Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

luận văn quản trị nhân lực Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.06 KB, 59 trang )

Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Dung QTKDTH11B-Như Quỳnh
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
LỜI NÓI ĐẦU
Qua thực tế đời sống kinh tế và xã hội nước ta thời gian qua đã cho
thấy, trong điều kiện nên kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì
công tác quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức đã có một vị trí rất quan
trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó.
Trước đây, sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm
chí cả giữa các quốc gia ban đầu, chỉ là cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó
chuyển sang yếu tố công nghệ. Ngày nay, với xu thế khu vực hoá toàn cầu
hoá thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức,
giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con người.
Ngày nay, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất,
là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý phải giải quyết tốt được các
vấn để đặt ra trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có
trong các tổ chức. Vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã có
vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
Trong bối cảnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương đã khắc phục
mọi khó khăn trước mắt, vững bước vào thế kỷ 21.Trong những giai đoạn xây
dựng và phát triển Doanh nghiệp luôn luôn chú trọng tới công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của tổ chức mình, luôn coi đây là một yếu tố cơ bản
dẫn dến sự thành công.
Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương, em
thấy rằng công tác đào tạo phát triển nhân lực của Doanh nghiệp ngoài những
ưu điểm còn có những hạn chế. Do vậy em chọn đề tài “Giải pháp hoàn
thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân


Hoàng Cương” em hy vọng sẽ phần nào giúp Doanh nghiệp nâng cao được
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 : Giới thiệu Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương
Chương 2 : Thực trạng công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp
tư nhân Hoàng Cương
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển
nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương
2
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
HOÀNG CƯƠNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương là một doanh nghiệp dân doanh
được thành lập theo quyết định số 120/UB-QĐ ngày 28 /7/2004 của uỷ ban
nhân dân tỉnh Hải Dương.
Doanh nghiệp được xây dựng tại Quán Phe - xã Hồng Hưng - huyện
Gia Lộc - tỉnh Hải Dương. Doanh nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động theo
giấy phép kinh doanh số 0401000390, do ông Trần Văn Hiền làm giám đốc.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc, khẩu trang, khăn,
găng tay.
Sau 8 năm thành lập, Doanh nghiệp từ một Doanh nghiệp tư nhân có
quy mô nhỏ bé đã đang dần mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của mình.
Hàng năm Doanh nghiệp trích 5% lợi nhuận để đầu tư cho việc mở rộng và
phát triển Doanh nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ
công nhân và đặc biệt là sự lãnh đạo của giám đốc Trần văn Hiển, hiện nay
Doanh nghiệp đang chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường may mặc. Sản

phẩm của Doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến ngày càng nhiều.
Mặc dù là Doanh nghiệp nhỏ nhưng Doanh nghiệp cũng góp phần vào
sự phát triển xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh Hải Dương
với mức thu nhập ổn định.Trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp luôn giữ
vững được mục tiêu "sản phẩm chất lượng là nguồn sống của chúng ta".
2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Doanh nghiệp
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
3
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu

số
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009
Chênh
lệch
Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ
1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
01 21650914 27401984 30008000 35157830 5751070 26,6 2606016
7519,5
1
5149830 17,16
2. Các khoản giảm trừ DT 02 0 0 0 0
3.DT thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ(10=01-02)
10 21650914 27401984 30008000 35157830 5751070 26,6 2606016
7519,5
1
5149830 17,16

