Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.65 KB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC BVTV TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG
SV thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HÀ
Lớp : K56 -QLKT
Mã sinh viên : 563134
Giáo viên HD : TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản than tôi.
Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ một luận văn, một khóa luận
được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ
nguồn gốc.
LỜI CẢM ƠN
i
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự bỗ lực, cố gắng
của bản than, chính là nhờ sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như
sự động viên, giúp đỡ của các tổ chức, tập thể gia đình, người thân và bạn bè.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong Học
viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn nói riêng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá
trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng
dẫn TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã tực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi


có thể hoàn thành được khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Thanh tra của Chi cục Bảo vệ
thực vật tỉnh Bắc Giang, Phòng Nông nghiệp, Trạm Bảo vệ thực vật, UBND
thành phố Bắc Giang, Hợp tác xã các xã Đa Mai và xã Song Mai đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hà
TÓM TẮT
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, khi nông nghiệp càng phát triển thì nhu cầu sử dụng thuốc
ii
BVTV của người nông dân sử dụng ngày càng nhiều do đó đòi hỏi cần có sự
quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc BVTV để góp phần bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng thuốc
BVTV vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải được sớm khắc phục để
góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn thực
phẩm và bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài “ Quản lý nhà nước về thuốc bảo
vệ thực vật ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” được thực hiện trên cơ sở
tìm hiểu tình hình quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý Nhà nước kết hợp
điều tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, các hộ nông dân sử dụng thuốc
BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang bước đầu đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thuốc BVTV trong
sản xuất nông nghiệp tại thành phố Bắc Giang, tình Bắc Giang trong thời gian
sắp tới.

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về thuốc BVTV
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuốc BVTV trên địa bàn
thành phố Bắc Giang
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về thuốc
BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về thuốc BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọ địa điểm nghiên cứu: chọn thành phố Bắc Giang là
đơn vị cấp thành phố, lựa chọn phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã, các
hộ kinh doanh, người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn 3 xã là xã Song Mai,
xã Đa Mai và xã Tân Mỹ
Kết quả nghiên cứu
Lý luận về quản lý Nhà nước về thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
iii
Quản lý nhà nước về thuốc BVTV bao gồm: Tổ chức bộ máy quản lý,
lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận trong bộ máy quản lý.
Công tác tập huấn, tuyên truyền thông tin về thuốc BVTV cho người dân của
cơ quan quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra người sản xuất, kinh doanh, sử
dụng thuốc BVTV, công tác kiểm tra kỹ thuật sử dụng thuốc, xử lý thuốc
thừa, vỏ bao bì chứa thuốc, dụng cụ phun thuốc.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý bao gồm: số lượng, chất
lượng của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. Mối liên kết giữa các cơ quan quản
lý. Kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý.
Chế tài xử lý các vi phạm. Quy mô ruộng đất của nông hộ. Trình độ và nhận
thức của người dân về thuốc BVTV.
Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về thuốc BVTV tại thành phố
Bắc Giang

Kết quản nghiên cứu tại thành phố Bắc Giang cho thấy, các cơ quan
quản lý thuốc BVTV của thành phố Bắc Giang đều có kế hoạch thanh tra,
kiểm tra thuốc BVTV. Hàng năm, UBND thành phố Bắc Giang thành lập
đoàn kiểm tra liên ngành gồm cán bộ Phòng Nông nghiệp, trạm BVTV, cán
bộ các xã kết hợp với thanh tra Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang kiểm tra việc
buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cho
thấy phần lớn các cửa hàng có đầy đủ giấy phép kinh doanh và chứng chỉ
hành nghề nhưng phần lớn chứng chỉ hành nghề hết hạn, các cửa hàng buôn
bán các loại thuốc BVTV có trong danh mục cho phép, đa số các cửa hàng
đều vi phạm về vị trí, điều kiện vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Vai
trò của chính quyền cấp xã trong việc quản lý các cửa hàng buôn bán thuốc
BVTV chưa cao. Kết quả kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân
cho thấy phần lớn nông dân đã không làm đúng nguyên tắc 4 đúng, vỏ bao bì
sau khi phun còn vứt tràn lan trên đồng ruộng, thuốc thừa còn đổ bừa bãi
xuống ruộng, mương máng.
Đề xuất một số biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý của cơ quan
quản lý
iv
Một số giải pháp cho công tác Quản lý Nhà nước về thuốc BVTV tại
thành phố Bắc Giang như: Hoàn thiện chính sách, quy định về quản lý nhà
nước về thuốc BVTV trên địa bàn thành phố. Tăng cường hướng dẫn thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuốc BVTV tại địa phương.
Tăng cường quản lý sản xuất, buôn bán thuốc BVTV. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra. Tăng cường quản lý sử dụng thuốc BVTV. Tăng cường
kinh phí và trang thiết bị cho công tác quản lý. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức và hiểu biết pháp luật về quản lý thuốc BVTV.
Kết luận và kiến nghị
Đề tài đã hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về
những vấn đề nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý
thuốc BVTV của các cơ quan quản lý các cấp của thành phố Bắc Giang,

nghiên cứu thực tiễn tại các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV, người nông
dân; đồng thời đã làm rõ thực trạng công tác quản lý Nhà nước cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về thuốc BVTV tại thành phố Bắc
Giang, đề tài đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác
quản lý cũng như nâng cao nhận thức của người dân về thuốc BVTV ở thành
phố Bắc Giang.
Kiến nghị: Nhà nước cần có các chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn nữa
trong việc ban hành các quy định về xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi
phạm. Có chính sách đãi ngộ thích hợp cho người tham gia vào công tác quản
lý thuốc BVTV các cấp. Bộ NN&PTNT, Cục BVTV cần hạn chế các loại
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. Hoàn thiện và tăng cường lực
lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành, ban hành, chỉ đạo việc huấn luyện
chuyên môn cho các cán bộ quản lý các cấp, cán bộ các ban ngành. Tăng
cường phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các kiến thức về dịch hại
tổng hợp sâu rộng đến người dân để nâng cao ý thức của họ trong việc buôn
bán, sử dụng thuốc BVTV.
v
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
1. Đặt vấn đề ii
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu iii
2.1. Nội dung iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP xi
DANH MỤC VIẾT TẮT xii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Lý luận về thuốc BVTV 4
2.1.2. Lý luận về quản lý nhà nước 6
2.1.3. Quản lý nhà nước về thuốc BVTV 7
2.1.4. Vai trò của quản lý Nhà nước về thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp 13
vii
2.1.5. Đặc điểm của quản lý Nhà nước về thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. 13
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp 15
2.2. Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 17
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thuốc BVTV 21
2.2.3. Một số kết quả đạt được trong lĩnh vực quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam 23
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 33
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 33

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 34
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 34
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 34
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về thuốc BVTV tại thành phố Bắc Giang 36
4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Bắc Giang
36
4.1.2 Hệ thống một số văn bản chính sách về quản lý thuốc bảo vệ thực vật 40
4.1.3 Công tác kế hoạch quản lý thuốc BVTV trên địa bàn Thành phố Bắc Giang 43
4.1.4 Tập huấn, tuyên truyền về thuốc BVTV trên địa bàn Thành phố Bắc Giang 45
4.1.5 Tổ chức thanh tra, kiểm tra thuốc BVTV 47
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thuốc BVTV tại thành phố Bắc
Giang 61
viii
4.2.1 Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý 61
4.2.2. Mối liên kết giữa các cơ quan quản lý 62
4.2.3. Kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý 62
4.2.4. Chế tài xử lý các vi phạm 63
4.2.5 Quy mô ruộng đất của nông hộ 64
4.2.6 Trình độ và nhận thức của người dân về thuốc BVTV 64
4.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thuốc BVTV tại thành phố Bắc
Giang 66
4.3.1 Hoàn thiện chính sách, quy định về quản lý Nhà nước về thuốc BVTV trên địa
bàn Thành phố Bắc Giang 66
4.3.2 Tăng cường hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
thuốc BVTV tại địa phương 67
4.3.3 Tăng cường quản lý sản xuất, buôn bán thuốc BVTV 67
4.3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra 68
4.3.5 Tăng cường quản lý sử dụng thuốc BVTV 69
4.3.6 Tăng cường kinh phí và trang thiết bị cho công tác quản lý 70

4.3.7 Tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về quản lý thuốc BVTV
71
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72
5.2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC BẢNG
ix
Bảng 2.1. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu về Việt Nam giai đoạn
2007 – 2014 19
Bảng 2.2. Thị trường nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu 20
Bảng 2.3 Tình hình đăng ký thuốc BVTV tại Việt Nam giai đoạn 2010 -
2014 22
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2014 28
Bảng 4.1 Hệ thống một sô văn bản chính sách về quản lý thuốc BVTV41
Bảng 4.2 Kết quả tập huấn cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc
BVTV ở Thành phố Bắc Giang 45
Bảng 4.3 Số vụ vi phạm ĐKKD trên địa bàn Thành phố Bắc Giang 3
năm gần đây 48
Bảng 4.4 Số vụ vi phạm điều kiện kinh doanh trên địa bàn Thành phố
Bắc Giang 3 năm gần đây 48
Bảng 4.5 Vị trí của cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV 51
Bảng 4.6 Điều kiện vệ sinh, phòng chống cháy nổ và hàng hóa kèm theo
tại cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV 52
Bảng 4.7 Sự lựa chọn của người sử dụng thuốc BVTV 55
Bảng 4.8 Tình trạng sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi phun thuốc BVTV
56
Bảng 4.9 Xử lý bao bì và thuốc thừa sau phun của người sử dụng thuốc
BVTV ở Thành phố Bắc Giang 57
Bảng 4.10 Trình độ cán bộ BVTV tại thành phố Bắc Giang năm 2014. 61

Bảng 4.11 Trình độ người sử dụng thuốc BVTV 64
Bảng 4.12 Nhận thức sự rủi ro về thuốc của người dân 65
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
Sơ đồ 2.1. Mạng lưới tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật 7
Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý nhà nước về thuốc BVTV từ trung ương đến
tỉnh 9
Hình 1: Bản đồ địa chính thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang 25
Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý thuốc BVTV tại Thành phố Bắc Giang 36
Sơ đồ 4.2. Kế hoạch thanh tra của cơ quan chuyên ngành 43
Hộp 1: Số chứng chỉ cấp 45
Hộp 2: Việc kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân 53
Hình 2: Vỏ thuốc BVTV tràn lan trên đồng ruộng 60
xi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐVT Đơn vị tính
HTX Hợp tác xã
HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
KT – XH Kinh tế xã hội
QLNN Quản lý nhà nước
STT Số thứ tự
UBND Ủy ban nhân dân
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
XH Xã hội
KD Kinh doanh
TP Thành phố
FAO Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
CN – TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

KHCN Khoa học công nghệ
xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới gó mùa nóng ẩm,
thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nông nghiệp, nhưng cũng rất thuận
lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do
vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố quan trọng để
đảm bảo an ninh lương thực cho loài người.
Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại mùa màng, thuốc
BVTV còn là một trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất đai, nguồn nước.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều quan điểm trái ngược nhau về vai trò của thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp nhưng việc sử dụng thuốc BVTV là không
thể tránh khỏi và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, không chỉ tăng về mặt số lượng, mà còn tăng cả về chủng
loại và giá trị. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế xã hội thì mức độ ô
nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó có nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất
BVTV chiếm một phần không nhỏ. Thuốc BVTV được sử dụng nhiều trong
nông nghiệp, để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho
phép là một trong những nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm mà trong thời gian qua dư luận cả nước nói chung, Bắc Giang nói
riêng quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục.
Thành phố Bắc Giang là một thành phố đi lên từ nông nghiệp, với
diện tích tự nhiên là 6.677,36 ha, trong đó chủ yếu sản xuất các loại rau
màu và cây lương thực. Diện tích, sản lượng nông nghiệp năm 2014 của
một số loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn thành phố: cây hàng năm (Lúa,
ngô, khoai lang, lạc, đỗ tương, thuốc lá): 104.711 ha với sản lượng đạt
1

433.284 tấn. Đây là địa bàn trọng điểm và chiến lược sản xuất nông nghiệp
của cả tỉnh Bắc Giang.
Theo thống kê của Chi cục bảo vệ thực vật Bắc Giang năm 2014 trên
địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có
mặt trên 100 chủng loại thuốc bảo vệ thực vật với nhu cầu hàng tiêu thụ hàng
năm khoảng từ 300 – 400 tấn thuốc BVTV các loại.
Trong những năm qua,ở nước ta công tác quản lý thuốc BVTV đang
dần dần được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Tuy
nhiên, việc quản lý thuốc BVTV vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các
quy định về quản lý thuốc BVTV. Tình trạng buôn bán thuốc BVTV không
đảm bảo thủ tục hành chính, buôn bán các loại thuốc cấm, thuốc giả, thuốc
không có trong danh mục, hướng dẫn sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật,
không đảm bảo thời gian cách ly… vẫn còn xảy ra gây tác động xấu đến môi
trường, sức khỏe người tiêu dùng, để lại dư lượng trong nông sản vượt mức
cho phép làm giảm uy tín về chất lượng nông sản khi xuất khẩu ra thị trường
quốc tế…
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Quản lý nhà nước về thuốc BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về thuốc BVTV
trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
về thuốc BVTV
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuốc BVTV trên địa bàn
thành phố Bắc Giang

2
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về
thuốc BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
về thuốc BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác quản lý nhà nước về
thuốc BVTV. Chủ thể nghiên cứu bao gồm: các cán bộ quản lý nhà nước, các
chủ cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV và các hộ nông dân tiêu dùng thuốc
BVTV tại địa phương nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu những hoạt động: công tác lập kế
hoạch, công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền của các cơ
quan quản lý Nhà nước, chủ thể quản lý là Chi cục bảo vệ thực vật, các cơ
quan chuyên môn về kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
+ Phạm vi không gian: trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
+ Phạm vi thời gian:
Thời gian thông tin thứ cấp: sử dụng thông tin từ năm 2012-2014
Thời gian thu thập thông tin sơ cấp: từ tháng 01/2015 đến tháng
06/2015
3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận về thuốc BVTV
2.1.1.1 Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc BVTV là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật,
vi sinh vật dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Thuốc bảo
vệ thực vật là hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Nhà

nước thống nhất quản lý về việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự
trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của
pháp luật (pháp lệnh số, 2001).
2.1.1.2. Vai trò của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007), thuốc BVTV đóng một vai
trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm nổi trội:
Thuốc BVTV có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện
tích rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà biện pháp
khác không thể thực hiện; Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ
năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh
tế, đồng thời giảm được diện tích canh tác; Đây là biện pháp dễ dùng, có thể
áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi biện
pháp phòng trừ là duy nhất.
Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại trên các bộ phận của
cây, tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Những tác động
tốt của thuốc đến cây như: Rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây sớm ra
hoa, làm quả chin sớm; Tăng chất lượng nông sản; Làm tăng năng suất và chỉ
tiêu cấu thành năng suất; Làm tăng sức chống chịu của cây với những điều
kiện bất lợi như: chống rét, chống hạn, chống lốp đổ, tăng khả năng hút chất
dinh dưỡng và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
4
Tùy theo liều lượng mà ta sử dụng mà mang lại những tác động tích
cực hay tiêu cực mang lại trong ngành nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến
đời sống thực vật, vi sinh vật trong đất, hay môi trưởng đất, nước, không khí,
… và môi trường sống của chúng ta.
2.1.1.3. Phân loại
Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007) thuốc BVTV được phân loại
như sau:
* Dựa vào đối tượng phòng chống
• Thuốc trừ sâu (Insecticide): gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác

dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong
môi trường.
Trong thuốc sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh
trưởng, người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng (Ovicide), thuốc trừ sâu non
(Larvicide).
• Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ
và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực
vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loại vi sinh vật gây hại cho cây
trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất…
Thuốc trừ bệnh bao gồm: Thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn
(Bactericides).
• Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn
gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau,
được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà, kho hàng và các
loại gậm nhấm.
• Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loại thực vật cản trở sự
sinh trưởng của cây trồng
5
* Dựa vào con đường xâm nhập (hay cách tác động của thuốc) đến dịch
hại
* Dựa vào nguồn gốc hóa học:
- Nguồn gốc thảo mộc: Làm từ cây hay các sản phẩm chiết suất từ cây
cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên
địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh…) có khả
năng tiêu diệt dịch hại.
- Nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung dịch
Boocđô, lưu huỳnh, lưu huỳnh vôi…) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả
năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbarnat…).

2.1.2. Lý luận về quản lý nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm
Là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành
pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy
phạm pháp luật (Nguyễn Hữu Hải, 2010)
2.1.2.2. Chức năng của quản lý nhà nước
Theo Đỗ Thị Hải Hà (2008) quản lý nhà nước có 4 chức năng:
Lập kế hoạch: là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần
hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung.
Tổ chức: Là quá trình hoạt động liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và
xác định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu
quả nhất.
Điều hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra
quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có
sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích.
• Kiểm tra và đánh giá: Là một quá trình theo dõi và đánh giá các kết
6
quả đạt được. quản lý ra đời là nhằm đạt hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao
hơn
2.1.3. Quản lý nhà nước về thuốc BVTV
2.1.3.1. Mạng lưới quản lý thuốc BVTV
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, thuốc BVTV được tổ
chức quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước theo sơ đồ:
Cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sơ đồ 2.1. Mạng lưới tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Bộ Nông nghiệp và PTNT
Cục BVTV
Trung tâm BVTV vùng
Chi cục BVTV tỉnh, TP
Sở Nông nghiệp và

PTNT
Các ngành có liên quan
Trạm BVTV huyện
Phòng Nông nghiệp
huyện
Các ngành có liên quan
UBND xã
Cửa hàng đại lý KD thuốc
BVTV
Người nông dân
trong công việc. Nhưng quản lý lại là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố con người, yếu tố chính trị, tổ chưc,
quyền lực, thông tin và yếu tố văn hóa.
7
Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện, thực thi
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực bảo vệ thực vật, phòng trừ
sinh vật gây hại rừng, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, thanh tra
chuyên ngành về thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng: Là đơn vị trực thuộc Cục BVTV, phụ
trách về công tác BVTV ở các vùng trên cả nước.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn
vị chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục BVTV, có trách nhiệm
quản lý trực tiếp việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV tại địa
phương.
Trạm BVTV huyện: Trạm BVTV trực thuộc phòng NN&PTNT huyện,
vai trò chủ yếu của Trạm là tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn huyện.
Trạm trực tiếp triển khai các chương trình phòng dịch bệnh, tuyên truyền tập
huấn cho bà con nông dân tại các xã về cách sử dụng thuốc, xử lý thuốc
BVTV thừa sau sử dụng, theo dõi tình hình dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh

trên đồng ruộng để kịp thời báo lên cơ quan cấp trên.
UBND xã: Nhận ủy quyền của các cơ quan quản lý cấp trên trong việc
xử lý một số vi phạm, giám sát các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa
bàn xã. Hợp tác xã nằm trong hệ thống quản lý của xã, tham gia vào việc cung
cấp dịch vụ nông nghiệp cho nông dân trong hoặc ngoài xã,.
2.1.3.2 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật
Hệ thống quản lý Nhà nước về thuốc BVTV được thành lập từ trung
ương đến địa phương, mỗi cơ quan có trách nhiệm cụ thể về công tác quản lý,
phối kết hợp với các cơ quan khác nhau trong hệ thống. Sơ đồ dưới đây thể
hiện bộ máy quản lý Nhà nước về thuốc BVTV.
8
Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý nhà nước về thuốc BVTV từ trung ương đến
tỉnh
Đứng đầu là Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ điều hành sự hoạt động của
các cơ quan cấp dưới, ban hành các văn bản quy phạm cấp Nhà nước phục vụ
công tác quản lý Nhà nước về thuốc BVTV.
Dưới Bộ NN&PTNT là Cục bảo vệ thực vật. Cục BVTV là cơ quan
trực thuốc Bộ NN&PTNT, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng
quản lý Nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối
với ngành, lĩnh vực BVTV, thuốc BVTV, thanh tra chyên chuyên ngành về
Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Cục
BVTV có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt
động theo quy định của pháp luật. Trong việc quản lý Nhà nước về thuốc
BVTV Cục BVTV có vai trò rất quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của Cục
BVTV được nêu rõ trong quyết định số 17/2008- QĐBNN.
Đề xuất, xây dựng trình Bộ cơ chế, chính sách về quản lý thuốc BVTV.
Hàng năm, trình Bộ công bố danh mục thuốc BVTV được phép sử
Bộ NN&PTNT
Cục BVTV
Trung tâm BVTV

vùng
Chi cục BVTV tỉnh
Bắc Giang
Sở NN&PTNT
Bắc Giang
Chi cục Quản lý
thị trường Bắc
Giang
9
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
Quy định thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề và buôn bán, sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; quy định điều kiện và thủ
tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV theo ủy quyền của Bộ trưởng.
Cấp và thu hồi giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc
BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thuốc BVTV ngoài danh mục hoặc chưa
có trong danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam
nhằm mục đích tái xuất, hoặc để khảo nghiệm, sử dụng trong các dự án đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam; giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV, giấy chứng
nhận đăng ký (bao gồm giấy chứng nhận gia hạn đăng ký, cấp lại giấy chứng
nhận đăng ký) thuốc BVTV ở Việt Nam.
Tổ chức thực hiện đăng ký thuốc BVTV;
Hướng dẫn, quản lý và tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV mới;
Quản lý, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành
phần thuốc BVTV xuất khẩu, nhập khẩu; thành phần thuốc BVTV tại kho,
xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng; kiểm
định dư lượng thuốc BVTV trong nông, lầm sản;
Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý thuốc BVTV ở địa phương;
hướng dẫn việc thu gom và tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV;
Trình Bộ việc lập quỹ và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc BVTV.
Hướng dẫn việc lập dự trữ địa phương về thuốc BVTV, chế độ quản lý,

phương thức sử dụng dự trữ về thuốc BVTV ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Hướng dẫn các địa phương kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên cây
trồng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Trung tâm BVTV vùng: Là đơn vị trực thuộc Cục BVTV, phụ trách
công tác BVTV ở các vùng miền trên cả nước.
Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang: Giữ vai trò là cơ quan chủ quản trong
10
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Bắc Giang. Trong việc
quản lý thuốc BVTV Sở trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan
trực thuộc Sở. Tham gia vào công tác quản lý thuốc BVTV các cơ quan trực
thuộc Sở bao gồm:
Phòng thanh tra Sở NN&PTNT: Tham gia vào công tác quản lý thuốc
BVTV, các doanh nghiệp thương mại nằm trong hệ thống phân phối vật tư
nông nghiệp trong đó có thuốc BVTV, các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV,
tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực thuốc
BVTV Cán bộ thanh tra Sở tổ chức, tham gia vào đoàn kiểm tra liên ngành
cùng với các cơ quan khác như Chi cục BVTV, Chi cục quản lý thị trường,
cảnh sát môi trường, hoặc tổ chức thanh tra đơn ngành về thuốc BVTV nằm
trong sự cho phép của lãnh đạo Sở NN&PTNT. Cán bộ chuyên trách của
phòng thanh tra về thuốc BVTV là người trực tiếp tham gia vào cuộc thanh
tra này cùng các thành viên khác trong ngành. Thanh tra sở được phép xử lý
các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp theo Luật thanh tra
và các quy định xử phạt khác. Phòng thanh tra Sở chỉ tham gia vào công tác
thanh tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV mà không tham gia vào công
tác kiểm tra sử dụng, xử lý sau sử dụng cảu nông dân.
Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang: là cơ quan trực thuộc Sở NN&PTNT
tỉnh Bắc Giang, nằm trong ngành dọc của Cục BVTV có trách nhiệm trực tiếp
quản lý thuốc BVTV trong tỉnh, các cán bộ thuộc chi cục BVTV đều có kiến
thức sâu rộng về nông nghiệp, BVTV. Trong bộ máy của Chi cục BVTV,

phòng thanh tra Chi cục đóng vai trò chủ chốt trong công tác quản lý thuốc
BVTV. Phòng thanh tra chi cục hàng năm lập kế hoạch thanh kiểm tra thuốc
BVTV trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các đợt thanh tra liên ngành, đơn ngành
thuốc BVTV, chịu trách nhiệm chủ yếu về kỹ thuật, kiểm tra danh mục thuốc
bán tại các cửa hàng, nhãn mác, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, thành phần
11
thuốc, xử lý các vi phạm theo quy định. Phòng thanh tra Chi cục cũng chịu
trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng và xử lý sau sử dụng thuốc BVTV của
nông dân. Phòng thanh tra kết hợp với các ban ngành khác trong Chi cục
BVTV tổ chức các lớp cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán, kinh doanh thuốc
BVTV cho các cá nhân có nhu cầu, cấp chuwngsc hỉ, gia hạn chứng chỉ kinh
doanh thuốc BVTV; kết hợp với phòng kỹ thuật của Chi cục, Chi cục khuyến
nông tổ chức các lớp tập huấn thông tin về dịch bệnh, sâu hại cũng như cách
sử dụng thuốc BVTV cho cán bộ địa phương, các chủ cửa hàng buôn bán
thuốc BVTV và nông dân các xã đầu mỗi vụ hay theo các lớp tập huấn về
IPM, VietGAP, RAT, Phòng thanh tra cũng tham gia vào công tác thông
tin, tuyên truyền thường xuyên của các chi cục tới các địa phương.
2.1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật
Nội dung quản lý nhà nước về thuốc BVTV bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật;
3. Tổ chức đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
4. Cấp, thu hổi giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy
phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng hoặc chưa có
trong danh mục được phép sử dụng, giấy chứng nhận kiểm dịch thực
vật,giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ
hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề
xông hơi khử trùng;
5. Tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý
thuốc BVTV;

6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về thuốc BVTV;
7. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại; tố cáo trong
lĩnh vực quản lý thuốc;
12

×