ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN LỊCH SỬ
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục đào tạo là " Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục - đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý…". Trong đó, việc đổi mới kiểm
tra, đánh giá người học theo hướng phát triển năng lực được xác định là một khâu then chốt cần
được chú trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
1. Vai trò của việc kiểm tra, đánh giá kết quả người học
Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử là quá trình thu thập và xử
lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, hình thành
kĩ năng, kĩ xảo… của sinh viên so với mục tiêu học tập đặt ra. Sự hiểu biết về các
nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh viên giúp giáo viên có
những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp sinh
viên học tập ngày càng tiến bộ hơn. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá là một khâu quan
trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng dạy học.
Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có cơ sở thực tiễn đánh giá kết quả học tập
của sinh viên và phát hiện kịp thời những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng để sửa
chữa, bổ sung. Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá, giúp GV tự đánh giá được kết quả
công tác giảng dạy của bản thân, thấy được những thành công và những vấn đề cần
rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
Kiểm tra, đánh giá có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của
sinh viên. Nó hình thành ở các em lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự
trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập…
Kiểm tra, đánh giá còn có tác dụng lớn trong việc phát triển toàn diện sinh
viên như các năng lực nhận thức (nhớ, hình dung, tưởng tượng ), các thao tác tư
duy( phân tích, so sánh, tổng hợp…). Mặt khác, kiểm tra, đánh giá còn góp phần
hình thành những kĩ năng, thói quen trong học tập của sinh viên như biết nhận thức
vấn đề đặt ra một cách chính xác và nhạy bén, biết vận dụng kiến thức đã học để
tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới
quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình,
giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn
rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú
học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học
sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này
vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi sinh trong tương lai.
2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên lịch sử trường Đại học Hùng
Vương
Giảng viên bộ môn Sử nói riêng và giảng viên Trường Đại học Hùng Vương nói chung
luôn xác định được sứ mệnh và nhiệm vụ cao cả là đào tạo ra những thầy cô giáo tương lai có
phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng, tay nghề, chuyên môn vững vàng, phục vụ công tác giảng dạy ở
các trường phổ thông trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Do đó, cùng với việc đổi mới phương pháp
dạy học, đa số giảng viên trong bộ môn Lịch sử đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết
của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo định hướng phát triển năng
lực người học, thường xuyên đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học.
Tuy nhiên, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên lịch
sử theo hướng phát triển năng lực người học còn tồn tại những hạn chế cần khắc
phục như:
Về hình thức kiểm tra, đánh giá: trong đó đánh giá thường xuyên chủ yếu là hình thức tự
luận, đánh giá kết thúc học phần là tự luận và vấn đáp. Như vậy, hình thức chưa đa dạng, đơn điệu
và không phát huy cao nhất năng lực của người học. Hơn nữa với việc đáp ứng yêu cầu đề thi của
nhà trường (đề có ít nhất 3 câu, cơ cấu điểm giữa các đề tương đương nhau) thì việc sinh viên làm
bài chỉ đảm bảo độ rộng mà không đo được độ sâu của kiến thức, kĩ năng; mỗi học phần được yêu
cầu xây dựng ngân hàng đề với số lượng nhiều(15 - 17 đề tự luận), điều này sẽ khó khăn cho một
số học phần chuyên sâu khi ra đề.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giảng viên chưa chú ý phản hồi thường
xuyên và tự đánh giá của sinh viên mà chủ yếu chỉ tập trung vào đánh giá kết quả
học tập, cho điểm, chưa chú trọng và gặp nhiều khó khăn khi đánh giá thái độ và
các hoạt động giáo dục cũng như các năng lực khác của sinh viên như: năng lực hợp
tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin…
Các đề thi chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, vận
dụng thấp mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình
huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việc đánh giá năng lực tư duy sáng tạo.
