Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

giáo trình mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản nuôi nước lợ mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 52 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ
BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Ở
ĐVTS NI NƢỚC LỢ MẶN
MÃ SỚ: MĐ08
NGHỀ: CHẨN ĐỐN NHANH BỆNH
ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Trình độ: Sơ cấp nghề


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 08


2
LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục
tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho
đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình Chẩn đoán nhanh bệnh dộng vật thủy
sản được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa từ giáo trình Chẩn đốn nhanh bệnh
động vật thủy sản năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn nhằm
góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.


Mơ đun 08: Chẩn đốn nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở động vật
thủy sản nuôi nước lợ mặn là một mô đun chun mơn nghề, có thể dùng để
dạy độc lập, sau khi học mơ đun này học viên có thể hành nghề Chẩn đốn
nhanh bệnh động vật thủy sản. Mơ đun này được giảng dạy sau mơ đun chẩn
đốn nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước lợ mặn. Giáo trình
được biên soạn theo Thơng tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
- Giáo trình MĐ08 là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học
từng bài trong chương trình dạy nghề Chẩn đốn nhanh bệnh động vật thủy sản
trình độ sơ cấp. Các thơng tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên
thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi
hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành
thực hiện các bài dạy. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 112
giờ và bao gồm 7 bài:
Nội dung của giáo trình bao gồm:
Bài mở đầu
Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tơm, cua ni nước
mặn
Bài 2: Chẩn đốn nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước mặn
Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá ni nước mặn
Bài 4: Chẩn đốn và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nước mặn
Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dưa ở cá ni nước mặn
Bài 6: Chẩn đốn nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá ni nước mặn
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm.....
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình



3
2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
3. CN. Đỗ Trung Kiên
4. TS. Bùi Quang Tề
5. ThS. Trương Văn Thượng


4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRA
NG

LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 2
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
́ .............................................. 6
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN CHỮ VIẾT TĂT
,
MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG Ở
ĐVTS NUÔI NƯỚC LỢ MẶN ....................................................................................... 7
Bài mở đầu ......................................................................................................................... 7
Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tôm, cua nuôi nước lợ mặn ............ 9
1. Tác nhân gây bệnh:.................................................................................... 9
2. Dấu hiệu bệnh lý: .................................................................................... 14
3. Phân bố và lan truyền bệnh:..................................................................... 14
4. Chẩn đoán bệnh: ...................................................................................... 15
5. Phòng và trị bệnh: ................................................................................... 16

Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước lợ mặn.................. 18
1. Tác nhân gây bệnh:.................................................................................. 18
2. Dấu hiệu bệnh lý: .................................................................................... 22
3. Phân bố và lan truyền bệnh:..................................................................... 22
4. Chẩn đoán bệnh ....................................................................................... 22
5. Phòng và trị bệnh: ................................................................................... 23
5.1. Phòng bệnh .......................................................................................... 23
5.1.1. Cải tạo ao........................................................................................... 23
Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn ................... 25
1. Tác nhân gây bệnh:.................................................................................. 25
2. Dấu hiệu bệnh lý: .................................................................................... 25
3. Phân bố và lan truyền bệnh:..................................................................... 27
4. Chẩn dốn bệnh: ...................................................................................... 27
5. Phịng và trị bệnh: ................................................................................... 27
Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh rận cá ở cá nuôi nước lợ mặn........................................... 29
1. Tác nhân gây bệnh:.................................................................................. 29
2. Dấu hiệu bệnh lý: .................................................................................... 31
3. Phân bố và lan truyền bệnh:..................................................................... 31
4. Chẩn dốn bệnh: ...................................................................................... 31
5. Phịng và trị bệnh: ................................................................................... 31
Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn................... 34
1. Tác nhân gây bệnh:.................................................................................. 34
2. Dấu hiệu bệnh lý: .................................................................................... 36
3. Phân bố và lan truyền bệnh:..................................................................... 36
4. Chẩn dốn bệnh: ...................................................................................... 36
5. Phịng và trị bệnh: ................................................................................... 37
Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước lợ mặn................... 38
1. Tác nhân gây bệnh:.................................................................................. 38
2. Dấu hiệu bệnh lý: .................................................................................... 40



