
không nên để việc riêng ảnh hưởng đến việc giảng dạy.Đặc biệt, giáo viên
không nên đề cao bản thân, xem nhẹ vai trò của học sinh, cũng không nên
thỏa mãn, tự kiêu mà luôn cầu tiến, phải biết lắng nghe những lời gpos ý của
mọi người để hoàn thiện bản thân, xứng đáng là tấm gương sáng để học sinh
học tập và noi theo.
II/ Vai trò những phẩm chất đạo đức của người giáo viên :
Mỗi một phẩm chất đạo

đức là một nguồn động lực,
một nguồn sức mạnh to lớn
giúp người giáo viên vượt qua
mọi khó khăn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ cao cả của mình. Một
khi người giáo viên có đầy đủ
những phẩm chất đạo đức sẽ
được mọi người tin yêu, quý
trọng, để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng học học sinh và sẽ là
tấm gương sáng để học sinh noi
theo.
9
Mặt khác, nó còn tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà
giáo và cán bộ viên chức
ngành giáo dục về ý thức tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức
cách mạng, đạo đức nghề
nghiệp. Tạo hứng thú để
giáo viên thường xuyên tự
học, tự nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và
sáng tạo trong các hoạt động
giáo dục, góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ sự nghiệp giáo
dục, đáp ứng tốt việc đào tạo
nên những thế hệ con người
mới có đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, sáng tạo, để xây dựng đất nước
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ngược lại, một khi người giáo viên không có những phẩm chất đạo

đức thì sẽ không thể vượt qua những thách thức, cán dỗ, không thể vượt qua
chính bản thân để hoàn thành tốt công việc.
Qua đây, ta có thể thấy, các phẩm chất đạo đức của người giáo viên
càng toàn diện thì càng đạt kết quả giáo dục cao.
Ý thức được tầm quan trọng của những phâm chất đạo đức. người
giáo viên phải tiếp tục phát huy những phẩm chất cao đẹp của người thầy
trong truyền thống dân tộc, không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu
mực của người thầy giáo, say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc, sáng tạo, xứng
đáng là những người « gieo hạt giống đẹp bao tâm hồn »
III/ Thực trạng về việc thực hiện những phẩm chất đạo đức của người
giáo viên:
Thực tế hiện nay, kho tàng tri thức của nhân loại không ngừng nhân lên
từng giây từng phút, mỗi nhà giáo, những người đang làm công việc “trồng
người” cao quý, đều đứng trước yêu cầu phải tự vươn lên mạnh mẽ để đáp
lại mong mỏi của toàn xã hội. Dân tộc ta vốn có truyền thống “ Tôn sư trọng
đạo”, luôn xem nghề giáo là một hình ảnh mẫu mực cả về tri thức và nhân
cách. Vì vậy mỗi người khi chọn nghề giáo đều phải hiểu rằng có rất nhiều
sự quan sát hướng đến mình: học trò nhìn mình để học tập làm theo, và cả xã
hội là sự gửi gắm tương lai của thế hệ trẻ với thái độ trân trọng. Mỗi giáo
viên hàng ngày, hàng giờ qua bài giảng không chỉ truyền thụ kiến thức mà
còn dạy cách làm người, nuôi dưỡng nhân cách cho học sinh. Bởi lẽ đó, mỗi
thầy giáo, cô giáo đương nhiên phải là một tấm gương sáng về đạo đức, phải
10
biết vượt lên nhiều cám dỗ để giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của người thầy trong
mắt hoc trò.
1- Tích cực :
Thực hiện cuộc vận động “
Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng
tạo” , trong nhiều năm qua, các

thầy cô giáo đã không ngừng
trau dồi cho mình những phẩm
chất đạo đức của người giáo
viên.
Hầu hết các giáo viên
đều là những người có phẩm
chất đạo đức tốt, có lập trường chính trị
Đồ dùng dạy học
rõ ràng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật của nhà nước, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn có ý
thức giữ gìn vị thế và vai trò sư phạm của người thầy, không để xảy ra hiện
tượng vi phạm đạo đức nhà giáo. Đặc biệt với học sinh, các thầy cô không
chỉ đến với các em bằng kiến thức mà còn bằng cả tình yêu thương, sự tôn
trọng và thái độ thân thiện; các thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn chú trọng
việc trồng người; không có biểu hiện đối xử thô bạo với học sinh bằng lời
nói hoặc hành động.
Bằng những hình thức khác nhau, nhiều thầy, cô giáo đã không ngừng
tự học để nâng cao nhận
thức chính trị, nâng cao
năng lực chuyên môn và kĩ
năng sư phạm. Một số thầy
cô tuy đã lớn tuổi, đã có
trình độ chuyên môn vững
vàng nhưng vẫn đi đầu trong
việc tự nghiên cứu, học tập
để không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, nhất là việc học tập ứng
dụng công nghệ mới vào
công tác và giảng dạy.

