Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

luận văn quản trị nhân lực Phân tích Quy trình tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng TMCP Kiên Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.28 KB, 38 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TễN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phân tích Quy trình tuyển dụng nhân sự tại
Ngân hàng TMCP Kiên Long
Giảng viên Hướng dẫn: Th.S Trần Thị Hồng Hải
Sinh viên thực hiện : Phạm Đăng Khoa
MSSV: 086120Q
Lớp: 08QT1B
TP HCM, THÁNG 05 NĂM 2011

NHẬN XẫT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên: Phạm Đăng Khoa MSSV: 086120Q
Lớp: 08QT1B Khóa: 11













XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC


Phân tích Quy trình tuyển dụng nhân sự tại 1
Ngân hàng TMCP Kiên Long 1
TP HCM, THÁNG 05 NĂM 2011 1
2
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
3.1 Hoạt động huy động vốn 7
3. 2 Hoạt động tín dụng 7
3.3 Dịch vụ 8

KẾT LUẬN 23
PHỤ LỤC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước những thử thách phải tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên giỏi,
hoàn thiện các kĩ năng đòi hỏi tất cảc các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình
những công cụ, phương pháp tuyển dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh, chiến lược
phát triển cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Việc xây dựng một quy trình tuyển dụng
là một trong những việc rất quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp tuyển dụng "đúng người,
đúng việc và đúng thời điểm". Bên cạnh đó, một khi doanh nghiệp xây dựng cho mình
một quy trình tuyển dụng phù hợp cũn giỳp doanh nghiệp hạn chế được chi phí tuyển
dụng và sa thải, giảm thiểu rủi ro về nhân sự.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Kiên Long là ngân hàng có mạng lưới
hoạt động rộng khắp cả nước, với nhiều lĩnh vực kinh doanh, khách hàng chủ yếu là
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Nhằm đánh giá quy trình tuyển dụng nhân sự, từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên
Long, đó là lý do tôi thực hiện đề tài "Phân tích quy trình tuyển dụng nhân sự tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KienLongBank)".
Để hoàn thành tốt đề án này, em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Hồng Hải đã

tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Báo cáo thực tập gồm có ba phần:
Chương I: Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long
Chương II: Phân tích Quy trình tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Kiên Long
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kiên Long


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIấN
LONG (KIENLONGBANK)
1. Lịch sử hình thành và phát triển
KienLongBank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo giấy chấp
nhận số 0056/NH-GP ngày 18/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
với tên gọi là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Kiên Long. Trong những ngày
đầu thành lập, Hội sở chính của Ngân hàng là một căn phòng rộng 50 m
2
tại địa bàn xã
Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Từ lúc khởi đầu thành lập với số vốn
điều lệ là 1,2 tỷ đồng, đến cuối năm 2003 đã tăng lên 12 tỷ 501 triệu đồng. Đến ngày
31/12/2010 Ngân hàng Kiên Long chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1700197787 (đăng ký thay đổi lần thứ 26) do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Kiên Giang cấp. Phát triển nguồn vốn tự có luôn tăng trưởng tương
ứng với quy mô hoạt động đó giỳp Ngân hàng luôn duy trì được tỉ lệ an toàn vốn theo
quy định.
Thời gian hoạt động ban đầu, là một Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn,
KienLongBank phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách như lĩnh vực hoạt động kinh
doanh còn khá mới mẻ đối với các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành, trình
độ nghiệp vụ còn non yếu; năng lực tài chính còn giới hạn; “nội lực” chưa mạnh; cơ chế
hoạt động về lãi suất và quy chế cho vay còn nhiều ràng buộc, chưa thật thông thoáng;

một số chính sách và văn bản chế độ của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân
hàng chưa đồng bộ và đầy đủ; thị phần ban đầu còn nhỏ hẹp; đối tượng đầu tư còn nhỏ
hẹp, chủ yếu là cho vay hộ nông dân; các loại hình cho vay chưa đa dạng;…Tất cả những
khó khăn đó như là “một cuộc thử lửa” cho một Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông
thôn còn non trẻ khi bước vào một thương trường đầy hấp dẫn nhưng cũng nhiều rủi ro,
thử thách này.
Hơn 15 năm hoạt động, KienLongBank đã trở thành một Ngân hàng Thương mại
Cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo dựng được niềm tin cho khách hàng. Trong
định hướng sắp tới, KienLongBank tập trung hơn nữa nguồn lực để mở rộng và nâng cao
chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chung hiện nay là
phấn đấu trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần đa năng, hiện đại và phát triển mạnh.

Bảng 1.1: Số liệu tình hình hoạt động năm 2006 – 2010 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng tài sản 827 2,200 2,939 7,478 12,628
Vốn điều lệ 290 580 1,000 1,000 3,000
Huy động vốn 493 1,528 1,845 6,286 9,217
Dư nợ cho vay 602 1,351 2,195 4,874 7,008
LN trước thuế 25 75 51 120 259
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
3. Lĩnh vực kinh doanh

