Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.32 KB, 7 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ
VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ThS. Nguyễn Thanh Nga
MỞ ĐẦU
Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện Trường Đại học Hùng Vương ra đời, tồn
tại và phát triển là một tất yếu khách quan. Với nhiệm vụ là đơn vị chuyên cung cấp
thông tin/ tài liệu phục vụ đắc lực cho nhu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy và
học tập, Trung tâm đã góp phần không nhỏ vào việc nâng tầm tri thức, phát triển
của khoa học – công nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa; giúp Nhà trường thực
hiện sứ mệnh giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng với yêu
cầu của xã hội.
Hiệu quả hoạt động của Trung tâm được đánh giá thông qua các nội dung cơ bản
sau:
- Nguồn lực thông tin có trong thư viện (chất lượng và số lượng)
- Công tác xử lý thông tin/ tài liệu là cơ sở để tạo lập hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thông tin có giá trị, thân thiện với người sử dụng
- Công tác phục vụ người dùng tin
1. Thực trạng hoạt động thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương
* Công tác phát triển nguồn tin
Để bổ sung đầy đủ, chính xác, kịp thời tài liệu/thông tin phục vụ cho nhu cầu đào
tạo của nhà trường, hàng năm Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và thực hiện công
tác phát triển nguồn tin. Công tác phát triển nguồn tin dựa trên kết quả nghiên cứu,
tổng hợp, thống kê từ:
- Nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, diện bổ sung của thư viện
- Chương trình khung các ngành đào tạo của nhà trường
- Nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên
- Số liệu tổng hợp, thống kê tài liệu có trong thư viện
Công tác phát triển nguồn tin của Trung tâm cho đến nay đã bổ sung được gần 90
nghìn bản sách, hàng trăm đầu báo, tạp chí, hơn 2000 CSDL toàn văn và băng đĩa
có nội dung về mọi lĩnh vực khoa học đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tin của
mọi đối tượng người dùng tin trong trường.


* Công tác xử lý thông tin/tài liệu
Để xử lý thông tin/tài liệu được chính xác, khoa học, Trung tâm đã ứng dụng
công nghệ hiện đại và các chuẩn nghiệp vụ quốc tế tiên tiến trong quá trình thực
hiện, cụ thể là: Trung tâm đã ứng dụng phần mềm ILIB, DLIB để trong xử lý, quản
lý tài liệu và tổ chức phục vụ thông tin; Áp dụng chuẩn mô tả tài liệu (ISBD,
AACR2), Bảng phân loại tài liệu DDC; Biên mục tài liệu truyền thống theo chuẩn
thư mục MACR21 và tài liệu số theo các trường Dublincore; Sử dụng Bảng từ khóa
để định từ khóa cho tài liệu. Hiệu quả của quá trình xử lý thông tin đó được thể hiện
bằng những kết quả thiết thực:
- Đã giúp cho thư viện phân loại, tổ chức quản lý và phục vụ tài liệu theo các
ngành khoa học được chính xác, khoa học;
- Cung cấp cho người dùng tin các sản phẩm và dịch vụ giúp họ tiếp cận ngày
càng tốt hơn tới nguồn lực thông tin của thư viện, cụ thể:
+ Dịch vụ tra cứu thư mục trực tuyến với nhiều điểm truy cập mới giúp cho
người dùng tin tra cứu được nhanh chóng, chính xác
+ Tư vấn thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu
+ Cung cấp các dịch vụ đa phương tiện: giúp người dùng tin truy cập đến các
CSDL toàn văn của thư viện
* Công tác phục vụ người dùng tin
- Thư viện đã tiến hành tổ chức kho tài liệu theo phương thức mở - Tạo điều kiện
tối ưu và kích thích nhu cầu tin cho người dùng tin trong quá trình tìm kiếm, khai
thác và sử dụng thông tin tại thư viện.
- Bố trí cán bộ chuyên trách phục vụ trong các phòng đọc và mượn đồng thời
thực hiện văn hóa phục vụ hiện đại: nhiệt tình, cởi mở, thân thiện, đối với người
dùng tin
- Tổ chức phục vụ đọc tại chỗ hoặc cho mượn tài liệu về nhà (tùy theo nhu cầu
của người dùng tin).
- Cải tiến khâu mượn trả: Tăng cường tần suất phục vụ (phục vụ mượn – đọc các
ngày trong tuần và cả buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6) cho mọi đối tượng người dùng tin
của trường. Số lượng tài liệu cho mượn về nhà nhiều và thời gian cho mượn dài

