BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHẨN ĐOÁN NHANH
VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN,
NẤM Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
NUÔI NƢỚC NGỌT
MÃ SỐ: MĐ04
NGHỀ CHẨN ĐOÁN NHANH BỆNH ĐỘNG VẬT
THỦY SẢN
Trình độ: sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề chẩn
đoán bệnh động vật thủy sản ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển
đáng kể.
Chương trình quốc gia nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản đã
được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo
các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình
thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề
là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Chẩn đoán nhanh bệnh
động vật thủy sản cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề,
biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS nuôi nước ngọt
là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng để dạy độc lập. Sau khi học mô
đun này người học có thể hành nghề Chẩn đoán và phòng, trị bệnh do vi khuẩn,
nấm ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt. Mô đun này được học sau các mô
đun: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt và trước
mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do ký sinh trùng ở ĐVTS nước ngọt.
Mô đun gồm các bài sau:
- Bài mở đầu
- Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá
- Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá
- Bài 3: Chẩn đoán và xử lý bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh
- Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá
- Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch
Để hoàn thành được giáo trình nghề Chẩn đoán nhanh bệnh động vật
thủy sản nói chung và mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bênh do vi khuẩn, nấm ở
động vật thủy sản nuôi nước ngọt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Thủy sản đã giúp chúng tôi
có điều kiện để xây dựng giáo trình này.
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên : TS. Thái Thanh Bình
2. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh
3. CN. Đỗ Trung Kiên
3
4. TS. Bùi Quang Tề
5. ThS. Trương Văn Thượng
4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU
…………………………………………………………… 2
MỤC LỤC 4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƯ
̃
VIÊ
́
T TĂ
́
T 6
MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM Ở
ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƯỚC NGỌT 7
Bài mở đầu 7
1. Tầm quan trọng của mô đun 7
2. Nội dung chính của mô đun 7
3. Mối quan hệ với các mô đun khác 8
Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá 10
1. Tác nhân gây bệnh: 10
3. Phân bố và lan truyền bệnh 14
4. Chẩn đoán bệnh: 14
5. Phòng và trị bệnh: 17
Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá 20
1. Tác nhân gây bệnh: 20
2. Dấu hiệu bệnh lý: 23
4. Chẩn đoán bệnh: 26
5. Phòng và trị bệnh: 29
Bài 3: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh 32
1. Tác nhân gây bệnh: 32
2. Dấu hiệu bệnh lý: 32
3. Phân bố và lan truyền bệnh 34
4. Chẩn đoán bệnh: 34
5. Phòng và trị bệnh: 35
Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá 38
1. Tác nhân gây bệnh : 38
2. Dấu hiệu bệnh lý : 39
3. Phân bố và lan truyền bệnh 42
4. Chẩn đoán bệnh: 42
5
5. Phòng và trị bệnh: 43
Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch 46
1. Tác nhân gây bệnh: 46
2. Dấu hiệu bệnh lý: 48
3. Phân bố và lan truyền bệnh: 51
4. Chẩn đoán bệnh: 51
5. Phòng và trị bệnh: 52
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 55
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun 55
II. Mục tiêu của mô đun 55
III. Nội dung chính của mô đun 55
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 56
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 62
VI. Tài liệu tham khảo 63
6
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ
̃
VIÊ
́
T TĂ
́
T
1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh.
2. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm
các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu
niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên.
3. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m
3
hoặc 1ml/m
3
4. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu
chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu
chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang
của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý
gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài.
