Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

luận văn quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần 604

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.65 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
MỤC LỤC
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 3 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, do tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế
đã làm hoạt động sản xuất kinh doanh của một số Công ty trên đất nước ta chao
đảo. Đó chỉ là một phần, nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ hoạt động quản trị nhân
sự hay chính là do công tác phân công và sử dụng lao động tại những công ty này
chưa được tốt. Việc phân công và sử dụng lao động sao cho phù hợp với khả năng
của người lao động, làm cho người lao động phấn khởi, hăng hái , yên tâm công tác
và đạt năng suất cao, đóng góp lớn cho doanh nghiệp, cho xã hội là việc làm ưu tiên
hàng đầu của mỗi doanh nghiệp nếu muốn cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp, thực tập là
một những khoảng thời gian rất bổ ích để em có thể bước đầu tiếp cận được với
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, vận dụng những kiến thức đã được đào tạo
từ nhà trường vào thực tế. Em đã chọn Công ty Cổ phần 604 có địa chỉ tại số 10 -
ngõ 23 - Trần Phú - Phường Mộ Lao - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội để thực
tập. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là khai thác, chế biến và kinh doanh
các sản phẩm từ đá tự nhiên. Tuy là một Công ty tư nhân quy mô hoạt động nhỏ
nhưng với hoạt động sản xuất đặc thù đã giúp em trưởng thành hơn.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Việt Lâm cùng sự giúp đỡ của
các anh chị trong Công ty Cổ phần 604, em đã lựa chọn chuyên đề thực tập “Hoàn
thiện công tác phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần 604”. Báo
cáo bao gồm 3 chương:
Chương 1- Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần 604


Chương 2 - Thực trạng phân công và sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần 604
Chương 3 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động
tại Công ty Cổ phần 604
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên bản báo cáo không
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 4 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉnh
sửa, bổ sung của các anh chị trong Công ty cũng như của thầy Trần Việt Lâm để em
hoàn thành tốt hơn bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 5 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 604
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
604
1.1 Lịch sử hình thành
- Địa chỉ: số 10 – Ngõ 23 – Trần Phú – Mộ Lao - Hà Đông – Hà Nội
- Điện thoại: 0433 821 539 - Fax: 0433 821 593
- Mã số thuế: 0500451096
- Giám đốc Công ty là ông: Ngô Tiến Cường
- Thành lập ngày 21 tháng 6 năm 2004.
- Giấy đăng ký hành nghề kinh doanh số 0303000186 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Hà Tây ( nay là Hà Nội) cấp ngày 21/6/2004.
- Vốn điều lệ là: 2.000.000.000 đồng ( 2 tỷ đồng).
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Số cổ phần đã đăng ký mua: 20.000 CP.
1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần 604

Công ty Cổ phần 604 hoạt động sản xuất kinh doanh với những ngành nghề chủ
yếu sau:
- Khai thác đá.
- Kinh doanh chế biến đá, các sản phẩm đá xây dựng.
- Dịch vụ xúc, bốc, xếp, vận chuyển hàng hóa đường bộ.
- San lấp mặt bằng.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 6 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
- Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng máy thi công.
1.3 Các giai đoạn phát triển
Năm 2008, việc sáp nhập giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Hà Tây và 1 số
huyện của các tỉnh lân cận khác đã tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, Công ty có một số thay đổi, cụ thể là:
- Địa chỉ trụ sở chính của Công ty trước đây là số 9 – ngõ 23 - Trần Phú – Văn Mỗ -
Hà Đông - Hà Tây nay chuyển về số 10 ngõ 23, Trần Phú , phường Mộ Lao, quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Chủ tịch HĐQT của Công ty cũng có sự thay đổi. Trước đây là ông Trịnh Viết
Toàn, nay là ông Ngô Tiến Cường với số cổ phần nắm giữ là 5000CP.
- Công ty đăng ký thay đổi lại giấy phép kinh doanh vào ngày 01/7/2009. Theo đó
công ty vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề cũ và bổ
sung thêm một số ngành nghề mới như:
+ Chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
+ Mua bán gỗ cây và gỗ chế biến.
+ Buôn bán giường tủ bàn ghế và các đồ dùng nội thất.
Như vậy hiện nay Công ty đang sản xuất và kinh doanh những ngành nghề
sau:
- Khai thác đá
- Kinh doanh chế biến đá và các sản phẩm đá xây dựng

