Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã Khánh Thành – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.7 KB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN CÂY VỤ ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ KHÁNH THÀNH, HUYỆN YÊN KHÁNH,
TỈNH NINH BÌNH
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thay
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : K55 - KTNNA
Niên khóa : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lan
Hà Nội – 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại UBND xã Khánh Thành tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định tại cơ
quan.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Tác giả
Trần Thị Thay
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình viết khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo


và cán bộ của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, những người đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện học tập cho
tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo - ThS.
Nguyễn Thị Tuyết Lan, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng muốn cám ơn những cán bộ của thư viện trường Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn…, đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập những tài liệu cần thiết.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND xã Khánh Thành đã cung cấp số liệu
khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè những người đã giúp đỡ ,
khuyến khích và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi tới thầy cô, gia đình và bạn bè những tình cảm chân thành
nhất và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Tác giả khóa luận
TRẦN THỊ THAY
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xã Khánh Thành nằm ở phía Đông Nam của của huyện Yên Khánh, là
xã có phong trào sản xuất vụ đông phát triển mạnh của huyện.
Bên cạnh những thuận lợi về đất đai, nguồn lao động dồi dào và kinh
nghiệm, điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển cây vụ đông của xã thì sản
xuất vụ đông ở xã Khánh Thành cũng gặp không ít khó khăn là năng suất cây
trồng chưa cao, trình độ thâm canh cây vụ đông của các hộ nông dân còn hạn
chế. Cùng với đó là tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thị trường vật tư và
hàng hóa nông sản biến động, giá các loại vật tư nông nghiệp luôn có xu
hướng tăng giá, giá bán nông sản vụ đông không ổn định. Những vấn đề trên

chưa được giải quyết kịp thời đã làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông
chưa cao và làm giảm động lực phát triển sản xuất.
Đứng trước tình hình đó, chúng ta cần phải nghiên cứu, phân tích các
vấn đề về sản xuất và tiêu thụ cây trồng vụ đông. Từ đó, đề xuất các giải pháp
thiết thực phát triển cây trồng vụ đông hơn nữa, góp phần vào phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn của xã. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã Khánh Thành – huyện Yên
Khánh – tỉnh Ninh Bình”
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu tình hình phát triển cây vụ
đông trên địa bàn xã Khánh Thành – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình. Từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông ở xã
Khánh Thành – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình trong những năm tới, góp
phần nâng cao thu nhập từ cây vụ đông nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói
chung cho người nông dân, đưa cây vụ đông phát triển theo hướng hàng hóa.
Đề tài được nghiên cứu với 4 mục tiêu cụ thể sau:
iii
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây vụ đông trên
địa xã Khánh Thành – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
- Phản ánh thực trạng phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã.
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển cây vụ đông
của xã.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ
cây vụ đông trên địa bàn xã trong những năm tới.
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, thu thập và xử lý
số liệu; hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
Phần cơ sở lý luận đưa ra một số khái niệm cơ bản như: Phát triển và
phát triển sản xuất, khái niệm phát triển cây vụ đông, đặc điểm và vai trò của
cây vụ đông, những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông,
Đề tài đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông thông

qua tìm hiểu về nguồn đầu vào, đầu ra, chi phí sản xuất, giá trị sản xuất, lợi
nhuận của hoạt động sản xuất cây vụ đông qua các nhóm hộ trên địa bàn xã.
Qua nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu trên khác nhau giữa các nhóm hộ, trong
đó nhóm hộ khá có hiệu quả sản xuất cao hơn các hộ TB và hộ kém.
Đề tài cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
cây vụ đông của xã Khánh Thành như: điều kiện tự nhiên, chủ trương chính
sách của nhà nước, nguồn lực đầu tư của các hộ, kỹ thuật sản xuất, hoạt động
khuyến nông và giá cả thị trường,… Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm
phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã Khánh Thành trong thời gian tới.
iv
MỤC LỤC
3.1.1.2. c i m t ai a hìnhĐặ đ ể đấ đ đị 26
3.1.1.3 c i m khí h u th y v nĐặ đ ể ậ ủ ă 29
3.1.2. c i m kinh t xã h iĐặ đ ể ế ộ 32
3.1.3 ánh giá ti m n ng c a xã Đ ề ă ủ 36
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất Error:
Reference source not found
Bảng 2.2 Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Khánh Thành Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2012-2014. Error:
Reference source not found
Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu diện tích cây vụ đông xã Khánh Thành giai
đoạn 2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Diện tích cây vụ đông của các xóm xã Khánh Thành năm 2014Error:
Reference source not found
Bảng 4.3 Năng suất một số cây vụ đông chủ yếu xã Khánh Thành giai

đoạn 2012 – 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Sản lượng một số cây vụ đông xã Khánh Thành từ 2012 – 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Tỷ lệ sản phẩm vụ đông theo các hình thức tiêu thụ Error:
Reference source not found
Bảng 4.6 Giá sản phẩm cây vụ đông qua các năm 2012 – 2014 Error:
Reference source not found
Bảng 4.7 Giá trị sản xuất cây vụ đông xã Khánh Thành giai đoạn 2012 - 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Điều kiện sản xuất của các hộ năm 2014. Error: Reference source
not found
Bảng 4.9 Diện tích và cơ cấu diện tích cây vụ đông của các nhóm hộ năm 2014
Error: Reference source not found
vi
Bảng 4.10 Chi phí sản xuất cây vụ đông năm 2014 của các hộ dân Error:
Reference source not found
Bảng 4.11 Chi phí sản xuất cây vụ đông phân theo nhóm hộ năm 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây vụ đông năm 2014
Error: Reference source not found
Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây vụ đông theo từng
nhóm hộ Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất vụ đông của các hộ nông
dân năm 2014 Error: Reference source not found
Bảng 4.15 Nhu cầu các hình thức chuyển giao KHKT sản xuất vụ đông
Error: Reference source not found
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm bí xanh Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH, HỘP

Hình 3.1 Bản đồ xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Error: Reference source not found
Hình 4.1 Diện tích cây vụ đông của xã Khánh Thành giai đoạn 2012 – 2014
Error: Reference source not found
Hình 4.2 Giá bán sản phẩm vụ đông của hộ nông dân Error: Reference
source not found
Hộp 4.1 Các doanh nghiệp liên kết với HTX trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm còn ít, nông dân bán sản phẩm cho thướng lái là chính 55
Hộp 4.2 Giá sản phẩm vụ đông biến động thất thường, một số cây vụ
đông được mùa mất giá Error: Reference source not found
Hộp 4.3 Thiếu vốn để sản xuất vụ đông, một số hộ phải mua chịu vật tư
để sản xuất Error: Reference source not found
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BVTV : Bảo vệ thực vật
2. BQ : Bình quân
3. CN – TTCN : Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
4. ĐA : Đề án
5. ĐVT : Đơn vị tính
6. ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
7. GĐ : Giám đốc
8. GO : Tổng giá trị sản xuất
9. GTSX : Giá trị sản xuất
10. HTX : Hợp tác xã
11. HQKT : Hiệu quả kinh tế
12. HĐND : Hội đồng nhân dân
13. IC : Chi phí trung gian
14. KQ : Kết quả
15. KHKT : Khoa học kỹ thuật
16. MI : Thu nhập hỗn hợp

17. NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn
18. NQ : Nghị quyết
19. UBND : Ủy ban nhân dân
20. TĐPT : Tốc độ phát triển
21. TB : Trung bình
22. VA : Giá trị gia tăng
23. SXNN : sản xuất nông nghiệp
24. SL : Số lượng
25. Pr : Lợi nhuận
ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam cũng như toàn
thế giới. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm
cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn
sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại
tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không có ngành nào có thể
thay thế được. Trên 40% số lao động thế giới đang tham gia hoạt động nông
nghiệp. Việt nam có gần 70% dân số sống trong khu vực nông thôn, trên 50%
lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn ( tổng
cục thống kê ) nên nông nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong phát triển
kinh tế nông thôn.
Ở Miền Bắc một năm ngoài hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa thì
ở một số địa phương còn tiến hành sản xuất vụ đông với các cây màu như:
ngô, khoai tây, lạc, dưa chuột, Sản xuất vụ đông giữ vai trò quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung cũng như sản
xuất nông nghiệp của xã Khánh Thành - huyện Yên Khánh – Tỉnh Ninh Bình
nói riêng. Sản xuất vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính ở xã Khánh

Thành. Nhiều hộ nông dân đã phát huy tốt mô hình trồng cây màu trên đất
vườn đạt hiệu quả khá cao như mướp đắng, dưa chuột, bí xanh…
Phát huy những ưu thế về điều kiện thời tiết, đất đai, truyền thống canh
tác lâu đời cùng với khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào
thực tế sản xuất, nông dân xã Khánh Thành đang từng bước nâng cao hiệu
quả sản xuất cây vụ đông, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
1
Bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất vụ đông ở xã Khánh Thành cũng
gặp không ít khó khăn là năng suất cây trồng chưa cao, trình độ thâm canh
cây vụ đông của các hộ nông dân còn hạn chế. Cùng với đó là tình hình thời
tiết diễn biến phức tạp, thị trường vật tư và hàng hóa nông sản biến động, giá
các loại vật tư nông nghiệp luôn có xu hướng tăng giá, giá bán nông sản vụ
đông không ổn định. Những vấn đề trên chưa được giải quyết kịp thời đã làm
cho hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông chưa cao và làm giảm động lực phát
triển sản xuất.
Đứng trước tình hình đó, chúng ta cần phải nghiên cứu, phân tích các
vấn đề về sản xuất và tiêu thụ cây trồng vụ đông. Từ đó, đề xuất các giải pháp
thiết thực phát triển cây trồng vụ đông hơn nữa, góp phần vào phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn của xã. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã Khánh Thành – huyện Yên
Khánh – tỉnh Ninh Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã Khánh
Thành – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông ở xã Khánh Thành – huyện
Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình trong những năm tới, góp phần nâng cao thu
nhập từ cây vụ đông nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung cho người
nông dân, đưa cây vụ đông phát triển theo hướng hàng hóa.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây vụ đông trên
địa xã Khánh Thành – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
- Phản ánh thực trạng phát triển cây vụ đông trên địa bàn xã.
- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển cây vụ đông
của xã.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ
cây vụ đông trên địa bàn xã trong những năm tới.
2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cây trồng vụ đông ở xã Khánh Thành
- Các hộ nông dân sản xuất cây trồng vụ đông trên địa bàn xã.
- Các cá nhân, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của cây trồng vụ đông
trong và ngoài xã.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển cây vụ đông ở xã Khánh Thành –
huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình, phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển cây vụ đông. Đồng thời đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Khánh Thành – Huyện Yên
Khánh – Tỉnh Ninh Bình.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
- Thông tin thứ cấp: Thu thập các thông tin số liệu điều tra trong 3 năm
gần đây, từ năm 2012 đến năm 2014. Các giải pháp dự kiến được áp dụng vào
các vụ đông tiếp theo từ năm 2015.
- Thông tin sơ cấp: được thu thập vào năm 2015
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất.
- Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
3
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa
nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng
cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi
chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
- Sản xuất là một quá trình tạo ra sản phẩm để sử dụng hay trao đổi
thương mại, đó là hoạt động kinh tế chủ yếu của con người. Quá trình này
tính từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm.
(Nguyễn Ngọc Long và cộng sự, 2009)
- Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về tất cả quá trình sản xuất để tạo
ra sản phẩm mong muốn. (Đào Thế Tuấn, 1984)
2.1.1.2 Khái niệm phát triển cây vụ đông
- Phát triển cây vụ đông là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến
bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã
hội. Như vậy, phát triển cây vụ đông bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và
chất lượng. (Đinh Văn Đãn, 2002)
+ Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối
lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất vụ đông.
+ Sự thay đổi về chất bao gồm sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây vụ
đông theo hướng tăng tỷ trọng diện tích những cây co hiệu quả kinh tế cao, sự

tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập/đơn vị diện tích
cây vụ đông.
+ Phát triển sản xuất cây vụ đông với năng suất và hiệu quả ngày càng
cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ,
phân công lại lao động, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
4
Ngoài ra trong sản xuất cây vụ đông những thay đổi tích cực về măt xã
hội như tạo việc làm cho lao động nông thôn, làm tăng lợi ích của cộng đồng,
hay những lợi ích về môi trường như không làm suy thoái, ô nhiễm các nguồn
tài nguyên đất, nước, không khí… cũng là những biểu hiện của sự phát triển.
Theo chúng tôi, phát triển cây vụ đông cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Phát triển bền vững: Phát triển cây vụ đông phải đảm bảo cả hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát triển cây vụ đông phải theo hướng sản xuất hàng hóa: sản xuất
hàng hóa đối với cây vụ đông không có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà
cần căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất: mở
rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Phát triển cây vụ đông phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng
về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường…của từng vùng. Trên
phạm vi xã hội sản phẩm vụ đông nên phát triển đa dạng nhưng ở mỗi địa
phương nên chọn phát triển một vài loại sản phẩm mà địa phương có lợi thế.
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về phát triển cây vụ đông
2.1.2.1 Đặc điểm của cây vụ đông
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nên ở nước ta duy nhất các tỉnh phía Bắc
từ Mục Nam Quan đến bắc đèo Hải Vân có điều kiện thuận lợi cho việc sản
xuất cây vụ đông ngoài hai vụ lúa.
Tuy nhiên để nghiên cứu phát triển cây vụ đông cần chú ý một số đặc
điểm chủ yếu sau:
- Cây trồng vụ đông chủ yếu là các loại cây cạn và ngắn ngày có đặc

tính sinh lý và sinh hóa khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu
cầu về thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất dễ bị các loại sâu bệnh hại. Do
đó, việc lựa chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và
thích nghi với sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức
cần thiết. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa
5
chọn giống tạo ra một tập đoàn giống đa dạng và phong phú đảm bảo cho
nâng cao năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch, đồng
thời các khâu sản xuất phải làm đúng và kịp thời để không ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây vụ đông, không ảnh hưởng đến vụ sản
xuất kế tiếp.
- Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau, do vậy, các hộ nông
dân cần bố trí cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư của mình nhằm
tạo ra năng suất cao đáp ứng tốt cho nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung
ứng cho thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các hộ nông dân sản
xuất cây vụ đông. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới được tăng lên, do đó
việc tăng tỷ trọng hàng hoa trong cơ cấu sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong
chiến lược phát triển ngành nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa.
- Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu
lạnh, khô và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi
cho sản xuất vụ đông do hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh hại, nhưng
sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra những rủi ro lớn cho sản xuất vụ
đông. Vì vậy, từng vùng, từng địa phương cần năm rõ được quy luật thay đổi
của khí hậu để có những giải pháp tốt, khắc phục một cách hữu hiệu nhất
nhằm tránh được những thiệt hại khôn lường có thể xảy ra.
- Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước
cao nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản
xuất ra phải bán ngay làm cho tỷ suất hàng hóa của sản phẩm vụ đông cao. Do
đó, cần có biện pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa
bảo đảm chất lượng sản phẩm, vừa tránh được rủi ro thị trường.

- Cây trồng vụ đông đòi hỏi đàu tư lớn về lao động, chi phí vật chất. Do
đó, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao, các hộ nông dân phải bố trí
hợp lý tiền vốn, lao động cho vụ sản xuất này.
2.1.2.2. Vai trò của sản xuất vụ đông
- Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực:
6
Việc tăng thêm vụ đông đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất,
tận dụng được nguồn lao động nông nhàn. Ngoài ra, sản xuất vụ đông còn cho
phép sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất khác và các cơ sở vật chất phục
vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của nông dân
Với việc phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hóa
lớn, vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Vụ đông đã cung cấp cho thị trường một lượng
nông sản hàng hóa có giá trị tiêu dùng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
- Sản xuất vụ đông là nguồn cung cấp các loại thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao cho con người mà hiếm có sản phẩm thay thế. Sản phẩm vụ
đông còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dược
phẩm
- Góp phần thúc đẩy quá trình cải tạo và bồi dưỡng đất.
7
Bảng 2.1: Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
Chỉ tiêu
Đất trước
khi thu
Đất sau khi thu hoạch vụ đông
Khoai
lang
Khoai

tây
Ngô
gié
Đậu
Côbơ
PH. (KCL) 5,50 5,80 5,90 5,60 5,90
Mùn (%) 0,75 0,82 0,85 0,78 1,00
N. Tổng số (%) 0,06 0,058 0,078 0,058 0,069
N. dễ tiêu (mg/100g đất) 2,36 4,10 4,25 2,54 4,80
P
2
O
5
dễ tiêu (mg/100g đất) 6,00 7,90 8,26 6,10 5,90
Nguồn: Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 193 năm 1998
- Sản xuất cây vụ đông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác
do đặc tính sinh học và đặc tính canh tác của cây vụ đông đã tạo nên sự kết
hợp hài hòa giữa việc sử dụng đât với bồi dưỡng cải tạo đất lâu dài. Cây vụ
đông thường là cây trồng cạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề
làm vườn nên đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất.
Bảng 2.2: Tác động của cây trồng vụ đông đến độ màu mỡ của đất
Chỉ tiêu Đất bỏ hóa vụ đông Đất trồng khoai vụ đông
PH. (KCL) 6,2 6,3
Mùn (%) 1,3 2,3
N. Tổng số (%) 0,049 0,063
N. dễ tiêu (mg/100g đất) 2,1 5,0
P
2
O
5

dễ tiêu (mg/100g đất) 3,75 3,75
Nguồn: Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 193 năm 1998
Tóm lại: sản xuất vụ đông mang lại hiêu quả trên nhiều mặt: cung cấp
lương thực, thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu
cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất. Đặc biệt, sản xuất vụ đông làm
tăng thu nhập bằng tiền tăng tích lũy và nâng cao mức sống của nông dân.
2.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Thời tiết: Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa là điều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất đa dạng các giống cây trồng. Cây vụ đông chủ
yếu được sản xuất ở miền Bắc, thời tiết vụ đông của khu vực miền Bắc
8
thường ít mưa ở đầu vụ, nhiệt độ thấp, không khí khô, gió bắc nhiều thuận lợi
cho các cây rau vụ đông ưa nhiệt độ thấp phát triển(nhiệt độ thích hợp là
khoảng 15C-20C). Nếu thời thời tiết vụ đông ít rét và độ ẩm cao thì đó là điều
kiện có tác động không tốt đến cây trồng vụ đông. Trong vài năm gần đây
diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, rét thường đến muộn hơn, mưa đầu
mùa khi ít khi nhiều, có những năm hầu như không có rét, nhiệt độ cao, thời
tiết nắng nóng nhưng cũng có năm khô hạn, rét đậm kéo dài, sương muối cây
dễ chết, dễ bị quăn lá, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới khối lượng và
chất lượng cây vụ đông. Chính vì vậy, yếu tố về thời tiết đã có tác động rất
lớn đến năng suất và chất lượng cây vụ đông.
- Đất đai: Đối với sản xuất cây vụ đông, đất là yếu tố quan trọng tác
động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây vụ đông. Mỗi chủng
loại cây thích hợp với loại đất có thành phần cơ, lý, hóa học khác nhau. Nắm
bắt được từng loại đất, hộ nông dân sẽ sử dụng đầy đủ và hợp lý, khai thác
triệt để tiềm năng của đất đai.
* Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Sản xuất vụ đông cũng như các loại cây trồng khác nó chịu chi phối của
các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, các chính sách của

nhà nước, và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy mô sản
xuất,các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, tiến bộ KHKT áp
dụng vào sản xuất…
- Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ cho
sản xuất: vốn, lao động, tri thức, khả năng tổ chức, điều kiện tự nhiên. Trong
sản xuất kinh doanh, các nguồn lực đó được hiểu là giá trị đầu vào, là điều
kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh Người sản xuất chủ
động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất.
+ Về lao động: Lao động của các hộ nông dân có đông về số lượng
nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn
9
hóa, khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn
chế. Để phát triển sản xuất cây vụ đông yêu cầu trước mắt và lâu dài là phải bồi
dưỡng một đội ngũ lao động có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới.
+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cây vụ
đông: Cây vụ đông đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đung quy trình kỹ thuật
mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ văn hóa
cao, co kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây vụ đông sẽ lựa chọn giống cây
trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một
cách hợp lý. Từ đó cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất
lượng tốt. Ngược lại, chủ hộ có trình độ văn hóa thấp, thiếu kinh nghiệm
trong sản xuất cây vụ đông sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm
sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp.
+ Chính sách của nhà nước: trong cơ chế phát triển của nền kinh tế thị
trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt động kinh tế và các chính sách
Nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượng trong
mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành rất nhiều
chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực
sản xuất đưa tiến bộ KHKT mới vào để tăng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất. Nhiều chính sách khi áp dụng đã thực sự góp phần thúc đẩy nền sản

xuất phát triển.
* Nhóm yếu tố kỹ thuật
- Giống: giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
sản xuất. Những giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện khí
hậu, đát đai, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng
suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển,
ngày càng có nhiều giống tốt đươc đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc
hướng dẫn cụ thể về quá trình sản xuất của từng giống thì người dân cũng cần
10
phải coa một trình độ canh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại
giống tốt thích nghi với điều kiện sản xuất cụ thể.
- Thời vụ gieo trồng: các loại cây trồng đều có đặc điểm sinh trưởng và
quy luật phát triển riêng. Đối với cây trồng vụ đông, thời vụ gieo trồng được
tính từ khi đặt giống, gieo hạt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển đến thời
kỳ thu hoạch. Do vậy cũng giống như các loại cây trồng khác, nếu cây trồng
vụ đông gieo trồng không đúng thời vụ thì sẽ gặp khó khăn về thời tiết, sâu
bệnh,…làm cây sinh trưởng chậm, phát triển kém, năng suất thấp.
Thời vụ gieo trồng được xác định trong quá trình sản xuất. Lịch gieo
trồng được nghiên cứu tên cơ sở kết hợp giữa quy luật sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất cây vụ đông,
người nông dân không chỉ biết có chăm sóc đầy đủ, hợp lý mà còn phải biết
bố trí cơ cấu giống cây tròng mùa vụ thích hợp
- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cây vụ đông thì kỹ thuật chăm
sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý
giống, trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
So với cây trồng khác, cây vụ đông thường bị nhiều loại sâu bệnh hại.
Sâu bệnh hại cây vụ đông thường nhiều về chủng loại, thường sinh ra với số
lượng lớn, mật độ cao, hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng
trồng cây vụ đông với mức độ gây hại thường là rất lớn. Để bảo vệ cây trồng

vụ đông chống các loại sâu bệnh hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ
thống phòng trừ tổng hợp. Hệ thống này bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
+ Tìm kiếm và sử dụng các giống cây vụ đông chịu sâu bệnh. Cần nắm
được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây vụ đông có khả
năng chống chịu ở từng vùng sản xuất.
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các
yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau.
11
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm
cũng như ở ruộng sản xuất.
+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và
hợp lý.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất cây vụ đông ở Việt Nam.
* Giai đoạn trước đổi mới
Vụ đông nước ta phát triển từ rất lâu, nhưng từ thập kỷ 60, nhất là từ
thập kỷ 70 trở lại đây, do tác động của tiến bộ KHKT làm thay đổi cơ cấu
mùa vụ nên các cây trồng vụ đông mới được phát triển mạnh trở thành sản
phẩm hàng hóa. Sản xuất cây vụ đông đã đem lại nhiều sản phẩm trao đổi
giữa các vùng trong nước và thế giới. Năm 1975 diện tích cây vụ đông đạt
122.985 ha, đến năm 1979 đạt 253.710 ha, tăng 2,06 lần so với năm 1975.
Trong đó, nếu so sánh các cây năm 1978 với năm 1975 thì cây khoai tây
(103.980ha) tăng hơn 4.11 lần và cây khoai lang (83.014 ha) tăng 1.96 lần,
ngô (21.076 ha) tăng 0,6 lần. Rau đậu (43.720 ha) tăng 1.37 lần. Trong vùng
đồng bằng thì cơ cấu diện tích khoai tây chiếm 69,2% (83.469 ha). Cây khoai
lang chiếm 3.6%, rau đậu chiếm 13.8% và cây khác chiếm 0.4%. Như vậy cây
khoai tây vụ đông thời kỳ này chiếm độc tôn, đã cung cấp sản phẩm cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu.
•Giai đoạn sau đổi mới.
- Trải qua hơn 20 năm sản xuất vụ đông đã phát triển mạnh và rộng

khắp ở các vùng. Tính đến vụ đông năm 1999, diện tích các tỉnh phía Bắc đạt
452.461 ha (tăng 187.7 % so với vụ đông 1979). Thời kỳ này cây ngô là cây
chủ lực ở các tỉnh phía bắc , chiếm 36.62%, năng suất bình quân đạt 29,5
tạ/ha, tiềm năng về năng suất có thể cao hơn nếu thâm canh cao hơn. Vì vậy,
cây ngô còn là cây lấp vụ rất tốt khi vụ mùa bị thiên tai không còn khả năng
cấy tái giá. Thời kỳ này, cây khoai lang là cây có diện tích lớn sau cây ngô
12
(chiếm 26,02 % tổng diện tích cây vụ đông cả nước). Đã có năm diện tích
khoai lang vụ đông đạt trên 190 nghìn ha (1992), nhưng thời kỳ này diện tích
khoai lang giảm mạnh do giá trị sản xuất thấp (năm 1999 còn 125 nghìn ha,
năm 2004 còn 86 nghìn ha). Nhìn chung khoai lang là cây dễ trồng, đầu tư
thâm canh không lớn, hệ số sử dụng sản phẩm cao, là nguồn cung cấp thức ăn
quan trọng cho gia súc.
- Đầu những năm 1980 đã có thời kỳ cây khoai tây phát triển mạnh,
diện tích lên tới 11 -12 vạn/ năm. Nhưng đến vụ đông năm 2000 diện tích
khoai tây giảm chỉ còn 3 nghìn ha. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu
thụ khoai tây trong nước có hạn, việc xuất khẩu khoai tây phức tạp, chi phí
quá tốn kém, hiệu quả kinh tế lại thấp. Về năng suất cũng không có sự thay
đổi lớn, ổn định trong khoảng 10 tấn/ha. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng khoai
tây trong bữa ăn ở nước ta đang tăng dần, nhất là ở thành phố và khu công
nghiệp tập trung. Đồng thời, nhờ tiến bộ kỹ thuật mới về khoai tây hạt lai đã
làm thử nghiệm thành công ở Thái Bình, Hà Nam, năng suất tăng gấp 1,5 – 2
lần, tạo ra những khả năng mới về thâm canh nâng cao năng suất, tăng sản
lượng khoai tây. Đó là những cơ sở có thể từng bước khôi phục vị trí cây
khoai tây trong sản xuất vụ đông ở nước ta.
Đậu tương là cây có giá trị về mặt cải tạo đất và tăng thu nhập cho
nông dân. Tuy nhiên khung thời vụ của cây đậu tương vụ đông quá hẹp, lại
chịu ảnh hưởng của mưa đầu vụ và hạn cuối vụ nên việc mở rộng diện tích
gặp khó khăn. Diện tích đậu tương đông năm 1995 đạt 17 nghìn ha, năm 1999
– 2000 tăng lên tới 20.352ha, sản lượng đạt 23.140 tấn nhưng vẫn chưa đáp

ứng đủ cho thị trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là tìm cách mở rộng diện tích,
tìm giống cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu của khách
hàng để đáp ứng đủ cho thị trường đang khan hiếm này.
(Đinh Văn Đãn, 2002)
13
- Vụ đông năm 2012, sản lượng đạt 3,93 triệu tấn cao hơn năm 2011;
tổng giá trị vụ Đông năm 2012 đạt khoảng 16,75 nghìn tỷ đồng, tăng gần 5,3
nghìn tỷ đồng so với vụ Đông năm 2011. Hầu hết sản phẩm vụ Đông bán
được giá, tiêu thụ dễ dàng, giá trị sản xuất và thu nhập của nông dân đạt khá
cao; nếu tính cả công, lợi nhuận thu về từ 35 đến trên 50%. (Trang thư viện
pháp luật, 2013)
Hiện nay, bằng các biện pháp canh tác tiến bộ, năng suất của hầu hết
các cây vụ đông đều tăng. Năm 2013, năng suất ngô đạt 38,9 tạ/ha (tăng 1,7
tạ/ha), khoai lang đạt 85,4 tạ/ha (tăng1,8 tạ/ha), khoai tây đạt 138,6 tạ/ha, rau
đậu đạt 156 tạ/ha. Giá trị thu nhập bình quân của vụ đông năm 2013 đạt
khoảng trên dưới 40 triệu đồng/ha; tổng giá trị thu nhập cả nước ước đạt
180000– 20.000 tỷ đồng. Một số cây có giá trị thu nhập cao như hơn khoai
tây 60 – 70 triệu đồng/ha; rau đậu 70 – 80 triệu đồng/ha; hoa, cây cảnh 150 –
130 triệu đồng/ha; ớt 400 – 500 triệu đồng/ha.
Mặc dù cây vụ đông được xác định là vụ chính với nhiều chính sách hỗ
trợ nhưng 2 năm trở lại đây diện tích cây vụ đông vẫn khó tăng thêm. Nguyên
nhân là do cây vụ đông phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ở khu vực nông thôn
thiếu lao động cho sản xuất, giá cả cũng bấp bênh nên nhiều người dân không
mặn mà.
Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT tổ chức Lễ phát động sản xuất cây vụ đông
năm 2014. Buổi lễ diễn ra ngày 11/9/2014 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với
sự tham dự của Sở NNPTNT các tỉnh phía Bắc. Mục tiêu là đưa giá trị sản xuất
cây vụ đông tới đây đạt khoảng 20.000 - 22.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nêu rõ:
“Với lễ phát động lần này, ngành nông nghiệp hy vọng chuyển đổi cơ cấu cây

trồng sẽ tạo ra những giá trị lớn nên quan điểm là đẩy mạnh diện tích cây vụ
đông trên đất hai lúa”. Theo ông Doanh, muốn sản xuất hiệu quả cây vụ đông
cần phải tổ chức lại liên kết vì sản xuất manh mún thì không thể đem lại hiệu
14

×