Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh- Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.98 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
ĐINH THỊ CÚC
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI
TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI XÃ NAM THỊNH,
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI – 2015
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI
TRỒNG THỦY HẢI SẢN TẠI XÃ NAM THỊNH,
HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
Tên sinh viên: Đinh Thị Cúc
Ngành: Kinh tế
Lớp: K56 KTA
Niên khoá: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Đức
HÀ NỘI – 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của tôi, các số liệu và
kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận này
đã được cảm ơn, các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội 2015
Tác giả


Đinh Thị Cúc
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên nghành kinh tế với đề tài: “So sánh
hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh-
Huyện Tiền Hải- Tỉnh Thái Bình ”. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức, cá
nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tôi, giúp
đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần Văn
Đức đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khoán luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Nam
Thịnh và các hộ gia đình NTTS tại đây đã tạo điều kiên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực tập đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè
và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đinh Thị Cúc
ii
TÓM TẮT
Đã có rất nhiều hộ nông dân giàu lên nhờ nuôi trồng thủy sản, Nam
Thịnh là một xã ven biển của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có được điều
kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp cho sản xuất đặc biệt là NTTS. Vì thế, nơi
đây có rất nhiều mô hình NTTS: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh,
quảng canh cải tiến…. Với mức độ đầu tư khác nhau, yêu cầu kĩ thuật khác

nhau và cần điều kiên tự nhiên cũng khác nhau. NTTS theo các hình thức trên
đang được bà con nơi đây áp dụng ở Nam Thịnh nên việc so sánh hiệu quả,
đặc biệt là đi sâu vào việc hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nuôi với nhau
nhằm giúp người nông dân chọn hướng đi phù hợp với tùng điều kiện từ đó
áp dụng mô hình để đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất. Đề tài tôi hướng đến sẽ tập
trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ, và cá
vược, cá song theo các mô hình thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải
tiến. Nhằm tìm ra mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Những
yếu tố nào ảnh hưởng đến NTTS? Nên áp dụng mô hình nào cho từng đối
tượng nuôi cho phù hợp? Những giải pháp phù hợp cho các mô hình được lựa
chọn? Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên và đưa ra giải pháp phù hợp
cho việc lựa chọn mô hình nuôi hiệu quả cho người dân tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ So sánh hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại
xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở trực điều tra số liệu tai xã Nam
Thịnh, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ NTTS tại 3 thôn: Đồng Lạc, Hợp Châu,
Quang Thịnh.
Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích so sánh hiệu quả kinh tế thu được
của từng hộ nuôi. Với quy mô, diện tích và mức độ đầu tư khác nhau thì năng
suất thu được cũng như lợi nhuận đạt được cũng khác nhau. Bên cạnh đó đề
iii
tài còn chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như thu
nhập để bà con tham khảo, những yếu tố có tác động làm tăng năng suất thì cần
được phát huy thêm, còn các yếu tố làm giảm năng suất cần được khắc phục.
Để việc phân tích từng mô hình nuôi được cụ thể cần sử dụng phương
pháp trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu,
Phương pháp thu thập số liệu; Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu ,
phương pháp so sánh…. nhằm nêu bật sựu chênh lệch trong năng suất cũng
như HQKT đạt được của các hộ nuôi để áp dụng mô hình nuôi khác nhau.
Qua nghiên cứu thực tế nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Thịnh đã phân

