Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TỪ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VĨ MÔ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VI MÔ VÀ VIỆC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.54 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
“TỪ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VĨ MÔ ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VI MÔ VÀ
VIỆC QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT”
NCS : Đinh Trần Ngọc Huy, MBA
Tóm tắt:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2011, nền kinh tế Việt Nam đã
chứng kiến lạm phát ở mức 2 chữ số qua 4 năm 2007, 2008, 2010 và 2011. Biến số
kinh tế này tác động không chỉ lên sự vận hành chính sách tiền tệ mà còn lên khu vực
Doanh nghiệp nước ta. Phân tích các biến động trong việc quản trị rủi ro dòng tiền từ
đó đưa ra các giải pháp và đề xuất - đây là 1 trong những mục tiêu nghiên cứu chính
của chuyên đề này.
Mở đầu:
Nhìn chung, khủng hoảng tài chính 2007-2011 ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế và các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Một trong các khía cạnh rủi ro cần được xem
xét và phân tích, đó là hoạt động quản trị rủi ro dòng tiền tại các Công ty niêm yết
xem xét trong bối cảnh chính sách tiền tệ được thực thi trong giai đoạn này.
Cấu trúc của chuyên đề bao gồm 3 Chương. Chương I trình bày khái quát các vấn đề
lý luận cơ bản về quản lý rủi ro dòng tiền. Chương II trình bày thực trạng và các tình
huống cụ thể cũng như bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro dòng tiền. Chương III
sẽ trình bày tóm tắt các giải pháp liên quan và kiến nghị.
Chương I : Lý luận cơ bản
1. Khái niệm, vai trò, chức năng tiền tệ
Có một số định nghĩa về tiền tệ, bao gồm việc định nghĩa tiền tệ như là hàng hóa,
hoặc định nghĩa tiền tệ theo các chức năng là thước đo giá trị hay trung gian trao
đổi và thanh toán. Nhìn chung, tiền tệ có trên 3 hình thức biểu hiện, trong số đó có
thể bao gồm hình thức tiền trả ngay (cash) trong các giao dịch thanh toán, hoặc
hình thức tiền trả chậm (credit) thông qua phương thức chuyển khoản ngân hàng
hay cheque hoặc tín dụng thương mại. Trong các giao dịch thanh toán quốc tế,
hình thức tiền trả chậm được sử dụng thông qua các phương thức thanh toán quốc
tế như nhờ thu, tín dụng chứng từ L/C.
Tiền tệ có 1 số vai trò quan trọng trong nền kinh tế mở. Khối cung tiền bao gồm


tiền trong lưu thông (tiền giấy khả dụng và tiền kim loại) và tiền qua ngân hàng
(chuyển khoản, tài khoản vãng lai và tiết kiệm). Ở các quốc gia đã phát triển, tiền
qua ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cung tiền.
Trong nền kinh tế và lưu thông hàng hóa, nếu không có tiền tệ, sẽ không có sự
hình thành giá cả chẳng hạn như giá cả hàng hóa dịch vụ và các loại lãi suất cũng
như tỷ giá hối đoái. Do đó, không có tiền đề thuận lợi cho trao đổi mua bán và
thanh toán giữa các vùng và các quốc gia. Thêm vào đó, không có sự ra đời và
phát triển của tiền tệ và các hình thái tiền tệ, nền kinh tế sẽ không có tiền đề cho
sự hình thành các dòng vốn, dòng ngân lưu, và các hình thức đầu tư tài chính, đầu
tư vốn, cũng như không có tiền đề cho sự vận hành nên các doanh nghiệp SXKD.
Nhất là không có sự ra đời của các chính sách tiền tệ để điều chỉnh các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
2. Chính sách tiền tệ và lý do của CSTT
Chính sách tiền tệ (CSTT) là việc NHTW 1 nước sử dụng các công cụ của CSTT
bao gồm DTBB, lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, hay hạn mức tín dụng để nới lỏng
hay thắt chặt tiền tệ và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm
phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp.
Một số lý do ban hành CSTT bao gồm: Khủng hoảng kinh tế 2007 -2008 làm 1 số
quốc gia gồm có China, Taipei, Thailand, Singapore và VN nới lỏng chính sách
tiền tệ cuối 2008, và Japan thực hiện CS lãi suất 0%. (xem đồ thị bên dưới).
Đồ thị 1 - LS tại 1 số nước Châu Á
3. Khái niệm, vai trò và tiêu chuẩn quản trị rủi ro
Trước hết, rủi ro được định nghĩa theo ISO, đó là sự kết hợp các xác suất xảy ra
một sự kiện hay tình huống và các hệ quả (tích cực hay tiêu cực) kèm theo. Rủi ro
trong kinh doanh được phân loại thành: rủi ro tài chính (ngoại hối, lãi suất), rủi ro
chiến lược (cạnh tranh, biến động ngành), rủi ro hoạt động (pháp lý, văn hóa) và
rủi ro môi trường (thiên tai, nhà cung cấp). Đây là các rủi ro do các nguyên nhân
bên ngoài (external factors), ngoài ra rủi ro có thể do các nguyên nhân bên trong
(internal factors) chẳng hạn như: rủi ro hoạt động (chuỗi cung ứng, hệ thống thông
tin quản lý), rủi ro môi trường (sản phẩm dịch vụ, cán bộ nhân viên), rủi ro tài

