Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

luận văn quản trị nhân lực Tạo động lực cho lao động gián tiếp Công ty cổ phần Hàm Rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.73 KB, 49 trang )

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
MỤC LỤC
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 6
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 6
1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu 13
1.2.6. Đặc điểm về tài chính 14
PHẦN II 15
2.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP HÀM RỒNG 15
2.2.2. Tạo động lực phi vật chất cho lao động gián tiếp 20
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HèNH TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG 26
2.3.1.Những kết quả đã đạt được 26
2.3.2. Những hạn chế 27
2.3.3. Những nguyên nhân 28
PHẦN III 30
3.1. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LAO ĐỘNG
GIÁN TIẾP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG. 30
3.1.3. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. 33
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 35
3.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo và trình độ nhận thức về tầm quan trọng “Tạo động lực
cho lao động gián tiếp” đối với Cán bộ lãnh đạo trong công ty 35
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dài hạn về nguồn nhân lực 37
3.2.3. Hoàn thiện chế độ khuyến khích, tạo động lực cho lao động gián tiếp 40
3.2.3.1. Hoàn thiện chế độ tiền lương, thưởng. 40
3.2.3.2. Tạo động lực tinh thần lao động cho người lao động ở công ty 41
3.2.3.3. Hoàn thiện công tác kỷ luật lao động. 42
3.2.3.4. Đẩy mạnh, nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động 43
KẾT LUẬN 46
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã và đang có sự chuyển hoá mạnh
mẽ. Là nền kinh tế luôn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về tốc độ phát triển


kinh tế rất nhanh và ổn định về tình hình An ninh – Chính trị, một số chỉ tiêu được
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 1 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
nâng lên tầm cao mới như vượt qua ngưỡng “995USD/đầu người.năm” thu nhập
bình quân trên đầu người của các quốc gia kém phát triển có thu nhập thấp (Việt
Nam đạt mốc “1000USD/đầu người.năm” vào ngày 01 tháng 9 năm 2011). Tình
hình xoá nạn mù chữ, xoỏ đúi giảm nghèo cũng thu được các kết quả như mong
muốn. Đặc biệt có lĩnh vực chúng ta xếp thứ hạng rất cao trên thế giới như: Tốc độ
phát triển Công nghệ thông tin - truyền thông, xuất khẩu Lúa gạo, Cà phê, Hồ
tiờu…
Có được những thành quả như vậy trước hết phải nói đến chủ trương đường
lối lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Những chính sách ưu
đãi về thuế, xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn… Đã tạo lên thế mạnh thu
hút được nguồn đầu tư ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam. Rồi chủ trương Cổ phần
hoá Doanh nghiệp nhà nước được đưa ra, với mục tiêu tái cơ cấu các Doanh nghiệp
nhà nước xưa nay vốn được cho là yếu kém làm ăn không có hiệu quả. Nay Cổ
phần hoá như đưa một làn gió mới làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của hầu hết
các Doanh nghiệp nhà nước. Sau đó là sự cố gắng không biết mệt mỏi để có được
hiệu quả của mọi thành phần kinh tế. Đối với tất cả các Doanh nghiệp vận động
trong một nền kinh tế thị trường, lại có nhiều thành phần kinh tế mới như trên thì
mỗi Doanh nghiệp phải tự cứu lấy chính mình bằng cỏc cỏch nào đó như: Đầu tư
đổi mới công nghệ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ
giá thành…Cụng ty cổ phần Hàm Rồng là một trong số những đơn vị được thành
lập theo chủ trương Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước. Được thực tập tại Công
ty theo chương trình của nhà trường giới thiệu em cũng thấy được những khó khăn
và thách thức đối với các doanh nghiệp hiện nay như đã nêu trên.
Trải qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Hàm Rồng với sự giúp đỡ
nhiệt tình của Ban lãnh đạo Công ty, của các anh chị cán bộ cỏc phũng ban, phân
xưởng đã phần nào cho em thấy rõ hơn được thực trạng các quá trình Quản trị tại
Công ty như: Quản trị qỳa trỡnh Sản xuất; Quản trị Chất lượng sản phẩm; Quản trị

tiêu thụ sản phẩm; Quản trị Tài chính; Quản trị tiền lương; Quản trị Nhân lực…
Trong thời gian thực tập tại Công ty kết hợp với những môn lý thuyết Quản trị em
đã được học và định hướng của Giảng viên Thạc sỹ Đặng Thị Kim Thoa em đã
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 2 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
lựa chọn chuyên đề “Tạo động lực cho lao động giỏn tiếp Công ty cổ phần Hàm
Rồng”. Bởi vì:
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và có ý nghĩa
quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lao động có vai trò quyết định
đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động,
khai thác tối đa tiềm năng lao động của mỗi người là một yêu cầu đối với công tác
quản trị lao động. Theo đú, cỏc nhà quản trị lao động có thể khai thác tối đa tiềm
năng lao động của mỗi người để phục vụ lợi ích của bản thõn họ cũng như cho
doanh nghiệp và xã hội…Có được số liệu tổng hợp, hoàn chỉnh về Công ty cùng
với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô Đặng Thị
Kim Thoa em đã hoàn thành “Chuyờn đề thực tập tốt nghiệp”.
Chuyên đề này gồm có 3 phần:
PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG
GIÁN TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC LĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 3 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty
Tên Công ty : Công ty cổ phần Hàm Rồng