- San lấp mặt bằng
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
- Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng máy thi công
- Chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ
- Mua bán gỗ cây và gỗ chế biến
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 7 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
- Buôn bán giường tủ bàn ghế và các đồ dùng nội thất
Việc mở rộng sản xuất kinh doanh sang một số ngành nghề mới là một
hướng đi rất sáng suốt của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần 604. Việc tiếp tục
phát triển các ngành nghề kinh doanh cũ kết hợp với mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh sang những ngành nghề mới sẽ đem lại những cơ hội mới
nhưng cũng đồng thời là những thách thức mới cho Công ty. Do đó, Ban lãnh
đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cần đoàn kết hơn nữa,
nỗ lực hơn nữa, phát huy sức mạnh tập thể, truyền thống Công ty để Công ty
ngày càng phát triển hơn.
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH
2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức ( sơ đồ 1)
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ta thấy Công ty áp dụng
mô hình trực tuyến - chức năng, các cấp lãnh đạo quản lý tác động trực tiếp xuống
các phòng, ban, tổ đội để quản lý tập trung, thống nhất, đề ra các biện pháp hành
chính cụ thể, hiệu quả, tránh tình trạng lộn xộn về tổ chức, thực hiện công việc một
cách nhanh chóng và chính xác. Sau đây là chức năng , nhiệm vụ của một số cá
nhân, phòng ban chính trong sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:
- Giám Đốc Công ty:
+ Bổ nhiệm các chức danh làm việc tại hiện trường ( Ban chỉ huy các đội thi công)
+ Chỉ đạo chỉ huy công trường về các công tác như: tổ chức triển khai hiện trường;
chất lượng và tiến độ mỹ thuật công trình; an toàn lao động công trường.

+ Chỉ đạo phối hợp công trường với các phòng ban.
- Phòng Kế hoạch:
+ Marketing thị trường.
+ Tổ chức khai thác, đấu thầu các dự án vừa và nhỏ.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 8 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
+ Lập kế hoạch về vật tư, tài chính cho các Ban chỉ huy sản xuất, công trình.
Sơ đồ 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần 604
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
( Nguồn: Hồ sơ pháp nhân và năng lực CTCP 604)
- Phòng Kỹ thuật:
+ Kiểm tra, hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho các Ban chỉ huy ngoài hiện trường.
+ Phối hợp Ban chỉ huy công trường chỉ đạo ngoài hiện trường.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Giám Đốc
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Tài chính
- Kế
toán
Phòng

Kỹ
thuật
Các Ban chỉ huy
Các Đội thi công, đội sản xuất
Chuyên đề thực tập 9 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
+ Tập hợp, quản lý các tài liệu về công trường.
+ Báo cáo Giám đốc Công ty về công tác ngoài hiện trường.
- Phòng Tài chính – Kế toán:
+ Báo cáo Giám đốc Công ty về các chứng từ thu, chi tại công trường, theo dõi kế
hoạch sử dụng vốn của công trường.
+ Làm thủ tục đăng ký thuế.
+ Thanh quyết toán công trình.
- Ban chỉ huy công trình:
+ Triển khai công tác công trường gồm: biện pháp thi công; nhân sự thi công; chất
lượng và tiến độ thi công; thay mặt Giám đốc làm việc với Chủ đầu tư – Địa
phương.
+ Thường xuyên báo cáo với Giám đốc về tình hình công trường.
- Các Đội thi công, sản xuất:
+ Chịu sự điều hành của Ban chỉ huy công trường và chịu sự giám sát của các
phòng chức năng trực thuộc Công ty.
+ Triển khai và hoàn thành khối lượng công việc được giao: theo đúng thiết kế, khối
lượng, tiến độ đảm bảo an toàn lao động. Ký kết các hợp đồng, chứng từ nội bộ
công trường.
2.2 Đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty
Xác định con người là yếu tố trình trong mọi quá trình hoạt động sản xuất và
kinh doanh, do đó Công ty Cổ phần 604 đã rất chú trọng tới vấn đề này. Số lượng
lao động, cơ cấu lao động biến đổi qua các năm tại Công ty được thể hiện qua bảng
sau:
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B

Chuyên đề thực tập 10 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 1: Số lượng, cơ cấu lao động Công ty Cổ phần 604 giai doạn 2007 – 2011
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Số lượng(người) 30 50 70 90 120
Trình
độ
Đại học 5 7 8 9 10
Cao đẳng 3 4 5 6 6
Lao động phổ thông 22 41 57 75 94
Giới
tính
Nam 20 48 55 70 95
Nữ 10 12 15 20 25
Độ
tuổi
Từ 18 – 25 tuổi 20 30 47 62 90
Từ 25 – 40 tuổi 3 12 15 20 21
Trên 40 tuổi 7 8 8 8 9
( Nguồn: Hồ sơ pháp nhân và năng lực CTCP 604)
Bảng 2: Cơ cấu cán bộ quản lý trong Công ty Cổ phần 604 giai đoạn 2007 - 2011
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
Tổng số lượng lao
động (người)
30 50 70 90 120
Số lượng quản lý
(người)
5 8 12 15 20
Tỷ lệ (%)
16.7 16.7 16.7 16.7 16.7
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng số lượng lao động của công ty là khá lớn
và cũng biến động qua từng năm. Số lượng lao động tăng đều đặn qua các năm,
năm sau hơn năm trước 20 – 30 người. Điều này cũng hoàn toàn không có gì là bất
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 11 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
thường bởi đây là công ty trong ngành xây dựng, rất nhạy cảm với chu kỳ kinh
doanh của nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng cao qua các năm bởi
kinh nghiệm và yêu cầu ngày càng cao của công ty, của thị trường. Trình độ lao
động đại học, cao đẳng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ tăng
không cao bằng tỷ lệ tăng lao động phổ thông. Trình độ lao động của Công ty còn
thấp vì số lượng lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng cao. Nguyên nhân là do
ngành nghề hoạt động đặc thù của Công ty.
Việc sử dụng lao động tại chỗ giúp công ty giảm được chi phí nhân công, đi
lại, … nhưng lại xuất hiện khó khăn đó là trình độ lành nghề của người lao động,
chi phí đào tạo căn bản… Do đó cần có cách thức quản lý, tuyển dụng phù hợp.
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính: do làm việc trong ngành xây
dựng, công việc khá nặng nề nên phần lớn người lao động trong công ty là lao động
Nam. Độ tuổi lao động trẻ từ 18 – 40 tuổi. Ưu thế của lao động trẻ là sự nhiệt tình,

