Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – SINH HỌC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.11 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
… …
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG
DẠY HỌC SINH HỌC
Đ ề tài:
SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG
PHÂN TÍCH – TỔNG HỢP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I CHUYỂN HOÁ VẬT
CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – SINH HỌC 11
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY LÊ HÀ QUÝ TÂM
Lớp: LL( PPDH Sinh học K22
Huế, 2014
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng
giáo dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi
nhận. Nhưng nếu đi sâu kiểm tra thì một bộ phận không nhỏ học sinh thụ
động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm việc trong các
giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập, thao giảng và cả thi giáo
viên dạy giỏi vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ làm việc với
một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại im lặng,
nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có
sự phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động,
nhiều giáo viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy.
Việc sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống đã thu được kết quả
khả quan. Phương pháp này có thể kích thích ở mức cao nhất tính tích cực
học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn


luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn
đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy
nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ động điều
chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng
dạy học bằng tình huống.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng bài
tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích - tổng hợp trong
dạy học chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng - Sinh học 11”.
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế các bài tập tình huống trong dạy chương I: Chuyển hoá
vật chất và năng lượng - Sinh học 11 để góp phần rèn luyện cho học sinh Trung
học phổ thông (THPT) kỹ năng phân tích - tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học môn Sinh học.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
- Thiết kế một số bài tập tình huống nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích -
tổng hợp cho học sinh trong chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng -
Sinh học 11.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình huống, tình huống dạy học là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi
trong một thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu
đựng”.
Trong dạy học, tình huống là những tình huống có vấn đề. Tình huống có
vấn đề là bài toán Ơristic chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Mâu thuẫn này phải
có tác dụng kích thích được tính tích cực trong học sinh. Giải quyết mâu thuẫn
này chính là sự lĩnh hội tri thức mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những mâu
thuẫn mới tạo ra nhu cầu, động cơ để giải quyết mâu thuẫn mới.
1.2. Bản chất của bài tập tình huống dạy học

1.2.1. Bài tập tình huống dạy học là gì?
“Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có
thể xảy ra trong quá trình dạy học, được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học
sinh giải bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được những
kỹ năng cần thiết”.
1.2.2. Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học
Bản chất tâm lý của bài tập tình huống dạy học là sự mâu thuẫn giữa nội
dung kiến thức truyền đạt và phương pháp truyền đạt kiến thức đó cho học
sinh. Đó là cầu nối rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn dạy học.
1.3. Phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
1.3.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học bằng bài tập tình huống
- Dựa vào các bài tập tình huống để thực hiện chương trình học; những bài
tập tình huống không nhằm kiểm tra các kỹ năng mà giúp phát triển chính bản
thân các kỹ năng.
- Bản thân bài tập tình huống mang tính chất gợi vấn đề.
- Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với bài tập tình huống chứ
không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với bài tập tình huống.
- Việc đánh giá kiến thức và kỹ năng dựa trên hành động và thực tiễn.
1.4. Kỹ năng học tập của học sinh
1.4.1. Kỹ năng là gì?
Có nhiều quan điểm về kỹ năng, theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng
vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.
Kỹ năng đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kỹ xảo”.
Hay theo Nguyễn Đình Chỉnh: “Kỹ năng là một thao tác đơn giản hay phức
tạp mang tính nhận thức hay mang tính hoạt động chân tay nhằm thu được một
kết quả”.
Việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối vì một số kỹ năng đồng
thời là kỹ năng nhận thức và là kỹ năng hoạt động chân tay.
1.4.2. Kỹ năng học tập là gì?
Theo các nhà tâm lý: “Kỹ năng học tập là khả năng của con người thực hiện