Tên tiếng anh : Ham Rong Joint Stock Company.
Trụ sở chính : Số 4 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm - Hà nội.
Vốn điều lệ : 7 000 000 000 đồng
Mã số thuế : 0101475673
Điện thoại : (04)39272587
Fax : (04)39272575
Công ty cổ phần Hàm Rồng là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân,
hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài
khoản ngoại tệ) và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
Tiền thân của Công ty cổ phần Hàm Rồng có trụ sở tại số 4 Phùng Hưng -
Hoàn Kiếm - Hà Nội là hợp tác xã nhựa Hợp Thành, được thành lập vào năm 1969
thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hà Nội quản lý với chức năng nhiệm vụ thực
hiện gia công, sản xuất theo kế hoạch của Sở kế hoạch thành phố Hà Nội đối với
các sản phẩm hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của người dân như: Dép Nhựa,
Bàn chải, Túi Cước lưới… Địa điểm Công ty được đúng trờn cỏc địa bàn: Số 1
Phùng Hưng, Ngõ Tạm Thương, Số 22 Nguyễn Thái Học Quận Hoàn Kiếm
thành phố Hà Nội. Với quy mô trung bình khoảng 300 CBCNV.
♦ Năm 1971 Hợp tác xã Hợp Thành được đổi tên thành Xí nghiệp nhựa Hàm
Rồng với hình thức pháp lý cùng với chức năng và nhiệm vụ không thay đổi.
♦ Ngày 23 tháng 11 năm 1993 thực hiện Quyết định số 6165/QĐUB của Uỷ
Ban Nhân Dân TP Hà Nội về việc đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ Xí nghiệp thì Xí
nghiệp nhựa Hàm Rồng đã được đổi thành.
Tên Công ty: Công ty Nhựa Hàm Rồng.
Tên giao dịch: Ham Rong Plastic Company. Viết tắt: HAROPLAST.
Trụ sở Công ty: Số 01 Phùng Hưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Với nhiệm vụ của Công ty được bổ sung thêm như sau:
- Sản xuất kinh doanh đồ dùng từ Nhựa như: Dộp, Tỳi Cước lưới…
- Được liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được
mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ SP của Công ty và SP liên doanh.
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 4 Chuyên đề thực tập

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
- Được xuất khẩu các sản phẩm cuả Công ty, được nhập khẩu máy móc, thiết
bị nguyên liệu hoá nhựa để phục vụ nhu cầu cuả Công ty và thị trường.
- Được làm đại lý, đại diện cho các tổ chức kinh tế và làm dịch vụ nhà khách
nhà hàng.
♦ Ngày 01 tháng 4 năm 2004 thực hiện quyết định số 1154/QĐ - UB ngày
02/03/2004 của UBND Thành phố Hà nội (về việc Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà
nước) đã chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty nhựa Hàm Rồng thành Công ty
cổ phần Hàm Rồng với tỷ lệ Cổ phần hóa là 48.21%.

1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần Hàm Rồng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở
tài khoản tại kho bạc, ngân hàng, có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm hữu hạn đối
với các khoản nợ bằng số vốn đó. Công ty hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài
chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động
theo điều lệ công ty cổ phần và luật doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh chính theo giấy phép kinh doanh số 01030033936 của
sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 04 năm 2004.
- Sản xuất và gia công các mặt hàng nhựa cao cấp phục vụ nội thất và công
nghiệp.
- Sản xuất chế tạo khuôn mẫu.
- Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, dịch
vụ y tế, vui chơi giải trí.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu Máy móc – Thiết bị vật tư sản xuất và tư liệu
tiêu dùng.
- Liên doanh, liên kết các đơn vị trong nước và nước ngoài làm đại diện đại lý,
cho thuê văn phòng.
- Mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo quy định của nhà nước
Việt Nam.
- Kinh doanh sản xuất các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp

luật Việt Nam.
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 5 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường.
Công ty cổ phần Hàm Rồng là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và đang
hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Các sản phẩm của công ty
chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy khối lượng sản phẩm sản xuất nhiều
khi rất nhỏ và máy móc phải thực hiện đa năng. Với tính chất sản phẩm thay đổi
theo đơn hàng và với việc sử dụng máy móc hợp lý đòi hỏi công ty phải có phương
pháp tổ chức và điều hành thích hợp.
Hệ thống sản xuất của công ty khá linh hoạt, có khả năng thích ứng cao, đáp
ứng kịp thời những đơn đặt hàng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên công ty cũng
gặp khó khăn trong việc điều hành quá trình sản xuất khá phức tạp và gặp nhiều
khó khăn trong việc kiểm soát Chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chính của Công ty
cổ phần Hàm Rồng là các chi tiết phục vụ cho nội thất, công nghiệp, hàng tiêu
dùng, gioăng nẹp nhựa các loại…
Với các sản phẩm như vậy thì yêu cầu trình độ kỹ thuật tương đối cao. Mỗi
sản phẩm gia công qua nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ phận. Nếu có sai sót nhỏ trong bất cứ một bộ phận nào đó thì sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng của sản phẩm và làm cho sản phẩm không đạt yêu cầu. Vì
sản phẩm chính của Công ty là các loại chi tiết phục vụ các lĩnh vực Nội thất, Công
nghiệp, thiết bị Văn phòng và các chi tiết cao cấp khác cho nên đòi hỏi độ chính
xác phải cũng như chất lượng Sản phẩm phải rất cao. Bởi vì sản phẩm của công ty
là bộ phận trung gian để hoàn thành sản phẩm của khách hàng. Một khi sản phẩm
của công ty không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm của khách hàng
cũng sẽ không thể hoàn thành và như vậy sẽ không kịp tiến độ của đơn hàng. Và vì
lý do đó nên công ty rất chú trọng tới khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm và luôn
đặt chất lượng lên hàng đầu.
Bảng 1.1: Số liệu sản phẩm của Công ty cổ phần Hàm Rồng.

STT NHÓM SẢN PHẨM
ĐƠN
VỊ
SẢN LƯỢNG
(ĐƠN VỊ/NĂM)
GHI CHÚ
1 Nhóm Gioăng nẹp PVC, PP: Nẹp Tấn 150 Dùng cho nội thất
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 6 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
bo 25; Nẹp 161; Nẹp chữ E; chữ T
các loại; 3 lá; 4 lá; gioăng 1,2,3
lỗ; Seamens; HP02; HP04
(khoảng hơn 30 loại SP).
là Bàn ghế văn
phòng, tủ điện, tủ
tài liệu, cửa
kính
2
Nhóm SP dùng cho công nghiệp:
Bánh xe chịu lực; Tấm sàn chuồng
Heo; Các chi tiết ghế văn phòng;
Các nhi tiết tủ điện; các chi tiết
quạt điện như Cánh, Đế, Thân
trước, sau, Lồng (khoảng hơn 90
loại SP).
Tấn 290
Cung cấp chi tiết
cho các công ty
như: Điện Cơ
Thống nhất, Hoà

Phát, Xuân Hoà,
công ty TNHH
Hawee
3
Nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng:
Ghế đẩu cao; Ghế đẩu thấp; Ghế
trẻ em; Chậu; Xô các loại
Cái
40 000

60 000
(mỗi loại)
Nhóm này là SP
truyền thống của
công ty.
4
Nhóm sản phẩm thổi (SP rỗng):
Chai lọ các loại, bình Gia cầm, ống
lồng xoắn
SP
60 000
Đến
100 000
Phục vụ cho thực
phẩm nội thất và
Nông nghiệp
5
Nhóm sản phẩm không thường
xuyên (Không cố định tên sản
phẩm).

