Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

luận văn quản trị nhân lực 'Giải pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.24 KB, 53 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Lời nói đầu
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam mặc dù mới chỉ được
biết đến trong vài năm trở lại đây. Nhưng giờ đây nó trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tại diễn đàn Công
nghệ Thông tin Thế giới (WITFOR 2009) được khai mạc 26/8 tại Hà Nội Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành
kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông
tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Chính phủ sẽ tạo sự
quan tâm đặc biệt cho các tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia, xây dựng, triển
khai và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội và tạo ra một thị trường công nghệ thông tin năng động, và tăng cường
hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam với các dự án, hợp tác
kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin với tất cả các doanh nghiệp công nghệ
thông tin trên thế giới
FPT Software (FSOFT) là một công ty con của tập đoàn FPT chuyên về sản
xuất phần mềm. một công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam
Á. Nơi hội tụ của hầu hết các kỹ sư phần mềm hàng đầu tại Việt Nam.
Ngành sản xuất phần mềm là ngành đặc thù so với các ngành kinh tế khác, ở
đó con người là yếu tố quyết định tất cả. Khả năng làm việc độc lập, tuân thủ quy
trình sản xuất chặt chẽ và tư duy sáng tạo là những đòi hỏi không thể thiếu của
người lao động (lập trình viên).
Với đặc điểm riêng của ngành như thế, để đào tạo được một lập trình viên
làm được việc thì công tác đào tạo là yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Trong báo cáo tổng kết hàng năm vấn đề chất lượng người lao động luôn được lãnh
đạo đặc biệt quan tâm, các mục tiêu đào tạo luôn được cụ thể hóa, sát với thực tế
của doanh nghiệp, mặc dù vậy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Là sinh viên
ĐHKTQD Hà Nội, nhận thức được vấn đề này em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05


1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT” trong đồ án
thực tập tốt nghiệp mình.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Trọng Nghĩa đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội ngày tháng năm
Nguyễn Văn Thắng

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Chương I. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần phần mềm FPT
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Vài nét sơ lược về công ty
Được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ trong các
lĩnh vực Vật lý, Toán, Cơ, Tin học ít nhiều đã làm quen với lập trình, chỉ sau một
năm.
Hiện tại Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (tên giao dịch: FPT Software
Joint Stock Company , gọi tắt là FPT Software) là công ty cổ phần thuộc Tập đoàn
FPT. FPT Software hiện có gần 2500 nhân viên. Trụ sở chính tại tòa nhà FPT Cầu
Giấy – đường Phạm Hùng – Từ Liêm – Hà Nội. Toà nhà FPT - Cầu Giấy gồm 15
tầng chính, 02 tầng kỹ thuật và 01 tầng hầm trên diện tích đất 4.000m2, diện tích
sử dụng là 20.000m2, được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, nhiều
không gian văn phòng mở với hệ thống thang máy thông minh tốc độ cao, điều
hoà trung tâm. Toà nhà sử dụng các vật liệu bên ngoài cao cấp như hệ thống kính
chống nhiệt khổ lớn, tấm ốp alucobond với tông màu chủ đạo đen-trắng nhằm tạo
sự khác biệt và làm nổi bật công trình. Các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà cũng là

các hệ thống hiện đại nhất hiện nay ở Việt Nam như hệ thống theo dõi và quản lý
toà nhà – BMS. Hệ thống quản lý toà nhà này được thiết kế để phối hợp toàn bộ
sự hoạt động các hệ thống cơ điện (M&E) trong toà nhà nhằm mục đích tiết kiệm
năng lượng tiêu thụ của hệ thống và quản lý, giám sát các hệ thống một cách hiệu
quả. Tất cả các thông tin về sự hoạt động của hệ thống điều hoà không khí, hệ
thống điện, chiếu sáng, hệ thống camera giám sát…đều sẽ được truyền về phòng
điều khiển BMS. Tại đây, các thông tin sẽ được xử lý và gửi tín hiệu điều khiển
đến các hệ thống. Với sự hỗ trợ của BMS, bảo vệ sẽ không cần phải đến từng
phòng làm việc để tắt, bật đèn và điều hoà bởi các tác vụ đã được lập trình sẵn,
hoặc đơn giản chỉ cần thực hiện các thao tác đấy ở phòng điều khiển của toà nhà.
Toà nhà do Công ty WSP - Hồng Kông tư vấn thiết kế, với sự tham gia thiết
kế kiến trúc của Công ty PTW - Úc. Tầng hầm của toà nhà là nơi để xe và các hệ
thống kỹ thuật; Tầng 2 là hội trường đa năng phục vụ cho 1000 người; Khu đào tạo

