ĐẠI HỌC HUẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH HỌC
- - - - - -
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: SỬ DỤNG SGK TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
TS. Đặng Thị Dạ Thủy Hồ Thị Hương Giang
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
Huế, 05/2015
CHỦ ĐỀ: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
TT
Họ tên Nhiệm vụ Ghi chú
1.
Hồ Thị Hương Giang
- Phụ trách chung, tổ chức thảo luận nhóm, chọn chủ đề.
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức
độ đã mô tả
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án chủ đề.
Thành viên
2.
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức
độ đã mô tả
Thành viên
Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
I. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
1. Cơ sở lý luận:
- Sinh sản, sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính, phương pháp nhân giống vô tính: ghép chồi, ghép cành, chiết
cành, giâm cành, nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
- Sinh sản hữu tính, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ phấn và thụ tinh, quá trình hình thành hạt, quả.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Trồng sắn, mía, khoai tây bằng phương pháp giâm, hay chiết cam, chanh, bưởi hoặc ghép hoa hồng.
3. Các bài liên quan của chủ đề
1. Môn Sinh học
Lớp TÊN BÀI NỘI DUNG LIÊN QUAN
11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật Các hình thức sinh vô tính ở thực vật
Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Bài 43: Thực hành: Các phương pháp
nhân giống vô tính
Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ
phấn và thụ tinh, quá trình hình thành hạt, quả.
Các phương pháp nhân giống vô tính.
C. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
II. Các năng lực chung
1. NL tự học
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
+ Xác định được cơ sở khoa học của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
+ Xây dựng được các hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
+ Thụ phấn là gì?như thế nào là thụ tinh kép? Nguồn gốc của hạt và quả?
- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:
TT
Thời
lượng
NỘI DUNG CÔNG VIÊC PHƯƠNG PHÁP
NGƯỜI
THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1 6 ngày
Tìm hiểu kiến thức theo các nội dung sau:
- Các hình thức sinh sản
- Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu
tính.
- Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành
giâm so với cây trồng mọc từ hạt.
Nghiên cứu tài
liệu: SGK, mạng
internet.
Nhóm
Bản báo cáo tóm tắt
về :
- Các hình thức sinh
sản vô tính và hữu
tính.
- Sơ đồ hình thành
hạt phấn và túi phôi.
2 1 tiết
Làm được thí nghiệm giâm cành, chiết cành,
ghép cành.
Phương pháp thực
hành.
Nhóm
Bản báo cáo tóm tắt
về kết quả quan sát
được khi làm thí
nghiệm.
2. NL giải quyết vấn đề
- Giải thích được cơ sở khoa học của sinh sản vô tính và hữu tính.
- Trình bày được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật và sự hình thành hạt phấn và túi phôi.
3. NL tư duy sáng tạo
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
+ Vì sao cây trồng bằng các phương pháp nhân giống vô tính thì nhanh cho thu hoạch hơn là cây trồng mọc từ hạt?
+ Thụ phấn là gì?như thế nào là thụ tinh kép? Nguồn gốc của hạt và quả?
- Đề xuất được ý tưởng:
+ Ứng dụng các phương pháp nhân giống vô tính trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các cây trồng quý có năng
suất cao, chất lượng tốt.
+ Ứng dụng sinh sản hữu tính trong phương pháp thụ phấn nhân tạo các giống cây ăn quả cho năng suất cao.
4. NL tự quản lý
- Quản lí bản thân: Nhận thức được ý thức công việc.
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề.
+ Mức độ an toàn, các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động.
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề
+ Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ để hoàn thành chủ đề
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
+ Hợp tác tích cực để hoàn thành chủ đề
5. NL giao tiếp
- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết phù hợp với thầy cô và bạn.
6. NL hợp tác:
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Sử dụng internet tìm kiếm thông tin liên quan.
- Trình bày báo cáo nghiên cứu bằng công nghệ thông tin.
- Sử dụng các phần mềm liên quan (file báo cáo, hình ảnh, video)
8. NL sử dụng ngôn ngữ
- NL sử dụng Tiếng Việt:
+ Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành
+ Sử dụng văn phong khoa học để viết báo cáo nghiên cứu.
+ Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thảo luận, giải thích, thuyết trình
III. Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của môn Sinh học)
1. Quan sát:
+ Quan sát quá trình sinh sản vô tính ở một số giống cây như : khoai lang, sắn, thanh long và một số giống hoa như
hoa hồng
+ Quan sát hiện tượng thụ phấn và thụ tinh, sự hình thành quả và hạt.