chính (thanh khoản và dòng tiền), rủi ro chiến lược (M&A).
Quản trị rủi ro có thể được hiểu như là việc nhận diện rủi ro, đánh giá và xếp hạng
ưu tiên rủi ro. Bên cạnh đó, ISO 31000 cũng đưa ra 1 định nghĩa về quản trị rủi ro
như là các tác động tạo ra sự không chắc chắn lên việc thực hiện các mục tiêu (có
ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực), và thông qua việc sử dụng các nguồn lực một cách
kinh tế có thể giảm thiểu, quản lý hay kiểm soát được xác suất xảy ra và/hoặc các
hiệu ứng của các sự kiện không mong muốn hay tối đa hóa mức độ hiện thực của
các cơ hội. Quản trị rủi ro, do đó, xem xét rủi ro theo hai mặt của một vấn đề, đó
là cả phương diện xấu và tốt của rủi ro, mặc dù theo nghĩa thông thường, QTRR
gắn với việc loại trừ, ngăn ngừa khía cạnh xấu và có hại của rủi ro.
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro có thể được xem là 1 bộ phận của quản trị
chiến lược. Nó bao gồm việc hoạch định chính sách và chiến lược để quản trị rủi
ro, hay là việc xây dựng một số chương trình giáo dục, đào tạo giúp cho việc thiết
lập văn hóa nhận thức về rủi ro trong công ty.
Các phương thức quản trị rủi ro bao gồm: theo ISO (International Organization for
Standardization): a) né tránh rủi ro; b) chấp nhận rủi ro; c) loại bỏ nguồn gốc rủi
ro; d) thay đổi hệ quả; e) thay đổi khả năng xảy ra; f) chia sẻ rủi ro với đối tác;
Các tiêu chuẩn quản trị rủi ro (QTRR) bao gồm: thiết lập mục tiêu QTRR; xây
dựng hệ thống QTRR phù hợp cơ cấu tổ chức; và nhận thức QTRR là 01 quá
trình.
Như vậy, quản trị rủi ro dòng tiền tại các công ty niêm yết có thể được hiểu là việc
sử dụng các nguồn lực một cách kinh tế và hợp lý để giảm thiểu, quản lý các tác
động của các sự kiện không mong đợi lên các mục tiêu thực hiện.
4. Khái niệm quản lý dòng tiền
Đây là 1 khía cạnh của việc quản trị tài chính trong các công ty. Trong tài chính
công ty, dòng ngân lưu cash flow có tính thanh khỏan trong ngắn hạn bao gồm
thay đổi về ngân lưu kỳ này so với kỳ trước (hoặc kỳ kế tiếp) của tổng tiền cash
(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) + các khỏan đầu tư ngắn hạn – các khoản nợ ngắn
hạn.
5. Khái niệm quản lý rủi ro dòng tiền