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

phục vụ cho 800-1000 học viên. Ngoài các không gian làm việc, phòng họp toà
nhà còn có các không gian giải trí, giao tiếp công việc và xã hội cho cán bộ, nhân
viên và khách làm việc tại Công ty FPT . Công trình có chất lượng sử dụng cao, độ
bền vững cấp 1, khả năng chống động đất cấp 7, cấp chống cháy cấp 2, niên hạn sử
dụng 100 năm.
1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và phát triển các hệ thống phần mềm sử dụng tại công ty
- Xây dựng, phát triển các hệ thống phần mềm theo đơn đặt hàng
cho các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ tại Việt Nam
- Xây dựng, phát triển các hệ thống phầm mềm theo đơn đặt hàng từ
nước ngoài như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Châu Á Thái Bình
Dương …

- Đào tạo, xây dựng,phát triển đội ngũ lập trình viên, quản lý, giám
sát, chất lượng, phục vụ cho sự phát triển của công ty.
1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Sau khi thành lập, FPT đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC
(Informatic Service Center). Một trong những dự án phần mềm đầu tiên mà ISC
tham gia là dự án Typo4 xuất khẩu sang Pháp do một Việt kiều ở Pháp về chủ trì.
Tiếp theo là hàng loạt giải pháp phần mềm cho các mảng ngân hàng, kế toán,
phòng vé máy bay song song với phân phối thiết bị và dự án phần cứng. Đến
tháng 12 năm 1994, khi đã đủ lớn, ISC được tách thành các bộ phận chuyên sâu
về dự án, phân phối, phần mềm… Bộ phận phần mềm lúc đó có tên là FSS (FPT
Software Solutions
Từ 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các giải pháp phần
mềm cho các lĩnh vực Ngân hàng, Kế toán, Thuế, Hải quan, Công an.
Một trong những thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN - mạng
WAN đầu tiên tại Việt nam, tạo tiền đề phát triển cho Công ty Viễn thông FPT

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

sau này (FPT Telecom). Trong những năm này, FPT liên tiếp được PC World Việt
nam bình chọn là Công ty Tin học số một.
Cuối năm 1998 đầu 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu phần mềm được
định hình, một nhóm chuyên gia được tách ra từ FSS để thành lập FSU1 (FPT
Strategic Unit #1) như bộ phận chịu trách nhiệm mũi nhọn trong sứ mệnh Toàn
Cầu Hoá. FSU1 chính là tiền thân của FSOFT ngày nay. Trong năm 1999, FSOFT
đã thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng Winsoft, Canada, bước
đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình chuẩn bị nhân lực cho xuất
khẩu.
Năm 2000, FSOFT chuyển trụ sở sang toà nhà HITC. Ảnh hưởng bởi vụ

dotcom, thị trường xuất khẩu phần mềm gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, FSOFT đã
vượt qua được thử thách và đạt được kết quả quan trọng - ký hợp đồng OSDC
(Offshore Software Development Center) đầu tiên với Harvey Nash. Đến nay,
Harvey Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT.
Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là
OSDC với NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng
là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4
trong vòng một năm.
FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở
khu vực Đông Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố
lại sơ đồ tổ chức, bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức
năng. Cuối 2002, lần đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD.
Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách
hàng lớn của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn
phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương
trình lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng
Nhật CNTT, tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học
Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng
Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 khởi động.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở
tại Tp. Hồ Chí Minh được chuyển về toà nhà e-town. FSOFT đạt CMM mức 5
(mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng
đại diện của FSOFT được mở tại Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều
thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng
trưởng hơn 200% so với năm 2003.

Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp
FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005
thành lập Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại
Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco,
Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty
phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên.
Tháng 10, năm 2007, các Trung tâm sản xuất phần mềm được chuyển đến
làm việc tập trung tại Tòa nhà FPT tại Phạm Hùng (Hà nội). Cuối năm 2007,
doanh số của Fsoft đạt 29,6 triệu USD, tăng 79% so với doanh thu năm 2006; số
nhân viên chính thức là 2,287 người.
Năm 2008 diễn ra với việc thành lập 4 Công ty chi nhánh tại Pháp,
Malaysia, Mỹ, Australia; doanh số đạt 42 triệu USD với 2600 nhân viên.
FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật
Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Australia).
Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng
đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị
cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần
thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware không
ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ. Mục tiêu trong năm 2009,
Fsoft sẽ đạt doanh thu 47 triệu USD với số nhân viên 2600 người.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