4.Giá vốn hàng bán 11 20420000 25791528 27146528 31212436 5371528 26,3 1355000 5,25 4065908 14,98
5.Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 1230914 1610456 2861472 3945394 379542 30,8 1251016 77,68 1083922 37,58
6.DT hoạt động tài chính 21 520000 560000 500000 510000 40000 7,69 -60000 -10,7 10000 2
7.Chi phí tài chính 22 434000 420720 364000 386000 -13280 -3,06 -56720 -13,48 22000 6,04
8.Chi phí bán hàng 24 138000 152000 190000 223000 14000 10,14 38000 25 33000 17,37
9.Chi phí quản lý DN 25 56000 56000 50000 52000 0 0 -6000 10,7 2000 4
10.Lợi nhuận từ hoạt động
KD 20+(21-22)-(24+25)
30 1122914 1235736 2437472 3794394 112822 10,05 1201736 97,25 1356922 55,67
11.Thu nhập khác 31 512000 481128 220906 321000,32 -30872 -6,03 -260222 -54,09 100094,32 45,31
12.Chi phí khác 32 122036,22 139097,32 24736,334 35000 17061,1 13,98 -114360,986 -82,22 10263,666 41,49
13.Lợi nhuận khác (31-32) 40 389963,78 342030,66 196169,66 286000.32 47933,12 12,29 -145860,94 -42,65 89830,65 45,79
14.Tổng lợi nhuận trước
thuế (50=30+40)
50 1512877,78
1577766,6
6
2633641,66 4080394 64888,88 4,29 1055875,006 66,92 1466752,334 54,93
15.Chi phí thuế TNDN 51 423605,78 441774,66 737419,66 1142510 18168,88 4,29 295645 66,92 405090,34 54,93
16.Lợi nhuận sau thuế 60 1089272 1135992 1896222 2937884 46720 4,29 760230 66,9 1041662 54,9
(Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương)
4
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Qua số liệu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp liên tục tăng
trong 4 năm gần đây, cụ thể là: lợi nhuận sau thuế tăng, năm 2008 tăng
46.720 nghìn đồng so với năm 2007, tương ứng với tăng 4.29%. Năm 2009
tăng 760.230 nghìn đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 66,9%. Năm 2010
tăng 1.041.662 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 54,9%.
Kết quả này đạt được là do:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, năm 2008 tăng so với
năm 2007 là 5.751.070 nghìn đồng, tương ứng tăng 26.6%. Năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 2.606.016 nghìn đồng, tương ứng 9,51%. Năm 2010 tăng so
với năm 2009 là 5.149.830 nghìn đồng, tương ứng 17,16%. Doanh thu tăng
lên là kết quả của sự mở rộng sản xuất kinh doanh tăng về quy mô do vậy mà
giá vốn hàng bán cũng tăng theo, năm 2008 tăng 5.371.528 nghìn đồng, năm
2009 tăng 1.355.000 nghìn đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng
4.065.908 nghìn đồng so với năm 2009. Từ hai chỉ tiêu trên dẫn đến lợi nhuận
gộp tăng nhanh từ 1.230.914 nghìn đồng năm 2007 lên 1.610.456 nghìn đồng
năm 2008, 2.861.472 nghìn đồng năm 2009 và đến năm 2010 lên tới
3.945.394 nghìn đồng. Đó là kết quả của việc công ty đã tận dụng tối đa
nguồn nhân lực. Doanh thu về hoạt động tài chính hàng năm thay đổi không
lớn, năm 2008 tăng 40000 so với năm 2007 nhưng năm 2009 lại giảm 60000
so với năm 2008 và năm 2010 lại tăng nhẹ so với năm 2009, kết quả này là do
doanh nghiệp giảm bớt đầu tư tài chính ra bên ngoài để tập trung nguồn lực
phát triển trong doanh nghiệp làm cho doanh thu hoạt động tài chính giảm
đồng thời chi phí tài chính cũng giảm theo, do vậy lợi nhuận từ hoạt động tài
chính giảm đi.
Chi phí bán hàng có chiều hướng tăng do Doanh nghiệp mở rộng về
quy mô sản xuất kinh doanh do vậy chi phí bán hàng cũng phải tăng theo từ
138.000 nghìn đồng lên tới 223.000 nghìn đồng.
5
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều, năm 2009 giảm
6000 nghìn đồng so với 2 năm trước do sự sắp xếp lại tổ chức, giảm bớt sự
kồng kềnh, bộ máy gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả hơn do vậy chi phí quản lý
giảm đi. Năm 2010 tăng 2000 nghìn đồng so với năm 2009 do sự bổ xung
thêm nhân lực.
Như vậy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng
lên, đây là dấu hiệu rất tốt để Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch phù hợp với

mục tiêu kinh doanh tiếp theo và Doanh nghiệp cần duy trì sự nhạy bén trong
quản trị nhân lực.
Ngoài ra để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp ta có thể nghiên cứu một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh được trình bày ở bảng 2.
Qua bảng 2 ta thấy rằng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của
Doanh nghiệp liên tục tăng cao qua các năm, đây là dấu hiệu rất tốt như đã
phân tích ở trên. Doanh thu thuần tăng nhanh ở năm 2008 và năm 2010, năm
2008 tăng 26,6%/năm, năm 2010 tăng 17,16%, đây là kết quả của sự mở rộng
quy mô của Doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng ở mức cao nhất
trong các năm trong khi doanh thu thuần năm 2009 lại tăng khá thấp so với
năm 2008. Điều này thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên
và chất lượng của hoạt động quản trị được tăng lên so với năm 2008. Năm
2010 lợi nhuận sau thuế cũng tăng ở mức rất cao, tăng 54,9% so với năm
2009.
6
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Bảng 2: Hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN Hoàng Cương)
Chỉ tiêu

hiệu
Đơn
vị
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009

Năm
2010
2008/2007 2009/2008 2010/2009
chênh
lệch
tỷ lệ
(%)
chênh
lệch
tỷ lệ
(%)
chênh
lệch
tỷ lệ
(%)
1.DT
thuần
DT
1000
đ
2165091
4
27401984 30008000 35157830 5751070 26,6
260601
6
9,51
51498
30
17,16
2.LN sau

thuế
P
1000
đ
1089272
1135992 1896222 2937884
46720 4,29 760230 66,9
10416
62
54,9
3.Tổng
vốn KD
V
1000
đ
6300000 7120000 7950000 9510000 820000 13 830000 11,7
15600
00
19,6
4.hiệu quả
sd vốn
DT/
V
3,4 3,8 3,8 3,7 0,4 11,8 0 0 -0,1 -2,6
5. tỉ suất
LN vốn
kd
P*10
0
V

