Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

GIÁO ÁN THỂ DỤC 8 ( 4 CỘT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.07 KB, 42 trang )

Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy
23 82
CAÂU CAÀU KHIEÁN
14/02/2009 16/02/2009
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu rõ đặc điểm, hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng của câu cầu khiến.
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm của câu cầu khiến.
- Biết cách vận dụng loại câu này vào nói và viết.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh?
H: Qua bài thơ em cảm nhận gì về điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó. Trước hoàn cảnh
đó, thái độ của Bác như thế nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Dựa trên chức năng của câu cầu khiến để tạo tâm thế vào bài cho học sinh
TG Nội dung Hoạt động thầy Hoạt động trò
15’ I. Đặc điểm tình hình
và chức năng:
1. Đặc điểm hình thức:
Câu cầu khiến là câu
có những từ cầu khiến
như: hãy, đừng, chớ,
nào, đi, thôi, vào có
ngữ điệu cầu khiến.
2. Chức năng:


Câu cầu khiến dùng để
ra lệnh, yêu cầu, đề
nghị, khuyên bảo.
* Lưu ý:
Khi viết câu cầu khiến
thường kết thúc bằng
dấu chấm than nhưng
khi ý cầu khiến không
được nhấn mạnh thì có
thể kết thúc câu này
bằng dấu chấm.
Hướng dẫn h/s tìm hiểu đặc
điểm hình thức và chức năng của
câu cầu khiến.
Gv treo bảng phụ bài tập 1,
trang 30 - SGK, gọi h/s đọc bài
tập và xác định câu cầu khiến.
H: Dựa trên căn cứ nào để em
xác định như vậy?
H: Những câu này dùng để làm
gì?
Gv treo bảng phụ nội dung bài
tập 2 trang 30, 31.
H: Cách đọc từ “mở cửa” trong
2 trường hợp này có gì khác
nhau? Vì sao?
H: Trong những trường hợp
trên đã sử dụng dấu câu nào để
kết thúc câu?
=> Chốt ý bằng câu hỏi khái

quát.
-> quan sát
-> đọc đoạn a, b
a. Thôi đừng lo lắng, cứ về đi.
b. Đi thôi con.
a. đừng, đi, thôi, cứ.
b. thôi
-> ra lệnh, yêu cầu, sai bảo.
-> quan sát
a -> nhẹ nhàng, vì là câu trả
lời.
b-> ra lệnh, mạnh vì đây là
câu cầu khiến.
-> dấu chấm than, dấu chấm.
-> cho các câu (tự đặt hoặc
tìm trong các tác phẩm văn
TG Nội dung Hoạt động thầy Hoạt động trò
22’ II. Luyện tập:

Yêu cầu h/s cho ví dụ minh hoạ
về chức năng và hình thức của
câu cầu khiến.
Gv giúp h/s phân tích.
Gv hướng dẫn h/s hoạt động
nhóm, 4 nhóm/4 bài tập, làm
trong thời gian 7 phút, chỉ định
bất kỳ h/s của nhóm thực hiện
việc trình bày kết quả, các bạn
khác bổ sung.
-> Gv uốn nắn.

học).
-> thảo luận nhóm theo yêu
cầu trong thời gian đã quy
định.
-> trình bày kết quả đã làm.
-> bổ sung cho bài của bạn.
-> sửa bài.
Bài tập 1: Đặc điểm hình thức:
a. hãy b. đi c. đừng
Nhận xét:
Chủ ngữ là người nghe, tiếp nhận các câu cầu khiến trên.
a. Vắng chủ ngữ, người này là Lang Liêu.
b. Chủ ngữ: Ông giáo (ngôi thứ 2 số ít).
c. Chúng ta (chủ ngữ) -> ngôi thứ nhất số nhiều.
Khi thêm, bớt, thay đổi chủ ngữ của những câu trên thì ý nghĩa sẽ thay đổi người tiếp nhận câu cầu
khiến.
Bài tập 2: Xác định các câu cầu khiến:
a. “Thôi ấy đi”. b. “Các em đừng khóc”.
-> vắng CN, dấu chấm. -> có CN “các em”; dấu (.).
c. “Đưa mau!” ; “Cầm này!”
-> vắng CN, không có từ ngữ cầu khiến, dùng ngữ điệu cầu khiến.
Sự khác nhau về hình thức giữa các cấu trên: dùng ngữ điệu cầu khiến.
Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến:
a. Vắng CN, giọng ra lệnh, không thể hiện tình cảm quan tâm của người nói đối với người nghe.
b. Có CN, ý cầu khiến nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng, tình cảm yêu thương, sự ân cần.
Bài tập 4: Nhận xét đoạn trích và trả lời câu hỏi:
- Câu trong đoạn trích, Dế Choắt muốn thể hiện tình cảnh đáng thương để mong Dế Mèn động lòng
làm giúp.
- Dế Choắt không dùng câu có từ cầu khiến vì như thế khiến cho Dế Mèn cảm thấy bị sai
bảo và câu nói không có hiệu quả cao.

4. Củng cố: 2’
H: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến? -> sử dụng loại câu chú ý người giao
tiếp.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Làm bài tập 5, trang 33 - SGK.
- Chuẩn bị: “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy
23 83
THUYẾT MINH
VỀ MỘT DANH LAM, THẮNG CẢNH
14/02/2009 16/02/2009
I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh biết viết đoạn văn, bài văn hoặc trình bày miệng để giới thiệu về một danh lam,
thắng cảnh.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, tranh.
Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng gì?
Kiểm tra bài tập 5, trang 33 - SGK.
3. Bài mới:
Dựa trên cảnh đẹp của cảnh vật Việt Nam để giới thiệu.
TG Nội dung bài Hoạt động thầy Hoạt động trò
20’ I. Giới thiệu một danh
lam, thắng cảnh:
Muốn viết bài giới
thiệu về một danh lam,

thắng cảnh thì tốt nhất
phải đến nơi thăm thú,
quan sát hoặc tra cứu
sách vở, hỏi han những
người hiểu biết về nơi
ấy.
- Bài giới thiệu nên có
bố cục 3 phần. Lời giới
thiệu ít nhất có kèm
theo miêu tả, bình luận
thì sẽ hấp dẫn hơn. Tuy
nhiên bài giới thiệu
phải dựa trên cơ sở
kiến thức đáng tin cậy
và phương pháp thích
hợp.
- Lời văn cần chính
xác, biểu cảm.
Hướng h/s chú ý tên tiết dạy.
H: “Danh lam, thắng cảnh”
là gì?
-> dẫn giải:
Gv treo ảnh Hồ Hoàn Kiếm
và Đền Ngọc Sơn, giới thiệu
địa danh.
Gọi h/s đọc văn bản mục I
trang 33.
H: Trong bài đã giới thiệu về
đối tượng nào?
H: Bài giới thiệu đã cung cấp

cho chúng ta những gì?
H: nếu muốn thuyết minh về
2 đối tượng này, bản thân em
phải làm gì?
H: Ngoài ra lĩnh vực nào sẽ
giúp em tìm hiểu sâu hơn về
danh lam, thắng cảnh này?
H: Bài viết này được sắp xếp
theo thứ tự như thế nào?
H: Bài giới thiệu có thiếu sót
gì về bố cục?
-> quan sát.
-> trình bày sự hiểu biết
của mình.
-> h/s quan sát
-> đọc theo yêu cầu nội
dung văn bản.
-> Hồ Hoàn Kiếm, Đền
Ngọc Sơn.
-> những tri thức về tên
gọi, lịch sử hình thành, biến
đối của đối tượng.
-> đến nơi quan sát, tìm
hiểu qua sách vở một cách
tường tận.
-> địa lý, lịch sử, các câu
chuyện về danh nhân, miền
đất.
-> trước: giới thiệu về
HHK (không gian rộng).