3. Định hướng một số giải pháp nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
viên nhằm phát triển năng lực người học
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống
đa dạng của việc học tập và cuộc sống. Đánh giá người học theo định hướng năng
lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra, sản phẩm đó không chỉ là kiến thức,
kĩ năng, mà là năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện
nhiệm vụ học tập tới một chuẩn nào đó. Vì vây, cần phải xây dựng được chuẩn đầu
ra theo hướng phát triển năng lực toàn diện của người học.
Sử dụng đa dạng và phù hợp, hiệu quả các hình thức kiểm tra, đánh giá như trắc nghiệm,
kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, hồ sơ học tập, trình bày miệng, thảo luận/ tranh
luận thông qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm… Chú ý đến quá trình tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau của sinh viên,
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng cần thực hiện song song đồng bộ với đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học. Xu hướng chung hiện nay là chuyển từ dạy học tập trung
vào mục tiêu, nội dung chương trình sang tập trung vào việc tổ chức quá trình dạy và học nhằm
hình thành năng lực cho người học. Khi chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận hình
thành năng lực, thì người ta không quá xem trọng các tri thức nữa mà xem trọng phương pháp,
hình thức tổ chức dạy và học. Giảng viên cần biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác
thân thiện tích cực, giúp người học đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản
biện… nhờ đó tích cực hóa, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của người học
Quá trình học là quá trình chuyển đổi có tính mục đích mà ở đó giáo viên có
thể truyền thụ những tri thức, kỹ năng… nhưng quan trọng nhất là tổ chức cho
người học thực hiện những hoạt động và trên cơ sở những hoạt động ấy làm cho
người học khám phá, trải nghiệm, tương tác, để rồi làm chủ được những tri thức, kỹ
năng và thay đổi thái độ, tạo dựng được hứng thú, niềm tin và trên cơ sở đó là biến
đổi chính chủ thể là người học. Dạy học tích cực phải hình thành ở người học năng
lực quan sát, thu thập thông tin, năng lực tự đánh giá, năng lực phát hiện, giải quyết
vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực trình bày miệng, năng lực tạo ra sản phẩm…
Tuy nhiên tất cả các năng lực ấy đều phải được thể hiện, phản hồi trong quá trình
đánh giá. Nếu nhìn nhận theo góc độ như vậy thì việc đổi mới quá trình kiểm tra
đánh giá là vô cùng quan trọng, nó sẽ là hạt nhân quy chiếu toàn bộ quá trình dạy
học và quy chiếu toàn bộ quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, bởi vì chỉ
cần tập trung đổi mới quá trình kiểm tra đánh giá thì các quá trình khác buộc phải
thay đổi theo.
Xuất phát từ đặc trưng của khoa học lịch sử, vì vậy trong quá trình ra đề, đề
thi phải đảm bảo phát triển các năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử, phải kiểm
tra, đánh giá được trải nghiệm của người học dưới góc độ tư duy, để gia tăng mức
độ phân hóa trong quá trình đánh giá. Ví dụ đó là những năng lực suy luận, năng lực
sáng tạo; đảm bảo cân đối giữa yêu cầu tái hiện kiến thức với yêu cầu hiểu kiến
thức: khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ giữa sự kiện
này với sự kiện khác; chú ý năng lực thực hành bộ môn lịch sử. Tăng cường kiểm
tra phẩm chất và năng lực người học theo hướng mở, tích hợp, liên môn, gắn với
các vấn đề thực tiễn. Đề thi mở, dạy học theo hướng mở là dạy người học khám
phá, phát hiện sự vật hiện tượng theo cách nhìn mới, sáng tạo… tập trung chủ yếu
vào các kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, kỹ
năng đưa ra những nhận xét bình luận và nói lên những độc đáo, sáng tạo của bản
thân.
4. Đề xuất
- Đề nghị điều chỉnh Chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực toàn diện
người học
- Đề nghị điều chỉnh một số quy định về công tác kiểm tra, đánh giá của trường
Đại học Hùng Vương như: số lượng đề thi tự luận (nên phù hợp với từng học
phần)
- Tăng cường thiết bị, phương tiện dạy học