5
3. Phân bố và lan truyền bệnh:..................................................................... 40
4. Chẩn doán bệnh: ...................................................................................... 40
5. Phòng và xử lý bệnh: ............................................................................... 40
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MƠ ĐUN...................................................................... 42
I. Vị trí, tính chất của mô đun : ..................................................................... 42
II. Mục tiêu: ................................................................................................ 42
III. Nội dung chính của mơ đun: .................................................................. 42
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành........................................... 43
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ....................................................... 49
VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................. 50


6
́
́
CÁC THUẬT NGỮ CHUN MƠN, CHƢ̃ VIÊT TĂT
Chẩn đốn: xác định bản chất của một bệnh.
Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các
sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên,
ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên.
Sự ký sinh: một sinh vật trong từng giai đoạn hay cả quá trình sống nhất
thiết phải sống ở bên trong hay bên ngoài cơ thể một sinh vật khác để lấy chất
dinh dưỡng mà sống và phát sinh tác hại cho sinh vật kia.
Ký sinh trùng: Động vật sống ký sinh
Vật chủ (hay ký chủ): Sinh vật bị sinh vật khác ký sinh gây tác hại
Mô học: Nghiên cứu cấu trúc rất nhỏ, thành phần và chức năng của các

Mô bệnh học: Những thay đổi về cấu trúc và chức năng trong mô và các

cơ quan của cơ thể mà chúng gây ra hoặc do một bệnh gây ra có trong các mẫu
đã chuẩn bị cho mô học.
ppm (parts per million): Đây là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật
độ tương đối thấp, nghĩa là 1 phần triệu. 1ppm = 1g/m3


7
MƠ ĐUN CHẨN ĐỐN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
Ở ĐVTS NI NƢỚC LỢ MẶN
Mã mơ đun: MĐ08
Giới thiệu mô đun:
Ký sinh trùng là tác nhân gây bệnh phổ biến ở ĐVTS. Bệnh ký sinh trùng
làm tổn thương cơ thể tôm, cá; khả năng hoạt động của các đối tượng này bị
giảm, sự sinh trưởng và phát triển kém đi. Muốn phòng bệnh do ký sinh trùng
tốt đòi hỏi người ni phải hiểu được đặc tính sinh học của ký sinh trùng gây
bệnh thì mới phịng tránh và hạn chế được dịch bệnh xảy ra.
Mô đun 08: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi
nước lợ mặn cung cấp cho học viên kiến thức về nhận biết ký sinh trùng gây
bệnh và thao tác phòng trị bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Nội dung của mơ đun được tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành nhằm
trang bị cho học viên kiến thức kỹ năng trong chẩn đoán nhanh bệnh do ký sinh
trùng gây ra ở động vật thủy sản. Sau khi học xong học viên phải nắm được các
bước thu mẫu, nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý và thực hiện được
các biện pháp xử lý các bệnh do ký sinh trùng theo quy trình kỹ thuật phù hợp.
Mơ đun Chẩn đốn nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước
lợ mặn được học sau mơ đun chẩn đốn nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở
ĐVTS nuôi nước lợ mặn.
Bài mở đầu
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này, học viên:

- Hiểu được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp chẩn đốn, phịng và xử lý
bệnh sinh vật bám ở tơm, cua nuôi nước lợ mặn; bệnh sán lá đơn chủ; bệnh
trùng mỏ neo; bệnh rận cá; bệnh trùng quả dưa; bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi
nước lợ mặn do ký sinh trùng gây ra;
- Nhận biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của sáu loại bệnh trên;
- Thực hiện được biện pháp xử lý bệnh sinh vật bám ở tôm, cua; bệnh sán
lá đơn chủ ở cá; bệnh trùng mỏ neo; bệnh rận cá; bệnh trùng quả dưa ở cá;
bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước lợ mặn do ký sinh trùng gây ra;
- Tuân thủ các nguyên tắc chẩn đoán, các bước kỹ thuật.
Nội dung chính của mơ đun:
Bài mở đầu