2. Đo lường: Một cành giâm chiều cao khoảng bao nhiêu ?
3. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm các tài liệu tìm được.
4. Tìm mối liên hệ: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
5. Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: ảnh chụp và các đoạn phim quay lại các quá trình làm và báo cáo):
6. Đưa ra các tiên đoán, nhận định:
+ Sinh sản vô tính bằng các phương pháp nhân giống vô tính nhanh cho thu hoạch hơn so với cây trồng mọc từ hạt.
7. Hình thành giả thuyết khoa học: Các phương pháp nhân giống vô tính.
8. Đưa ra các định nghĩa thao tác, nêu các điều kiện và giả thiết:
9. Xác định được các biến và đối chứng:
10.Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập được thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra
các kết luận:
a. Thiết kế thí nghiệm: Làm thành thạo thực hành các phương pháp ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành
b. Làm thực nghiệm: ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành
c. Thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm: Lấy được kết quả thí nghiệm
d. Giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận: Bài báo cáo
- Giải thích kết quả thí nghiệm
- Rút ra kết luận
11. Xác định mức độ chính xác của các số liệu:
12. Chụp hình lại các đối tượng: Hình các cây được trồng bằng ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành
13. Nêu các định nghĩa:
- Sinh sản, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Thụ phấn? thụ tinh?thụ tinh kép?
IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức.
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NĂNG LỰC
HƯỚNG TỚI
BIẾT HIỂU VD THẤP VD CAO
Sinh sản
ở thực vật
Sinh sản
vô tính
- Nhậnbiết được sinh
sản vô tính không có
kết hợp của giao tử
đực và giao tử cái.
- Phân biệt được các
hình thức sinh sản
vô tính ở thực vật .
-Vì sao phải cắt bỏ
hết lá ở cành
ghép .
- Phân biệt được
các phương pháp
nhân giống vô
tính.
-Biết được các
phương pháp nhân
giống vô tính ở thực
vật.
- Hiểu được vai trò
của sinh sản vô tính
trong đời sống thực
vật và con người .
- Nêu những ưu
điểm của cành
chiết và cành giâm
so với cây trồng
mọc từ hạt.
Sinh sản
hữu tính
- Nhận biết được sinh
sản hữu tính là có sự
hành hợp nhất của
giao tử đực và giao tử
cái tạo nên hợp tử
phát triển thành cơ
thể mới.
- Hiểu được quá
trình hình thành hạt
phấn và túi phôi.
- Phân biệt bằng
sơ đồ về quá trình
hình thành hạt
phấn và túi phôi.
- Phân biệt được
nhân lưỡng bội
và nhân tam bội.
- Biết được khái niệm
thụ phấn, thụ tinh, thụ
tinh kép.
- Hiểu được sự hình
thành quả và hạt.
- Phân biệt hạt có
nội nhũ và hạt
không có nội nhũ.
- Vai trò của quả
đối với sự phát
triển của thực
vật và đời sống
con người.
THỰC
HÀNH
Nhân
giống vô
- Mô tả phương pháp
giâm cành và giâm lá.
- Chú ý trong khâu
thực hiện như cắt
- Giải thích tại sao
khi ghép gốc ghép
- Thao tác thành
thạo thực hành.
tính ở
thực vật
bằng
giâm,
chiết,
ghép.
- Mô tả phương pháp
ghép cành, ghép
chồi(mắt).
mắt ghép, cắt cành
ghép và gốc ghép.
- Biết được cơ sở
khoa học của các
phương pháp nhân
giống vô tính.
vào cành ghép
phải áp sát vào
nhau.
- Tại sao phải cắt
bớt lá ở gốc ghép.
GIÁO ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Tên dự án: SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Lĩnh vực bài dạy: SINH HỌC 11
Thời gian dự kiến: 2 tuần, 1tiết /tuần
1. Mô tả dự án: (Trình bày sơ lược về vấn đề, nêu rõ bối cảnh mà học sinh đóng vai, dự kiến rõ sản phẩm mà học sinh
phải hoàn thành sau khi thực hiện dự án; Nên viết tóm tắt dưới 10 dòng)
2. Mục tiêu của dự án: Sau khi hoàn thành dự án này học sinh có khả năng:
a. Kiến thức:
- HS sinh biết được và trình bày đựơc thế nào là sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
- HS phân biệt các hình thức sinh sản vô tính, cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính.
- Ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp, so sánh và khái quát hóa.
- Quan sát các phương pháp nhân giống vô tính.
- Quan sát và vẽ được sự hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Tự mình thực hiện được thực hành theo quy trình đã cho trong SGK.
- Viết và trình bày báo cáo trước đám đông.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
c. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thực hành.
- Độc lập, tự giác, hợp tác với nhóm
2. Các NL hướng tới của chủ đề : Thể hiện rõ ở mục II : Năng lực chung và phần III : Năng lực chuyên biệt .
- Tri thức về sinh học: Hiểu biết các hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật.
- Năng lực nghiên cứu: Tổng hợp các tài liệu liên quan để đưa ra kiến thức bài học – Thiết kế được bài thực hành và quan
sát được thao tác thực hiện ghép chồi, ghép cành, giâm cành.
- Năng lực thực hiện ngoài thực địa: Sử dụng các kỹ thuật, thao tác tinh vi để có kĩ năng thao tác thực hành điêu luyện với
các giống cây trồng như cây ăn quả hoặc các cây cảnh.
3. Yêu cầu tiên quyết với học sinh:
- Có kiến thức về sinh sản, sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật.
- Có kĩ năng thao tác làm thực hành thành thạo .
- Kĩ năng sử dụng vi tính
4. Các địa chỉ website, tài liệu tham khảo (sách, báo) gợi ý:
- Tailieu.vn
- SGK sinh học 11
- Sinh học Campbell và Reece
- Internet
5. Các bước tổ chức bài dạy:
Thời
gian
Nội dung Hoạt động tổ chức của giáo viên Hoạt động tự học của học sinh Đồ dùng
Bước 1: Lập kế hoạch- Thực hiện trong 1 tiết chính khóa
- GV giới thiệu chủ đề “Sinh sản vô tính của thực vật” . Bài này chúng ta được học theo phương pháp dự án.
- Chia nhóm và thiết lập hoạt động nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS thực hiện nhiệm vụ khác nhau.
20p GV yêu cầu
học sinh
nghiên cứu
SGK
GV phát phiếu phân công nhiệm vụ
cho HS.
GV giới thiệu các phần cần tiến
hành:
- Sinh sản bằng bào tử.
- Sinh sản sinh dưỡng
- Ghép chồi, ghép cành, giâm cành,
Chiết cành
- Nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
- HS phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Tiến hành thảo luận.
- Ghi chép thảo luận.
Dùng phấn viết tên
các nội dung thảo
luận lên bảng.
Bút, tập.
5p Xây dựng
chủ đề
- Tổ chức cho học sinh phát triển ý
tưởng, hình thành chủ đề.
- Thống nhất ý tưởng chọn chủ đề.
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất chủ đề. Giấy A4, bút dạ
15
phút
Lập kế
hoạch thực
hiện dự án
- Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm
vụ cần thực hiện của dự án.
- Giáo viên gợi ý:
+ Kiến thức: Như mục tiêu của bài.
+ Thực tiễn: - Trồng sắn, mía, khoai
tây bằng phương pháp giâm, hay
chiết cam, chanh, bưởi hoặc ghép
hoa hồng.
- Căn cứ vào chủ đề học tập học sinh đưa
ra các nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thảo luận và phân công nhiệm vụ.
Học sinh lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích,
hình thành các nhóm học sinh có cùng sở
thích:
Nhiệm vụ 1: Tên HS làm
Nhiệm vụ 2: Tên HS làm
- Dùng phấn viết
các gợi ý lên bảng
phụ
- Hướng dẫn các nhóm ghi sổ theo
dõi dự án và phân công nhiệm vụ
trong nhóm lập kế hoạch.
Nhiệm vụ 3: Tên HS làm
Nhiệm vụ 4: Tên HS làm
……
- Thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện
kế hoạch của nhóm
- Các nhóm trưởng lần lượt báo cáo kế
hoạch của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bảng phân công
nhiệm vụ nhóm.
Thời
gian
Nội dung Hoạt động tổ chức của giáo viên Hoạt động tự học của học sinh Đồ dùng
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (6 ngày)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
3 buổi
chiều
(từ
14h -
16h30
Thu thập
thông tin
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các
nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn,
câu hỏi trong phiếu điều tra, cách
thu thập thông tin, kĩ năng giao
tiếp )
- Thực hiện theo kế hoạch:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu SGK và sưu tầm
các tài liệu liên quan đến Sinh sản bằng
bào tử – Nghiên cứu SGK để chuẩn bị
mẫu vật, dụng cụ hóa chất, nội dung và
cách tiến hành thí nghiệm ghi nhận kết quả
và viết báo cáo – báo cáo.
