ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
…
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH
SẢN CỦA VI SINH VẬT, SINH HỌC 10
Giáo viên hướng dẫn: Học viên: Phạm Thị Hồng Hạnh
PGS.TS. Phan Đức Duy Chuyên ngành: LL & PP DHM Sinh học
Khóa: K22
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
Huế, 11/2014
2
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
3
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌNH
HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN CHO HỌC
SINH 5
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN
CỦA VI SINH VẬT, 13
SINH HỌC 10 13
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
MỞ ĐẦU
Giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải tạo ra những con người
lao động có kiến thức, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy và hành động độc
lập. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đều nhằm
hướng đến rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế quá trình dạy học ở phổ thông hiện nay vẫn còn áp
dụng phương pháp dạy học truyền thống như: thông báo, nhồi nhét kiến thức, lí
thuyết chưa gắn với thực hành. Học sinh không được tạo điều kiện để bồi dưỡng
phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực tự giải
4
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS.TS. Phan Đức Duy đã tận tình giảng
dạy học phần “Thiết kế và sử dụng bài tập
tình huống trong dạy học sinh học” và
hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này.
Học viên
Phạm Thị Hồng Hạnh
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
quyết vấn đề. Việc rèn luyện các kỹ năng tư duy cho học sinh cũng chưa được chú
trọng. Hậu quả của các tồn tại trong dạy học nói trên đã dẫn đến hạn chế sự phát
triển khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế của học
sinh.
Một trong những hướng đổi mới phương pháp hiện nay đang được các nhà
khoa học giáo dục quan tâm đó là dạy học tình huống. Từ việc giải quyết các tình
huống, một mặt các em được trang bị, củng cố kiến thức, mặt khác rèn luyện cho
các em một số kỹ năng tư duy, phán đoán và giải quyết vấn đề cần đặt ra.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và sử
dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy
học chương sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, sinh học 10”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG ĐỂ
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY LUẬN CHO HỌC SINH
1.1. Tình huống và tình huống dạy học
1.1.1. Khái niệm tình huống dạy học.
- Theo quan điểm triết học:
5
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
+ Về khách quan: Tình huống dạy học là tổ hợp các mối quan hệ cụ thể được
hình thành trong quá trình dạy học khi người học trở thành chủ thể của quá trình
nhận thức.
+ Về chủ quan: Tình huống dạy học là trạng thái bên trong được sinh ra giữa
chủ thể nhận thức với đối tượng nhận thức.
- Về mặt tâm lý học: Tình huống được hiểu là những “trở ngại” xãy ra trong quá
trình nhận thức của chủ thể, chủ thể chấp nhận nó như một nhu cầu cần giải quyết
nhằm đem lại tri thức mới.
- Theo quan điểm của lí luận dạy học:
+ Theo TS. Lê Đình Chắc: Tình huống dạy học là bài toán ơrictic chứa đựng
mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải có tác dụng kích thích được tính tích
cực nhận thức của học sinh, học sinh chấp nhận nó như là một nhu cầu và có khả
năng tự giải quyết được hoặc giải quyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Theo lý luận dạy học Xô Viết: Tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, là tế bào
của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp những điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học,
nội dung và phương pháp dạy học để thu được những kết quả nhất định.
Như vậy, tình huống dạy học là mâu thuẫn biện chứng giữa những kiến thức, kĩ
năng đã biết với những điều chưa biết, giải quyết mâu thuẫn chính là sự lĩnh hội tri
thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu thuẫn mới tạo ra nhu cầu nhận
thức để giải quyết mâu thuẫn mới. Do đó, việc thiết kế các tình huống có ý nghĩa
quan trọng trong dạy học.
1.1.2. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành
chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một
mục đích cụ thể. Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên
trong đựơc sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
6
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
Nguyễn Ngọc Quang còn đưa ra một cách tiếp cận của tình huống dạy học
đó là tình huống mô phỏng hành vi. Mô phỏng hành vi là bắt chước, sao chép
phỏng theo quá trình hành vi của con người, sự tương tác riêng rẽ cá nhân của
người đó nhằm đạt mục đích nào đó.Qúa trình hành vi của con người trong tình
huống thực cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hoá tạo nên tổ hợp các tình
huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô
phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học.