Đi đôi với mở rộng mạng lưới, KienLongBank luôn chú trọng đến việc phát triển sản phẩm
và dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
trong giai đoạn hội nhập.
3.1 Hoạt động huy động vốn
Về hoạt động huy động vốn, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, khách hàng có thể lựa
chọn các hình thức tiết kiệm đa dạng và kì hạn và kì lĩnh lãi như tiền gửi tiết kiệm cú kỡ

hạn, tiền gửi tiết kiệm khụng kỡ hạn, tài khoản tiền gửi siêu lãi suất, tiền gửi thanh toán
và tiền gửi tiết kiệm linh hoạt. Lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng những hình
thức này là an toàn, chính xác, bảo mật tuyệt đối; khách hàng gửi tiền một nơi có thể
giao dịch nhiều nơi; được bảo hiểm tiền gửi; được sử dụng miễn phí một số dịch vụ hỗ
trợ; khách hàng có thể rút vốn trước hạn; trước ngày đáo hạn, khách hàng có thể yêu cầu
KienLongBank chuyển sang kì hạn mới khác với kì hạn gửi ban đầu; đảm bảo vay vốn
hay bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại KienLongBank; dùng để xác nhận khả năng
tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, ở nước ngoài; được chuyển
quyền sở hữu hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch với KienLongBank.
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn năm 2006 – 2010 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Huy động vốn 493 1.528 1.845 6.286 9.217
1. Thị trường 1 448 952 1.652 4.795 6.597
- Tiền gửi tiết kiệm 431 816 1.562 3.088 4.068
- Tiền gửi thanh toán 16 136 87 1.69 2.518
- Ký quỹ 1 3 17 11
2. Thị trường 2 16 505 137 1.422 1.439
- Tiền gửi của TCTD 0 450 137 1.422 1.439
- Vay TCTD 16 55 0 0 0
3. Vốn tài trợ ủy thác 30 71 57 70 81
4. Phát hành giấy tờ có giá 1100
3. 2 Hoạt động tín dụng
Về hoạt động tín dụng, KienLongBank có nhiều hình thức cho vay phù hợp với
nhiều đối tượng khách hàng.
Đối với khách hàng cá nhân như cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng; cho vay
sản xuất kinh doanh; cho vay trả góp cán bộ công nhân viên; cho vay mua xe
ôtô; cho vay du học; cho vay trả góp ngày; cho vay xây dựng, sửa chữa nhà,
chuyển nhượng bất động sản; cho vay sản xuất nông nghiệp; cho vay cầm cố
chứng từ có giá, vàng, ngoại tệ; cho vay cầm cố chứng khoán; cho vay theo hạn


mức tín dụng; cho vay theo dự án tài chính nông thôn. Tùy thuộc vào hình thức cho
vay mà đối tượng và điều kiện cũng khác nhau.
Do tính chất là khách hàng doanh nghiệp nên so với khách hàng cá nhân, các hình
thức cho vay cũng ít hơn. Hiện nay, KienLongBank có hình thức cho vay sản xuất kinh
doanh; cho vay mua xe ụtụ; cho vay cầm cố chứng khoán và cho vay theo hạn mức tín
dụng. Mỗi hình thức cho vay có đối tượng và điều kiện riêng, phù hợp với nhu cầu của
khách hàng.
Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2006 – 2010 (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Dư nợ 602 1352 2195 4874 7008
Cho vay SXKD 316 621 982 1508 4193
Cho vay tiêu dùng 73 157 270 2630 1458
Cho vay nông
nghiệp
213 574 943 736 1357
3.3 Dịch vụ
KienLongBank giúp khách hàng chuyển tiền một cách nhanh chóng, tiện lợi và an
toàn ở bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Khách hàng có thể gửi tiền một nơi, nhận
tiền ở nơi khác hoặc chuyển tiền vào tài khoản trong hệ thống KienLongBank được thực
hiện ngay trong chốc lát.
Ngoài ra, KienLongBank còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhận chuyển tiền
trong nước giúp khách hàng có thể nhận tiền mặt hay nhận tiền chuyển khoản từ các ngân
hàng trong nước chuyển về thông qua hệ thống mạng lưới KienLongBank, cung cấp dịch
vụ chuyển tiền nhanh kiều hối Western Union giúp khách hàng có thể chuyển tiền từ bất
cứ nơi nào trên thế giới về Việt Nam.
4. Mạng lưới hoạt động
Hiện tại, KienLongBank đang đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ, phát triển
đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khả năng thanh
toán của nền kinh tế. Vì vậy, KienLongBank không ngừng mở rộng mạng lưới ra tất cả
các tỉnh, thành trong cả nước. Qua hơn 15 năm hoạt động, KienLongBank đã có mạng

lưới tại cỏc vựng trọng điểm trong cả nước với 82 chi nhánh và phòng giao dịch.
Bảng 1.3: Tình hình phát triển mạng lưới và nhân sự năm 2006 – 2010
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1. Điểm giao dịch 10 20 43 61 82
a. Chi nhánh 1 6 10 17 19

b. Phòng giao dịch 9 14 33 44 63
2. Nhân sự 293 552 1.006 1.380 1.980
a. Nhân sự chính
thức
143 349 727 904 1.254
b. Công tác viên 150 203 279 476 726

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIấN LONG (KIENLONGBANK)
1. Tình hình nhân sự tại KienlongBank
Cùng với việc mở rộng địa bàn hoạt động, nguồn nhân lực là một trong những yếu
tố quan trọng, có vai trò quyết định đến sự thành công của KienLongBank trong giai
đoạn mới. Tính đến hết ngày 31/12/2010 thì tổng số nhân sự của Ngân hàng lên tới 1980
người.
Hình 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp
ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài. Năm 2010, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
được đặc biệt chú trọng, đã tổ chức 104 khóa đào tạo và tập huấn cho 989 lượt nhân viên.
Nội dung học tập bao gồm: Hướng dẫn quy định về thẩm định bất động sản, nghiệp vụ
hành chánh văn phòng, hướng dẫn quyết toán năm 2010 và hóa đơn tự in, nghiệp vụ
thanh toán quốc tế và các khóa đào tạo nghiệp vụ giao dịch, tín dụng, xử lý nợ, tập huấn
các lớp TCBS, , chương trình huấn luyện “Kĩ năng giao tiếp ứng xử” cho lãnh đạo, nhõn
viờn,…


Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính
Nhân sự là nữ giới chỉ chiếm ẳ trờn tổng số nhân sự tại KienLongBank, điều này
cho thấy Ngành Tài chính – Ngân hàng là ngành ưu tiên nam giới.
Hình 2.3: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi
Nguồn nhân lực hiện tại của KienLongBank có điểm mạnh là trẻ, nhiệt tình trong
công việc, ham học hỏi và nâng cao chuyên môn. Từ đó có thể đảm đương về nghiệp vụ,
năng lực chăm sóc khách hàng và trình độ quản lý, hướng đến giá trị cốt lõi: Nguồn nhân
lực KienLongBank là yếu tố chính để đưa KienLongBank phát triển trong thời kì hội
nhập.
Năm 2010, KienLongBank tổ chức tuyển dụng được 364 nhân viên chính thức và
tuyển mới 388 cộng tác viên tại các địa bàn, chủ yếu là tuyển bổ sung cho các đơn vị mới
khai trương. Như vậy tổng số nhân sự được tuyển thêm trong năm là 688 người. Tuy

nhiên trong năm đó cú 88 trường hợp nghỉ việc nên số nhân sự còn lại tăng thêm trong
năm là 600 người so với năm 2009.
2. Nguyên tắc tuyển dụng tại KienLongBank
Tuyển dụng nhân sự phải lựa chọn và bố trí người phù hợp với công việc, vào
đúng thời điểm cần thiết, đúng nhu cầu số lượng. Công tác tuyển dụng phải được thực
hiện tại Hội sở. Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện tuyển dụng tại Chi nhánh hoặc
khu vực ngoài Hội sở thì phải được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc. Công tác tuyển
dụng được thực hiện bởi người có thẩm quyền do Tổng Giám đốc quy định và phải thực
hiện đúng các thủ tục theo quy định của quy chế tuyển dụng, trừ trường hợp đặc biệt do
Tổng Giám đốc quyết định.
Sau khi kết thúc cỏc vũng thi tuyển, Phũng Nhân sự hoặc các đơn vị (trong trường
hợp được phép tổ chức tại đơn vị) phải trình đề xuất tuyển dụng cụ thể, đính kèm kết quả
đánh giá ứng viên cho Tổng Giám đốc duyệt thì mới được phép tuyển dụng. Ứng viên
trúng tuyển kí hợp đồng thử việc theo thỏa thuận của hai bên nhưng thời gian không quá
45 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả trúng tuyển. Việc kí hợp đồng lao động
với người lao động do Tổng Giám đốc trực tiếp kí.
Việc tuyển dụng phải căn cứ vào năng lực, phẩm chất đạo đức của ứng viên và

phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tuyển dụng. Nhân viên được tuyển dụng vào làm việc tại
Ngân hàng phải có đủ sức khỏe, hạnh kiểm tốt, được hưởng đầy đủ các quyền công dân
và không đồng thời làm việc, lĩnh lương ở bất cứ một tổ chức kinh tế - tài chính hay tín
dụng nào khác.
Con của các nhân viên làm việc lâu năm tại Ngân hàng, thông qua kì thi tuyển,
nếu có số điểm được xem là đạt yêu cầu và bằng tương đương số điểm với các ứng viên
khỏc thỡ được ưu tiên xét tuyển trước.
Cán bộ nhân viên Ngân hàng phải luôn thể hiện sự tôn trọng đối với ứng viên đến
nộp hồ sơ dự tuyển vào Ngân hàng và xem họ như là khách hàng tiềm năng của Ngân
hàng.
3. Quy trình tuyển dụng
3.1. Lưu đồ Quy trình tuyển dụng
TRÁCH
NHIỆM
TIẾN TRÌNH DIỄN GIẢI
Phòng Nhân
sự/chi nhánh
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Căn cứ vào kế hoạch nhân sự hàng năm của đơn vị:
Đơn vị đề xuất nhân sự dự kiến (BM.TD.01) và fax

Xác định nhu
cầu tuyển dụng
về Phòng Nhân sự
Tổng Giám
đốc
Phòng Nhân sự tổng hợp nhu cầu nhân sự của các
đơn vị, tham mưu và trình Tổng Giám đốc duyệt
Nếu được duyệt, Phòng Nhân sự sẽ lập kế hoạch
tuyển dụng

Phòng Nhân
sự/Phòng Hành
chánh – Quản
trị/Phòng tiếp
thị
Thông báo tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại
chúng, chậm nhất là 30 ngày làm việc
Các đơn vị có trách nhiệm dán thông tin tuyển dụng
tại Bản tin của đơn vị
Phòng Nhân
sự/Đơn vị
Phòng Nhân sự/Đơn vị nhận hồ sơ ứng viên, sàng
lọc hồ sơ.
Tổng Giám
đốc/Phòng
Nhân sự/Phòng
Tiếp thị/Phòng
Hành chánh –
Quản trị
Lập kế hoạch tuyển dụng và danh sách trình Tổng
Giám đốc duyệt.
Nếu được duyệt, kế hoạch được triển khai rộng rãi
trên toàn hệ thống và trên website của Ngân hàng
Tồng Giám
đốc/Phòng
Nhân sự
Phòng Nhân sự lập danh sách Hội đồng phỏng vấn
và trình Tổng Giám đốc duyệt.
Nếu được duyệt, các thành viên trong Hội đồng
phỏng vấn có trách nhiệm đánh giá, ghi nhận thật chi

tiết kết quả phỏng vấn
Phòng Nhân sự
(Tổ Tuyễn
dụng & Bố trí
nhân sự)
Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự căn cứ kế hoạch
được duyệt gửi thông báo mời dự tuyển
Phòng Nhân
sự/Phòng ban
nghiệp vụ/Hội
đồng phỏng
vấn
Phòng Nhân sự có trách nhiệm liên hệ, phối hợp với
các Phòng ban nghiệp vụ tổ chức thi tuyển (đề thi,
chấm bài thi) và mời phỏng vấn các ứng viên đạt yêu
cầu thi tuyển.
Phòng Nhân sự
Phòng Nhân sự tổng hợp kết từ Hội đồng phỏng vấn
Tổng Giám
đốc
Phòng Nhân sự trình danh sách ứng viên trúng tuyển