7
MÔ ĐUN CHẨN ĐOÁN NHANH VÀ TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN, NẤM
Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NƢỚC NGỌT
Mã mô đun: MĐ04
Giới thiệu mô đun:
Mô đun Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở động vật thủy
sản nuôi nước ngọt trang bị cho học viên kiến thức như sau: hiểu được dấu hiệu
bệnh lý, phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh viêm ruột, xuất huyết ở
cá; bệnh đốm trắng gan thận ở cá; bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh;
bệnh lở loét ở ba ba, ếch do vi khuẩn gây ra; hiểu được dấu hiệu bệnh lý,
phương pháp chẩn đoán, phòng và xử lý bệnh nấm ở cá do nấm gây ra; nhận
biết và chẩn đoán được dấu hiệu bệnh lý của năm loại bệnh trên; thực hiện
được biện pháp xử lý bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá; bệnh đốm trắng gan thận
ở cá; bệnh đốm nâu, đốm đen ở tôm càng xanh; bệnh lở loét ở ba ba, ếch do vi
khuẩn gây ra; bệnh nấm ở cá do nấm gây ra; tuân thủ các nguyên tắc chẩn
đoán, các bước kỹ thuật.
Mô đun gồm có 6 bài học, các bài học sẽ được giảng dạy tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện mô đun học viên sẽ được kiểm
tra, đánh giá mức độ thành thạo thao tác. Khi kết thúc mô đun: kiểm tra, đánh
giá mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng.
Bài mở đầu
1. Tầm quan trọng của mô đun
Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ở động vật thủy sản. Bệnh
do vi khuẩn, nấm gây ra tuy không gây chết hàng loạt cho vật nuôi nhưng tỷ lệ
chết dồn tích có thể lên đến 70 – 80% đàn cá, tôm nuôi. Bệnh do vi khuẩn xảy
ra trên mọi đối tượng thủy sản và xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của
động vật thủy sản. Bệnh do vi khuẩn rất mẫm cảm với môi trường nuôi. Nếu
trong việc quản lý môi trường nuôi không tốt, hàm lượng chất hữu cơ nhiều thì
bệnh vi khuẩn dễ dàng xảy ra. Để phòng bệnh cho vi khuẩn cần quản lý môi
trường ao nuôi tốt, các chỉ số thủy lý, thủy hóa trong giới hạn chịu đựng của
động vật thủy sản. Khác với bệnh do vi rút, bệnh do vi khuẩn đã có nhiều thuốc
để điều trị, mặc dù vậy công tác phòng bệnh vẫn là cần thiết đối với nghề nuôi
thủy sản.
2. Nội dung chính của mô đun
- Bài mở đầu
- Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá
- Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá
- Bài 3: Chẩn đoán và xử lý bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh
- Bài 4: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh nấm thủy my ở cá
- Bài 5: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh lở loét ở ba ba, ếch
8
3. Mối quan hệ với các mô đun khác
Mối quan hệ giữa mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm
ở động vật thủy sản nuôi nước ngọt với các mô đun khác: Mô đun này mặc dù
có thể giảng dạy độc lập nhưng vẫn có liên quan chặt chẽ với môn học và mô
đun khác. Mô đun được giảng dạy sau mô đun chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh
do vi rút ở ĐVTS nuôi nước ngọt và trước mô đun chẩn đoán nhanh và trị bệnh
do ký sinh trùng ở ĐVTS nuôi nước ngọt
Mối quan hệ của mô đun 04 với các mô đun khác:
+ Mô đun 01: Phòng bệnh tổng hợp là mô đun chuyên môn thực hành
mô tả những hiểu biết cơ bản bệnh của ĐVTS, phương pháp phun, tắm, tiêm
thuốc, phương pháp trộn thuốc vào thức ăn cho động vật thủy sản và biện pháp
phòng bệnh tổng hợp
Mô đun đã trang bị cho học viên kiến thức về khái niệm cơ bản của bệnh
động vật thủy sản nói chung và có kiến thức hiểu biết về bệnh truyền nhiễm
trong đó có bệnh do vi khuẩn và nấm.
Mô đun 01 trang bị kiến thức về phương pháp sử dụng thuốc trong
phòng và trị bệnh của ĐVTS, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho ĐVTS
áp dụng cho các bệnh vi khuẩn và nấm của ĐVTS.
+ Mô đun 02: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do môi trường là mô đun
chuyên môn thực hành mô tả ảnh hưởng của oxy, pH, NH
3
, NO
2
đối với ĐVTS,
thao tác đo oxy, pH, NH
3
, NO
2
và biện pháp xử lý. Mô đun này trang bị kiến
thức về quản lý môi trường nuôi và biện pháp xử lý yếu tố môi trường nuôi.