1.1.3. Bài tập tình huống
Là những tình huống dạy học được giáo viên cấu trúc lại dưới dạng bài tập rồi
đưa bài tập đó vào trong quá trình dạy học, cuối cùng để đạt được mục tiêu của quá
trình dạy học
1.2. Phương pháp dạy học bằng tình huống
Phương pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ
chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương
án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra .
1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống
* Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri
thức, kỹ năng), những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển
chính bản thân kỹ năng.
* Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một
giải pháp cho tình huống (tình huống chứa các biến sư phạm)
* Bản thân tình huống mang tính chất gợi vần đề, không phải học sinh làm theo
ý thích của thầy giáo, học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thich
nghi, điều tiết với môi trường, có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào
tình huống.
7
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
* Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công
thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống.
* Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn.
1.2.2. Ưu – nhược điểm của dạy học tình huống
* Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia
tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giải
quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói,
trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp
cận tình huống dưới nhiếu góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho
những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ
năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.
Như vậy, phương pháp sư phạm này có thể phát huy được tính chất dân chủ,
năng động và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
Nhược điểm: Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào
tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần
nhiều thời gian và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh
nghiệm sâu, rộng; có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ
chức thảo luận và giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng.Trên thực
tế, không phải giáo viên nào cũng hội đủ các phẩm chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp cộng với sự thụ động của học
sinh do quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng
phương pháp này.
8
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
1.3. Kỹ năng học tập của học sinh
1.3.1. Kỹ năng
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành
thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”.
Mỗi kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng lên
nội dung ta đạt được mục tiêu.
Mục tiêu= Kỹ năng
×
Nội dung
Ví dụ: Lập bảng (kỹ năng) so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo (nội
dung).
1.3.2. Kỹ năng học tập
Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con
người. Muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng
chuyên biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là
khả năng của con người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra.
Có thể nêu hệ thống kỹ năng học tập chung của học sinh trung học phổ thông
như sau:
- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng nhận thức liên quan đến việc thu thập, xử
lý, sử dụng thông tin: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng quan sát, kỹ
năng tiến hành thí nghiệm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng
khái quát hoá, kỹ năng suy luận, kỹ năng áp dụng kiến thức đã học
- Các kỹ năng học tập phục vụ chức năng tổ chức, tự điều chỉnh quá trình học tập
liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian, sự hỗ trợ từ bên ngoài và
chất lượng: Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá, kỹ năng tự điều chỉnh.
9
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
- Các kỹ năng phục vụ chức năng tương tác trong học tập hợp tác : Kỹ năng học
nhóm
Người giáo viên chỉ có thể hình thành các kỹ năng học tập trên cho học sinh
qua một hay nhiều nội dung nhất định trong một hay nhiều tình huống có ý nghĩa.
Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là tình huống huống gần gũi với học sinh
hoặc là những tình huống mà học sinh sẽ gặp về sau.
Trong hệ thống kỹ năng trên, chúng tôi quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng
tình huống để rèn luyện một số kỹ năng suy luận phục vụ chức năng nhận thức
liên quan đến thu thập, xử lý, sử dụng thông tin.
1.3.3. Kỹ năng suy luận
Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán theo các quy tắc
logic xác định. Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề
là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới thu đựơc bằng con đường logic
từ các tiền đề. Cách thức logic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận.
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận đựơc chia ra thành suy luận suy
diễn và suy luận quy nạp. Suy luận suy diễn là suy luận trong đó lập luận từ cái
chung đến cái riêng, cái đơn nhất. Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập luận
từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung. Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy
luận, học sinh có thể thu đựơc tri thức mới từ các tri thức đã biết nhờ suy luận.
1.4. Quy trình thiết kế tình huống để rèn luyện một kỹ năng nhận thức
cho học sinh trong dạy-học Sinh học
Các yêu cầu của tình huống
+ Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
+ Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp.
+ Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
Khi soạn thảo tình huống cần chú ý:
10
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
+ Chủ đề: Mô tả đặc điểm nổi bật của tình huống.
+ Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống.
+ Nội dung tình huống: Mô tả bối cảnh tình huống. Nội dung tình huống
phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống.
+ Nhiệm vụ học sinh cần giải quyết.
` Quy trình thiết kế tình huống và đưa tình huống vào rèn luyện kỹ năng nhận
thức của học sinh:
Đây là Algorit của quá trình biến các tình huống đã, đang và có thể xảy ra
khi học sinh trả lời các vấn đề do giáo viên đặt ra trong quá trình dạy học thành các
bài tập tình huống, được diễn đạt theo các bước như sau:
1/ Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh. Cụ thể là tập trung vào một
số kỹ năng nhận thức cơ bản: Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận.
2/ Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của học
sinh trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và cả những
câu
trả lời sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm. Đây là nguồn tình huống chính
để
sử dụng thiết kế hệ thống tình huống phục vụ giảng dạy.
3/ Xây dựng hệ thống tình huống để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư phạm các
tình huống đó, nghĩa là mô hình hoá các tình huống ấy thành các bài tập tình
huống. Các tình huống này trở thành phương tiện, đối tượng của quá trình dạy học.
4/ Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh: Đưa hệ thống bài tập
tình huống vào quá trình giảng dạy Sinh học ở trường THPT. Học sinh cùng nhau
thảo luận, giải quyết tình huống.
11
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
5/ Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức: Thông qua giải quyết các tình
huống mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng
nhận thức giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có thể tự tìm
kiếm tri thức mới.
Kỹ thuật thiết kế tình huống phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chọn nguồn thiết kế tình huống từ sản phẩm của học sinh ( Câu phát biểu
trả lời trên lớp và bài kiểm tra)
+ Chọn được các tình huống mà ở đó có thể rèn luyện được một số kỹ năng
nhận thức cơ bản cho học sinh.
+ Hình thức diễn đạt tình huống phải phù hợp.
+ Biến đổi linh hoạt mức độ khó khăn của từng tình huống cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh. ở đây, chúng ta có thể thêm hay bớt dữ kiện của tình
huống để làm tăng hay giảm độ khó của tình huống.
12
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
CHƯƠNG II. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN
LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG SUY LUẬN TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT,
SINH HỌC 10
2.1. Thiết kế bài tập tình huống
Tình huống 1: Bạn Lan có ý kiến rằng: Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật
có pha sinh trưởng lũy thừa, thì trong môi trường tự nhiên pha lũy thừa ở vi khuẩn
cũng xảy ra? Theo em ý kiến của bạn Lan đúng hay sai ? Vì sao ?
(Dạy bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật)
Phương án trả lời: Pha lũy thừa là pha diễn ra trong điều kiện vi sinh vật được
ổn định vì đầy đủ thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, vi sinh vật phải chịu tác
động với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi: Thành phần dinh dưỡng không đủ, sự
thay đổi pH, nhiệt độ, độ ẩm…và sự cạnh tranh của các vi sinh vật khác. Sự tăng
lên về số lượng tế bào trong quần thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường.
Vì thế sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường tự nhiên không thể xảy ra pha
lũy thừa được.
Tình Huống 2: Có bạn cho rằng “trong nuôi cấy không liên tục dựa vào
đường cong sinh trưởng muốn thu được sinh khối của vi sinh vật lớn nhất nên
dừng lại ở pha cân bằng”. Theo em điều đó đúng hay sai? Vì sao?
(Dạy bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật)
Phương án trả lời: Pha ổn định được tính từ thời gian số lượng trong quần thể
lớn nhất cho đến khi số lượng bắt đầu giảm. Nghĩa là trong pha này có bao nhiêu tế
bào được sinh ra thì có bấy nhiêu tế bào bị chết đi và quần thể vi sinh vật ở trạng
thái cân bằng động. Nghĩa là số lượng và sinh khối không tăng cũng không giảm
theo thời gian. Nên người ta thường thu sinh khối vi sinh vật trong pha này.