8
Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tơm, cua ni nước lợ
mặn
Bài 2: Chẩn đốn nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá ni nước lợ
mặn
Bài 3: Chẩn đốn và trị bệnh trùng mỏ neo ở cá nuôi nước lợ mặn
Bài 4: Chẩn đốn và trị bệnh rận cá ở cá ni nước lợ mặn
Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng quả dưa ở cá nuôi nước lợ mặn
Bài 6: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh trùng bánh xe ở cá nuôi nước lợ mặn
Mối quan hệ với các mô đun khác:
Mơ đun 08: Chẩn đốn nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS ni
nước lợ mặn có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác:
- Mô đun 01 Phịng bệnh tổng hợp là mơ đun trình bày được khái niệm cơ
bản, hiểu được cơ sở khoa học và mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh; trình
bày được các dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh thường gặp gây nguy hiểm
cho ĐVTS, từ đó là cơ sở cho nghiên cứu chẩn đoán nhanh bệnh ký sinh trùng.
- Mơ đun 02 Chẩn đốn nhanh và xử lý bệnh do mơi trường có mối quan

hệ chặt chẽ tới công tác quản lý môi trường ao nuôi động vật thủy sản. Yếu tố
môi trường liên quan chặt chẽ tới việc phát sinh và phát triển của ký sinh trùng.
Những yêu cầu đối với học viên:
- Học viên phải được trang bị những kiến thức về bệnh động vật thủy sản.
- Học viên cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về mối liên hệ
giữa các yếu tố môi trường và đời sống của động vật thủy sản và ký sinh trùng
gây bệnh.
- Sau khi học xong học viên phải nắm được các bước xác định ký sinh
trùng gây bệnh và thao tác được các biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng
thường gặp.


9
Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sinh vật bám ở tơm, cua ni
nƣớc lợ mặn
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh sinh vật bám ở tôm, cua
nuôi nước lợ mặn;
- Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của tôm, cua;
xác định được bệnh sinh vật bám ở tôm, cua nuôi nước lợ mặn.
A. Nội dung:
1. Tác nhân gây bệnh:
1.1. Giới thiệu:
Giáp xác chân tơ ký sinh trong mang và bề mặt cơ thể tôm, cua gây cản trở
hô hấp, làm cua khó vận động, khó lột xác, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản
lượng nuôi.
Tác nhân gây bệnh gồm các giống giáp xác chân tơ ký sinh: Sacculina,
Heterosaccus, Loxothylacus, Briarosaccus, Lernaeodiscus và Thompsonia
thường ký sinh ở cua biển; Sylon sp ký sinh ở tơm.
1.2. Quan sát nhận dạng:


Hình 8-1: Giáp xác chân tơ Sacculina sp ký sinh ở cua Hải Phịng (2003)

1

2

Hình 8-2: 1- Mặt bụng của cua- Rhithropanopeus harrisii có túi ngồi lớn
của giáp xac chân tơ- Loxothylacus panopaei () được gắn với bề mặt của
bụng cua; 2- Ba tôm (Spirontocaris holmesi) nhiễm giáp xác chân tơ (Sylon sp)
túi ngoài gắn với mặt bụng.


10

A
B

Hình 8-3: Giáp xác chân tơ Sacculina sp (A- trứng và ấu trùng cypris;
B- ấu trùng cypris) (mẫu thu ở Nghĩa Hưng, Nam Định, 2004)


11



Hình 8-4: Cua đen mang và nhiễm giáp xác chân tơ- Sacculina sp ()
phát triển đầy xoang đầu ngực (mẫu thu ở Nghĩa Hưng, Nam Định, 2004)

Hình 8-5: Ghẹ ba chấm nhiễm giáp xác chân tơ (Sacculina sp), túi trứng

phát triển đầy xoang bụng (mẫu thu ở Hải Hậu, Nam Định, 2005)


12

Hình 8-6: Octolasmis sp- sen biển ký sinh trên mang cua ở Nghĩa Hưng


mang




A

B
B

Hình 8-7: Giáp xác chân tơ (Octolasmis cor sen biển) nhiễm ở cua Nghĩa
Hưng (A- sen biển bám trên mang cua; B- phần đầu của sen biển)


13

Hình 8-8: sun (Chelonobia sp) và sun (Balanus sp) bám trên vỏ ghẹ

Hình 8-9: sun bám trên vỏ cua


14


Hình 8-10: Sun bám trên vỏ ghẹ
2. Dấu hiệu bệnh lý:
2.1. Dấu hiệu bên ngồi:
2.1.1. Hoạt động của tơm bệnh
- Tơm yếu, hoạt động khó khăn, bắt mồi giảm.
2.1.2. Hoạt động của cua bệnh
- Cua yếu, di chuyển chậm, bắt mồi giảm, khó lột xác.
2.1.3. Dấu hiệu bệnh ở vỏ, phần phụ của tôm, cua
- Trên vỏ, phần phụ, mang tôm; trên phần phụ, mặt bụng của cua sinh vật
bám đầy.
- Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của
tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh vi rút.