-> sau: giới thiệu về Đền
NS (không gian hẹp).
-> thiếu mở bài để giới
thiệu khái quát.
TG Nội dung bài Hoạt động thầy Hoạt động trò
15’ II. Luyện tập:
Bài tập: Lập lại bố cục
cho bài giới thiệu về
Đền Ngọc Sơn và Hồ
Hoàn Kiếm:
Mở bài:
Giới thiệu vị trí danh
lam, thắng cảnh này
trong quần thể kiến
trúc nổi tiếng của Hà
Nội ngàn năm văn
hiến.
Thân bài:
Giới thiệu cụ thể theo
trình tự:
- Xa -> gần.
- Ngoài -> trong.
- Lịch sử hình thành và
tên gọi.
Kết bài:
Vị trí thắng cảnh trong
đời sống tình cảm của
người Việt Nam và du
khách.
H: Nếu cần bổ sung nội dung

cho bài viết , em sẽ thêm
những phần nào?
H: Qua đó em cho biết cách
trình bày văn bản thuyết minh
về danh lam, thắng cảnh?
=> Chốt ý.
Gv chia h/s ra 4 nhóm thực
hiện yêu cầu bài tập 1 theo nội
dung câu hỏi cụ thể sau:
- Bố cục gồm mấy phần?
- Phần Mở bài nêu nội dung
gì?
- Phần Thân bài sẽ trình bày
theo thứ tự:
+ Xa -> gần
+ Ngoài -> trong
như thế nào?
- Chi tiết nào làm nổi bật giá
trị lịch sử và văn hoá của di
tích?
- Phần Kết bài nêu nội dung
gì?
-> thảo luận chung (vị trí,
độ rộng, hẹp của hồ; vị trí
của Tháp Rùa, đền NS, cầu
Thê Húc; miêu tả quang
cảnh xung quanh (cây cối,
màu nước, hình ảnh rùa
nổi ).
-> nêu ý kiến.

-> 3 phần: mở bài, thân
bài, kết bài.
-> giới thiệu khái quát về
danh lam thắng cảnh.
- Xa: hồ như một lãng hoa
xinh đẹp giữa lòng Hà Nội.
Gần: màu nước, cây cối,
hình ảnh của rùa.
- Ngoài -> trong: gò Tháp
Bút -> Đài Nghiên -> cầu
Thê Húc -> đền Ngọc Sơn
(trấn Bảo Đình -> nếp
ngoài -> nếp giữa -> nếp
sau) -> Tháp Rùa.
- Chi tiết: màu nước xanh
từ sự tích hoàn gươm; lịch
sử tên gọi chùa, đền Ngọc
Sơn.
- Phần kết bài: khẳng định
vẽ đẹp đối với dân tộc và
những du khách.
4. Củng cố: 4’
Cho h/s nghe đọc bài giới thiệu về khu di tích “Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Ôn tập về văn bản thuyết minh”.
Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy
23 84
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
14/02/2009 16/02/2009

I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh.
- Nắm vững các phương pháp thuyết minh vận dụng vào bài làm.
- Nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, xem ôn tập.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Trình bày bố cục bài văn thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh?
3. Bài mới:
Yêu cầu học sinh nhắc lại các đối tượng đã tìm hiểu để thuyết minh -> dẫn vào bài mới.
TG Nội dung bài Hoạt động thầy Hoạt động trò
5’ I. Ôn tập lý thuyết:
1. Vai trò và tác dụng
của văn bản thuyết minh
trong đời sống:
Văn bản thuyết minh là
kiểu văn bản thông dụng
trong mọi lĩnh vực đời sống
nhằm cung cấp tri thức về
đặc điểm, tính chất, nguyên
nhân, của các hiện tượng
và sự vật trong tự nhiên và
xã hội.
Gv hướng dẫn h/s ôn lại lý
thuyết.
H: Văn bản thuyết minh có

vai trò và tác dụng như thế
nào đối với đời sống?
Hướng dẫn h/s phân biệt
các kiểu văn bản đã học với
văn thuyết minh.
=> treo bảng phụ có nội
mục 2.
Ôn tập theo chỉ dẫn.
-> trình bày khái niệm
văn bản thuyết minh.
-> phân biệt theo cách
so sánh của bản thân.
2. Sự khác nhau của văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm và
nghị luận: (tiếp theo phần nội dung) (10’)
Kiểu
văn bản
Thuyết minh Tự sự Miêu tả Biểu cảm Nghị luận
Vai trò
Trình bày tri
thức về đặc
điểm, tính
chất của sự
vật, hiện
tượng
Trình bày
diễn biến
của sự việc,
sự vật, hiện
tượng.
Trình bày chi

tiết về hình
dáng, màu sắc,
tính chất của
sự vật, con
người.
Trình bày
tình cảm,
cảm xúc
của người
viết đối với
đối tượng.
Trình bày quan
điểm, nhận xét,
tư tưởng của
người viết về sự
việc, hiện tượng,
con người.
TG Nội dung Hoạt động thầy Hoạt động trò
5’ 3. Cách làm bài văn thuyết minh:
- Phải quan sát đối tượng cần thuyết minh.
H: Muốn làm tốt
văn bản thuyết minh
-> nhắc lại các
bước cơ bản khi
TG Nội dung Hoạt động thầy Hoạt động trò
5’
10’
Tìm hiểu, tra cứu sách vở, hỏi những người
hiểu biết.
- Xác định rõ phạm vi tri thức khách quan,

khoa học về đối tượng.
- Dùng phương pháp thuyết minh phù hợp làm
nổi bật trọng tâm, tránh sa vào chi tiết không
cần thiết.
4. Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- So sánh.
- Nêu ví dụ.
- Phân tích, phân loại.
- Liệt kê.
- Số liệu
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Lập dàn ý:
a. Giới thiệu một đồ dùng trong hoặc tập hoặc
sinh hoạt.
b. Giới thiệu về một danh nhân văn hoá.

