Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện các kỹ năng nhận thức trong Chương I, Phần ba Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.84 KB, 20 trang )

Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và rèn kỹ năng học tập của học sinh
đang được quan tâm. Cách thức đổi mới và phương pháp thực hiện phải thể hiện được quan
điểm “Lấy người học làm trung tâm”. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình dạy học ở trường phổ
thông, tính chủ động của người thầy vẫn vẫn còn nhiều, người học chưa thật sự chủ động
trong việc khám phá, tìm kiếm tri thức mới.
Để hoạt động dạy học đạt kết quả cao thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay cần tập trung vào vấn đề rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh, nhằm giúp học sinh
nâng cao khả năng tiếp thu tri thức cũng như hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo.
Có như vậy chúng ta mới mong đào tạo ra thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu
phát triển của xã hội.
Trong các phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh thì phương pháp sử
dụng bài tập tình huống là một phương pháp cần được tập trung thực hiện. Bởi phương pháp
này mang lại hiệu quả tiếp thu tri thức cao cũng như rèn luyện có hiệu quả cho học sinh các
kỹ năng nhận thức. Đặc biệt, trong nội dung chương trình Sinh học 10 thì phần Sinh học Vi
sinh vật là một trong các nội dung kiến thức có thể sử dụng một cách tốt nhất phương pháp sử
dụng bài tập tình huống trong dạy học.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập
tình huống để rèn luyện các kỹ năng nhận thức trong Chương I, Phần ba Sinh học Vi sinh
vật, Sinh học 10”.
1
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm tình huống
1.1.1. Tình huống là gì?
Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan
hệ cụ thể, đến một thời điểm nhất đinh liên kết con người với môi trường của anh ta, lúc đó
anh ta biến thành một chủ thể của hành động có đối tượng nhằm đạt được mục tiêu nhất định.
Xét về mặt tâm lý học: “ Tình huống là một hệ thống những điều kiện bên trong quan hệ với


chủ thể, những điều kiện này tác động một cách gián tiếp lên tính tích cực cảu chủ thể đó”.
Nói một cách khái quát hơn, “ Tình huống là toàn thể sự việc xảy ra tại một nơi, trong một
thời gian, buộc người ta phải suy nghĩ hành động, đối phó, chịu đựng”.
Người ta phân biệt tình huống thành 2 dạng chính: Tình huống đã xảy ra là những tình huống
đã xảy ra được tích lũy với vốn tri thức của nhân loại; Tình huống sẽ xảy ra ( dự kiến chủ
quan).
1.1.2. Tình huống dạy học
- Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ
thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động
với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích dạy học cụ thể.
- Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra
do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
- Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài
lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và
phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
- Theo Nguyễn Ngọc Quang, tình huống dạy học còn có thể hình thành thông qua tình
huống mô phỏng. Mô phỏng là hành vi bắt chước, sao chép, phỏng theo quá trình hành vi của
2
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
con người, sự tương tác riêng của cá nhân nhằm đạt được mục đích nào đó. Quá trình hành vi
của con người trong tình huống thực, cụ thể được xử lý sư phạm bằng mô hình hóa tạo nên tổ
hợp các mô phỏng, là mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này
trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học.
1.1.3. Ưu nhược điểm của việc dạy học bằng bài tập tình huống
* Ưu điểm:
- Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học
sinh và quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá,
dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày,…của học sinh; tăng cường khả
năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận bài tập tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép
phát hiện ra những giải pháp cho những bài tập tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh

được các nhận thức, hành vi, kỹ năng của học sinh. Phương pháp này có thế mạnh trong đào
tạo nhận thức bậc cao.
Như vậy phương pháp này có thể phát huy được tính dân chủ, năng động và tập thể để
đạt được mục đích dạy học.
* Nhược điểm:
Để thiết kế được bài tập tình huống phù hợp nội dung , mục tiêu đào tạo, trình độ học
sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức. Đồng
thời giáo viên cần phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sâu, rộng; có kỹ năng kích thích ,
phối hợp tốt các quá trình dẫn dắt , tổ chức thảo luận và giải đáp giúp học sinh tiếp cận kiến
thức, kỹ năng. Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng hội tụ đủ các phẩm chất trên.
Do sự eo hẹp về thời gian giảng dạy trên lớp và sự thụ động của học sinh do quá quen
với phương pháp thuyết trình là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này.
1.2. Kỹ năng học tập
1.2.1. Kỹ năng học tập
3
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Học tập là loại hình hoạt động cơ bản, một loại hoạt động phức tạp của con người.
muốn học tập có kết quả, con người cần phải có một hệ thống kỹ năng chuyên biệt gọi là kỹ
năng học tập. Theo các nhà tâm lý học, kỹ năng học tập là khả năng của người thực hiện có
kết quả các hành động học tập phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nhất định, nhằm đạt được
mục đích, nhiệm vụ đề ra.
Kỹ năng học tập có những đặc trưng sau:
- Là tổ hợp các hành động học tập đã được học sinh nắm vững; biểu hiện mặt kỹ thuật
của hành động học tập và năng lực học tập của mỗi học sinh. Có kỹ năng học tập là có năng
lực học tập ở mức độ nào đó.
- Kỹ năng học tập có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nó là yếu tố có mục
đích, luôn hướng tới mục đích của hoạt động học tập và có ý nghĩa quyết định kết quả học
tập.
- Kỹ năng học tập là một hệ thống, trong đó có các kỹ năng học tập chuyên biệt. Có
bao nhiêu loại hình học tập thì có bấy nhiêu kỹ năng học tập chuyên biệt. Kỹ năng học tập là

một hệ thống mở, mang tính chất phức tạp, nhiều tầng, nhiều bậc và mang tính phát triển.
Trong những điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau, nhiều kỹ năng chuyên biệt hày kỹ năng
thành phần có thể mất đi, thay thế hoặc được điều chỉnh. Trong hệ thống kỹ năng học tập có
những kỹ năng khái quát, chung cho mọi môn học hoặc một nhóm kỹ năng chung và có
những kỹ năng chuyên biệt cho từng môn học.
1.2.2. Một số kỹ năng nhận thức
1.2.2.1. Kỹ năng phân tích – tổng hợp
1.2.2.2. Kỹ năng so sánh
So sánh là sự phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nhằm
phân loại sự vật hiện tượng thành những loại khác nhau.
Tùy mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tính giống nhau hay sự khác
nhau. So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống nhau thường
dùng trong tổng hợp.
4
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm đồng
thời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp học sinh tìm ra cái mới.
Các hình thức diễn đạt so sánh:
 Diễn đạt so sánh bằng lời
 Diễn đạt so sánh bằng bảng hệ thống hay bảng phân tích
 Diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ.
 Diễn đạt so sánh bằng biểu đồ.
 Diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic.
Khi so sánh nên rèn luyện cho học sinh theo các bước sau:
• Bước 1: Nêu được đối tượng cần so sánh
• Bước 2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng cần so sánh
• Bước 3: Xác định những đặc điểm giống nhau
• Bước 4: Xác đinh những điểm khác nhau
• Bước 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng
• Bước 6: Nếu được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống hay khác nhau đó

Qua sự so sánh sẽ giúp học sinh hệ thống hóa, phân biệt các khái niệm; đồng thời đây
là một thao tác tư duy giúp học sinh tìm ra được những cái mới
1.2.2.3. Kỹ năng khái quát hóa
Khái quát hóa là một hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc
tính và bản chất và một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn lẻ lên cái chung.
Sự khái quát hóa giữ vai trò chủ yếu khi hình thành các khái niệm mới. Ở học sinh
khái quát hóa diễn ra trên cơ sở phân tích và so sánh.
Người ta phân biệt các hình thức khái quát hóa sau:
 Sơ bộ: diễn ra khi tri giác tài liệu mới, kết quả là hình thành biểu tượng chung về đối
tượng nghiên cứu.
 Cục bộ: Khi nghiên cứu phát hiện ra bản chất bên trong của đối tượng nghiên cứu, dẫn
tới việc hình thành khái niệm cục bộ, tức là khái niệm riêng rẽ.
 Chuyên đề: Dẫn tới việc lĩnh hội một hệ thống khái niệm thuộc về môn học.
 Tổng kết: Khi hình thành hệ thống những khái niệm thuộc về một môn học.
 Liên môn: Nhờ đó mà lĩnh hội một hệ thống khái niệm giữa các môn.
Kỹ năng khái quát hóa ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình
học tập. Khi được phát triển tới mức cao độ, chính kỹ năng này sé giúp học sinh tách được cái
chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính quy luật của tài liệu nghiên cứu,
5
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
học tập bằng con đường phân tích chỉ một sự vật, hiện tượng điển hình mà thôi. Bằng cách đó
học sinh sẽ tiết kiệm được sức lực, thời gian học tập của mình, biết khám phá cá tri thức khoa
học bằng những phương pháp tối ưu.
1.2.2.4. Kỹ năng suy luận
Sư luận là hình thức tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán
theo cá quy tắc logic xác định.
Bất kỳ suy luận nào cũng bao gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề là phán đoán
chân thức từ đó rút ra phán đoán mới. Kết luận là phán đoán mới thu được bằng con đường
logic từ các tiền đề. Các thức logic rút ra kết luận từ các tiện đề gọi là lập luận.
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành 2 loại:

• Suy luận diễn dịch: là suy luận trong đó lập luận từ cái chung đến cái riêng, cái đơn nhất.
• Suy luận quy nạp: Là suy luận trong đó lập luận từ cái riêng, cái đơn nhất đến cái chung.
Khi học sinh được trang bị kỹ năng suy luận, học sinh có thể thu được tri thức mới từ
các tri thức đã biết nhờ suy luận.
1.3. Quy trình thiết kế bài tập tình huống dạy học để rèn luyện một kỹ năng nhận thức
cho học sinh trong dạy – học Sinh học
Quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh
trong dạy học Sinh học:
6
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
1.4. Kỹ thuật thiết kế bài tập tình huống trong dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức,
thì xây dựng bài tập tình huống trong dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
Bước 3: Thiết kế bài tập tình huống trong dạy học.
Bước 4: Vận dụng tình huống vào dạy học
Các yêu cầu của bài tập tình huống:
 Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học.
 Tạo ra nhiều khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp
 Nội dung của bài tập tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh.
7
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN
LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I,
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT, SINH HỌC 10
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
vi sinh vật
Cấu trúc chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, bao gồm 5 bài ( 3
bài lý thuyết và 2 bài thực hành). Với nội dung cơ bản của chương:

Nghiên cứu các kiểu dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật thông qua các
quá trình phân giải và tổng hợp các chất, đồng thời cũng nêu lên vai trò của vi sinh vật trong
thiên nhiên, những ứng dụng của chúng đối với đời sống con người. Thực hành lên men lactic
và lên men etylic.
Trong đó nội chuẩn kiến thức yêu cầu cần đạt được:
- Nêu được khái việm vi sinh vật và đặc điểm chung của vi sinh vật.
- Trình bày được các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào
nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
- Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh
vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.
Nội dung kỹ năng cần đạt được:
- Biết làm một số sản phẩm lên men
2.2.Hệ thống các bài tập tình huống rèn luyện kỹ năng nhận thức
2.2.1. Bảng phân tích nội dung
Sau khi phân tích cấu trúc, nội dung của Chương I, tôi nhận thấy có thể sử dụng bài
tập tình huống trong các nội dung sau:
8
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
STT Tên bài Mục Kỹ năng rèn luyện
1 Bài 33: Dinh dưỡng, chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở
Vi sinh vật
II.2 Các kiểu dinh
dưỡng
Mục III. Hô hấp và
lên men
Kỹ năng so sánh
Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Kỹ năng so sánh

Kỹ năng suy luận
Kỹ năng khái quát hóa
2 Quá trình tổng hợp các chất ở
vi sinh vật và ứng dụng
Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Kỹ năng so sánh
Kỹ năng suy luận
Kỹ năng khái quát hóa
3 Quá trình phân giải các chất ở
vi sinh vật và ứng dụng
Kỹ năng phân tích – tổng hợp
Kỹ năng so sánh
Kỹ năng suy luận
Kỹ năng khái quát hóa
2.2.2. Hệ thống các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học
sinh trong dạy học chương I, phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
2.2.2.1. Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp
Ví dụ 1: Một nhà khoa học khi nghiên cứu về một nhóm các vi khuẩn nhận thấy rằng các loài
vi khuẩn này sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ và sử dụng nguồn năng lượng
hóa học trong điều kiện được chiếu sáng. Nhà khoa học này khẳng định nhóm vi sinh vật này
thuộc kiểu dinh dưỡng là quang dị dưỡng.
Theo em nhận định của nhà khoa học đúng hay sai? Vì sao?
(Dạy mục I.2 Các kiểu dinh dưỡng, bài 33, Sinh học 10)
Ví dụ 2: Một học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Cho 1,5l nước đường 10% có bổ sung dung
dịch quả tươi ép vào bình thủy tinh hình trụ. Sau đó bạn đổ thêm 20ml dung dịch X vào. Sau
48 giờ thấy trong bình có các hiện tượng:
- Bọt khí xuất hiện
- Dung dịch trong bình bị xáo trộn.
9
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22

