LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa
phương tôi luôn chấp hành đúng các quy định của địa phương nơi thực hiện
đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Mã Thu Hương
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh
viên, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng
những kiến thức mình đã học trong nhà trường vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh
viên khi ra trường trở thành những cán bộ khoa học - kĩ thuật được trang bị đầy đủ
cả kiến thức lí luận vàthực tiễn, đáp ứng được nhu cầu công việc.
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài
sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập
thể các cá nhân.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
Khoa Kinh tế và PTNT, Bộ môn Kế hoạch và đầu tư cùng toàn thể thầy cô giáo
trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong những năm
tháng học tập tại trường và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan,
người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi rất tận tình trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại UBND xã Nam Tuấn,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và các hộ sản xuất thuốc lá tại xã Nam Tuấn đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè
đã luôn ở bên động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực
hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và
khách quan, khóa luận không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tôi rất mong được
sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Mã Thu Hương
ii
TÓM TẮT
Xã Nam Tuấn là một xã vùng sâu của huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng,
với diện tích đất nông nghiệp khá lớn so với các xã khác trong huyện, đất đai
phù hợp với nhiều loại cây trồng. Cây thuốc lá là một trong những cây công
nghiệp ngắn ngày ở Cao Bằng, do có điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm, đất
đai thuận lợi nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho chất lượng cao để phát
triển vùng sản xuất thuốc lá nguyên liệu với năng suất cao và chất lượng
tốt.Nam Tuấn là một trong những xã có diện tích và sản lượng trồng cây
thuốc lá lớn nhất của huyện, phần thu nhập lớn nhất trong năm của người dân
là từ sản xuất thuốc lá.
Tuy nhiên trình độ sản xuất, nhận thức của các hộ nông dân còn hạn
chế, chất lượng thuốc lá nguyên liệu chưa được chú ý về các chỉ tiêu bền
vững nhất là xây dựng và bảo vệ thương hiệu thuốc lá Cao Bằng đã ảnh
hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất thuốc lá.Chính vì vậy,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá tại
xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Mục tiêu chính của đề tài là thông qua việc tìm hiểu tình hình sản xuất,
đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây thuốc lá cho các hộ nông dân xã
Nam Tuấn.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp thu thập
số liệu thứ cấp và sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp phân tích:
thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia, cũng các hệ thống
chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 60 hộ dân trồng thuốc lá
thuộc 4 xóm Bó Báng, Nà Hoài, Nà Khá, Pác Muổng trên địa bàn xã. Ngoài
ra phỏng vấn thêm cán bộ quản lý địa phương, cán bộ khuyến nông xã.
Kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất cây thuốc lá trên địa bàn xã
Nam Tuấn cho thấy:
iii
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá theo nhóm hộ (theo mức sống):
hiệu quả sử dụng vốn của nhóm hộ nghèo là cao nhất, của hộ khá lại thấp
nhất, vì nhưng chi phí đầu tư của hộ khá rất, trong đó hai khoản chi phí cao
nhất là chi phí cho chất đốt và phân bón, hai khoản chi phí này chiếm hơn 3/4
tổng chi phí sản xuất thuốc lá.Hiệu quả sử dụng lao động của nhóm hộ khá là
cao nhất tiếp theo là của nhóm hộ cận nghèo, thấp nhất là nhóm hộ nghèo.
Điều đó cho thấy trong sản xuất nông nghiệp người nông dân vẫn lấy công
làm lãi, chưa chú ý nhiều tới hiệu quả sử dụng vốn. Các nhóm hộ cần học hỏi
thêm kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí, nâng cao
hiệu quả kinh tế hơn nữa.
Hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá theo giống: hiệu quả sử dụng
vốn cao nhất thuộc về giống TL16, thứ hai là giống địa phương, thứ ba là
giống GL2 và thấp nhất là giống GL7. Hiệu quả sử dụng lao động cao nhất là
giống TL16, thấp nhất là giống GL2, giống ĐP có hiệu quả sử dụng lao động
xếp thứ ba. Các giống GL2, GL7, TL16 là những giống mới do Viện KT-KT
cung cấp cho người dân, các giống này đều là những giống tốt, cho năng suất
cao, chống được sâu bệnh, tuy nhiên với giống GL2 và GL7 thì theo ý kiến
các hộ được điều tra thì nhiều nơi đất trồng không phù hợp cho hai giống,
giống ĐP tuy là giống người dân tự để, nhưng vì giống này vẫn cho sản lượng
khá cao nên diện tích trồng còn khá lớn.
Hiệu kinh tế sản xuất thuốc lá theo địa bàn dân cư:hiệu quả sử dụng
vốn cao nhất thuộc về xóm Pác Muổng, thứ hai là xóm Nà Hoài, thứ ba là
xóm Nà Khá, cuối cùng là xóm Bó Báng. Hiệu quả sử dụng lao động cao nhất
là xóm Nà Khá, thứ hai là xóm Bó Báng, thứ ba là xóm Pác Muổng và cuối
cùng là xóm Nà Hoài. Nà Khá và Bó Báng là hai xóm có đất phù hợp hơn cho
sản xuất thuốc lá nên sản lượng và năng suất cao hơn so với hai xóm còn lại,
tuy nhiên việc đầu tư với chi phí lớn đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn của hai
xóm này bị giảm, trong đó đầu tư nhiều nhất phải kể đến than và phân bón, sử
iv
dụng đúng loại phân chuyên dụng theo đúng hướng dẫn của Viện KT-KT đã
giúp sản lượng của người dân nâng cao đáng kể, sử dụng than làm chất đốt
tuy giá thành cao hơn so với củi đốt nhưng lại làm giảm việc phá hủy rừng lấy
chất đốt nênxã đang quan tâm hơn tới việc sử dụng chất đốt của người dân,
kê khai rừng của hộ để quản lý, tránh người dân phá rừng bừa bãi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây thuốc lá: Các yếu tố tác động
như giá cả, kỹ thuật sản xuất, điều kiện thời tiết khí hậu có tác động nhiều
nhất đến hiệu quả sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân. Các điều kiện tự
nhiên( thời tiết khí hậu, đất đai, thủy lợi,…), sâu bệnh cũng có tác động khá
lớn nhưng vẫn ít hơn, tuy vậy cần phải có sự phối hợp hài hòa nâng cao tinh
thần tự giác, ý thức đầu tư sản xuất, tìm biện pháp khắc phục, hạn chế đến
mức thấp nhất các tác động của tự nhiên và sâu bệnh đến cây trồng. Đặc biệt
cần chú ý tới việc ổn định giá bán cho người dân, tăng cường quản lý tại các
trạm thu mua thuốc lá, tránh tình trạng ép giá, đảm bảo thu mua đúng giá đã
công bố trước đó, nâng cao niềm tin của người dân vào chính quyền và nhà
đầu tư, nâng cao sản lượng thuốc lá bán tại xã, đó sẽ là cơ sở để chính quyền
xã và các nhà đầu tư xây dựng các kế hoạch sản xuất có hiệu quả hơn, có góp
phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế địa phương.
Để giải quyết những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao lợi ích
cho người nông dân thì cả người dân, nhà đầu tư, các cán bộ địa phương đều
cần phải cố cố gắng, làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình.
Một số giải pháp được đưa ra là:
Giải pháp về bố trí sản xuất cây thuốc lá: có kế hoạch bố trí lại đất sản
xuất cho phù hợp, tập trung ưu tiên phát triển những giống cho năng suất cao.
Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư có trọng điểm vùng nguyên liệu
có chất lượng thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu.
v
Giải pháp về kỹ thuật canh tác: Tuyển chọn giống tốt phù hợp với đặc
điểm nguồn lực của từng vùng, cải tiến thực hiên các quy trình kỹ thuật như
gieo trồng, hái sấy và phân cấp để tạo sản phẩm có chất lượng cao.
Các hộ, các nhà đầu tư và chính quyền cần phải tự giác, chủ động làm tốt vai
trò, trách nhiệm của mình với các bên.
