Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận sử dụng sách giáo khoa trong dạy học sinh học chủ đề TÀI NGUYÊN RỪNG – LỢI ÍCH VÀ NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 19 trang )

1
TÀI NGUYÊN RỪNG – LỢI ÍCH VÀ NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN
MÔN: Sinh học 9
I. XÁC ĐỊNH MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ
1. Các bài liên quan trong chủ đề:
- Sinh học 9:
+ Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (Phần 2: Sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên rừng)
+ Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái (Phần 2: Bảo vệ các hệ sinh
thái rừng; phần em có biết – Trang 183)
2. Cấu trúc nội dung của chủ đề:
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1- Vai trò của rừng đối với đời sống con người.
2.1.2- Thực trạng tài nguyên rừng hiện nay.
2.1.3- Hậu quả của việc mất rừng.
2.1.4- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
2.1.5- Biện pháp bảo vệ rừng.
2.2. Vận dụng thực tiễn
2.2.1. Ảnh hưởng của rừng đối với địa phương.
2.2.2. Ý thức của người dân địa phương trong việc sử dụng rừng.
2.2.3. Hành động cụ thể của học sinh trong việc bảo vệ rừng.
3. Xác định các năng lực thông qua chủ đề:
2
3.1. Các năng lực chung:
3.1.1. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- NL tự học: HS nghiên cứu tài liệu, tìm thực tế địa phương thông qua các
kênh thông tin như: SGK, báo, mạng, phát thanh, truyền hình địa phương
- NL tư duy: phỏng đoán, phân tích mối quan hệ giữa môi trường (rừng) với
con người tại nơi mình sinh sống.
- NL tự quản lý: Biết quản lý hành vi hành xử của bản thân đối với môi
trường


3.1.2. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- NL giao tiếp: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình 1 cách thuyết phục
trong trong việc tuyên truyền BV rừng.
- NL hợp tác: Phân chia công việc trong việc tìm tòi và nghiên cứu tài liệu;
chia sẻ thông tin kiến thức thu nhận.
3.1.3. Nhóm NL sử dụng công cụ:
- Sử dụng CNTT và truyền thông để tìm tài liệu, thu nhận kiến thức và tuyên
truyền, giáo dục BV rừng.
- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp để tiếp xúc với cộng đồng phục vụ mục
đích điều tra và tuyên truyền
- Tính toán dựa trên các số liệu để xác định thực trạng.
3.2. Các NL chuyên biệt:
3.2.1. Quan sát: Quan sát và xác định được các lợi ích của rừng; Quan sát
thực tế địa phương để thấy được thực trạng rừng
3.2.2. Tìm kiếm mối quan hệ: Thấy được mối quan hệ qua lại giữa rừng và
đời sống con người
3
3.2.3. Tính toán: Năng lực tính toán, thống kê, số liệu các nhóm thực vật để
có cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
3.2.4. Đưa ra tiên đoán: Tiên đoán sự biến đổi của môi trường trong tương lai
dựa vào thực trạng và hậu quả hiện tại
3.2.5. Xác định biến và đối chứng: Xác định biến và đối chứng:
+ Biến: Tác động của con người
+ Đối chứng: Số liệu về diện tích rừng để thấy sự biến đổi khí hậu.
4. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá
năng lực của học sinh qua chủ đề
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng

thấp
Vận dụng
cao
Nội dung
1: Vai trò
của rừng
đối với đời
sống con
người.
- Nêu được
các vai trò
của rừng
đối với đời
sống con
người
- Giải thích
được các vai
trò của rừng
đ/v đời sống
con người
-Liệt kê
được vai trò,
lợi ích của
rừng đ/v đời
sống người
dân địa
phương
- Phân tích,
đánh giá
được vai trò,

lợi ích của
rừng đ/v đời
sống người
dân địa
phương
- Quan sát và xác
định được các lợi
ích của rừng.
- Thấy được mối
quan hệ qua lại
giữa rừng và đời
sống con người
Nội dung
2: Thực
trạng tài
nguyên
rừng hiện
nay.
-Nêu được
thực trạng
việc sử
dụng tài
nguy ên
rừng ở Việt
Nam hiện
-Phân tích
được một số
nguyên nhân
dẫn đến thực
trạng hiện