Tình huông 3: Có ý kiến cho rằng: quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột ruột của
người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật.
13
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
Điều đó có đúng không? Vì sao?
(Dạy bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật)
Phương án trả lời: quá trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của người là một hệ
thống nuôi cây liên tục. Vì quá trình này được diễn ra liên tục. Dạ dày thường
xuyên được bổ sung thức ăn từ ngoài vào đồng thời thường xuyên thải các sản
phẩm của quá trình tiêu hóa ra ngoài, do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy
liên tục.
Tình huống 4: Vi khuẩn hình cầu có khối lượng 5.10
-13
(g), cứ 20 phút lại phân đôi,
người ta tính rằng chỉ cần 44,3 giờ vi khuẩn này sẽ đạt tới khối lượng của trái đất
là 6.10
27
(g). Có bạn cho rằng vi sinh vật sinh sản rất nhanh đến một lúc nào đó sẽ
tràn ngập cả trái đất. Em nghĩ như thế nào về ý kiến này?
(Dạy bài 39: Sinh sản của vi sinh vật)
Phương án trả lời: Trong điều kiện tự nhiên, sự sinh sản của vi sinh vật bị hạn
chế bởi nhiều yếu tố: chất dinh dưỡng hạn chế, các điều kiện sinh trưởng (nhiệt độ,
pH, độ ẩm) thường xuyên thay đổi. Mật độ phân bố vi sinh vật trong môi trường tự
nhiên rất cao nên thường xảy ra quan hệ cạnh tranh.
Tình huống 5: Bạn Nam thắc mắc: Đường là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn,
nhưng người ta lại dùng đường để ngâm các loại quả. Em hãy giải thích vì sao?
(Dạy bài 40: ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật)
Phương án trả lời: Đường saccarozo được dùng làm nguồn dinh dưỡng nuôi
cấy vi sinh vât. Tuy nhiên, với nồng độ đường quá cao thì nước từ trong tế bào vi
sinh vật thẩm thấu ra ngoài để cân bằng nồng độ sẽ gây ra hiện tượng co nguyên
sinh ở tế bào vi sinh vật làm cho chúng không hoạt động được (không làm hư hỏng
quả).
Tình huống 6: Khi sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, tế bào chất
của vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài vào làm tế bào căng lên. Có bạn nói rằng tế
bào vi khuẩn có thể bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào tăng.
14
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
(Dạy bài 40: ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật
Đáp án gợi ý: Tế bào vi khuẩn sẽ không bị vỡ do áp suất thẩm thấu nội bào tăng do
có thành tế bào bảo vệ.
Tình huống 7: Mẹ bạn Nam mua cá ở chợ về. Vì có công việc đột xuất nên mẹ
bạn quên ướp muối vào cá. Đến trưa mẹ bạn Nam lấy cá đem nấu thì thấy mùi hôi
khó chịu, thịt cá thì mềm nhũn. Bạn Nam không hiểu vì sao lại như vậy. Em hãy
giải thích hiện tượng trên?
(Dạy bài 41: ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật)
Đáp án gợi ý: Khi ướp muối vào cá làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên cá.
Muối đã làm tăng cao áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn là tác nhân
gây hỏng thực phẩm và làm tế bào đó bị chết.
Tình huống 8 :
Theo dây chuyền sản xuất thực phẩm đóng hộp các nhà sản xuất phải thanh
trùng bằng nhiệt độ và áp suất cao. Thế nhưng vì sao vẫn có hộp sau một thời gian
lại bị phồng nắp lên?
( Dạy bài 41: ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật)
Phương án trả lời: Thịt đóng hộp không được diệt khuẩn đúng, các nội bào tử
mọc mầm phát triển phân giải các chất, thải ra ôxi và các loại khí khác làm cho
hộp phồng lên
Tình huống 9 : Trong cuộc tranh luận bạn Hoa có ý kiến: Khi nấu nước sôi ở nhiệt
độ 100
0
C thì tất cả các vi khuẩn đều bị tiêu diệt.