ham học hỏi, dễ đào tạo, có sức khỏe và sáng tạo trong công việc, dễ thích ứng với
hoàn cảnh mới. Tuy nhiên nhược điểm của lao động trẻ là kinh nghiệm chưa có
nhiều nhưng điều này có thể được khắc phục dần trong qúa trình làm việc.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng cán bộ quản trị của Công ty
chiếm tỷ lệ phù hợp và ổn định qua các năm ( 16.7%). Điều này cho thấy công tác
quản lý của Công ty luôn được chú trọng. Số lượng cán bộ quản lý hợp lý sẽ giúp
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hơn, là những người đề ra chiến
lược, phương pháp thực hiện và là người trực tiếp chỉ đạo nên bộ phận này là đặc
biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Với đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu là đá và các sản phẩm
từ đá nên năng lực chuyên môn của các cán bộ, nhân viên trong Công ty chủ yếu
liên quan tới xây dựng. Dưới đây là một số bảng kê năng lực của lãnh đạo và cán bộ
chuyên môn kỹ thuật của Công ty:
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 12 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 3 - Năng lực cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ phẩn 604
Họ và tên Chức vụ Nghề nghiệp ĐT Năm kinh nghiệm
Ngô Tiến Cường Giám đốc Cử nhân QTKD 7 năm
Trần Ngọc Thiện Phó giám đốc Kỹ sư khai thác mỏ
lộ thiên
26 năm
Mai Thành Chung Phó giám đốc Kỹ sư xây dựng 5 năm
Nguyễn Văn Cát Phó giám đốc Cử nhân kinh tế 24 năm
Phạm Văn Thành Kế toán trưởng Cử nhân tài chính
kế toán
7 năm
Nguyễn Đức Lai Trưởng phòng
Hành chính
Kinh tế lao động 24 năm

Trần Đình Dũng Trưởng phòng
Kỹ thuật
Kỹ sư thủy lợi 2 năm
Mai Văn Nguyên Trưởng phòng
Kế hoạch
Kỹ sư điện 7 năm
( Nguồn: Hồ sơ pháp nhân và năng lực CTCP 604)
Nhìn vào bảng kê trên ta thấy cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ phần 604 là những
người có năng lực chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong công tác. Có đủ tư
cách cũng như năng lực để có thể dẫn dắt, lãnh đạo tập thể người lao động đạt được
những mục tiêu đã đề ra.
2.3 Đặc điểm cơ sở vật chất và hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của
Công ty
2.3.1 Đặc điểm cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, chế biến sản
xuất đá và thi công xây dựng, do đó, các máy móc trang thiết bị của Công ty đều
mang tính chất đặc thù công việc. Công ty ý thức được tầm quan trọng của trang
thiết bị trong công việc vì vậy Công ty luôn cố gắng trang bị những máy móc hiện
đại nhất, tốt nhất, đảm bảo khai thác, chế biến đá, thi công công trình đúng tiêu
chuẩn chất lượng, đúng tiến độ. Bảng 4 kê danh mục một số thiết bị thi công Công
ty đang sở hữu và sử dụng. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống các kho tàng, bến bãi đặt
tại Lương Sơn – Hòa Bình, Lạng Sơn… Đảm bảo vận chuyển thành phẩm đá, nguyên
nhiên vật liệu phục vụ cho công tác thi công các công trình một cách hiệu quả nhất.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 13 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 4 – Danh mục thiết bị thi công, sản xuất của Công ty năm 2011
Tên thiết bị SL(chiếc) Năm SX Công suất TB TT sử
dụng
MÁY XÚC