Quản lý và biện pháp xử lý các yếu tố môi trường là một trong các biện pháp
phòng bệnh tổng hợp và áp dụng cho phòng bệnh vi khuẩn và nấm ở ĐVTS.
+ Mô đun 03: Chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh do vi rút ở ĐVTS nuôi
nước ngọt là mô đun chuyên môn thực hành mô tả vi rút gây bệnh, dấu hiệu
bệnh lý, nhận biết, chẩn đoán và biện pháp xử lý bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ,
cá chép và bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh.
Mô đun 03 và mô đun 04 đều là mô đun bệnh truyền nhiễm của ĐVTS
nuôi nước ngọt nên có một số biện pháp phòng bệnh chung. Dấu hiệu bệnh của
một số bệnh do vi rút và một số bệnh do vi khuẩn trên cùng một đối tượng nuôi
sẽ có nhiều dấu hiệu giống nhau. Do vậy hai mô đun này sẽ hỗ trợ cho nhau để
phân biệt một số bệnh vi rút, vi khuẩn trên cùng một đối tượng nuôi có các dấu
hiệu tương tự nhau.
Mô đun 03 có bệnh xuất huyết do vi rút ở cá chép và cá trắm cỏ. Dấu
hiệu bệnh lý của hai bệnh này sẽ được so sánh với dấu hiệu bệnh lý của bệnh
viêm ruột ở cá và bệnh đốm trắng gan thận ở cá của mô đun 04.
+ Mô đun 07: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh do vi khuẩn, nấm ở ĐVTS
nuôi nước lợ, mặn là mô đun chuyên môn thực hành mô tả vi khuẩn, nấm gây
bệnh, dấu hiệu bệnh lý, nhận biết, chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh phát
sáng ở ấu trùng giáp xác; bệnh đốm trắng do vi khuẩn ở tôm he; bệnh lở loét do
9
vi khuẩn ở cá nuôi nước lợ mặn; bệnh do vi khuẩn dạng sợi ở cá nuôi nước lợ
mặn; bệnh nấm hạt ở cá nuôi nước mặn; bệnh nấm ở giáp xác.
Mô đun 07 là mô đun viết về các bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra ở
ĐVTS nuôi nước lợ mặn. Phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh
của mô đun 07 có liên quan chặt với phương pháp chẩn đoán và biện pháp
phòng trị bệnh của mô đun 04.
10
Bài 1: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh viêm ruột ở cá
Mục tiêu:
- Trình bày được các bước chẩn đoán nhanh bệnh viêm ruột, xuất huyết ở cá;
- Thu được mẫu; quan sát đánh giá được trạng thái cơ thể của cá; xác
định được bệnh viêm ruột ở cá.
- Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh viêm ruột ở cá.
A. Nội dung:
1. Tác nhân gây bệnh:
1.1 Giới thiệu
- Giống Aeromonas thuộc họ Aeromonadaceae, bộ Aeromonadales, lớp
Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria.
- Giống Pseudomonas là một giống thuộc họ Pseudomonadaceae, bộ
Pseudomonadales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria.
- Vi khuẩn gram âm, hình que hoặc hơi uốn cong, không sinh bào tử,
kích thước 0,5-1,0 x 1,5-5,0 m.
- Chúng chuyển động bằng một hoặc nhiều tiên mao.
- Chúng phát triển trong môi trường đơn giản và hiếu khí.
- Giới hạn nhiệt độ phát triển rất rộng từ 4 - 43
0
C.
1.2 Quan sát nhận dạng vi khuẩn qua ảnh
- Vi khuẩn hình que, có một tiêm mao dài dùng để chuyển động.
Hình 4-1: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiên mao
11
2. Dấu hiệu bệnh lý:
2.1. Dấu hiệu bên ngoài:
2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao
- Cá bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn
- Cá bơi yếu, hoạt động chậm chạp
2.1.2 Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang
- Trên thân có nhiều đốm đỏ do viêm loét.