Bài tập 2: Luyện viết đoạn văn thuyết minh:
a. Đề: Giới thiệu một đồng dùng sinh hoạt.
Chiếc ấm trà của ông em cao khoảng 20cm
được làm bằng gốm sứ trắng. Phía trên, nắp ấm
hình tròn dẹt có núm cầm cách điệu một búp
non. Thân ấm hình trụ có đáy lõm, trên nền sứ
trắng có điểm xuyết cành trúc và vài chú chim
xinh xắn. Từ giữa trên thân ấm có gắn vòi dài
khoảng 7cm uốn cong hướng lên. Đối xứng
bên kia vòi là quai ấm có hình như chữ D hoa
giúp ta cầm vững và không bị nóng khi rót
nước.
b. Đề: Giới thiệu về một di tích cách mạng.

c. Đề: Giới thiệu về một nhà cách mạng.
người viết cần phải
làm gì?
H: Khi thuyết minh
cần sử dụng phương
pháp thuyết minh
nào?
tiến hành thuyết
minh về một đối
tượng.
-> liệt kê những
phương pháp
thuyết minh đã
học và vận dụng.
4. Củng cố: 4’
H: Tại sao phải vận dụng các phương pháp thuyết minh vào bài làm thuyết minh?
5. Dặn dò: 1’
- Ôn bài, chuẩn bị làm bài viết số 5.
- Chuẩn bị bài mới: “Ngắm trăng”, “Đi đường”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 22
 Tiết 85: Ngắm trăng, Đi đường (Hướng dẫn đọc thêm)
 Tiết 86: Câu cảm thán
 Tiết 87, 88: Viết bài tập làm văn số 5
Tuần: 22
Tiết: 85
Văn bản VỌNG NGUYỆT
TẨU LỘ (HDĐT)
Hồ Chí Minh

I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Bài “Vọng nguyệt”: cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù
trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng. Thấy
được sức hấp dẫn trong nghệ thuật của bài thơ.
- Bài “Tẩu lộ”: hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ (từ việc đi đường núi mà gợi ra bài
học đi đường đời, đường CM); cách dùng biểu tượng có hiệu quả nghệ thuật cao trong bài
thơ.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kiểm tra phần bài tập viết đoạn văn thuyết minh cho các đề bài ở nhà đã hướng dẫn.
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Mối giao hoà của người với thiên nhiên thể hiện qua nhiều văn bản đã học, mối
quan hệ đó một lần nữa được khẳng định qua bài thơ “Vọng nguyệt” mà các em sẽ được tìm
hiểu hôm nay.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu văn bản:
1. Xuất xứ:
Trích trong tập thơ “Nhật
ký trong tù”.

2. Thể thơ:

Thất ngô tứ tuyệt.
Hướng dẫn h/s chú ý vào chú
thích SGK trang 37.
Gv giới thiệu tập thơ Nhật ký
trong tù.
Yêu cầu h/s trình bày hoàn
cảnh sáng tác của văn bản.
H: Xác định xuất xứ của bài
thơ?
Gv hướng dẫn h/s đọc văn bản
(nguyên văn, dịch nghĩa, dịch
-> quan sát, tìm ý
chính.
-> nghe.
-> không gian, thời
gian, bối cảnh
-> trích từ tập “Nhật
ký trong tù”.
-> chú ý theo hướng
dẫn.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hai cầu đầu:
“Ngục trung
nại ngược hà?”
- Hoàn cảnh đặc biệt: Bác
ngắm trăng trong nhà
giam.
- Câu đầu: Bác nói về
điều kiện ngắm trăng
(không rượu, không hoa)

-> tâm hồn tự do, khát
khao thưởng thức cảnh
đẹp.
- Câu thứ hai: dùng câu
nghi vấn để thể hiện sự
rung động mãnh liệt của
người tù CM trước cảnh
trăng đẹp -> tình yêu
thiên nhiên của Bác.
2. Hai câu cuối:
- Cấu trúc đối xứng:
+ Người - song sắt -
trăng.
+ Trăng - song sắt -
người.
- Nhân hoá “nguyệt
khán thi gia”.
=> thể hiện mối giao hoà
đặc biệt giữa người tù thi
sĩ với vầng trăng, làm nổi
bật sự gắn bó tri kỷ giữa
trăng với Bác.
II. Tổng kết:
Ngắm trăng là bài thơ tứ
tuyệt giản dị mà hàm súc,
cho thấy tình yêu thiên
nhiên đến say mê và
thơ), gọi h/s đọc, Gv đọc lại 1
lần.
H: Xác định thể thơ của văn

bản?
Gv treo bảng phụ ghi nguyên
văn bài thơ.
Gọi h/s đọc 2 câu đầu.
H: Em có nhận xét gì về hoàn
cảnh ngắm trăng của Bác?
=> Dẫn giải: thi nhân ngắm
trăng trong lúc thanh thản còn
Bác đang mang nặng niềm ái
quốc nhưng người vẫn hướng
tới thiên nhiên -> tình yêu thiên
nhiên.
H: Câu thơ đầu có ý nghĩa gì?
Cách nói đó thể hiện gì ở Bác?
H: Giữa nguyên văn và dịch
thơ ở câu 2 có gì khác biệt?
H: Vậy mục đích nghi vấn ở
câu nguyên văn là gì?
Gv đọc 2 câu thơ còn lại, chú
ý nhịp đọc tạo thế đối xứng của
dòng thơ?
H: Bác đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì ở 2 dòng thơ này?
Biện pháp nghệ thuật đó có tác
dụng gì?
=> Cuộc vượt ngục về tinh
thần của Bác.
H: Qua bài thơ em hình dung
ra Bác như thế nào?
(liên hệ phong thái của Phan

Bội Châu, Phan Châu Trinh).
Hướng dẫn h/s phần luyện tập:
tìm hiểu những bài thơ nói về
trăng của Bác ở những thời
điểm khác nhau.
-> đọc văn bản.
-> nghe.
-> thất ngôn tứ tuyệt
-> quan sát.
-> đọc theo yêu cầu.
-> nêu ý kiến về
hoàn cảnh đặc biệt.
-> trình bày cách
hiểu của bản thân
mình.
-> nguyên văn: câu
nghi vấn.
-> dịch thơ: câu trần
thuật.
-> bộc lộ tình cảm
trước vẻ đẹp của thiên
nhiên.
-> nghe, cảm nhận
bằng các giác quan.
-> phép đối
-> nhân hoá
-> nêu cách hiểu của
bản thân.
-> nêu cảm nhận về
hoàn cảnh của Bác -

(phong thái ung dung
ngay trong cảnh lao
tù).
-> Trung thu, Thu dạ
(đêm thu): NKTT.
-> Rằm tháng giêng;
Cảnh khuya, Báo tiệp:
phong thái ung dung của
Bác Hồ ngay cả trong
cảnh ngục tù cực khổ tối
tăm.
Chiến khu Việt Bắc
thời chống Pháp ->
cho thấy tâm hồn rộng
mở với thiên nhiên.
4. Củng cố: 4’
H: Đọc lại nguyên văn và dịch thơ, thuộc lòng bài “Vọng nguyệt”.
5. Dặn dò: 1’
- Học thuộc bài.
- Chuẩn bị: “Câu cảm thán”.

Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản ĐI ĐƯỜNG
Hồ Chí Minh
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Trong thời gian bị chính quyền quân phiệt ở Trung Quốc bắt giữ, chúng đã chuyển Bác qua
30 nhà lao ở tỉnh Quảng Tây.
2. Thể thơ:
- Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt.
- Dịch thơ của Nam Trân: lục bát.

3. Nội dung bài thơ:
- Nghĩa đen: nói về việc đi đường núi.
- Nghĩa bóng: ngụ ý về con đường CM, đường đời Bác muốn rút ra một bài học, nêu lên
một chân lý từ thực tế của chính mình: con đường CM là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng
nếu bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt được thắng lợi rực rỡ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 22
Tiết: 86
CÂU CẢM THÁN

I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm của câu cảm thán.
- Nhớ đặc điểm hình thức và chức năng của loại câu này.
- Vận dụng kiểu câu vào trong việc sử dụng ngôn ngữ nói + viết.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch bài thơ “Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh?
H: Qua bài thơ em hình dung về Bác như thế nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng gì, trong trường hợp nào
chúng ta thường gặp loại câu này -> đó là nội dung cần tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên

Hoạt động của
học sinh
I. Đặc điểm hình thức và chức
năng:
- Câu cảm thán là những câu
có những từ ngữ cảm thán
như: ôi, than ôi, trời ơi, chao
ơi, hỡi ơi, thay biết bao, biết
chừng nào, dùng để bộc lộ
trực tiếp cảm xúc của người
nói (người viết); xuất hiện chủ
yếu trong ngôn ngữ nói hằng
ngày hay ngôn ngữ văn
chương.
- Khi viết, câu cảm thán
thường kết thúc bằng dấu
chấm than.
II. Luyện tập:
Hướng h/s chú ý các đoạn
trích trang 43 - SGK.
Gọi h/s đọc nội dung này.
H: Trong những đoạn trích
trên, câu nào là câu cảm
thán?
H: Dựa vào từ ngữ nào đề
em xác định điều này.
=> đây là những từ cảm
thán.
H: Ngoài ra em còn biết
những từ cảm thán nào?

Gv treo bảng phụ có nội
dung:
a. Chao ơi, cái Tí dễ
thương quá!
b. Mẹ ơi, cho cái Tí ăn
bánh đi!
-> đoạn trích từ “Lão
Hạc”, “Nhớ rừng”.
-> a. “Hỡi ơi, lão
Hạc!”.
-> b. “Than ôi!”.
-> a. hỡi ơi
-> b. than ơi
-> ghi nhớ.
-> chao ơi, biết bao,
xiết bao, biết chừng
nào.
-> cảm thán, bộc lộ
trực tiếp cảm xúc.
-> câu khiến.
Bài tập 1: Xác định kiểu câu
và giải thích:
- Các câu trong đoạn trích
không phải đều là câu cảm
thán mà chỉ có câu cảm thán
sau:
a. Than ôi!
Lo thay!
Nguy thay!
b. Hỡi ta ơi!

c. Chao ôi, mình thôi!
- Các câu còn lại biểu lộ cảm
xúc nhưng không có từ ngữ
cảm thán.
Bài tập 2: Phân tích tình cảm
cảm xúc thể hiện trong các
ngữ liệu:
a. Xót xa, thương cảm.
b. Đau đớn, oán trách.
c. Buồn bả, thất vọng, bi
quan.
d. Ân hận, day dứt.
=> Các câu trên không được
xếp vào kiểu câu cảm thán vì
chúng không có từ ngữ cảm
thán.
Bài tập 3: Đặt câu cảm thán:
1. Mẹ ơi, tình yêu của mẹ
dành cho con thiêng liêng biết
bao!
2. Đẹp thay ráng trời hồng
khi bình minh mở cửa.
Bài tập 4: Phân biệt đặc điểm
hình thức và chức năng của 3
kiểu câu: (xem bảng phụ bên
dưới).
c. Nhìn cái Tí như thế này,
ai mà hổng thương?
Yêu cầu h/s xác định các
chức năng và kiểu câu cho

ví dụ trên.
=> chức năng của câu cảm
thán.
Gv giới thiệu 2 dạng văn
bản: đơn từ và bài thơ, gọi
2 h/s đại diện 2 dãy bàn lên
xác định câu cảm thán
trong 2 văn bản trên.
=> sự xuất hiện của câu
cảm thán trong hoạt động
của ngôn ngữ.
=> Chốt ý.
Chuyển sang mục Luyện
tập.
-> câu nghi vấn, biểu
lộ gián tiếp cảm xúc.
-> ghi nhớ.
-> học sinh trình bày
theo yêu cầu của giáo
viên.
-> ghi nhớ.
* Bổ sung cho bài tập 4:
Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng
Nghi vấn
-> chứa từ ngữ nghi
vấn, kết thúc bằng
dấu (?).
-> hỏi, biểu lộ cảm xúc,
đe doạ, cầu khiến, khẳng
định, phủ định.

cầu khiến -> chứa từ ngữ cầu
khiến/ngữ điệu cầu
-> ra lệnh, yêu cầu, đề
nghị, sai bảo, khuyên
khiến. nhủ.
Cảm thán
-> chứa từ ngữ cảm
thán.
-> bộc lộ trực tiếp cảm
xúc.

4. Củng cố: 4’
Liên hệ phần ví dụ đã phân tích ở mục I để khắc sâu nội dung ôn lại ở bài tập 4.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Lập dàn ý cho các đề văn để làm bài viết số 5.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 22
Tiết: 87, 88
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5


I/. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về kiểu văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng các phương pháp thuyết minh cụ thể vào bài văn theo yêu cầu.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, đề bài.
Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị dàn ý ở nhà.
III/. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
Đề bài:
Giới thiệu về một danh
lam, thắng cảnh ở quê
hương em.
Ghi đề bài làm lên bảng.
Yêu cầu h/s xác định
phương thức biểu đạt, đối
tượng, phạm vi kiến thức và
dàn ý chung cho đề bài trên.
H: Nhắc lại các phương
pháp thường được sử dụng?
Nhắc nhở h/s một số điểm
cần lưu ý theo và tránh.
Theo dõi h/s làm bài.
-> quan sát và chép đề.
-> thuyết minh.
-> một danh lam, thắng
cảnh ở quê em.
-> về lịch sử, văn hoá, vị
trí địa lý
-> trình bày theo 3 phần
rõ ràng, cụ thể.