Bên cạnh định nghĩa quản trị rủi ro dòng tiền như đã nêu trên, quản lý rủi ro dòng
tiền có thể được hiểu là quản lý rủi ro đối với dòng ngân lưu (cash flow) của các
Công ty; như vậy, bao hàm luôn cả việc quản lý rủi ro tài chính dòng ngân lưu của
doanh nghiệp. Quản lý rủi ro dòng tiền hướng tới việc tránh cho doanh nghiệp
thiếu hụt khả năng thanh khoản.
Các yếu tố tác động việc quản lý rủi ro dòng tiền bao gồm: chính sách tiền tệ (lãi
suất, tỷ giá) và chính sách tài khóa (thuế) và các yếu tố khác.
6. Phương pháp phân tích rủi ro
Bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phân tích tác động kinh doanh, các mối nguy
trong kinh doanh. Phân tích SWOT, phân tích BPEST (Business, Political,
Economic, Social, Technological) và phân tích PESTLE (thêm yếu tố Legal –
pháp lý, và Environment – Môi trường).
7. Quy trình quản lý rủi ro dòng tiền trong công ty
Quản lý dòng ngân lưu bao gồm các hoạt động: kiểm soát, phân tích và điều chỉnh
dòng ngân lưu và rủi ro, mà cụ thể là các hoạt động thu hồi các khỏan phải thu,
kiểm soát chi tiêu, ước lượng nhu cầu vốn lưu động và tiền mặt, đầu tư tiền nhàn
rỗi. Trong khi đó, quản lý rủi ro bao gồm các nội dung: thiết lập mục đích rõ ràng,
hoạch định chính sách và chiến lược, nhận diện, đánh giá và xếp hạng rủi ro, từ đó
có biện pháp ngăn ngừa và loại trừ khía cạnh xấu của rủi ro.
Như vậy, quy trình quản lý rủi ro dòng tiền trong công ty niêm yết bao gồm các
bước (7 bước): thiết lập mục tiêu -> hoạch định chiến lược -> nhận diện rủi ro
dòng tiền -> phân tích -> đánh giá và xếp hạng rủi ro -> điều chỉnh, loại trừ và
ngăn ngừa rủi ro -> kiểm soát rủi ro.
Chương II : Cơ chế truyền dẫn CSTT và Thực trạng quản lý rủi ro dòng tiền tại
các Công ty niêm yết Việt Nam
1. Tác động CSTT lên các thị trường tài chính
Nền kinh tế suy thoái hay khủng hoảng có thể do nhiều lý do bất ổn bên trong và
bên ngoài, nếu không tự điều chỉnh được thì cần có sự can thiệp của nhà nước hay
NHTW với các CSTT vĩ mô. Các CSTT vĩ mô về lãi suất chiết khấu hay DTBB sẽ
có tác động thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ và do đó ảnh hưởng lên khắp các TTTC

bao gồm TT ngân hàng, TT chứng khóan, TT bất động sản, TT ngoại hối, TT
vàng và cả TT xăng dầu.
Ví dụ minh họa:
Sơ đồ 1 – Tương tác giữa CSTT vĩ mô với một số TTTC
Sơ đồ trên cho chúng ta thấy thời gian ảnh hưởng của CSTT vĩ mô lên các TTTC
khác nhau có sự khác biệt. Một khi TT ngân hàng biến động thiếu hụt thanh khoản
(trạng thái 1), NHTW sẽ tăng lãi suất cơ bản giúp các NHTM gia tăng huy động
vốn (trạng thái 2) nhưng cũng sẽ tác động lên thị trường BĐS và TTCK (xem sơ
đồ trên).
2. Cơ chế truyền dẫn CSTT vĩ mô đến CSTT vi mô
Sơ đồ 2 – Cơ chế truyền dẫn CSTT
Sơ đồ trên cho thấy trước hết CSTT vĩ mô thể hiện sự ảnh hưởng lên các TT tài
chính (tiền tệ và vốn), tiếp theo sẽ tác động lên các DN tham gia mà cụ thể là lên
h/đ quản trị dòng tiền và rủi ro dòng tiền tại các DN này. Sau đó, nó tác động lên
xã hội và dân cư với các yếu tố nhân khẩu học.
Sơ đồ 3 – Tác động CSTT lên lãi suất, giá cả HH và các yếu tố khác
• Sơ đồ 3 thể hiện khi NHTW nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm DTBB hay
kích cầu, nó tăng cung tiền tới MS
2
. Tiếp theo, MS
2
tăng sẽ làm giảm lãi suất
từ i
1
tới i
2
. Và lãi suất i
2
giảm khiến cho cầu tiền (DN, ) và cầu đầu tư tăng, và
nợ vay tăng do đó làm tổng cầu tăng, kéo thao cầu HH tăng và rồi giá hàng