- Xuất hiện lớp váng bề mặt và lớp cặn ở đáy
- Mở hé bình có mùi rượu
- Sờ tay lên thành bình thấy ấm.
Theo em dung dịch X ở đây là gì? Giải thích hiện tượng sờ tay lên thành bình thấy ấm và có
mùi rượu bay ra khi mở nắp bình? Quá trình nào gây ra những hiện tượng trên?
(Dạy mục II.2, bài 35, Sinh học 10; Đặt vấn đề bài 35, sinh học 10)
Ví dụ 3: Trong quá trình thí nghiệm một loại vi khuẩn có khả năng phân hủy rỉ đường thành
bột ngọt: glutamanatri, người ta nhận thấy có một số trường hợp trong các bình nuôi cấy trở
nên trong suốt và có các cặn lắng tại đáy bình (có nghĩa là đã bị hỏng).
Bạn Nam cho rằng nguyên nhân bị hỏng là do điều kiện nuôi cấy chưa hợp lý. Còn bạn
Hùng cho rằng nguyên nhân bị hỏng ở đây là các bình nuôi cấy đã bị thể thực khuẩn tấn công
làm các tế bào vi khuẩn bị chết.
(Dạy mục III, bài 35, sinh học 10)
Theo em ý kiến của hai bạn đúng hay sai? Giải thích?
Ví dụ 4: Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh cho nhận xét sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại.
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa.
- Muối dưa càng để lâu càng ngon.
- Muối rau quả phải bổ sung một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối.
Nhận xét trên đúng hay sai? Giải thích.
(Dạy mục II, bài 35, Sinh học 10)
Ví dụ 5: Một bạn cho rằng, nhóm vi khuẩn được chúng ta ăn vào nhiều nhất cùng với thức ăn
là nhóm vi khuẩn lactic và ăn càng nhiều nhóm vi sinh vật này càng có lợi cho cơ thể chúng
ta. Em hãy đánh giá và phân tích nhận định trên.
(Củng cố bài 35, Sinh học 10)
Ví dụ 6: Một học sinh khi nghiên cứu về vi sinh vật tìm được 1 sơ đồ sau:
10
Nấm men ( không có oxy)
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Glucose > X + CO

2
+ Năng lượng ít
Glucose > Y + Năng lượng ít
Em hãy xác định giúp bạn đây là quá trình nào? X và Y ở đây là những chất gì? Tại sao ở đây
lại tạo ra ít năng lượng
( Dạy mục II.2, bài 33, Sinh học 10)
2.2.2.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh
Ví dụ 7: Để sản xuất một loại protein làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong
thùng với các điều kiện : độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng và
thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói.
Quá trình nói trên có phải là quá trình lên men không? Vì sao?
(Dạy mục I.1, bài 34, Sinh học 10; Củng cố bài 34, Sinh học 10)
Ví dụ 8: Khi so sánh điểm khác nhau giữa lên men rượu từ đường và lên men lactic, một bạn
học sinh cho kết quả như sau:
Lên men rượu từ đường Lên men lactic
Tác nhân Nấm men Vi khuẩn lactic
Sản phẩm Axit lactic Rượu etylic
Thời gian Chậm Nhanh
Phản ứng C
6
H
12
O
6
> 2C
2
H
5
OH + Q C
6