Máy xúc đào KOMATSU 2 1993 Gầu 0.8 m3 Tốt
Máy xúc đào SUMITOMO 1 1996 Gầu 1 m3 Tốt
Máy xúc đào SOLA 130 1 1984 Gầu 0.5 m3 Tốt
Máy xúc lật 1 2001 2.2 m3 Tốt
Máy xúc lật 1 1997 1.25 m3 Tốt
Ô TÔ VẬN TẢI
Xe BOMAZ 3 1987 10 m3 Tốt
Xe HYUNDAi 4 1996 15 m3 Tốt
MÁY LU + MÁY ĐẦM
Lu tĩnh SAKAI 2 2001 8 tấn Tốt
Lu dung BOMAG 1 2002 12 tấn Tốt
Đầm cóc Nhật 3 1999 6 tấn Tốt
Đầm rùi Nhật 2 2004 750W Tốt
MÁY ỦI
KOMATSU D31 1 2000 Tốt
KOMATSU D21 1 2000 Tốt
CÁC TB KHÁC
Máy nén khí TQ 30 2005 4.5 m3/phút Tốt
Tổ hợp nghiền sàng 1 1988 150 T/h Tốt
Tổ hợp nghiền sang 1 2002 50 T/h Tốt
Máy kinh vĩ 1 2005 Tốt
Máy Thủy Bình 1 2005 Tốt
Máy phát điện 1 2000 350 KVA Tốt
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
2.3.2 Một số đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
- Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh, các quy định về thi
công xây dựng, quy định về an toàn lao động. phòng chống cháy nổ và vệ sinh lao
động.
- Tài chính luôn được công khai, làm theo đúng thủ tục và nguyên tắc.
- Công tác quản lý tài sản: Đúng quy định của Nhà nước và Công ty, quản lý

hạch toán, lập sổ theo dõi từng loại tài sản đảm bảo đúng, đủ, không thất thoát.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 14 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
- Công tác tiền vốn chi tiêu đúng mục đích, đúng nguyên tắc, có đầy đủ chữ
ký, chứng từ hợp lý hợp lệ.
- Công tác quản lý doanh thu sát đúng với từng đối tượng khách hang, từng
loại sản phẩm, từng công trình theo hồ sơ thanh toán được chủ đầu tư phê duyệt.
- Công tác quản lý chi phí sản xuất: chi phí cho sản xuất ở khâu nào hạch toán
đúng, đầy đủ vào khâu đó, quản lý chi tiết và tiết kiệm theo định mức của Nhà
nước, hóa đơn mua bán của Bộ Tài chính phát hành. Các khoản, mục mua bán vật
tư lớn được Công ty ký hợp đồng cung cấp, các khoản chi phí nhỏ khi thanh toán
phải có đầy đủ các chứng từ, đầy đủ chữ ký các bộ phận cơ quan, Giám đốc ký
duyệt tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Công tác công nợ: thường xuyên đối chiếu công nợ theo từng quý đối với
khách hàng, đảm bảo công tác thu hồi – thanh toán nợ đùng hạn, đúng số lượng tạo
uy tín với các đối tác.
- Công tác hạch toán: kế toán chấp hành đúng quy định hiện hành về kế toán
tài chính Nhà nước theo hướng dẫn của Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty,
chấp hành theo đúng chế độ hạch toán báo cáo.
- Công tác quản lý nhân sự: luôn đảm bảo đúng đủ số lượng lao động, số cán
bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, thực hiện việc chuyên môn hóa hoạt động
cùng với công tác sắp xếp đúng người đúng việc, lựa chọn những người giỏi nhất,
giàu kinh nghiệm, tay nghề cao…tham gia vào đội ngũ quản lý lãnh đạo. Một số các
khẩu hiệu thường xuyên bắt gặp trên công trường như: “ An toàn là bạn. tai nạn là
thù”; “ Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”, “ phát huy dân chủ - đoàn kết kỷ
luật – xây dựng đơn vị - vững mạnh toàn diện”…
2.3.3 Quy trình công nghệ
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại đá phục vụ xây dựng các công
trình xây dựng dân dụng, đường giao thông… Trong đó chu yếu là hai loại đá:

- Đối với đá thành phẩm gồm: đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, đá 5x15, đá mạt, đá cấp
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 15 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
phối bao gồm các hạt nhỏ có kích thước từ 0.04 mm đến 37.5 mm lọt qua lỗ sang:
- Đối với đá hộc:
Trong quy trình công nghệ sản xuất đá của Công ty bao gồm cả công tác nổ
mìn. Đây là một hoạt động hết sức phức tạp và nguy hiểm. Chính vì vậy, Công ty
luôn chú trọng công tác an toàn lao động, từ hoạt động quản lý chất nổ, thuốc nổ,
xuất nhập kho, khoan, đặt thuốc nổ, kích nổ…Công ty quản lý chặt, thực hiện đúng
thao tác , đúng nguyên tắc, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Các công nhân được trang bị
đầy đủ bảo hộ lao động như mũ, quần áo, dây bảo hiểm, kiến thức thực hành nổ
mìn… Hàng tháng Công ty tổ chức các lớp học về an toàn lao động và các cuộc thi
lao động giỏi nhằm nâng cao nhận thức của công nhân viên.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Mỏ
Nổ
Mìn
Đá hỗn
hợp
Vận
chuyển
nghiền
Đá
thành
phẩm
Nhập kho
Mỏ Nổ
Mìn