hóa tăng.
3. Hoạt động quản trị rủi ro dòng tiền
CSTT trong nền kinh tế ban hành để kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đồng thời
CSTT tác động gián tiếp lên hoạt động quản trị dòng tiền và rủi ro dòng tiền tại
các DN thông qua các kênh lãi suất, tỷ giá trong các TT tài chính.
Phụ lục 1 cho thấy diễn biến lạm phát giai đoạn 2007-2011 tương đối phức tạp, ở
mức 2 chữ số qua 4 năm 2007-2008-2010-2011. Điều này tác động đến rủi ro kinh
doanh các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và
linh hoạt để kiềm chế lạm phát.
Về hoạt động quản trị rủi ro, Ủy Ban CKNN đang xây dựng quy chế thiết lập và
vận hành hệ thống quản trị rủi ro bao gồm các ngưỡng hay giới hạn cảnh báo rủi
ro cho công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư còn các công ty chứng khoán xây
dựng hệ thống này theo quyết định 105.
Thực tế hoạt động tại các công ty niêm yết cho thấy còn nhiều tồn tại chẳng hạn
như: chưa chú trọng đúng mực đến công tác quản trị rủi ro, nhất là hoạt động quản
trị rủi ro dòng tiền chưa được quan tâm đúng mức.
4. Tính thanh khoản của dòng ngân lưu tại 01 số Công ty cụ thể
Tình hình tiền mặt và ngân lưu (cash flow) của 02 công ty trong lĩnh vực công
nghệ, FPT và CMC minh họa trong bảng sau:
Ngành CNTT Ngành
CNTT, viễn
thông
Công ty FPT Công ty CMC
Chỉ tiêu 2011 2010 2011 2010
Tiền mặt 1.498.138 861.718 61.700 128.164
Các khoản tương đương tiền 1.404.244 574.409 - -
Tổng tiền cash 2.902.382 1.436.127 61.700 128.164
Cộng (+) khoản đầu tư ngắn hạn 861.597 563.892 21.349 94.405
Trừ (-) nợ ngắn hạn 8.475.464 5.439.122 861.687 1.179.421
Tổng ngân lưu CF - 4.711.485 - 3.439.103 - 778.638 - 956.852

Thay đổi CF kỳ này so với kỳ
trước - 1.272.382 178.214
Hệ số thanh toán nhanh 0,44 0,37 0,10 0,19
Thay đổi ngân lưu (CF) của Công ty FPT qua 02 năm 2010-2011 là (-) 1.272.382
trđ, trong khi đó của công ty CMC là (+) 178.214 trđ. Xét về tính thanh khoản của
dòng ngân lưu thì Công ty CMC có kết quả khả quan hơn, mặc dù hệ số thanh
toán nhanh của Công ty FPT tốt hơn. Đối với các Công ty trong các lĩnh vực kinh
donah khác nhau thì tính thanh khoản của dòng ngân lưu khác nhau; do đó, quản
trị rủi ro ngân lưu cũng khác nhau.
5. Quản trị rủi ro dòng tiền trong các công ty niêm yết
a. Nhóm ngành vật liệu xây dựng và bất động sản
Một số khó khăn trong thị trường bất động sản trong giai đoạn khủng hoảng kinh
tế 2007-2011 như sau: sự e dè của các ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ cho
vay tiếp tục các dự án bất động sản có hoặc sẽ có nguy cơ đóng băng do các ngân
hàng phải đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và thanh khoản, giá bất động sản đã
tăng khá cao gây nên hiện tượng bubble (bong bóng), thị trường có sự tham gia
của khá nhiều người bán trong khi các nhà đầu tư (người mua) thận trọng hơn
trong bối cảnh suy thoái kinh tế nói chung, rủi ro giảm giá chứng khoán trên thị
trường các công ty niêm yết trong ngành, người dân vay tiền mua nhà đất không
bán được, sự dịch chuyển các nguồn vốn ngắn hạn (<1 năm) vào thị trường bất
động sản. Bên cạnh đó cũng có 1 số yếu tố thuận lợi như tốc độ tăng trưởng kinh
tế vẫn ổn định. Việc quản trị rủi ro dòng tiền trong các doanh nghiệp thuộc ngành
phần nào phụ thuộc vào mối quan hệ với ngân hàng thương mại. Như vậy, dòng
tiền trong thị trường bất động sản nói chung có xu hướng chậm lại.
b. Nhóm ngành công nghệ thông tin và viễn thông
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước, nhu cầu ứng dụng
CNTT vào hoạt động SXKD giúp làm cắt giảm chi phí là cần thiết, ngòai ra chủ
trương định hướng của Nhà nước khuyến khích phát triển ngành, do đó, đây là
những thuận lợi cho sự phát triển ngành. Bên cạnh đó, một số khó khăn bao gồm:
lạm phát cao, giá cả tăng làm giảm thu nhập khả dụng và tiết kiệm đầu tư của