% 17,29 15,95 23,85 30,89 -1,34 -7,75 7 ,9 49,5 7,04 29,52
6.tổng số

L người 308 372 430 560 64 20,8 58 15,6 130 30,2
7.năng
suất LĐ
DT
L
1000
đ/ng
70295.9 73661.3 69786.1 62781.8 3366.1 4.8 -3875.2 -5.3
-
7004.2
-10.1
8.khả
năng sinh
lời 1 nv
P/L
1000
đ/ng
3536.6 3053.7 4409.8 5246.2 -482.9 -13.7 1356 44
836.
4
19
7
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Tổng vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm do sự đầu tư để mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng vốn kinh doanh năm 2008 tăng 820
triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 23%/năm. Hiệu quả sử dụng vốn
năm 2008 đạt mức cao nhất trong các năm là 3,8, tức cứ 1 đồng vốn kinh

doanh bỏ ra tạo ra được 3,8 đồng doanh thu thuần, nhưng tỷ xuất lợi nhuận
vốn kinh doanh năm 2008 lại đạt ở mức thấp nhất là 15,95%, giảm 1,34% so
với năm 2007. Điều này thể hiện sự hoạt động thiếu linh hoạt và kém hiệu quả
của bộ máy quản trị. Năm 2009 tổng vốn kinh doanh tăng 830 triệu đồng tăng
11,7% so với năm 2008. Hiệu quả sử dụng vốn vẫn được duy trì ở mức cao
3,8 và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh được tăng cao ở mức 23,85% tương
ứng tăng 7,9% so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 49,5%. Năm 2010 tổng vốn
kinh doanh tăng ở mức cao nhất 1650 triệu đồng tương ứng tăng 19,6%, tuy
nhiên hiệu quả sử dụng vốn lại bị giảm 0,1% so với năm 2009, tỷ suất lợi
nhuận vẫn tăng 7,04% so với năm 2009. Như vậy trong năm 2010 doanh
nghiệp đã đầu tư quá mức cần thiết làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả
thấp hơn.
Qua các chỉ tiêu trên ta thấy Doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức để
tránh lãng phí, tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản trị
để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tổng số lao động trong 4 năm cũng liên tục tăng. Năm 2008 tăng 64
người, tương ứng tăng 20.8%/năm, năng suất lao động tăng 3366.1 nghìn
đồng/người so với năm 2007. Khả năng sinh lời một nhân viên lại bị giảm sút
so với năm 2007, giảm 482.9 nghìn đồng/người. Năm 2009 tổng số lao động
tăng 58 người so với năm 2008, năng suất lao động giảm 3875.2 nghìn
đồng/người, khả năng sinh lời 1 nhân viên tăng cao, tăng 1356 nghìn
đồng/người so với năm 2008, tương ứng tăng 44%/năm; Năm 2010, tổng số
lao động tăng 130 người, tương ứng tăng 30.2%/năm. Năng suất lao động tiếp
tục bị giảm nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại tăng lên. Sự mâu thuẫn giữa năng
suất lao động và khả năng sinh lời một nhân viên là do Doanh nghiệp đã tiết
8
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
kiệm được nhiều chi phí trong việc sản xuất, do vậy mà mặc dù doanh thu
trên một lao động giảm xuống nhưng lợi nhuận tạo ra trên một nhân viên vẫn
tiếp tục tăng lên. Điều này cho thấy Doanh nghiệp cần có kế hoạch về nhân

lực phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua 4 chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sử dụng lao động của Doanh
nghiệp chưa được tốt. Cần tăng cường hoạt động quản trị nhân lực để đạt hiệu
quả sử dụng lao động tốt hơn và đem lại lợi ích cho người lao động cao hơn
nữa.
2.2. Đánh giá kết quả hoạt động khác
Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp còn tổ chức một số hoạt
động thể dục thể thao,văn hóa văn nghệ cho người lao động.Mỗi năm vào dịp
thành lập Doanh nghiệp (28 tháng 7 năm 2004), Doanh nghiệp tổ chức một số
cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao,trao giải thưởng cho đội đoạt giải,tổ chức
liên hoan toàn Doanh nghiệp. Mỗi năm Doanh nghiệp tổ chức hai chuyến đi
du lịch cho công nhân viên vào đầu xuân và nghỉ mát vào mùa hè.
Doanh nghiệp đã thành lập hai đội bóng chuyền nam và nữ để tham gia
thi đấu giữa các Doanh nghiệp trong huyện Gia Lộc và một số Doanh nghiệp
lân cận thuộc huyện Ninh Giang.
3. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp
* Giám đốc: trực tiếp điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, là người
đại diện, có quyền hạn và trách nhiêm cao nhất trong Doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt
động của Doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động.
9
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Doanh nghiệp
* Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm chỉ đạo, báo cáo trước giám
đốc về tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
* Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, đề
ra các quy định về sử dụng, bảo quản máy móc.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng nhân sự:
+ Tổ chức sắp xếp lao động của Doanh nghiệp, trên cơ sở gọn nhẹ hợp lý

