Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.9 KB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Xuân
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc biệt là
các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, những người đã
trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong
học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Giáo Nguyễn Thị
Tuyết Lan– Giáo Viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Người cô giáo
đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đến các bác, các cô, các chú, các anh, các
chị và các ban quản lý, lãnh đạo ủy ban nhân dân xã Thượng Vũ huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương và những người lao động trên địa bàn đã giúp đỡ nhiệt
tình trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã
quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập,
tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Do thời gian có hạn và năng lực còn nhiều hạn chế nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng
góp, bổ sung của thầy cô trong khoa và bạn bè, những người quan tâm đến


vấn đề này để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Xuân
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đến nay cả nước có khoảng 120 000 hộ áp dụng mô hình VAC,bình
quân mỗi năm số hộ tham gia sản xuất theo mô hình VAC tăng lên 15.000
hộ,diện tích đất sử dụng làm mô hình VAC từ 9.040 ngàn ha năm 1990 lên
23.3744 ngàn ha năm 2012. Trong các mô hình VAC diện tích đất trồng trọt
chiếm 35,3%, diện tích chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 25,8%, nuôi trồng
thủy sản chiếm 38,9% (Theo số liệu của Tổng cục thống kê 2012). Hàng năm
tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời
vụ, đóng góp cho nền kinh tế trên 12 000 tỷ đồng giá trị sản lượng.Việc phát
triển nhanh số lượng lẫn quy mô mô hình VAC đã góp phần phát triển kinh tế
xã hội của cả nước. Hải Dương là một tỉnh có phần lớn dân cư sống bằng
nghề nông, họ canh tác trên mảnh đất của mình nhằm tạo nguồn thu cho bản
thân và gia đình. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của nhà nước và sự nhanh nhạy
của mình nhiều nông dân đã chuyển hướng làm nông sang làm trang trại theo
mô hình VAC, nhiều trang trại quy mô lớn ngay trên nguồn lực sẵn có và đã
thu được hiệu quả vượt trội so với lối sản xuất nông nghiệpcũ.
Sản xuất theo mô hình VAC phát triển mạnh mẽ về quy mô trên địa
bàn cả nước. Nhiều trang trại sản xuất theo hướng tập chung nhất định 1 số
cây trồng vật nuôi chính góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm
sản xuất ra. Thực hiện mô hình với hướng tập trung đầu tư, nâng cấp về
chuồng trại, đưa các chủng loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao và
chất lượng tốt vào sản xuất.Xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải
Dương là một trong những xã đi đầu trong thực hiện và triển khai mô hình
VAC. Để tìm hiểu quá trình phát triển của mô hình VAC trên địa bàn xã

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển mô hình VAC trên địa
bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”
Câu hỏi đặt ra cần giải quyết ở đây là: Nguyên nhân nào tạo ra sự
phát triển như vậy tại địa phương? Cần giải pháp nào để phát triển mô hình
iii
VAC được mở rộng và khắc phục được những khó khăn, thách thức?Những
giải pháp để khắc phục những khó khăn, thách trong việc trong từng loại mô
hình VAC là gì?
Mục tiêu nghiên cứu này nhằm:
Nghiên cứu tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu mô hình VAC. Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn phát mô hình VAC. Đánh giá
thực trạng tình hình phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình VAC ởxã
Thượng Vũ. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển mô hình VAC trong
thời gian tới ở địa phương.
Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu: Đưa ra các khái niệm về mô hình
VAC, đặc điểm, vai trò phát triển mô hình VAC. Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu
tình hình phát triển VAC trên thế giới và Việt Nam và bài học kinh nghiệm
từ những rút ra từ những hộ đi trước.
Đặc điểm cơ bản của xã Thượng Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải
Dương.Đặc điểm tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn
nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp sử dụng bao gồm: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp xử lí số liệu.
Nguồn số liệu thu thập
Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu về tổng quan tài liệu được thu thập qua sách,
tạp chí, báo cáo liên quan đến vấn đề nghiên cứu; số liệu về địa bàn nghiên
cứu và tình hình sản xuất theo mô hình VACtrong địa bàn nghiên cứu.
Nguồn số liệu sơ cấp : Số liệu về tình hình thực hiện mô hình VAC của các

hộ trên địa bàn toàn xã.
Quá trình phát triển mô hình VAC ở xã Thượng Vũ
iv
Thông qua điều tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thí điểm 50 hộ
trong 104 hộ tham gia sản xuất theo các loại mô hình VAC tại 4 thôn Vũ Xá,
Thượng Vũ, Thắng Yên, Bộ Hổ.
Thực trạng phát triển mô hình VAC ở xã Thượng Vũ
- Thực trang phát triển của mô hình VAC trong 3 năm từ năm 2012 –
2014, sự tăng lên về quy mô cũng như số lượng cây trồng vật nuôi trong mô
hình.
- Các dạng mô hình VAC được áp dụng trên địa phương
- Các nguồn lực về vốn, đất đai, trang thiết bị để thực hiện mô hình
VAC
- Chi phí chính về chăn nuôi, trồng trọt, làm ao trong quá trình sản
xuất
- Kết quả sản xuất đạt được khi thực hiện mô hình
- Hiệu quả đạt được khi tham gia sản xuất theo mô hình VAC
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã
Thượng Vũ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình VAC trên địa
bàn xã Thượng Vũ: Vốn, đất đai, hoa học - kĩ thuật, cơ sở vật chất, biến
động giá cả yếu tố đầu vào, dịch bệnh Do đó, trực tiếp quyết định đến sự
phát triển cây trồng vật nuôi trong mô hình
Một số giải pháp nhằm phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã
Thượng Vũ – Kim Thành – Hải Dương.
Giải pháp nguồn vốn
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giải pháp về đất đai
Giải pháp tích cực áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
Mô hình VAC có thể coi là 1 mô hình hoàn chỉnh nhất, nó thực sự trở

thành mô hình kinh tế vượt trội so với kinh tế hộ nông dân. Mô hình VAC
không những mang lại phát triển kinh tế cao mà còn đem lại phát triển kinh
v
tế- xã hội và việc phát triển sản xuất mô hình VAC là phù hợp đối với chủ
trương chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước, phù hợp với quy luật
khách quan của kinh tế thị trường và phù hơp với điều kiện tự nhiên và tiềm
năng của xã hội.
Các mô hình sản xuất tại các hộ rất phong phú và đa dạng với nhiều
loại cây trồng cũng như vật nuôi khác nhau, với nhiều loại mô hình theo các
kểu thiết kế khác nhau như mô hình VC, VAC, AC. Với các cách kết hợp và
bố trí sản xuất tại các hộ đều đem lại phát triển kinh tế cao giữa các mô hình.
Nhìn chung các mô hình sản xuất đều đem lại phát triển kinh tế giữa các mô
hình. Nhìn chung các mô hình sản xuất tại các hộ đều đem lại phát triển kinh
tế giữa các mô hình. Nhìn chung các mô hình sản xuất tạ các hộ đều đem lại
phát triển kinh tế cao. Trong đó, ưu thế vượt trội nhất chính là mô hình VAC.
Phát triển kinh tế của mô hình VAC không đơn giản là các mô hình này có
nguồn vốn lớn có mức chi phí cao. Mà còn do cách chọn lọc các loại giống
cây trồng vật nuôi mới để áp dụng vào sản xuất cũng như kết hợp các kinh
nghiệm có sãn hay áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
Sự phát triển mô hình VAC thường gặp phải các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế như thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng, trình độ sản
xuất, trình độ văn hóa của chủ hộ…Các yếu tố này có thể tác động tích cưc
hoặc tiêu cực đến mô hình. Và cần có những giải pháp để khắc phục những
điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
- Đối với nhà nước.
- Đối với chính quyền địa phương
- Đối với chủ hộ.
MỤC LỤC
vi







 !
""#$%&'()%*)&+, )/"
"01&234$5%3$&640
"0"1&234&%4$57
"001&234&1)%87
"079):;$5/(%<=$5%3$&647
> ?!@A> BC
0"DEFG#G4H$.'$ $5%3$&64I
0""J%K$%I
0"0%L))M8$EN$4')"0
0"7L&O*4)9N$%%:F$5)P(%L))M8$Q$%)*&+,=J%K$%EN$4')"I
00DEF)%R&2S$"T
00"K$%%K$%(%L))M8$=J%K$%&+,&L&$:P&)M3$)%*5P"T
000U$5V4,$V4L)MK$%%K$%)%/$%/(%L))M8$=J%K$%FW),="X
007Y)E9Q*)V4N$5%3$&64(%L))M8$=J%K$%FW),=0I
Z[\]]^_`!0a
7"b&-8=&DcN$&+,d%:;$5e%4OW$f=%/$%)g$%N:D$50a
7""b&-8=)R$%3$0a
7"0b&-8=hdY7i
7"7f*)V4N(%L))M8$Q$%)*&+,d7i
70%:D$5(%L($5%3$&6470
70"%:D$5(%L(&%j$-8=$5%3$&6470
700%:D$5(%L()%4)%H(E9GW477
707%:D$5(%L(kG#E9GW47I
70I%:D$5(%L()U$5%;(/(%l$m&%7I

70nL&&%g234$5%3$&64&%+O*47I
fo!_`!]!@7a
I"o4L)MK$%(%L))M8$=J%K$%)<d%:D$5e7a
vii
I0%R&)M<$5(%L))M8$=J%K$%)M3$-p,c/$d7q
I0"L&r<$5=J%K$%7X
I00L&$54s$GR&Ekr1$5)Mt$5&L&=J%K$%I0
I07o4O=JEN$4')&+,&L&=J%K$%ni
I0I%(%#EN$4')n0
I0nf*)V4NEN$4')nq
I0aK$%%K$%234)%1EN$(%u=F=J%K$%)<&L&%Ya0
I0TW4V4N&+,&L&=J%K$%EN$4')aI
I0q5%3$&64-8$%K$%an
I7v*4)9N$%%:F$5-*$(%L))M8$Q$%)*&+,=J%K$%EN$4'))<&L&%Yaa
IIN(%L(&%+O*4(%L))M8$&L&=J%K$%Fd%:;$5ewf=%/$%wN:D$5T"
II"N(%L(&%4$5T"
II0N(%L(M3$5&%t)x$5Gt<=J%K$%T7
,J%K$%T7
L&%Y$3$)H(&%4$5-y4):$54s$9$.&%z$$4J-b&cW)G/$4JG;$A-y4):.lOrR$5
&%4s$5)M<A59$5H)$4J-8=FMY$5V4O=J$4JA&e$5$%:-y4&t$$4JT7
<$%r<$-y4):$4J&L&Gt<59$55/=P&{$z$5E4')&,t%D$-8)%,O)%*59$55/),=/&L&
%Y-,$5$4JT7
|)5N=rW$m&%-'))Ms$5)Mj)E,$5&%4O8$-U-')G/=,t&LA&%4s$5)M<ArtG;$%4H$G/=,t
GP$%D$G;$%4H$)Ms$5)Mj)T7
y$&%})Mj$5)Mt$5&J$5)L&)4Ek,A$<t~)c•$%/$5$z=)Mt$5&L&,t$4J&LT7
:,&L&Gt<&L&{5L)Mp&,t$%:&L&%~(A&L&%=A&L&%49-8)%,O)%*&L&Gt<&L&e)Mt$5,t
$4JT7
%,O)%*&L&59$5&lO)Ms$5&ec€$5&L&59$5&lO=P&%t$z$5E4')&,t%D$T7
cJ%K$%TI
H(&%4$5=FMY$5rW$m&%-')=FMY$5V4O=J&%4s$5)M<AH)$4JTI

y4):&%z$$4J&L&59$5G;$E34$<&/t&%z$$4J$%€==,$5G<5L)Mp&,t%D$$%•$5
59$5G;$)M:P&Q,TI
:,&L&59$55/G,&{5L)MpEN$G:;$5GP$/t&%z$$4JA)%,O)%*59$55/&e)M:P&Q,TI
Ms$5)%3=$%.459$5U=P$%:U%,$%/AU/t,$AUM4Y)-‚-8)%,O)%*&L&Gt<U
),AU5z$5)M:P&Q,TI
Ms$5)%3=$%.4Gt<&lO%j-l4$%:-H4-ƒ$A-H4,$%A-H4„&•$5P-H4):D$5$%€==,$5
G<5L)Mp&,t%D$TI
&J%K$%TI
viii
:,)%3=&L&Gt<&L&{5L)Mp&,t$%:&L&%~(A&L&%49-8r<$5%{,&L&Gt<H)$4J)Mt$5,t
TI
y$&%})Mj$5)Mt$5&J$5)L&)4Ek,A$<t~)c•$%/$5$z=)Mt$5&L&,t$4J&LTI
%})Mj$5-y4):&t$59$5=P&L&Gt<&L)M|=A)MJA&L&%=A$%•$5Gt<&L&{5L)MpQ$%)*
&,tTI
y4):lOrR$5%W)%9$5&%4s$5)M<Q3$&9%D$AV4O=JEN$4')GP$%D$)M:P&TI
y4):&%z$$4J&L&59$5G;$E34$<&/t&%z$$4J$%€==,$5G<5L)Mp&,t%D$$%•$5
59$5G;$)M:P&Q,TI
<$%r<$-y4):-:,)%3=$%.459$55/Ap)=P/t&%z$$4J$%€=)%,O)%*$%•$559$5
&eTI
f!@]f\Tn
n"f*)G4H$Tn
n0f*$$5%pTa
n0"9P$%/$:P&Ta
n009P&%#$%V4O.$-p,(%:D$5Ta
n079P&%+%YTT
]…!fTq
TX
!†!‡ˆ‰TX
ix
DANH MỤC BẢNG

N$57"K$%%K$%Ekr1$5-')Fd%:;$5e7$z=0i"0w0i"I0q
N$570f*)V4N(%L))M8$Q$%)*d%:;$5e$z=0i"I7"
N$577%4)%H(E9GW477
N$57IN$5)%4)%H(E9GW4=Š4-.4)M,77
N$5I"o4O=J=J%K$%V4,&L&$z=7T
N$5I0L&r<$5=J%K$%EN$4'))<%Y-.4)M,Ii
N$5I7Y)E9)%J$52$.G,t-Y$5/$%l$Q%u4F&L&%Y-.4)M,I7
‹#$%cK$%V4l$)M3$"%YŒI7
N$5IIW$m&%-')-,cK$%V4l$&+,"%Y)Mt$5=J%K$%In
N$5In54s$9$-y4):&+,&L&%Y)<&L&=J%K$%&L&%Y-.4)M,IT
N$5IaDEFH)&%')&%t&L&=J%K$%&+,&L&%Y-.4)M,IX
N$5ITo4O=JEN$4')&+,&L&=J%K$%n0
N$5Iq%(%#"E9&lO)Ms$5&%#$%$z=0i"In7
N$5IX%(%#"E9Gt<&L&%#$%$z=0i"Inn
N$5I"i%(%#&%t"E9Gt<H)$4J&%#$%$z=0i"InT
‹#$%cK$%V4l$"%Y"$z=ŒnT
M-nT
N$5I""f*)V4N&+,"E9&lO)Ms$5&%#$%)Mt$5=J%K$%nX
N$5I"0>N$G:;$5"E9Gt<&L&%#$%)Mt$5=J%K$%ai
N$5I"7>N$G:;$5"E9Gt<H)$4J&%#$%)Mt$5=J%K$%a"
‹#$%cK$%V4l$)M3$"%YŒa"
N$5I"IK$%%K$%234)%1EN$(%u=F&L&%Y-.4)M,a7
N$5I"aW4V4NEN$4')&+,&L&=J%K$%$z=0i"I‹o•%YŒaI
N$5I"TL&%<$&%*N$%%:F$5-*$(%L))M8$EN$4'))%ƒt=J%K$%aX
N$5I"q%•$5)%L&%)%6&)Mt$5W&(%L))M8$=J%K$%T"
Y T"
N$5I"X%l$m&%=,)MH$>ŽT"
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
K$%0"WE$%)%L5s=•:•$•A••%4s$5••t•

K$%00W)%9$5EQ*)%;()M4O.$)%9$5FM4$5o49&‹=6&-Y)%l=&,$%Œ"q
K$%07W)%9$5EN$4')Q*)%;(FM4$5o49&‹=J%K$%)%l=&,$%&,tŒ"X
K$%7"f*)V4N(%L))M8$Q$%)*d%:;$5e$z=0i"I7"
K$%I"L&r<$5=J%K$%I"
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A Ao
AC Ao chuồng
BVTV Bảo vệ thực vật
C Chuồng
CC Cơ cấu
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CN Công nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
HLH Hội liên hiệp
KHKT Khoa học kĩ thuật
LĐ Lao động
LĐBQ Lao động bình quân
NSBQ Năng suất bình quân
PTKT Phát triển kinh tế
SL Số lượng
TY Thú ý
VACR Vườn ao chuồng rừng
xii
PHẦN I :MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nông nghiệp từ lâu đời nay đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nước ta. Ngành nông nghiệp không chỉ đảm cho chúng ta về lương thực,
thực phẩm mà còn là đầu vào cho một số nghành kinh tế khác. Trong đó phát

triển mô hình VAC là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế hộ nông
dân, là mô hình đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của mô
hình kinh tế VAC, góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối
lượng nông sản hành hóa nhiều càng nhiều, có khả năng to lớn, trong việc áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng năng suất…Trên cơ sở đó góp phần giải
quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các
hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các
hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng
khít nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và
tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới phát triển
kinh tế cao với mức đầu tư thấp. Đó là sự kết hợp giữa các hoạt động sản xuất
- chăn nuôi - trồng trọt để tạo ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho gia đình,
địa phương và cả xã hội.
Việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất mô hình VAC là
những bước phát triển mới, tạo ra nguồn thu nhập góp phần xóa đói giảm
nghèo, phát triển nông nghiệp toàn diện. Kinh nghiệm làm mô hình VAC đã
được sử dụng và phát triển trên các địa phương cả nước. Ở Hải Dương trong
những năm gần đây việc sản xuất theo mô hình VAC được rất nhiều hộ hưởng
ứng và áp dụng. Mỗi năm có hàng nghìn hộ tham gia và áp dụng mô hình
1
VAC nhằm thu lại được lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất thâm canh
ngày xưa. Việc áp dụng 1 mô hình VAC vào sản xuất góp phần làm cho bộ
mặt kinh tế Hải Dương nhiều hơn trước, người dân thì có của ăn của để, việc
làm cũng được giải quyết phần nào việc làm của người dân.
Thượng Vũ là 1 xã đồng bằng thuộc huyện Kim Thành tỉnh Hải
Dương thuộc đồng bằng Sông Hồng cách trung tâm thành phố Hải Dương
15km gần thị trường tiêu thụ lớn như Hải Phòng. Người dân có kinh nghiệm

lâu năm trong việc sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Những năm gần đây với
sự quan tâm khuyến khích của Đảng, Nhà nước của chính quyền địa phương
về việc phát triển mô hình VAC. Sự phát triển tích cực về số lượng cũng như
chất lượng của mô hình VAC cũng đã góp phần thay đổi cơ cấu bộ mặt nền
kinh tế của xã nói chung và của xã hội nói riêng. Mỗi năm trên địa bàn xã có
từ 10 – 20 hộ tham gia sản xuất, mở rộng mô hình VAC trên những điều kiện
có sẵn về đất đai cũng như kinh nghiệm trong sản xuất.Việc mở rộng và đầu
tư sản xuất theo mô hình VAC qua các năm cho thấy tình hình gia tăng về số
lượng, quy mô của mô hình VAC ngày càng tăng. Tuy nhiên việc sản xuất và
phát triển theo mô hình VAC còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã có
trên 2000 hộ dân bình quân mỗi hộ trên dưới 360m
0
đất vườn và 1 nửa là đất
tạp, chưa cải tạo và thâm canh. Có hàng chục ha đất trũng, xấu sản xuất trồng
cây lương thực kém năng suất. Người dân còn chưa áp dụng trồng trọt và
chăn nuôi những giống mới vào sản xuất nên năng suất chưa cao. Một số lao
động nông thôn chưa có việc làm, thời gian nông nhàn trong sản xuất nông
nghiệp còn nhiều vì vậy cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương để
phát triển sản xuất theo mô hình VAC . Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
"Phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã Thượng Vũ huyện Kim Thành
tỉnh Hải Dương” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1 Mục tiêu chung
-Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển mô hình VAC ở địa phương
đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản xuất theo mô hình VAC.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn phát mô hình VAC.
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển mô hình VAC trên địa bàn xã
Thượng Vũ.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình VAC ở
xã Thượng Vũ.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển mô hình VAC trong thời
gian tới ở xã Thượng Vũ
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự phát triển của mô hình VAC tại xã Thượng Vũ huyện
Kim Thành tỉnh Hải Dương.
- Chủ thể: Các hộ sản xuất theo mô hình VAC, mô hình VC, AC
 .Phạm vi nghiên cứu.
-Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Thượng
Vũ huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu từ trong 3 năm 2012-2014
-Thời gian thu thập số liệu sơ cấp : 01/2015 đến 05/2015
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Mô hình VAC
2.1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm về mô hình VAC nhưng tóm chung lại đều đề cập
chủ yếu tới việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá và trồng
trọt để tạo ra sản phẩm cung cấp ra ngoài thị trường.
*Hệ sinh thái VAC
VAC là những chữ đầu của 3 từ Vườn – Ao - Chuồng. VAC chỉ một hệ
sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn
nuôi.
Trong vườn kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng, trồng xen,
trồng gối để tận dụng năng lượng mặt trời và chất dinh dưỡng trong đất; góc
vườn trồng rau, đậu, một số cây gia vị, cây làm thuốc… Quanh vườn trồng
cây ăn quả hay các loại rau màu … Một số nơi trồng cây lấy củ ( củ từ, củ

mỡ cho leo lên bờ rào quanh vườn). Dưới bóng cây trong vườn nhiều nơi đặt
các đõ ong.
Cạnh vườn là ao, trong ao nuôi cá, thường kết hợp nhiều giống cá để
tận dụng được thức ăn. Quanh bờ ao trồng khoai nước; một phần nước ao thả
bèo, dùng làm thức ăn cho lợn. Trên mặt ao có giàn bí, bầu, mướp,
gấc….cung cấp các loại rau quả làm thức ăn phục vụ chính gia đình.Gần ao là
chuồng nuôi gia súc, gia cầm, thường là lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ
Vườn, ao, chuồng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Một phần sản phẩm
trong vườn và quanh ao, bèo thả trên mặt ao, dùng làm thức ăn chăn nuôi và
nuôi cá. Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cho cây. Một phần các
loại thải có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Ngược lại phân chuồng
dùng bón cây trong vườn. Nước phân làm thức ăn cho cá tất cả tác động qua
lại đó của VAC đều thông qua hoạt động của con người. Con người tiêu thụ
4
sản phẩm của VAC và đưa vào hệ thống này một số yếu tố từ bên ngoài
( phân bón, thức ăn cho chăn nuôi ) đồng thời điều khiển quá trình xử lý toàn
bộ chất thải trong VAC.
Hình 2.1:Hệ sinh thái VAC gồm V ”Vườn”,”C”Chuồng” A”Ao”
-V (Vườn): Vườn bao gồm các hoạt động trồng trọt.Vườn không chỉ
bao gồm các hoạt động trồng trọt các loại cây ăn quả rau mầu mà còn đại diện
cho các hoạt động khác như trồng các loại cây cảnh,trồng các loại cây
thuốc… trong vườn bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp để tận dụng đất đai,
năng lượng mặt trời và đáp ứng yêu cầu tiêu thụ. Thường có một hay hai loại
cây chính trồng xen với nhiều loại cây khác có những yêu cầu về điều kiện
sinh thái khác nhau: Tầng trên là cây ưa ánh sáng, tầng dưới là cây chịu bóng
(riềng, gừng, mùi tàu ) có nơi trồng cam quýt, dưới là rau ngót; có nơi trồng
táo xen chanh, hoặc khi đốn táo trồng rau đậu, chuối, đu đủ trồng rải rác
quanh vườn, quanh nhà ở nơi ít gió và độ ẩm, đủ ánh sáng. Góc vườn cạnh bể
chứa nước, trồng một vài luống rau cải, xà lách, đậu cô ve một số rau gia vị
như tía tô, rau thơm, ớt ) và một số cây thuốc thông thường.

Ở các vùng núi hay các vùng bán sơn địa thì các hoạt động làm vườn
còn mở rộng các kểu kết hợp nông lâm. Do đó nó xuất hiện kiểu mô hình mở
rộng VACRO.Yếu tố R đó là rừng đó chính là sự kết hợp giữa sản xuất chăn
5
nuôi, trồng cây rừng lấy gỗ, lấy lá (như cây chè) kết hợp chăn nuôi: gà, lợn,
trâu bò… cùng đồng thời nuôi ong lấy mật.
Vườn với ao thường gần nhau để tận dụng nước từ ao để tiện cho các
hoạt động tưới tiêu cho các loại cây trong vườn.Và ao cũng là nơi cung cấp độ
ẩm cho hệ sinh thái. Đó cũng chính là sự kết hợp tự nhiên để phát huy những
lợi thế để bổ sung cho nhau giữa hệ sinh thái vườn và ao.
-A (Ao):Ao tiêu biểu cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản của các hộ
gia đình ở diện tích mặt nước quanh nhà, trên sông, suối, đầm, hay hồ
lớn… .Nuôi các loại sản phẩm như cá, tôm cua, ếch, ba ba…Không chỉ nuôi
các loại thủy sản ao còn thả bèo, thả rau để làm thức ăn hỗ trợ cho chăn nuôi.
Nước ao dùng làm nước rửa chuồng trại chăn nuôi gia xúc. Trong mô hình
VAC, ao không chỉ để nuôi trồng các loại thủy sản mà còn là nơi giữ nước tạo
độ ẩm cho vườn. Mô hình VAC cần phải áp dụng nhiều biện pháp kĩ thuật
thâm canh, khai thác theo chiều sâu, thực hiện nuôi cá và các loại thủy sản ở
các tầng nước khác nhau.Ví dụ như tầng đáy như nuôi các loại :chép, trôi, rô
phi, diếc, cua….còn tầng giữa và trên có thể nuôi các loại :cá mè trắng, cá mè
hoa, trắm cỏ. Trên mặt ao có thể thả bèo, trồng rau muống làm thức ăn cho
các loại sinh vật hay là nơi chú ngụ cho các loại sinh vật. Bên bờ ao nên trồng
các loại giàn bầu, bí, su su, mướp, gấc … giúp tiết kiệm diện tích đât vừa
cung cấp các loại rau làm thực phẩm hàng ngày cho gia đình và cũng là nơi
làm mát cho hệ sinh thái.
C (Chuồng) : Đặc trưng của chuồng là nơi diễn ra các hoạt động chăn
nuôi, chăn nuôi các loại gia xúc gia cầm thông thường như trâu, lợn, gà. Ở
một số nơi chuồng cũng bao gồm nuôi ngựa, voi và một số đặc sản như:
hươu, nai, trăn, rắn, Chuồng trại thường gắn liên với vườn và ao nhằm tạo
điều kiện phục vụ trực tiếp cho các hoạt động rửa ráy chuồng trại và các hoạt

động cho ăn. Tùy vào mục đích nuôi các loại động vật gì thì người ta sẽ thiết
kế cho phù hợp với mục đich của mình.Và tùy theo điều kiện từng nơi mà
6
tổng thể các hệ sinh thái có đủ thành phần VAC hay chỉ có VA, VC, AC…
Quy mô của chuồng trại còn phụ thuộc rất lớn vào diện tích đất đai hay điều
kiện tự nhiên nên các tổ chức bố trí chuồng trại sẽ rất khác nhau.
Như vậy, quá trình chu chuyển vật chất diễn ra trong các hệ thống
VAC được tiến hành 1 cách suốt và gần như khép kín. Chất hữu cơ được tạo
ra do quang hợp của cây xanh, được các loài sinh vật tiêu thụ (gia súc, thủy
sản, con người) sử dụng. Sau đó các loài sinh vật phân hủy (vi sinh vật, côn
trùng…) sử dụng và làm cho các loài sinh vật hữu cơ bị phân hủy hoại và trở
lại trạng thái các chất vô cơ. Các chất vô cơ được cây sử dụng làm thức ăn kết
hợp chúng lại để tạo thành các chất hữu cơ và chu trình chuyển hóa vật chất
lại tiếp tục theo một vòng mới.Tùy theo điều kiện từng nơi mà trong các hệ
sinh thái có đủ ba thành phần VAC hay chỉ có hai thành phần VA,VC, AC.
Quy mô của hệ sinh thái VAC tùy thuộc vào đất đai, diện tích. Quy mô nhỏ
thì có vài chục m
2
còn những mô hình quy mô lớn đến vài chục ha.Vì vậy tổ
chức hệ sinh thái VAC rất đa dạng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên
ở mỗi vùng sinh thái (miền núi, trung du,đồng bằng,ven biển, hải đảo) các tổ
chức kinh tế khác nhau.(Nguồn : Đường Hồng Giật 2003).
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế mô hình VAC.
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình khái thác tài nguyên
đề có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên kết quả hoạt động đó không chỉ
duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mà cũng đồng thời tạo ra nhiều kết quả có
liên quan tới hoạt động đời sống kinh tế xã hội và con người. Xét trên phạm
vi cá biệt, mọi hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho 1 cá nhân hay một
đơn vị. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả
chung. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phải phân định rõ mối liên hệ

giữa chúng để có những nhận xét chính xác.
“Kinh tế VAC” là một thành phần chính của sản xuất nông nghiệp và là
một bộ phận quan trọng của thu nhập hộ gia đình nông dân Việt Nam.
7
Các Nghiên cứu đã cho thấy: ở nhiều xã của vùng đồng bằng sông
Hồng, thu nhập từ các hoạt động VAC của nhiều gia đình nông dân đã đạt tới
70% tổng thu nhập và từ 3-5 lần cao hơn (và đôi khi mười lần cao hơn) so với
sản xuất từ trồng lúa 2 vụ/ năm trong cùng một diện tích.
Nhiều gia đình nông dân trở nên giàu có bằng thực hành VAC. Kinh tế
VAC có một tiềm năng rất lớn, cần được kết hợp vào các chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội tại các địa phương. VAC phát triển sẽ góp phần chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thâm canh, đa dạng và bền vững. Nó sẽ
cung cấp sản phẩm nhiều hơn cho tiêu thụ, xuất khẩu và cho sự phát triển của
các ngành công nghiệp chế biến liên quan.
VAC là 1 mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động
trồng trọt nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động
chính. Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết khăng khít với nhau, tạo
nên 1 hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lí và tốt hơn nguồn đất
đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt được phát triển kinh tế cao với
mức đầu tư thấp. Chính nhờ đặc điểm mô hình VAC là 1 chu trình khép kín
nên khi phát triển kinh tế của hoạt động chăn nuôi. Sản xuất theo mô hình
VAC sẽ đạt được phát triển kinh tế cao hơn giúp giảm phần rủi ro của thị
trường gây ra. Ngoài ra, các sản phẩm đầu ra của các hoạt động khác ví dụ
như: Vườn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (rau, cỏ, thân cây, khoai lang…)
ngược lại chuồng cung cấp phân bón được chế biến từ chất thải gia súc, gia
cầm cho cây trồng trong vườn; ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất
lượng đất cho cây. Chất thải gia xúc sau khi phân hủy để tạo thành khí sinh
học thay thế chất đốt truyền thống (củi, than, rơm, rạ…). Các chất thải từ chăn
nuôi còn làm thức ăn cho cá hay nuôi giun làm thức ăn cho gia cầm. Nó sẽ
làm giảm chi phí đầu vào cho các hộ sản xuất đồng thời nâng cao lợi nhuận

trong quá trình sản xuất, chăn nuôi
8
Cho nên, có thể nói mô hình VAC là 1 mô hình tối ưu cho những hộ
nông dân về cách sử dụng hiệu quả đầu vào - đầu ra giữa các thành phần
trong hệ thống.
2.1.1.3 Vai trò của mô hình VAC.
- Phát triển mô hình VAC là nền tảng cho an toàn lương thực, thực
phẩm ở hộ gia đình và an toàn lương thực quốc gia góp phần tăng thu nhập
cho hộ nông dân.
Mô hình VAC góp phần cung cấp 1 lượng lương thực, thực phẩm ngay
tại chỗ góp phần cải thiện thực phẩm hàng ngày của từng hộ gia đình. Nhờ có
mô hình VAC mà các loại thực thực phẩm được cung cấp ra thị trường phong
phú, đa dạng hơn.
Sản xuất chăn nuôi theo mô hình VAC đã cải thiện được phần nào đời
sống người dân, gia tăng thu nhập, giúp người dân làm giàu chính đáng từ
việc sản xuất chăn nuôi.
VAC cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong
các gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao
(rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, trái cây có múi ), hay trứng, cá, thịt
cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình.
VAC trong vườn xung quanh nhà có thể giải quyết vấn đề thiếu đói
trong các thời kỳ “giáp hạt” giữa các vụ thu hoạch và đặc biệt là các loại rau,
củ có thể nhanh chóng phục hồi sau các thảm họa thiên tai.
-Phát triển mô hình VAC góp phần hình thành cơ cấu kinh tế nông
nghiệp mới và thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp hàng
hóa.
Mô hình VAC góp phần đẩy mạnh phát triển tăng gia sản xuất đẩy
mạnh thâm canh và đa dạng hóa nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Bộ phận này phát triển ra đa dạng và phong
phú thích ứng với điều kiện tự nhiên từng vùng…Với sự phát triển đó, cơ cấu

kinh tế nghành nông nghiệp ngày càng được chuyển đổi từ cơ cấu độc canh
9
sang trồng nhiều loại cây khác có ưu thế về mặt kinh tế cao. Cùng với sự
chuyển biến nông nghiệp thì nghành kinh tế dịch vụ, chế biến nông thủy sản
cũng phát triển thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế.
-Mô hình VAC góp phần sử dụng hợp lí hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
VAC góp phần vào việc sử dụng hiệu quả nguồn đất vào mục đích chăn
nuôi, trồng trọt. Hoạt động trồng trọt không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của
đất mà còn đem lại phát triển kinh tế. Cùng với việc trồng cây, chăn nuôi
trong vườn hàng năm vườn cung cấp cho đất một khối lượng lớn chất hữu cơ
nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình trồng trọt. Điều đó không những làm
tăng hàm lượng mùn trong đất mà còn là điều kiện thuận lợi cho giun đất, côn
trùng có ích phát triển. Các loài sinh vật này góp phần làm cho tơi xốp vừa thúc
đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ, cung cấp các khoáng chất cho cây.
Mô hình VAC góp phần làm giảm đến mức thấp nhất các quá trình rửa
trôi, xói mòn đất. Tán cây trong vườn làm giảm tác động trực tiếp các hạt mưa
trên mặt đất. Bộ rễ cây lâu lăm giúp ngăn thành dòng chảy trên mặt đất và
các dòng nước ngầm.Và ao chính là nơi gom giữ nước để sử dụng sau này.
Do vậy, VAC không nhưng là phương thức canh tác không tạo ra quá trình
rửa trôi, xói mòn đất mà còn giúp giữ nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc điều hòa khí hậu nhiệt đới gió mùa, khi lượng mưa hàng năm phân
bổ không đồng đều
VAC là phương thức canh tác phù hợp để tái tạo sử dụng tốt các loại
đất hoang. Hiện nay nước ta có hàng triệu hecta đất trống đồi trọc đang cần
được phủ xanh và đưa vào sử dụng lâm nghiệp.Với nhưng mô hình VAC có
nông - lâm - ngư kết hợp đã được áp dụng có hiệu quả ở các vùng gò đồi. Đặc
biệt, những tỉnh có chủ trương phát triển kinh tế trang trại. Ở nhưng nơi này,
các mô hình VACR là phương thức canh tác ưu việt đem lại phát triển kinh tế
- xã hội - môi trường cao.
-VAC góp phần to lớn trong việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước.

Hệ thống VAC tạo nên điều kiện thuận lợi để sử dụng các nguồn nước:
nước mưa, nước mặn, nước ngầm…Với cơ cấu gồm các loại cây trồng khác
10
nhau, trong đó có cây hàng năm, cây lâu năm, có cây thân gỗ, cây thân thảo,
có cây có bộ rễ ăn sâu vào lòng đất được sử dụng với lượng nhiều với hệ số
có ích cao.VAC còn có tác dụng to lớn trong việc tái sinh nguồn nước sạch,
dùng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trong hệ thống VAC, các loài
thực vật hút các muối khoáng, làm giảm lượng N và các loại kim loại nhất là
các loại kim loại nặng. Cá và các loại thủy sản sử dụng các chất hữu cơ trong
nước làm thức ăn, do đó làm giảm ô nhiễm hữu cơ của nước.
-Phát triển mô hình VAC góp phần bảo vệ môi trường, cân bằng sinh
thái và phát triển 1 nền nông nghiệp bề vững.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triện như vũ bão hiện nay, chất
thải công nghiệp ngày càng nhiều, dân số ngày càng tăng, rừng bị tàn phá
nghiêm trọng…bảo vệ môi trường đã trở thành 1 tiêu chuẩn có tính nguyên
tắc trong các hoạt động kinh tế hiện nay.
Phát triển mô hình VAC sẽ triệt để nguồn năng lượng mặt trời, sử dụng
triệt để các chất thải từ chăn nuôi. Mô hình VAC góp phần cải tạo đất đai,
chống xói mòn, giữ nước, hạn chế gió bảo, lũ lụt gây tác hại và góp phần cải
tạo điều kiện khí hậu. Phát triển VAC góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái,
phát triển đa dạng các giống cây trồng vật nuôi.
-VAC giúp sử dụng hiệu quả các dạng tài nguyên khí tượng.
Ánh sáng được sử dụng với liều lượng nhiều, với hiệu suất quang hợp
cao khi đi qua các tán cây nhiều lớp hệ sinh thái VAC. Nhiệt độ cũng được sử
dụng nhiều hơn trong hệ sinh thái VAC có các loại cây khác nhau. Hệ sinh
thái VAC với tập đoàn vi sinh vật vùng rễ cây phong phú có khả năng cố định
Nito trong không khí không khí với khối lượng lớn. Đối với con người, hệ
sinh thái VAC không những có khả năng sử dụng hiệu quả các dạng tài
nguyên khí tượng mà còn có tác dụng to lớn làm không khí trong lành, điều
hòa nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo hướng có lợi cho đời sống.

-Phát triển mô hình VAC có ý nghĩa về mặt xã hội và an ninh quốc phòng.
Phát triển VAC ở địa phương,ở từng hộ, ở trường học, doanh trại quân
đội là mô hình tốt để giáo dục hướng nghiệp. Đó là nơi nâng cao kiến thức và
11
tay nghề cho các lao động nông thôn, họ biết làm kinh tế VAC góp phần phát
triển kinh tế địa phương. Mô hình VAC còn là nơi phổ biến tuyên truyền kiến
thức kĩ thuật làm vườn và chăn nuôi cho công dân. Phát triển mô hình VAC
góp phần tạo công an việc làm có tác dụng hạn chế các tệ nạn xã hội.
2.1.2 Phát triển sản xuất
a. Quan điểm về phát triển
- Phát triển là 1 quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những
chuyển biến có quan hệ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là
sự kế thừa chọn lọc nhưng di sản của quá khứ.
Theo Gerard Crellet “Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thỏa
mãn nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản”. Theo tác giả Raman Weitz cho rằng
“ Phát triển là 1 quá trình thay đổi liên tục làm tăng sức sống của con người
và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Với ngân
hàng thế giới, phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính có
liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là “Sự bình đẳng hơn về cơ
hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do về các quyền tự do công dân”
Tóm lại, tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có
thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu
đều thỏa mãn nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng sống, có môi
trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được
đảm bảo an ninh, an toàn và không có bạo lực, không có chiến tranh. Nói
cách khác phát triển để nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao
chuẩn mực sống, cải thiện điều giáo dục, sức khỏe, sự bình đẳng về cơ hội.
Nguồn: Luận văn thạc sĩ Nguyễn Đăng Thực “ Phát triển sản xuất cây cam
Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội”.
- Phát triển mô hình VAC là quá trình thay đổi về quy mô số lượng cũng như

chất lượng sản phẩm sản xuất ra theo hướng tích cực, quá trình đó được diễn
ra trong thời gian nhất định. Quá trình tăng lên về chủng loại cây trồng vật
nuôi qua các năm mà các hộ tham gia sản xuất theo mô hình VAC áp dụng.
b. Tăng trưởng về quy mô
12
- Doanh thu của mô hình
- Sản lượng sản phẩm
- Chủng loại sản phẩm.
- Số lượng cây trồng, vật nuôi.
Sự phát triển kéo theo sự ra tăng về doanh thu sản lượng, chủng loại
các loại con vật nuôi trong mô hình tăng qua thời gian cũng như quy mô. Quy
mô của mô hình ra tăng thì đặc biệt được chú trọng đến khâu đầu vào số
lượng và chủng loại cây trồng vật nuôi. Quá trình phát triển tăng lên cả chất
lượng và sản lượng của sản phẩm
c. Nâng cao chất lượng
Chất lượng sản phẩm những năm trước đây với điều kiện kĩ thuật và
nguồn giống cây trồng vật nuôi chưa phát triển thì chất lượng sản phẩm chưa
cao. Sản phẩm sản xuất ra chỉ được tiêu thụ ở chợ nhỏ lẻ xung quanh. Nhờ có
áp dụng khoa học kĩ thuật – khoa học cũng như áp dụng các loại giống mới
vào sản xuất thì mẫu mã, hình thức, khổi lượng của sản phẩm sản xuất ra
được tăng lên đáng kể so với những năm trước đây
Chỗ đứng trên thị trường: Hàng hóa nông nghiệp sản xuất ra được
nhiều thương lái từ nơi khác biết đến và đặt mua với khối lượng lớn, đặc biệt
là các thương lái mua lợn thừ Móng Cái, Hải Phòng. Hàng hóa đa dạng góp
phần nâng cao vị trí của sản phẩm trên thị trường
Công nghệ, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất đều là máy bơm
nước, bình thuốc sâu, máy phát điện, xe keo….
Cơ sở vật chất của mô hình bao gồm Ao cá, xây dựng chuồng trại kiên
cố phục vụ cho quá trình chăn nuôi
Hiện nay nhiều hộ chăn nuôi với quy mô lớn đều tiến hành xây dựng

chuồng trại với diện tích đến 500 – 600m
2
Những hộ làm ao cá thì có đến 3 –
4 ao cá với diện tích lên đến 1 ha. Để góp phần phục vụ sản xuất thì máy móc
trang thiết bị phải được áp dụng hỗ trợ thay thế sức người nên việc cải tiến, áp
dụng máy móc vào sản xuất là điều tất yêu.
13

×