2. Văn hóa công ty
Từ lâu, hình ảnh FPT đã gắn với một môi trường trẻ, đoàn kết, năng động,
hài hước, nơi mà mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ
chức trong mọi hoạt động. FSOFT tự hào là một trong những Công ty thành viên
của FPT phát huy tốt nhất Văn hoá Công ty. Có đặc thù thường xuyên làm việc

với khách hàng nước ngoài, FSOFT luôn chú trọng tìm tòi và du nhập những nét
văn hoá đặc sắc của các nước, đồng thời giữ vững bản sắc văn hoá Việt nam và
giới thiệu cho các khách hàng và đối tác của mình. Trải qua thời gian, chính
những con người FSOFT cũng đã tạo cho chính mình môi trường và nét văn hoá
rất riêng, gắn với con người FSOFT.
Nói đến Văn hoá Công ty, người ta hay nghĩ đến các hoạt động ngoại khoá.
Ở FSOFT, Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là trong mọi hoạt động của
đời sống công ty, trong cũng như ngoài công việc. Có thể tạm chia thành hai loại:
văn hoá “làm” và văn hoá “chơi”.
Văn hoá “làm” được thể hiện trong các hoạt động chính thức của công ty.
Đó chính là những chuẩn mực trong công việc, là các giá trị cốt lõi như “tận tụy
với khách hàng”, “tôn trọng tự do dân chủ”, “khuyến khích chủ động sáng tạo”,
“con người là sức mạnh cốt lõi”, “quy trình chất lượng quốc tế… Những nguyên
tắc, chuẩn mực này quy định và điều hoà mọi hoạt động kinh doanh sản xuất trong
công ty.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Văn hoá “chơi” được thể hiện trong các hoạt động ngoại khoá (phong trào),
không liên quan trực tiếp đến kinh doanh nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc gắn kết mọi người, giải toả sức ép, rèn luyện thân thể và tinh thần.
FSOFT nhận thức rằng, để duy trì một tốc độ tăng trưởng lớn, có một sơ đồ tổ
chức tốt đến đâu cũng chưa đủ. Để mọi người nhanh chóng hoà nhập và gắn kết
với nhau, một môi trường văn hoá “ngoài kinh doanh” phong phú, rộng mở là
không thể thiếu. Đó cũng là điểm khác biệt của FPT.
El pueblo unido jamas sera vencido (đoàn kết lại, chúng ta bất bại) - lời
bài hát của nhạc sỹ Chi lê Sergio Ortega trong thời kỳ Mặt trận nhân dân 1970 đã
từ lâu trở thành tôn chỉ của văn hoá FSOFT, đồng thời thể hiện tính đa văn hoá

của công ty.
Rõ ràng các hoạt động phong trào tuy không tạo ra tiền bạc nhưng đem lại
cho công ty những giá trị vô hình rất lớn. Giá trị vô hình đó đã được nghiên cứu
trên thế giới dưới các tên “vốn cộng đồng” (social capital). Như vậy, nó cũng là
một loại vốn của tổ chức, ngang hàng với các loại vốn quen thuộc khác như vốn
tài chính (tiền bạc), vốn con người (lực lượng nhân sự, tri thức của họ). Đầu tư
vào các hoạt động phong trào chính là làm tăng lượng vốn cộng đồng của công ty.
Vốn cộng đồng là khái niệm để chỉ tổng giá trị các mối quan hệ đan xen
nhau trong cộng đồng, có được nhờ sự tham gia của các cá nhân vào các hoạt
động tập thể như nhóm, hội, câu lạc bộ… Gọi là vốn bởi vì những quan hệ này
sau đó lại có tác dụng nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí
cho các hoạt động của cộng
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị
3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị
Nguyên tắc tổ chức:FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh
- Trung tâm – Phòng Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau:
- Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh
điều hành cao nhất là Tổng Giám đốc.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

- Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa
lý. Chức danh: Giám đốc.
- Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh:
Giám đốc Trung tâm.
- Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất
trong mỗi Trung tâm. Chức danh: Trường Phòng.
- Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án,

quản trị dự án.
Đầu năm 2006, FSOFT có 10 Trung tâm sản xuất, 6 tại Hà nội, 3 tại Tp.
Hồ Chí Minh và 1 tại Thành phố Đà Nẵng.
Tại Hà nội:
- G1: Thị trường Châu Âu (Anh Quốc), Châu Á Thái Bình
Dương, Nhật Bản.
- G2: Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.
- G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan).
- G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft).
- G13: Thị trường Nhật.
- G21: Thị trường Nhật.
Tại Tp. Đà Nẵng:
- G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp.
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
- G3, G16: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản.
- G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương.
- G9, G33: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI)
Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban Bảo đảm Kinh doanh (Business
Assurance) bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh doanh, Tài chính kế toán,

