Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I, II - SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.18 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ
RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG NHẬN THỨC TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG I, II - SINH HỌC 8
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN
SINH HỌC
Mã số: 60 14 01 11
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS. TS. Phan Đức Duy Nguyễn Thị Kim Nữ
Huế, 11/2014
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 2
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang
ngày một đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục” để có thể đào tạo những con người
toàn diện phục vụ cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghệ. Một trong
những trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục là tập trung đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của người học.
Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy
học nói chung và dạy học sinh học nói riêng đã được đầu tư, quan tâm đáng kể. Trong
đó, đã chú trọng đến các kỹ năng học tập – một vấn đề cấp bách nhằm góp phần đào
tạo những con người năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội,
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một trong những phương pháp để rèn luyện kỹ năng cho học sinh là đưa học
sinh vào tính huống. Từ việc giải quyết các tình huống đó, một mặt các em được trang
bị, củng cố tri thức, một mặt có thể rèn luyện các kỹ năng tư duy và các kỹ năng khác


cần thiết cho quá trình học tập.
Chương trình Sinh học 8 nghiên cứu giải phẫu – sinh lý người, nhiều kiến thức
giải phẫu phù hợp với chức năng sinh lý, cấu trúc và cơ chế của hiện tượng, các quá
trình diễn ra trong cơ thể mà học sinh khó có thể tiếp cận và lĩnh hội tri thức dễ dàng.
Chính vì thế sử dụng các bài tập tình huống gắn liền với thực tiễn trong dạy học Sinh
học 8 sẽ nâng cao được khả năng lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh tích cực và chủ
động hơn trong quá trình học tập.
Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy cần tăng cường sử dụng bài tập tình
huống góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng
bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng nhận thức trong dạy học Chương I,
II - Sinh học 8”
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 3
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm tình huống
1.1.1. Tình huống là gì?
Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc
người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng.
Người ta phân biệt tình huống thành 2 dạng chính: Tình huống đã xảy ra là
những tình huống đã xảy ra được tích lũy với vốn tri thức của nhân loại; Tình huống sẽ
xảy ra (dự kiến chủ quan).
1.1.2. Tình huống dạy học
- Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ
thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích
dạy học cụ thể.
- Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được
sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
- Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào

của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội
dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
- Theo Nguyễn Ngọc Quang, tình huống dạy học còn có thể hình thành thông
qua tình huống mô phỏng. Mô phỏng là hành vi bắt chước, sao chép, phỏng theo quá
trình hành vi của con người, sự tương tác riêng của cá nhân nhằm đạt được mục đích
nào đó. Quá trình hành vi của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư
phạm bằng mô hình hóa tạo nên tổ hợp các mô phỏng, là mô hình của tình huống thực
tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống
dạy học.
1.1.3. Bài tập tình huống dạy học
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 4
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Bài tập tình huống dạy học (BTTHDH) là những tình huống dạy học được giáo
viên cấu trúc lại dưới dạng bài tập rồi đưa bài tập vào trong quá trình dạy học để đạt
được mục tiêu của quá trình dạy học.
Bài tập tình huống dạy học có 2 dạng:
+ BTTHDH thật: đã và đang xảy ra.
+ BTTHDH mô phỏng (giả định): sẽ xảy ra.
1.1.4. Ưu nhược điểm của việc dạy học bằng tình huống dạy học
* Ưu điểm:
Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của
học sinh và quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ
năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày,…của học
sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới
nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp;
chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp
này có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao.
Như vậy phương pháp này có thể phát huy được tính dân chủ, năng động và tập
thể để đạt được mục đích dạy học.
* Nhược điểm:

Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung , mục tiêu đào tạo, trình độ học
sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công
sức. Đồng thời giáo viên cần phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sâu, rộng; có kỹ
năng kích thích , phối hợp tốt các quá trình dẫn dắt , tổ chức thảo luận và giải đáp giúp
học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng. Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội
tụ đủ các phẩm chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và sự thụ động của học sinh do
quá quen với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương
pháp này.
1.2. Kỹ năng học tập
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 5
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
1.2.1. Kỹ năng học tập
Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con
người. muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên
biệt gọi là kỹ năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của
người thực hiện có kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
nhất định, nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra.
1.2.2. Một số kỹ năng nhận thức
1.2.2.1. Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Phân tích là sự phân chia tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những yếu tố
hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện đó thành những
yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan hệ giống loài
nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Trong dạy học, mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình
thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật, hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được
bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật hay
hiện tượng trong một chỉnh thể.
Rèn luyện kỹ năng tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những

sự kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và
khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn chỉnh,
thống nhất.
Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên
hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối tượng
nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng. Từ sự phân tích đối
tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu thì sự
tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng của sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào
bản chất của sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo cơ
quan, hệ cơ quan, cơ thể…; phân tích cơ chế, quá trình sinh học.
Phân tích tổng hợp có các hình thức diễn đạt:
+ Diễn đạt bằng lời.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 6
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
+ Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích.
+ Phân tích bằng bảng hệ thống.
+ Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ.
1.2.2.2. Kỹ năng so sánh
So sánh là sự phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng
nhằm phân loại sự vật hiện tượng thành những loại khác nhau.
Tùy mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tính giống nhau hay sự
khác nhau. So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống
nhau thường dùng trong tổng hợp.
Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm
đồng thời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp học sinh tìm ra cái mới.
Các hình thức diễn đạt so sánh:
 Diễn đạt so sánh bằng lời
 Diễn đạt so sánh bằng bảng hệ thống hay bảng phân tích

 Diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ.
 Diễn đạt so sánh bằng biểu đồ.
 Diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic.
1.2.2.3. Kỹ năng khái quát hóa
Khái quát hóa là một hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng
thuộc tính và bản chất và một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn lẻ lên cái chung.
Sự khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu khi hình thành các khái niệm mớ. Ở học
sinh khái quát hóa diễn ra trên cơ sở phân tích và so sánh.
Người ta phân biệt các hình thức khái quát hóa sau:
 Sơ bộ: diễn ra khi tri giác tài liệu mới, kết quả là hình thành biểu tượng
chung về đối tượng nghiên cứu.
 Cục bộ: Khi nghiên cứu phát hiện ra bản chất bên trong của đối tượng
nghiên cứu, dẫn tới việc hình thành khái niệm cục bộ, tức là khái niệm riêng rẽ.
 Chuyên đề: Dẫn tới việc lĩnh hội một hệ thống khái niệm thuộc về môn
học.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 7
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
 Tổng kết: Khi hình thành hệ thống những khái niệm thuộc về một môn
học.
 Liên môn: Nhờ đó mà lĩnh hội một hệ thống khái niệm giữa các môn.
Kỹ năng khái quát hóa ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong quá
trình học tập. Khi được phát triển tới mức cao độ, chính kỹ năng này sé giúp học sinh
tách được cái chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính quy luật của
tài liệu nghiên cứu, học tập bằng con đường phân tích chỉ một sự vật, hiện tượng điển
hình mà thôi. Bằng cách đó học sinh sẽ tiết kiệm được sức lực, thời gian học tập của
mình, biết khám phá cá tri thức khoa học bằng những phương pháp tối ưu.
1.2.2.4. Kỹ năng suy luận
Suy luận là hình thức tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều
phán đoán theo cá quy tắc logic xác định.
Bất kỳ suy luận nào cũng bao gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề là phán

đoán chân thức từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng
con đường logic từ các tiền đề. Các thức logic rút ra kết luận từ các tiện đề gọi là lập
luận.
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành 2 loại:
 Suy luận diễn dịch: là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái
đơn nhất.
 Suy luận quy nạp: Là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến
cái chung.
Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy luận, học sinh có thể thu được tri thức
mới từ các tri thức đã biết nhờ suy luận.
1.3. Quy trình thiết kế tình huống dạy học để rèn luyện một kỹ năng nhận
thức cho học sinh trong dạy – học Sinh học
1.3.1. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
 Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được
tính sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
 Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các
kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
 Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối
đa cho phép.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 8
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
 Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện (tình huống) và
yêu cầu cần tìm.
1.3.2. Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn
trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước
sau:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu
+ Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
+ Bước 3: Thiết kế tình huống dạy học.