Tấn 30 - 40
Sản xuất theo đơn
hàng cho các
khách hàng lẻ có
nhu cầu.
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Vật tư Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Thị trường kinh doanh tất cả các loại hàng hoá đang bước vào giai đoạn tự do
mở cửa, hàng ngoại lẫn hàng nội đều có thể đáp ứng cùng loại nhu cầu của khách
hàng. Vì vậy, nếu hàng hóa trong nước không đủ sức cạnh tranh thì sự chiếm lĩnh
thị trường của hàng ngoại là không thể tránh khỏi. Ra đời trong giai đoạn này Công
ty cổ phần Hàm Rồng phải đối mặt với hai loại thử thách: một với các doanh
nghiệp trong ngành và một với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên từ khi thành lập đến
nay công ty luôn luôn nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Đây là bằng chứng chứng
tỏ rằng công ty đã vượt qua được các rào cản đó. Bởi vì hàng ngoại nhập tuy có
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 7 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
nhiều ưu thế hơn hàng nội nhưng nó lại có một nhược điểm lớn về giá cả. Người
dân nước ta tuy có tâm lý thớch dựng hàng ngoại nhưng đứng trước sự so sánh giá
cả thì họ sẽ chọn hàng nội rẻ hơn với chất lượng chấp nhận được. Mặt khác mỏy
móc thiết bị của Công ty cũng tương đối hiện đại cùng với đội ngũ lao động lành
nghề đã gia công sản xuất được những sản phẩm hoàn chỉnh về chất lượng đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường,
chất lượng sản phẩm của công ty không thua kém và có thể thay thế một số sản
phẩm nhập ngoại của bạn hàng.
Như vậy, với đặc điểm về sản phẩm và thị trường như trên thì Công ty cổ
phần Hàm Rồng có nhiều thuận lợi và cũng gặp một số khó khăn trong sản xuất,
kinh doanh. Thuận lợi với Công ty ở chỗ sản phẩm của công ty đã chiếm được
lòng tin từ phía khách hàng và Công ty cũng đang trên đà phát triển mạnh. Khó
khăn ở chỗ Công ty phải đối mặt với nhiều cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là
cạnh tranh với các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao.

1.2.2. Đặc điểm về bộ máy quản lý Công ty.
Công ty cổ phần Hàm Rồng được tổ chức theo cấu trúc chức năng, tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng pháp luật. Cơ cấu bộ
máy quản lý được chuyên môn hóa tới từng phòng ban. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty được thể hiện bằng sơ đồ như sau:
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 8 Chuyên đề thực tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Hàm Rồng.
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty cổ phần Hàm Rồng)
Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn bộ máy
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phiếu trong công ty
Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của
công ty. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên
quan đến hoạt động quản lý điều hành của công ty.
Giám đốc Công ty: Đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước
người pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc phụ trách
chung và chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 9 Chuyên đề thực tập
Phòng tổ
chức
hành
chính,
bảo vệ
Phòng
tài vụ
Phòng
kế hoạch
Vật tư

Phòng
Kỹ thuật
Cơ điện
Phân
xưởng
Công
nghệ
Giám đốc
Phó giám đốc
§¹i héi ®ång cæ ®«ng
Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Phó Giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc điều hành doanh nghiệp theo
sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước
pháp luật về lĩnh vực công tác được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Phòng tài vụ:
Mở sổ kế toán, theo dõi chính xác toàn bộ tải sản, tiền vốn doanh nghiệp quản
lý và sử dụng theo đúng qui định của chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành,
phản ánh kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản, vốn. Thường xuyên kiểm
tra, đối chiếu tình hình công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng, phân
tích khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý kịp thời. Quản lý tiền mặt và các chi
phí phục vụ sản xuất, quan hệ giao dịch với ngân hàng, tổ chức tài chính, chi trả
lương thưởng cho CBCNV, tính toán lỗ lãi, bảo toàn vốn của Công ty.
Phòng kế hoạch Vật tư:
Công tác kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn; điều độ, tổ chức và quản
lý sản xuất các sản phẩm nhựa tại các PX công nghệ. Căn cứ đơn hàng lập kế
hoạch sản xuất và giao hàng đúng thời gian đã thoả thuận
Công tác vật tư.

Ký kết các hợp đồng kinh tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ký các hợp đồng
xuất nhập khẩu, thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu; Vận
chuyển, giao hàng đến từng khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.
Phòng kỹ thuật - Cơ điện:
Nghiên cứu, chế thử các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng và đưa
các sản phẩm mới vào sản xuất. Pha chế tạo màu sản phẩm.
Ban hành quy trình công nghệ và các quy định tiêu chuẩn thao tác khi sản
xuất; mẫu dưỡng sản phẩm ; định mức lao động và định mức vật tư sản phẩm ;
giám định chất lượng sản phẩm.
Đào tạo công nhân thực hiện quy trình công nghệ sản xuất; đào tạo nâng bậc
và nâng cao tay nghề về công nghệ cho công nhân công nghệ.
Đào tạo công nhân vận hành máy, thiết bị; đào tạo nâng bậc và nâng cao tay
nghề về mỏy, khuụn và an toàn lao động cho công nhân công nghệ; Huấn luyện kỹ
thuật an toàn lao động cho công nhân cơ khí và công nghệ.
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 10 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Phân xưởng công nghệ:
Thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty bảo đảm các hợp đồng sản xuất với
khách hàng theo mẫu mã, thời gian và chất lượng sản phẩm, quản lý thiết bị, lao
động, vật tư, sản phẩm, thanh quyết toán theo yêu cầu, quy định của Công ty, bảo
quản, bảo dưỡng thiết bị, khuôn mẫu; Chấp hành các quy trình vận hành máy và
thực hiện bảo hộ an toàn lao động, phũng chỏy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công ty.
Thực hiện công tác thử khuôn, màu, nguyên liệu
Phòng tổ chức hành chính - Bảo vệ:
+ Nhiệm vụ tổ chức lao động tiền lương.
Công tác lao động và tiền lương : Xây dựng đơn giá tiền lương.
Quản lý hồ sơ nhân sự và Hợp đồng lao động toàn công ty
Thực hiện công tác BHLĐ : Trang bị quần áo BHLĐ, tập huấn ATLĐ
+ Nhiệm vụ công tác hành chính.