Duyệt nhu
cầu nhân
sự
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhân hồ sơ và lập
danh sách tuyển dụng
Duyệt kế
hoạch,

danh sách
Thông báo mời dự tuyển
đến ứng viên
Tổ chức thi tuyển và
phỏng vấn tuyển dụng

Tổng hợp kết quả phỏng
vấn
Duyệt nhu
cầu nhân
sự
Thành lập Hội đồng
tuyển dụng
lên Tổng Giám đốc duyệt.
Phòng Nhân
sự/Đơn vị
Phòng Nhân sự thông báo kết quả dựa trên danh sách
ứng viên trúng tuyển đã được Tổng Giám đốc duyệt.
Phòng Nhân sự thông báo ngày nhận việc, kí hợp
đồng lao động. Nhân viên tân tuyển sẽ phải trải qua
quá trình thử việc trong 02 tháng.
Các đơn vị nhận xét và đánh giá quá trình thử việc.
Phòng Nhân sự
Kết hơp kết quả đánh giá của Đơn vị, Phòng Nhân
sự trình Tổng Giám đốc ký quyết định công nhận
chính thức
3.2. Xác định nhu cầu tuyển dụng
Trách nhiệm của các bộ phận nghiệp vụ
Phải lập kế hoạch nhân sự của đơn vị mình cho năm tiếp theo. Kế hoạch này phải
được gửi về Phòng Nhân sự vào đầu tháng 11 hằng năm.

Trong kế hoạch nhân sự hằng năm, phải xây dựng cân đối nguồn lực tại đơn vị để
sử dụng thật hợp lý và hiệu quả, hạn chế tối đa việc tăng số lượng nhân viên. Nếu có nhu
cầu thật sự tăng nhân viên thì phải nêu rõ lý do vì sao tăng và phải xác định rõ thời điểm,
số lượng nhân viên tăng trong năm.
Khi có nhu cầu đột xuất về nhân sự (không có kế hoạch trong năm), các đơn vị
phải tự cân đối lại nhân sự tại đơn vị mình. Nếu không tự cân đối được thì mới lập tờ
trình yêu cầu bổ sung nhân sự gửi về Phòng Nhân sự và giải trình cụ thể.
Trách nhiệm của Phòng Nhân sự
Phòng Nhân sự có trách nhiệm lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo từng
thời kì phát triển của ngân hàng. Chiến lược này phải căn cứ trên cơ sở chiến lược phát
triển kinh doanh, phát triển mạng lưới của Ngân hàng, phải nêu lên được biện pháp thực
hiện để phát triển và đáp ứng nguồn lực cho quá trình phát triển của Ngân hàng.
Hằng năm phải lập kế hoạch phát triển nguồn lực cho năm tiếp theo (căn cứ kế
hoạch nhân sự của các đơn vị trực thuộc và kế hoạch phát triển kinh doanh, phát triển
mạng lưới của toàn ngân hàng) để cân đối nguồn lực, từ đó xác định nhu cầu tuyển dụng
toàn Ngân hàng.

Công nhận
chính thức
Thông báo nhận viên, kí
hợp đồng lao động.
Thử việc 02 tháng
Nguồn tuyển dụng tại KienLongBank bao gồm cả nguồn nội bộ (cán bộ nhân viên
đang công tác tại Ngân hàng đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng cũng như có thể dự
tuyển vào vị trí mà Ngân hàng đang có nhu cầu tuyển dụng) là nguồn bên ngoài (những
ứng viên không phải là cán bộ nhân viên Ngân hàng).
3.3. Thông báo tuyển dụng
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, đơn vị tuyển dụng thông báo
công khai về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển, hồ sơ dự tuyển trờn cỏc phương
tiện thông tin đại chúng trên địa bàn để các ứng viên biết và đăng kí dự tuyển. Thông báo

tuyển dụng được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài,
mạng internet,…, thông báo trong nội bộ Ngân hàng, tại các trường Đại học.
3.4. Tiếp nhận hồ sơ và lập danh sách tuyển dụng
Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, kiểm tra tính hợp pháp,
đầy đủ của hồ sơ dự tuyển theo điều kiện và tiêu chuẩn quy định hồ sơ dự tuyển. Ngoài
ra, có thể rà soát lại các hồ sơ dự trữ đã qua sơ tuyển. Sau khi sơ tuyển chọn các hồ sơ đủ
điều kiện dự tuyển, Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự lập kế hoạch chương trình tuyển
dụng và danh sách dự tuyển trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Ngân hàng chỉ mời những
ứng viên có hồ sơ hợp lệ, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng tham dự cỏc vũng thi tuyển
tiếp theo.
3.5. Thành lập Thành phần Hội đồng phỏng vấn
Tổng Giám đốc quyết định thành lập Thành phầnHội đồng phỏng vấn theo đề nghị
của Phòng Nhân sự để thực hiện các công việc trong quá trình tổ chức thi tuyển. Thành
phần Hội đồng Phỏng vấn tối thiểu bao gồm Ban Tổng Giám đốc – Trưởng Ban; Trưởng,
Phú cỏc bộ phận nghiệp vụ, Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh có nhu cầu tuyển nhân
sự - Thành viên; Trưởng, Phó Bộ phận Nhân sự - Thành viên trực kiêm Thư kí (Trưởng
Bộ phận Nhân sự có thể ủy quyền việc phỏng vấn cho Tổ trưởng Tuyển dụng & Bố trí
nhân sự).
Nhiệm vụ của Hội đồng phỏng vấn là đánh giá, ghi nhận thật chi tiết kết quả
phỏng vấn của ứng viên và chuyển kết quả phỏng vấn cho Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân
sự để tổng hợp kết quả, trình ký Tổng Giám đốc thông qua Trưởng Phòng Nhân sự.
3.6. Thông báo đợt tuyển dụng
Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự căn cứ vào kế hoạch thi tuyển được duyệt, thông
báo (gửi thư, email, điện thoại) lịch thi tuyển và phỏng vấn đến các ứng viên theo danh
sách dự tuyển.
3.7. Tổ chức thi tuyển và phỏng vấn tuyển dụng