Bạn Đức lại cho rằng: Chưa chắc đúng, có một số loài chịu được nhiệt độ trên
100
0
C. Theo em bạn nào đúng? Giải thích?
(Dạy bài 41: ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật)
Phương án trả lời: Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn khác nhau: Một số vi khuẩn bị
chết ở nước sôi 100
0
C, nhưng cũng có một số vi khuẩn lại không bị tiêu diệt bởi
15
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
nhiệt độ cao như một số trực khuẩn chịu được nhiệt độ tới 108
0
C. Sỡ dĩ những vi
khuẩn đó có khả năng chịu nhiệt như vậy là nhờ có bào tử. Đặc biệt ở vi khuẩn
chịu nhiệt, thành phần protein và kết cấu của chúng có khác với vi khuẩn bình
thường, khi nhiệt độ cao chúng hình thành một lớp vỏ bảo vệ có khả năng chịu
nhiệt.
2.2. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học chương sinh trưởng và sinh sản
của vi sinh vật
Bài 38: Sinh trưởng của vi sinh vật
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động2: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong
môi trường nuôi cấy
1. Môi trường nuôi cấy không
liên tục
Gv treo tranh phóng to hình 38 SGK
và giới thiệu cho Hs trong môi trường
nuôi cấy không liên tục vi sinh vật
sinh trưởng qua 4 pha: Tiềm phát, lũy
thừa, cân bằng, suy vong. Yêu cầu
học sinh quan sát tranh, nghiên cứu
SGK, hoạt động theo nhóm nhỏ 2
người để hoàn thành phiếu học tập số
1: Đặc điểm quá trình sinh trưởng
của vi sinh vật trong môi trường nuôi
cấy không liên tục.
GV đưa ra bài tập tình huống
Bạn Lan có ý kiến rằng: Trong môi
trường nuôi cấy vi sinh vật có pha
sinh trưởng lũy thừa, thì trong môi
HS nghiên cứu SGK hoàn thành
phiếu học tập
16
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
trường tự nhiên pha lũy thừa ở vi
khuẩn cũng xảy ra? Theo em ý kiến
của bạn Lan đúng hay sai ? Vì sao?
GV củng cố lại nội dung
Pha lũy thừa là pha diễn ra trong điều
kiện vi sinh vật được ổn định vì đầy
đủ thức ăn. Trong môi trường tự
nhiên, vi sinh vật phải chịu tác động
với điều kiện ngoại cảnh luôn thay
đổi: Thành phần dinh dưỡng không
đủ, sự thay đổi pH, nhiệt độ, độ ẩm…
và sự cạnh tranh của các vi sinh vật
khác. Sự tăng lên về số lượng tế bào
trong quần thể phụ thuộc vào nhiều
yếu tố của môi trường. Vì thế sinh
trưởng của vi khuẩn trong môi trường
tự nhiên không thể xảy ra pha lũy
thừa được.
2. Môi trường nuôi cấy liên tục
GV đưa ra bài tập tình huống: Có ý
kiến cho rằng: quá trình tiêu hóa từ
dạ dày đến ruột ruột của người là
một hệ thống nuôi cấy liên tục đối
với vi sinh vật.
Điều đó có đúng không? Vì sao?
GV củng cố lại kiến thức: quá
trình tiêu hóa từ dạ dày đến ruột của
HS làm việc theo nhóm trả lời
HS suy nghĩ trả lời
17
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
người là một hệ thống nuôi cây liên
tục. Vì quá trình này được diễn ra liên
tục. Dạ dày thường xuyên được bổ
sung thức ăn từ ngoài vào đồng thời
thường xuyên thải các sản phẩm của
quá trình tiêu hóa ra ngoài, do đó
tương tự như một hệ thống nuôi cấy
liên tục.
Bài 39: Sinh sản của vi sinh vật
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Giáo viên nêu ví dụ: hoa quả để một
thời gian thì thấy xuất hiện đám mốc,
đám mốc ngày càng lan rộng, hiện
tượng đó là do VSV đã có sự sinh
sản. Sinh sản ở VSV là gì?