nay của rừng
- Chỉ ra một
số việc làm
đang diễn ra
tại địa
phương làm
giảm diện
- Phân tích
và đánh giá
được các tác
động chủ yếu
dẫn đến việc
giảm diện
- Quan sát thực tế
địa phương để
thấy được thực
trạng rừng
- NL sử dụng
CNTT và truyền
4
nay. (diện
tích, tình
trạng khai
thác…)
tích rừng tích rừng thông để biết các
dự án trong khu
vực
Nội dung
3: Hậu quả
của việc

mất rừng
- Liệt kê
được một
số hậu quả
xảy ra đ/v
tự nhiên và
con người
khi rừng
dần biến
mất
-Phân tích
được sự ảnh
hưởng của
các hậu quả
đó đến đời
sống con
người
- Kể tên
được một số
hậu quả mà
người dân
địa phương
đang phải
gánh chịu
khi rừng dần
biến mất
-Phỏng đoán
được sự biến
đổi của môi
trường địa

phương nếu
thực trạng
trên vẫn tiếp
diễn
- Tiên đoán sự
biến đổi của môi
trường trong
tương lai dựa vào
thực trạng và hậu
quả hiện tại
- Xác định Biến
và đối chứng:
+ Biến: Tác động
của con người
+ Đối chứng: Số
liệu về diện tích
rừng để thấy sự
biến đổi khí hậu.
5
Nội dung
4: Sử dụng
hợp lý tài
nguyên
rừng
-Nêu được
khái niệm
sử dụng
hợp lý tài
nguyên
-Giải thích

được tại sao
phải sử dụng
hợp lý tài
nguyên rừng
và sử dụng
như thế nào
là hợp lý
nguồn tài
nguyên rừng
-Nêu được
một hành
động thể
hiện việc sử
dụng rừng
hợp lý (hoặc
không hợp
lý) của con
người
- Xác định
xem rừng đã
được sử dụng
hợp lý chưa
- Năng lực tính
toán, thống kê, số
liệu các nhóm
thực vật để có cơ
sở sử dụng hợp lý
tài nguyên rừng
Nội dung
5: Biện

pháp bảo vệ
rừng
-Kể được
các biện
pháp bảo
vệ rừng
-Phân tích
hiệu quả các
biện pháp và
xác định
biện pháp
nào hiệu quả
nhất nhất
trong việc
bảo vệ rừng
- Nêu các
biện pháp
đang được
người dân
địa phương
sử dụng
trong việc
bảo vệ rừng
- Lập được
kế hoạch
hành động cụ
thể của HS
đối với việc
bảo tồn và
tôn tạo rừng

địa phương
mình
- Nhóm năng lực
xã hội kết hợp
năng lực sử dụng
ngôn ngữ để phục
vụ công tác tuyên
truyền, giáo dục.
6
II. HỆ THỐNG CÁC CÂU HỎI - BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC.
Bài 1: RỪNG VÀNG, BIỂN BẠC!
Quan sát các hình ảnh sau:
( />e
a
r
c
h?q=r%E1%BB
7
%ABng&biw=1366&bih=608&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=
xBdTVa62F4S9uATl5oDABQ&ved=0CCwQsAQ)
1.1. Rừng có ý nghĩa gì đối với đời sống con người:
STT Vai trò của rừng Đ/S
1 Cung cấp cho con người thực phẩm động vật.
2 Cung cấp gỗ, củi, thuốc chữa bệnh.
3 Cung nguyên liệu cho công nghiêp
4 Cung cấp lương thực cho con người
5 Góp phần điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt, chống
xói mòn đất.
1.2. Nếu rừng bị tàn phá sẽ gây ra những hậu quả gì? Để chứng minh vai trò
của đất trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm, em hãy đề xuất giả

thiết và phương án kiểm chứng.
Đề xuất giả thiết Phương án kiểm chứng
Xây dựng thí
nghiệm
Quan sát kết quả Giải thích kết quả
1.
2.