- Mạng Internet,
sách giáo khoa
- Máy quay, máy
chụp hình, máy vi
tính. Nghiên cứu
+ Nhóm 2: Nghiên cứu SGK và sưu tầm
các tài liệu liên quan đến Sinh sản sinh
dưỡng
– Nghiên cứu SGK để chuẩn bị mẫu vật,
dụng cụ hóa chất, nội dung và cách tiến
hành thực hành giâm lá hoặc củ như lá
bỏng hoặc củ khoai tây ghi nhận kết quả
và viết báo cáo – báo cáo.
+ Nhóm 3: Nghiên cứu SGK và sưu tầm
các tài liệu liên quan đến
- Ghép chồi, ghép cành, giâm cành, Chiết
cành
– Nghiên cứu SGK để chuẩn bị mẫu vật,
dụng cụ hóa chất, nội dung và cách tiến
hành thí nghiệm ghi nhận kết quả và viết
báo cáo – báo cáo.
+ Nhóm 4: Nghiên cứu SGK và sưu tầm
các tài liệu liên quan đến- Nuôi cấy mô và
tế bào thực vật. – Nghiên cứu SGK để
chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ hóa chất, nội
SGK và sưu tầm
các tài liệu liên
quan đến sinh sản ở
thực vật – Nghiên
cứu SGK để chuẩn
bị mẫu vật, nội
dung và cách tiến
hành thực hành ghi
nhận kết quả và
viết báo cáo – báo
cáo.
- Mẫu vật
dung và cách tiến hành thí nghiệm ghi
nhận kết quả và viết báo cáo – báo cáo.
3 buổi
chiều
Tổng hợp
thông tin và
hoàn thành
báo cáo của
nhóm.
Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí
thông tin, cách trình bày sản phẩm
của các nhóm)
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập
được và trao đổi về cách trình bày sản
phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm
Máy tính
Thời
gian
Nội dung Hoạt động tổ chức của giáo viên Hoạt động tự học của học sinh Đồ dùng
Bước 3:
25
phút
5 phút
10
phút
Báo cáo kết
quả
Nhìn lại quá
trình thực
hiện dự án
- Nêu ý
tưởng vận
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết
quả và phản hồi
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, tuyên dương nhóm, cá
nhân.
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Trình chiếu Powerpoint.
- Trình chiếu dưới dạng các file video.
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần
trình bày của nhóm bạn.
Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết
quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi
kiến thức cần đạt vào vở
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp
về các phương pháp nhân giống vô tính
- Máy tính.
-Máy quay.
Máy tính
Máy chiếu
- Máy tính, máy
chiếu
5 phút
dụng kiến
thức dự án
trong đời
sống
nhóm.
- GV cho các nhóm thảo luận và lựa
chọn một ý tưởng tốt nhất, phù hợp
nhất với điều kiện ở địa phương.
6. Đánh giá học sinh: Đánh giá theo phiếu
7. Các bài tập hướng đến chủ đề
Bài tập 1: “CHUYỆN ẤY”Ở THỰC VẬT NHƯ THẾ NÀO?
Nếu không tính đến những yếu tố mang tính xã hội, phức tạp như tình một đêm hay kén cá chọn canh thì thực ra
cây cỏ cũng làm “chuyện ấy” như động vật.
Khi con người ngắm nhìn một loài hoa hay ăn một loại rau nào đó, họ thực ra đã quên hẳn cơ quan sinh sản của thực
vật. Phần “đực” của hoa chính là nhị hoa chứa đầy phấn, trong khi phần nhụy hoa ấp trứng chính là bộ phận giống “cái”.
Đa số các loài thực vật sẽ nở hoa “nhị tính” (có cả bộ phận đực lẫn cái trên cùng một hoa), nhưng cũng có loài như
quả bí lại mọc hoa “đực” riêng, hoa “cái” riêng. Và như các nhà sinh học tiến hóa đã phát hiện ra, những loài thực vật đơm
hoa đơn tính sẽ tạo ra nhiều hạt hơn.
Lý do vì sao thì vẫn còn là một bí ẩn mà khoa học chưa có lời giản, nhưng có lẽ là vì hoa “đực” ngốn ít năng lượng
của cây hơn, trang Life’s Little Mysteries giả định.