- Các đốm đỏ nằm rải rác trên da cá, tại chỗ viêm loét, vẩy cá rựng lên
hoặc bong ra, lộ phần da hoặc cơ thịt phía dưới.
- Các vây, gốc vây bị xuất huyết và bị ăn mòn, vây bị rách nát và cụt dần.
- Phần bụng chương to.
- Hậu môn sưng, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ hậu môn.
- Mang cá xuất huyết, có màu đỏ thẫm.
Hình 4- 2: Cá trắm cỏ bị bệnh viêm ruột xuất hiện các đốm đỏ trên thân
Hình 4-3: Cá tra bị bệnh viêm ruột có biểu hiện vây bị xuất huyết
12
Hình 4- 4: Cá rô phi
2.2. Dấu hiệu bên trong:
- Xoang bụng xuất huyết chứa nhiều dịch nhày
- Toàn bộ các cơ quan nội tạng của cá bị xuất huyết: gan, thận, lá lách,
ruột,…
- Ruột bị viêm, chứa đầy hơi, cá bị bệnh nặng ruột bị hoại tử nên bệnh
còn gọi là bệnh viêm ruột.
Hình 4-5: Cá trắm cỏ bị viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết.
13
Hình 4- 6: Cá tra bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết
Hình 4- 7: Cá rô phi bị bệnh viêm ruột có biểu hiện nội tạng xuất huyết
14
Hình 4- 8: Cá nheo bị viêm ruột do vi khuẩn ruột chứa nhiều hơi
3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Bệnh viêm ruột do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp di động,
Pseudomonas sp thường gặp ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt.
- Ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp
bệnh như: trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè, cá ba sa, cá bống tượng, cá tai
tượng, cá trê, cá nheo
- Vi khuẩn có thể gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu
ở tôm càng xanh.
- Tỷ lệ tử vong ở động vật thuỷ sản thường từ 30-70% riêng ở cá giống
(ba ba, trê) có thể chết 100%.
- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và
mùa thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh phát nhiều vào mùa mưa.
- Đông Nam Á: Thái Lan bệnh gặp ở cá trê, Indonesia - cá chép bị bệnh,
cá trê bị bệnh.
4. Chẩn đoán bệnh:
4.1 Thu mẫu cá bị bệnh:
4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ
- 3 bộ giải phẫu, 3 khay inox, 30 đôi găng tay cao su
- 3 quyển sổ ghi chép
- 01 chài, 03 vợt, 09 túi nilon
4.1.2. Quan sát trạng thái cá bị bệnh trong ao
- Quan sát hoạt động bắt mồi hay khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Cá bị
bệnh thường kém ăn, bỏ ăn.
- Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp
- Tỷ lệ cá chết rải rác trong ao
4.1.3. Thu mẫu cá bệnh
15
- Dùng vợt vớt những con cá giống có biểu hiện bệnh như bơi nổi gần bờ
- Dùng lưới kéo quây nhưng góc ao mà cá bệnh tập trung bơi ở đó.
- Số lượng cá thu:
+ Cá giống nhỏ (4-8cm): thu 30 con
+ Cá giống lớn (10-25cm): thu 15 con
+ Cá thương phẩm: thu mẫu 9 con
4.2. Quan sát cơ thể cá:
4.2.1. Quan sát thân, vây, mắt, miệng, mang cá
- Đặt con cá trên khay và quan sát màu sắc của da, vây, mắt, miệng,
mang cá.
- Da có các đốm đỏ
- Vây xuất huyết, rách nát
- Bụng chướng to, hậu môn sưng
- Mang xuất huyết.
4.2.2 Giải phẫu và quan sát nội tạng
- Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn
chọc vào hành tủy của cá
- Giải phẫu cá: dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên
xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu
môn.