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Nhân sự đào tạo, Hành chính, Chất lượng, Quy trình, Truyền thông Nhật bản,
Mạng và Công nghệ.
Nguyên tắc tổ chức
FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm – Phòng
Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau:
• Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành

cao nhất là Tổng Giám đốc.
• Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức
danh: Giám đốc.
• Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám
đốc Trung tâm.
• Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi
Trung tâm. Chức danh: Trường Phòng.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

• Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án, quản trị
dự án.
Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban Bảo đảm Kinh doanh (Business
Assurance) bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh doanh, Tài chính kế toán, Nhân sự
đào tạo, Hành chính, Chất lượng, Quy trình, Truyền thông Nhật bản, Mạng và Công nghệ.
4. Đặc điểm về kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực của
cty.
4.1 Đặc điểm sản phẩm lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh của công ty là gia công,chế tác các sản phẩm phần
mềm. các sản phẩm chủ yếu là outsourcing được đặt hàng từ các đối tác ở nước
ngoài do vậy chất lượng sản phẩm luôn được ưu tiên hang đầu để đảm bảo độ tin
tưởng và lấy được lòng tin từ đối tác. Đồng thời tăng sức cạnh tranh với các công
ty đến từ Ấn Độ, Trung Quốc,Malaysia….
4.2 Đặc điểm về công nghệ
Do đặc thù thực hiện công việc do khách hàng yêu cầu, nên các công nghệ
được sử dụng tại FSOFT rất phong phú và đa dạng. Tất nhiên, trong quá trình làm
việc, FSOFT ưu tiên cho các công nghệ mới, có cơ hội phát triển tốt trong tương lai.
Với các công nghệ không hoặc ít người biết tại Việt nam, khách hàng thường tạo

điều kiện cho đội dự án học và làm thử một module nhỏ trong 1-3 tháng để đội dự
án chứng minh khả năng tiếp thu công nghệ mới của mình.
Có thể chia FSOFT thành 2 nhóm công nghệ chính: nhóm công nghệ
Microsoft (bao gồm các công nghệ liên quan đến môi trường Microsoft:
Windows.NET, Visual Studio, Biztalk server, SQL server…) và nhóm Java (bao
gồm WebSphere, Sun, Linux, các môi trường Java, J2EE, J2ME…). Mỗi nhóm đều
có những chuyên gia của mình, có Excellence Team chuyên tổ chức trao đổi kiến
thức kinh nghiệm, đào tạo, luyện và thi chứng chỉ. Danh sách các công nghệ được
sử dụng trong các dự án của FSOFT có thể tham khảo tại www.fpt-soft.com.
Để nhanh chóng tìm hiểu các công nghệ mới; nghiên cứu, phát triển và đưa vào sử

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

dụng các công cụ hỗ trợ công việc (tool), cuối năm 2003 FSOFT đã thành lập Phòng
TMG (Technology Management Group). Trong năm 2004, TMG đã đóng vai trò
chính trong việc phát triển và nâng cấp các tool quản lý nội bộ trong bộ công cụ
FMS - FSOFT Management Suite như:
• Timesheet: quản lý thời gian làm việc
• DMS: quản lý lỗi của các dự án
• FSOFT Insight: quản trị dự án định lượng
• NCMS: quản lý các khiếu nại KH, các vi phạm quy trình
Một loạt các công cụ hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm cũng được thử
nghiệm, phân tích, đánh giá, được mua và đưa vào sử dụng nếu phù hợp. Trong số
đó đáng kể có Aivosto - công cụ kiểm tra code cho Visual Basic và Rational Robot
and Performance Test - công cụ kiểm thử về chức năng và tải (load) của phần mềm.
Ngoài ra, TMG còn phối hợp với FWB xuất bản tạp chí Bamboo Shoots, là tạp chí
công nghệ hàng quý của FSOFT.
4.3 Chất lượng và quy trình

Chất lượng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng.
FSOFT và mỗi cán bộ nhân viên luôn phấn đấu để đạt được chất lượng tốt nhất
trong các sản phẩm và dịch vụ của mình. FSOFT mong muốn đạt được một “dịch vụ
5 sao” tương tự như của các khách sạn tốt nhất thế giới. Để làm được điều này,
chúng tôi luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chất lượng, các quy
trình tiên tiến nhất.
Quy trình của FSOFT có thể tóm tắt bởi các điểm sau:
• Được mô tả tường minh bởi hệ thống tài liệu chi tiết.
• Được hỗ trợ bởi một tập hợp các công cụ (tool) mạnh.
Thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng kiến của tổ
chức và mọi người. Tất cả các thành viên FSOFT được khuyến khích đề xuất và
thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và
kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng được