đảm bảo yêu cầu quản lý và phù hợp với trình độ, năng lực của từng người,
nhằm phát huy năng lực của cán bộ công nhân viên, tăng năng suất lao động.
+ Xây dựng kế hoạch lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Theo dõi và thực hiện công tác đào tạo tay nghề cho công nhân.
Giám đốc
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám
đốc kỹ thuật
Phòng
nhân sự
Phòng tài
vụ
Phòng kế
hoạch vật tư
Phòng
KCS
Tổ bảo
vệ
Tổ cơ
điện
PX
cắt
PX
may 1
PX
may 2
PX hoàn
thiện
PX bao gói

sản phẩm
1
0
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
+ Đôn đốc kiểm tra việc người lao động chấp hành các chủ trương, pháp luật
của Đảng và Nhà nước cũng như các nghị quyết, nội dung của Doanh nghiệp.
+ Đôn đốc việc duy trì công tác bảo vệ.
+ Phụ trách việc tiếp khách, hội nghị.
- Phòng tài vụ:
+ Đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích
các hoạt động tài chính, lập báo cáo quyết toán, theo dõi công nợ. Tăng vòng
quay của vốn kinh doanh.
+ Báo cáo tài chính thường kỳ và đột xuất một cách kịp thời để giám đốc biết
và có biện pháp chỉ đạo đúng hướng.
+ Kiểm tra việc giữ gìn và bảo vệ tài sản, kịp thời ngăn ngừa những sai phạm
về quản lý kinh tế tài chính.
+ Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, các quy định của Doanh
nghiệp, kiểm tra đôn đốc việc các luật thuế của nhà nước.
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ Lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng.
+ Xây dựng giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể.
+ Điều hành sản xuất theo từng hợp đồng.
+ Quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm.
+ Tiếp thị và thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
+ Cùng với phòng tổ chức lao động, phòng kỹ thuật công nghệ xây dựng định
mức lao động và định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm.
+ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
1
1
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân

- Phòng KC:
+ Chuyên trách về công tác kỹ thuật, đề ra các phương án quản lý kỹ thuật
công nghệ.
+ Kiểm tra nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.
- Tổ bảo vệ: Quản lý và bảo toàn toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp, đảm bảo
tình hình an ninh trong nhà máy. Theo dõi việc ra vào Doanh nghiệp của
khách hàng và cán bộ công nhân viên.
- Tổ cơ điên: Theo dõi và sửa chữa tất cả các máy móc, thiết bị trong Doanh
nghiệp.
* Các phân xưởng sản xuất:
- Phân xưởng cắt: dựa trên lệnh sản xuất, nguyên liệu được đưa vào phân xưởng
cắt để tạo ra các bán thành phẩm theo mẫu cắt và số lượng được giao.
- Phân xưởng may: nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt chuyển sang tiếp
tục gia công hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc giai đoạn này sản phẩm gần như
đã hoàn chỉnh.
- Phân xưởng hoàn thiện: nhận bán thành phẩm từ phân xưởng may chuyển
sang, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, thực hiện là, cắt chỉ, hoàn thiện các phụ
kiện, kiểm tra sản phẩm.
- Phân xưởng bao gói sản phẩm: thực hiện gấp, đóng túi hộp theo yêu cầu
của khách hàng sau đó nhập kho thành phẩm.
4. Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nhân lực của
Doanh nghiệp
4.1. Các đặc điểm bên trong Doanh nghiệp
4.1.1 Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp
1
2
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Doanh nghiệp càng phát triển thì trình độ và tay nghề của người lao
động càng phải nâng cao để thích ứng được sự thay đổi của tổ chức. Theo kế

hoạch phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp đến năm 2015 là Doanh
nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh sang chăn ga gối
đệm, mở thêm một phân xưởng sản xuất và lao động dự kiến tăng lên hàng
nghìn lao động, do đó đòi hỏi bộ phận đào tạo nguồn nhân lực cần có kế
hoạch đào tạo để đảm bảo lực lượng lao động trong Doanh nghiệp chất lượng
và phối hợp nhịp nhàng.
Hơn nữa Doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư cho việc thiết kế, nghiên
cứu đổi mới mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị
trường tiêu thụ và đặc biệt là đồng bộ tất cả máy móc thiết bị bằng công nghệ
hiện đại. Điều đó đòi hỏi cần có một đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề
cao, nắm bắt được công nghệ hiện đại. Đội ngũ quản lý cần có trình độ cao
hơn để đó thể đáp ứng được yêu cầu công việc phức tạp hơn trong tương lai.
Do vậy, cần mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hóa nội dung và phương
pháp đào tạo.
4.1.2. Đặc điểm về người lao động
Lao động hiện có của Doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông,
chiếm tới 95.7% trong tổng số lao động, lao động không có tay nghề chiếm
tới 20%. Đặc điểm của lao động loại này là tuổi đời còn trẻ chiếm 90%, tỷ lệ
độc thân cao, chiếm 50% trong tổng số lao động, chủ yếu là lao động trong
vùng, phần lớn xuất thân từ các hộ làm nông nghiệp. Đây là điều kiện tốt để
tham gia vào công tác đào tạo, nâng cao tay nghề. Tuy nhiên do tình trạng
năng suất lao động hiện nay thì công nhân phải làm việc trong thời gian dài,
thiếu thời gian chơi bời và gặp gỡ bạn bè, do vậy khó sắp xếp thời gian đào
tạo. Hơn nữa, do trình độ lao động còn hạn chế, tâm lý không vững vàng và
thiếu kiên trì trong công việc, cộng với sự cạnh tranh về lao động với các
ngành điện tử, giầy da trong vùng làm cho người lao động rất dễ thay đổi nơi
1
3
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
làm việc. Như vậy, Doanh nghiệp không muốn bỏ nhiều chi phí và thời gian