-> liệt kê theo yêu cầu.
-> chú ý
-> làm bài cẩn thận,
Còn 15 phút nhắc h/s xem
lại bài: nội dung, bố cục,
kiến thức, lỗi chính tả.
Cuối giờ thu bài theo bàn,
điểm danh bài.
nghiêm túc.
-> xem lại bài làm để
chuẩn bị nộp.
-> nộp bài làm cho giáo
viên theo trình tự.
4. Củng cố: 1’
Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
5. Dặn dò: 1’
- Chuẩn bị: “Câu trần thuật”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 23
 Tiết 89: Câu trần thuật
 Tiết 90: Chiếu dời đô
 Tiết 91: Câu phủ định
 Tiết 92: Chương trình địa phương (TLV)
Tuần: 23
Tiết: 73, 74
CÂU TRẦN THUẬT


I/. Mục tiêu cần đạt:

Giúp h/sinh:
- Hiểu rõ được thế nào là câu trần thuật.
- Nhớ đặc điểm hình thức và chức năng của loại câu này.
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm của cân trần thuật. Vận
dụng vào trong văn nói/viết.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, chuẩn bị bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Nêu phạm vi kiến thức và mục tiêu cần đạt của tiết học để tạo tâm thế vào bài cho
h/sinh (có thể yêu cầu h/sinh nhắc lại đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến
và cảm thán để dẫn vào bài).
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Đặc điểm hình thức và chức
năng:
- Câu trần thuật không có đặc
điểm hình thức của các kiểu câu
nghi vấn, cần khiến, cảm thán;
thường dùng để kể, thông báo,
nhận định, miêu tả.
- Ngoài ra, câu trần thuật còn
dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc

lộ cảm xúc (vốn là chức năng
chính của những kiểu câu khác).
- Khi viết câu trần thuật thường
kết thúc bằng dấu dấu, nhưng đôi
khi có thể kết thúc bằng dấu (!),
( ).
- Câu trần thật là kiểu câu cơ bản
và được dùng phổ biến nhất trong
giao tiếp.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Nhận diện kiểu câu và
xác định chức năng cảu câu:
Đoạn a:
(1): câu trần thuật -> kể.
(2): câu trần thuật -> b/lộ c/xúc.
(3): câu trần thuật -> b/lộ c/xúc.
Đoạn b:
(1): câu trần thuật -> kể.
(2): câu cảm thán -> b/lộ c/xúc.
(3): câu trần thuật -> b/lộ c/xúc.
(4): câu trần thuật -> b/lộ c/xúc.
Bài tập 2: Nhận xét câu thơ trong
bài “Vọng nguyệt”:
- Dịch thơ: câu trần thuật.
- Dịch nghĩa: câu nghi vấn.
Ý nghĩa: diễn đạt ý đêm trăng đẹp
gây sự xúc động mãnh liệt đễn
nhà thơ, là Người muốn làm một
điều gì đó.
Bài tập 3: Xác định kiểu câu và

phân biệt sắc thái, ý nghĩa:
Gv treo bảng phụ có
nội dung các đoạn trích
trang 45, 46 mục I.
H: Những câu nào
trong đoạn trích trên
không có đặc điểm
hình thức của kiểu câu
nghi vấn, cảm thán, cầu
khiến?
=> đây là kiểu câu trần
thuật.
H: Những câu trần
thuật này dùng để làm
gì?
=> chức năng của câu
trần thuật.
H: Nêu nhận xét về
dấu két thúc câu trần
thuật?
=> vì chức năng rộng
nên tần số xuất hiện
của câu trần thật cao.
Gv chia nhóm phân
nhiệm vụ, hướng dẫn
h/s làm luyện tập, gọi
đại diện trình bày kết
quả.
Gv uốn nắn, chỉnh sửa
bài tập cho h/sinh.

-> quan sát
-> a: các câu trong cả
đoạn.
-> b: các câu trong cả
đoạn.
-> c: các câu trong cả
đoạn.
-> d: câu (1) -> câu
cảm thán, câu (2) &
(3) không có đặc điểm
hình thức của các kiểu
câu trên.
-> a: (1,2) nêu suy
nghĩ, nhận định.
(3): nêu yêu cầu.
-> b: (1): kể + tả.
(2): thông báo
-> c: (1,2): miêu tả
-> d: (2): nhận định
(3): bộ lộ cảm xúc
-> dấu (.) thường
xuyên, đôi khi là dấu
(!), ( )
-> hoạt nhóm theo
yêu cầu thực hiện bài
tập, trình bày kết quả;
thảo luận, nhận xét
bài làm của nhóm
bạn, bổ sung.
-> sửa bài tập vào vở.

a. câu cần khiến -> ra lệnh.
b. câu nghi vấn -> nêu đề nghị.
c. câu trần thuật -> tr/bày y/cầu.
Bài tập 4: Nhận xét câu văn:
a -> cầu khiến.
b(1) -> kể; (2): cầu khiến.
4. Củng cố: 4’
Hướng dẫn làm bài tập 5, 6 trang 47.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị: “Chiếu dời đô”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 23
Tiết: 90
Văn bản CHIẾU DỜI ĐÔ
- Lý Công Uẩn -

I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Thấy được ý nghĩa trọng đại và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời
đô.
- Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Thiên đô
chiếu.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ, tranh ảnh.
Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật?
Kiểm tra bài tập về nhà.
3. Bài mới:
* Giới thiệu vị trí văn bản trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2 để tạo tâm thế vào bài cho
h/sinh.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
Hướng h/s chú ý phần chú
thích trang 50.
-> quan sát.
Lý Công Uẩn (974 -
1028) là người thông
minh, nhân ái, có chí lớn
sáng lập vương triều nhà
Lý.
2. Văn bản:
- Thể loại: Chiếu là thể
văn do vua dùng để ban
bố mệnh lệnh.
- Phương thức biểu đạt:
nghị luận.
- Hình thức: văn vần, văn
biền ngẫu hoặc văn xuôi.
II. Tìm hiểu văn bản:

1. Đoạn đầu: (Xưa
phong tục phồn thịnh).
- Tác giả giới thiệu việc
nhiều lần dời đô của hai
nhà Thương và Chu.
- Khẳng định việc dời đô
phù hợp với lợi ích toàn
dân.
=> tạo tiền đề cho quyết
định dời đô của mình.
2. Đoạn tiếp theo:
- Nhận xét mang tính phê
phán việc không dời đô
của hai triều Đinh, Lê.
- Phân tích kết quả: làm
cho triều đại ngắn ngủi,
vạn vật không phát triển.
H: Giới thiệu đôi nét về tác
giả?
H: Em biết gì về thể Chiếu?
-> tuy dùng để ban bố lệnh
nhưng vui Lý muốn được sự
thông hiểu của nhân dân.
-> hướng dẫn h/s đọc văn
bản giọng trang trọng, nhấn
mạnh tình cảm tha thiết
“Trẫm rất dời đổi”; “Trẫm
muốn thế nào?”
Gọi h/s đọc văn bản.
Gv uốn nắn.