15
- Sinh vật bám đôi khi làm mất khả năng sinh sản của vật chủ, làm thay
đổi nội tiết, ảnh hưởng đến lột vỏ, hoạt động và sinh trưởng chậm (còi cọc).
2.2. Dấu hiệu bên trong:
- Sinh vật bám làm thay đổi nội tiết, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, lột
xác của cua, tôm.
3. Phân bố và lan truyền bệnh:
Giáp xác chân tơ sống ở biển. Chúng sống ký sinh trên các loài cua ghẹ,
phân bố rộng khắp các đại dương. Biển Việt nam rất phong phú giáp xác chân
tơ nhất là ven bờ, vùng triều, cửa sông. Điều tra trong các ao nuôi cua bị bệnh
tỷ lệ nhiễm 47,5% (Nam Định), 53,33% (Hải Phòng) giáp xác chân tơ
Sacculina sp ký sinh trong xoang đầu ngực cua ghẹ và làm chúng gầy yếu, hoạt
động chập chạp có khi gây chết rải rác trong các ao nuôi (Bùi Quang Tề, 20042005)
Sen biển Octolasmis spp. ký sinh ở nhiều loại cua sống ở biển Trung
Quốc, Việt Nam chưa điều tra nhiều, nhưng sơ bộ kiểm tra cua biển nuôi ở

Nghĩa Hưng tỷ lệ nhiễm từ 30-60%, cường độ nhiễm từ 1 đến hàng trăm sen
biển trên một cá thể cua (theo Bùi Quang Tề và CTV, 2005).
Sun Balanus sp; Chelonobia sp bám nhiều trên vỏ cua ghẹ sống ở biển
Trung Quốc, Việt Nam chưa điều tra nhiều, nhưng điều tra cua ghẹ ở Nghĩa
Hưng, Hải Hậu, Nam Định tỷ lệ nhiễm từ 10-60%, cường độ nhiễm từ 1 đến
hàng trăm sen biển trên một cá thể cua ghẹ (theo Bùi Quang Tề, 2005).
4. Chẩn đốn bệnh:
4.1. Thu mẫu tơm, cua bị bệnh:
4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Chài, lưới, vợt, túi nilon
- Sổ ghi chép
- Tài liệu tham khảo
- Bộ giải phẫu
4.1.2. Quan sát trạng thái tôm bị bệnh trong ao
- Biểu hiện hoạt động bất thường của ấu trùng.
- Biểu hiện sinh vật bám trên vỏ, thân, phần phụ tôm.
4.1.3. Quan sát trạng thái cua bị bệnh trong ao
- Biểu hiện hoạt động bất thường của ấu trùng.
- Biểu hiện sinh vật bám trên phần phụ, bụng, mai cua.
4.1.4. Thu mẫu tôm, cua bệnh
- Thu mẫu tôm, cua nghi bị bệnh


16
4.2. Quan sát cơ thể tôm:
4.2.1. Quan sát vỏ, phần phụ của tơm
- Tơm yếu, hoạt động khó khăn.
- Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy.
- Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của
tôm, đặc biệt gây tác hại lớn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh vi rút.

4.2.2. Giải phẫu và quan sát bên trong cơ thể tôm
- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.
4.2. Quan sát cơ thể cua
4.2.1. Quan sát vỏ, phần phụ của cua
- Biểu hiện sinh vật bám trên vỏ, thân, mang, phần phụ cua.
4.2.2. Giải phẫu và quan sát bên trong cơ thể cua
- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.
5. Phịng và trị bệnh:
5.1. Phòng bệnh:
5.1.1. Cải tạo ao
- Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước.
- Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3
(một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3.
5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả
- Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15
phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngồi cá.
5.1.3. Quản lý mơi trường ni
- Thường xun theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định: Định thời
gian, định địa điểm, định chất và định lượng".
5.2. Trị bệnh:
5.2.1. Thay nước
- Nếu có điều kiện nên thay tồn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng
nước thay.
5.2.2. Tắm tôm, cua trong dung dịch fomalin
- Dùng Formalin 100-200 ppm tắm cho tôm trong 30 phút. Nếu dùng nồng
độ thấp hơn cần kéo dài thời gian.
5.2.3. Tắm tôm, cua trong nước oxy già (H2O2)
- Tắm bằng nước ôxy già (H2O2) ở nồng độ 100-150ppm trong 15-30 phút.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:



17
- Câu hỏi:
+ Anh chị mơ tả hình dạng của ký sinh trùng và dấu hiệu bệnh lý bệnh
sinh vật bám ở tôm, cua nuôi nước lợ mặn?
+ Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phịng, xử lý
bệnh sinh vật bám ở tơm, cua nuôi nước lợ mặn?
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh sinh vật bám ở tôm, cua
nuôi nước lợ mặn ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương.
+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị sinh vật bám ở tôm, cua
nuôi nước lợ mặn.
C. Ghi nhớ:
- Tác nhân gây bệnh gồm các giống giáp xác chân tơ ký sinh: Sacculina,
Heterosaccus, Loxothylacus, Briarosaccus, Lernaeodiscus và Thompsonia
thường ký sinh ở cua biển; Sylon sp ký sinh ở tôm.
- Trùng bám đầy trên thân, mang, phần phụ làm tôm, cua yếu, hoạt động
khó khăn, bắt mồi giảm, ảnh hưởng đến nội tiết, sinh sản, lột xác.
- Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, định kỳ bón vơi,
tắm hoặc phun một số hố chất như Formalin, nước oxy già (H2O2) vào bể, ao
ương theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.


18
Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh sán lá đơn chủ ở cá ni nƣớc lợ mặn
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi
nước lợ mặn;
- Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác định
được bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước lợ mặn.

A. Nội dung:
1. Tác nhân gây bệnh:
1.1. Giới thiệu:
- Bệnh sán lá đơn chủ ở cá là một bệnh ký sinh trùng phổ biến, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi nếu không phát hiện sớm và khơng biết
cách phịng trị bệnh.
- Sán lá đơn chủ ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều
kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể.
- Trùng gây bệnh bao gồm các giống:
Bộ Dactylogyridea
Giống Ancyrocephalus
Giống
Pseudorhabdosynochus
Giống Haliotrema
Bộ Monopisthocotylidea
Giống Benedenia
Giống Neobenedenia
Giống Sessilorbis
Giống Sprostoniella
Giống

Megalocotyle

Bộ Mazocraeidea
Giống Osphyobothris
Giống Intracotyle
Giống Monaxine
Giống Lethrinaxine
Giống Incisaxine
Giống Pseudaxinoides

Giống Tonkinaxine
Giống Lutianicola
Giống Gotocotyla
Giống Pricea
Giống Dawesia


19
1.2. Quan sát nhận dạng:

2

3

4

1

5

6

7

Hình 8-11: Một số sán lá đơn chủ ở cá biển: 1- Sessilorbis limopharynx;
2- Tonkinaxine homocerca; 3- Benedenia hoshinia; 4- Neobenedenia girellae;
5- Megalocotyle lutiani; 6- Sprostoniella multitestis; 7- Dawesia incisa.


20


1

3

2

4

Hình 8-12: Một số sán lá đơn chủ ký sinh trên cá biển (tt): 1- Monaxine
formionis; 2- Incisaxine dubia; 3- Lethrinaxine parva; 4- Pseudaxinoides
vietnamensis;

3
1

2

4

Hình 8-13: Một số sán lá đơn chủ ký sinh trên cá biển (tt): 1- Osphyobothris
multivitellatus; 2- Lutianicola haifonensis; 3- Pricea multae; 4Pseudorhabdosynochus epinepheli