Thi tuyển
Tất cả ứng viên đạt yêu cầu sau khi sơ tuyển hồ sơ đều phải trải qua vòng thi viết
do Ngân hàng tổ chức (các vị trí đặc thù chỉ tham sự phỏng vấn, không qua thi viết: Cấp

quản lý, Nhân viên Bảo vệ, Nhân viên Tạp vụ, Nhân viên Lái xe). Tất cả những vị trí,
chức danh dự tuyển đều phải trải qua 02 bài thi: Bài thi về Kiến thức tổng quát (tổng
cộng 40 câu trắc nghiệm, bao gồm: 50% kiến thức xã hội, 25% kiến thức ngoại ngữ - tin
học, 25% trắc nghiệm IQ) và Bài thi về nghiệp vụ (lý thuyết chiếm 40% và bài tập 60%
điểm số). Kì thi tuyển được tổ chức tập trung, Phòng Nhân sự tổ chức thi viết cho các
ứng viên và bố trí nhân sự giám sát việc thi để kì thi diễn ra một cách nghiêm túc và đảm
bảo công bằng cho mọi ứng viên.
Phòng Nhân sự có trách nhiệm cung cấp đề thi Bài thi về Kiến thức tổng quát và
trình Ban Tổng Giám đốc duyệt chọn (Mỗi đợt thi là 01 Đề thi).
Cỏc Phòng Ban Hội sở có trách nhiệm cung cấp đề thi Bài thi về nghiệp vụ phù
hợp với yêu cầu nghiệp vụ của phũng mỡnh và trình Ban Tổng Giám đốc thông qua trước
khi gửi Phòng Nhân sự (gồm 03 bộ đề khác nhau cho 03 đợt thi tuyển liền kề), Phòng
Nhân sự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và lưu trữ đề thi.
Đề thi viết cho từng đợt thi do Tổng Giám đốc lựa chọn ngẫu nhiên từ 03 bộ đề thi
được cung cấp từ cỏc Phũng Ban Hộ sở. Đề thi được photo và niêm phong cẩn thận dưới
sự giám sát nghiêm ngặt bởi Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ (photo theo đúng theo
số lượng danh sách ứng viên dự thì và photo dự phòng theo tỷ lệ 15% theo danh sách dự
thi). Việc niêm phong đề thi diễn ra trước 01 ngày tổ chức kì thi viết tại đại bàn Tp. HCM
và 05 ngày đối với các đơn vị ở những tỉnh, thành xa được tự tổ chức thi tuyển.
Phòng nghiệp vụ hoặc cán bộ được phân công chấm bài thi phải hoàn tất việc
chấm thi và gửi kết quả về Phòng Nhân sự trong vòng 02 ngày kể từ khi nhận được bài
thi từ Phòng Nhân sự.
Phỏng vấn
Những vị trí đặc thù không qua thi tuyển sẽ được mời tham dự phỏng vấn trực tiếp
với Hội đồng phỏng vấn.
Căn cứ vào điểm thi viết, Ngân hàng sẽ chọn phỏng vấn những ứng viên có điểm
từ cao xuống theo đúng chỉ tiêu trong kế hoạch chương trình tuyển dụng (có thể nhiều
hơn nếu ứng viên bằng điểm nhau ở vị trí chọn cuối cùng), nhưng tổng điểm thi viết phải
đạt điểm từ trung bình từng trở lên mới được mời phỏng vấn nhằm mục đích đánh giá
đúng năng lực, trình độ của ứng viên. Điểm số của 02 bài thi là 100/100 trong đó Bài thi

về Kiến thức tổng quỏt điểm tối đa là 40 và Bài thi về nghiệp vụ điểm tối đa là 60.