tích được kết quả và đánh giá được hiệu quả kinh tế của các mô hình NTTS
như sau: Hầu hết cùng loại con giống, khi được nuôi theo mô hình thâm canh
đều mang lại giá trị sản xuất cao nhất ,tuy nhiên mô hình này cũng có mức chi
phí cao hơn so với 2 mô hình còn lại, kỹ thuật chăm sóc cũng yêu cầu cao hơn
vì thế mô hình này phù hợp vói những người có lượng vốn đầu tư cao và trình
độ hiểu biết kỹ thuật NTTS sâu. Nuôi trồng theo mô hình bán thâm canh tuy
giá trị sản xuất không cao như mô hinh thâm canh nhưng hầu như nó lại là mô
hình đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, với tỷ lệ vốn đầu tư thấp hơn mô hình
thâm canh và phương thức chăm sóc không đòi hỏi sâu về chuyên môn như
thâm canh cho nên mô hình này được bà con nơi đây sử dụng cũng khá rộng
rãi. Về mô hình quảng canh cải tiến, đây là mô hình luôn có giá trị sản xuất
thấp nhất trong 3 mô hình, tuy nhiên đây lại là mô hình có lượng vốn đầu tư
thấp nhất, không yêu cao về kỹ thuật nuôi, cho nên mô hình này vẫn được áp
dụng tại đây, tuy nhiên 2 năm gần đây người dân có xu hướng chuyển sang
nuôi thâm canh và bán thâm canh nhằm tăng giá trị sản xuất và HQKT.
Qua điều tra thực tế và thông qua xử lý các số liệu có thể thấy một số yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế NTTS đó là: Môi trường tự nhiên; Lượng
vốn đầu tư; Chất lượng và trình độ lao động; quy mô sản xuất; Các công tác
khuyến ngư tuyên truyền; Nguồn gốc và chất lượng con giống, Chính sách
iv
của nhà nước.
Nhằm nâng cao hiệu quả- hiệu quả kinh tế NTTS của xã Nam Thịnh ,trên
cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao HQKT của các mô hình NTTS như sau: Xây dựng và phục hồi
các trại giống cũ của xã nhằm cung cấp đầy đủ và đảm bảo chất lượng con
giống, thúc đẩy mối quan hệ giữa các nông dân với các tổ chức tín dụng nhằm
tạo điều kiện tốt nhất để bà con vay vốn phát triển NTTS, Cải thiện môi
trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống đê bao, cống thoát nước Đào tạo
chuyên sâu cho cán bộ thủy sản, nâng cao hiểu biết của bà con thông qua
tuyên truyền, tăng cường tập huấn về NTTS cho người dân.

v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HỘP xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế 4
2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy hải sản 6
2.1.3 Đặc điểm kinh- tế kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản 9
2.1.4 Các mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu 12
2.1.5 Một số mô hình NTTS và nội dung nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình 13
2.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng nuôi trồng thủy hải sản 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Tình hình về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam 18
2.2.2. Tổng quan về các nghiên cứu về nuôi trồng thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam
28
Phần III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 33
vi
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.3 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 42
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
4.1 Thực trạng nuôi trồng thủy hải sản của xã Nam Thịnh trong những qua 44
4.1.1 Tình hình chung 44
4.1.2 Kết quả đạt được trong những năm qua 45
4.2 Khái quát tình hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ điều tra 48
4.2.1 Khái quát chung về các hộ điều tra 48
4.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ điều tra 49
4.3 Đánh giá hiệu quả từ các mô hình nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra 52
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 52
4.3.2 Đánh giá hiệu quả môi trường 71
4.3.3 Đánh giá hiệu quả xã hội 71
4.4 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nuôi trồng thủy hải sản tại xã Nam
Thịnh 72
4.4.1 Chất lượng giống nuôi 72
4.4.2 Kĩ thuật NTTS 73
4.4.3 Vốn 76
4.4.4 Nguồn nhân lực 77
4.4.5 Thị trường 78
4.4.6 Công tác khuyến ngư 79
4.4.7 Hệ thống chính sách 80
4.5 Những khuyến cáo hộ nông dân lựa chọn mô hình NTTS và giải pháp 80

4.5.1 Khuyến cáo hộ nông dân lựa chọn mô hình NTTS 80
4.5.2 Các giải pháp 81
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 89
vii
5.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 89
5.2.2 Kiến nghị đối với hộ nuôi trồng thủy sản 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 91
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Hiện trạng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001 - 2010 24
Bảng 2.2 : Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2001 - 2010 25
Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Nam Thịnh GĐ 2012-2014 36
Bảng 3.2 : Tình hình dân số và lao động xã Nam Thịnh giai đoạn 2012 – 2014 38
Bảng 3.3 : Cơ cấu kinh tế của xã Nam Thịnh qua 3 năm 2012- 2014 40
Bảng 4.1: Diện tích nuôi thủy sản theo đối tượng nuôi xã Nam Thịnh 2012 - 2014 46
Bảng 4.2: Năng suất, Sản lượng của các đối tượng thủy sản nuôi trồng tiêu biểu trong xã
qua giai đoạn 2012 - 2014 47
Bảng 4.3: Một số thông tin về các mô hình NTTS ở các hộ điều tra 48
Bảng 4.4 : Giá trị tài sản, trang thiết bị cơ bản cho các mô hình NTTS ở các hộ điều tra.50
Bảng 4.5: Tình hình vay vốn của các hộ NTTS 52
Bảng 4.6 : Chi phí sản xuất của 1 ha các loại thủy sản nuôi theo MH thâm canh 53
Bảng 4.7: Doanh thu của các loài thủy sản tiêu biểu nuôi trồng theo mô hình thâm canh.
54
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha NTTS theo mô hình thâm canh 56
Bảng 4.9: Chi phí sản xuất của 1 ha các loại thủy sản nuôi theo MH bán thâm canh 57
Bảng 4.10: Doanh thu của các loài thủy sản tiêu biểu nuôi trồng theo mô hình bán thâm
canh 58

Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha các loài thủy sản nuôi theo mô hình bán
thâm canh 59
Bảng 4.12 Chi phí sản xuất cho 1ha NTTS theo mô hình quảng canh cải tiến 62
Bảng 4.13: Doanh thu của 1 ha từ mô hình nuôi quảng canh cải tiến 62
Bảng 4.14 : Kết quả, hiệu quả của 1 ha NTTS theo mô hình quảng canh cải tiến 63
Bảng 4.15 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi tôm sú giữa các mô hình 65
Bảng 4.16 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi tôm thẻ giữa các mô hình 66
Bảng 4.17 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi cá vược giữa các mô hình 67
Bảng 4.18 : So sánh HQKT của 1 ha nuôi cá song giữa các mô hình 69
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của hiểu biết kỹ thuật đến HQKT của các mô NTTS 75
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của lượng vốn đầu tư đến HQKT trên 1 ha nuôi tôm thẻ theo mô
hình thâm canh 76
ix
Bảng 4.21: Trình độ học vấn của nuôi trồng thủy sản 78
x
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Ảnh hưởng chất lượng nguồn giống đến HQKT: Nguồn giống mua không tốt cho
năng suất thấp 73
Hộp 2 :Ảnh hưởng của kĩ thuật nuôi đến HQKT: Suy nghĩ chủ quan của người nuôi 73
Hộp 3: Ảnh hưởng của thị trường đầu ra. Giá không ổn định làm bà con lo lắng 79
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
: Bình quân
DT
: Diện tích
FAO
: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc
GO
: Giá trị sản xuất

HQKT
:
Hiệu quả kinh tế
IC
: Chi phí trung gian

: Lao động
LĐGĐ
:
Lao động gia đình
MC
: Chi phí biên
MI
: Thu nhập hỗn hợp
MR
: Doanh thu biên
NN
: Nông nghiệp
NSBQ
:
Năng suất bình quân
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
PTNT
: Phát triển nông thôn
TB
: Trung bình
TC
: Tổng chi phí
TMXD

:
Thương mại xây dựng
TNTN
:
Tài nguyên thiên nhiên
Tr.đ
: Triệu đồng
UBND
: Ủy ban nhân dân
VA
: Giá trị gia tăng
xii
xiii
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện tự nhiên và
khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản. Với bờ biển
dài khoảng 3260km kéo dài từ Móng Cái đến Hà tiên và có khoảng 1,7 triệu
ha diện tích có khả năng nuôi trồng thủy hải sản. Với nhiều loại hình thủy sản
khác nhau, như nước ngọt, nước nợ, nước mặn. Nhìn lại ,ta thấy năm 2000
tổng sản lượng thủy sản đạt có 2,25 triệu tấn ,trong đó nuôi trồng chiếm
khoảng 0,59 triệu tấn thì cho đến năm 2012 tổng sản lượng thủy sản đã đạt
được 6,019 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 3,215 triệu tấn. Sự phát triển
của thủy sản đã giúp phần đưa kinh tế xã hội thoát khỏi khủng hoảng, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính
vì thế mà rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản đã được áp dụng nhằm
mục tiêu tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất
khẩu ra thế giới. Đây là xu hướng tích cực, phản ánh sự chuyển biến về chất
của lĩnh vực thủy sản nước ta. Có thể nói sự phát triển của thủy sản đã đóng
góp to lớn vào phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng.