Câu hỏi tiếp theo là các loài hoa tiến hành “chuyện ấy” như thế nào?
Sử dụng thiên nhiên làm nhà mai mối, gió, động vật và nước sẽ đưa phấn hoa đến với đầu nhụy hoa. Những hạt phấn
sẽ dính vào đầu nhụy, sau đó nảy mầm và mọc hướng xuống dưới, chậm rãi “bò” đến bầu nhụy. Cuối cùng, hạt phấn hóa
sẽ “đâm xuyên” vào một số quả trứng và thế là hạt ra đời.
Tuy nhiên hoa không phải là cách “quan hệ” duy nhất của thực vật. Cây bạch quả sẽ mọc cả cây cái lẫn cây đực trên
cùng một chỗ. Các cây đực sẽ sản sinh ra bào tử, sau này phát triển thành tinh trùng và bơi đến với trứng bên trong bầu
nhụy của cây cái. Mặc dù vậy, cũng có nhiều loại thực vật như bèo tấm hoàn toàn nói không với “sex”. Chúng tạo ra những
bản sao vô tính và mọc thành cây trưởng thành mà không cần tới sự giao phối.
( TLTK: />Câu hỏi :
1. Cấu tạo một hoa lưỡng tính gồm các bộ phận:
A. Nhị, cánh hoa, đài hoa.
B. Bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
C. Cánh hoa và đài hoa.
D. Bầu nhuỵ và cánh hoa.
2. Tự thụ phấn là:
A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài.
B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài.
D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.
3. Hãy điền vào ô trống các từ thích hợp sau:
Quá trình vận chuyển………1……từ nhị đến………2……gọi là…3…………… Có hai hình thức thụ phấn là ……
4…… và thụ phấn chéo. Tác nhân thụ phấn là gió,………5……, động vật và……6……
Đáp án:
1. hạt phấn 2. núm nhụy 3. Thụ phấn
4. tự thụ phấn 5.nước 4. con người
4. Hãy khoanh tròn đúng hoặc sai vào mỗi nhận định sau:
Nhận định Đúng hoặc sai
1. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản không có sự kết
hợp của giao tử đực và giao tử cái.
Đúng/ Sai
2. Sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp
nhất giao tử đực và giao tử cái.
Đúng/ Sai
3. Hạt là do bầu phát triển thành. Đúng/ Sai
4. Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân
của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử
Đúng/ Sai
Đáp án: 1. Sai 2. Đúng 3. Sai 4. Đúng
5. Hãy ghép các nội dung của cột A và cột B để có đáp án chính xác với quá trình hình thành hạt, quả:
Tên Đặc điểm Trả lời
1. Hạt có nội nhũ a. Có ở hạt cây 2 lá mầm
2. Quả b. Có ở hạt cây 1 lá mầm
3. Hạt c. bầu nhụy phát triển thành
4. Hạt không nội nhũ d. Noãn thụ tinh phát triển thành
5.Quả đơn tính e. Có mùi vị, có hương thơm
6. Quả chín g. Noãn không thụ tinh
Đáp án: 1-b; 2-c; 3- d; 4- g; 6 -e
Bài tập 2: TOMTATO_ CÂY CÀ CHUA - KHOAI TÂY… BẠN ĐÃ BIẾT?
( CÀ CHUA “SINH RA” KHOAI TÂY)
Tomtato là tên của cây lại đặc biệt có khả năng cung cấp cho người trồng cả khoai tây và cà chua vừa được chính
thức bày bán rộng rãi ở Anh. Tên gọi “tomtato” được ghép giữa hai từ tiếng Anh "tomato" (cà chua) và "potato" (khoai tây).
Nói về việc tomtato hình thành như thế nào, Daily Mail cho hay: Cây cà chua và khoai tây giống được trồng riêng
biệt trong phân hữu cơ, được kiểm tra virus. Đến khi cây giống cao khoảng 5 cm thì sử dụng dao sắc, nhọn, cắt thân cây
giống và gắn chúng lại với nhau bằng một loại kẹp đặc biệt. Dần dần, hai thân cây này dính liền với nhau và phát triển thành
loại cây "2 trong 1" nói trên. Phần dưới của cây khoai tây, bao gồm rễ sẽ cho ra củ và phần trên của cây cà chua (sẽ cho ra
quả) được gắn với nhau khoảng 1 tuần cho đến khi hai phần hợp với nhau thành một cây tự nhiên. Tomatato có thể cho ra
500 quả cà chua nhỏ trên cây và nhiều củ khoai tây dưới đất.