người dân, khó khăn trong kinh doanh sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư trang thiết bị
kỹ thuật và công nghệ. Việc quản trị rủi ro dòng tiền trong các công ty thuộc
ngành phần nào phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, vốn vay ngân hàng và sự phát
triển các doanh nghiệp khác.
c. Nhóm ngành hàng tiêu dùng, bán sĩ và bán lẻ
Trong khó khăn chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng, các doanh
nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng cũng phát triển chậm lại. Tuy nhiên, ngành
này vẫn có thuận lợi và tăng trưởng cao và đều nhờ tính cần thiết của hàng hóa
dịch vụ. Một số xu hướng trong ngành như bán cổ phần cho đối tác nước ngoài
(như Nhật, trung Quốc) để tăng vốn cũng hình thành tương tự như ngành ngân
hàng (như thương vụ Kinh Đô bán 10% cổ phần cho Glico). Rủi ro dòng tiền là có
song thấp hơn so với các ngành khác như bất động sản.
d. Nhóm ngành tài chính ngân hàng đầu tư bảo hiểm
Đây là nhóm ngành chịu sự tác động trực tiếp từ các biến số kinh tế vĩ mô của nền
kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính như lạm phát, lãi suất gia tăng làm
giảm lợi nhuận đầu ra và tăng chi phí đầu vào. Bên cạnh đó việc thực hiện chính
sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát cũng ảnh hưởng tới rủi ro
thanh khỏan của các ngân hàng thương mại.
Các khó khăn chủ yếu trong ngành bao gồm: thị trường bất động sản suy thoái
khiến các dự án bất động sản của ngân hàng bị chôn vốn, thêm vào đó, thị trường
chứng khoán trì trệ khiến các khỏan đầu tư chứng khóan của các ngân hàng thua
lỗ, một số giám đốc ngân hàng liên quan đến 1 số vụ bê bối buộc phải đình chỉ
công tác. Về biến động dòng ngân lưu, dòng tiền gửi của khách hàng khó có thể
tăng đột biến trong khi đó, dòng tiền vay vẫn còn loay hoay khi lãi suất cho vay
còn khá cao. Bên cạnh đó, một số thuận lợi trong ngành như: xu hướng M&A
(giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và bưu điện, giữa ngân hàng và công ty tài
chính) giúp ngân hàng tăng dòng vốn tự có và quy mô hoạt động.
Tóm lại, các ngân hàng trong giai đoạn này đang chú trọng việc quản lý thanh
khoản và rủi ro tín dụng trong công tác quản lý rủi ro dòng tiền, đồng thời chú
trọng việc tăng vốn thông qua các xu hướng sáp nhập.

e. Nhóm ngành tiện ích công cộng điện, nước
Do sự chậm lại và suy thoái của thị trường bất động sản, hàng tiêu dùng, và các
tác động xấu của khủng hoảng lên thị trường ngân hàng, nhu cầu điện nước trong
giai đoạn 2007-2011 giảm đi. Tuy vậy, đây là các hàng hóa thiết yếu trên thị
trường nên tác động của khủng hoảng lên quản trị dòng tiền có phần nào bị hạn
chế so với các ngành khác.
f. Nhóm ngành xăng dầu và khí thiên nhiên
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007-2009, có sự tăng giá xăng dầu trong
bối cảnh 1 số công ty xăng dầu nước ngoài dần rút khỏi thị trường Việt Nam. Tuy
vậy, ngành dầu khí đã cho thấy sự quan trọng trong đóng góp cho nền kinh tế VIệt
Nam mặc dù có giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng 2007-2011: (xem sơ đồ sau)
Sản lượng dầu khí trong giai đoạn 2007-2009 có giảm do các nguyên nhân khách
quan và chủ quan (xem phụ lục 2). Tuy nhiên do tính cần thiết của mặt hàng này
nên dòng tiền trong các năm sau đã phục hồi kịp thời. Ngành dầu khí đang chú
trọng đến việc nâng cao công nghệ và mở rộng thị trường liên doanh liên kết để
quản trị rủi ro dòng tiền.
6. Kinh nghiệm quản trị rủi ro dòng tiền tại các công ty lớn
Thứ nhất, thực tế cho thấy việc quản trị dòng tiền không hiệu quả sẽ dẫn đến các hệ
quả tiêu cực chẳng hạn như: các công ty thiếu nguồn tài chính để thực hiện các
thương vụ đầu tư chiến lược, thanh toán lãi nhiều hơn làm thâm hụt lợi nhuận và gánh
chịu chi phí vốn cao hơn.
Thứ hai, các công ty cần nâng cao tầm quan trọng của việc sử dụng các thước đo quản
trị dòng ngân lưu làm một trong các cơ sở cho đánh giá hoạt động tài chính doanh
nghiệp.
Thứ ba, sử dụng các dịch vụ ngân hàng để trợ giúp nhu cầu thanh khoản , bao gồm: sử
dụng các khoản vay mượn để trang trải các nhu cầu ngân quỹ ngắn hạn (như thấu chi
kinh doanh) và các khoản tín dụng linh hoạt để tạo ngân lưu (như thẻ tín dụng kinh
doanh), dùng dịch vụ bao thanh toán đối với các hóa đơn kinh doanh để tăng vốn lưu
động.
7. Một số cú sốc từ CSTT vĩ mô cho các DN và nền kinh tế các nước