GV đưa ra bài tập: Vi khuẩn hình
cầu có khối lượng 5.10
-13
(g), cứ 20
phút lại phân đôi, người ta tính
rằng chỉ cần 44,3 giờ vi khuẩn này
sẽ đạt tới khối lượng của trái đất là
6.10
27
(g). Có bạn cho rằng vi sinh
vật sinh sản rất nhanh đến một lúc
nào đó sẽ tràn ngập cả trái đất. Em
nghĩ như thế nào về ý kiến này?
GV củng cố lại kiến thức: Trong điều
kiện tự nhiên, sự sinh sản của vi sinh
Sinh sản ở VSV là sự tăng số lượng
cá thể VSV.
HS suy nghĩ trả lời
18
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
vật bị hạn chế bởi nhiều yếu tố: chất
dinh dưỡng hạn chế, các điều kiện
sinh trưởng (nhiệt độ, pH, độ ẩm)
thường xuyên thay đổi. Mật độ phân
bố vi sinh vật trong môi trường tự
nhiên rất cao nên thường xảy ra quan
hệ cạnh tranh
Bài 40: Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất dinh dưỡng chính của vi sinh vật
Gv giới thiệu: Các yếu tố hóa học ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của VSV
theo 2 hướng: Chất dinh dưỡng và
chất ức chế sinh trưởng.
Chất dinh dưỡng là gì ?
- Gv bổ sung: Chất dinh dưỡng của vi
sinh vật là những chất giúp cho vi
sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối
hoặc thu năng lượng, giúp cân bằng
áp suất thẩm thấu, hoạt hóa axit amin.
GV đưa ra bài tập tình huống: Bạn
Nam thắc mắc: Đường là nguồn
dinh dưỡng cho vi khuẩn, nhưng
người ta lại dùng đường để ngâm
các loại quả. Em hãy giải thích vì
sao?
GV củng cố lại kiến thức: Đường
saccarozo được dùng làm nguồn dinh
dưỡng nuôi cấy vi sinh vât. Tuy
Hs trả lời: Là những chất giúp cho
sinh vật tồn tại và phát triển.
HS làm việc theo nhóm 2 người trả
lời
19
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
nhiên, với nồng độ đường quá cao thì
nước từ trong tế bào vi sinh vật thẩm
thấu ra ngoài để cân bằng nồng độ sẽ
gây ra hiện tượng co nguyên sinh ở tế
bào vi sinh vật làm cho chúng không
hoạt động được (không làm hư hỏng
quả).
Bài 41: Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần
I, nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào
đến sinh trưởng của VSV?
GV đưa bài tập tình huống
Trong cuộc tranh luận bạn Hoa có
ý kiến: Khi nấu nước sôi ở nhiệt độ
100
0
C thì tất cả các vi khuẩn đều bị
tiêu diệt.
Bạn Đức lại cho rằng: Chưa chắc
đúng, có một số loài chịu được
nhiệt độ trên 100
0
C. Theo em bạn
nào đúng? Giải thích?
GV củng cố lại nội dung: Khả năng
chịu nhiệt của vi khuẩn khác nhau:
Một số vi khuẩn bị chết ở nước sôi
100
0
C, nhưng cũng có một số vi
khuẩn lại không bị tiêu diệt bởi nhiệt
Nghiên cứu độc lập với SGK và trả
lời câu hỏi.
HS trả lời
20
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
độ cao như một số trực khuẩn chịu
được nhiệt độ tới 108
0
C. Sỡ dĩ những
vi khuẩn đó có khả năng chịu nhiệt
như vậy là nhờ có bào tử. Đặc biệt ở
vi khuẩn chịu nhiệt, thành phần
protein và kết cấu của chúng có khác
với vi khuẩn bình thường, khi nhiệt
độ cao chúng hình thành một lớp vỏ
bảo vệ có khả năng chịu nhiệt.
Treo tranh hình 41 SGK phóng to và
yêu cầu HS xác định đúng các tên
nhóm vi khuẩn.
- Dựa vào đâu mà người ta chia sinh
vật làm 4 nhóm?