để đào tạo vì sợ đào tạo rồi người lao động lại bỏ việc, khi Doanh nghiệp
không đào tạo thì nhân viên không thỏa mãn nhu cầu học tập nâng cao trình
độ lại muốn tìm nơi làm việc khác. Đây là vấn đề ảnh hưởng xấu đến hoạt
động đào tạo và công tác lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của
Doanh nghiệp.
4.1.3. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản
Do Doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản nên
sự trao đổi thông tin trong Doanh nghiệp được thuận tiện và nhanh chóng,
quy trình ra quyết định diễn ra nhanh chóng do đó công tác đào tạo phát triển
nhân lực tại Doanh nghiệp được diễn ra đồng bộ và linh hoạt.
Với một quy mô sản xuất nhỏ như vậy nên kinh phí cho việc đào tạo
phát triển nhân lực còn hạn chế. Năm 2007 tổng chi phí đào tạo là 78 triệu
đồng, năm 2008 là 85 triệu đồng, năm 2009 là 93 triệu đồng và năm 2010 là
101 triệu đồng. Mặc dù chi phí đào tạo được tăng lên qua mỗi năm nhưng
cùng với đó là số công nhân được đào tạo mỗi năm cũng tăng lên. Với mức
đầu tư cho đào tạo như vậy thì việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo gặp
rất nhiều khó khăn. Nhưng với một Doanh nghiệp nhỏ mà đầu tư lớn cho việc
đào tạo là vấn đề khó có thể giải quyết và cần cân nhắc kỹ bởi vì doanh thu và
lợi nhuận còn hạn chế trong khi có rất nhiều vấn đề mà doanh nghiệp phải
giải quyết cần nhiều kinh phí.
4.1.4 Đặc điểm về sản phẩm
Đặc điểm chung của sản phẩm ngành may mặc là giá trị tương đối thấp,
dễ bị làm nhái và có chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, nhu cầu thị trường luôn
thay đổi và chạy theo mốt. Với đặc điểm của sản phẩm như vậy đòi hỏi
Doanh nghiệp phải luôn luôn tìm tòi và thay đổi, phải đón đầu được nhu cầu
thị trường thì mới có thể phát triển trong nganh may mặc này. Điều đó đòi hỏi
Doanh nghiệp phải có một đội ngũ quản lý năng động và nhạy bén và một đội
1
4
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân

ngũ công nhân có tay nghề cao, có thể nắm bắt công nghệ mới nhanh chóng.
Như vậy bộ phận đào tạo có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ lao động giỏi đáp
ứng được yêu cầu công việc.
4.1.5 Quan điểm của ban lãnh đạo Doanh nghiệp
Trong những năm gần đây lãnh đạo Doanh nghiệp đã có sự quan tâm
và coi trọng công tác đào tạo phát triển nhân lực. Coi đây là một trong những
công tác quan trọng hàng đầu trong con đường phát triển của Doanh nghiệp
trong tương lai. Doanh nghiệp muốn phát triển, đi lên và chiếm lĩnh thị trường
thì phải có một nguồn nhân lực mạnh và chất lượng. Đảm bảo nguồn nhân lực
chất lượng cao là nhiệm vụ của bộ phận làm công tác đào tạo phát triển nhân
lực. Như vậy được sự coi trọng và quan tâm của ban lãnh đạo Doanh nghiệp,
công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng
cao hiệu quả công tác của mình.
4.2 Các đặc điểm bên ngoài Doanh nghiệp
4.2.1 Đặc điểm của thị trường lao động tỉnh Hải Dương
Thị trường lao động tỉnh Hải Dương hiện nay không ngừng biến động.
Sự chuyển dịch lao động từ các Doanh nghiệp có thu nhập thấp sang các
Doanh nghiệp có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt hơn là vấn đề đáng
quan tâm của thị trường lao động ở Hải Dương hiện nay. Điều này càng thể
hiện rõ hơn từ khi có Nghị định 03 của Chính phủ (quy định mức lương tối
thiểu trong các DN FDI), công nhân lao động có xu hướng bỏ việc ở các
Doanh nghiệp trong nước chuyển sang các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp. Trong khi đó, các DN mới thành lập thường tìm mọi cách để
thu hút lao động của các Doanh nghiệp khác như trả lương cao hơn, chế độ
đãi ngộ tốt hơn làm nảy sinh trong nhiều lao động tư tưởng "đứng núi này,
trông núi nọ". Những biến động trên đã dẫn tới hậu quả: Doanh nghiệp luôn
trong tình trạng thiếu lao động và bị động về lao động (chủ yếu là các Doanh
1
5

Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
nghiệp trong lĩnh vực dệt - may). Như vậy tình trạng chung của lao động
trong tỉnh có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lao động của Doanh nghiệp.
Từ đó ảnh hưởng đến các kế hoạch đào tạo của Doanh nghiệp. Nếu bỏ ra một
mức chi phí đào tạo quá lớn trong khi tình hình biến động lao động trong
Doanh nghiệp lại khó kiểm soát, khả năng cạnh tranh về thu nhập của người
lao động với các Công ty nước ngoài, Công ty điện tử, giầy da trong tỉnh lại
rất thấp. Những lao động trung thành với Doanh nghiệp đa số là các công
nhân gần Doanh nghiệp và đã có gia đình. Điều đó ảnh hưởng xấu đến công
tác lập kế hoạch đào tạo của Doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thị trường lao động tại Hải Dương hiện cũng đang phải
đối mặt với bài toán thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ cho các
công tác quản lý và kỹ thuật. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Đoan - Chủ
tịch liên đoàn lao động tỉnh Hải Dương - thừa nhận: Mặc dù trên địa bàn tỉnh
hiện có nhiều trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, nhưng công tác đào
tạo chủ yếu vẫn tập trung vào một số ngành nghề truyền thống và lao động
giản đơn, do vậy khi các Doanh nghiệp tuyển về đa số phải đào tạo lại cho
phù hợp với nhu cầu công việc. Như vậy để đảm bảo kế hoạch tăng thêm về
lao động và chất lượng lao động trong thời gian tới, bộ phận đào tạo của
Doanh nghiệp cần có kế hoạch phù hợp để công nhân có thể tiếp cận với công
nghệ hiện đại.
4.2.2 Nội dung đào tạo của các trung tâm dạy nghề và các trường đại học,
cao đẳng
Đội ngũ công nhân trong Doanh nghiệp đa số có chứng chỉ tại các
trung tâm dạy nghề trong khu vực. Nội dung đào tạo của các trung tâm chủ
yếu là thực hành, ít lý thuyết, thời gian đào tạo ngắn, nhưng hệ thống máy
móc thiết bị dùng để học tập đa số đã lạc hậu, không đúng với máy móc mà
Doanh nghiệp đang sử dụng do đó đa số các công nhân khi vào Doanh nghiệp
đều phải tổ chức đào tạo lại thì mới có thể làm việc được.
1

6
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Với đội ngũ quản lý và kỹ thuật đa số được đào tạo tại các trường đại
học, cao đẳng chuyên nghiệp, song nội dung đào tạo tại các trường này
thường nặng về nội dung, ít thực hành, do đó đội ngũ này thường thiếu kiến
thức thực tế hoặc kiến thức đã quá cũ và lạc hậu so với thời đại. Khi Doanh
nghiệp tuyển vào đa số phải đào tạo lại.
Như vậy với nội dung và khả năng đào tạo như vậy sẽ làm tăng thêm
các công việc tại bộ phận đào tạo của Doanh nghiệp nếu muốn có được độ
ngũ lao động chất lượng như mong muốn và phù hợp với công việc của
Doanh nghiệp mình.
1
7
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰCTẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG CƯƠNG
1. Đánh giá tổng quát tình hình đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh
nghiệp
1.1. Phân tích nguồn nhân lực tại Doanh nghiệp
1.1.1 Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp
Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp là chủ đề hết sức quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
hoạt động tốt và đạt được hiệu quả hay không, phần lớn phụ thuộc vào cơ cấu
lao động có hợp lý hay không. Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp tương đối
hợp lý và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Số lao
động có trình độ đại học và trên đại học chiếm phần nhỏ chủ yếu nằm ở cấp
phòng ban quản lý và kỹ thuật, đội ngũ này có xu hướng tăng lên do sự cải
tiến công nghệ khoa học kỹ thuật của Doanh nghiệp. Số lao động trình độ đại
học và trên đại học ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động, điều

này đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kỹ thuật trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong
ngành may mặc nên số lao động chủ yếu là lao động nữ, tuổi đời còn trẻ. Lao
động làm việc tại Doanh nghiệp chủ yếu là người trong huyện Gia Lộc. Để
biết được cụ thể tình hình cơ cấu trong công ty ta sẽ nghiên cứu bảng 3.
Qua bảng 3 ta thấy: nhìn chung tổng số lao động tại Doanh nghiệp có
xu hướng tăng lên mỗi năm. Cụ thể năm 2007 tổng số lao động của Doanh
nghiệp là 308 lao động, đến năm 2008 là 372 lao động, tăng 64 lao động. Đến
năm 2009 tổng số lao động lên tới 430 lao động, tăng 58 lao động so với năm
2008. Năm 2010 tổng số lao động đã là 560 lao động, tăng 130 lao động so
với năm 2009. Với tình hình tăng giảm cụ thể của khối lao động như sau:
* Xét cơ cấu lao động theo loại hình làm việc:
1
8
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Ta thấy tương đối hợp lý vì công ty là doanh nghiệp sản xuất nên cần
số lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động của công
ty, con số lao động gián tiếp thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với lao động
trực tiếp cụ thể là:
- Lao động trực tiếp: Năm 2007 là 252 người chiếm tỷ trọng 81,82% trong
tổng số lao động, đến năm 2008 là 310 người, chiếm tỷ lệ 83,33%, đến năm
2009 là 368 người chiếm tỷ trọng 85,58%, và đến năm 2010 lao động trực
tiếp đã tăng lên 487 người chiếm tỷ trọng 86,96%.
- Lao động gián tiếp: Năm 2007 là 56 người chiếm tỷ trọng 18,18%. Năm
2008 là 62 người chiếm tỷ trọng 16,67%. Năm 2009 vẫn là 62 người chiếm tỷ
trọng 14,42%. Năm 2010 là 73 người chiếm tỷ trọng 13,04% trên tổng số lao
động. Lao động gián tiếp tăng lên cùng với sự tăng lên của lao động nhưng tỷ
trọng của lao động gián tiếp có xu hướng giảm đi, đây là sự sắp xếp lại cơ cấu
lao động theo hình thức lao động, tăng cường lao động trực tiếp tham gia sản
xuất, giảm thiểu lao động phục vụ sản xuất.