+ Bước 4: Vận dụng tình huống vào dạy học
Các yêu cầu của tình huống:
 Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
 Tạo ra nhiều khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp
 Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 9
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC CHƯƠNG I, II
-SINH HỌC 8
2.1. Cấu trúc, nội dung chương I, II chương trình Sinh học 8
Chương trình Sinh học 8 đi sâu nghiên cứu con người, tìm hiểu sâu hơn về cấu
tạo và chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia vào hoạt động của con người.
Bao gồm bài mở đầu và 8 chương. Trong đó, chương I và II có cấu trúc và nội dung
như sau:
- Chương I: Khái quát về cơ thể người. Chương gồm 6 bài, trong đó có 1 bài
thực hành và 5 bài lý thuyết; giới thiệu một cách khái quát về cơ thể người, nêu rõ đơn
vị cấu tạo nên mọi cơ quan trong cơ thể là tế bào, cấu trúc và chức năng của các loại
mô, chức năng sinh lý cơ bản của hệ thần kinh có liên quan đến hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể là phản xạ.
- Chương II: Vận động. Gồm 6 bài, trong đó có 1 bài thực hành và 5 bài lý
thuyết; giới thiệu về cấu tạo, chức năng, tính chất của xương, cơ; các biện pháp chống
cong vẹo cột sống và cách sơ cứu cho người bị gãy xương.
2.2. Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng nhận thức trong
dạy học Chương I, II - Sinh học 8
Sau khi phân tích cấu trúc – nội dung bài học của 2 chương trên, tôi nhận thấy
có thể sử dụng các tình huống trong các nội dung sau:
STT Tên bài Mục Kỹ năng rèn luyện
1. Bài 3: Tế bào IV. Hoạt động
sống của tế bào

Kỹ năng phân tích – tổng hợp
(TH 1)
2. Bài 4: Mô II. Các loại mô Kỹ năng phân tích – tổng hợp
(TH 2)
3. Bài 4: Mô II. Các loại mô Kỹ năng so sánh (TH 1)
4. Bài 4: Mô II.3. Mô cơ Kỹ năng so sánh (TH 2)
5. Bài 6: Phản xạ II.1. Phản xạ Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 10
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
(TH 3)
6. Bài 6: Phản xạ II.1. Phản xạ Kỹ năng khái quát hóa (TH1)
7. Bài 6: Phản xạ II.2. Cung phản xạ Kỹ năng khái quát hóa (TH2)
8. Bài 6: Phản xạ II. 3. Vòng phản
xạ
Kỹ năng so sánh (TH 3)
9. Bài 8: Cấu tạo và
tính chất của
xương
II. Sự to ra và dài
ra của xương
Kỹ năng suy luận (TH 1)
10. Bài 8: Cấu tạo và
tính chất của
xương
III. Thành phần
hóa học và tính
chất của xương
Kỹ năng phân tích – tổng hợp
(TH4)
11. Bài 8: Cấu tạo và

tính chất của
xương
III. Thành phần
hóa học và tính
chất của xương
Kỹ năng phân tích – tổng hợp
(TH 5)
12. Bài 10: Hoạt động
của cơ
I. công cơ Kỹ năng suy luận (TH 2)
13. Bài 10: Hoạt động
của cơ
I. công cơ Kỹ năng suy luận (TH 3)
14. Bài 10: Hoạt động
của cơ
II. Sự mỏi cơ Kỹ năng suy luận (TH 4)
15. Bài 11: Tiến hóa
của hệ vận động,
vệ sinh hệ vận
động
I. Sự tiến hóa của
bộ xương người so
với bộ xương thú
Kỹ năng so sánh (TH 4)
16. Bài 11: Tiến hóa
của hệ vận động,
vệ sinh hệ vận
động
III. Vệ sinh hệ vận
động