1.3. Liệt kê những lợi ích của rừng đối với người dân ở địa phương em
1.4. Em có kết luận gì về tác động qua lại giữa rừng và lợi ích con người?
8
Bài 2: SAU 10 NĂM NỮA, RỪNG CÓ CÒN KHÔNG?
Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay
15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%).
(Theo vi.m.wikipedia.org)
Bảng: Tốc độ phá rừng qua các năm ở Việt Nam
Năm Diện tích rừng (triệu
ha)
Độ che phủ
1943 14,3 43,8%
1976 11 34%
1985 9,3 30%
1995 8 28%.
Trong 50 năm qua, bình quân nước ta mất khoảng 100 ngàn ha rừng.
Rừng trước đây là rừng nguyên sinh, mật độ cây rừng dày và chất lượng cao,
nhưng hiện nay có đến 50% diện tích rừng còn lại là rừng thưa, chất lượng
thấp và rừng tái sinh hoặc rừng trồng.
(Theo Em có biết SGK Sinh 9)
2.1. Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là bao nhiêu:
Một số hình ảnh minh hoạ nguyên nhân giảm diện tích rừng

9
A. 15,4 triệu hecta/năm
B. 14,3 triệu ha
C. 11 triệu ha
D. 9,3 triệu ha
2.2. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng nước ta hiện nay:
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm về số lượng cả chất
lượng.
B. Dù diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng tiếp tục suy
giảm
A. Tài nguyên rừng đang được phục hồi về cả số lượng cả chất lượng.
B. Chất lượng rừng đang được phục hồi nhưng diện tích rừng tiếp tục
suy giảm.
2.3. Nêu thực trạng việc sử dụng tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay.
(diện tích, tình trạng khai thác…)
2.4. Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay của rừng
2.5. Chỉ ra một số việc làm đang diễn ra tại địa phương làm giảm diện tích
rừng
2.6. Phân tích và đánh giá được các tác động chủ yếu dẫn đến việc giảm diện
tích rừng.
2.7. Với tốc độ phá rừng như trên, em hãy dự đoán diện tích rừng ở Việt Nam
10 năm nữa sẽ như thế nào?
2.8. Nếu 10 năm nữa hiện thực dự báo của em là đúng thì cuộc sống của
người dân sẽ như thế nào?
10
Bài 3: LIỆU TÀI NGUYÊN RỪNG ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG HỢP LÝ
HAY CHƯA?
Trong số các danh mục lợi ích được chia sẻ ở VQG Bạch Mã thì mây là
loài lâm sản ngoài gỗ quan trọng nhất với cộng đồng dân tộc thiểu số KaTu.
Mây được khai thác và bán lấy tiền mua lương thực .Việc tiếp cận với tài

nguyên rừng, đặc biệt là sản phẩm mây từ rừng tự nhiên đã giúp các hộ dân
đa dạng hóa sinh kế của họ, nhưng chưa chú ý đến bảo tồn và sử dụng bền
vững. Mây bị khai thác quá mức với mục đích thương mại, điều này dẫn đến
tình trạng trữ lượng mây bị cạn kiệt, làm cho giá trị đa dạng sinh học rừng của
VQG Bạch Mã đang bị suy giảm nhanh chóng.
( />module=detail&object=article&catID=192&artID=1703)\
11
Một số hình ảnh về khai thác và chế biến sản phẩm từ mây
/>%E1%BA
%BFp&revid=137522380&sa=X&ei=NR1TVdv8McaeugS1rIHoCA&ved=0CBwQ1QIoAg&dpr=
1#tbm=isch&q=c%C3%A2y+m%C3%A2y+r%E1%BB%ABng&revid=1715157250
3.1. Hành động nào dưới đây đã làm giảm độ đa dạng sinh thái ở VQG bạch
mã:
A. Săn bắt các động vật quí hiếm
B. Khai thác mây bừa bãi
C. Lối sống du canh du cư
D. Đốt rừng làm nương rẫy
3.2. Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học:
A. Xây dựng hệ thống nườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Nghiêm cấm việc khai thác rừng và săn bắt động thực vật rừng.
C. Tăng cường bảo vệ và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Đưa vào sách đỏ Việt Nam những động vật, thực vật quý hiếm cần
bảo vệ.
3.3. Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về việc khai thác mây ở VQG Bạch Mã nhằm
đảm bảo phát triển bền vững.
(Khái niệm phát triển bền vững :
/>%C3%A0_s%E1%BB%B1_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB
%81n_v%E1%BB%AFng%3F)
12
3.4. Việc khai thác tài nguyên rừng ở nước ta theo em đã hợp lý chưa? Tại