21

Hình 8-14: Sán lá đơn chủ (Benedenia)- rệp trắng ký sinh trên cá ni
biển

Hình 8-15: Sán lá đơn chủ (Benedenia hoshinia) ký sinh trên da, mang cá

nuôi lồng biển


22
2. Dấu hiệu bệnh lý:
2.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao:
- Cá ít hoạt động hoặc hoạt động khơng bình thường, một số cá nằm ở đáy
ao, một số lại nổi lên mặt nước đớp khơng khí, thậm chí mất dần khả năng vận
động và bơi ngửa bụng.
2.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang:
- Da cá cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Cá mù
mắt, bơi lội bất thường, cơ thể gầy yếu, có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt
cá hương, cá giống
- Mức độ cảm nhiễm của các loài cá khá cao, tỷ lệ cảm nhiễm từ 30-60%.
- Mùa xuất hiện bệnh: mùa xuân, thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.
Nhiệt độ quá cao về mùa hè và quá lạnh về mùa đông đều khơng thích hợp với
loại sán này.
3. Phân bố và lan truyền bệnh:
Ở Việt Nam đã điều tra gặp khoảng 20 giống trong đó 4 giống
Ancyrocephalus , Pseudorhabdosynochus, Haliotrema và Benedenia ở các loài
cá song (mú). Đặc biệt giống Benedenia đã gây cho cá song nuôi bè chết nhiều
ở Vịnh Hạ Long và Cát Bà.
Ở Đông Nam Á thường gặp các giống sán đơn chủ trên ký sinh ở một số
cá ni lồng biển.
4. Chẩn đốn bệnh:
4.1. Thu mẫu cá bị bệnh:
4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Chài, lưới, vợt, túi nilon
- Sổ ghi chép
- Bộ giải phẫu

4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao.
- Quan sát biểu hiện bất thường của cá bệnh
4.1.3. Thu mẫu cá bệnh
- Thu mẫu cá nghi nhiễm sán lá đơn chủ
4.2. Quan sát cơ thể cá:
- Quan sát da, vây, mắt
Quan sát sán lá đơn chủ bám trên da, vây, mắt,
- Quan sát mang, xoang miệng
Quan sát sán lá đơn chủ bám trong mang, xoang miệng
- Lấy nhớt mang, da cá bệnh, dàn mỏng trên slide sạch, đậy lamel rồi quan
sát bằng kính hiển vi với độ phóng đại <100x.


23
5. Phòng và trị bệnh:
5.1. Phòng bệnh:
5.1.1. Cải tạo ao
- Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước.
- Khử trùng đáy ao: 10 - 15kg/100m2; khử trùng nước 1,5 – 2 kg/100m3
(một tháng khử trùng 2 - 4 lần) và treo túi vôi: 2 – 4 kg/10m3.
5.1.2. Khử trùng cá trước khi thả
- Trước khi thả cá nên sát trùng cá bằng dung dịch nước ngọt trong 10-15
phút nhằm hạn chế ký sinh trùng bên ngồi cá.
- Cá thả khơng nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế dộ ăn và điều kiện
mơi trường ao ni để điều chỉnh cho thích hợp.
5.1.3. Quản lý môi trường nuôi
- Thường xuyên theo dõi môi trường nuôi, cho ăn theo "4 định", hạn chế
thức ăn dư thừa.
5.2. Trị bệnh:
5.2.1. Thay nước

- Nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng
nước thay.
5.2.2. Tắm cá trong dung dịch fomalin
- Dùng Formalin tắm nồng độ 100-200ppm, thời gian 30- 60 phút, chú ý
khi tắm phải có xục khí cung cấp đủ oxy cho cá.
5.2.3. Tắm cá trong nước oxy già (H2O2)
- Tắm bằng nước oxy già (H2O2) ở nồng độ 100-150ppm trong 15-30 phút.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
+ Anh chị hãy mô tả dấu hiệu bệnh lý bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước
lợ mặn?
+ Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp phòng, xử lý
bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước lợ mặn?
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh sán lá đơn chủ ở cá ni
nước lợ mặn ở một ao nuôi cụ thể tại địa phương.
+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh sán lá đơn chủ ở
cá nuôi nước lợ mặn.
C. Ghi nhớ:


24
- Tác nhân gây bệnh sán lá đơn chủ ở cá nuôi nước lợ mặn là các giống
sán thuộc bộ Dactylogyridea, bộ Monopisthocotylidea, bộ Mazocraeidea trong
đó đặc biệt nhất là giống Benedenia thuộc bộ Monopisthocotylidea gây bệnh
mè cá rất phổ biến
- Sán lá đơn chủ ký sinh trên da, mang nhiều loài cá nước lợ mặn ở nhiều
lứa tuổi, nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối với cá hương, cá giống.
- Để phòng trị bệnh: cần lọc kỹ và khử trùng nguồn nước, không nên thả
cá mật độ quá dày, định kỳ bón vơi, tắm hoặc phun một số hoá chất như

Formalin, H2O2 vào ao theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.


×