Công tác văn thư.
Công tác đời sống.
Công tác xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà xưởng và quản lý đất đai.
+ Nhiệm vụ công tác y tế.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho CBCNV.
Công tác kế hoạch hoá gia đình.
Công tác khám sức khoẻ tuyển dụng.
+ Nhiệm vụ bảo vệ.
Công tác bảo vệ tài sản Công ty.
Công tác quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội và luật nghĩa vụ quân
sự ; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên.
1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị của Công ty.
Công ty cổ phần Hàm Rồng chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng với các loại
sản phẩm chính của Công ty là các chi tiết phục vụ cho nội thất, công nghiệp, hàng
tiêu dùng, Gioăng nẹp Nhựa các loại…với mỗi loại sản phẩm thì sẽ có một khuụn
riờng. Do vậy máy móc chính và các thiết bị phụ trợ của Công ty là khá nhiều và
phong phú về chủng loại theo bảng sau:
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 11 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Bảng 1.3: Máy móc và thiết bị của Công ty cổ phần Hàm Rồng.
STT TÊN MÁY MÓC – THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
1 Máy Ép (Từ 50 đến 550 tấn) 10 Máy móc phân xưởng
sản xuất SP
2 Máy Đùn 05
3 Máy kéo – cắt 04
4 Máy Tiện 01 Máy móc
Phòng KT - CĐ
5 Máy Phay 01
6 Máy Bào 01

7 Máy Khoan 02
8 Máy cưa thép 01
9 Máy Hàn 01
10 Máy Mài 02
11 Máy nghiền phế phẩm 04
Bộ phận phụ trợ
12 Máy trộn Nguyên liệu 04
13 Máy nước lạnh 05
14 Máy Hơi 02
15 Máy bơm 06
16 Bơm cứu hỏa 01
(Nguồn: Phòng tài vụ Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Hầu hết tất cả cỏc mỏy của công ty đều được mua lại hoặc nhập khẩu từ Đài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản Những máy này đều hiện đại đáp ứng được nhu cầu
sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ khách hàng và chủ yếu được mua
sắm trong quá trình tái đầu tư từ nguồn khấu hao tài sản cố định của công ty.
1.2.4. Đặc điểm về lao động.
Công ty cổ phần Hàm Rồng là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm Nhựa. Do vậy đặc thù sản xuất là sử dụng nhiều máy móc cho nên lực lượng
cán bộ công nhân viên toàn Công ty không nhiều.
Công ty có đội ngũ lao động có tay nghề rất thành thạo và bậc thợ cao, có khả
năng trau dồi kiến thức chuyên môn. Những lao động bậc thấp có nhiều điều kiện
học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc từ những lao động có bậc thợ
cao một cách rất nhanh chóng.
Bảng 1.4: Bảng cơ cấu bậc thợ Công ty cổ phần Hàm Rồng.
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 12 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
STT BẬC THỢ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
1 1 – 2 15 20.3

2 3 12 16.2
3 4 9 12.2
4 5 16 21.6
5 6 trở lên 22 29.7
Tổng 74 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Như vậy Công ty cũng cần có những chính sách quản lý phù hợp để có thể sử
dụng có hiệu quả nguồn lao động trên. Để khuyến khích và sử dụng lao động có
hiệu quả tích cực công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản
phẩm và trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho
nhân viên khối văn phòng và hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho khối
sản xuất. Hai hình thức này sẽ khuyến khích được đội ngũ lao động làm việc tốt
hơn bởi vì nó tạo cho họ được động lực lao động. Điều này sẽ được nghiên cứu kỹ
hơn ở phần sau.
1.2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, để sản xuất sản phẩm
với các chủng loại đa dạng thì tương ứng với nó phải có một số lượng lớn các chi
tiết, bộ phận và nguyên vật liệu đa dạng. Hơn nữa, thị trường nguyên vật liệu lại
thường xuyên thay đổi về giá cả và chủng loại. Với đặc điểm sản xuất theo đơn
hàng vì thế lượng nguyên liệu cũng có một số thay đổi theo mặt hàng. Danh mục
nguyên vật liệu chính, phụ liệu của doanh nghiệp theo bảng sau:
Bảng 1.5: Nguyên phụ liệu trong Công ty.
STT TÊN NGUYÊN PHỤ LIỆU XUẤT XỨ
GHI CHÚ
1 Hạt nhựa PVC Việt Nam Nguyên liệu
chính
2 Hạt nhựa ABS Thái Lan, Ả Rập,
3 Hạt nhựa PP
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 13 Chuyên đề thực
tập

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Việt Nam, Ấn độ,
Hàn Quốc…
4 Hạt nhựa PE
5 Hạt nhựa PS các loại
6 Các loại phụ gia và hóa chất
7 Bột màu các loại
8 Nylon, Tải dứa
Việt Nam
9 Dây buộc, Băng dính…
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Vật tư Công ty Cổ phần Hàm Rồng).
Đặc điểm của nguyên vật liệu là dễ bảo quản, ít bị hao mòn và bảo quản được
trong thời gian dài, thị trường nguyên vật liệu cũng dễ tìm. Với đặc điểm nguyên
vật liệu như vậy Công ty gặp rất nhiều thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh.
1.2.6. Đặc điểm về tài chính.
Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Đơn vị: Đồng.
STT Diễn giải Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng
nguồn vốn
8.816.231.229 10.984.138.12711.065.293.774 12.223.570.619
2 Vốn đầu tư
chủ sở hữu
7.000.000.000 7.000.000.000 7.000.000.000 7.000.000.000
3 Nợ phải
trả
1.223.179.097 2.199.627.020 1.987.967.385 2.789.266.024
5 Nguồn
khác
593.502.132 1.784.511.107 2.077.326.389 2.434.304.595