Quan sát hình vẽ mô tả dưới đây
Hình 4 – 9: : Giải phẫu xoang bụng cá, sơ đồ đường cắt
16
- Quan sát nội tạng: quan sát xoang bụng, gan, thận, lá lách, ruột
Hình 4- 10: Giải phẫu xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng
1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lách; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu
môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang.
17
- Các cơ quan nội tạng xuất huyết, chứa dịch nhầy
- Ruột xuất huyết và hoại tử
5. Phòng và trị bệnh:
5.1 Phòng bệnh:
5.1.1. Cải tạo ao, vệ sinh lồng nuôi
- Cải tạo ao trước khi thả cá:
+ Tháo cạn nước ao.
+ Vét bùn, cày xới đáy ao.
+ Rắc vôi xuống đáy ao liều lượng trung bình 7- 10 kg/ 100 m
2
+ Phơi đáy ao 7 – 15 ngày.
+ Cấp nước và xử lý nước trước khi thả cá.
(Nội dung chi tiết tìm hiểu ở mục 3.1, bài 3, mô đun 1 Biện pháp phòng
bệnh tổng hợp)
- Vệ sinh lồng nuôi trước khi nuôi cá:
+ Dùng nước vôi trong để rửa lồng cá.
+ Dùng hóa chất như TCCA rửa lồng cá: 2ppm.
5.1.2 Quản lý môi trường nuôi
- Tránh cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu:
nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước.
- Định kỳ bón vôi (CaO) liều lượng 2kg vôi/100m
3
nước, một tháng bón
vôi 2 lần. Vôi hoà ra nước té đều khắp ao.
- Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi:
+ Mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1
lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước.
+ Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m
3
.
+ Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và
phía đầu nguồn nước chảy.
- Cho cá ăn theo 4 định để tăng hiệu quả cho ăn, tránh dư thừa thức ăn
giảm ô nhiễm môi trường
- Vệ sinh dụng cụ nuôi trước và sau khi dùng: ngâm vào nước vôi trong,
rửa sạch phơi nắng cho khô ráo.
5.1.3. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc phòng bệnh
Bệnh viêm ruột xuất hiện quanh năm, tuy nhiên các tháng giao mùa cuối
xuân đầu hè và mùa thu ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam. Trước mùa xuất
18
hiện bệnh một tháng nên cho cá ăn các loại thuốc tăng sức đề kháng cho cá,
phòng bệnh viêm ruột.
- Cho cá ăn thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục. Liều lượng:
cá giống 4 g/1 kg cá/1 ngày (400 g thuốc/100 kg cá /1ngày), cá thịt 2g/1 kg cá/
1 ngày (200 g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày).
- Cho cá ăn vitamin C với liều lượng 30 mg/ 1kg cá/ngày (30g/ 100 kg cá
/ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng trước mùa phát bệnh.
5.2. Xử lý bệnh:
5.2.1. Phun thuốc diệt vi khuẩn
Bệnh xuất hiện do môi trường nuôi bị ô nhiễm hữu cơ, để tiêu diệt được
bệnh cần tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong môi trường ao nuôi.
+ Dùng thuốc tím (KMnO
4
) phun trực tiếp xuống nước: nồng độ thuốc
sau khi phun thuốc xuống ao là 2 ppm.
+ Dùng TCCA ném trực tiếp thuốc xuống ao: nồng độ thuốc sau khi
thuốc tan trong nước ao là 0,5 ppm. Thuốc ở dạng viên sủi, khi ném xuống ao
ngoài tác dụng khử trùng thì còn có tác dụng tăng oxy cho nước.
Lưu ý, thuốc được ném đều trên mặt ao để thuốc được hòa tan đều trong
nước ao. Nếu chúng ta ném thuốc tập trung ở một vị trí của ao thì tại vị trí đó
thuốc có nồng độ cao sẽ gây chết cá, còn ở các vị trí khác nồng độ thuốc thấp
không có tác dụng chữa bệnh cho cá
5.2.2. Cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh
Có thể dùng một số kháng sinh, thảo dược có tác dụng diệt khuẩn điều trị
bệnh nhiễm khuẩn máu như sau:
+ Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ.