có kết quả các hành động học tập phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện nhất định
nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ đề ra”.
Kỹ năng học tập được thể hiện thông qua cách thức thực hiện hành vi học
tập có sự phối hợp, có tổ chức, đạt được thông qua sự huấn luyện và thực hành
Một kỹ năng chỉ biểu diễn thông qua một nội dung, tác động của kỹ năng
lên nội dung ta đạt được mục tiêu
Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung
1.4.3. Một số kỹ năng nhận thức
 Kỹ năng phân tích - tổng hợp
 Kỹ năng so sánh:
 Kỹ năng khái quát hóa:
 Kỹ năng suy luận:
1.4.4. Kỹ năng phân tích - tổng hợp
Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành
những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, quan
hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Mục đích chủ yếu của việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các
em thói quen tìm hiểu sự vật hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất
của đối tượng nghiên cứu cho nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích
trước hết là nắm được cấu trúc của đối tượng nghĩa là:
- Xác định các yếu tố bằng đối tượng.
- Tìm mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
- Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu?
- Hoạt động trong những môi trường nào điều kiện nào?
Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất mâu thuẫn nội tại động lực phát
triển và các vấn đề khác.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố cấu thành của sự vật hiện
tượng trong một chỉnh thể.
Phân tích và tổng hợp là 2 mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự
liên hệ mật thiết với nhau.

Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu
tạo, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể , phân tích cơ chế, quá trình sinh học.
Phân tích và tổng hợp có các hình thức diễn đạt:
- Diễn đạt bằng lời.
- Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích.
- Diễn đạt bằng bảng hệ thống.
- Diễn đạt dưới dạng tranh sơ đồ.
II. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng
phân tích – tổng hợp trong dạy học chương I: Chuyển hoá vật chất và
năng lượng - Sinh học 11
Bài tập tình huống 1: Khi học xong quá trình vận chuyển các chất trong
cây, một bạn cho rằng dòng mạch gỗ đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự
vận chuyển các chất trong cây, dòng mạch rây chỉ đóng vai trò thứ yếu.
Ý kiến của em như thế nào?
(Để giảng dạy hay củng cố mục III - Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật)
→ Đáp án: Mạch gỗ và mạch rây đều có vai trò quan trọng trong quá
trình vận chuyển các chất trong cây:
Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan
Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ
Bài tập tình huống 2: Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống
của nó. Tuy nhiên cây lại có hiện tượng thoát hơi nước. Do vậy có ý kiến cho
rằng: “Thoát hơi nước là tai họa của cây”. Có ý khác lại cho rằng: “Thoát hơi
nước là tất yếu”. Theo em, ý kiến đó như thế nào?
(Để giảng dạy mục IV - bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo))
→Đáp án: “Thoát hơi nước là tai hoạ”: Trong quá trình sinh trưởng và
phát triển, thực vật mất đi một lượng nước rất lớn và như vậy nó phải hấp thu
một lượng nước lớn hơn lượng mất đi.
“Thoát hơi nước là tất yếu”: Thoát hơi nước là động lực trên của quá
trình hút nước ở rễ. Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá. Điều
quan trọng nhất đó là khi thoát hơi nước khí khổng mở ra, dòng khí CO

2
sẽ đi
từ khí khổng vào lá đảm bảo quang hợp diễn ra bình thường.
Bài tập tình huống 3: Khi học các cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước, một
học sinh thắc mắc: “Một số cây như xương rồng, cây mộng nước ở sa mạc ,
vào ban ngày luôn luôn có ánh sáng chiếu vào nhưng những cây này khí khổng
luôn luôn đóng vào ban ngày”. Em hãy giải thích giùm thắc mắc của bạn học
sinh đó?
(Để giảng dạy mục IV - bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo))
→Đáp án: Ban ngày ánh sáng nhiều nhưng nếu khí khổng mở thì cây sẽ
bị mất nước vì vậy những loài cây này có quá trình quang hợp theo chu trình
CAM (giai đoạn đầu cố định CO
2
được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng
mở còn giai đoạn tái cố định CO
2
theo chu trình Canvin được thực hiện vào
ban ngày khi khí khổng đóng).
Bài tập tình huống 4: Lan gieo 2 chậu cây:
Chậu thứ nhất, Lan gieo hạt đậu xanh vào 2 bên chậu, ở giữa chậu, đặt
một cốc nhựa bên trong chứa ít phân N, P, K. Cốc nhựa bị đâm thủng lỗ ở giữa.
Giữ độ ẩm cho cây.
Chậu 2, Lan gieo hạt bình thường và chăm sóc, bón phân đầy đủ. Sau 5
ngày, Lan nhổ ở mỗi chậu 1 cây con nhưng lại quên đánh dấu.
Em hãy giúp Lan phân biệt 2 cây con sinh ra từ chậu nào và giải thích ý
kiến của mình? Nếu bỏ vào cốc thủng lỗ này là florua thay vì phân bón thì điều
gì sẽ xảy ra? Giải thích?
( Dùng để dạy và củng cố Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật)
→Đáp án: Cây ở chậu 1: rễ cong về một bên. Cây ở chậu 2: rễ phát triển
bình thường. Vì rễ cây có tính hướng hoá chất có lợi.