H: Xác định phương thức
biểu đạt và giải thích?
H: Văn bản gồm mấy phần,
xác định giới hạn và nội
dung chính của từng phần?
P
1
: Từ đầu -> phong tục
phồn thịnh.
P
2
: tiếp theo -> dời đổi.
P
3
: còn lại.
=> dựa trên bố cục này để
tìm hiểu văn bản.
H: Tác giả trình bày nội
dung gì trong đoạn này?
H: Vì sao tác giả giới thiệu
vệic này để mở đầu bài
chiếu.
Hướng h/s quan sát đoạn
tiếp theo.
H: Trong đoạn này, nhà vua
muốn bàn về việc gì?
Gv giải thích rõ: hai triều
Đinh, Lê chưa đủ mạnh để ra
nơi đất rộng và bằng, phải
-> năm sinh, năm mất,

tư chất, tài năng.
-> trình bày những hiểu
biết của bản thân.
-> nghe
-> chú ý hướng dẫn của
giáo viên.
-> đọc diễn cảm.
-> nghị luận.
-> bàn về việc dời đô.
-> 3 phần:
-> nhận xét về việc dời
đô của người xưa.
-> nêu tình hình thực tế.
-> đưa ra quy định sau
cùng.
-> giới thiệu việc dời
đô của các triều đại
trước.
-> nhận xét về việc làm
có kết quả tốt của người
xưa.
-> tạo cơ sở lý luận cho
quyết định dời đô.
-> quan sát
-> trình bày theo cách
nắm vấn đề của bản
thân.
=> Thuyết phục người
nghe bằng cả lý và tình.
3. Đoạn cuối:

- Khằng định thành Đại
La là nơi tốt nhất để định
đô.
- Dùng câu nghi vấn để
thể hiện sự tôn trọng nhân
dân.
=> Thuyết phục mọi
người theo ý mình rất dân
chủ.
II. Tổng kết:
“Chiếu dời đô” phản ánh
khát vọng của nhân dân
về một đất nước độc lập,
thống nhất, đồng thời
phản ánh ý chí tự cường
của dân tộc Đại Việt đang
trên đà lớn mạnh. Bài
chiếu có sức thuyết phục
mạnh mẽ vì nói đúng
được ý nguyện của nhân
dân, có sự kết hợp hài hoà
giữa lý và tình.
dựa thế hiểm trở của Hoa
Lư.
H: Vì sao nhà vua lại đưa ra
nội dung này? Câu “Trẫm rất
đau xót dời đổi?” có ý
nghĩa gì?
Gọi h/s đọc đoạn cuối của
văn bản.

H: Nội dung đoạn này có gì
khác so với hai đoạn trên?
H: Vì sao kết thúc bài chiếu
tác giả lại dùng kiểu câu
nghi vấn?
H: Qua văn bản thể hiện
ước muốn của nhân dân về
một vị vua, một đất nước
như thế nào?
=> Chốt ý:
-> nhằm tạo tính thuyết
phục cho văn bản.
-> trình bày theo sự
cảm nhận.
-> đọc và chú ý cảm
nhận.
-> thảo luận
2 đoạn thơ trên là tiền
đề, đoạn này là kết quả.
-> nêu cảm nhận.
-> thảo luận.

4. Củng cố: 4’
Yêu cầu h/sinh trình bày 1 bài chiếu sưu tầm được để so sánh kết thúc với bài “Chiếu dời đô”.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Câu phủ định”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 23

Tiết: 91
CÂU NGHI VẤN


I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu thế nào là câu phủ định.
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm của câu phủ định trong
văn bản.
- Nhớ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
- Biết cách nói và viết câu phủ định.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Bố cục của văn bản “Chiến dời đô” như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận trong văn bản?
3. Bài mới:
* Giới thiệu: Từ câu “Trẫm rất đau xót dời đổi” trong bài “Chiếu dời đô” để giới thiệu kiểu
câu cần hình thành khái niệm trong tiết dạy.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Đặc điểm hình thức và chức
năng:
- Câu phủ định là câu có chứa

những từ ngữ phủ định như: không,
chẳng, chưa, cả, không phải là,
chưa phải là, đâu có, đâu phải là,
- Câu phủ định dùng để thông báo,
xác nhận không có sự vật, sự việc,
tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ
định miêu tả).
- Ngoài ra câu phủ định còn dùng
để phản bác một ý kiến, một nhận
định (câu phủ định bác bỏ).
Gv treo bảng phụ có
nội dung câu 1 - tr 52.
H: Câu b, c, d có đặc
điểm hình thức khác
câu a như thế nào?
=> dấu hiệu hình thức
của câu phủ định.
H: Câu phủ định là câu
chứa từ ngữ gì?
H: Vậy ý nghĩa của
những câu trên khác
nhau như thế nào?
-> chức năng của câu
phủ định.
Gv treo bảng phụ câu
2 I trang 52.
-> quan sát để trả
lời.
-> về từ ngữ có
thêm: b: không;

c: chưa;
d: chẳng
-> h/sinh nêu ý
kiến.
-> a: khẳng định
việc Nam đến Huế.
-> b, c, d: phủ định
sự việc Nam đi Huế
không diễn ra.
-> quan sát.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Xác định câu phủ định
bác bỏ:
b) Cụ cứ tưởng gì đâu!
-> ông giáo dùng để phản bác lại
suy nghĩ của lão Hạc.
c) Không nữa đâu.
-> cái Tí muốn mẹ đừng nghĩ rằng
chị em nó bị đói.
Bài tập 2:
- Cả a, b, c đều có từ ngữ phủ định
nhưng không có ý nghĩa phủ định
mà dùng để khẳng định.
- Đặt câu có ý nghĩa tương đương
nhưng không có từ ngữ phủ định.
a. Câu chuyện có lẽ hoang
đường, song nó có ý nghĩa.
b. Tháng 8 hạc vàng, ai cũng
từng ăn trong Tết Trung thu, ăn
nó vào dạ.

c. Từng qua ở Hà Nội, ai cũng
có cổng trường.
=> ý nghĩa: câu phủ định có ý
khẳng định mạnh hơn so với câu
trần thuật.
Bài tập 3:
Câu “Choắt không dạy được nữa”
- Thay từ phủ định “không” =
“chưa”: “Choắt chưa dậy được,
nằm thoi thóp”.
-> bỏ từ “nữa” vì dùng là sai.
- Nghĩa câu có thay đổi:
+ Nguyên bản: thể hiện ý phủ định,
không có hàm ý về sau Choắt khoẻ
lại.
+ Thay đổi: “chưa” hàm ý về sau
có thể Choắt khoẻ lại.
- Câu văn của Tô Hoài hợp lý hơn.
Bài tập 4: Tìm hiểu các câu văn:
- Cả a, b, c, d không phải là câu
phủ định vì không có chứa từ ngữ
phủ định nhưng cũng được dùng để
biểu thị ý phủ định (bác bỏ).
H: Trong đoạn trích
câu nào có chứa từ ngữ
phủ định?
H: Các thấy bói nói 2
câu trên với mục đích
gì?
=> phản bác ý kiến.