H
12
O
6
> 2CH
3
CHOHCOOH + Q
Đặc điểm khác Có mùi chua Có mùi rượu
Theo em bảng so sánh trên đã hợp lý chưa? Nếu chưa hãy sữa lại cho đúng.
(Củng cố bài 33, Sinh học 10)
Ví dụ 9: Mẹ Nam mua 1 bì xà phòng có ghi nhãn là “Bột giặt Sinh học”. Nam cho rằng bột
giặt sinh học thì cũng giống bột gặt thường mà thôi.
Là một nhà sinh học, em hãy chỉ rõ cho Nam sự khác nhau giữa 2 loại bột giặt nói trên.
(Củng cố bài 34, Sinh học 10)
2.2.2.3. Bài tập rèn luyện kỹ năng khái quát hóa
11
Vi khuẩn lactic( không có oxy)
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Ví dụ 10: Sau khi nghiên cứu xong quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng,
bạn Nam cho rằng: “Để phân giải các chất, vi sinh vật phải tiết các enzyme vào môi trường”.
Em hãy nhận xét ý kiến trên.
(Củng cố bài 35, Sinh học 10)
Ví dụ 11: Khi nghiên cứu về vi sinh vật kị khí, bạn Hùng cho rằng : “Vi sinh vật kị khí chỉ có
thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy”. Em hãy nhận xét ý kiến trên và giải
thích.
(Dạy mục II.1, bài 33, Sinh học 10; Củng cố bài 33, Sinh học 10 )
Ví dụ 12: Khi nghiên cứu về vi sinh vật, một bạn cho rằng “ Oxy là một chất gây độc đối với
nhóm vi sinh vật này nhưng lại là một nhân tố thiết yếu đối với nhóm sinh vật khác”.
Hãy nhận xét và giải thích cho ý kiến trên.
(Dạy mục II.2, bài 33, Sinh học 10; Củng cố bài 33, Sinh học 10 )

2.2.2.4. Bài tập rèn luyện kỹ năng suy luận
Ví dụ 13: Bạn Nam sang nhà bác chơi, thấy bác đang nấu rượu, Nam bèn chạy đến định mở
nắp nồi rượu ra xem nhưng bác của Nam ngăn lại bảo không được, còn nói Nam : “Đi học mà
không biết điều này à?”.Nam thắc mắc mãi vì sao bác Nam lại không cho Nam mở nắp ra
xem. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích cho Nam hiểu.
(Đặt vấn đề mục II, bài 33, sinh học 10; Củng cố bài 33, Sinh học 10)
Ví dụ 14: Có ý kiến cho rằng quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật mang lại lợi ích cho
con người rất lớn còn tác hại của quá trình này chỉ là một phần nhỏ. Em hãy cho nhận xét về
ý kiến trên và giải thích.
(Củng cố bài 34, Sinh học 10)
Ví dụ 15: Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh cho nhận xét
sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại.
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa.
- Muối dưa càng để lâu càng ngon.
- Muối rau quả phải bổ sung một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối.
Nhận xét trên đúng hay sai? Giải thích.
12
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
(Củng cố bài 35, Sinh học 10)
Ví dụ 16: Trong khi nghiên cứu các quá trình sau: Sản xuất rượu etylic, muối chau rau quả,
sản xuất giấm, làm nước mắm, làm sữa chua, sản xuất tương, làm phomat. Bạn Bảo cho rằng
dựa vào sản phẩm có thể xếp các quá trình trên vào 2 kiểu lên men chủ yếu.
Hãy cho nhận xét về ý kiến trên của bạn Bảo.
(Củng cố bài 33, Sinh học 10)
2.3. Sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh
trong dạy học chương I, phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10
2.3.1. Quy trình chung
2.3.2. Ví dụ việc sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học
sinh trong dạy học chương I, phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10

2.3.2.1. Bài tập rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp
Dạy mục II.1. Hô hấp
Bước 1: Giáo viên đưa ra bài tập tình huống
13
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Ví dụ 11: Khi nghiên cứu về vi sinh vật kị khí, bạn Hùng cho rằng : “Vi sinh vật kị khí chỉ có
thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy”. Em hãy nhận xét ý kiến trên và giải
thích.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết bài tập tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải quyết bài tập tình huống
mà Giáo viên đưa ra.
Bươc 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết bài tập tình huống
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học
sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức:
Ở vi sinh vật có 2 kiểu hô hấp là hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Đối với nhóm vi sinh vật kị
khí thì chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện không có oxy vì chúng không có
enzyme catalaza và một số enzyme khác do đó không thể loại bỏ các sản phẩm oxi hóa độc
hại cho tế bào như H
2
O
2
- Học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích
Dạy mục III- Tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật (Bài 35, Sinh học 10)
Bước1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống
Ví dụ 3: Trong quá trình thí nghiệm một loại vi khuẩn có khả năng phân hủy rỉ đường thành
bột ngọt: glutamanatri, người ta nhận thấy có một số trường hợp trong các bình nuôi cấy trở
nên trong suốt và có các cặn lắng tại đáy bình (có nghĩa là đã bị hỏng).
Bạn Nam cho rằng nguyên nhân bị hỏng là do điều kiện nuôi cấy chưa hợp lý. Còn bạn