(Nguồn: Phòng tài vụ Công ty Cổ phần Hàm Rồng).
Theo bảng trên ta có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của DN có những biến
động lớn. Trong năm 2008, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty chỉ là 8,8 tỷ
đến năm 2011 nguồn vốn kinh doanh đã tăng lên mức 12,2 tỷ. Sự tăng lên này
phần lớn là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ một phần tăng do
tranh thủ được nguồn vốn của nhà cung ứng. Để đánh giá hiệu quả Sản xuất kinh
doanh Công ty ta nhìn vào bảng sau:
Bảng 1.7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 14 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
G.trị
TL
(%)
G.trị
TL
(%)
G.trị
TL
(%)
G.trị
TL
(%)
G.trị
TL
(%)

Doanh thu 19 048 18 374 96.5 21 758 118 22 850 105 26 108 114
Tổng C.phí 18 023 16 941 94 20 106 119 21 046 105 24 092 114
Lơ.i nhuận 1 025 1 433 139 1 652 115 1 804 109 2 016 112
Nộp NSNN 571 981 172 702 77 1 090 155 1 447 133
Thu nhậpBQ 1,765 1,706 96.7 2,454 144 2,961 121 4,2 142
Tỷ suất lợi
nhuận/vốn
14.6% 20.5% 23.6% 25.7% 28.8%
Ghi chú: TL(%) là tỷ lệ giá trị kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
(Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Nhìn chung các giá trị cơ bản như: Tổng Doanh thu; Tổng chi phí; Lợi nhuận;
Nộp ngân sách nhà nước; Thu nhập bình quân đầu người; Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn
của Công ty cổ phần Hàm Rồng qua các năm đều tăng với một tỷ lệ cao so với năm
trước (tăng ít nhất là 5%, đặc biệt lợi nhuận năm 2008 tăng đến 39% so với năm
2007). Riêng doanh thu năm 2008 của Công ty cổ phần Hàm Rồng có giảm (chỉ
đạt 96,5%) so với năm trước là do cuộc khủng hoảng tài chính khởi đầu là ở Mỹ
kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình tiêu thụ SP là rất khó khăn. Tuy
vậy lợi nhuận lại tăng rất cao trong năm nguyên nhân là do nguyên liệu biến động
thất thường mà doanh nghiệp lại có được dự đoán chính xác do vậy đã có được
hiệu quả cao.
PHẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠO ĐỘNG LỰC
CHOLAO ĐỘNG GIÁN TIẾP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP HÀM RỒNG.

Cơ cấu độ tuổi:
Tuổi trung bình của công nhân trong công ty là khá lớn tuổi, người trẻ nhất là
18 tuổi và người cao nhất đã đến tuổi nghỉ chế độ tính cho cả Nam và Nữ. Với đội
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 15 Chuyên đề thực

tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
ngũ lao động như vậy cũng có thể coi là một lợi thế của công ty, bởi vì với đặc thù
nghề nghiệp như trong Công ty cổ phần Hàm Rồng thì kinh nghiệm là yếu tố rất
quan trọng, lao động trẻ tuổi có nhiều điều kiện học tập những kinh nghiệm của
những lao động lớn tuổi.
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu độ tuổi Công ty cổ phần Hàm Rồng.
STT ĐỘ TUỔI SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
1 Dưới 20 8 10.8
2 21 – 30 23 31.1
3 31 – 40 18 24.3
4 41 – 50 16 21.6
5 Trên 51 9 12.2
Tổng 74 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty cổ phần Hàm Rồng).

Cơ cấu giới tính:
Với đặc điểm về loại hình sản xuất và cơ cấu tổ chức gồm nhiều phòng ban
chức năng như Công ty cổ phần Hàm Rồng thì cơ cấu giới tính là khá đồng đều.
Đối với khối văn phòng thì tỷ lệ giữa Nam và Nữ là đồng đều nhau, đối với khối
sản xuất do đặc thù công việc là sản xuất công nghiệp cho lên Nam chiếm tỷ lệ
nhiều hơn và được thể hiện trong bảng sau đây.
Bảng 2.2: Cơ cấu giới tính trong Công ty. (Đơn vị: Người).
PHÒNG BAN NAM NỮ TỔNG SỐ
Hội đồng quản trị 03 02 05
Ban giám đốc 02 0 02
Phòng TC – HC 07 06 13
Phòng Tài vụ 0 03 03
Phòng Kế hoạch – Vật tư 04 01 05
Phòng Kỹ thuật – Cơ điện 05 01 06

Phân xưởng SX 23 17 40
Tổng 44 30 74
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 16 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Nhỡn trên bảng tổng hợp cơ cấu giới tính Công ty cổ phần Hàm Rồng ta thấy
tỷ lệ Nam Nữ là khá đồng đều với 60% lao động Nam và 40% lao động Nữ. Tỷ lệ
này khá hợp lý cho sự phân công lao động cũng như cơ cấu Nam và Nữ giữa các
phòng ban.

Trình độ.
Công ty cổ phần Hàm Rồng có tỷ lệ lao động phổ thông là 56,7%. Đõy là một
tỷ lệ không lớn đối với một Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, điều này cho thấy
rằng tỷ lệ lao động gián tiếp có trình độ chuyên môn là khá cao (chiếm tới 43,3%).
Cụ thể phõn loại trình độ lao động trong công ty được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu trình độ trong Công ty.
Đơn vị: Người.
STT TRÌNH ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
1
Trình độ trên đại học, đại học
12 16,2%
2 Trình độ CĐ 6 8,2%
3
Trình độ trung cấp
14 18,9%
4
Lao động phổ thông
42 56,7%
TỔNG 74