Gv tạo tình huống
bằng lời nói để h/s tự
phá ra câu phủ định bác
bỏ -> làm ví dụ cho tiết
học sinh động.
Gv chia nhóm cho h/s
thảo luận để làm các
bài tập 1, 2, 3, 4.
Gv gọi h/s trình bày
kết quả, uốn nắn sửa
chữa cho h/sinh.
-> Không phải
càn.
-> Đâu có thóc.
-> phủ nhận lời của
người nói trước, xác
nhận ý kiến của bản
thân là chính xác.
-> h/sinh trong tình
huống phản ứng
bằng câu phủ định.
-> thảo luận nhóm
để hình thành bài
tập.
-> trình bày nội
dung đã thảo luận,
bổ sung cho bạn,
hoàn thành bài tập.
- Đặt câu tương đương:
a. Không đẹp một chút nào!

b. Chuyện đó không xảy ra!
c. Bài thơ này không hay!
d. Cụ không biết chứ tôi có sung
sướng gì hơn.
4. Củng cố: 4’
Cho 2 h/s sắm vai, đề tài tự chọn có sử dụng câu phủ định (miêu tả và bác bỏ) trong lời thoại.
Hướng dẫn h/s làm bài tập 5, 6 trang 54 - SGK.
5. Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Làm bài tập 5, 6 trang 54.
- Chuẩn bị: “Chương trình địa phương phần TLV”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 23
Tiết: 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
< PHẦN TẬP LÀM VĂN>

I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Vận dụng kỷ năng làm bài thuyết minh.
- Tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình.
- Nâng cao tình yêu và lòng tự hào về quê hương.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
Học sinh: SGK, STK, chuẩn bị theo các đề văn giáo viên phân công.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
H: Câu phủ định có đặc điểm hình thức và chức năng gì? Cho ví dụ minh hoạ?
Kiểm tra bài tập 5, 6 trang 54 - SGK.

3. Bài mới:
Kiểm tra khâu chuẩn bị của học sinh để giới thiệu bài.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Chuẩn bị:
Sưu tầm và làm bài văn thuyết
minh về danh lam, thắng cảnh
ở quê hương em.
Dàn ý:
- Mở bài:
Vai trò của danh lam đối với
đời sống văn hoá tình thần của
nhân dân địa phương hoặc
vùng, miền, cả nước.
- Thân bài:
Trình bày chi tiết:
+ Trình tự không gian: ngoài
-> trong; xa -> gần; lịch sử ->
địa lý; lễ hội; phong tục,
+ Trình tự thời gian: quá trình
xây dựng, trùng tu, tôn tạo, mở
rộng. Tình hình hiện nay và
những vấn đề cấp bách (chống
xuống cấp, đầu tư để thu hút
tham quan ).
- Kết bài:
Phát biểu tình cảm, cảm xúc

của mình khi đến tham quan
hay vị trí của nó trong đời sống
tình cảm của mọi người.
II. Trình bày trước lớp:
Gv hướng dẫn h/s trình
bày kết quả chuẩn bị ở
nhà của mình theo
nhóm.
Gv yêu cầu từng nhóm
cử đại diện lên trước lớp
trình bày phần chuẩn bị
của nhóm.
Gọi h/s nhận xét về
phần trình bày.
Gv uốn nắn, bổ sung.
-> Nhóm 1: Giới thiệu
về một ngôi chùa ở địa
phương em.
-> Nhóm 2: Giới thiệu
về vườn quốc gia Tràm
Chim.
-> Nhóm 3: Giới thiệu
về khu di tích Lăng cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc.
-> Nhóm 4: Giới thiệu
về khu di tích căn cứ
cách mạng Xẻo Quýt.
-> đại diện nhóm thể
hiện bài làm của mình.

-> nêu ưu điểm, hạn
chế cho bạn.
4. Củng cố: 1’
H: Em có nhận xét gì về quê hương mình qua các bài làm trên?
H: Văn thuyết minh có vai trò như thế nào để em đưa ra nhận xét đó?
5. Dặn dò: 1’
- Hoàn thành bài làm của cá nhân.
- Chuẩn bị: “Hịch tướng sĩ”.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 24
 Tiết 93, 94: Hịch tướng sĩ
 Tiết 95: Hành động nói
 Tiết 96: Trả bài viết TLV số 5.
Tuần: 24
Tiết: 93, 94
Văn bản HỊCH TƯỚNG SĨ
- Trần Quốc Tuấn -

I/. Mục tiêu cần đạt:
Giúp h/sinh:
- Hiểu được tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù.
- Cảm nhận nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung có tinh thời sự, có ý nghĩa xã hội lớn lao.
- Hiểu cách lập luận chặt chẽ, thống nhất.
- Nắm được đặc điểm cơ bản về thể loại hịch.
II/. Chuẩn bị:
Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, tranh ảnh.
Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới.
III/. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
Treo tranh về Tượng đài của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn kết hợp với chi tiết Đức
Thánh Trần được thờ ở đền Ngọc Sơn để giới thiệu về vị trí của tác giả và sự ra đời của văn bản.
TG Nội dung bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của
học sinh
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Trần Quốc Tuấn (1231? -
1300) trước Hưng Đạo
Vương.
- Là người có phẩm chất cao
đẹp, văn võ song toàn, lập
công lớn trong công cuộc
kháng chiến chống Nguyên -
Mông.
- Được phong thánh và lập
đền thờ ở nhiều nơi.
2. Văn bản:
a. Thể loại: Hịch.
- Phương thức biểu đạt:
Hướng h/s chú ý chú thích
(*) trang 58.
H: Giới thiệu đôi nét về tác
giả?
H: Tình cảm của nhân dân

đối với ông như thế nào?
-> liên hệ văn bản thuyết
minh: đền Ngọc Sơn
(tứ bất tử: Thánh Gióng;
Chúa Liễu Hạnh; Đức
Thánh Trần; Chử Đồng Tử)
H: Xác định thể loại?
H: Em biết biết gì về thể
văn này?
-> quan sát.
-> tên, năm sinh, quê,
tước hiệu, phẩm chất,
tài năng, công trạng.
-> tôn sùng, phong
thánh, thờ cúng.
-> nghe và cảm nhận
về tác giả.
-> hịch
-> trình bày về phương
thức biểu đạt, hình
nghị luận.
- Hình thức: thường là văn
biền ngẫu.
- Mục đích: do vua, tướng
lĩnh dùng để kêu gọi, khích
lệ tinh thần quân sĩ, người
dưới quyền.
- Tác động: nâng cao ý chí,
tinh thần.
- Kết cấu: 4 phần.