Đá
hỗn
hợp
Đập thủ
công
Đá hộc Nhập kho
Chuyên đề thực tập 16 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
2.4 Đặc điểm tình hình tài chính của Công ty
Bảng 5 - Quy mô,cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
giai đoạn 2008 -2010
( ĐVT: nghìn đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 So sánh
Quy mô % Quy mô % Quy mô %
2009/
2008
( % )
2010/
2009
( % )
Tổng
nguồn vốn
3.627.269 100 3.791.908 100 8.134.110 100 104.5 214.5

cấu
Vốn
CSH
2.062.580 57 2.823.104 74 7.628.238 94 136.8 270.2
Vốn

đi
vay
1.564.689 43 968.804 26 505.872 6 61.9 52.2
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhận xét: qua bảng số liệu trên ta thấy rằng quy mô nguồn vốn kinh doanh
của Công ty thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Công ty đã xác định tự lực cánh
sinh là chủ yếu vì vậy khi nhìn vào số liệu trong bảng ta thấy khả năng tự đảm bảo
về mặt tài chính của Công ty là rất cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính với các
chủ nợ là thấp. Đó là do tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 50 % tổng
nguồn vốn. Việc này giúp Công ty có thể đáp ứng một cách nhanh chóng các yêu
cầu sử dụng vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, tỷ trọng nguồn vốn chủ hữu
quá lớn cũng chưa phải đã tốt. Công ty nên chủ động đàm phán, vay thêm vốn từ
các nguồn vốn từ bên ngoài để có thể tận dụng tối đa các cơ hội, mở rộng hơn hoạt
động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro về vốn trong kinh doanh.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 17 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
2.5 Đặc điểm khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh chính của Công ty
2.5.1 Khách hàng
Là 1 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm từ đá. Do
đó, khách hàng của Công ty là các Doanh nghiệp xây dựng, thi công các công trình,
khách hàng tư nhân có nhu cầu. Có thể kể đến một số khách hàng quen thuộc của
Công ty như:
- Công ty TNHH Vinh Lan – Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội
- HTX vận tải Tân Bình – Xuân Mai – Hà Nội
- Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông CENCO 1 – Đê La Thành – Giảng
Võ – Hà Nội
- Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Việt Nga – Ngõ 426 – Đường
Bưởi – Phường Vĩnh phúc – Ba Đình – Hà Nội
Đây là những khách hàng quen thuộc của Công ty, họ luôn đặt mua sản phẩm của

Công ty với khối lượng lớn, thanh toán rất đúng hẹn, có nhu cầu làm ăn lâu dài với
Công ty. Do vậy Công ty luôn có những chính sách ưu tiên cho các Công ty này.
2.5.2 Thị trường
Thị trường chính của Công ty là Hà Nội và các tỉnh lân cận Hà Nội, các tỉnh
mà Công ty có mỏ đá đang khai thác như mỏ đá Bản Sầm – Bình Phúc – Văn Quan
– Lạng Sơn; mỏ đá 30/4 – Tân Vinh – Lương Sơn – Hòa Bình.
2.5.3 Đối thủ cạnh tranh chính
Đã là kinh doanh thì không bao giờ là không có cạnh tranh. Ý thức được điều
này, Công ty luôn cố gắng tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh với mình. Công ty luôn
tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh được với
đối thủ. Công ty xác định đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là:
- Xí nghiệp VLXD 897 – Công ty CP Đầu tư xây lắp và Thương mại 36 – Xuân
Mai – Chương Mỹ - Hà Nội. Với bề dày kinh nghiệm và truyền thống những người
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 18 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
lính làm kinh tế, XN VLXD 897 là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty. Là
XN thành viên của Công ty CP ĐTXL và TM 36 thuộc Tổng Công ty Thành An
XN nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt từ cấp trên. Bên cạnh đó, thị
trường mà XN này hướng đến cũng trùng với thị trường của Công ty. Do đó, việc
cạnh tranh là vô cùng khốc liệt.
Xác định được đối thủ cạnh tranh chính, tập thể Ban lãnh đạo Công ty và
toàn thể cán bộ CNV trong Công ty luôn cố gắng hết mình, làm việc hết mình vì sự
phát triển của Công ty. Sự đoàn kết tập thể, tinh thần trách nhiệm sẽ là vũ khí chính
để Công ty nâng cao khả năng cạnh trạnh, nâng cao năng lực hoạt động. Hy vọng
thị phần, thị trường của Công ty sẽ ngày một lớn hơn.
3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2007 - 2011
3.1 Về mặt sản phẩm
- Khối lượng đá thành phẩm bán và tiêu thụ được qua các năm từ 2007 –