Giải pháp về tiêu thụ: Tăng cường quản lý tại các điểm thu mua,ổn
định giá cả, tránh tình trạng ép giá người dân. Quản lý tốt thị trường xuất
nhập khẩu thuốc lá, hạn chế nhập lậu thuốc lá làm giảm giá trong nước.
Giải pháp về thông tin: Tăng cường công tác khuyến nông để giúp
người dân có thêm khả năng trong việc tự giải quyết các vấn đề gặp phải
trong sản xuất, nâng cao lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của chính
quyền, tin tưởng chính sách của nhà đầu tư, từ đó mạnh dạn đầu tư.
Luôn công khai giá mua thuốc lá cho người dân theo dõi trong thời gian Viện
thu mua.
Giải pháp về liên kết: Mở rộng, nâng cao hiệu quả liên kết giữa 4 nhà:
nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà nông. Liên kết phải có sự ràng
buộc chặt chẽ về lợi ích giữa các bên mới đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả
cao và bền vững.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC vii
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thời vụ gieo trồng của các tỉnh phía bắc Error: Reference source
not found
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá nguyên liệu trên thế giới
giai đoạn 2011- 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.3 Sản lượng thuốc lá của các nước đứng đầu thế giới giai đoạn
2011 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá Việt Nam giai đoạn
2011-2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá, thuốc lào năm 2011,
2012, 2013 của một số địa phương trong nước Error: Reference
source not found
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Nam Tuấn năm 2014 Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Nam Tuấn năm 2014 Error:
Reference source not found
Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội xã Nam Tuấn Error:
Reference source not found
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất cây thuốc lá của xã Nam Tuấn qua 3 năm
2012-2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Tình hình cơ bản ở các hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.3 Tình hình sản xuất trồng trọt cuả các hộ điều tra năm 2014. Error:
Reference source not found
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất thuốc lá của
các nhóm hộ (tính bình quân một hộ trong từng nhóm) Error:
Reference source not found
viii
Bảng 4.5 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá theo các giống tại các hộ
điều tra Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Chi phí sản xuất chủ yếu cho sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ
Error: Reference source not found
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất cho các giống thuốc lá Error: Reference source
not found
Bảng 4.8 Chi phí sản xuất thuốc lá theo địa bàn dân cư Error: Reference
source not found
Bảng 4.9 Thị trường tiêu thụ thước lá nguyên liệu ở các hộ điều tra Error:
Reference source not found
Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ tại các hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ theo theo
mức sống Error: Reference source not found
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ theo giống
thuốc lá Error: Reference source not found
Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ theo địa bàn
dân cư Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Một số yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra
Error: Reference source not found
ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, HỘP
Hình 2.1 Các thời kỳ sinh trưởng của cây thuốc lá Error: Reference source
not found
Đồ thị 2.1 Biều động về diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá trên thế
giới giai đoạn 2011 - 2013 Error: Reference source not found
Đồ thị 2.2 Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2013 Error: Reference source not found
Hộp 4.1 Thu nhập từ việc sản xuất cây thuốc lá Error: Reference source
not found
Hộp 4.2 Mô hình liên kết Error: Reference source not found
Hộp 4.3 Một số quy trình kỹ thuật chưa thực hiện tốt Error: Reference
source not found
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BVTV bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
CP Chi phí
DT Diện tích
ĐP Địa phương
ĐVT Đơn vị tính
Ha Héc ta
HQKT Hiệu quả kinh tế
LĐ Lao động
LĐBQ Lao động bình quân
LĐNN Lao động nông nghiệp
NĐ Nghị định
NK Nhân khẩu
NN Nông nghiệp
NS Năng suất
Phân CD Phân chuyên dụng
SL Sản lượng
STT Số thứ tự
TG Trung gian
UBND Uỷ ban nhân dân
Viện KT-KT Viện Kinh tế- Kỹ thuật
xi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc nước ta, một vùng đất còn
nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, vẫn còn nhiều hộ nghèo, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa- những nơi cách xa trung tâm thành phố. Đời sống người
dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó
khăn, đất nghèo dinh dưỡng, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi
chưa đồng bộ, khí hậu thời tiết có nhiều bất lợi do đó năng suất cây trồng
thấp, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp không cao, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Xã Nam Tuấn là một xã vùng sâu của huyện Hoà An (Cao Bằng), là
nơi cư trú của các dân tộc thiểu số, là một xã điển hình về sản xuất nông
nghiệp, ngoài trồng lúa nước với hai vụ là vụ mùa và vụ xuân thì phần thu
nhập chính và lớn nhất của người dân là từ trồng cây thuốc lá. Người dân
trồng lúa ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn trong gia đình thì phần lớn là để chăn
nuôi gia súc, gia cầm, một phần nhỏ còn dư thừa mới đem bán, chính vì tập
quán tự cung tự cấp truyền thống này nên kinh tế vẫn chậm phát triển, nhiều
hộ còn nằm trong diện nghèo.