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty cổ phần Hàm Rồng)
2.2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG
2.2.1. Tạo động lực vật chất cho lao động gián tiếp.
Các yếu tố vật chất là các yếu tố có tác động trực tiếp đến đời sống về nhu cầu
vật chất của con người. Người lao động được các doanh nghiệp trả thù lao lao động
bằng các yếu tố vật chất nó được biểu hiện dưới các hình thức như: tiền lương, tiền
thưởng, các khoản trợ cấp, phụ cấp, ăn ca… Tại Công ty Cổ phần Hàm Rồng thì
các yếu tố vật chất được áp dụng để chi trả cho nguồn lao động gián tiếp bao gồm:
• Tiền lương, tiền thưởng lao động gián tiếp:
Tiền lương là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường
xuyên (căn cứ trờn ngày công làm việc) theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng,
năm). Tiền lương là chiến lược kích thích người lao động làm việc tốt hơn và nhằm
duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động, giữ chân họ làm việc lâu dài cho
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 17 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
doanh nghiệp. Vì vậy, để quản trị lao động mang lại hiệu quả thì doanh nghiệp
phải xây dựng cho mình một hệ thống trả lương phù hợp với đặc điểm của lao
động doanh nghiệp mình.
Tại Công ty Cổ phần Hàm Rồng hình thức trả lương này được tính như sau:
TL = TL
C
+ TL
PC
+ T
TT
.
Trong đó:
TL : Tổng tiền lương của lao động gián tiếp.

TL
C
: Tiền lương chớnh (lương cơ bản).
TL
PC
: Phụ cấp của lao động gián tiếp.
T
TT
: Tiền thưởng tháng của lao động gián tiếp.
- Với: TL
C
= * N
C
= *N
C
.
Trong đó:
TL
CB
: Là tiền lương cơ bản.
TL
min
: Là mức lương tối thiểu theo quy định (C.ty áp dụng 830.000 đ/tháng).
H : Hệ số lương cấp bậc theo thang bảng được nhà nước quy định.
N
C
: Ngày công thực tế làm việc.
- Với: TL
PC
= H

PC
* TL
min
= (H
PCCV
+ H
PCTĐ
+ H
PCVL
) * 830.000
Trong đó:
H
PC
: Hệ số phụ cấp.
H
PCCV
: Hệ số phụ cấp chức vụ (Đối với cấp trưởng các phòng ban phõn xưởng;
Cán bộ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Công đoàn Cty; Cán bộ cơ cấu trong Cấp
uỷ là 0,3. Đối với cấp phó các phòng ban phõn xưởng áp dụng 0,2).
H
PCTĐ
: Hệ số phụ cấp theo trình độ (Cán bộ quản lý có trình độ Đại họclà 1,5;
Cán bộ quản lý có trình Cao đẳng là 1,2; Cán bộ quản lý có trình Trung cấp là 1,0;
Nhõn viên có trình độ Đại học là 0,9; Nhõn viên có trình Cao đẳng là 0,8; Nhõn
viên có trình Trung cấp là 0,7).
H
PCVL
: Hệ số phụ cấp công việc (Áp dụng đối với cán bộ phụ trách trực tiếp
về điều hành và phục vụ trong sản xuất: Quản đốc; Trưởng phòng Kỹ thuật – Cơ
điện là 0,3; Lao động gián tiếp ở những vị trí được coi là khõu quan trọng, có kỹ

thuật cao hoặc vất vả hay độc hại trong được áp dụng 0,2).
- Với: T
TT
= TL
CB
* K = H * 830.000 * K.
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 18 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Trong đó: K: là hệ số thưởng .
Hệ số thưởng K được Công ty Cổ phần Hàm Rồng đưa ra nhằm động viên cho
lao động gián tiếp có ý thức kỷ luật cũng như tác phong làm việc và mức độ hoàn
thành công việc được giao. Hệ số này được xõy dựng căn cứ trên tiêu chuẩn thi
đua của các phòng ban phõn xưởng. Kết thúc tháng làm việc quản lý các phòng
ban phõn xưởng đánh giá phõn loại theo các mức A1, A, B, C, D và không loại.
Sau đó danh sách được gửi về phòng Tổ chức – Hành chớnh tập hợp và cuối cùng
Hội đồng thi đua (bao gồm: Giám đốc - Chủ tịch HĐ; Trưởng phòng TCHC - Uỷ
viên thường trực; Trưởng các phòng ban phõn xưởng - Uỷ viên) họp đánh giá và
chuẩn y kết quả. (Với A1=0,25; A=0,2; B=0,15; C=0,1; D=0.6; Không loại = 0).
• Các yếu tố vật chất khác.
Ngoài tiền lương và thưởng hàng tháng thì những chế độ chớnh sách khác về
vật chất cũng được Công ty cổ phần Hàm Rồng thực hiện đầy đủ và rất tốt: Bữa
cơm Công nghiệp giữa các ca sản xuất được Công ty đưa ra với mức 15.000 đ/suất
(không tính điện nước, chất đốt và nhân công nhà bếp); Đối với ca 3 còn được bồi
dưỡng thêm 15.000 đ/người; Đối với những thỏng mựa hè mỗi lao động được phụ
cấp 15.000 đ/người “tiền nước mỏt”.
Bảng 2.4: Danh sách lương bổ sung (tiền nước mát mùa hè) năm 2011.
STT TÊN BỘ PHẬN THÁNG 4 THÁNG 5 THÁNG 6
1 Phòng Tổ chức – Hành chính 5.400.000 đ 5.580.000 đ 5.250.000 đ
2 Phòng Tài vụ 1.080.000 đ 1.140.000 đ 1.020.000 đ

3 Phòng Kế hoạch – Vật tư 1.800.000 đ 1.950.000 đ 1.740.000 đ
4 Phòng Kỹ thuật – Cơ điện 2.520.000 đ 2.640.000 đ 2.480.000 đ
5 Phân xưởng Công nghệ 16.800.000 đ 17.400.000 đ 16.950.000 đ
TỔNG
27.600.000 đ 28.710.000 đ 27.440.000 đ
(Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Ngoài 9 ngày lễ tết quốc gia lao động được thưởng như thông lệ thì đối với
cán bộ công nhân có con em trong độ tuổi đi học cũng được quan tâm trong những
ngày lễ của thiếu nhi như mùng 1 tháng 6 (Theo quy chế Công ty thì năm 2011
thưởng 200.000đ đối với học sinh giỏi, 150.000đ đối với học sinh khá và 100.000đ
đối với cỏc chỏu khụng đi học và không đạt danh hiệu); Rằm trung thu (mỗi
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 19 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
CBCNV được thưởng một hộp 02 cặp bánh trung thu) cũng như sinh nhật Cán bộ
CNV đều được Công ty quan tâm và tặng quà trị giá 200.000 đồng.
Bảng 2.5: Danh sách chi tết thiếu nhi năm 2011.
ST
T
TÊN BỘ PHẬN
Học sinh
giỏi
Học
sinh khá
Chưa có
thành
tích
Thành tiền
(đồng)
1 Phòng Tổ chức – Hành chính 4 2 1 1.200.000