sao?
3.5. Thế nào là sử dụng tài nguyên rừng hợp lý?
3.6. Theo em việc sử dụng tài nguyên rừng hiện nay đã hợp lí chưa? Nêu
những biểu hiện cụ thể.
3.7. Phân tích hậu quả việc khai thác mây bừa bãi tại VQG Bạch Mã. Từ đó
giải thích tại sao phải sử dụng tài nguyên rừng hợp lý?
3.8. Sử dụng tài nguyên rừng như thế nào là hợp lý?
13
Bài 4: “LUẬT RỪNG”
Thuở bé, cậu bé Cảm từng là tay săn thiện chiến chuyên trộm chim và
thú của rừng. Bị kiểm lâm giả dạng người mua bắt quả tang, bé Cảm sợ xanh
mặt. Thấy cậu bé thật thà chứ không ma lanh, anh em muốn cảm hóa. Có
người đùa dọa: “Mày còn bé, nhưng bắt trộm chim quý là trọng tội. Ít nhất
cũng vài năm tù treo”. Cảm òa khóc tức tưởi rồi mếu máo: “Mấy chú phạt tù
mấy năm con cũng chịu nhưng xin đừng treo con lên. Treo một ngày cũng
chết. Làm sao chịu nổi mấy năm?”. Anh em kiểm lâm xoa đầu Cảm và cười.
Bé Cảm “giã từ dĩ vãng”, trở thành kiểm lâm nhí từ đó. Chịu khó học hỏi, chí
thú làm việc, cộng với nhiều tài vặt thuở giang hồ và năng khiếu bẩm sinh,
Cảm là “sao” của kiểm lâm Bạch Mã. Đang học năm thứ 2 Đại học Nông lâm
Huế, Cảm được học bổng du học tại Pháp, nghiên cứu về chim. Các giáo sư
và sinh viên các nước kinh ngạc trước khả năng nói tiếng chim của Cảm. Tại
đây, Cảm càng có dịp học thêm “ngoại ngữ” các loài chim lạ. Đến Bạch Mã,
nhất định phải làm quen với nhà chim học, nhờ anh dạy vài chiêu dụ chim và
theo anh vào rừng để có thêm bồ kiến thức. Anh xứng đáng được trao kỷ lục
Guinness “người biết nói nhiều tiếng chim nhất” của ASEAN.
/>4.1. Theo em các hành vi nào sau đây bị cấm (được quy định trong luật).
• Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
• Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
• Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
14

• Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
• Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
• Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
• Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
• Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
• Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng
trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của
pháp luật.
• Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
• Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc
dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
• Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có
nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các
tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự
nhiên của rừng, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh
vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
• Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng
sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.
• Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
• Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
15
4.2. Trách nhiệm bảo vệ rừng thuộc về đối tượng nào?
a.Toàn dân.
b. Cơ quan nhà nước.
c. Hộ gia đình.
d. Cá nhân.
4.3. Chúng ta cần làm gì để tăng cường sức mạnh của lực lượng kiểm lâm,

đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ rừng?
4.4. Tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng một số kiểm lâm biến chất,
câu kết với lâm tặc phá rừng đang khiến dư luận đặc biệt quan ngại. Nếu em
là cán bộ quản lí cục kiểm lâm, em sẽ làm gì để đối phó với tình trạng này?
16
Bài 5: Một số dự án đang diễn ra ở rừng
*Dự án Bảo tồn rừng (5/1998 - 4/2003)
Đối tác: Bộ Hợp tác và Phát triển Hà Lan và WWF- Quỹ quốc tế về Bảo vệ
Thiên nhiên.
Kinh phí: 6.300.000USD.
Mục tiêu dự án:
+ Bảo tồn rừng mưa nhiệt đới hiện còn với tính đa dạng sinh học cao.
+ Bảo vệ & phát triển quần thể phân loài tê giác Java, phục hồi quần thể loài
cá sấu Xiêm và những quần thể động thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
+ Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo tồn tính đa dạng sinh học.
+ Thiết lập chương trình nghiên cứu và hệ thống quản lý có hiệu quả, bảo
đảm môi trường sống cho những động vật hoang dã.
+ Tạo điều kiện để cải thiện đời sống nhân dân địa phương vùng dự án.
17
*Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển nông thôn (1998 - 30/6/2006):
Kinh phí: 325 tỉ VNĐ
Mục tiêu dự án:
+ Tập trung vào việc hỗ trợ phát triển nâng cao đời sống cho cư dân vùng
đệm nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào rừng trong đời sống kinh tế.
+ Tăng cường năng lực cho cán bộ chính phủ trong việc thiết kế, thực hiện và
giám sát các dự án tổng hợp vừa bảo tồn vừa phát triển.
Dự án được triển khai trên địa bàn 33 xã thuộc 8 huyện, 4 tỉnh Đồng Nai,
Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông với tổng kinh phí. Đây là dự án đầu tiên
thực hiện việc xây dựng kế hoạch theo phương pháp có sự tham gia của cộng

đồng người dân.
*Dự án Bảo tồn các loài bò lớn hoang dã VQG Cát Tiên (2006 – 2009):
Đối tác: Bộ Ngoại giao Pháp và Quỹ Môi trường Toàn cầu của Pháp (FFEM)
Kinh phí: 580.000EU
Mục tiêu dự án:
Góp phần bảo tồn nguồn gen các loài động vật hoang dã và đặt biệt là bảo tồn
nguồn gen các loài bò hoang dã với mục tiêu duy trì nguồn gen để cải tạo đàn
bò nuôi
*Dự án xây dựng Trung tâm Cứu hộ động vật nguy cấp:
Trung tâm Cứu hộ linh Trưởng Monkey World (Anh Quốc) và Trung tâm
Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp Pingtung (Trường Đại học Pingtung, Đài
Loan) hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật cứu hộ, chăm
sóc các loài linh trưởng trên diện tích 23ha; tổ chức WAR - Free the Bear hỗ
18
trợ xây dựng cơ sở nuôi nhốt bán hoang dã khoảng 0,7ha, xây dựng hàng rào
điện tử và kinh phí cho thức ăn, tiền thuốc điều trị bệnh cho gấu.
Hiện nay, VQG Cát Tiên đang cứu hộ 04 cá thể gấu chó ( Ursus malayyanus),
15 cá thể gấu ngựa (Ursus thibetanus), 08 cá thể vượn đen má vàng, 02 cá thể
vượn đen má trắng
*Dự án phát triển du lịch cộng đồng trong và ven VQG Cát Tiên:
Đối tác: Cơ quan Hợp tác và phát triển Đan Mạch; WWF Đan Mạch và WWF
Việt Nam.
Mục tiêu dự án:
+ Thực hiện qui hoạch du lịch sinh thái ở trong
và xung quanh VQG Cát Tiên thông qua quá
trình có sự tham gia của các bên liên quan và
lồng ghép vào các kế hoạch phát triển của xã,
huyện và tỉnh
+ Trực tiếp mang lại lợi ích sinh kế cho các cộng đồng thí điểm ở trong và
xung quanh VQG Cát Tiên và đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên.

Một gia đình vượn đang được chăm sóc,
phục hồi tại khu vực bán hoang dã trung
tâm
“Bệnh viện” dành cho động vật giữa rừng
19
5.1. Để góp phần bảo vệ rừng, đều không nên làm là:
A. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sinh
rừng.
B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có.
C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
D. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng.
5.2. Phân tích hiệu quả của các biện pháp nêu trên và theo em biện pháp nào
là bảo vệ rừng hiệu quả nhất?
5.4. Bản thân em đã làm được những việc nào góp phần bảo vệ rừng ở địa
phương?

×