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn đồng. Mọi đề xuất đều được ghi
nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện.
• Được đào tạo thường xuyên cho nhân viên và áp dụng thực tế.
• Được kiểm tra định kỳ và đột xuất tính tuân thủ của các dự án.
• Thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng
kiến của tổ chức và mọi người. Tất cả các thành viên FSOFT được khuyến
khích đề xuất và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc
vào tầm quan trọng và kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C
và chủ nhân của chúng được thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn
đồng. Mọi đề xuất đều được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện.
Trong mọi ngành sản xuất nói chung và phần mềm nói riêng, quy trình có
ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm. Một trong những quyết tâm của lãnh đạo

công ty là xây dựng hệ thống quy trình sản xuất. Đầu năm 2001, Tập đoàn FPT đã
chính thức đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 áp dụng cho toàn hệ thống, trong đó
có FSOFT. Vào thời điểm đó, FPT là công ty CNTT đầu tiên tại Việt Nam đạt được
mức chất lượng này. Năm 2002, FSOFT đã triển khai thành công CMM mức 4.
Tháng 3/2004, FSOFT trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam và một trong số hơn
10 công ty phần mềm ở Châu Á (trừ Ấn Độ) đạt được trình độ CMM mức 5 - mức
cao nhất của hệ thống quản lý quy trình này. Ngoài ra, FSOFT cũng đã đạt được
chứng chỉ về bảo mật thông tin BS7799 (tháng 4/2006) và chứng chỉ CMMI mức 5
(tháng 5/2006).
4.4 Đặc điểm về thị trường
Thị trường chủ yếu của công ty là Nhật Bản, chiếm gần 60%
doanh thu của công ty, tiếp theo là Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.
Hiện nay công ty cũng đã và đang tiến hành mở rộng thị trường để tìm
kiếm đối tác mới sang các nước ở Châu Âu như Anh,Pháp do vậy rất cần
đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ cao, có khả năng giao tiếp ngoại
ngữ thông thạo để làm việc trực tiếp với khách hàng.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

5. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong năm 2008, Tổng Giám đốc với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực
đã điều hành tốt công ty phản ứng kịp thời với các biến động trong môi trường
khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong năm 2008, các cán bộ quản lý đã thể hiện trách nhiệm và nỗ lực
mang lại kết quả kinh doanh tăng trưởng ở mọi thị trường. Doanh thu từ thị
trường Nhật vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhất – 53%. Tăng trưởng
cao (44%) của thị trường trong nước cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển
lớn của thị trường này đối với FPT Software, nhất là từ khối khách hàng là

các Công ty con, chi nhánh của các Tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam.
Tăng trưởng của thị trường châu Âu và châu Á Thái Bình Dương trong năm qua
chưa thực sự tốt do chưa khai thác, tận dụng được hết các cơ hội mới, có sự suy
giảm về quy mô dự án với một vài khách hàng lớn. Nhìn chung, FPT Software
đã có sự tăng trưởng khả quan về doanh số trên tất cả các khu vực địa lý-thị
trường với tốc độ tăng trưởng trung bình trên tất cả thị trường là 42%.
Tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 qua từng thị trường

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 2005 đến 2008 và kế hoạch tăng
trưởng từ 2009 đến 2011
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008
Doanh thu
Với doanh thu 714.6 tỷ VND (tương đương 42 triệu USD), FPT
Software đã hoàn thành trên 90% mức kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 49%
(42%, nếu quy USD) so với năm 2007.
Lợi

nhuận

sau

thuế
Tỷ lệ lợi nhuận tuy giữ vững mục tiêu 30% nhưng là một trong những mức
thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05

15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Lợi nhuận trước thuế của FPT Software đạt 225.2 tỷ đồng, tăng 30%
so với năm trước và đạt trên 90% kế hoạch năm
Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008
Tình hình tài chính
Khả năng thanh toán nợ của Công ty là rất cao và an toàn.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
16
Giá trị sổ sách tại
thời điểm
31/12/2008
Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31.12.2008 - Quỹ khen thưởng
phúc lợi
=
Số cổ phiếu đang lưu hành
414.154.151.322 – 12.933.172.803
=
23.759.436
= 16.887 đồng/ Cổ phiếu.
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Về cơ cấu vốn, hệ số nợ/ tổng tài sản của Công ty là rất thấp. Năm
2007 là 28,34%, giảm xuống còn 22,88% trong 2008. Đây chính là điểm cho thấy sự
tự chủ về tài chính của Công ty. Fsoft không bị phụ thuộc tài chính vào các khoản
nợ.
Fsoft là một doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, vì vậy bị ảnh hưởng
trực tiếp từ sự khủng hoảng kinh tế thế giới. Do đó hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh

thu thuần trong năm 2008 giảm so với 2007. Hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở
hữu trong 2008 cũng giảm so với 2007, tuy nhiên vẫn ở mức cao (trên 50%), hệ số
ROE này vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2008:
Kế hoạch tăng trưởng 2009
Thị

trường

năm

2009

được

nhận

định



sẽ

khó

khăn

hơn

do


sự
lan

rộng

của

khủng

hoảng

kinh

tế

toàn

cầu.
Căn

cứ

vào

tình

hình

kinh


doanh

hiện

tại



dự

kiến

tình

hình thị
trường

năm

2009,

Hội

đồng

Quản

trị


trình

Đại

hội

cổ

đông thông

qua

kế
hoạch

sản

xuất

kinh

doanh

năm

2009

theo

3


kịch
bản

A,

B,

C

(với

kịch

bản

B



kịch

bản

chủ

đạo)

như


sau:


Phương

án

A:

Doanh

thu:

50

triệu

USD,

lợi

nhuận

15

triệu
USD

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
17

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN



Phương

án

B:

Doanh

thu:

47

triệu

USD,

lợi

nhuận

13.2
triệu

USD



Phương

án

C:

Doanh

thu:

42

triệu

USD,

lợi

nhuận

10

triệu USD
Ban

điều

hành

cần


theo

dõi

sát

sao

các

diễn

biến

của

thị trường,

các
nhu

cầu

của

khách

hàng


để

kịp

thời

điều

chỉnh hoạt

động

sản

xuất

kinh

doanh,

kịp

thời

đưa

ra

các


biện

pháp phòng/chống

khủng

hoảng

hiệu

quả

để



thể

vừa

tối

đa

hóa
lợi

nhuận

vừa


đảm

bảo

vững

chắc

đội

ngũ

sẵn

sàng

đón

nhận các


hội

vươn

lên

trong


giai

đoạn

khủng

hoảng

kinh

tế

toàn cầu.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của Cty cổ phần phần mềm FPT
1. Đặc điểm nguồn nhân lực
“Nhân sự là yếu tố cốt lõi, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của Công
ty. Chúng tôi hiểu rằng tập thể lãnh đạo, sự gắn kết, những đổi mới và lòng
trung thành đóng vai trò quyết định cho sự thành công của Công ty. Chình vì vậy,
Fsoft đã và đang xây dựng một tập thể cán bộ công nhân viên gồm những người trẻ,
đầy tài năng, chuyên gia IT, những người có luôn mong muốn chinh phục công
nghệ mới và truyển tải đến người khác, đến khách hàng một cách nhanh nhất”
1
.
Tính đến đầu năm 2008, FSOFT có 2617 nhân viên, tăng 14,9% so với năm

2007 trong đó gần 2100 người trực tiếp sản xuất, còn lại là đội ngũ quản lý và hỗ trợ.
Cùng với việc mở rộng thị trường trong những năm tới, FSOFT đang đứng trước một
thách thức to lớn là đạt được mức tăng trưởng nhân lực 100 % mỗi năm.
Để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, FSOFT luôn cần nhân lực làm việc tại Hà
nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Nhật bản và các nước khác.
(1. Trích lời của tổng ban giám đốc trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2008)

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Bảng kết cấu lao động của công ty cổ phần phần mềm FPT từ năm 2004 đến năm 2008.
Năm
2004 2005 2006 2007 2008
2005/2004 2006/2005 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tăng/giảm Tỉ lệ Tăng/giảm Tỉ lệ Tăng/giảm
Tỉ
lên Tăng/giảm Tỉ lệ
Tổng số lao động 510 1000 1700 2300 2700 490 96% 700 70% 600 35% 400 17%
Phân loại:
Theo giới tính
- Nam 350 710 1250 1610 1790 360 103% 540 76% 360 29% 180 11%
- Nữ 160 290 450 690 910 130 81% 160 55% 240 53% 220 32%
Theo độ tuổi
- Dướ 25 61 270 492 600 652 209 343% 222 82% 108 22% 52 9%
- Từ 25 đến 32 376 520 793 1140 1418 144 38% 273 53% 347 44% 278 24%
- Trên 32 73 210 415 560 630 137 188% 205 98% 145 35% 70 13%
Theo trình độ
- Trên ĐH 65 110 151 190 230 45 69% 41 37% 39 26% 40 21%
- ĐH, CĐ,TC 409 825 1453 1986 2337 416 102% 628 76% 533 37% 351 18%