1
9
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Bảng 3: Cơ cấu lao động tại Doanh nghiệp
Đơn vị: người
Chỉ
tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
người
Tỉ
trọng(%)
Số
người
Tỉ
trọng(%)
Số
người
Tỉ
trọng(%)
Số
người
Tỉ
trọng(%)
1.Tổng
số lao
động
308 100 372 100 430 100 560 100
2.Phân theo loại lao động
*LĐ

trực
tiếp
252 81,82 310 83,33 368 85,58 487 86,96
*LĐ
gián
tiếp
56 18,18 62 16,67 62 14,42 73 13,04
3.Phân theo trình độ
*Đại
học và
trên
ĐH
3 0,97 4 1,08 5 1,16 5 0,89
*Cao
đẳng
5 1,62 5 1,34 7 1,63 7 1,25
*Trung
cấp
6 1,95 7 1,88 9 2,09 12 2,16
*Lao
động
khác
294 95,45 356 95,7 409 95,12 536 95,7
4.Phân theo giới tính
*Nữ 277 89,9 318 85,48 369 85,81 488 87,14
*Nam 31 10,1 54 14,52 61 14,19 72 12,86
(Nguồn: Phòng nhân sự)
*Xét cơ cấu lao động theo trình độ:
Trình độ lao động của bất cứ Doanh nghiệp nào luôn là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh

của Doanh nghiệp, nhìn chung trình độ lao động của Doanh nghiệp trong
2
0
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
những năm gần đây đạt mức trung bình do đặc thù sản xuất của Doanh nghiệp
cần nhiều lao động phổ thông hơn, điều này cũng hợp lý do nếu sử dụng
nhiều lao động trình độ cao thì chi phí sẽ lớn hơn, mà đặc điểm của công việc
không đòi hỏi trình độ cao. Cơ cấu về lao động theo trình độ cụ thể như sau:
- Lao động đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số
lao động của Doanh nghiệp. Năm 2007 là 3 người chiếm tỷ trọng 0,97%, đến
năm 2008 là 4 người, chiếm tỷ trọng 1,05%, năm 2009 là 5 người chiểm tỷ
trọng 1,16%, đến năm 2010 vẫn là 5 người chiếm tỷ trọng 0,89%.
- Lao động cao đẳng năm 2007 là 5 người chiếm tỷ trọng 1,62%, năm 2008 là
5 người chiếm tỷ trọng 1,34% trong tổng số lao động của Doanh nghiệp. Năm
2009 số này là 7 người và chiếm tỷ lệ 1,63%, năm 2010 vẫn là 7 người chiếm
tỷ trọng 1,25%.
-Lao động trung cấp: năm 2007 là 6 người chiếm tỷ trọng là 1,95%, năm 2008
tăng 1 người so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng là 1,88%, đến năm 2009 đã
là 9 người tăng 2 người so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 2,09% trong tổng số
lao động, năm 2010 là 12 người chiếm tỷ trọng 2,16%.
- Lao động khác: đây là lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao
động của Doanh nghiệp, năm 2007 là 294 người chiếm tỷ trọng 95,45%, đến
năm 2008 là 356 người chiếm tỷ trọng 95,7% và đến năm 2009 là 409 người
chiếm tỷ trọng 95,12% trong tổng số lao động, năm 2010 là 536 người chiếm
tỷ trọng 95,7%.
Ta thấy lao động có bằng trung cấp trở lên luôn chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng số lao động, do đặc điểm của ngành may có thể sử dụng nhiều lao
động phổ thông để giảm chi phí, người lao động không cần có bằng cấp
chuyên môn mà chỉ cần trải qua một số khóa đào tạo là có thể làm việc tốt.
Tuy nhiên do xu hướng hiện đại hóa máy móc thiết bị, Doanh nghiệp cần sử