Hùng cho rằng nguyên nhân bị hỏng ở đây là các bình nuôi cấy đã bị thể thực khuẩn tấn công
làm các tế bào vi khuẩn bị chết.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết bài tập tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải quyết bài tập tình huống
mà Giáo viên đưa ra.
Bươc 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết bài tập tình huống
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học
sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.
14
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức:
Nguyên nhân bị hỏng ở đây là các bình nuôi cấy đã bị thể thực khuẩn tấn công làm các tế bào
vi khuẩn bị chết. Bởi vì trong quá trình nuôi cấy đã thực hiện đầy đủ các thao tác cũng như
cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết.
- Học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp
2.3.2.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng so sánh
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống
Ví dụ 8: Khi so sánh điểm khác nhau giữa lên men rượu từ đường và lên men lactic, một bạn
học sinh cho kết quả như sau:
Lên men rượu từ đường Lên men lactic
Tác nhân Nấm men Vi khuẩn lactic
Sản phẩm Axit lactic Rượu etylic
Thời gian Chậm Nhanh
Phản ứng C
6
H
12
O
6

> 2C
2
H
5
OH + Q C
6
H
12
O
6
> 2CH
3
CHOHCOOH + Q
Đặc điểm khác Có mùi chua Có mùi rượu
Theo em bảng so sánh trên đã hợp lý chưa? Nếu chưa hãy sữa lại cho đúng.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết bài tập tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải quyết bài tập tình huống
mà Giáo viên đưa ra.
Bươc 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết bài tập tình huống
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học
sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức:
Lên men rượu từ đường Lên men lactic
Tác nhân Nấm men Vi khuẩn lactic
Sản phẩm Rượu etylic Axit lactic
Thời gian Chậm Nhanh
15
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Phản ứng C

6
H
12
O
6
> 2C
2
H
5
OH + CO
2
+ Q C
6
H
12
O
6
> 2CH
3
CHOHCOOH + Q
Đặc điểm khác Có mùi rượu Có mùi chua
- Học sinh rèn luyện kỹ năng so sánh
2.3.2.3. Bài tập rèn luyện kỹ năng khái quát hóa
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống
Ví dụ 10: Sau khi nghiên cứu xong quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng,
bạn Nam cho rằng: “Để phân giải các chất, vi sinh vật phải tiết các enzyme vào môi trường”.
Em hãy nhận xét ý kiến trên.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết bài tập tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải quyết bài tập tình huống
mà Giáo viên đưa ra.

Bươc 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết bài tập tình huống
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học
sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức:
Để phân giải các chất vi sinh vật phải tiết enzim ra bên ngoài cơ thể để phân giải các hợp chất
hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản mà vi sinh vật có thể hấp thu trực tiếp thông qua
thành tế bào. Đây là đặc điểm chung của toàn bộ vi sinh vật, và chính con người chúng ta đã
lợi dụng đặc điểm này để ứng dụng vào quá trình phân giải các chất mà con người cần thiết.
- Học sinh rèn luyện kỹ năng khái quát hóa
2.3.2.4. Bài tập rèn luyện kỹ năng suy luận
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài tập tình huống
Ví dụ 13: Bạn Nam sang nhà bác chơi, thấy bác đang nấu rượu, Nam bèn chạy đến định mở
nắp nồi rượu ra xem nhưng bác của Nam ngăn lại bảo không được, còn nói Nam : “Đi học mà
không biết điều này à?”.Nam thắc mắc mãi vì sao bác Nam lại không cho Nam mở nắp ra
xem. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích cho Nam hiểu.
Bước 2: Học sinh nghiên cứu giải quyết bài tập tình huống
Học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức bên ngoài để giải quyết bài tập tình huống
mà Giáo viên đưa ra.
16
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
Bươc 3: Tổ chức thảo luận
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cách giải quyết bài tập tình huống
Bước 4: Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học
sinh rèn luyện kỹ năng nhận thức.
- Giáo viên kết luận, chính xác hóa kiến thức:
Lên men rượu là quá trình hô hấp kị khí, các vi sinh vật này chỉ hoạt động trong điều kiện
không có oxi, nên khi nấu rượu mà chúng ta mở nắp nồi thì sẽ có một lượng không khí tràn
vào, làm thay đổi 1 phần quá trình lên men rượu làm cho rượu bị giảm chất lượng và bị nhạt.
- Học sinh rèn luyên kỹ năng suy luận thông qua nghiên cứu nội dung bài tập tình huống.