Chỉ có một số trường hợp đặc biệt không đạt điểm bài thi viết được sự chấp thuận
của Tổng Giám đốc mới được mời phỏng vấn (các trường hợp này thường do các mối
quan hệ ràng buộc gửi gắm và thường rơi vào vị trí Thủ quỹ/Kiểm ngõn viờn).
3.8. Tổng hợp kết quả, duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển
Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự tổng hợp kết quả phỏng vấn Hội đồng phỏng vấn
trình Tổng Giám đốc danh sách kết quả tuyển chọn thông qua sự giám sát của Trưởng
Phòng Nhân sự, Tổng Giám đốc sẽ xem xét và ký duyệt danh sách kết quả tuyển chọn
căn cứ dựa trên kết quả: thi tuyển và phỏng vấn.
Trường hợp các ứng viên cú cựng kết quả phỏng vấn thì sẽ dựa trên điểm thi mà
chọn.
3.9. Thông báo nhận việc, kí hợp đồng lao động
Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự có trách nhiệm thông báo kết quả tham dự đợt
tuyển dụng cho các ứng viên tham dự, trong đó đối với các ứng viên đạt yêu cầu sẽ được
Ngân hàng gọi điện thoại và gửi thư báo kết quả tuyển chọn kèm lời mời nhận việc; đồng
thời cũng sẽ có thư từ chối đối với các ứng viên chưa đạt yêu cầu (chỉ những ứng viên
tham dự phỏng vấn). Khi ấn định thời gian mời các ứng viên trúng tuyển đến nhận việc,
Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự có nhiệm vụ làm đầu mối để hoàn chỉnh các thủ tục
trình Tổng Giám đốc kí duyệt hợp đồng lao động và các quyết định liên quan. Quyết định
thử việc nhân sự (nếu có thời gian thử việc), quyết định tuyển dụng và phân công công
tác (nếu được tuyển dụng chính thức không qua thử việc).
3.10. Thử việc, đánh giá quá trình thử việc và quyết định công nhận chính thức
Thời gian thử việc của một nhân viên tân tuyển bất kì là 02 tháng. Nhân viên tân
tuyển sẽ được xây dựng chương trình tập huấn cụ thể, dựa vào nội dung chương trình tập
huấn, các nhân viên tân tuyển sẽ phải làm báo cáo quá trình tập huấn và được nhận xét,
đánh giá trực tiếp từ các bộ phận nghiệp vụ cụ thể và người cuối cùng nhận xét trên Báo
cáo quá trình thử việc là Trưởng đơn vị nhận xét và đề xuất ý kiến cụ thể (tiếp nhận chính
thức, gia hạn thời gian thử việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động).
Bản nhận xét, đánh giá và đề nghị này phải được chuyển về Bộ phận Nhân sự

trước ngày kết thời gian thử việc ít nhất 03 ngày làm việc. Kết hợp với phần nhận xét,
đánh giá của Bộ phận Nhân sự về tình hình chấp hành nội quy, quy chế của Ngân hàng,
tác phong, ứng xử của nhân viên để có được kết quả đánh giá khái quát nhất cho từng
nhân sự trình Tổng Giám đốc xem xét. Nếu đạt yêu cầu sẽ được công nhận là nhân viên
chính thức, nếu không đạt yêu cầu thì đương nhiên chấm dứt quan hệ lao động giữa đơn
vị tuyển dụng và người thử việc.

4. Những trường hợp phỏng vấn trực tiếp, không qua thi tuyển
Phương thức tuyển dụng trực tiếp là phương thức tuyển dụng không qua thi tuyển
chỉ tham dự phỏng vấn, áp dụng đối với các trường hợp ứng viên như sau:
- Ứng viên dự tuyển từ cấp quản lý (Tổ trường Hội sở, Trưởng/Phó Phòng,
Giám đốc, Phó Giám đốc), có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng,
- Ứng viên dự tuyển các chức danh: Nhân viên Bảo vệ, Nhân viên Lái xe, Nhân
viên Tạp vụ,
- Ứng viờn là con em cán bộ nhân viên trong Ngân hàng,
- Ứng viên được sự giới thiệu, bảo lãnh đặc biệt từ phía cơ quan ban ngành
(dành cho vị trí Bảo vệ, Thủ quỹ, Kiểm ngõn viờn),
- Sinh viên thực tập kết thúc quá trình thực tập được Trưởng đơn vị nhận xét,
đánh giá quá trình thực tập (đề nghị tuyển dụng).
5. Nhận xét về Quy trình tuyển dụng tại KienLongBank
5.1. Ưu điểm
- Về cơ bản, quy trình tuyển dụng nhân sự tại KienLongBank gần giống với lý
thuyết về quy trình tuyển dụng nhân sự trong quản trị nguồn nhân lực. KienLongBank đã
áp dụng quy trình này để tuyển dụng nhân sự cho toàn hệ thống Ngân hàng, bao gồm cả
các Chi nhánh và Phòng Giao dịch.
- KienlongBank đã đưa ra quy trình tuyển dụng nhân sự từ việc xác định nhu cầu
nhân sự đã phân định rõ trách nhiệm cụ thể cho bộ phận nghiệp vụ và Phòng Nhân sự, kế
hoạch được thực hiện một cách chi tiết, xác định rõ thời gian. Vì vậy, việc hoạch định
nguồn nhân lực cho toàn hệ thống Ngân hàng được thực hiện một cách chặt chẽ, chính
xác, giảm thiểu được việc tăng nhân sự không cần thiết.

- Việc đánh giá kết quả quá trình thử việc của nhân viên tân tuyển được thực hiện
một cách khách quan, chính xác và toàn diện (cho nhân viên thử việc tự đánh giá thông
qua Báo cáo thử việc, nhân viên Ngân hàng đánh giá nhân viên thử việc) nên kết quả
đánh giá hiệu quả thực hiện công việc sẽ chính xác hơn.
- Phõn định rõ quyền hạn và trách nhiệm cho từng đối tượng tham gia vào quá trình
tuyển dụng. Từng việc được phân định cho các đối tượng (Thành phần Hội đồng phỏng
vấn, Phòng Nhân sự, Tổ Tuyển dụng & Bố trí nhân sự, Bộ phận nghiệp vụ) một cách rõ
ràng, tránh được sự chồng chéo công việc. Vì vậy, quy trình được tiến hành một cách
nhanh chóng, khoa học.
- Xuyên suốt quy trình tuyển dụng nhân sự, KienLongBank đã sử dụng nhiều biểu
mẫu phục vụ cho công tác tuyển dụng. Hầu hết, trong mỗi giai đoạn của quy trình này