Nam Tuấn là một trong những xã có diện tích và sản lượng trồng cây
thuốc lá lớn nhất của huyện. Cây thuốc lá là một trong những cây công nghiệp
ngắn ngày ở Cao Bằng, do có điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm, đất đai
thuận lợi nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho chất lượng cao để phát
triển vùng sản xuất thuốc lá nguyên liệu với năng suất cao và chất lượng tốt,
ưu điểm của vụ thuốc lá tận dụng được nhân lực lúc nông nhàn. Sản xuất cây
thuốc lá mang lại nguồn thu chủ yếu cho người dân, hiệu quả kinh tế mang lại
so với những loại cây khác cũng cao hơn đã nâng cao thu nhập cho người
1
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu từ cây thuốc lá. Sản xuất cây
thuốc lá đã có những bước phát triển về diện tích và sản lượng, hàng năm
cung cấp cho ngành công nghiệp thuốc lá nước ta hàng nghìn tấn thuốc lá
nguyên liệu. Phát triển diện tích trồng cây thuốc là đã được các cấp chính
quyền địa phương hết sức coi trọng, xác định là loại cây trồng mũi nhọn của
địa phương. Tuy nhiên sản xuất thuốc lá chủ yếu trong các hộ nông dân nên
trình độ thâm canh thuốc lá còn hạn chế, chất lượng thuốc lá nguyên liệu chưa
được chú ý về các chỉ tiêu bền vững nhất là xây dựng và bảo vệ thương hiệu
thuốc lá Cao Bằng đã ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản
xuất thuốc lá.
Chính vì lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế
sản xuất cây thuốc lá tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tình hình sản xuất cây thuốc lá, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây thuốc lá cho các hộ nông
dân xã Nam Tuấn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Làm rõ một số nội dung về lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
của sản xuất và sản xuất nông nghiệp.
− Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các hộ nông dân
xã Nam Tuấn.
− Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất cây
thuốc lá của các hộ nông dân ở địa phương.
− Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông
dân trồng thuốc lá.
2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh tế sản xuất cây thuốc lá của các
hộ nông dân trên địa bàn xã Nam Tuấn.
Đối tượng đề tài lựa chọn để khảo sát là các hộ nông dân tham gia sản
xuất cây thuốc lá trên địa bàn xã Nam Tuấn.
Các hộ nông dân trồng cây thuốc lá trên địa bàn xã Nam Tuấn; Các
hoạt động sản xuất cây thuốc lá và liên quan đến sản xuất cây thuốc lá của xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Nam Tuấn
là xã có diện tích và sản lượng thuốc lá lớn nhất của huyện Hòa An (Cao
Bằng).
Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành đề tài: từ tháng 1 đến tháng
5; Số liệu thu thập : số liệu năm 2014; Số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra
phỏng vấn các hộ nông dân sản xuất cây thuốc lá (năm 2015).