Kỹ năng phân tích – tổng hợp
(TH 6)
2.2.1. Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 11
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
BT tình huống 1: Sau khi học xong bài tế bào, bạn An đã khẳng định rằng: Tế
bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, do mọi cơ thể sinh vật đều cấu tạo từ tế
bào.
Theo em như vậy đã chính xác chưa? Tại sao?
(Để giảng dạy và củng cố bài 3: Tế bào)
BT tình huống 2: An và Bình đi mua giúp mẹ An một chân giò lợn, trên đường
về An cầm chân giò lợn và hỏi: “Đố cậu trên chân giò lợn có những loại mô nào?”.
Dù mới học xong bài Mô nhưng Bình rất lúng túng và vẫn chưa có câu trả lời.
Em hãy giúp Bình trả lời câu hỏi trên?
(Để củng cố bài 4: Mô)
BT tình huống 3: Một bạn cho rằng: “Thực vật cũng có khả năng phản xạ như
người và động vật”. Để chứng minh ý kiến của mình, bạn đó đã làm hai thí nghiệm
sau:
+ Thí nghiệm 1: Dùng que đụng nhẹ vào lá của cây trinh nữ, lá cụp lại.
+ Thí nghiệm 2: Sờ tay vào vật nóng, rụt tay lại.
Theo em, ý kiến của bạn đúng hay sai? Vì sao?
(Để giảng dạy và củng cố mục phản xạ, bài 6: Phản xạ)
BT tình huống 4: Bạn An đã tiến hành thí nghiệm như hình sau: Lấy một
xương đùi ếch đặt ở vị trí nằm ngang, để lên đĩa treo ở giữa xương các quả cân. Bắt
đầu là quả nặng 2 kg rồi lần lượt thêm vào các quả cân nhỏ hơn cho tới 3,5 kg, xương
vẫn chưa gãy.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 12
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Vì sao xương đùi ếch rất nhỏ, trọng lượng chỉ vài gam mà có thể chịu
lực lớn tới vài kg như vậy?

(Để đặt vấn đề, giảng dạy và củng cố bài 8: Cấu tạo và tính chất của
xương)
BT tình huống 5: Người ta thường hầm xương heo, bò để lấy nấu cháo cho trẻ
và khi hầm lâu thì xương sẽ bở. Theo em vì sao?
(Để củng cố bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương)
BT tình huống 6: Bạn An ngồi học thường hay cong bên này, vẹo qua bên kia.
Thấy vậy, mẹ An mắng An ngồi như vậy sẽ làm cong vẹo cột sống nhưng An không
đồng ý, theo An ngồi như thế nào cho thoải mái là được rồi.
Theo em, ý kiến của ai đúng? Vì sao?
(Để giảng dạy, củng cố mục III, bài 11)
2.2.2. Kỹ năng so sánh
BT tình huống 1: Có 1 bạn muốn so sánh đặc điểm cấu tạo và chức năng của
các loại mô nhưng còn lúng túng. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh bảng sau:
Nội
dung
Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Vị trí Ngoài da hoặc
phủ mặt trong
của cơ quan
rỗng
…………………
…………………
− Cơ vân gắn
với xương,
− Cơ tim
− Cơ trơn ở
thành cơ quan
…………………
…………
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 13

Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
rỗng.
Cấu
tạo
………………
………………
………………
Các tế bào liên
kết nằm rải rác
trong chất nền
………………
………………
………………
Tế bào có thân
nối với các sợi
trục và sợi nhánh
(nơron)
Chứ
c
năng
-……………
-……………
-……………
-……………… -………………
-…………………
-…………………
-…………………
-…………………
(Để giảng dạy, củng cố bài 4: Mô)
BT tình huống 2: Có một bạn khi nghiên cứu về mô cơ nhận thấy mô cơ có 3

loại: cơ vân, cơ tron và cơ vân; tuy nhiên bạn không biết 3 loại mô trên có gì khác
nhau về đặc điểm, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co dãn.
Em hãy giúp bạn trả lời câu hỏi trên?
(Để giảng dạy, củng cố mục II.3. Mô cơ, bài 4: Mô)
BT tình huống 3: Có hai bạn đang tranh luận về sơ đồ vòng phản xạ như sau:
+ Ý kiến của bạn A:
+ Ý kiến của bạn B: không có xung thần kinh thông báo ngược.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 14
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Vì sao?
(Để giảng dạy, củng cố mục II.3. Cung phản xạ, bài 6: Phản xạ)
BT tình huống 4: Chiều qua An và Bình cùng đi sở thú, hai bạn đã được xem
rất nhiều động vật khác nhau. Khi về An đã khẳng định với Bình rằng xương của
người chẳng giống xương của động vật gì cả nhưng sao cô giáo bảo giống. Bình đã
phản đối ý kiến chủa An.
Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Vì sao?
(Để củng cố mục I, bài 11)
2.2.3. Kỹ năng khái quát hóa
BT tình huống 1: Khi cho ví dụ về phản xạ, một bạn đã đưa ra các ví dụ sau:
+ Tay chạm vào vật nóng rụt lại.
+ Trẻ mới sinh ra đã biết bú.
+ Khi tham gia giao thông gặp tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại
+ Khi có người nhắc tới me là tiết nước bọt
+ Chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại
Theo em các ví dụ trên có chính xác không? Vì sao? Từ đó, em hãy cho biết thế
nào là phản xạ?
(Để giảng dạy mục II.1. Phản xạ, bài 6: Phản xạ)
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 15
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
BT tình huống 2: Có một bạn khái quát hóa cung phản xạ bằng một sơ đồ sau