Khi thay phân bón bằng florua thì rễ có xu hướng tránh xa, rễ cong về
phía không có chất florua.
Bài tập tình huống 5: Khi dạy xong bài trao đổi khoáng và nitơ ở thực
vật, giáo viên đã khuyên học sinh: "Mặc dù thực vật không sử dụng được Nitơ
hữu cơ, nhưng trong quá trình canh tác, chúng ta vẫn nên thường xuyên chú
trọng bón phân hữu cơ vào trong đất."
Theo em lời khuyên của giáo viên đó đúng hay sai? Vì sao?
(Để củng cố Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật)
→Đáp án: Bón phân hữu cơ vì nitơ hữu cơ vẫn được phân hủy bởi các vi
sinh vật trong đất.
Bài tập tình huống 6: Khi GV đưa ra phương trình tổng quát của quang
hợp như sau:
6CO
2
+ 12H
2
O C
6
H
12
O
6
+ 6 O
2
+ 6H
2
O
Một bạn HS đã khẳng định: “Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự
sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nó”.
Theo em khẳng định đó đúng hay sai? Em hãy chứng minh?

(Để giảng dạy mục I - bài 7: Quang hợp)
→Đáp án: Tất cả sự sống trên Trái Đất phụ thuộc vào quang hợp:
- Quang hợp tạo chất hữu cơ: Không có một sinh vật nào có khả năng
quang hợp để tự tạo chất hữu cơ như ở thực vật (một số vi sinh vật quang hợp).
Đo đó thực vật và vi sinh sinh vật quan hợp đứng đầu chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái.
- Tích luỹ năng lượng: Hầu hết các năng lượng sử dụng cho quá trình
sống của sinh vật đều được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời nhờ quá
trình quang hợp.
- Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển: Nhờ quang hợp cần bằng hàm
lượng khí CO
2
và O
2
trong không khí.
Bài tập tình huống 7: Có ý kiến cho rằng: “Máu ở động mạch luôn luôn
là máu đỏ tươi, máu ở tĩnh mạch luôn luôn là máu đỏ thẩm”
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
(Để giảng dạy hay củng cố mục II - Bài 18: Tuần hoàn)
→Đáp án: Máu ở động mạch đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, còn máu
động mạch phổi là máu đỏ thẩm.
Máu ở tĩnh mạch về tim là máu đỏ thẫm, máu tĩnh mạch phổi là
máu đỏ tươi.
Bài tập tình huống 8: Một bạn đã lập sơ đồ phân tích các hình thức
tiêu hóa ở động vật như sau:
HST, DL
Hình 2.2. Các hình thức tiêu hóa ở động vật
Có ý kiến cho rằng: “Tiêu hóa ở động vật cũng tiến hoá theo bậc thang
tiến hóa của động vật”. Bằng những kiến thức đã học, em hãy phân tích nhận
định trên?