Nội dung: tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, phân tích, đánh giá
hiệu quả kinh tế việc sản xuất cây thuốc lá ở Nam Tuấn.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế ( HQKT)
HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xă hội khi nguồn lực tự nhiên
có giới hạn, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình
độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là một đòi
hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống
con người ngày một tăng. Nói một cách biện chứng thì do yêu cầu của công
tác quản lý kinh tế cần thiết phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù HQKT. Tuy nhiên
việc đưa ra chính xác một khái niệm HQKT trong sản xuất xã hội là rất khó
khăn. Đã có nhiều quan điểm về HQKT.
Quan điểm của Fallrel( 1957) về HQKT: “ Khi nói tới HQKT là hàm ý
so sánh kết quả thực hiện của một số đối tượng nghiên cứu với kết quả thực
hiện tốt nhất trong một nhóm đại diện tương đồng. HQKT là sự thống nhất
giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ”.
Hay Culicop lại cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất là tính kết quả với chi
phí cần thiết để đạt được kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho số vật tư
được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao
động”.
T.S Trần Văn Đức cho rằng: “HQKT được xem xét trong mối tương
quan giữa một bên là kết quả thu được với một bên là chi phí bỏ ra”. Hay tác
giả Nguyễn Thị Thu lại cho rằng: “HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả và
chi phí của nền sản xuất xã hội. Phạm trù HQKT là thể hiện phương pháp và
4
chất lượng kinh doanh vốn có của phương thức sản xuất nhất định. Một quan
điểm khác lại cho rằng: “HQKT được đo bằng hiệu quả giữa giá trị sản xuất
đạt được và lượng chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Tuy nhiên trong từng
trường hợp cụ thể ta không thể thực hiện được hoặc phép trừ không có
nghĩa”. Có quan điểm khác lại cho rằng: “HQKT là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả và mức độ biến động của chi phí để đạt được kết quả
đó”. Theo quan điểm này HQKT được biểu hiện bởi quan hệ tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Như vậy theo quan
điểm này đánh giá có ưu thế khi xét hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuy nhiên có mặt hạn chế là không xem xét
được tổng HQKT chi phí của cả quá trình đầu tư một dự án.
Tất cả các quan điểm trên đều chỉ xét hiệu quả về mặt kinh tế mà chưa
có xét tới hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội. Trong thực tế, các vấn đề
về kinh tế, xã hội và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. Khi xem xét
HQKT của sản xuất kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào ở bất cứ phạm vi
nào ta đều không thể bỏ qua những mục tiêu về an ninh xã hội, môi trường.
Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ
với các vấn đề xã hội, khi tính HQKT phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội
như tạo thêm việc làm để giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh, trật tự an toàn
xã hội, củng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân và sự công
bằng xã hội. Bên cạnh đó cũng cần phải phân tích trong quá trình sản xuất đó
làm ảnh hưởng tới môi trường thế nào để có những phương pháp cải thiện,
tránh làm ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Như vậy
chúng ta đã xem xét việc sản xuất đó với lợi ích của toàn xã hội. Các nhà kinh
tế học của CHDC Đức như Stenien, Hanau…đã đưa ra quan điểm đứng trên
cả ba phương diện kinh tế- xã hội- môi trường: “HQKT là chỉ tiêu so sánh
mức độ tiết kiệm một đơn vị kết quả hữu ích của một hoạt động sản xuất vật
chất trong một thời kỳ góp phần làm tăng thêm lợi ích xã hội”.