nhưng còn thiếu một số điểm (chiều mũi tên, các chỗ trống). Em hãy giúp bạn hoàn
thành sơ đồ đó.
? ? ?
(Để giảng dạy mục II.2. Cung phản xạ, bài 6: Phản xạ)
2.2.4. Kỹ năng suy luận
BT tình huống 1: Trong một chuyến đi tham quan, bà và Nam bị tai nạn phải
nhập viện vì bị gãy xương cánh tay và phải bó bột. Sau gần 1 tháng, Nam đã tháo bột
còn bà Nam thì chưa tháo được do xương chưa phục hồi.
Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích nguyên nhân trên?
(Để củng cố bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương)
BT tình huống 2: Chiều nay ở xóm có trận bóng đá bạn An xin bố đi chơi
bóng đá cũng các bạn nhưng bố không cho và bảo phải đi làm cỏ bắp. An đành phải đi
làm nhưng cả buổi chiều mà An chẳng làm xong được một hàng cỏ.
Theo em vì sao hiệu quả công việc lại thấp như vậy?
(Đặt vấn đề, giảng dạy, củng cố mục I. Công cơ, bài 10: Hoạt động của cơ)
BT tình huống 3: Anh hùng lao động Ngô Thị Tuyên, với lòng căm thù giặc
Mỹ sâu sắc, người nữ dân công thân hình mảnh mai đã vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ
thể mình (98kg) tiếp đạn cho các chiến sĩ bắn rơi máy bay Mỹ.
Theo em vì sao cô lại làm được việc đó? Từ đó hãy cho biết công cơ trên chịu
ảnh hưởng của yếu tố nào?
(Đặt vấn đề, giảng dạy, củng cố mục I. Công cơ, bài 10: Hoạt động của cơ)
BT tình huống 4: Chiều đang đi học về, đang đi bỗng trời đỗ mưa vì thế An
cùng bạn đành chạy vội về vì chẳng bạn nào mang áo mưa. Về tới nhà bạn nào cũng
mệt rã.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 16
Cơ quan thụ cảm
?
Cơ quan phản ứng
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Theo em vì sao các bạn lại mệt đến vậy?

(Đặt vấn đề, giảng dạy, củng cố mục II. Sự mỏi cơ, bài 10: Hoạt động của cơ)
2.2. Sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho
học sinh trong dạy – học Sinh học 8
2.2.1. Quy trình chung
- Bước 1: Giới thiệu tình huống
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
- Bước 3: Thảo luận toàn lớp
- Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý,
học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức.
2.2.2. Ví dụ sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức
cho học sinh trong dạy – học Chương I, II - Sinh học 8
2.2.2.1. Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Tình huống củng cố Mục III. Thành phần hóa học và tính chất của xương,
bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Bước 1: Giới thiệu tình huống
Bạn An đã tiến hành thí nghiệm như hình sau: Lấy một xương đùi ếch đặt ở vị
trí nằm ngang, để lên đĩa treo ở giữa xương các quả cân. Bắt đầu là quả nặng 2 kg rồi
lần lượt thêm vào các quả cân nhỏ hơn cho tới 3,5 kg, xương vẫn chưa gãy.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 17
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Vì sao xương đùi ếch rất nhỏ, trọng lượng chỉ vài gam mà có thể chịu lực lớn
tới vài kg như vậy?
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
Dựa vào kiến thức vừa học về thành phần hóa học và tính chất của xương, học
sinh tự lực phân tích giải quyết tình huống
- Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp
GV có thể gợi ý thêm cho HS bằng một số câu hỏi:
+ Xương có cấu tạo gồm những thành phần hóa học nào?
+ Xương có những tính chất nào?
- Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải

quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng, sự kết hợp của
hai thành phần này làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo. Vì vậy, dù xương đùi
ếch rất nhỏ nhưng có thể chịu lực lên đến vài kg.
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu cách
phân tích, tổng hợp của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện kỹ
năng.
2.2.2.2. Kỹ năng so sánh
Tình huống sử dụng giảng dạy II. Các loại mô, Bài 4: MÔ
- Bước 1: Giới thiệu tình huống
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 18
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
Có 1 bạn muốn so sánh đặc điểm cấu tạo và chức năng của các loại mô nhưng
còn lúng túng. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh bảng sau:
Nội
dung
Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Vị trí
Ngoài da hoặc
phủ mặt trong
của cơ quan
rỗng
…………………
…………………
− Cơ vân gắn
với xương,
− Cơ tim
− Cơ trơn ở
thành cơ quan
rỗng.

…………………
…………
Cấu
tạo
………………
………………
………………
Các tế bào liên
kết nằm rải rác
trong chất nền
………………
………………
………………
Tế bào có thân
nối với các sợi
trục và sợi nhánh
(nơron)
Chứ
c
năng
-……………
-……………
-……………
-……………… -………………
-…………………
-…………………
-…………………
-…………………
- Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm 4 bạn.
- Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp

Khi so sánh cần chú ý đến các đặc điểm đặc trưng của các loại mô
GV có thể đưa thêm một số câu hỏi gợi ý:
+ Quan sát hình 4.1, em có nhận xét gì về cách sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì?
+ Máu thuộc loại mô nào trong mô liên kết? Vì sao?
+ Ba loại cơ vân, cơ trơn và cơ tim có đặc điểm gì giống nhau?
- Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, học sinh tự hoàn thiện kỹ
năng nhận thức
Nội
dung
Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh
Vị trí Ngoài da hoặc
phủ mặt trong
Rải rác trong
chất nền khắp
− Cơ vân gắn
với xương,
Não, tuỷ sống,
tận cùng các cơ
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 19
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
của cơ quan
rỗng
cơ thể
− Cơ tim
− Cơ trơn ở
thành cơ quan
rỗng.
quan.
Cấu tạo
Các tế bào xếp

sít nhau
Các tế bào liên
kết nằm rải rác
trong chất nền
Tế bào xếp thành
lớp, thành bó.
Tế bào có thân
nối với các sợi
trục và sợi nhánh
(nơron)
Chức
năng
− Bảo vệ
− Hấp thụ
− Tiết (mô
sinh sản – s.s.)
− Nâng đỡ
(máu vận
chuyển các
chất)
− Co dãn tạo sự
vận động cơ quan
hoặc cơ thể.
− Tiếp nhận
kích thích.
− Dẫn truyền
xung thần kinh.
− Xử lí thông
tin
− Điều hoà hoạt

động các cơ
quan.
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu cách
so sánh của nhóm. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện kỹ năng.
2.2.2.3. Kỹ năng khái quát hóa
Tình huống giảng dạy khái niệm phản xạ mục II.1. Phản xạ, bài 6: Phản xạ
- Bước 1: Giới thiệu tình huống
Khi cho ví dụ về phản xạ, một bạn đã đưa ra các ví dụ sau:
(1) Tay chạm vào vật nóng rụt lại.
(2) Trẻ mới sinh ra đã biết bú.
(3) Khi tham gia giao thông gặp tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại
(4) Khi có người nhắc tới me là tiết nước bọt
(5) Chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại
Theo em các ví dụ trên có chính xác không? Vì sao? Từ đó, em hãy cho biết thế
nào là phản xạ?
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 20
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
- Bước 3: Tổ chức thảo luận toàn lớp
Học sinh cần nêu được dấu hiệu bản chất của phản xạ để phân tích, xác định ví
dụ nào chính xác. Từ đó, khái quát hóa khái niệm phản xạ.
- Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng
nhận thức
* Dấu hiệu bản chất của phản xạ:
- Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường
- Thông qua hệ thần kinh
* Ví dụ 5 không phải là phản xạ mà là cảm ứng
* Khái niệm phản xạ: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của
môi trường thông qua sự điều khiển của hệ thần kinh
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu cách