b. Bố cục:
P
1
: (Ta thường tiếng tốt).
P
2
: (Huống chi vui lòng).
P
3
: (Các ngươi phỏng có
được không? tr 58).
P
4
: (còn lại).
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Phần 1:
- Giới thiệu gương nghĩa sĩ
trong sử sách từ xưa -> nay,
từ xa -> gần.
- Dùng cách nói linh hoạt,
kiểu câu đa dạng (trần thuật,
cảm thán, nghi vấn, ).
=> khích lệ tinh thần vì nước
vì vua, quên thân của tướng
sĩ.
2. Phần 2:
a. Thái độ của kẻ thù:
- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú
diều, thân dê chó.
- Liệt kê hành động: đi lại

nghênh ngang, sỉ mắng, bắt
nạt, đòi, vét, thu,
=> vạch trần bộ mặt xấu xa
của kẻ thù để khích lệ lòng
căm thu giặc và nỗi nhục
mất nước.
-> văn biền ngẫu được
dùng phổ biến trong bài
hịch.
-> bố cục 4 phần: đặt vấn
đề, nêu truyền thống, trình
bày thực tiễn, lời kêu gọi.
H: Bài hịch này có bố cục
gì đặt biệt so với thể hịch?
Hướng dẫn h/s đọc văn
bản giọng mạnh mẽ, chân
tình, thuyết phục, biểu cảm.
Gọi h/s đọc văn bản
H: Xác định bố cục của
văn bản “Hịch tướng sĩ”?
-> chuyển ý sang mục II.
H: Ở đoạn này, tác giả giới
thiệu gì? Trình bày theo
thứ tự nào?
H: Cách trình bày mang
tính hệ thống có tác dụng
gì?
H: Tác giả đã sử dụng kiểu
câu nào trong đoạn này? có
tác dụng ra sao?

-> diễn tả linh hoạt vấn đề.
H: Qua đó, Trần Quốc
Tuấn muốn gì đối với quân
sĩ?
(Hết tiết 1)
Hướng h/s chú ý phần 2
của văn bản.
Gv đọc và yêu cầu h/s chú
ý.
H: Đoạn văn này trình bày
nội dung gì?
H: Để nói về quân giặc, tác
giả sử dụng biện pháp nghệ
thức, người viết, mục
đích, tác động, kết
cấu,
-> nắm vấn đề và ghi
nhớ.
-> nêu nhận xét của
bản thân qua tìm hiểu
chú thích.
-> chú ý để có cách đọc
phù hợp.
-> đọc văn bản theo
yêu cầu.
-> dựa trên nội dung
chính để chia giới hạn.
-> những tấm gương
trung thần, nghĩa sĩ từ
xưa đến nay.

-> sự việc giới thiệu là
tiêu biểu, phổ biến.
-> câu trần thuật: kể
những việc tiêu biểu.
-> câu nghi vấn: khẳng
định sự việc.
-> câu cảm thán: trình
bày suy nghĩ.
-> nêu nhận xét của
bản thân
-> quan sát
-> cảm nhận qua phần
đọc của giáo viên.
-> nêu nhận xét.
-> hình ảnh ẩn dụ
-> liệt kê hành động
b. Nỗi lòng của tác giả:
- Biểu cảm trực tiếp: quên
ăn, mất ngủ, đau, nước mắt,
căm tức, xả, nuốt gan, uống
máu, vui lòng.
- Nói quá, so sánh.
=> khắc hoạ hình tượng
người anh hùng yêu nước có
tác dụng động viên quân sĩ.
3. Phần 3:
a. Tác giả phê phán quân
sĩ:
- Thái độ thờ ơ:
(chủ nhục - không lo

nước nhục - không thẹn
hầu giặc không tức).
- Ăn chơi nhàn rỗi (chọi gà,
săn bắn, cờ bạc, uống rượu,
nghe hát, ).
- Vun vén cá nhân (lo làm
giàu, chăm vườn ruộng, vui
với vợ con ).
=> Bằng phép liệt kê, đối
lập, điệp câu, giọng văn
nghiêm đã thuyết phục, cảnh
tỉnh quân sĩ trước nguy cơ
mất nước.
b. Tác giả vạch ra ra lối đi
cho tướng sĩ:
- Nêu cao tinh thần cảnh
giác.
- Chăm lo luyện tập võ
nghệ.
=> Nghệ thuật so sánh,
tương phản, điệp từ, điệp ý
tăng tiến; từ phủ định và
khẳng định giúp tướng sĩ
nhận rõ đúng sai, khích lệ
lòng yêu nước, quan tâm
chống giặc.
4. Phần cuối:
thuật gì? Nó có tác dụng
như thế nào?
H: Trước thái độ đó, tác

giả đã sử dụng yếu tố nghệ
thuật gì để bày tỏ nỗi lòng?
H: Qua đó em hiểu gì về vị
chủ tướng này?
H: Điều này có ý nghĩa
như thế nào trong bày
hịch?
Hướng h/s chú ý đoạn 3,
gọi h/s đọc đoạn “Các
ngươi chẳng kém gì.”
Phân tích quan hệ chủ tới
và quan hệ người cùng
cảnh ngộ trong đoạn văn
cho h/s hiểu -> đoạn này
mở đầu cho việc phân tích
thực tiễn.
H: Đoạn nào thể hiện ý
phê phán quân sĩ của tác
giả?
H: Trần Quốc Tấn đã vạch
rõ những điểm nào đáng
chê trách?
H: Bằng cách nào tác giả
đã thuyết phục được (người
đọc) tướng sĩ đó là sai?
H: Vấn đề đặt ra ở trên
theo tác giả phải giải quyết
như thế nào?
Gv đọc đoạn “Nay ta
được không?”

H: Đoạn văn này được sử
dụng yếu tố nghệ thuật gì?
Có tác dụng như thế nào
trong việc trình bày nội
dung?
-> xác định các hiểu và
trình bày.
-> yếu tố biểu cảm
-> văn chính luận
-> văn biền ngẫu
-> so sánh, nói quá
-> cảm nhận là một
hình tượng đẹp, một
tấm gương yêu nước.
-> nêu gương khích lệ
lòng yêu nước.
-> quan sát
-> chú ý
-> quan hệ chủ tớ:
khích lệ lòng trung
quân.
-> quan hệ cùng cảnh:
khích lệ lòng ân nghĩa.
-> nêu giới hạn (Nay
có được không?).
-> học sinh liệt kê.
-> đưa ra tình huống để
vạch rõ cái sai.
-> nội dung phần tiếp
theo.

-> nghe
-> điệp từ, điệp ý, so
sánh tương phản, từ
ngữ khẳng định và phủ
định.
-> nêu tác dụng.

×