- Lao động phổ
thông 36 65 96 124 133 29 81% 31 48% 28 29% 9 7%

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Nhìn vào bảng số liệu kết cấu về lao động của công ty từ năm 2004 đến 2008 ta
thấy:
- Tốc độ tăng trưởng nhân lực hàng năm đạt tỉ lệ rất cao, trung bình đạt khoảng
70%/năm. Đây là tỉ lệ tăng trưởng rất nhanh so với mật độ tăng trưởng chung của
nghành. Năm 2004 tổng số lao động là 510 người nhưng đến hết năm 2008 tổng số
lao động là 2700 người tăng gần 2200 người, đạt tỉ lệ tăng trưởng hơn 400%.
- Vì là đặc điểm của nghành công nghệ nên nguồn nhân lực chủ yếu đạt trình độ
đại học hoặc tương đương chiếm khoảng 78%
- Lao động chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 25 đến 32 tuổi chiếm gần 70% tổng số
lao động
- Về phân loại lao động theo giới tính thì nam chiếm chủ yếu khoảng 65%.
Từ các số liệu trên ta thấy với sự tăng trưởng quá nhanh nên chất lượng của
nguồn nhân lực chưa được đảm bảo, chủ yếu là mới ra trường, chưa có nhiều kinh
nghiệm làm việc. Đây là một vấn đề đòi hỏi công tác đào tạo phải được định hướng,
có chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng người lao động để theo kịp được với sự
phát triển về số lượng đáp ứng được với sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

2. Cơ cấu nguồn nhân lực và sự biến động của nhân lực qua các năm
Tốc độ tăng trưởng nhân sự từ 2004 đến 2008

3. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Trong khi các doanh nghiệp trên thế giới coi đào tạo như một chiến lược đầu
tư quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh thì có nhiều doanh nghiệp Việt Nam
coi đào tạo như một khoản chi phí cắt giảm càng nhiều càng tốt.
Xin trích lời của ông Hoàng Minh Châu phó tổng giám đốc FPT đối với nhận
thức về công tác đào tạo trong doanh nghiệp CNTT hiện nay.
“Trong doanh nghiệp, công tác đào tạo có cần thiết hay không?
Sẽ có rất là người trả lời “không" cho câu hỏi này, nhưng hành động của đa số trên
thực tế lại đi theo chiều hướng ngược lại. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không
có chiến lược đào tạo gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Kế
hoạch đào tạo hàng năm cũng không có, hoặc có thì cũng rất sơ sài hình thức. Bức
tranh trong nhiều doanh nghiệp hiện nay là: lãnh đạo không thực sự quan tâm đến

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
22
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

công tác đào tạo, cán bộ phụ trách đào tạo không có, hoặc có thì cũng thiếu năng lực,
kinh phí đào tạo quá hạn hẹp, không xác định được nhu cầu đào tạo của nhân viên,
không có các biện pháp triển khai kế hoạch đào tạo, không đánh giá được hiệu quả
của công tác đào tạo…
Nhiều giám đốc doanh nghiệp quan niệm đào tạo là trách nhiệm của xã hội.
Họ chỉ tuyển dụng những cán bộ lành nghề, đã được đào tạo và biết làm việc. Nhưng
thực tế đã chỉ ra rằng, chiến lược tuyển dụng thông minh cũng không thay thế được
công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng khôn ngoan này thường
xuyên gặp phải các vấn đề như: giá của những ứng viên giỏi ngày càng leo thang và
không phải khi nào trên thị trường lao động cũng có sẵn những ứng viên phù hợp với
yêu cầu của họ. Đặc biệt với những chuyên môn gắn liền với thực tiễn của doanh
nghiệp, đào tạo phát triển nhân sự có sẵn bên trong doanh nghiệp thông thường là
biện pháp tối ưu nhất. Một thực tế mà chúng ta thừa nhận là chất lượng giáo dục đào

tạo của Việt Nam chưa cao. Hầu hết các ứng viên mới ra trường đều cần đào tạo lại
trước khi được chính thức giao việc. Điều này đúng cả với những ứng viên đã tốt
nghiệp đại học và trên đại học. Nền giáo dục Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng
phương pháp dạy học cơ bản của Châu Âu (tại Anh, người ta có thói quen đề cao
những ngành học cơ bản, đồng thời hết sức coi thường ngành học mang tính thực
hành, ví dụ như ngành công trình, trái lại ở Mỹ, phạm vi đào tạo Đại học rộng và
mang tính hướng nghiệp hơn, ví dụ có cả ngành quản lý sân golf). Không một trường
Đại học nào ở Việt Nam hướng tới thực tiễn của các ngành công nghiệp như ở Mỹ.
Chính vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp làm việc
trong các ngành công nghệ có tốc độ thay đổi nhanh, đều phải đào tạo bổ sung rất
nhiều cho các nhân viên mới tuyển dụng, trước khi có thể chính thức giao việc cho
họ.
Ai cũng biết, muốn có năng suất lao động cao thì phải có nhân viên giỏi. Một
nhân viên văn phòng có khả năng đánh máy 60 từ/phút chắc chắn sẽ có năng suất lao
động cao hơn nhân viên mổ cò trên bàn phím. Nhưng đa số trong chúng ta chỉ biết
phàn nàn về sự kém cỏi của nhân viên mà không chịu nhận thức rằng, nếu được đào