2 Phòng Tài vụ 1 0 1 300.000
3 Phòng Kế hoạch – Vật tư 1 1 2 550.000
4 Phòng Kỹ thuật – Cơ điện 2 2 3 1.000.000
5 Phân xưởng Công nghệ 6 12 15 4.500.000
Tổng 14 17 22 7.550.000
(Nguồn: Phòng Tài vụ Công ty cổ phần Hàm Rồng).
2.2.2. Tạo động lực phi vật chất cho lao động gián tiếp.
Trên thực tế đối với tất cả mọi doanh nghiệp nếu sử dụng
hình thức khuyến khích vật chất thì năng suất lao động có thể sẽ tăng lên nhưng sẽ
không được như mong muốn và chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của người
lao động. Vì vậy, song song với việc khuyến khích bằng các yếu tố vật chất Công
ty cổ phần Hàm Rồng cũng phải có chính sách về các yếu tố phi vật chất nhằm tạo
động lực cho lao động gián tiếp, động viên tinh thần cho họ giúp họ hoàn thành
công việc tốt hơn. Tuy với đặc điểm là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng công tác
động viên tinh thần xây dựng môi trường làm việc đã được Công ty cổ phần Hàm
Rồng quan tâm và thực hiện rất tốt.

Trước hết về giờ giấc làm việc đối với lao động gián tiếp được Công ty thực
hiện theo chế độ làm việc của giờ hành chính từ 8h đến 16h30, thời gian nghỉ và ăn
trưa từ 11h30 đến 13h, nghỉ thứ 7 chủ nhật (Nghỉ thứ 7 và chủ nhật không áp dụng
đối với lao động gián tiếp tại Phân xưởng sản xuất và phòng Kỹ thuật – Cơ điện).

Các tổ chức đoàn thể trong Công ty tương đối đầy đủ và hoạt động cũng được
cấp trên đánh giá cao như:
+ Về Công tác Đảng: Chi bộ Công ty cổ phần Hàm Rồng trực thuộc Đảng bộ
quận Hoàn Kiếm có số Đảng viên sinh hoạt là 14 (Phần đông là lao động gián
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 20 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
tiếp). Chi bộ Công ty cổ phần Hàm Rồng hàng năm thường xuyên xây dựng và

được Đảng bộ Quận Hoàn Kiếm đánh giá là Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.
Cán bộ đảng viên được dự hội nghị và học tập đầy đủ các nghị quyết Trung ương
cũng như các nghị quyết Đại hội đại biểu Quận và Thành phố được Đảng bộ Quận
tổ chức tại trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận Hoàn Kiếm tại 33 Nhà Chung.
Bảng 2.5: (Trích thông báo) Danh sách Đảng viên Công ty CP Hàm Rồng
học Nghị quyết ngày 07 tháng 4 năm 2011 tại 33 Nhà Chung – Hoàn Kiếm.
THễNG BÁO
Kính mời: Các đồng chí Đảng viên Công ty cổ phần Hàm Rồng về học Nghị
quyết tại số 33 Nhà Chung – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Nội dung: “Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XV Đảng bộ
Thành phố Hà Nội”.
Thời gianộhc tập theo danh sách sau:
STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ THỜI GIAN
1 Phạm Hồng Minh – UV Phân Xưởng Sáng, ngày 07
tháng 4 năm2011
2 Phan Thị Mỹ - UV Tài vụ
3 Nguyễn Thanh Hải Kế hoạch – Vật tư
4 Nguyễn Văn Tiến Kỹ thuật – Cơ điện
5 Phạm Thị Niêm Tổ chức – Hành chính
6 Hoàng Kim Khánh Tổ chức – Hành chính Chiều, ngày 07
tháng 4 năm2011
7 Dương Văn Minh Tổ chức – Hành chính
8 Lê Thị Thúy Tổ chức – Hành chính
9 Hồ Bá Trình Tổ chức – Hành chính
10 Vũ Thị Vân Anh Tài vụ
11 Trần Đức Minh Phân Xưởng
12 Trịnh Minh Tâm Phân Xưởng
13 Phạm Hữu Cương Phân Xưởng
Kính mong các Đồng chí có mặt đầy đủ và đúng giờ.
Trân trọng!

T/M CHI BỘ
Bí thư
Phạm Quốc Trung
(Nguồn: Chi bộ Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 21 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
+ Về công tác Đoàn: Công ty cổ phần Hàm Rồng có tổ chức Công đoàn cơ sở
với khoảng 55 đoàn viên là một trong 76 Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn
ngành Công thương Thành phố Hà Nội. Hoạt động Công đoàn trong Công ty sôi
nổi từ những hoạt động phong trào do Công đoàn ngành Công thương Thành phố
phát động với những cuộc thi: “Hội diễn văn nghệ Công nhân ngành Công thương
thành phố”; “Thể thao ngành Công thương Thành phố”;“Tay nghề giỏi ngành
Công thương”…
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 22 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Bảng 2.6: Danh sách thí sinh Công ty cổ phần Hàm Rồng tham gia thi thợ
giỏi ngành Công thương Hà Nội năm 2011.
CĐ NGÀNH CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS C.TY CP HÀM RỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****
DANH SÁCH THÍ SINH THAM GIA THI THỢ GIỎI
NGÀNH CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2011
STT HỌ VÀ TÊN NĂM SINH
NAM NỮ
1
Trần Quang
Trung
1965 5/6