20101 năm sau luôn cao hơn năm trước. Hai loại đá mà Công ty tiêu thụ mạnh nhất
là đá hộc và đá 4x6, ngoài ra còn các loại đá khác như đá 1x2, đá mạt, đá cấp phối
cũng tiêu thụ khá tốt.
Bảng 6 – Khối lượng đá các loại tiêu thụ giai đoạn 2007 – 2011
(Đơn vị tính:nghìn m3)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Đá hộc 3 5 16 25 40
Đá 1x2 3 5 10 15 25
Đá 4x6 4 8 20 30 50
Đá thành
phẩm khác
0 2 5 8 15
Tổng cộng 10 20 51 78 130
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 19 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
- Về mặt chất lượng, vì đá là một loại sản phẩm đặc biệt, tùy thuộc vào chất
lượng các mỏ khai thác quyết định chất lượng đá sản xuất ra. Do đó, Công ty luôn
nỗ lực hết mình để có thể sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà các khách hàng
yêu cầu. Đến nay, Công ty chưa từng tiếp nhận bất cứ trường hợp nào khách hàng
trả lại sản phẩm mà Công ty sản xuất ra cũng như rất ít phàn nàn về chất lượng đá
mà Công ty cung cấp.
3.2 Về thị trường
- Hiện nay, Công ty đã và đang mở rộng thị trường tiêu thụ lên các tỉnh miền
núi phía Bắc. Cụ thể là các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn – nơi có các mỏ đá Công ty
đang bắt đầu đi vào khai thác, sản xuất. Mặt khác, Công ty tiếp tục đi sâu khai thác,
mở rộng thị trường tại Hà Nội, cụ thể, Công ty đã ký kết được các hợp đồng cung
ứng đá với 1 số Công ty như:
- Công ty TNHH Xây dựng Khánh Sơn – Tiểu khu 9 – Lương Sơn – Hòa Bình

- Công ty Vận tải – Xây dựng – Du lịch và Thương mại Đài Sen – Đồng Mai –
Hà Đông – Hà Nội
- Công ty TNHH Xây dựng – Vận tải Sơn Thủy – Tiên Phong – Chương Mỹ -
Hà Nội
- Công ty CPXD 699 – Ngõ 201 Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội
- Công ty CPTM Phục Hưng – Nhà HH2 – KĐT Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà
Nội
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 20 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
3.3 Kết quả doanh thu, lợi nhuận, đóng góp NSNN và thu nhập bình quân lao
động
Bảng 7 – Kết quả DT, LN, đóng góp NSNN và TNBQ lao động của Công ty Cổ
phần 604 giai đoạn 2007 – 2011
(ĐVT: nghìn đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu 2.908.254 5.568.215 12.373.176 20.785.923 30.456.700
Lợi nhuận trước
thuế TNDN
(510.506) 32.460 760.524 3.305.133 7.764.899
Thuế nộp NSNN 0 0 70.619 826.283 1.941.224
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
(510.506) 32.460 689.904 2.478.849 5.823.675
TNBQ (đồng/
người/tháng)
2.000 2.500 3.000 4.000 5.000
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
- Về doanh thu: doanh thu các năm tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Đặc biệt, từ năm 2007 đến năm 2011, doanh thu của Công ty đã tăng gần 28 tỷ
đồng. Giai đoạn từ năm 2009 trở đi, doanh thu của Công ty bắt đầu tăng mạnh (từ
12 tỷ đồng đã nhảy vọt lên 30 tỷ đồng vào năm 2011).
- Về lợi nhuận, năm 2007 do chuẩn bị tập trung ,chuyển đổi nguồn lực kinh
doanh sang lĩnh vực khai thác, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ đá, sự tác động
của các yếu tố tự nhiên, sự canh tranh từ các DN khác trong lĩnh vực thi công công
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 21 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
trình…đã dẫn đến Công ty gặp thua lỗ. Nhưng với sự quyết tâm của toàn thể
CBCNV trong toàn Công ty dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty đã từng
bước vượt qua khó khăn thử thách, từng bước phát triển và đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Cụ thể: năm 2008, Công ty đã có lợi nhuận tuy rằng còn khá khiêm tốn
là 32.460 nghìn đồng, đến năm 2009 con số ấy là 689.904 nghìn đồng. Đáng kể nhất
là năm 2010, với sự quyết tâm nỗ lực vượt bậc, Công ty đã đạt lợi nhuận con số rất
ấn tượng 2.478.849 nghìn đồng. Với đà phát triển như hiện nay Công ty hy vọng
rằng lợi nhuận năm 2012 sẽ đạt con số hàng chục tỷ đồng.
- Về đóng góp cho NSNN: Công ty luôn thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa
vụ của mình với Nhà nước thông qua các khoản thuế. Cụ thể các năm 2009, 2010,
2011 do kinh doanh có lợi nhuận nên Công ty đã đóng góp được cho Nhà nước tổng
cộng gần 3 tỷ đồng (2.838.126 nghìn đồng). Mức đóng góp vào NSNN ngày càng
tăng (năm 2009 là 70.619 nghìn đồng, năm 2010 là 826.283 nghìn đồng, năm 2011
là 1.941.224 nghìn đồng) đó là do Công ty đã hoạt động hiệu quả hơn.
- Về thu nhập bình quân lao động trong Công ty: nhìn vào bảng số liệu trên ta
thấy mức lương bình quân 1 lao động trong Công ty năm sau cao hơn năm trước, cụ
thể năm 2007 là 2 triệu đồng/ người/ tháng, năm 2008 là 2.5 triệu tăng 500 nghìn
đồng/ người/ tháng,…năm 2011 là 5 triệu. Mức lương này đã phần nào đảm bảo cho
người lao động có cuộc sống ổn định, tái tạo sức lao động, yên tâm công tác tại