Chính sách tiền tệ VN theo 1 số quan điểm là đa mục tiêu, nhưng thực chất là
kiềm chế lạm phát là chính. Điều này dẫn đến 1 số DN không được hỗ trợ kịp thời
từ CS hỗ trợ lãi suất. Còn tại Mỹ, các cuộc suy thoái 1973-75, 80-82 và 90-91 có 2
lý do: khủng hoảng dầu (ngắn hạn) và CSTT thắt chặt của Fed trước đó (tác động
dài hạn). CS thắt chặt TT ở Anh 1925-1931 làm suy thoái KT và thất nghiệp ở
mức 25%.
Chương III : Giải pháp và Kiến nghị
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu của các đề xuất và giải pháp dưới đây đó là hướng tới việc hỗ trợ hoạt động
quản trị rủi ro dòng tiền cho các công ty niêm yết (listed).
3.2 Giải pháp
- Về chính sách quản lý rủi ro: thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro từng bước
theo các quy định quy chế của các cơ quan chức năng.
- Về chính sách lãi suất và tiền tệ: Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ thế
giới như giai đoạn 2007-2009, các chính sách cần ban hành trên cơ sở phản ứng
nhanh chóng với các cú shock từ khủng hoảng.
3.3 Kiến nghị
a. Đối với Ủy ban CKNN: tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả của các chương trình
hợp tác liên kết với các tổ chức có uy tín trong quản trị rủi ro trong việc hỗ trợ kinh
nghiệm cho các công ty niêm yết
b. Đối với Chính phủ: tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả của hệ thống văn bản pháp
lý tạo thuận lợi cho sự kinh doanh và đầu tư của các daonh nghiệp
c. Đối với NHNNVN: Việc thắt chặt hay nới lỏng CSTT sẽ tác động nhiều hơn ở góc
độ vi mô. Sử dụng CSTT thắt chặt có thể tạo nên suy thoái KT trong dài hạn. Việc
dùng 1 CSTT hỗn hợp sẽ có hiệu quả.
3.4 Thảo luận và gợi ý chính sách quản trị rủi ro dòng tiền tại các công ty niêm yết
Ban Giám đốc, Giám đốc tài chính, Ban kiểm soát nội bộ, Ủy ban quản trị rủi ro và
Ban tài chính kế toán của Công ty niêm yết sẽ có trách nhiệm liên quan trong việc
thiết lập và vận hành quy trình quản lý rủi ro dòng tiền trong và sau giai đoạn khủng
hoảng kinh tế.

Tài liệu tham khảo
[1] Hiep, Nguyen Quang., (2013), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2012 và dự báo năm 2013,
Tap chi Phat Trien va Hoi Nhap, Vol.1 & 2;
[2] Duc, Vo Hong., and Thien, Nguyen Dinh.,(2013), Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp niêm yết
trên TTCK VN: sử dụng lý thuyết mở, Tap chi Kinh Te va Phat Trien, Tháng 5;
[3] Tạp Chí Phát triển Hội Nhập;
[4] Tạp Chí Đầu Tư;
[5] Tạp chí Tài Chính;
[6] Tạp Chí Công Nghệ Ngân Hàng;
[7] www.thanhnien.com.vn;
[8] www.saigontimes.com.vn;
[9] www.mof.gov.vn ;
[10] www.vneconomy.com.vn ;
[11] www.sbv.gov.vn.
Phụ lục:
Phụ lục 1: Lạm phát Việt Nam 2004-2012 (nguồn: Tổng Cục Thống kê)
Year 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lạm
phát 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 6,5 11,8 18,1 7
Phụ lục 2: Sản lượng khai thác dầu khí Petro Viet Nam

×