Thợ Cơ
khí
Phòng Kỹ Thuật – Cơ
Điện
Công ty cổ phần Hàm
Rồng
Thi thợ
Hàn
2
Nguyễn Thạch
Khuyến
1967 5/7 Thợ Tiện
Phòng Kỹ Thuật – Cơ
Điện
Công ty cổ phần Hàm
Rồng
Thi
thợ
Tiện
Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2011
T/M.BCH CĐCS
Chủ tịch
(Nguồn: Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Từ năm 2009 khi Chủ tịch Liên đoàn thành phố Hà Nội ký quyết định thành
lập và khen thưởng danh hiệu “Cụng nhõn giỏi ngành” và “Cụng nhõn giỏi thủ đụ”
thỡ năm nào Công ty cổ phần Hàm Rồng cũng được Công đoàn ngành Công
thương Hà Nội dành 01 chỉ tiêu vào danh sách “Cụng nhõn giỏi ngành Công
thương”, đây là phần thưởng đáng khích lệ, là điển hình tiên tiến trong phong trào
sản xuất giỏi. Chính những phong trào này tạo nên sân chơi bổ ích, giảm những
căng thẳng mệt mỏi trong công việc đối với các doanh nghiệp nói chung. Những

người lao động có kết quả xuất sắc sẽ được tặng thưởng và tuyên dương trong toàn
công ty, sự tuyên dương này làm cho người lao động cảm thấy mình thực sự được
quan tâm, thực sự có năng lực và sẽ thêm tự tin hơn trong công việc. Công tác này
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 23 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
giúp cho người lao động có thành tích thêm gắn bó với doanh nghiệp và tạo ra sự
thi đua cố gắng đạt thành tích của những người lao động trong doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Biên bản bỡnh xột “Lao động giỏi” Công ty cổ phần Hàm Rồng
năm 2011.
CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỔ PHẦN HÀM RỒNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỘI ĐỒNG THI ĐUA *****
BIÊN BẢN BèNH XẫT LAO ĐỘNG GIỎI
(Tham dự hội nghị biểu dương lao động giỏi ngành công thương năm 2011)
Vào hồi 9 giờ ngày 28 tháng 3 năm 2011. Tại Công ty CP Hàm Rồng – Số 4 Phùng Hưng –
Hà Nội đã tổ chức cuộc họp bỡnh xột của Hội đồng thi đua.
I. Thành phần tham dự:
1 – Đ/c Phạm Quốc Trung - Chủ tịch hội đồng.
2 – Đ/c Phạm Thị Niờm - Ủy viờn thường trực.
3 – Đ/c Nguyễn Văn Tiến - Ủy viên – Chủ tịch CĐCS.
4 – Đ/c Phạm Hồng Minh - Ủy viên.
II. Nội dung:
- Bỡnh xét Công nhân giỏi Công ty năm 2011 (Từ 4/2010 - 3/2011).
- Bỡnh xét Công nhân giỏi cấp ngành trong số lao động giỏi Công ty (Đại biểu dự
hội nghị biểu dương CN giỏi ngành Công Thương năm 2011).
III Kết quả:
Sau khi thảo luận Hội nghị nhất trí kết quả bỡnh xột như sau:
1. Công nhân giỏi cấp cơ sở 03 đồng chí:
Phạm Hữu Cương – CN phân xưởng Công nghệ.

Lã Thị Thúy Hằng – CN phân xưởng Công nghệ.
Trần Quang Trung – NV phòng Kỹ thuật – Cơ điện.
2. Công nhân giỏi cấp ngành (Xét từ cơ sở):
Trần Quang Trung – Nhân viên Phòng Kỹ Thuật – Cơ Điện.
CHỦ TỊCH CĐCS CHỦ TỊCH HĐTĐ
Nguyễn Văn Tiến Phạm Quốc Trung
(Nguồn: Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 24 Chuyên đề thực
tập
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Khoa quản trị Kinh doanh
Bảng 2.8: Danh sách “Lao động giỏi” Công ty cổ phần Hàm Rồng qua các
năm được khen thưởng.
NĂM HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ DANH HIỆU MỨC THƯỞNG
2009 Nguyễn Văn Tiến Phòng KT – CĐ
LĐG ngành Công
thương HN
500.000đ và
“Kỷ niệmchương”
2010 Trần Đức Minh Phân xưởng CN
LĐG ngành Công
thương HN
500.000đ và
“Kỷ niệmchương”
2011
Trần Quang Trung Phòng KT – CĐ
LĐG ngành Công
thương HN
500.000đ và
“Kỷ niệmchương”
Phạm Hữu Cương Phân xưởng CN Lao động giỏi Cty 300.000 đ

Lã Thị Thúy Hằng Phân xưởng CN Lao động giỏi Cty 300.000 đ
2012 Lã Thị Thúy Hằng Phân xưởng CN
LĐG ngành Công
thương HN
500.000đ và
“Kỷ niệmchương”
(Nguồn: Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Hàm Rồng).

Ngoài ra công tác đào tạo cho lao động gián tiếp luôn được Công ty quan tâm
ở mức cao. Đối với phòng ban chức năng Công ty đã cử đi học các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ kế toán, cập nhật chính sách mới về thuế, kê khai thuế qua mạng, chế độ
chính sách mới về bảo hiểm các loại… Đối với bộ phận kỹ thuật Công ty cử đi bồi
dưỡng Công nghệ và kỹ thuật chuyên ngành Nhựa do trung tâm đào tạo của Hiệp
hội Nhựa Việt Nam tổ chức. Được đào tạo nghiệp vụ đúng chuyên môn đang làm
việc bản thân lao động gián tiếp thấy được vị trí cũng như chiều hướng phát triển
của mình, tạo cho họ sự vững tin và gắn bó với nghề nghiệp cũng như gắn bó với
Công ty.
Bảng 2.9: Danh sách nhân viên Công ty cổ phần Hàm Rồng tham gia lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán và chính sách thuế mới tháng 02 năm 2012 tại chi
cục thuế số 3.
STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ THỜI GIAN
1 Nguyễn Thanh Hải Kế hoạch – Vật tư Ngày 21,22,23
tháng 02 năm 2012
2 Vũ Thị Vân Anh Tài vụ
3 Đặng Thị Hương Tài vụ
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty cổ phần Hàm Rồng).
Nguyễn Văn Tiến – TC404930 25 Chuyên đề thực
tập

×