hơn.
- Tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện cho sinh viên năm thứ nhất của
các ngành đào tạo trong trường
2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
* Công tác phát triển nguồn tin
Tài liệu có trong thư viện thực tế chưa đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo các ngành
theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường; Tài liệu ngoại văn còn ít, tài liệu điện tử còn
khiêm tốn.
Nguyên nhân:
+ Sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ trên thế giới với nhiều loại hình tài liệu -> khó
khăn trong việc bổ sung đầy đủ tài liệu/thông tin cho từng lĩnh vực khoa học cụ thể
+ Thư viện chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, bộ môn trong
việc xây dựng kế hoạch phát triển vốn tài liệu phù hợp với các ngành đào tạo của
nhà trường.
+ Do kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên công tác phát triển tài liệu gặp nhiều khó
khăn
+ Chưa có cơ chế của cấp trên quy định cụ thể để thư viện được phép thu thập,
lưu hành tài liệu nội sinh (đặc biệt là tài liệu nghiên cứu khoa học).
* Công tác xử lý thông tin/tài liệu
- Chưa có sự thống nhất trong biên mục mô tả, phân loại, định từ khóa, làm tóm
tắt, chú giải, nhập dữ liệu
- Các biểu ghi thư mục đã xây dựng chưa được kiểm tra, hiệu đính, kiểm định về chất
lượng
Nguyên nhân: Đội ngũ cán bộ còn thiếu (đặc biệt là cán bộ có trình độ ngoại ngữ)
và chưa cân đối về trình độ; đa số cán bộ còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm
trong công tác xử lý thông tin/tài liệu
* Công tác phục vụ người dùng tin
- Thư viện chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị như: thanh từ, cổng từ, chặn
sách, các trang thiết bị để xây dựng bộ máy tra cứu (tủ mục lục, hộp phích và phích
sách) nên công tác tổ chức kho tài liệu còn gặp những khó khăn nhất định

- Thư viện chưa tạo lập được nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lượng
cao, thân thiện với người sử dụng
Nguyên nhân: Do kinh phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị và tạo lập các
sản phẩm - dịch vụ thông tin thư viện còn hạn chế
- Văn hóa đọc còn hạn chế
Nguyên nhân:
+ Do một số người dùng tin chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của thông tin có
trong thư viện và những tiện ích mà thư viện mang lại đối với quá trình học tập,
nghiên cứu
+ Sự ra đời của Internet và những lợi ích của nó đã khiến nhiều người lầm tưởng
Internet có khả năng cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về mọi lĩnh vực khoa học
+ Một số sinh viên còn thụ động trong quá trình học tập và nghiên cứu
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện tại
Trường Đại học Hùng Vương
- Thư viện tổ chức hội nghị trao đổi trực tiếp với các nhà chuyên môn, giảng
viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên để có được những thông tin chính xác về
nguồn tài liệu mà thư viện đã đáp ứng và chưa đáp ứng được;
- Bố trí cán bộ chuyên trách để xây dựng nguồn tài liệu số (số hóa tài liệu, thu thập
tài liệu nội sinh, tìm kiếm tài liệu có giá trị khác thông qua các mối quan hệ, trao đổi
với các thư viện khác)
- Nhà trường cần tăng cường kinh phí cho thư viện để sử dụng cho việc bổ sung
tài liệu; mua sắm và lắp đặt trang thiết bị cần thiết; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ,
- Cần tăng cường thêm cán bộ chuyên môn có trình độ ngoại ngữ làm công tác
xử lý thông tin (đặc biệt đối với tài liệu ngoại văn)
- Cần đưa ra những thống nhất trong biên mục mô tả, phân loại, định từ khóa,
làm tóm tắt, chú giải và nhập dữ liệu
- Các biểu ghi sau khi được xử lý phải được kiểm soát bởi cán bộ xử lý thông
tin/tài liệu có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng
- Kiểm tra, hiệu đính thường xuyên các CSDL để đảm bảo sự thống nhất CSDL,