Tiết dạy bằng giáo án điện tử
11
Đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy là xu thế, là yêu
cầu bức thiết nhằm góp phần thực hiện chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp
hóa của đất nước và hội hội nhập quốc tế. Nhận thức được điều này, mỗi cán
bộ quản lí, mỗi thầy cô
giáo, trong mỗi công việc,
mỗi giờ lên lớp luôn có sự
trăn trở, tìm tòi, sáng tạo,
đổi mới tư duy sư phạm,
phương pháp dạy học.
Nhiều giáo viên tích cực
tham gia làm và thi sử
dụng ĐDDH cấp trường,
cấp tỉnh đạt giải với những
ĐDDH sáng tạo có khả
năng vận dụng cho nhiều
bài dạy, nhiều môn học. Giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin, tận
dụng tối đa phương tiện và thiết bị sẵn có để nâng cao hiệu quả công việc và
chất lượng giáo dục.
Nhiều thầy cô giáo đã thật sự là
tấm gương sáng về đạo đức cho học
sinh noi theo, thật sự chiếm được
tình cảm tin yêu, sự kính trọng của
phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh.
Trong số đó có thể kể đến những
tấm gương đáng quý như: cô Trần
Thị Hương với 40 năm cống hiến
cho giáo dục mầm non. Dù hoàn
cảnh gia đình còn khó khăn, chồng

bệnh nặng, một thân gánh vác
chuyện gia đình nhưng cô vẫn bám
trường, bám lớp. Cô Hương cùng chồng

Hay, cô Trần Thị Mỹ Dung với 22 năm dấn thân cho các trẻ bị khuyết tật, tự
kỷ. Còn thầy Nguyễn Văn Be thì suốt 10 năm dạy các trẻ khiếm thính, thầy
còn phối hợp làm núm tai nghe, mang lại âm thanh cho người khiếm thính ở
10 tỉnh, thành trong cả nước Thầy giáo Lê Hữu Tuấn Anh – Tấm gương tự
học và sáng tạo. Sản phẩm Phần mềm tư liệu Ngữ Văn lớp 9 ( phần Văn học
Trung đại Việt Nam)đã hỗ trợ tích cực trong công tác giảng dạy và học tập
12
môn Ngữ Văn, đồng thời cũng mang về cho thầy Lê Hữu Tuấn Anh giải I
Hội thi Đồ dùng dạy học thành phố Pleiku năm học 2008- 2009 và giải III
Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia
Lai lần thứ IV. Có nhiều thầy cô
giáo tuy tên tuổi của họ không
được nhắc trên báo chí, trên truyền
hình, nhưng những tình cảm cao
đẹp, những chiến công thầm lặng
của họ mãi mãi được ghi tạc trong
lòng học sinh.Như Bác đã từng
nói: "Có gì vẻ vang hơn là nghề
đào tạo những thế hệ sau này tích
cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa
Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản.
Thầy Lê Hữu Tuấn Anh
Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang
nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương.
Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh ».
2- Hạn chế :

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn một số hạn chế
cần khắc phục. Do tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận nhỏ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo
đức và lối sống, việc tự học và tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về
phương pháp giảng dạy. Cá biệt có một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục còn xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học Những vi phạm này làm
ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà
giáo, đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn ảnh hưởng xấu
trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Bởi “Trẻ em như búp trên
cành” một thế hệ tương lai của đất nước, chỉ một lời nói hay hành động tốt
có thể giúp trẻ phát triển tốt về thể chất cũng như trí tuệ, nhưng với một lời
nói hay hành động tiêu cực của thầy cô cũng làm cho trẻ bị tổn thương về
thể xác cũng như tâm lý của trẻ, nỗi ám ảnh trong cả một thời gian dài về
hình ảnh không tốt về người thầy. Tuy chỉ là “con sâu làm giầu nồi canh”
nhưng những vụ bạo hành học sinh xảy ra trong thời gian qua liên tục,
ngay những nhà giáo có lương tâm cũng phải day dứt trước những hiện
tượng này. Những giáo viên để xảy ra những sự việc này cần xem lại bản
thân mình, trau dồi lại đạo đức và phẩm chất của người giáo viên, hãy đánh
thức lương tâm của một nhà giáo vốn có trong mình đã bị đánh mất. Lấy lại
13
hình ảnh tốt đẹp và cao quý của nghề giáo, lấy lại niềm tin yêu và kính
trọng của cả xã hội .
IV/ Kết luận :
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao
hơn, đặt nhiều kỳ vọng hơn vào thế hệ sau. Chính vì vậy, người giáo viên
phải không ngừng tự cập nhật, tự trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu của
xã hội, bên cạnh đó,việc nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề
nghiệp, lối sống và phong cách sư phạm, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh là việc làm có ý nghĩa cấp thiết.
Người giáo viên phải không ngừng tự hoàn thiện mình để xứng đáng với

niềm tin, niềm hi vọng của nhân dân, xứng đáng là người đi « gieo hạt giống
đẹp bao tâm hồn ».
Xin trân trọng !
14

×