Công ty.
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 22 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 604
1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.1 Nhân tố bên trong
1.1.1 Số lượng và chất lượng lao động
Đây là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng sâu sắc nhất tới công tác phân công
và sử dụng lao động. Số lượng lao động là toàn bộ số lao động chính thức và phi
chính thức của Công ty, lao động có hợp đồng và lao động thời vụ…Chất lượng lao
động là trình độ, chuyên môn, tay nghề, đạo đức, ý thức của người lao động. Có
nguồn lao động dồi dào, ổn định; trình độ cũng như tay nghề lao động cao thì chủ
doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân công, sắp xếp cũng như thực hiện công tác phân công
và sử dụng lao động hiệu quả hơn. Nói cách khác, công tác phân công và sử dụng
lao động sẽ được đảm bảo tốt nếu Công ty có đủ số lượng lao động, lao động gắn bó
với Công ty, trình độ chuyên môn, năng lực của người lao động cao. Bên cạnh đó,
việc thiếu hụt lao động hoặc dư thừa lao động đều đem lại những tác hại to lớn cho
Công ty. Đủ lao động nhưng chất lượng lao động không đảm bảo thậm chí còn gây
tác hại to lớn hơn cho Công ty.
1.1.2 Trình độ của nhà quản lý
Không kém phần quan trọng trong các nhân tố bên trong Công ty ảnh hưởng
tới công tác phân công và sử dụng lao động là trình độ của nhà quản lý Công ty.
Thật vậy, những người đứng đầu Công ty, những người có trách nhiệm phân công
và sử dụng lao động trong Công ty phải là những người có trình độ chuyên môn
cao, phải am hiểu Luật Lao động, biết tổ chức sắp xếp đúng người đúng việc… Là
người đảm bảo số lượng cũng như chất lượng lao động cho Công ty thông qua
tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp sử dụng lao động, nên bắt buộc nhà quản lý phải có

trình độ, phải giỏi. Một nhà quản lý giỏi sẽ làm tốt công tác này và ngược lại, sẽ ảnh
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 23 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
hưởng tiêu cực với mức độ rất lớn tới Công ty.
1.1.3 Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là nhân tố được thể hiện qua Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, nhìn vào
đó ta biết được doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nghề chính
là gì?loại hình doanh nghiệp? Một doanh nghiệp sản xuất thì công tác phân công và
sử dụng lao động sẽ khác với một doanh nghiệp thương mại hay một tổ chức phi lợi
nhuận. Phân công và sử dụng lao động của một doanh nghiệp kinh doanh trong
ngành công nghiệp sẽ khác với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông
nghiệp… Sản phẩm của doanh nghiệp là gì cũng quyết định ai làm gì?làm như thế
nào?chất lượng ra làm sao? Công ty Cổ phần 604 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
ngành nghề chính là sản xuất đá thành phẩm do đó công tác phân công và sử dụng
lao động rất đặc thù, khác biệt hoàn toàn so với các doanh nghiệp khác, kể cả doanh
nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.
1.1.4 Một số nhân tố khác
Ngoài những nhân tố chính trên còn một số nhân tố thuộc bên trong Công ty
có ảnh hưởng tới công tác phân công và sử dụng lao động của doanh nghiệp như:
- Quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty: đó là quy mô nguồn vốn, sự phân
bổ các phân xưởng sản xuất, kho hàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. Ví dụ
như quy mô phân xưởng sản xuất của Cong ty lớn sẽ cần nhiều lao động hơn…
- Các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: điều kiện vật chất
tốt, kỹ thuật cao đòi hỏi ít lao động hơn nhưng trình độ lao động lại phải cao hơn…
1.2 Nhân tố bên ngoài
1.2.1 Môi trường kinh tế
Trong bối cảnh Việt Nam mới tham gia vào WTO, nền kinh tế đứng trước
nhiều thách thức cũng như cơ hội. Các doanh nghiệp ngoài việc cắt giảm, tiết kiệm
chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh thì công tác phân công và sử dụng lao động