17
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Việc sử dụng bài tập tình huống trong rèn luyện các kỹ năng nhận thức cho học sinh là
một phương pháp quan trọng trong phương pháp đổi mới giáo dục. Cùng với các phương
pháp dạy học tích cực khác, phương pháp sử dụng bài tập tình huống giúp học sinh trực tiếp
hình thành và rèn dũa kỹ năng nhận thức mà mình tiếp thu được thông qua việc dạy của giáo
viên. Những kỹ năng đó không chỉ phục vụ cho một môn học, mà nó còn giúp học sinh xử lý
chính những bài tập tình huống mới phát sinh trong cuộc sống hằng ngày, điều này cũng đáp
ứng được nội dung của phương pháp dạy học mới, trong đó “học đi đôi với hành” và “ lý luận
luôn đi cùng thực tiễn”. Có như vậy nền giáo dục nước ta mới thực sự đào tạo ra những con
người giỏi về lý thuyết và vững về thực hành.
Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng phương pháp này quá mức và việc thiết kế
các bài tập tình huống cần được đầu tư về thời gian và gia công sư pham. Một bài tập tình
huống rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh chỉ thành công khi mang lại hiệu quả đối với
người học. Nếu chỉ chạy theo phong trào, làm để đối phó thì những nài tập đó ngược lại còn
làm hỏng kỹ năng nhận thức của học sinh.
Nói tóm lại, sử dụng bài tập tình huống trong rèn luyện kỹ năng nhận thức trong dạy
học Sinh học nói riêng và dạy học nói chung là một phương pháp cần được quan tâm, đầu tư
nhiều và đồng thời cần có sự gia công, chọn lọc tỉ mĩ của người giáo viên. Có như vậy mới
phát huy hết hiệu quả vốn có của phương pháp này đối với người học.
18
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh phần đại cương, NXB
Giáo dục.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục Trung học phổ thông môn Sinh học, NXB Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục
phổ thông sau năm 2015, Hội thảo, ĐHSP Huế.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2014), Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Sinh học cấp THPT.
5. Ban tổ chức kỳ thi, Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng tư, Lần thứ XIII (năm 2007),NXB
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6. Ban tổ chức kỳ thi, Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng tư, Lần thứ XV (năm 2009),NXB Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7. Phan Đức Duy, Nguyễn Khoa Lân, Nguyễn Bá Lộc, Biền Văn Minh, Đặng Thị Dạ Thủy
(2005), Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Lân Dũng (2012), Hỏi đáp về thế giới vi sinh vật, NXB Giáo dục.
9. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
10. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên,
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Sinh học lớp 10, NXB Giáo dục Việt
Nam.
11. Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng, Chuyên đề bồi dưỡng học
sinh giỏi trung học phổ thông môn Sinh học – Tập 1, NXB Giáo dục.
12. Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn luyện một số kỹ năng tư duy
thực nghiệm trong dạy – học Sinh học trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục,
Trường Đại học Sư Phạm, Huế.
13. Phạm Văn Ty (chủ biên), Nguyễn Vĩnh Hà, Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học trung học
phổ thông – Vi sinh vật học, NXB Giáo dục Việt Nam.
19
Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22
14. Vũ Văn Vụ(Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn
Đình Quyền, Trần Quý Thắng (2006), Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
15. Vũ Văn Vụ(Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn
Đình Quyền, Trần Quý Thắng (2006), Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
20

×