Loại cây này sống trong một mùa, khi cả cà chua và khoai tây cùng chín vào một thời điểm. Hãng trồng cây
Thompson and Morgan cho biết TomTato có thể trồng ngoài trời hoặc trồng ở trong nhà bằng túi hay cây trồng có dung tích
40 lít. Đây là lần đầu tiên giống cây này được sản xuất mang tính thương mại thành công. Hiện cây giống "tomtato" được
bán qua mạng internet, với giá 14,99 bảng Anh (tương đương 24 USD).
( TLTK: /> )
Câu 1: Tomtato là sản phẩm của:
A. Công nghệ biến đổi gen sau đó cấy ghép
B. Sinh sản vô tính bằng cách ghép cành
C. Sinh sản hữu tính và chiết ghép
D. Kĩ thuật lai ghép thủ công
Câu 2: Sở dĩ cây cà chua và khoai tây có thể ghép được với nhau là bởi:
A. Chúng có đường kính thân tương đương
B. Chúng cùng thuộc một họ
C. Chúng cùng ra hoa trong một thời điểm
D. Chúng có thời gian sống như nhau
Câu 3: Cơ sở khoa học của phương pháp ghép ở cây tomtato ?
Đáp án: Theo cơ chế nguyên phân
Câu 4: Lợi ích của việc tạo ra cây tomtato “2 in 1” này là:
A. Đem lại một giống cây trồng lạ mắt, tiết kiệm công chăm sóc
B. Tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm công chăm sóc, tạo giống mới
C. Tiết kiệm diện tích đất trồng, tăng năng suất cây trồng, tạo giống mới
D. Tiết kiệm diện tích trồng, phân bón, công chăm sóc, tăng năng suất
Bài tập 3: “KẺ ĂN BÁM YÊU KIỀU”
(SỐNG LÀ BIẾT CHỜ ĐỢI!)
Đó là loài tai đất Aeginetia. Khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống rừng mưa nhiệt đới, loài thực vật họ gừng
Zingiberaceae bắt đầu đâm chồi, nảy lộc tưng bừng. Trong lúc đó, những cơn gió mạnh của mùa mưa đã phá vỡ chiếc
túi hạt giống đang “ngủ khô” của loài tai đất Aeginetia. Hàng triệu hạt giống nhỏ li 25ic ó trong đó bắt đầu bung ra và
bị cuốn theo dòng nước, rồi bám víu vào những mảnh thực vật họ gừng đang chết khô. Những cơn mưa liên tục giúp
họ nhà gừng tươi tốt, nhưng đồng thời cũng duy trì độ ẩm dưới mặt đất đủ để khiến cho phần thân gừng già mau chóng
mục nát. Chỉ chờ có vậy, những hạt giống li ti của loài tai đất Aeginetia bắt đầu nảy mầm lớn lên rất nhanh. Những
chiếc vẩy được hình thành mọc đối sát gốc. Vì không thể sinh sản, tổng hợp được chất diệp lục, nhà tai đất chỉ biết
sống nhờ. Khi bộ rễ dài ra đủ lớn và khoẻ mạnh, chúng tấn công vào các tế bào sống của cây gừng và hút các chất hữu
cơ từ cây chủ như một kẻ “ăn bám” làm cho những cây gừng phải vật lộn để vừa nuôi sống mình vừa nuôi sống vị
khách không mời kia.
Không chỉ họ gừng Zingiberaceae, mà họ cỏ Poaceae cũng là vật ký chủ của kẻ ăn bám thượng hạng trên. Loài tai đất
Aeginetia sp. Không dại gì hút hết các chất dinh dưỡng từ cây chủ để cả hai cùng chết mà nó làm cho cây chủ sống lay lắt,
héo mòn và còng lưng nuôi mình cho đến khi chúng ra hoa, thụ phấn.
Cứ thế, suốt cuộc đời loài tai đất Aeginetia sp. Chỉ biết chờ đợi. Chúng mong mùa mưa mới đến, để hàm ơn những
cơn gió và hy vọng có một vài loài ký chủ dại khờ nào đó sống gần dòng nước.
( TLTK: vnexpress.net/tin /ke-an-bam-yeu-kieu-cua-rung-xanh-3094656.html
vietq.vn/nhung-loai-thuc-vat-ky-la-cua-tu-nhien-d44079.html)
Câu hỏi: