Học viên: Nguyễn Thị Thiên Hương
GVHD: PGS.TS Nguyễn Khoa Lân
CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN CỦA
VIỆT NAM
•
Tài nguyên đất
•
Tài nguyên nước
•
Tài nguyên năng lượng
•
Tài nguyên khoáng sản
•
Tài nguyên tri thức
06/25/15
A– HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM
I. TÀI NGUYÊN ĐẤT
1. Vai trò của tài nguyên đất
a. Vai trò trực tiếp: là nơi sống của người và sinh vật ở cạn là
nền móng, địa bàn cho mọi hoạt động sống, là nơi thiết chế các
hệ thống nông lâm để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi
sống con người và muôn loài.
b. Vai trò gián tiếp: là nơi tạo ra môi trường sống cho con người
và mọi sinh vật trên trái đất, đồng thời thông qua cơ chế điều hòa
của nước, khí quyển.
2. Phân loại đất
Tỷ lệ các loại đất
Đất cát biển
Đất phù sa ven sông
Đất phù sa ven sông
Đất xám bạc màu
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Đất đen
Đất nâu đỏ bazan Đất nâu vàng trên phù sa cổ
3. Hiện trạng tài nguyên đất của nước ta
•
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200
nước trên thế giới.
•
Phần nội thuỷ và lãnh hải với bờ biển rộng 226.000km
2
; vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa rộng khoảng 1000km
2
•
Bình quân đầu người là 0,45ha
•
Đất nông nghiệp chiếm khoảng 9,35 triệu ha, hiện nay mới sử
dụng khoảng gần 70% số đất nông nghiệp, lâm nghiệp 11,58
triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5
triệu ha( số liệu năm 2000).
•
Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng
nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm.
•
Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con
người
![]()
Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam năm 1985
và dự kiến quy hoạch đến 2030
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
khác
Đất còn lại
- Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha,
đất dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70%
diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu
thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu
ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25
o
gần 12,4 triệu ha.
- Theo mục đích sử dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha,
lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%),
chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn
khoảng 4 triệu ha.
4. Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất Việt
Nam
a. Do hoạt động kinh tế và chất thải sinh hoạt:
+ Thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ngày càng được sử dụng nhiều
gây hại nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe con người
+ Ở Việt Nam trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng (có
cả các loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT). Tỷ lệ
bón phân hóa học không hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu lân và
kali nghiêm trọng gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.
![]()
![]()
![]()
+ Xói mòn rửa trôi bạc màu do hoạt động chặt phá rừng và
tập quán canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức.
+ Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay,
Làm tăng nhanh diện tích đất xấu.
+ Tình trạng phá rừng và khai thác khoáng sản một cách
thủ công và bừa bãi đang làm xói mòn thay đổi hệ sinh
thái đặc biệt là hệ sinh thái đất rừng đầu nguồn gây ảnh
hưởng lớn đến loại tài nguyên này
Chặt phá rừng bừa bãi
b. Tăng dân số
Áp lực từ mật độ dân số tăng lên nhanh làm cho nền
kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Từ năm 1978 đến
nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển
giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp.
II.TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.Vai trò của nước
+ Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của
con người và thiên nhiên, tham gia thường xuyên vào các quá
trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản ứng
hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có
dung môi là nước.
+ Trong nông nghiệp: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”.
+ Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước
dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung
môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi
ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ
yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần
làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
a. Tình hình sử dụng nước trong các hoạt động kinh tế
Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m
3
,
cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m
3
, cho dịch vụ là 2 tỷ m
3
, cho sinh
hoạt là 3,09 tỷ m
3
.
Dự kiến, năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng
nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng
nước sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3
lượng nước nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại
trung bình khá trên thế giới, nhưng có nhiều yếu tố không bền vững.
Nước ta có khoảng 830 tỷ m
3
nước mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m
3
được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ, chiếm 37%; còn 63% do
lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào.
II. TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Thực trạng sử đụng nước ở Việt Nam hiện nay
Cả nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và
vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn
nhỏ, trên 10000 máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60-70 tỷ
m
3
/năm.
Nước sử dụng cho nông nghiệp cũng tăng lên do việc mở rộng diện
tích đất canh tác và sự thâm canh tăng vụ. Ðiều đặc biệt là nhu cầu
nước phần lớn tập trung vào mùa khô trong khi mực nước trong các
sông ngòi xuống thấp nên có nơi nước sẽ không đủ dùng.
Tính đến cuối năm 2004, hơn 40 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, chiếm
gần 20% tổng đàn trên cả nước. Nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ
các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm là rất cao, đặc biệt trong mùa
mưa…
Cả nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập
lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm
bơm lớn nhỏ, trên 10000 máy bơm các loại có khả năng cung cấp
60-70 tỷ m3/năm.
Nước sử dụng cho nông nghiệp cũng tăng lên do việc mở
rộng diện tích đất canh tác và sự thâm canh tăng vụ. Ðiều đặc biệt là
nhu cầu nước phần lớn tập trung vào mùa khô trong khi mực nước
trong các sông ngòi xuống thấp nên có nơi nước sẽ không đủ dùng.
Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được
thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương
tiện thủ công. Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã
làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu
vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long.
Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng và nước nóng.
Phần lớn nước khoáng cũng là nguồn nước nóng, gồm 63 điểm ấm
với nhiệt độ từ 30
0
C – 40
0
C; 70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ 41
0
C
– 60
0
C và 36 điểm rất nóng với nhiệt độ từ 60
0
C – 100
0
C; hầu hết là
mạch ngầm chỉ có 2 mạch lộ thiên thuộc loại ấm gặp ở trung Trung
bộ và ở đông Nam bộ. Việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái,
khai thác làm nước đóng chai,… đã làm cho nguồn tài nguyên này
bị ảnh hưởng và ngày càng cạn kiệt.
Nước ta có: 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400000 ha mặt nước lợ và
1470 000 ha mặt nước sông ngòi, hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy
và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt
nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Nước biển Việt
Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng sông Cửu Long
và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng sông
Cửu Long).
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi
trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và
các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất,
kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại
mà không được xử lý. Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày
của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây
thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như NH3, NO2, H2, H2S, CH4
Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli,
Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus nhiều loại nấm và nguyên
sinh động vật.
![]()
b. Tình hình khai thác sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt
* Ở khu vực thành thị
Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất
thiết kế là 3,42 triệu m3/ ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng
nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày và
148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất
khoảng 1,47 triệu m3/ngày.
Do cơ sở hạ tầng xuống cấp lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước
sạch khá cao ( có nơi tỉ lệ lên tới 40%). Nên thực tế nhiều đô thị chỉ
có khoảng 40-50 lít/người/ngày.