Với điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi giáp biển, Nam Thịnh là một
trong những xã chiếm ưu thế trong nuôi trồng thủy hải sản của huyện Tiền
Hải- tỉnh Thái Bình. Nhận thấy thủy sản là ngành kinh tế “mũi nhọn” của xã.
Góp mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nơi đây và
mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống ,nên số lượng người dân tham gia nuôi trồng thủy hải sản ngày một
tăng. Tuy nhiên sự nuôi trồng thủy hải sản của người dân nơi đây chưa có
một quy hoạch cụ thể nên có rất nhiều mô hình khác nhau được áp dụng,
đem lại lợi ích khác nhau. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
kinh tế NTTS. Vậy những mô hình nào mang lại hiểu quả kinh tế cao nhất?
1
Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của mô hình nuôi trồng mang lại? Thích
hợp với loài hải sản nào?
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “ So sánh
hiệu quả của một số mô hình nuôi trồng thủy hải sản tại xã Nam Thịnh-
huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình “
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy hải sản,
tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và từ đó khuyến cáo hộ
nông dân định hướng lựa chọn mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao,
phù hợp với từng loại hộ và điều kiện sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả các mô
hình nuôi trồng thủy sản.
- So sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã
Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một số mô hình
nuôi trồng thủy sản của xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình .
- Đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị phù hợp để nâng cao

hiệu quả kinh tế, mở rộng mô hình của các mô hình nuôi trồng thủy hải sản tại
xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình
trồng thủy hải sản tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Các mô hình nuôi trồng thủy hải sản ở xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình.
2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các mô
hình nuôi trồng thủy hải sản.
Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Nam Thịnh,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Về thời gian : - Số liệu thứ cấp : từ năm 2012-2014
- Số liệu sơ cấp : Được điều tra trực tiếp tại các hộ
nuôi trồng thủy hải sản từ tháng 1/2015- 3/2015
- Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2015- 4/2015
3
Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Các khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt
động kinh tế, là thước đo trình độ sản xuất và năng lực quản lý kinh doanh
của các doanh nghiệp. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế -xã hội là
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất tinh thần của toàn xã hội ,khi
nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu
quả kinh tế trở thành việc làm tất yếu của nên sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Vấn đề về hiệu quả

kinh tế không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà sản xuất mà là mối quan
tâm chung của toàn xã hội, khi mà nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
thì việc xác định rõ bản chất và có quan niệm thống nhất về hiệu quả kinh tế
là vấn đề không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà rất cần thiết
trong hoạt động thực tiễn. Nó giúp các cơ sở xác định đúng đắn các mục tiêu
và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. Vậy nên khi bàn về hiệu quả kinh tế
có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có một số quan điểm chủ yếu sau:
Theo quan điểm của Mác , đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách
hợp lí thời gian lao động sống và lao động hóa giữa các ngành” và đó cũng
chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả .
Mác cũng cho rằng “Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân
của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội “.
-Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô- Viết cho rằng
“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm
4
xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy
luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội” .
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul
A.Samuelson và Wiliam.D.Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả
một doanh nghiệp làm an có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên
đương giới hạn khả năng sản xuất của nó “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng
phí “. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiêu quả sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà
không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu
quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó “ .
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học các doanh nghiệp tham gia thị
trường đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong ngắn hạn, nguyên tắc
chung lựa chọn sản lượng tối ưu (Q*) để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là :
MR=MC (MR doanh thu biên, MC chí phí cận biên ). Như vậy doanh nghiệp

tăng sản lượng sản xuất đến chừng nào doanh thu biên còn lớn hơn chí phí
cận biên ( MR>MC) đến khi có MR=MC thì dừng lại. Tại đây khối lượng sản
xuất là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.1.2: Phân loại hiệu quả kinh tế
Khi bàn về hiệu quả kinh tế, dựa theo mối quan hệ giữa đầu ra và đầu
vào một số tác giả đã thống nhất cần phân biệt rõ ba phạm trù về: Hiệu quả kỹ
thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực, Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kĩ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện cụ thể
về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Tỷ số này gọi là sản phẩm
biên, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng các nguồn lực
được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu ra, đầu vào và đầu
vào với nhau và giữa các sản phẩm nông dân quyết định sản xuất.
5
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào chưa được tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một
đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân
bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra.
Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lí thuyết
biên để tối đa hóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng
giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kĩ thuật hay hiệu quả phân bổ
mới là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ
khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai hiệu quả phân bổ và hiệu quả kĩ
thuật khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.(Nguyễn Kiên Cường 2006)
2.1.1.2 Rủi ro

Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình
hay từ một vài sự kiện.
Rủi ro trong nền kinh tế là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có
lợi, nhưng có thể sẽ mang đến sự tổn thất (sự thay đổi về thị hiếu khách hàng
có thể phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay không,
sự thay đổi về công nghệ kĩ thuật có phù hợp với khả năng tài chính của
doanh nghiệp hay không, sự thay đổi đấy có quá nhanh hay không?
2.1.1.4 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu về được sau khi đã trừ chi phí liên quan đến đầu
tư đó. Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra. Các yếu
tố ngoại cảnh tác động thuận lợi thì khả năng thu lợi nhuận càng cao.
2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy hải sản
2.1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình NTTS
6
Nhằm giúp cho người dân định hướng được mô hình nuôi tốt nhất cho
đối tượng nuôi để mang lại thu nhập cao và khả năng về vốn sao cho phù hợp
để đầu tư một cách hiệu quả.
Giúp chúng ta đưa ra chính sách và giải pháp cụ thể cho từng mô hình
nuôi để giúp người dân nắm bắt được một cách tốt nhất về đặc điểm riêng của
từng mô hình.
Thông qua đặc điểm riêng của từng mô hình để từ đó lựa chọn được mô
hình nuôi phù hợp nhất, từ đó có những chuẩn bị tốt nhất về vốn, lao động, về
kĩ thuật nuôi, và mật độ thả giống….riêng sao cho phù hợp với mô hình được
chọn.
Những mô hình đem lại hiệu quả cao cần được tổ khuyến ngư giúp bà
con nhân rộng mô hình để có được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Giúp chúng ta khai thác sử dụng nguồn lực một cách tôt nhất, phù hợp
nhất mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh tình trạng gây lãng phí nguồn lực làm
giảm hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại.
Tận dụng được lợi thế của các mô hình để đưa quyết định đúng đắn về

các mô hình nuôi.
2.1.2.2 Vai trò của việc NTTS
 Cung cấp lương thực thực phẩm.
Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất và cung cấp sản phẩm cho con
người như tôm, cá, cua, ghẹ….những sản phẩm này cung cấp chất dinh
dưỡng cho con người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã
hội. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao,
thì nhu cầu của con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những
sản phẩm dinh dưỡng ngày càng cao, bổ dưỡng và thủy sản là một trong
những thủy sản như thế.
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
NTTS đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng chung của
ngành thủy sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của nuôi trồng
7
thủy sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến có giá trị dinh dưỡng
và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản phẩm này trong nội địa hoặc
tiêu thụ sang thế giới đều giúp nhà nước ta thu được lợi nhuận góp phần
không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thủy
sản phát triển mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế của đất nước.
 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Ngành thủy sản với sự phat triển nhanh chóng của mình đã tạo ra hàng
loạt việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công
đoạn sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi
trồng thủy sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộn phận dân cư giúp họ
tạo thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình là tế bào của xã hội,
một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới phát triển được. Do
vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh ở đó mọi người
đều được bình đẳng nhau. Nuôi trồng thủy sản phát triển cũng góp phần giảm
bớt sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống

của người dân cũng được nâng cao. Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta
chuyển từ nhu cầu hàng hóa cấp thấp sang hàng hóa cấp cao như: thịt ,sữa
trứng , thủy sản… và các sản phẩm thủy sản cũng đáp ứng một cách đa dạng
nhu cầu của nhân đân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm, đến những
mặt hàng xa xỉ như ghẹ, cua biển, tôm hum… nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đa
dạng trong tầng lớp dân cư.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân
cư thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà mấy chế biến làm nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến có một đặc điểm dẽ dàng nhận thấy là thông qua hạt
động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thủy sản được nâng tầm giá trị.
Việc chế biến các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu nhằm
8
mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực sự
làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải đặt lên
hàng đầu. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng thủy sản từ khi nuôi trồng
chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.
NTTS đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, y
học, công nghiệp, nông nghiệp hay giúp xoá đói, giảm nghèo và phát triển
kinh tế - xã hội nói chung của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với sự thâm canh
hoá ngày càng cao độ, nghề nuôi đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như
về ô nhiễm môi trường, suy thoái nguồn lợi, dịch bệnh thủy sản, an toàn vệ
sinh thực phẩm, phân cách và mâu thuẫn xã hội
Nhằm phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản, hiện nay, nhiều tổ chức
đã nổ lực rất lớn trong việc phát triển các phương thức – qui tắc quản lý tổng
hợp đối với nghề nuôi thủy sản và đã bước đầu đã được ứng dụng ở nhiều nơi
như: Nuôi sạch (GAP), thực hành quản lý tốt hơn (BMP), và Nuôi có trách
nhiệm (William, 2002; Boyd 2003; World Bank/MOF, 2006; FAO-NACA-
UNEP-WB-WWF, 200)…
2.1.3 Đặc điểm kinh- tế kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản

NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý có mặt
nước, chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn hoặc ven biển. Đối tượng sản
xuất của ngành NTTS là các sinh vật sống trong môi trường nước, là tài
nguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tự tái tạo nhưng lại có khả năng dễ bị
hủy diệt. Mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước, nó vừa là đối tượng lao
động, vừa là tư liệu lao động. Do đó nó đóng vai trò quan trọng không thể
thay thế được, tuy nhiên.
Môi trường nuôi thủy sản khắt khe. Mỗi giống loài thủy sản yêu cầu
một môi trường sinh thái phù hợp khác nhau về thủy lý, thủy hóa, thủy sinh
của môi trường đất và nước, về nhiệt độ, dòng chảy… Nếu gặp môi trường
sống phù hợp, các đối tượng thủy sản sẽ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp
9
môi trường không phù hợp các đối tượng thủy sản sẽ chậm hoặc không phát
triển, phát sinh bệnh tật, nếu điều kiên môi trường thay đổi một cách đột ngột
rất dễ dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt.
Nuôi thủy sản mang tính mùa vụ khác nhau giữa các loài. Mặc dù các
loài cùng sống trong môi trường nước nhưng mỗi loài thủy sản có đặc điểm
sinh học, sinh sản và sinh trưởng khác nhau, nhất là giữa các bộ khác nhau
như giáp xác, nhuyễn thể, do đó mùa vụ sinh sản cũng như thời gian sinh
trưởng của mỗi loài thường khác nhau.
Các loài thủy sản sống trong môi trường nước có khả năng lan truyền
bênh dịch nhanh. Do đối tượng nuôi thủy sản là động vất sống, di chuyển
nhanh, sống trong môi trường nước là môi trường vật chất mang tính dễ lan
tỏa nên nếu một con bị bệnh sẽ nhanh chóng làm cho cả ao nuôi bị bệnh. Mặt
khác do điều kiện của hệ thống cấp và thoát nước không hoàn chỉnh không có
đường cấp và thoát riêng, không có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra
môi trường ,nên khi một ao nuôi bị bệnh cũng sẽ rất dễ dàng dẫn đến cả vùng
nuôi sử dụng chung nguồn nước nhiễm bệnh.
Sản phẩm thủy sản mau ươn thối. Động vật thủy sản sống trong môi
trường nước, yêu cầu điều kiện môi trường khắt khe nên khi bị tách ra khỏi

môi trường nước hoặc đưa vào môi trường khác không phù hợp sẽ làm cho
các động vật thủy sản chết nhanh chóng. Mặt khác do cấu trúc tế bào dễ phân
thủy và có độ đạm cao nên động vật thủy sản sẽ nhanh chóng bị ươn thối sau
khi chết.
Các loài thủy sản thường chịu tác động lớn của môi trường. Nuôi thủy
sản mang tính chất của quá trình sản xuất nông nghiệp vì các loài thủy sản
cũng có quá trình tự phát triển ngoài tác động của công cụ lao động và con
người, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường. Con
người hiện nay bằng các máy móc kỹ thuật tiến bộ có thể điều chỉnh môi
trường nhưng thường chỉ trong phạm vi nhất định và với chi phí rất cao, do đó
10

×