Oxytetracyline nồng độ 20-50 ppm.
Streptomycin nồng độ 20-50 ppm.
+ Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh.
Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày.
Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày.
Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi
liều lượng giảm đi 1/2 so vớí ngày ban đầu.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
- Câu hỏi:
+ Nêu dấu hiệu bệnh lý của bệnh viêm ruột ở cá?
- Bài tập thực hành:
19
+ Bài tập 1: Hãy tiến hành thu và phân tích bệnh viêm ruột, xuất huyết ở
cá của một ao nuôi cá nước ngọt tại địa phương.
+ Bài tập 2: Thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh tại ao nước ngọt
cá bị bệnh viêm ruột.
C. Ghi nhớ
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm ruột ở cá.
- Biện pháp trị bệnh viêm ruột.
20
Bài 2: Chẩn đoán nhanh và trị bệnh đốm trắng gan thận ở cá
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp chẩn đoán bệnh đốm trắng trên gan thận ở
cá bằng dấu hiệu bệnh lý.
- Thực hiện các bước kỹ thuật chẩn đoán nhanh được bệnh đốm trắng
trên gan thận ở cá bằng dấu hiệu bệnh lý.
- Thực hiện được các biện pháp phòng và trị bệnh đốm trắn trên gan thận
ở cá.
- Tuân thủ nguyên tắc chẩn đoán bệnh bằng dấu hiệu bệnh lý.
A. Nội dung:
1. Tác nhân gây bệnh:
1.1. Giới thiệu
- Tác nhân gây bệnh là Edwardsiella thuộc họ Enterobacteriaceae.
- Chúng có đặc điểm gram âm, hình que mảnh, kích thước 1 x 2-3 m.
- Thường gặp hai loài: E. tarda và E. ictaluri.
- E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá
không vẩy.
- E. ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nôi tạng gan, tụy,
thận của cá không vẩy.
- Loài E. tarda hầu hết không lên men các loại đường nhưng có một vài
chủng lên men đường khá nhanh.
1.2 Quan sát nhận dạng vi khuẩn qua ảnh
- Hình ảnh vi khuẩn Edwardsiella khi chụp dưới kính hiển vi điện tử
- Hình ảnh mô gan, thận nhiễm vi khuẩn Edwardsiella khi nhuộm gram,
nhân tế bào của gan, thận kết đặc hoặc hoại tử
Hình 4- 11: Vi khuẩn Edwardsiella
21
Hình 4 – 12: Nhân tế bào gan kết đặc
Hình 1- 13: Nhân tế bào gan kết đặc
22
Hình 1- 14: Nhân tế bào lá lách bị hoại
tử
Hình 1- 15: Nhân tế bào thận kết đặc () hoặc hoại tử (nhuộm gram mô gan,
lá lách cá bệnh đốm trắng
23
2. Dấu hiệu bệnh lý:
2.1. Dấu hiệu bên ngoài:
2.1.1. Hoạt động của cá bệnh trong ao.
- Cá bị bệnh kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy yếu.
- Quan sát hoạt động bơi của cá: bơi yếu, chậm chạp.
- Tỷ lệ cá chết rải rác trong ao.
2.1.2. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang
- Bụng thường chướng to.
- Xung quanh miệng có các đám xuất huyết.
- Gốc vây xuất huyết, mắt lồi.
Hình 4-16: Cá da trơn bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng, bụng chướng to
24
Hình 4-17: Cá Tra bị bệnh đốm trắng, trên thân xuất huyết dưới da
2.2. Dấu hiệu bên trong
- Cơ quan nội tạng xuất huyết có nhiều dịch màu hồng.
- Giải phẫu cơ quan nội tạng gan, lá lạch, thận bị hoại tử thành những
đốm màu trắng đục đường kính 0,5-2,5mm còn gọi là “bệnh đốm trắng”.
Hình 4- 18: Cá Tra giống bị bệnh hoại tử cơ quan nội tạng: trên gan, lá
lách có đốm trắng