đều cú cỏc biểu mẫu được sử dụng, điều này đã góp phần giúp cho việc tuyển dụng được
tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi, tránh lãng phí thời gian không cần thiết.
- Thông báo tuyển dụng được tiến hành rộng rãi trờn cỏc phương tiện thông tin đại
chúng như cỏc bỏo, tạp chớ,… Do đó, đã thu hút được nhiều ứng viên giỏi, có năng lực
ứng tuyển vào các chức danh tuyển dụng mà Ngân hàng đang có nhu cầu.
- Việc đưa ra các điều kiện và yêu cầu tuyển dụng cho từng chức danh cụ thể giúp
Ngân hàng tuyển dụng được đúng người, đúng việc, tránh được việc tuyển nhầm và tuyển
sai, giảm thiểu rủi ro về nhân sự.
- KienLongBank đang sử dụng một phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp,
hiện đại. Việc sử dụng phần mềm chuyên dụng này có thể giúp nhân viên tìm hiểu được
trình độ, bằng cấp, lí lịch,…của ứng viên một cách nhanh chóng. Toàn bộ thông tin của
ứng viên sẽ được lưu vào phần mềm này, vì vậy mà Phòng Nhân sự có thể dễ dàng tra
cứu thông tin vê nhân sự, lên các phương án tuyển dụng, thiết lập các chính sách lương
thưởng và đãi ngộ,
5.2. Hạn chế
- Theo lý thuyết về tuyển dụng nhân sự, việc thành lập Thành phần Hội đồng phỏng
vấn là việc phải được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên nhưng trong quy trình tuyển dụng
nhân sự tại Kienlong Bank thì việc này lại được thực hiện ở giai đoạn thứ tư. Vì vậy, ta

dễ dàng nhận thấy điều này không đúng như lý thuyết đưa ra.
- Việc xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại Kienlong Bank chỉ mới giới hạn trong
ngắn hạn (01 năm), khú thớch ứng nếu có sự thay đổi đột ngột về nhân sự.
- Đối với những ứng viên dự tuyển vị trí nhân viên, nên bỏ qua giai đoạn thi tuyển
đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm công tác từ 01 năm trở lên tại Ngân hàng khác
(vị trị ứng tuyển phù hợp với vị trí chức danh tại Ngân hàng họ làm việc hiện tại).
- Việc xác minh hồ sơ dự tuyển của ứng viên là một việc cực kì quan trọng. Trong
quy trình tuyển dụng nhân sự tại Kienlong Bank, giai đoạn này lại được gộp chung với
giai đoạn phỏng vấn. Điều này có thể làm mất thời gian không cần thiết cho Hội đồng
phỏng vấn. Như vậy, Hội đồng phỏng vấn lại cú thờm công việc mà đáng lẽ ra, công việc
đó là của Bộ phận Nhân sự.
- Chưa chú trọng đến lực lượng Cán bộ dự nguồn, thường chỉ khi không tuyển được
vị trí quản lý mong muốn thì mới tìm đến nguồn nhân sự nội bộ.
- Hiện tại, Kienlong Bank chưa xây dựng được các Bản mô tả công việc và Bản tiêu
chuẩn công việc. Điều này đã gây ra một số khó khăn cho công tác tuyển dụng, các ứng

viên không thấy được một cách đầy đủ các công việc của chức danh mà họ dự tuyển,
nhân viên cũng không biết đầy đủ công việc của mình.
- Kienlong Bank có xây dựng Chương trình tập huấn dành cho nhân viên tân tuyển
cụ thể theo từng bộ phận nghiệp vụ chuyên môn. Tuy nhiên, việc đào tạo nghiệp vụ này
chỉ mới theo dạng “cầm tay chỉ việc”, chứ không được đào tạo tập trung cụ thể. Thường
các nhân viên tân tuyển phải tự than vận động, điều này dễ gây sự nhàm chán và hiệu quả
công việc cũng giảm sút.
- Khâu lọc hồ sơ ứng viên chưa chặt chẽ, mặc dù điều kiện tuyển chọn ứng viên có
đặt ra lúc đầu nhưng khi ứng viên nộp hồ sơ thường không lọc theo điều kiện này mà chỉ
lọc hồ sơ theo cảm tính của Bộ phận Tuyển dụng và Bố trí nhân sự.
- Thành phần Hội đồng phỏng vấn chưa chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho cuộc phỏng
vấn, thường đến ngày phỏng vấn họ mới dựa vào những thông tin trên Phiếu Phỏng vấn
để hỏi ứng viên.
- Mức thu nhập cho từng vị trí chức danh chưa thật sự cạnh tranh và cũng chưa có