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
23
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

tạo tốt, họ sẽ khá hơn rết nhiều. Như trong trong hợp trên, chỉ sau hai tuần huấn
luyện bài bản, một nhân viên văn phòng bất kỳ có thể đạt tới tốc độ 50 - 60 từ/phút.
2 - Tại sao công tác đào tạo trong doanh nghiệp khó triển khai?
Một số giám đốc thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo
trong doanh nghiệp, nhưng than phiền là rất khó triển khai tốt công việc này. Quả
thật có rất nhiều khó khăn như:
- Không có cán bộ phụ trách đào tạo đủ năng lực: Nhiều doanh nghiệp không
tiếc công sức săn lùng, sẵn sàng trả lương cao, nhưng cũng không tìm được nhân sự
như ý. Hầu hết những ứng viên vào vi trí này, hiện có trên thị trường, chỉ đủ khả

năng quản lý công tác đào tạo về mặt hành chính, trong khi chúng ta mong muốn là
cán bộ phụ trách đào tạo phải có khả năng triển khai chính sách đào tạo của doanh
nghiệp, có khả năng xây dựng chiến lược đào tạo, lập và triển khai kế hoạch đào
tạo
- Khó bố trí được thời gian đào tạo: đa số các nhân viên trong các doanh
nghiệp thành công, đều có kế hoạch công tác bận rộn tối đa. Hầu hết họ không có
thời gian tham gia các khóa đào tạo tập trung, đặc biệt là các khóa tập trung dài
ngày.
-Kinh phí đào tạo eo hẹp.
- Nhân viên sau khi được đào tạo bỏ việc, chuyển cơ quan khác
Những khó khăn nêu trên vẫn chưa phải là trở ngại lớn nhất. Các doanh
nghiệp thực sự đã triển khai công tác đào tạo đều thừa nhận hai khó khăn to lớn sau
đây:
Một là, làm thế nào để xác định đúng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.
Thiếu, thừa hay sai đều mang lại thiệt hại cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải
chỉ ra: ai, khi nào, cần đào tạo cái gì? Nhu cầu đào tạo phải gắn liền với thực tiễn của
doanh nghiệp. Nó phải phục vụ cho chiến lược kinh doanh, góp phần đạt được các
mục tiêu của từng giai đoạn cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp.

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN

Hai là, làm thế nào có thể tổ chức đáp ứng các nhu cầu trên một cách hiệu
quả. Về nguyên tắc, trong nền kinh tế thị trường, chỉ cần có nhu cầu thì sẽ được đáp
ứng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tổ chức đáp ứng các nhu cầu đào tạo cho một
doanh nghiệp không dễ dàng. Bị giới hạn về tài chính, bị eo hẹp về thời gian, bị ràng
buộc bởi thực tiễn, nhiều doanh nghiệp không tìm ra phương án đáp ứng các nhu cầu
đào tạo. Các chương trình có sẵn của các trung tâm đào tạo thì không phù hợp. Thiết
kế các chương trình dành riêng cho mỗi doanh nghiệp thì quá tốn kém. Khi nhu cầu

đào tạo không đáp ứng một cách tốt nhất, thì hiệu quả của công tác đào tạo tất nhiên
sẽ không cao
3.1 Hoạch định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo được bộ phận chuyên trách Nguồn Nhân Lực tổng hợp
từ các phòng ban, các đơn vị gửi lên vào tháng 11 hàng năm và được lập kế hoạch
thực hiện cho năm tiếp theo.
Nhu cầu đào tạo của công cổ phần phần mềm FPT từ năm 2004 đến năm 208.
Năm Số lượng cần đào tạo
cán bộ cao
cấp
(GM)
Quản trị dự
án
(PM)
Trưởng nhóm
dự án
(PL)
Trưởng kỹ thuật
của dự án
(PTL)
2004 20 50 50 50
2005 40 100 100 100
2006 70 150 180 180
2007 100 180 230 230
2008 150 250 270 270

Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05
25

×