chặn được những lỗi không đáng có trước khi cập nhật CSDL
- Thường xuyên điều tra nhu cầu tin của mọi đối tượng người dùng tin trong
trường
- Tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện phong phú, hiện đại, thân
thiện với người sử dụng như: bản tin điện tử, cơ sở dữ liệu toàn văn, cơ sở dữ liệu
báo – tạp chí, cơ sở dữ liệu bài trích báo – tạp chí, dịch vụ tư vấn thông tin,
- Thiết lập bộ phận làm công tác Thông tin của đơn vị với nhiệm vụ:
+ Làm tóm tắt, tổng quan, tổng luận thông tin/tài liệu về:
Các lĩnh vực khoa học trọng yếu, phù hợp với cách ngành đào tạo của nhà trường
(đặc biệt đối với các ngành đào tạo trọng điểm)
Tài liệu có giá trị khoa học cao, mang tính thời sự, phản ánh những thành tựu mới
nhất về khoa học công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước
+ Xây dựng các điểm truy cập và quảng bá, giới thiệu, cung cấp sản phẩm thông
tin có giá trị đó phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, dạy và học trong trường
- Tích cực quảng bá rộng rãi hình ảnh thư viện thông qua các hoạt động: Tổ
chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện và kỹ năng khai thác thông tin cho mọi
đối tượng người dùng tin; Tổ chức hội thảo, hội nghị, các buổi nói chuyện chuyên
đề, giới thiệu sách, phát tờ rơi,
4. Kiến nghị
Hoạt động thông tin thư viện tại Trường Đại học Hùng Vương đã và đang hướng tới
việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chất lượng đáp ứng với yêu cầu và góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường. Bên cạnh những thuận lợi
còn có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc tìm hiểu, nghiên cứu
thực trạng hoạt động thư viện sẽ là cơ sở để tìm ra những mặt hạn chế còn tồn đọng, từ
đó đưa ra những giải pháp khắc phục. Một số giải pháp nêu trên là những giải pháp cơ
bản, thiết yếu nhất giúp Trung tâm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, những giải pháp đó có thực sự đem lại hiệu quả hay không phải có sự kết
hợp đồng bộ giữa Nhà trường, Trung tâm, Các khoa – Bộ môn; Các đơn vị liên quan
và tất cả mọi đối tượng tham gia vào quá trình hoạt động của thư viện
* Đối với nhà trường

- Bổ sung cán bộ cho thư viện (đặc biệt là cán bộ có trình độ ngoại ngữ) để xử lý
tài liệu ngoại văn
- Cần tăng cường đầu tư kinh phí hơn nữa cho thư viện để mua sắm, trang bị đầy
đủ cơ sở vật chất - trang thiết bị cần thiết; bổ sung tài liệu số (mua tài liệu điện tử tử
các nhà cung cấp, phối hợp với các thư viện khác để bổ sung tài liệu số, số hóa tài
liệu); xây dựng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin; tổ chức các hoạt động
thông tin – thư viện, bồi dưỡng – nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ,
- Cần có chế tài cụ thể quy định về việc giao nộp tài liệu cho thư viện đối với cán
bộ, giảng viên và sinh viên trong trường (đặc biệt đối với tài liệu là luận án, luận
văn, khóa luận tốt nghiệp và các đề tài nghiên cứu khoa học)
* Đối với các khoa, bộ môn
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với thư viện trong việc cung cấp danh
mục tài liệu các ngành đào tạo, cung cấp tài liệu có giá trị cho thư viện và có phản
hồi kịp thời về chất lượng và số lượng tài liệu mà thư viện cung cấp đối với từng
ngành đào tạo, từng môn học cụ thể.
- Giảng viên cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc yêu cầu sinh viên tích cực đến thư
viện tra tìm, nghiên cứu tài liệu và sử dụng các tiện ích mà thư viện cung cấp để
phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu.
* Đối với thư viện
Khắc phục những hạn chế còn tồn đọng: xây dựng kế hoạch và chiến lược phát
triển cho từng giai đoạn cụ thể, bố trí cán bộ đúng năng lực và yêu cầu công việc,
tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học tập thực tế và tham gia các khóa đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn, quảng bá nguồn lực thông tin và hình ảnh thư viện
đến mọi đối tượng người dùng tin, xây dựng văn hóa phục vụ và văn hóa đọc hiện
đại,
KẾT LUẬN
Với sự đổi mới về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt
sự chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ của
Trường Đại học Hùng Vương càng khẳng định vai trò to lớn của Trung tâm Thông

tin Tư liệu Thư viện đối với sự đổi mới đó. Trải qua lịch sử 10 năm phục vụ cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo, đến nay, Trung tâm đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách
và đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Sự lớn mạnh của nguồn lực thông tin
và các điều kiện hiện đại về cơ sở vật chất, trang thiết bị cộng với sự nhiệt tình, tâm
huyết của đội ngũ cán bộ, sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo,… Trung tâm đã
trở thành một môi trường tự học, tự nghiên cứu tốt nhất cho mọi người, hỗ trợ tích
cực cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập, giúp nhà trường hoàn thành sứ
mệnh trong sự nghiệp đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

×