Để hiểu rõ các nhóm vi sinh vật này
GV yêu cầu hoàn thành phiếu học tập
GV bổ sung chỉnh sửa
- Thảo luận nhóm đưa ra đáp án.
- Dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích
mà VSV được chia làm 4 nhóm
HS hoàn thành phiếu học tập
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm
Lượng nước trong môi trường ảnh
hưởng như thế nào tới sinh
trưởng của vi sinh vật?
Giải thích cho HS áp suất thẩm thấu
+ Áp suất cần thiết để làm ngưng
quá trình thẩm thấu.
+ Dung dịch có nồng độ càng cao áp
suất thẩm thấu càng lớn.
=> áp suất phụ thuộc vào nồng độ
chất tan và nhiệt độ, không phụ thuộc
21
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
vào bản chất của chất tan
GV đưa ra bài tập tình huống
Khi sinh trưởng trong môi trường
nghèo dinh dưỡng, tế bào chất của
vi khuẩn sẽ rút nước từ bên ngoài
vào làm tế bào căng lên. Có bạn nói
rằng tế bào vi khuẩn có thể bị vỡ do
áp suất thẩm thấu nội bào tăng.
Em có đồng ý với ý kiến trên
không? Tại sao?
Bổ sung: Đối với 1 số ĐVNS thì sử
dụng không bào co bóp để bơm nước
ra khỏi tế bào chống lại áp suất thẩm
thấu.
GV liên hệ thực tế bằng cách đưa ra
bài tập tình huống
Mẹ bạn Nam mua cá ở chợ về. Vì
có công việc đột xuất nên mẹ bạn
quên ướp muối vào cá. Đến trưa
mẹ bạn Nam lấy cá đem nấu thì
thấy mùi hôi khó chịu, thịt cá thì
mềm nhũn. Bạn Nam không hiểu vì
sao lại như vậy. Em hãy giải thích
hiện tượng trên?
GV bổ sung hoàn chỉnh
Khi ướp muối vào cá làm ức chế sự
phát triển của vi sinh vật trên cá.
Muối đã làm tăng cao áp suất thẩm
HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
+ TB vi khuẩn sẽ không bị vỡ do áp
suất thẩm thấu nội bào tăng do có
thành tế bào bảo vệ.
HS trả lời
22
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn
là tác nhân gây hỏng thực phẩm và
làm tế bào đó bị chết
KẾT LUẬN
Dạy học sử dụng tình huống là một phương pháp dạy học phát huy được tính
tích cực của học sinh. Tuy nhiên, để cho dạy học có sử dụng tình huống đạt hiệu
23
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
quả cao cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ của giáo viên như thiết kế được những bài
tập tình huống tốt, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp nội dung bài học.
Khi sử dụng tình huống, một mặt tạo ra được mâu thuẫn giữa cái đã biết với
nhu cầu nhận thức của học sinh. Giải quyết được mâu thuẫn, học sinh sẽ tìm ra
được một liều kiến thức mới và rèn luyện được một kĩ năng mới.
Đây là phương pháp kích thích cao nhất sự tham gia của học sinh vào quá
trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá,
dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp, tăng cường suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ
động điều chỉnh các nhận thức hành vi, kỹ năng.
Tiếp cận tình huống ở nhiều cấp độ cho phép phát hiện ra những giải pháp
cho những tình huống phức tạp. Phương pháp này có thế mạnh trong đào tạo nhận
thức cao. Vì vậy, phương pháp này có thể phát huy được tính dân chủ năng động
và tập thể để đạt được mục đích dạy học.
24
Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong dạy học sinh học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh
học (phần đại cương), NXB Giáo dục, Hà nội.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Sinh học 10 nâng cao (Sách giáo khoa), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
3. Phan Đức Duy (1998), “Sử dụng bài tập tình huống dạy học để rèn luyện kỹ
năng tổ chức bài lên lớp Sinh học”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp, (10), tr. 34-35.
4. Trần Ngọc Oanh (chủ biên), Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thu Huyền, Trương
Đức Kiên, Lê Thị Phượng, Nguyễn Văn Tư (2006), Hỏi đáp sinh học 10,
NXB Giáo dục.
.
25