5
2.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Nền kinh tế hiện nay gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang
phát triển lên một nền kinh tế tri thức toàn diện. Những kiến thức của con
người được áp dụng trong thực tế ngày càng sâu rộng và đạt được những kết
quả tốt, tạo ra những bước tiến lớn trong quá trình phát triển. Nền kinh tế hiện
nay có khuynh hướng đi theo chiều sâu và toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây là yếu
tố tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia đều dựa vào điều kiện cụ thể
của mình với các nước mà có các chiến lược phát triển sản xuất thích hợp
nhằm nhanh chóng tham gia vào thị trường thế giới có nhiều lợi thế nhất, tạo
ra quá trình phân công lao động quốc tế sao cho sản xuất ra khối lượng lớn
nhất các loại sản phẩm. Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu
tố đầu vào đầu ra, biểu hiện kết quả của mối quan hệ và thể hiện tính hiệu quả
của sản xuất. Hiệu quả kinh tế xem xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế
nào, chi phí là bao nhiêu, trong điều kiện sản xuất cụ thể nào, có được chấp
nhận hay không? Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu
vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vật chất
và tinh thần cho toàn xã hội. Phải đảm bảo với một nguồn lực hữu hạn nhất
định tạo ra được một khối lượng sản phẩm cung cấp cho xã hội là lớn nhất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội với những đặc thù phức
tạp nên việc xác định hiệu quả kinh tế gặp nhiều khó khăn và nó mang tính
tương đối. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trong điều
kiện kinh tế thị trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp phải các
trở ngại sau:
Thứ nhất là khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu
hao, phân bổ chi phí, hạch toán chi phí… Yêu cầu này phải chính xác và đầy
đủ. Đầu vào của hệ thống sản xuất thường được chia làm hai loại là nguồn lực
6
và chi phí. Nguồn lực gồm 3 yếu tố: lao động, vốn, tài nguyên, nhưng yếu tố
tài nguyên đến nay chúng vẫn chưa “ thống kê”, định lượng được nên không
đưa vào tính toán. Vì vậy chỉ có hai yếu tố là lao động và vốn. Chi phí gồm:
chi phí lao động sống (tiền lương và các khoản có tính chất lượng), chi phí vật
chất (còn gọi là hao phí vật chất hoặc chi phí lao động quá khứ hay lao động
vật hóa).
Thứ hai là khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: đây là công
việc xác định các mục tiêu đạt được, các kết quả gồm giá trị sản xuất, khối
lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận. Việc xác định các kết quả về mặt
xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,… không thể lượng hóa được.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy
luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật
tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện được mối quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính
là hiệu quả của lao động xã hội.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt
được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ mới, hay nói cách khác bất cứ quá trình sản xuất
nào cũng đều liên quan đến hai yếu tố cơ bản đó là kết quả thu được và chi
phí bỏ ra để tiến hành sản xuất. Mối quan hệ này là nội dung cơ bản để phản
ánh hiệu quả kinh tế sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất của hiệu quả
kinh tế cần phải phân biệt được sự khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và
hiệu quả.
7
− Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của
sản xuất.
− Hiệu quả là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo ra như thế nào,
nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó.
2.1.3Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp
GS.TS Đỗ Kim Chung (2009) cho rằng: “ HQKT là phạm trù kinh tế
mà trong đó khi và chỉ khi sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị được tính đến khi xem xét
việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt được một trong
yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa
phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn
lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuât mới đạt
được hiệu quả kinh tế”
Hay trong giáo trình thống kê nông nghiệp cho rằng: “HQKT là
một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất. Nó được
xác định bằng so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra”.
2.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế
a. Căn cứ vào yếu tố cấu thành, người ta chia làm ba loại: Hiệu quả
kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng trong các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được
trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy hiệu quả phân
bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá cả đầu vào và đầu ra.
8
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Chúng có mối quan hệ như sau:
Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ.
b. Theo mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường
Hiệu quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả kinh tế với chi phí bỏ để đạt
được kết quả đó.
Hiệu quả xã hội: là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói
giảm nghèo, giảm tệ nạn xã hội…
Hiệu quả môi trường: thể hiện ở việc bảo vệ tốt hơn môi trường như
tăng độ che phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí…
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng
không thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới
hiệu quả kinh tế, người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường.
c. Theo yếu tố sản xuất và hướng tác động vào sản xuất
Theo yếu tố sản xuất và hướng tác động váo sản xuất người ta chia ra
làm:
− Hiệu quả sử dụng đất
− Hiệu quả sử dụng lao động
− Hiệu quả sử dụng vốn
− Hiệu quả sử dụng tiến bộ kỹ thuật
Sự phân chia này nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng nguồn lực
khan hiếm để đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.
d. Theo phạm vi
Theo phạm vi, hiệu quả kinh tế chia ra:
9
− HQKT quốc dân: xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
− HQKT ngành: tính riêng cho từng ngành.
− HQKT vùng: tính cho từng vùng.
2.1.5 Phương pháp chung xác định HQKT
Khi xác định hiệu quả kinh tế, ta so sánh kết quả thu được với chi phí
bỏ ra. Tuy nhiên khi tính toán cụ thể thì có nhiều công thức khác nhau tùy
theo cách so sánh cũng như quan niệm về kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra.
Có 4 công thức tổng quát để xác định HQKT:
Công thức 1: H =
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra.
Đây là công thức chủ yếu để xác định hiệu quả kinh tế. Công thức này
cho biết mức độ hiệu quả nhưng không cho biết quy mô hiệu quả.
Công thức 2: H = Q – C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra.
Công thức này cho biết quy mô hiệu quả mà không cho biết mức độ
hiệu quả.
Công thức 3: H =
Trong đó: H là hiệu quả
ΔQ là kết quả thu thêm được
ΔC là chi phí bỏ thêm ra
Công thức 4: H = ΔQ – ΔC
Trong đó: H là hiệu quả
10
ΔQ là kết quả thu thêm được
ΔC là chi phí bỏ thêm ra
Công thức 3 và 4 phản ánh tương tự như trên, chỉ tính cho phần đầu tư
thêm. Vì vậy các công thức này thường dùng phân tích hiệu quả kinh tế đầu
tư thâm canh hay đầu tư theo chiều sâu.
Ngoài ra, để xác định hiệu quả, Q và C cũng cần được xác định theo
những quan niệm khác nhau, tùy theo yêu cầu nghiên cứu.
Q có thể là: + Tổng giá trị sản phẩm (GO)
+ Giá trị tăng thêm (VA)
+ Thu nhập hỗn hợp (MI = VA – T – A – LĐ thuê)
Trong đó: T là thuế. A là khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ.
C có thể là: + Tổng chi phí (TC)
+ Chi phí trung gian (IC)
+ Chi phí biến đổi ( VC)
+ Chi phí cố định (FC)
+ Chi phí một yếu tố đầu vào nào đó như: đất đai, lao
động, vốn…
Tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn cách biểu hiện Q và C sao cho
phù hợp.
2.1.6 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của cây thuốc lá
2.1.6.1 Yêu cầu sinh thái
Hình dưới đây cho thấy thời kỳ tăng trưởng trong sản xuất thuốc lá
11
Hình 2.1: Các thời kỳ sinh trưởng của cây thuốc lá
Nguồn: />a. Khí hậu: thuốc lá là cây ưa nóng ẩm và biên độ nhiệt độ lớn, lượng
mưa không quá lớn và cường độ ánh sáng thích hợp sẽ cho năng suất cao,
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thuốc lá
b. Nhiệt độ: nhiệt độ là một yếu tố khí hậu cần thiết cho sự nảy mầm.
sinh trưởng phát triển của cây thuốc lá. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng là từ 25- 28
0
C, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều kìm hãm sinh trưởng
và phát triển của cây. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của cây, khi nhiệt độ khoảng 18
0
C thì thời gian sinh trưởng kéo dài
khoảng 175 ngày, khi nhiệt độ khoảng 22
0
C thì chỉ cần khoảng 130 ngày, khi
12
25
0
C cần khoảng 120 ngày. Tuy nhiên một khoảng thời gian khô là cần thiết
cho quá trình chín và thu hoạch lá.
c. Độ ẩm: cây thuốc lá yêu cầu độ ẩm đất 60- 80%, độ ẩm không khí
70-80%, thời kỳ phục hồi sinh trưởng yêu cầu độ ẩm cao hơn, khoảng 80-
90%, ở ruộng sản xuất cây thuốc lá thì cần lượng mưa từ 330-360mm/vụ. Tuy
nhiên cũng cần tùy từng giai đoạn mà có chế độ nước tưới phù hợp, trong một
số thời kỳ nhất định việc ,chẳng hạn khi cấy giống thì nếu có một giai đoạn
thiếu nước vừa phải thì sẽ làm tăng khả năng chịu hạn của cây, tình trạng
thiếu nước vừa phải trong thời gian 20-30 ngày đầu khi cấy có thể gây chậm
tăng trưởng tạm thời, nếu thiếu nước trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến thời gian
chín, trọng lượng lá, tuy nhiên, nếu thiếu nước với lượng vừa phải trong thời
gian chín sẽ cho chất lượng lá tôt hơn. Nếu mưa lớn hoặc tưới quá nhiều sẽ
gây héo, thậm chỉ làm cây chết đuối.
d. Ánh sáng: Cây thuốc lá ưa sáng trực tiếp trong suốt đời sống của
mình, những nới có đầy đủ lượng ánh sáng thì cây sẽ cho chất lượng, sản
lượng cao hơn hẳn so với nơi thiếu ánh sáng. Cây thuốc lá là cây quang hô
hấp, sử dụng bức xạ mặt trời còn thấp hơn một số cây trồng khác khoảng 30-
40%
e. Đất đai: đất là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất thuốc lá,
quyết định trực tiếp đến năng suất thuốc lá, nhìn chung thuốc lá phù hợp trồng
trên đất trồng từ cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình đến thịt nặng, nhưng mỗi
loại đất lại cho sản lượng và chất lượng khác nhau. Trồng thuốc lá yêu cầu đất
cao ráo, tơi xốp, có mực nước ngầm sâu, vì cây rất sợ úng nước, đất vụ trước
không trồng các cây họ cà như cà chua, khoai tây…Độ PH thích hợp 5,8 –
6,5, chất lượng lá sẽ bị ảnh hưởng bởi độ mặn của đất.
f. Thời vụ gieo trồng:
Đối với các tỉnh phía bắc:
13
Bảng 2.1: Thời vụ gieo trồng của các tỉnh phía bắc
Vụ Gieo Trồng Thu hoạch Đặc điểm vùng trồng
Đông xuân
( chính vụ)
15/10-30/11 1/12-15/1 1/2 -15/5
Đất bằng phẳng có nguồn nước
tưới chủ động
Hè thu 1/3-15/4 15/4-30/5 14/6- 30/7
Đất cao ráo, thoát nước dễ. Có
nguồn nước tưới chủ động. Có
nước tưới bổ sung tốt.
Nguồn: Nguyễn Ngọc Sơn (2009) ( trích dẫn bởi Dương Thị Thủy,2014)
2.1.6.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Theo “Tài liệu tập huấn cho nông dân trồng thuốc lá ở các tỉnh phía
Bắc – Việt Nam” - tài liệu của Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá quy trình kỹ
thuật trồng và chăm sóc thuốc lá được khái quát như sau:
a) Chọn đất và làm đất
Cây thuốc lá phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi
bồi. Đất không chua, nhiễm mặn, phèn. Không chọn đất bị ngập úng. Đất vụ
trước không trồng cây họ cà. Đất trồng thuốc lá được luân canh với cây lúa
nước là tốt nhất.
Đất phải được cày và để ải trước khi trồng từ 20 đến 25 ngày, được cày
sâu từ 20- 30cm. Đất tơi xốp, sạch cỏ và lên luống trước khi trồng là điều kiện
quan trọng để cây thuốc lá phát triển tốt, giảm nhẹ công lao động khi xới xáo,
bón phân và tưới tiêu. Lên luống theo dạng luống đơn, tâm 2 luống cách nhau
0,8 – 1,0m, cao 30 – 40cm, mương luống rộng 0,2 – 0,3m khi lên luống nên
tính trước mương tưới, mương tiêu. Bổ hốc: khoảng cách giữa các hốc
khoảng 0,5 – 0,6m, mật độ trồng 18.000 – 20.000 cây/ha
b) Trồng
+ Cây con đem trồng phải khoẻ, đồng đều không bị sâu bệnh. Cây có
từ 5 – 6 lá, chiều cao từ cổ rễ đến ngọn từ 10 – 12cm. Không sử dụng cây có
14