cũng phải điều chỉnh lại. Cụ thể trước đây sản xuất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ
lẻ, số lượng lao động ít, chất lượng lao động thấp, lao động chưa được chú trọng
phân công đúng người đúng việc, lao động tranh thủ chơi game, buôn điện thoại,
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 24 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
làm việc riêng trong giờ làm việc thì nay những điều đó cần phải thay đổi.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, các
chính sách đầu tư của Chính phủ…cũng ảnh hưởng tới hoạt động phân công và sử
dụng lao đông trong Công ty. Ví dụ như sự tăng trưởng kinh tế trong ngành dịch vụ
kéo theo phân công lại lao động xã hội, từ đó dẫn đến phân công và sử dụng lại lao
động trong Công ty để có thể theo kịp với đà phát triển, cạnh tranh được trên thị
trường…
Thêm vào đó, việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, để giảm thiểu rủi
ro trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn hướng đi là đa dạng hóa
ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm. Công ty Cổ phần 604 cũng như
vậy. Điều này dẫn đến nhu cầu lao động cao hơn, chất lượng lao động đa dạng
hơn… Trước hết các doanh nghiệp phải rà soát lại nguồn lao động trong doanh
nghiệp mình, từ đó có thể phân công sắp xếp sử dụng nguồn lao động hiện có. Như
vậy, công tác phân công và sử dụng lao động đã có sự thay đổi. Đó là một cách làm,
một hướng đi mà Công ty Cổ phầng 604 cần phải học tập.
1.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị, xã hội là một nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp
tới công tác phân công và sử dụng lao động trong Công ty. Ví dụ như sự mất ổn
định về chính trị trong một quốc gia hoặc nhiều quốc gia sẽ làm thay đổi, phá vỡ
những hoạt động kinh doanh truyền thống, chuyển hướng sản xuất kinh doanh phục
vụ tiêu dùng sang sản xuất kinh doanh phục vụ chiến tranh… Do đó, vô hình chung
ảnh hưởng tới công tác phân công, sắp xếp, sử dụng lại lao động trong Công ty để
có thể thích nghi được với hoàn cảnh mới.

1.2.3 Môi trường văn hóa xã hội
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và cuộc sống của mỗi con người.
Một đất nước, một doanh nghiệp có môi trường văn hóa tốt sẽ tạo tiền đề kích thích
người lao động làm việc tốt hơn, tích cực hơn và ngược lại. Nói đến môi trường văn
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B
Chuyên đề thực tập 25 GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
hóa xã hội là nói đến dân số, mật độ dân số, tỷ lệ nam nữ, các yếu tố văn hóa vùng,
địa phương… Những yếu tố này ảnh hưởng khá lớn tới phân công và sử dụng lao
động trong doanh nghiệp. Dân số tăng nhanh, mật độ dân cư cao sẽ dễ dàng hơn cho
Công ty trong quá trình tuyển dụng lao động. Tỷ lệ nam nữ trong vùng cũng vậy, nó
quyết định năng suất lao động cho Công ty.
1.2.4 Môi trường tự nhiên
Ảnh hưởng rất lớn tới công tác phân công và sử dụng lao động đối với những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ngoài trời như Công ty….Hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc vào chất lượng mỏ đá khai thác,
phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết. Cụ thể, mỏ đá có chất lượng tốt sẽ dễ dàng hơn
cho Công ty trong việc bố trí, sắp xếp lao động, chỉ cần những lao động có trình độ
trung bình khai thác và chế biến. Chất lượng mỏ không cao cần nhiều kỹ sư hơn để
có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm. Từ đó công tác phân công lao động như
thế nào?sử dụng lao động ra làm sao để năng suất lao động luôn được đảm bảo,
chiến thắng các yếu tố tự nhiên là việc Công ty cần nghiên cứu và nỗ lực thực hiện
hơn nữa trong thời gian tới.
1.2.5 Môi trường kỹ thuật và công nghệ
Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến nhiều lĩnh vực kinh doanh,
các ngành nghề cũng như các doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ đã làm
chao đảo, thậm chí biến mất nhiều lĩnh vực nhưng cũng làm xuất hiện nhiều lĩnh
vực kinh doanh mới, hoàn thiện hơn. Sự thay đổi công nghệ dẫn tới thay đổi chu kỳ
sống của sản phẩm, ảnh hưởng tới phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như
thái độ của người lao động. Do đó làm cho cơ cấu công ty, cách thức quản lý phải

thay đổi cho phù hợp. Ví dụ như việc xuất hiện điện thoại di động, mạng internet
làm cho người quản lý không cần phải gặp trực tiếp nhân viên mà có thể điều hành
từ xa; máy tính điện tử, các phần mềm giúp việc tính toán nhanh hơn, chính xác
hơn, khối lượng lớn hơn… Từ đó đòi hỏi công ty phải chú trọng đến sử dụng công
nghệ mới trong sản xuất, quản lý.
Công nghệ thay đổi, đòi hỏi người lao động phải thay đổi để bắt kịp theo nếu
Lê Thanh Nam
Lớp: QTKDTH – K11B

×