phân tích, khái quát hóa của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện
kỹ năng.
2.2.2.4. Kỹ năng suy luận
Tình huống dùng để củng cố phần I. Công cơ, bài 10: Hoạt động của cơ.
- Bước 1: Giới thiệu tình huống
Anh hùng lao động Ngô Thị Tuyên, với lòng căm thù giặc Mỹ sâu sắc, người
nữ dân công thân hình mảnh mai đã vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể mình (98kg) tiếp
đạn cho các chiến sĩ bắn rơi máy bay Mỹ.
Theo em vì sao cô lại làm được việc đó? Từ đó hãy cho biết công cơ trên phụ
thuộc vào yếu tố nào? Hãy nêu các ví dụ khác thể hiện các ảnh hưởng của các yếu tố
đến công cơ?
- Bước 2: Học sinh tự lực làm việc
- Bước 3: Thảo luận toàn lớp
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 21
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
HS suy luận từ yếu tố do căm thù giặc sâu sắc đã tác động đến trạng thái thần
kinh.
- Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý,
học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
* Các yếu tố ảnh hưởng đến công cơ:
+ Trạng thái thần kinh
+ Nhịp độ lao động
+ Khối lượng của vật phải di chuyển
* Suy luận: Vì lòng căm thù giặc sâu sắc, nên chị luôn nghĩ tới việc phải tiêu
diệt được kẻ thù đã kích thích gây trạng thái hưng phấn của thần kinh và lúc đó, chị
không còn cảm thấy nặng nữaDo yếu tố thần kinh tác động
* Các ví dụ: Học sinh tự nêu các ví dụ và giáo viên nhận xét, điều chỉnh.
Học sinh nghiên cứu phần giải quyết tình huống của giáo viên, đối chiếu cách
suy luận của bản thân. Phân tích điểm đạt, điểm chưa đạt, hoàn thiện kỹ năng.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 22

Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với hầu hết các hiện tượng, khái niệm,
quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn và bài tập tình huống là
một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các cấu tạo,
chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể; từ đó, có biện pháp bảo vệ và rèn luyện
sức khỏe. Phương pháp này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của
học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được kĩ năng
nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau,
kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều
kiện cho học sinh chủ động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này
có thế mạnh trong đào tạo nhận thức bậc cao. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng
nhằm tạo hứng thú cho học sinh, từ đó tăng hiệu quả dạy học.
Tóm lại, trong quá dạy học, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các bài tập tình
huống vào các khâu khác nhau, đồng thời nghiên cứu tìm tòi thêm bài tập tình huống
mới mang tính thời sự để tăng hứng thú cho học sinh và sử dụng cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả dạy học tối đa.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 23
Tiểu luận: “Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học Sinh học 8”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lí luận dạy học Sinh học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
2. Hà Lệ Chi ( 2006), Sử dụng tình huống để rèn luyện các kỹ năng nhận thức
cho học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ
giáo dụng, Trường Đại học sư phạm Huế.
3. Trịnh Hữu Hằng (Chủ biên), Trần Công Yên, In lần 3 (2007), Sinh học cơ thể
động vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Như Hiền, Vũ Xuân Dũng (2007), Sinh học cơ thể, NXB giáo dục,
Hà Nội.
5. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thu Hương,

Phan Hồng The (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Sinh học Trung học Cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân (2006), Bài tập bổ trợ và nâng cao kiến
thức Sinh học 8, NXB đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre.
7. Lê Đình Trung, Trịnh Đức Anh (In lần thứ 2) (2006), Sinh học 8 cơ bản và
nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Đặng Tuấn Phú (2009), Tài liệu giáo khoa chuyên
Sinh học Trung học phổ thông Sinh lý học động vật, NXB Giáo dục Việt Nam,
Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2013), Sách
giáo khoa Sinh học 8, NXB giáo dục Việt Nam, Gia Lai.
10.Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng (2004), Sách
giáo viên Sinh học 8, NXB giáo dục, Hà Nội.
Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Lớp: LL&PP dạy học BM Sinh học 24

×