dụng nhiều lao động có trình độ để có thể nắm bắt công nghệ hiện đại, do vậy
tỷ trọng người lao động có trình độ dưới trrung cấp có xu hướng giảm xuống,
2
1
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
cùng với đó là sự tăng lên của lao động có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt
là trình độ trung cấp.
* Xét cơ cấu lao động theo giới tính:
Lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng lớn do đặc điểm của ngành may là
cần nhiều lao động nữ, lao động nam chỉ làm việc ở một số bộ phận như quản
lý, cắt may và tổ cơ điện. Cụ thể ta thấy: năm 2007 số lao động nam là 277
người chiếm 89,9% trong tổng số lao động trong khi đó nam chỉ có 31 người
chiếm tỷ trọng 10,1%. Đến năm 2008 số lao động nữ là 318 người chiếm tỷ
trọng 85,48%, số lao động nam là 54 người chiếm 14,52% và tăng 23 người
so với năm 2007. Năm 2009 số lao động nữ là 369 người chiếm tỷ trọng
85,81%, số lao động nam là 61 người chiếm 14,19%. Năm 2010 số lao động
nữ là 488 người chiếm tỷ trọng 87,14%, lao động nam là 72 người chiếm tỷ
trọng 12,86%.
1.1.2. Tình hình phân bổ lao động của Doanh nghiệp
Sự phân bổ công việc cho người lao động đều do sự sắp xếp dựa vào
yêu cầu của công việc và trình độ người lao động có thể đáp ứng được yêu
cầu công việc hay. Như đối với giám đốc và phó giám đốc phải có trình độ
đại học hoặc trên đại không. Tùy từng công việc cụ thể mà nhân viên được
sắp xếp vào từng vị trí riêng học về nghiệp vụ mà mình phụ trách, có kinh
nghiệm về công việc sẽ phụ trách, ngoài ra phải có các yêu cầu khác như phó
giám đốc kinh doanh phải có trình độ quản lý kinh tế, trình độ ngoại ngữ và
sự hiểu biết về pháp luật. Phó giám đốc kỹ thuật phải có trình độ hiểu biết về
kỹ thuật.
Ngoài các yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn, các cán bộ công
nhân viên trong Doanh nghiệp phải có sức khỏe, có lòng nhiệt tình và có trách

nhiệm với công việc để đảm bảo thực hiện công việc một cách tốt nhất và
hiệu quả nhất.
2
2
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Để xem xét tình hình phân bổ lao động cụ thể trong Doanh nghiệp ta
nghiên cứu bảng 4. Qua bảng 4, ta thấy rõ được tình hình phân bổ lao động tại
Doanh nghiệp, cụ thể là: Tổng số lao động của Doanh nghiệp có sự tăng
nhanh, năm 2008 tăng 64 người so với năm 2007, với tổng số lao động của
công ty là 372 người, sang năm 2009 số lao động của công ty là 430 người
tăng 58 người so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 15,59% trong đó, hầu như các
phòng ban không có sự thay lớn, chủ yếu tăng lên ở 2 phân xưởng sản xuất,
cụ thể:
- Ban giám đốc không có sự thay đổi, cả 4 năm giám đốc là 1 nguời, phó giám
đốc kinh doanh 1 người và phó giám đốc kỹ thuật 1 người.
- Phòng kế hoạch vật tư 2 năm đầu không có sự thay đổi, năm 2009 và 2010
kế toán vật tư, thủ kho và lái xe tải đều tăng lên 1 người với tỷ lệ tăng 100%
so với các năm trước do sự tăng lên của hàng hóa sản xuất ra do vậy khối
lượng công việc tăng lên cần nhiều nhân lực hơn.
- Phòng tài vụ không có sự thay đổi lớn, riêng năm 2010 kế toán viên tăng 1
người, tương ứng tăng 100%, các vị trí khác trong phòng tài vụ không có sự
thay đổi.
- Phòng KCS: Cả 4 năm đều không có sự thay đổi.
-Phòng nhân sự: không có sự thay đổi qua 4 năm, và đều có 4 nhân viên.

2
3
Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Bảng 4: Tình hình phân bổ lao động trong Doanh nghiệp
Đơn vị: Người

Chức vụ
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2008/2007 2009/2008 2010/2009
Chênh
lệch
Tỷ
lệ
(%)
Chên
h lệch
Tỷ
lệ
(%)
Chên
h lệch
Tỷ
lệ
(%)
1.Tổng số lao động
308 372 430
560 64 20.8 58 15.6 130
30.2
2.Giám đốc

1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
3.Phó giám đốc kinh
doanh
1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
4. Phó giám đốc kỹ
thuật
1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
5.Trưởng phòng KHVT
1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
-Kế toán vật tư 1 1 2 2 0 0 1 100 0
0
-Thủ kho
1 1 2
2 0 0 1 100 0
0
-Lái xe tải
2 2 3
3 0 0 1 100 0
0
6. Trưởng phòng tài vụ
1 1 1
1 0 0 0 0 0

0
-Phó phòng tài vụ
1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
-kế toán viên
1 1 1
2 0 0 0 0 1
100
-Thủ quỹ kiêm thống

1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
7.Trưởng phòng KCS
1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
-Nhân viên phòng
KCS
5 5 5
5 0 0 0 0 0
0
8.Trưởng phòng nhân
sự
1 1 1
1 0 0 0 0 0
0
-Phó phòng nhân sự
1 1 1

1 0 0 0 0 0
0
-Cán bộ LĐ tiền
luơng
2 2 2
2 0 0 0 0 0
0
9.Quản đốc 5 phân
xưởng
5 5 5
5 0 0 0 0 0
0
10.Công nhân 5 phân
xưởng
281 345 400
528 64 22.8 55 15.9 128
32.0
(Nguồn: Phòng nhân sự)
-Quản đốc 5 phân xưởng đều là 5 người ở 5 phân xưởng qua 4 năm.
- Lao động trực tiếp sản xuất ở 5 phân xưởng: số lượng này chiếm phần lớn
trong tổng số lao động. Năm 2007 là 281 người, sang năm 2008 tăng 64
người với tỷ lệ tăng 22,77% và đến năm 2009 con số này là 345 người tăng
2
4

×