sự phân định rõ ràng giữa các mức thu nhập giữa người đã có kinh nghiệm và người chưa
có kinh nghiệm.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TUYỂN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIấN LONG
Quá trình tuyển dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nhân sự, ảnh hưởng đến chi
phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tuyển sai người ảnh hưởng làm cho doanh
nghiệp tốn rất nhiều chi phí, sai lầm tuyển dụng cho vị trí càng cao thì thiệt hại càng lớn.
Dựa trên việc phân tích những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế trong quy
trình tuyển dụng nhân sự tại Kienlong Bank, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây
nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tuyển dụng nhân sự tại Kienlong Bank, góp phần nâng
cao chất lượng nhân sự được tuyển dụng:
- Kienlong Bank nên đưa giai đoạn thành lập Thành phần Hội đồng phỏng vấn là
bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng. Việc thành lập Thành phần Hội đồng phỏng
vấn hầu như là một công việc quan trọng phải có trong việc tuyển dụng tại hầu hết các
doanh nghiệp. Việc này làm cho quy trình tuyển dụng nhân sự tại Kienlong Bank trở nên
chuyên nghiệp hơn.
- Việc lên kế hoạch nhân sự nên thực hiện trong dài hạn, không phải chỉ trong thời
gian một năm mà phải trong khoảng thời gian dài hơn, có thể là 05 năm hoặc lâu hơn
nữa, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh và mục tiêu của Kienlong Bank.
- Kienlong Bank nờn tách giai đoạn xác minh hồ sơ ứng viên ra khỏi giai đoạn
phỏng vấn, bổ sung vào quy trình tuyển dụng. Việc này nhằm làm giảm đi trách nhiệm
của Hội đồng phỏng vấn, đó không phải là công việc của ban này, công việc xác minh hồ
sơ ứng viên sẽ được giao cho Bộ phận Nhân sự.
- Cần Quy hoạch nhóm đối tượng dự nguồn cho những vị trí cần thiết nhất định vì
sự lựa chọn nguồn nhân sự nội bộ đú chớnh là đòn bẫy hiệu quả cho việc động viên nhân
viên phấn đấu trong công việc.
- Cần có những ưu tiên cụ thể (không phải thi tuyển) cho những ứng viên đã có kinh
nghiệm (dự tuyển vị trí nhân viên), có những ứng viên thực sự có năng lực họ sẽ không
hứng thú với việc thi tuyển mang nặng lý thuyết.

- Hội đồng phỏng vấn cần xây dựng, chuẩn bị ngân hàng câu hỏi cụ thể cho từng
chức danh, vị trí tuyển dụng để có thể bám sát nội dung trong suốt quá trình phỏng vấn,
nhằm đánh giá chính xác ứng viên dự tuyển hơn.
- Kienlong Bank phải nhanh chóng xây dựng các Bản mô tả công việc và Bản tiêu
chuẩn công việc. Điều này sẽ giúp Kienlong Bank giảm thiểu các khó khăn trong việc
tuyển dụng, các ứng viên cũng như nhân viên sẽ biết được họ phải làm những công việc
gì, nhờ đó mà công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn.

- Kienlong Bank phải nhanh chóng lập một website tuyển dụng trực tuyến để khi
ứng viên xem thong tin trên website hô có thể đăng ký ứng tuyển trực tuyến trên website
luôn. Điều này sẽ giúp Kienlong Bank giảm bớt thời lượng nhập lại thông tin ứng viên
lần nữa khi họ gửi hồ sơ qua địa chỉ mail và cũng giúp ứng viên biết được mã số dự tuyển
trực tiếp tại Kienlong Bank khi họ đăng ký trực tuyến.
- Kienlong Bank cần xây dựng lại Quy chế tiền lương mới, mang tính cạnh tranh
cao cho từng vị trí chức danh, công việc đặc thù. Trong Quy chế cần phân định rõ ràng
mức thu nhập giữa các ứng viờn đã có kinh nghiệm và các ưng viên chưa có kinh
nghiệm.
- Kienlong Bank cần đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ để đảm đương
công tác đào tạo nghiệp vụ theo dạng tập trung cho đội ngũ nhân viên tân tuyển.

KẾT LUẬN
Tóm lại, nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất và cũng quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Quản lý nhân sự một cách chuyên nghiệp là một công việc cực kì phức tạp không
kém quản trị tài chính hay sản xuất. Đó không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật
vỡ nú liờn quan đến con người, liên quan đến nguồn vốn quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Quản trị nhân sự giỳp cỏc nhà quản trị doanh nghiệp học được các giao tiếp với
người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung, đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân
viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển dụng.
Về mặt kinh tế, quản trị nhân sự giúp doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm
tàng nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Về mặt xã

hội, quản trị nhân sự thể hiện quan điểm nhân bản, nhân văn về quyền lợi của người lao
động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích cá nhân - tổ chức, góp phần giảm
bớt mâu thuẫn trong doanh nghiệp.
Kienlong Bank đã xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng được áp dụng rất
thành công trong suốt quá trình hoạt động từ trước tới nay. Quy trình này đã được xây
dựng trên cơ sở phù hợp với sứ mệnh, chiến lược hoạt động của Kienlong Bank. Nó thể
hiện được sự chuyên nghiệp trong quản lý nhân sự, giúp Kienlong Bank xây dựng được
một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc.
Với các giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại sẽ ngày càng
hoàn thiện hơn nữa quy trình tuyển dụng này, giúp Kienlong Bank tuyển dụng nhân sự có
chất lượng, giảm thiểu chi phí tuyển dụng,…

PHỤ LỤC
1. Phụ lục 01: Phiếu Đề xuất nhân sự
2. Phụ lục 02: Phiếu Báo cáo thử việc
3. Phụ lục 03: Phiếu Phỏng vấn ứng viên
4. Phụ lục 04: Phiếu Thông tin ứng viên
5. Phụ lục 05: Phiếu Đánh giá kết quả thực tập
6. Phụ lục 06: Kế hoạch tuyển dụng nhân sự tỉnh Khỏnh Hũa
Phụ lục 01: Phiếu đề xuất nhân sự (BM.TD.01)
NGÂN HÀNG KIấN LONG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ:________________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: ____/ĐX-____ __________, ngày ___ tháng ___ năm 2011
ĐỀ XUẤT NHÂN SỰ
Kính gửi: Ban Tổng Giám đốc;
Phòng Nhân sự,
Căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh được giao và phương hướng hoạt động năm 2011,
_______________ đề xuất nhân sự như sau:

1. Số lượng nhân sự cần bổ sung:
Chức danh
Số lượng
Mục đích
Nhân sự đề xuất
(nếu có)
Nam Nữ
2. Phân tích sự cần thiết phải bổ sung nhân sự:






3. Kế hoạch sử dụng:






4. Diễn giải khác:








×