(Để củng cố bài 17: Hô hấp)
→Đáp án: Trong bậc thang tiến hoá, động vật tiến hoá theo xu hướng từ
động vật đơn bào đến động vật đa bào. Tương ứng tiêu hoá ở động vật tiến hoá
theo hướng chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào) đến có cơ quan tiêu
hoá (động vật đa bào).
Từ động vật đa bào bậc thấp đến động vật đa bào bậc cao. Tương ứng
tiêu hoá động vật theo hướng túi tiêu hoá (ruột khoang, giun giẹp) đến ống tiêu
hoá (từ giun tròn trở lên).
Bài tập tình huống 9 : Khi giáo viên đưa ra bảng so sánh hệ tiêu hóa ở
động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật như sau:
Bảng 2.3. So sánh hệ tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực
vật
Tiêu chí Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật
Tiêu hóa ở động vật
Chưa có cơ quan tiêu hóa Có cơ quan tiêu hóa
Tiêu hóa nội bào Túi tiêu hóa ống tiêu hóa
Tiêu hóa
ngoại bào
Tiêu hóa
nội bào
Tiêu hóa
ngoại bào
Răng
Răng cửa hình nêm
Răng nanh nhọn
Răng hàm nhỏ
Răng cửa to, bản bằng
Răng nanh giống răng cửa
Răng hàm có nhiều gờ
Dạ dày Dạ dày đơn, to

Động vật nhai lại có 4 ngăn: dạ cỏ, dạ
tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế
Ruột non Ngắn Dài
Manh tràng Nhỏ Lớn
Dựa vào bảng trên Nam kết luận: " Nguồn thức ăn đã ảnh hưởng đến cấu
tạo của hệ tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật ".
Em có đồng tình với ý kiến của Nam không? Chứng minh?
(Để ôn tập Bài 15, 16: Tiêu hóa)
→Đáp án: Nguồn thức ăn đã ảnh hưởng đến cấu tạo hệ tiêu hoá của
động vật:
- Bộ răng: động vật ăn cỏ nên răng phù hợp với việc cắt, nhai thức ăn
dai.
Động vật ăn thịt nên răng phù hợp với xé mồi và róc xương.
- Dạ dày, ruột, manh tràng: Động vật ăn cỏ thức ăn khó tiêu hoá và hấp
thu nên dạ dày phải nhiều ngăn, ruột phải dài, manh tràng phải lớn.
Động vật ăn thịt thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thu hơn nên dạ dày, ruột, manh
tràng có cấu tạo đơn giản hơn.
Bài tập tình huống 10: Một giáo viên đưa ra sơ đồ sau:
Hình 2.16. Quá trình vận chuyển nước trong cây
Theo em:
- Sơ đồ trên mô tả quá trình nào?
- 3 động lực chủ yếu để quá trình trên có thể xảy ra?
(Để giảng dạy mục II - Bài 1:Trao đổi nước ở thực vật)
→Đáp án:
- Sơ đồ trên mô tả quá trình vận chuyển nước trong cây.
- 3 động lực chủ yếu:
+ Thoát hơi nước
+ Áp suất rễ
+ Hút nước chủ động


Nước ở môi trường
Rễ
Thân
Thoát hơi nước
Thẩm thấu
Thẩm thấu Áp suất rễ
Hút chủ động
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua đề tài nghiên cứu, tôi đã thiết kế được 10 bài tập tình huống có thể sử
dụng trong dạy học chương I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng – Sinh học
11
Tôi nhận thấy: Việc sử dụng bài tập tình huống đã kích thích được sự ham
học của học sinh. Qua đó hạn chế rất nhiều việc đọc – chép, sự không tập
trung trong giờ học, tăng tính hứng thú.
2. Kiến nghị
Việc sử dụng bài tập tình huống đem lại hiệu quả cao trong dạy – học, tuy
nhiên đây là phương pháp dạy học còn mới, chưa được áp dụng nhiều và đòi
hỏi GV giỏi, có nhiều kinh nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Kim Anh (2009), “Xây dựng và sử dụng bài tập tình huống gắn với
thực tiễn dạy học ở Phổ Thông để rèn luyện kỹ năng học Lịch sử cho sinh viên Sư
phạm”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (5), tr. 49 - 51.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học sinh học, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Hà Lệ Chi (2004), Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kỹ năng nhận thức
cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường ĐHSP, Huế.
4. Phan Đức Duy (1993), “Sử dụng bài tập tình huống trong việc rèn luyện kỹ
năng dạy học cho sinh viên”, Tập san khoa học Trường ĐHSP Huế, (2), tr. 4 - 6.
5. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Trần

Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Minh (2008), Sinh học 11 nâng cao
(sách giáo khoa), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Trần
Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Minh (2008), Sinh học 11 nâng cao
(sách giáo viên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

×